Xu Hướng 3/2023 # Thơ Về Chim Họa Mi ( Tổng Hợp Nhiều Bài ) # Top 6 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Thơ Về Chim Họa Mi ( Tổng Hợp Nhiều Bài ) # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Thơ Về Chim Họa Mi ( Tổng Hợp Nhiều Bài ) được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hoạ mi, ai vẽ nên mi

Trông mi mi đẹp, hót thì mi hay!

Ai đưa mi đến chốn này?

Nước trong gạo trắng mi ngày ăn chơi!

Lồng son cửa đỏ thảnh thơi,

mi bay mi nhảy sướng đời nhà mi!

Nghĩ cho mi cũng gặp thì, rừng xanh…

MÓN NỢ TRUYỀN KIẾP Hồi xưa trong cánh rừng bên Họa mi làm tổ ở trên cây đào Hàng ngày chim hót ngọt ngào Véo von ca tụng trăng sao đất trời Gốc cây phía dưới thảnh thơi Có chàng rắn nọ nằm chơi, lành hiền Nghe chim hót, rắn mê liền Đôi bên kết bạn ngày thêm mặn nồng. Hồi xưa loài vật nói chung Trời sinh một mắt để dùng mà thôi. Một hôm bướm ghé qua chơi Báo tin đám cưới sẽ mời chim đi, Mong rằng tiếng hót họa mi Giúp cho đôi cánh bướm kia nhịp nhàng Múa may uyển chuyển dịu dàng Thêm phần khởi sắc cho bàn tiệc hoa. Chim mừng, nhưng lại lo xa Sợ rằng tiệc cưới người ta chê mình Lông không đẹp, dáng chẳng xinh So cùng anh bướm đa tình lẳng lơ. Thở dài than ngắn hàng giờ Chim bay tìm rắn, trông chờ ý hay. Rắn khuyên: “Yên chí! Đi ngay! Giọng anh quyến rũ đắm say tuyệt vời Bà con mê mẩn mất rồi Không còn để ý đến người anh đâu!” Cúi đầu ngẫm nghĩ hồi lâu Mơ màng chim nói: “Tôi cầu có thêm Một con mắt đẹp dịu hiền Thành hai con mắt thêm duyên mặn mà Bà con chú ý thêm ra, Anh cho mượn mắt thật là quý thay Mượn đi ăn cưới một ngày Anh nằm quanh gốc cây này nghỉ ngơi Tiệc xong trả lại anh rồi Mình thân nhau quá! Giúp tôi! Bạn hiền!” Thoạt tiên rắn chẳng chịu liền Họa mi nài nỉ, van xin đủ điều Rắn ta cảm động xuôi chiều Hứa cho mượn mắt vì xiêu lòng rồi! Đến ngày tiệc cưới đẹp trời Mượn thêm một mắt, nhìn đời đẹp thêm Chim vui, chải chuốt làm duyên Điểm trang óng mượt xong liền bay đi. Rắn nằm ẩn gốc cây kia Mắt mù tăm tối nên chi rụt rè. Tiệc tùng đám cưới thỏa thê Khách vui cùng bướm, không hề hỏi chim Đến khi chim được mời lên Trổ tài ca hát êm đềm du dương Mọi người thán phục giọng vàng Cùng nhau xúm lại rộn ràng ngợi khen, Khen thêm lông đẹp như tiên Khen đôi mắt lạ, dịu hiền như nhung. Lời qua tiếng lại tưng bừng Chim nghe ca tụng vui mừng, ba hoa: “Trời sinh tôi khác người ta Mắt nguyên một cặp thật là mộng mơ, Giọng thời quyến rũ vang đưa Giúp cho thiên hạ được nhờ biết bao Rắn mù kia dưới gốc đào Chán đời. Muốn chết. Nghe vào mê ngay Tôi an ủi rắn hàng ngày Giải sầu bằng giọng hót hay giúp người Lại bay đi khắp mọi nơi Kiếm về lương thực giúp hoài cho ăn!” Chim nói khoác, khách phục lăn Khen lòng hào phóng, khen tâm nhân từ. Tiệc tàn. Theo cánh gió đưa Chim ôm danh vọng say sưa bay về, Rắn nằm cuộn dưới trăng thề Mù lòa, sợ hãi, yên bề ngủ đây Chim không đánh thức rắn ngay Nghĩ mai trả lại mắt này được thôi! Chim bay lên tổ nằm chơi Suy tư trằn trọc rối bời tâm can: “Ta giờ danh vọng vẻ vang Có đôi mắt đẹp, giọng vàng, từ tâm Mọi người thán phục vô ngần Ngày mai trả mắt lỡ làng tiếng tăm, Rắn kia dưới gốc cây nằm Chỉ bò quanh quẩn có cần mắt đâu!” Thế là tội lỗi hố sâu Kéo chim phản bạn lao đầu xuống đây, Họa mi dời tổ đi ngay Đêm khuya lén lút khẽ bay xa rừng. Rắn mù tội nghiệp vô cùng Bò quanh dò dẫm truy lùng họa mi Nghe chim hót, vội bò đi Muốn đòi cho được mắt về mới thôi Tiếc thay thấy rắn tới nơi Chim kia bay trốn mất rồi còn chi. Một đêm chim ngủ say mê Giật mình tỉnh giấc thấy kề cạnh bên Lắc lư đầu rắn như điên Chim ta sợ hãi la lên kinh hoàng Bay đi trốn vội trốn vàng, Kể từ đêm đó hoang mang trong lòng Chẳng còn say ngủ giấc nồng Chẳng còn yên tĩnh tâm hồn như xưa. Những mùa lạnh lẽo gió mưa Rắn thường sợ lạnh chẳng ưa ra ngoài Chim yên, ngủ một giấc dài, Nhưng mùa Xuân đến đất trời ấm êm Chim đành bay hót liên miên Xua cơn buồn ngủ, suốt đêm canh chừng. Đêm Xuân rừng núi chập chùng Họa mi tấu khúc vang lừng vui tươi Tiếng chim bay bổng tuyệt vời Như mang hạnh phúc cho người trần gian, Buồn thay hạnh phúc chóng tàn Mong manh sương khói vì mang nỗi niềm Thoáng vương hối hận, ưu phiền: “Lòng tham nổi dậy, tâm hiền mất đi!”. Tâm Minh Ngô Tằng Giao

Họa Mi Ơi Thôi Đừng Lảnh Lót

Tác giả: Diệp Minh Tuyền

Họa mi ơi, thôi đừng lảnh lót

Cho buồn lòng ta lúc chia tay

Em đi mãi biết bao giờ trở lại

Sao chẳng mang tiếng chim hót

theo cùng Họa mi ơi,

thôi đừng lảnh lót Hót làm chi

nào có ai nghe Chỉ còn ta,

người tình đã khuất

Người đi rồi tim ta tắt tiếng theo.

DMT 8/1995

Hoạ Mi Và Sáo

Tác giả: Tôn Nữ Thu Thủy

Trong khu vườn mùa xuân Hoạ mi cất tiếng hót Êm dịu và trong ngần.

Nghiêng đầu trên cành cây Hoạ mi nói cùng sáo: – Có gì đâu bạn ơi; Bạn nói giọng của ban Tôi hót tiếng của tôi Chúng mình cùng đón nhận Sự khác biệt giữa đời…

Những Chú Họa Mi Ẩn Trong Lá Thì Thầm

Tác giả: Mr.Smile

Nỗi Niềm Chim Họa Mi

Tác giả: TamMuội

Nỗi Niềm Chim Họa Mi

September 30, 2018 Tam Muội

Chim Hót Mừng Xuân

Tác giả: VUHUNGVIET & P.NAM

CHIM HÓT MỪNG XUÂN Xuân về ÉN lượn ngắm hoa tươi NHẠN liệng tầng không quyện đất trời SÁO hót ngân nga trao nghĩa bạn KHỨƠU kêu ríu rít chúc tình người Ra CÔNG ý tứ mời em dạo San SẺ thơ văn đón khách chơi HẠC tất dâng lên mừng đất nước HOẠ MI chúc tết khắp muôn nơi… PNam

CHIM HÓT MỪNG XUÂN Cánh Én chào xuân sắc thắm tươi. HỌA MI múa hót tiếng vang trời. KHỨU đang vổ cánh vui bè bạn. SÁO lại vờn bay giỡn với người. Chú HẠC rỉa lông nhìn khách dạo. Cô CÔNG đưa mắt ngắm em chơi. CHÍCH CHÒE chao luyện tìm phương hướng. Chim NHẠN lạc bầy kiếm khắp nơi. VH.

Hát Lên Tình

Nỗi Niềm Chim Hoạ Mi

Tác giả: Mr.Smile

September 30, 2018 Tam Muội

Khu Vườn Buổi Sớm

Tác giả: Nguyễn Mai Kiều Anh

Mình Ơi !

Tác giả: Mi Pha

Sông tương chảy xiết đêm ngày Giang đầu ai đợi mưa bay ngõ buồn Bóng hồng lất phất mưa tuông Lầu cao ai xót ai thương vô cùng …. Bao chàng ngốc nghếch mông lung Thương thầm nhớ trộm ngại ngùng …mình ơi ! Họa mi lãnh lót vang trời Rừng cây thin thít ,mây trời phiêu diêu …. Đêm về chấp mộng mơ chiều Vườn hoa khoe sắc tiếng tiêu ngập lòng Nhiễu nhương cũng tại tơ mong Bể dâu xin đổi tiếng lòng … Mình ơi !

Mưa Xuân

Tác giả: Kim Thư

Mùng 1 tết Ất Mùi 2015.

Trong Phố Nghe Chim Hót

Tác giả: Xuân Hoài

19-10-97

Tổng Hợp Những Cách Nuôi Chim Họa Mi Hót Sung Bạn Nên Biết

Những cách nuôi chim họa mi hót hay

– Lưu ý khi chọn giống

Với bất cứ vật nuôi nào cũng vậy, việc lựa chọn giống là điều đầu tiên cần quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy, muốn sở hữu một chú chim họa mi đẹp, hót hay và nhiều bạn nên thực sự cẩn thận để chọn mua giống tốt. Những đặc điểm của cơ thể sau đây bạn có thể tham khảo để chọn giống chim họa mi thật sự tốt: 

Những chú chim họa mi xà đầu (đầu rắn): Biểu hiện là nhìn ngang thấy mỏ trên, trán và đỉnh đầu tạo thành một đường thẳng, bạn chú ý đặc điểm này để lựa chọn giống tốt. 

Lựa chọn chú chim sở hữu lông tơi, xốp và mềm min: Lông đầu mỏng và ôm sát da đầu, còn lông cánh mềm hơn. 

Cẳng chân chim to, còn các vảy chân có viền thẫm, ngón ngắn và có hình dạng móng mèo. 

Mắt chim họa mi không có giác mạc là lựa chọn tốt nhất, những chú chim có chấm đen ở đồng tử nhỏ hơn những con khác. Từ đồng tử lóe ra bốn tia mắt, bạn nên chọn những chú chim có tia càng to, rõ và càng dày lại càng tốt.

– Cách lựa chọn lồng chim

Việc mua lồng chim cũng khá quan trọng trong việc chăm sóc những chú chim của bạn. Cụ thể, lồng chim nên có khoảng 60 nan là hợp lý, đường kính đáy lồng nhỏ hơn hoặc bằng 40 phân. Về chất liệu nên ưu tiên chọn tre hoặc mây để làm lồng. Bạn nhớ nên vệ sinh lồng chim thường xuyên để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho chú chim nhà mình. Vì chim họa mi là loại động vật ưa khí hậu lạnh nên bạn không nhất thiết phải cho chúng phơi nắng nhiều, tuy nhiên cũng không được cho chúng ra quá nhiều gió nên tốt nhất tối đi ngủ bạn nên đậy kín áo lồng chim lại. 

– Kết hợp nuôi thêm chim mái

Đây là một trong những cách nuôi chim họa mi căng lửa, bởi khi bạn kết hợp nuôi thêm một chim mái ở cách xa đó một chút (nên khuất mặt nhau), tiếng chim mái kêu sẽ kích thích chim trống hăng lên và mau dạn hơn rất nhiều. Thông thường, một chim mái có khả năng giúp khoảng 2-3 chú chim trống tăng lửa và hót hăng hơn rất nhiều.  

– Chú ý về chế độ dinh dưỡng cho chim

Có thể bạn cũng biết, chim họa mi là loài chim ăn uống giản dị nhất trong các loài chim. Thức ăn của chúng chỉ cần đơn giản là trộn gạo với trứng, cào cào là được. Lượng thức ăn chúng bổ sung vào cơ thể cũng không nhiều, chỉ một thìa cà phê nhỏ mà thôi. Do vậy, cung cấp thức ăn cho chim cũng đơn giản, để chúng sung sức và hót nhiều mỗi ngày bạn nên cho chúng ăn mỗi ngày khoảng 20 – 30 con cào cào. 

Thức ăn cho chim khá đơn giản, thế nhưng có một điều lưu ý, bạn không nên thay đổi thức ăn một cách quá đột ngột. Vì chim họa mi khá nhạy cảm với thức ăn lạ và rất dễ dị ứng, nôn mửa và suy nhược nhanh chóng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng và khả năng hót hay của chúng cũng bị giảm đi rất nhiều. 

Cách nuôi chim họa mi hót hay, khỏe mạnh

Cách nuôi chim họa mi thay lông được các chuyên gia chia sẻ

– Lựa chọn thức ăn cho chim

Về thức ăn cho chim họa mi thông thường là cám trộn trứng hoặc ngô với trứng, chỉ cần cho chim ăn cám – lòng đỏ trứng gà theo tỷ lệ 3 – 4. Giai đoạn chim thay lông cần phải có sức khỏe tốt, nên lúc này bạn cần tăng cường mồi tươi cho chúng như châu chấu, dế một cách thường xuyên và đều đặn.

Lưu ý: Khi nuôi chim họa mi bạn nên tập cho chúng ăn mồi tươi vì đây là thức ăn giàu dinh dưỡng rất tốt cho chim. Một điều hết sức lưu ý, không nên cho chúng ăn sâu quy vì khi đó chim sẽ bị bó lông và lông khi thay sẽ bị quăn, xấu. 

– Về lồng trại cho chim họa mi

Lựa chọn lồng sao cho chim được sống yên tĩnh, thoáng mát và độ ẩm tốt. Về buổi tối đêm, chim được ngủ ở nơi tránh gió nên được phủ kín áo lồng. Vệ sinh lồng thường xuyên (khoảng 1 tuần trở lên) để tránh bị hôi, mất vệ sinh ảnh hưởng đến sự phát triển của chim. 

– Vệ sinh cho chim họa mi thay lông

Việc tắm cho chim họa mi hợp lý, đúng cách sẽ giúp chúng thay lông nhanh chóng hơn. Nên nếu có điều kiện, bạn nên cho chim tắm buổi chiều để tuột lông rất nhanh. Chim họa mi thường thay lông theo trình tự như sau: lông đầu, lông cánh, lông người, lông đuôi và lông sau cánh cuối cùng, sau mỗi một lần thay lông, chim sẽ nuôi lông măng ra hẳn rồi mới thay tiếp đợt mới.

Lưu ý chăm sóc khi chim họa mi thay lông để chúng phát triển tốt

Nghệ Thuật Nuôi Chim Họa Mi Hót Nhiều

Nếu nuôi chim Họa Mi đúng phương pháp thì chỉ trong nửa năm chim sẽ dạn người. Nuôi được một tuần thấy chim bớt nhát thì hé áo lồng ra từ từ và treo chim Họa Mi ở chỗ ít người qua lại để chim quen dần.

Chim Họa Mi tắm thì bình thường, chỉ có những lần đầu tắm cho chim nên nhẹ nhàng để tránh làm chim bị hoảng sợ.

Muốn chim Họa Mi trống mau dạn, ta treo một chim mái ở cách xa đó, khuất mặt càng tốt. Khi nghe tiếng của chim mái, chim Họa Mi trống sẽ hăng lên và mau dạn người. Một chim mái có thể giúp hai, ba con chim trống tăng lửa.

+ Thức ăn cho chim Họa Mi

– Trong số các loại chim rừng thì chim Họa Mi và chim Khướu ăn thức ăn giản dị nhất. Chỉ cần gạo trộn trứng và cào cào là nó sẽ ăn được.

– Cách chế biến gạo trứng:

+ Lấy một lon sữa bò tấm đem lên chảo rang vàng, đảo đều tay. Sau đó đập khoảng bốn lòng đỏ trứng gà hay trứng vịt, trộn đều cho trứng quyện vào tấm rồi đem phơi vài giờ cho khô hoặc sấy lửa liu riu cũng được.

Thức ăn thì đổ đầy cóng, chim Họa Mi đã vào cám thì không cho ăn mồi tươi quá nhiều, cho ăn ít mồi tươi vì chim Họa Mi cần luyện ăn cám, nếu cho ăn mồi tươi nhiều sẽ dẫn đến việc chim bỏ cám, ngoài ra ăn mồi tươi nhiều chim dễ bị bệnh đường ruột, chim Họa Mi mà bị đường ruột cộng với việc không ăn cám thì chim sẽ bị suy.

Về nguyên tắc thuần chim thì chú chim Họa Mi càng bớt sợ bao nhiêu thì càng nhanh thuần bấy nhiêu.

Khi thay thức ăn và nước, dọn vệ sinh lồng, tốt nhất ta nên chuyển chim qua một chiếc lồng khác. Cho chim tắm thì phải cẩn thận ko để chim hoảng sợ, lúc chim Họa Mi qua lồng tắm chim sẽ rất đề cao cảnh giác, nếu bạn không cẩn thân, đến gần có thể chú chim sẽ bị hoảng. Nếu bạn không chắc là chim có hoảng hay không thì tốt nhất không nên cho chim Họa Mi tắm, nếu chim cần tắm thì chim sẽ tự vẩy nước trong cóng để tắm.

Chim Họa Mi ăn ít nhưng lại uống nhiều nước. ta nên theo dõi cóng nước thường xuyên, nếu thấy hết nước là châm thêm ngay vào để chim uống đủ nước, một ngày cho chim ăn một muỗng cafe nhỏ thức ăn là được. Nếu muốn chim sung thì cho chim ăn cào cào!

LỒNG CHIM VÀ CÁCH CHĂM SÓC:

– Lồng nuôi Họa Mi khoảng 60 nan là được, đường kính đáy lồng khỏang 40 phân hoặc có thể nhỏ hơn. Dùng lồng tre hoặc mây để mỗi lần tắm cho chim Họa Mi thì ta vệ sinh lồng cho nó, Ta phải cọ sạch cóng nước và quét hết rác rến dưới đấy lồng cho kỹ

– Họa Mi là loài chim ưa khí hậu lạnh nên không nên cho phơi nắng nhiều, nếu để ở nơi có nhiều gió chim Họa Mi sẽ dễ chết đột ngột, tốt nhất là tối đi ngủ nên đậy kín áo lồng lại

– Tóm lại nuôi chim Họa Mi không tốn nhiều công phu mà còn giản dị.

Tìm hiểu về chim khướu và cách thuần dưỡng chúng

Chia sẻ cách nuôi chim khướu hót hay

Làm thế nào để biết được chim khướu ăn gì?

NUÔI HỌA MI ĐÁ:

– Nuôi Họa Mi đá công phu hơn nuôi Họa Mi hót nhiều, bản chất Họa Mi hung hăng, hiếu thắng. Muốn chọn giống chim Họa Mi đá tốt thì nên chọn giống ở Lạng Sơn, Móng Cái vì chim Họa Mi ở nơi đây rất dữ! Nên họn những con có lông màu gạch cua, chân cứng cáp móng sắc nhọn, mắt lanh, mỏ cứng.

– Sau đó nhốt chim vào lồng rộng để chim tự do bay nhảy, cầu cho chim đậu phải là cầu nhám hoặc lấy giấy nhám dán vào vì chim bám vào móng sẽ đc mài sắc. Lồng phải để ở nơi yên tĩnh để chim Họa Mi bớt hót, chim Họa Mi bớt hót thì đá mới sung.

Hiểu Biết Về Chim Họa Mi.

Cẩm nang cho các bác chơi mi sách gối đầu giường đây ah (nguồn cop nhặt và chỉnh sửa)

*Tại sao nói: “Họa mi không mở miệng, Thần tiên khó ra tay” -“Họa mi bất khướu, thần tiên bất trí tạo” Điều này có nghĩa là rất khó để xác định họa mi trống-mái, cách duy nhất là nghe họa mi hót-xùy, nếu không nghe thì Thần tiên cũng rất khó để phân biệt họa mi trống-mái nói chi là người bình thường. Mặc dù nhiều người không đồng ý với nhận định trên, nhưng không thể phủ nhận cách phân biệt bằng nghe hót-xùy là chính xác nhất.

*Tại sao nói: “Lưng gà, ức vịt, đánh chết không lui” Điều này có nghĩa là Họa mi có ngực giống như ngực vịt: Phẳng, rộng, vững chắc và có lưng giống như lưng gà: hơi cong, hay còn gọi là lưng tôm. Thực tế chứng minh rằng kết luận trên là chính xác. Do đó, khi lựa chọn họa mi, ngoài yếu tố nhanh nhẹn cũng cần chú ý chọn con chim có ngực nở, lưng cong.

*Tại sao nói: Tại sao nói: “Đôi mắt thể hiện sự gan lì, bộ lông thể hiện cách chơi” Điều này có nghĩa là đối với hoạ mi chiến, quan trọng nhất chính là đôi mắt. Hoạ mi có cặp mắt đẹp thì thường hiếu chiến hơn hoạ mi có cặp mắt xấu. Quan trọng tiếp theo là bộ lông đối với hoạ mi chiến. Cho dù không phải là hoạ mi chiến thì cũng nên chọn con có bộ lông đẹp. Hoạ mi có bộ lông đẹp thì dễ chọi hơn con có bộ lông xấu. Đây là kết luận chính xác.

*Tại sao nói ” Xem My nhất định phải xem dáng “ Câu này có nghĩa là : khi chọn họa my và nuôi nhất định phải xem dáng của nó, đừng nên mua những con không có dáng, thế. Những con như thế không nên nuôi. Như vậy dáng và thế của họa my là như thế nào ? Dáng và thế của họa my như sau : (1):Thân hình tốt, các bộ phận phải tương xứng với nhau (2): Lông vũ phải tinh khiết, không có tạp lông, … (3): Đầu bằng, mỏ thẳng và sắc, mắt thường xuyên mở, họa kỹ và thẳng, mắt nhỏ nhưng sáng, lông đuôi thẳng và nhiều, chân bò, móng mèo, không bị gãy móng …vv

*Tại sao nói :” Đầu như tre cắt, mỏ như đinh, thân tựa hồ lô, đuôi như tiễn “. Giải nghĩa : Câu này ám chỉ 1 em họa my thân hình tốt , hoặc có thể coi là 1 em họa my tiêu chuẩn phải có 4 đặc điểm sau : Phần đầu như dao cắt tre thành hình vát, mỏ gần giống chiếc đinh nhọn và thẳng. Thân dưới thì tròn giống như quả hồ lô, đuôi giống như đuôi tiễn,. Câu khẩu quyết trên không những chuẩn mà còn rất toàn diện, *Chọn mi đá: Thứ nhất chọn mắt, thứ nhì chọn móng + đùi, thứ 3 chọn lông vũ, thứ tư đến đuôi. Câu khẩu quyết này có nghĩa là, chọn mi biết đá hay không, đá tốt hay không thì ưu tiên chú ý 4 bộ phận nêu trên có phát triển tốt hay không, trật tự ưu tiên như sau: mắt – móng + chân đến bộ lông và cuối cùng là đuôi chim. kết luận này là chính xác, khi chọn họa mi thì cần chú ý các bộ phận như trên. tổng quát như sau: + Mắt: mí mắt họa mi phải dày, khít, mắt, đặc biệt là lòng đen phải nhỏ, trong như giọt nước, nền mắt phải đậm, nhiều hạt cát, thô, nhẫn cầu phải phồng lên. +Chân + đùi, chân họa mi phải thô, ngắn, khô và nổi gân, móng mèo và không bị sút móng, mắt móng, lòng bàn chân rộng, ngón chân không bị cong, méo lệch. + Bộ lông: bộ lông phải thuần, khô, thô, tốt nhất chọ chim có bộ lông ánh xanh hoặc ánh nâu, không lẫn lộn. + Đuôi chim: đuôi chim phải thẳng, không dài không ngắn, trọng lượng cũng vừa phải, không nặng cũng ko nhẹ, lớp lông bảo vệ bên trên và bên dưới phải nhiều, nói chung là phải hài hòa. *Mỏ vàng, chân vàng càng hót càng hăng: câu khẩu quyết này có nghĩa là những con họa mi vừa có mỏ vàng vừa chân vàng thì vừa hót hay lại vừa đấu đá giỏi, loại họa mi này rất quý. mỏ vàng ở đây có nghĩa là “mỏ màu vàng điệp” (chả biết là màu hoa điệp vàng hay màu bướm vàng có lẽ là màu bướm vàng), trên cái nền mỏ vàng có một ít màu đỏ ngà sát mép; chân vàng ở đây có nghĩa là (người ta thường bảo) là màu gân bò. Loại họa mi này thì yêu cầu thân pháp, ánh mắt, bộ lông cũng phải tốt, hơn nữa phương pháp nuôi và chăm sóc cũng phải đúng cách, nếu không bạn sẽ khó đạt được mục đích. *Họa mi chưa đánh đã sợ, nhất dịnh là do hót thua. hiện tượng này là chỉ một số chú chim họa mi khi chưa cho đá đã có hiện tượng sợ sệt đối phương. thông thường là do nhiều chim họa mi cùng hót, mà chú chim này hót ko bằng cho nên sinh bệnh tự thua. cách duy nhất cho trường hợp này là bạn phải tách riêng chú chim ấy ra xa, chăm sóc lại, chú ý lại chế độ dinh dương để chú ấy lấy lại lửa chứ ko còn cách nào khác. *Vì sao nói “Họa mi – mắt lồi, điêu mắt híp”. Câu khẩu quyết này có nghĩa là: mắt của họa mi càng lồi (phồng) càng tốt, mắt (nhãn cầu)phồng lên mới tốt. mắt lỏm vào trong và không nổi phồng là ko tốt. đúc kết kinh nghiệm nuôi chim này có nghĩa là: họa mi lông vàng là tương đối dễ thuần dưỡng, nuôi sau 2 mùa là có thể mang đi đá đấm được rồi; loại lông màu xanh thì khó thuần hơn một tí so với loại lông vàng. thông thường phải nuôi sau 3 mùa (thay 3 lần lông )mới mang đi đánh đâm được. còn loại già rừng thì thông thường phải thay lông lồng 4 lần,tức là nuôi 3-4 năm trở lên mới cho đi làm đấu sĩ được. do mi già rừng thông thường có thể chất rất tốt, sau khi thuần dưỡng 3-4 năm đem đi đá luôn chiếm ưu thế về thể lực và kinh nghiệm chiến đấu nên phẩn thắng là rất nhiều, dễ trở thành tướng quân bách thắng. vô số những kết quả thực tiễn đã chứng minh câu khẩu quyết này là cực kỳ chính xác. do đó họa mi mà mang đi đấu đá sớm là điều hoàn toàn ko tốt. vì nó chưa được rèn luyện đến trình độ nhất định đã bị đá thua, thậm chí có những trận bị đối phương quật cho nhừ tử. sau này khi lên xới sẽ bị bệnh sợ đấu. do đó câu đúc kết kinh nghiệm của người nuôi chim là thế này. chim tơ 2 mùa lông, chim già 3 mùa lông mới mở miệng hót thuần, sau một năm nữa mới mang đi đấu đá mới tốt *Đáy mắt màng trắng, càng đánh càng hăng” Khẩu quyết này ý nói: chim ăn khỏe, đáy mắt có màu trắng xám. Tính chiến đấu thường mãnh liệt, càng chiến càng khỏe, càng đánh càng có lực, không dễ dàng chịu lùi bước. Đây là kết luận chính xác. Đáy mắt có màng trắng, hay thường được người ta gọi là họa mi “Bạch sa nhãn – mắt màu trắng cát” hoặc “bạch nhãn thủy – Mắt trắng trong như nước”. Các loại họa mi “nhãn thủy” khác khó có thể coi là loại họa mi “đáy mắt trắng”được. Ngoài ra cần giải thích rõ hàm ý câu “càng đánh càng hăng”: có thể nói loại họa mi này trong một giai đoạn nào trong vòng đời càng đánh càng hay nhưng sau dăm ba năm, do các nguyên nhân tuổi già sức yếu, sức chiến đấu sẽ giảm sút. Đây cũng là quy luật phát triển chung của của vạn vật. * Mỏ vàng, chân vàng, càng hót càng hăng” Ý nghĩa: Họa mi mỏ vàng chân vàng là loại vừa hót vừa chọi được, là loại hiếm có khó tìm. Mỏ vàng ở đây chỉ màu vàng sáp ong – trong màu vàng có tô điểm hồng; Chân vàng ở đẩy chỉ màu vàng gân bò. Ngoài ra, đối với loại họa mì này, thân pháp, ánh mắt phải nhanh nhẹn, lông phải mượt , nuôi dưỡng phải có phương pháp, nếu không sẽ không được như ý. *Trâu dài, ngựa ngắn, họa mi tròn”. Câu khẩu quyết này có nghĩa rằng (và cũng được thực tiễn chứng minh). trâu bò (loại đi cày kéo) thì thân dài là tốt, ngựa (ngựa đua) lấy thân ngắn là tốt, họa mi thì chọn thân tròn là tốt. thông thường mà nói, họa mi thân tròn thông thường dễ nuôi dưỡng, tính tỉnh ít thay đổi. nhưng vì thể lực của loại họa mi này so với loại thân dài thì kém hơn một tí, cho nên họa mi thân tròn nuôi làm họa mi hót thì vô cùng lí tưởng, làm họa mi đá cũng được nhưng ko thuộc loại tốt nhất. *Thập nghênh cửu đả” – Ý nói họa mi đầu ngẩng là họa mi tốt, 10 con như vậy thì 9 con có thể chọi hoặc thích chọi. Người nuôi chim không ai xem thường loại họa mi “đầu ngẩng”. – Người đời viết ra như vậy, tất có đạo lý trong đó, tuy sự thực chưa chắc được như vậy, nhưng khi chọn mua họa mi, không cần lãng phí thời gian nghe người ta nói luyên thuyên làm gì, chỉ hỏi mua loại họa mi “đầu ngẩng” sẽ thấy thái độ họ thay đổi, nhất định họ sẽ đòi cao hơn mới chịu bán. – Nếu họa mi “đầu ngẩng” có thể do đang bị bệnh. Tuy nhiên loại họa mi “đầu ngẩng” thực sự thì khả năng chiến chọi do đó nếu chọn họa mi chọi nên chọn loại này

*Vì sao nói “ở rừng bao lâu, về nhà nuôi dưỡng bấy lâu”. câu này có ý nghĩa là: thông thường phần lớn các trường hợp nuôi họa mi thì họa mi sống ở rừng bao lâu sau khi bẫy về cho vào lồng nuôi cũng phải cần ngần ấy thời gian thì con chim mới dạn người và phát tính, nếu không sẽ chưa dạn người hoặc phát tính. kinh nghiệm này hoàn toàn không sai, cũng có thể nói trừ một vài trường hợp cá biệt ra thì phần lớn các trường hợp nuôi mi bổi đều như vậy cả. họa mi tơ ở rừng 1 năm thì thời gian nuôi lồng cũng khoảng 1 năm mới dạn. bổi già rừng 3 năm thì thời gian cũng cần khoảng 3 năm nuôi lồng với dạn, mới phát tính. cho nên người nuôi chim không được có tính gấp gáp, ham nhanh, vì mình có gấp cũng không được. nguyên chủ yếu vẫn là chưa đến thời điểm, tới lúc nó sẽ tự nhiên đến thôi.

*Vì sao nói “ba ngày không tắm, chim tốt thành chim xấu”. ý nghĩa của câu khẩu quyết này là nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cho chim họa mi tắm. Chim họa mi rất thích tắm, con con chim họa mi tốt nếu nhiều ngày không cho nó tắm, có thể sẽ biến thành một con chim xấu, điều này là đúng, đồng thời cũng là để nhắc nhở người nuôi chim phải thường xuyên cho chim tắm, không thì con chim sẽ càng ngày càng xấu. Bạn nên xem xét tình hình thời tiết rồi điều chỉnh cho hợp lý, Thông thường mà nói, những ngày nắng nóng như mùa hè hoặc mùa thu thì nên tắm cho chim mỗi lần hằng ngày, những ngày thời tiết lạnh thì cách ngày tắm một lần hoặc cách 2 ngày tắm chim 1 lần, nếu trời có nắng thì nên cho tắm, thời tiết trở lạnh thì ko cho tắm. nhưng họa mi thích tắm thì cứ cho tắm, họa mi không thích thì thôi. nói chung nguyên tắc cơ bản là thường xuyên cho họa mi tắm nếu không rất dễ sinh bệnh

*Vì sao nói: “họa mi có mào không sao cả, phát tính lên rồi đánh trận lớn”. Câu khẩu quyết này có nghĩa là, họa mi có mào (dựng lông đầu) không phải là không tốt, là bởi vì nó chưa phát tính đấy thôi, khi nó có sự sợ hãi trong lòng thì nó hay dựng lông đầu lên; đây là loại họa mi có cá tính hoặc nỗi sợ hãi lớn, bạn cứ từ từ nuôi cho thật tốt, dạn người rồi, phát tính lên rồi thì có thể đi đấu những trận lớn.kết luận này là chính xác. nhưng trên thực tế thì cứ 10 người hết 9 người rất ghét loại họa mi dựng lông đầu (có mào). khi nó gặp những con họa mi đang căng lửa thì nó hay dựng lông đầu lên giống như dầu chóp mào vậy. cái này cũng là hiện tượng thường gặp thôi. Do đó chúng ta cần đối xử, chăm sóc tốt nó, khiến cho nó nhanh phát tính, nhanh dạn thì tự nhiên sẽ không dựng lông đầu lên nữa.

*Tuyển chọn họa mi cần chú ý những điểm gì? Tuyển chọn họa mi cần chú ý rất nhiều điểm, chủ yếu như: (1) Chú ý chim mộc hay chim thuần. Nói chung, chim cần đổi chủ là chim thuần, chim chưa ai nuôi là chim mộc. (2) Chú ý tuổi lồng của chim. Nói chung, tuổi lồng tầm 2 đến 3 năm là tốt nhất. Chim 2 năm tuổi lồng vẫn chưa thuần lắm, chim 4, 5 năm thì đã hơi già mất rồi. Nếu như chim hót và chọi sẽ có gì xuất sắc. Do đó nên chọn chim có tuổi lồng ít một chút về chăm sóc bồi dưỡng mới có tiền đồ tốt. (3) Chú ý xem chim có ngẩng đầu hay không ngẩng đầu, Họa mi ngẩng đầu tuy không ảnh hưởng đến khẳng năng hót và chọi, nhưng ảnh hưởng đến mĩ quan thưởng thức chim, Đại đa số không thích loại ngẩng đầu. (4) Chú ý chim có cụt móng hay không. Một con họa mi hay nhưng mất đi 2 móng, thì giá trị giảm sút rất nhiều. Thường họa mi mất móng rồi thì giá trị chẳng còn bao nhiêu nữa. (5) Chú ý xem giọng có khê khàn gì không. Họa mi chủ ý có 2 yêu cầu chính: một là hót, 2 là chọi. Giọng khê khàn làm giảm nhiều giá trị của họa mi, tật này khó chữa khỏi được. Ngoài ra cần chú ý xem chim có hay tắm hay không, đuôi nát hay không, xệ cánh hay không, xù đầu hay không

*Tắm cho họa mi: (1) Mức nước nông sâu cho chim tắm vừa phải. Nói tóm lại, nước tắm cho họa mi không được quá ít (nông), cũng không được quá nhiều (sâu). Nói chung, mực nước cho vào lồng tầm 1 thốn (các bác tra google xem 1 thốn là bao nhiêu cm) là ok. Mực nước nông thì không đủ cho chim tắm, chim đầm mình không ngập được nhiều lông; mực nước sâu thì không tốt cho họa mi đầm mình đồng thời dễ làm nước bắn tung tóe gây ướt cám. (2) Thời gian tắm cho chim cũng phải chuẩn xác, có quy luật. Có con thích tắm vào trưa, có con thích tắm vào chiều. Nắm được quy luật của chim rồi thì có thể tắm cho chim vào thời gian nó ưa thích. Nếu như vậy, việc tắm táp sẽ tốt, chim rất thích tắm táp còn không thì chim không thích tắm hoặc tắm không được tốt. (3) Tắm xong trong một thời gian nhất định, không được tắm lâu trong nước. Đặc biệt là những ngày đông lạnh, nếu cho chim tắm quá lâu chim có thể bị cảm lạnh. Nhưng làm thế nào để biết được chim đã tắm xong hay chưa? Vấn đề này cũng có quy luật của nó, họa mi khi tắm xong có 2 biểu hiện: 1. Không rỉa lông nữa, mà nhảy nhót trong lồng 2. Nghe chim khác hót thì hót theo Nếu như chim chưa tắm xong, chim còn rũ cánh rỉa lông… dừng lại một chút rồi lại nhảy vào chậu tắm. (4) Chim tắm xong, nên treo ở nơi thông thoáng hướng có ánh nắng mặt trời một chút. Để chim hong lông cánh cho khô, Nhưng sau đó phải đem chim treo vào nơi quy định ngay, đặc biệt lưu ý vào mùa Đông xuân.

* Họa mi thời kỳ thay lông tại sau nên ít tắm cho chim hơn? Họa mi vốn rất thích tắm táp, thời kỳ thay lông cũng vậy. Nhưng ở thời kỳ thay lông trên thân chim xuất hiện rất nhiều lông máu, Sau khi chim tắm xong, tất nhiên sẽ dùng mỏ rỉa như vậy rất dễ làm hỏng lông máu. Đồng thời, các lông máu nhỏ này không cần nhiều nước, cho nên, họa mi thời kỳ thay lông chỉ cần tắm táp hợp lý. Chỉ cần 2, 3 ngày tắm 1 lần không cần ngày nào cũng phải tắm. Có thể nói hoại mi thời kỳ thay lông mà ngày nào cũng tắm thì rất không tốt cho chim. Đây là điều quan trọng mà người nuôi chim nên biết.

*Tại sao không nên tắm táp cho họa mi trước khi tham gia giải chọi chim. Họa mi cũng giống như con người, tắm thì rất thoải mái, nhưng tắm xong đều cảm thấy mệt mỏi, Điều này đối với chim chọi cũng đặc biệt không tốt. Bở vì, theo những người nuôi họa mi có kinh nghiệm, những ngày họa mi tham dự giải, đặc biết là trước giải, sẽ không cho chim tắm táp cũng là do nguyên nhân trên.

*Sau khi họa mi chọi xong, tại sao không nên cho chim ăn côn trùng ngay? Mọi người đều biết họa mi khi chọi phải dùng toàn bộ sức lực để chiến đấu. Cho nên khi đấu xong, sức lực giảm sút rất nhiều. Nếu như lúc đó lại cho chim ăn côn trùng ngay, sẽ xuất hiện hiện tượng chim muốn ăn nhưng yếu không đủ lực để nuốt, Nuốt không tốt có thể bị nghẹn không thở được mà bỏ chủ ra đi. Cho nên, theo những nghệ nhân nuôi mi có kinh nghiệm, khi chọi chim kết thúc, họ cho chim nghỉ ngơi, đến khi sức khỏe hồi phục “kêu to, hót lớn” lại thì mới có thể cho chim ăn côn trùng.

*Vì sao cần thường xuyên cho họa mi ăn côn trùng. Mọi người đều biết họa mi là loại chim ăn tạp các loại côn trùng. chúng không chỉ thích ăn các loại côn trùng như cào cào, châu chấu, dế, nhền nhện, mà trong phần lớn thời gian cuộc đời ngoài chốn hoang dã, thì thức ăn chủ yếu của họa mi là các loại côn trùng, sau khi bị nhốt vào lồng thì cơ hội ăn côn trùng của họa mi phần lớn bị giảm đi đáng kể. nhưng nhằm để điều chỉnh cơ cấu dinh dưỡng của họa mi, tăng cường các loại dinh đưỡng dể cho con chim phát triển bình thường, duy trì sự phát tính và tính bền bỉ của con chim, thì người nuôi phải chú ý thường xuyên cho chim ăn các loại côn trùng. ngoài ra nhằm để tăng cường sự tiếp xúc giữa chủ và chim, thì chúng ta nên nên tăng cường thời lượng tiếp xúc chim bằng cách cầm côn trùng cho chim ăn, để giảm sự sợ hãi của con chim, biện pháp này là một biện pháp rất có hiệu quả. Nuôi họa mi mà không cho chúng ăn côn trùng trong 1 khoảng thời gian dài là đại kỵ

*Khi chim thay lông vì sao giảm cho chim tắm: Chim họa mi vốn rất thích tắm, khi thay lông cũng vậy, nhưng khi họa mi thay lông, thì trên thân họa mi sẽ mọc lên rất nhiều lông ống có máu. thói quen của chim là sau khi tắm xong sẽ lấy mỏ gắp lông, mổ lông cho sạch, như vậy rất dễ làm hư các lông ống (bên trong có máu)sắp mọc. ngoài ra do lông ống không cần có nhiều nước, cho nên khi thay lông thì nên cho họa mi tắm táp vừa phải thôi, cứ 2-3 ngày mới cho tắm một lần, hạn chế ngày nào cũng tắm. Cũng có thể nói rằng trong khi họa mi thay lông mà ngày nào cũng cho tắm là không có lợi với việc thay lông của chim. người nuôi chim phải biết điều này.

*Vì sao trước khi cho chim đấu thì không nên cho chim tắm: họa mi cũng giống như người. sau khi tắm táp sạch sẽ thì rất thoải mái, nhưng bạn nên biết sau khi tắm xong thì thấy buồn ngủ, mệt mỏi (mất lửa), việc này ảnh hưởng nghiêm trong đến hiệu quả đấu đá của con chim, cho nên những người có kinh nghiêm không bao giờ cho chim tắm trong ngày mà con chim đi thi đấu, đặc biệt là trước lúc đấu, nguyên nhân ko nên cho chim tắm trước khi đem đấu đá là nằm ở đây.

*Nguyên nhân tại sao họa mi không tắm? Nói chung, họa mi là loài rất thích tắm, họa mi mà không tắm, đương nhiên cũng là chuyện thường thấy, nguyên nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu gồm các nguyên nhân sau: (1) Cảm mạo sợ lạnh mà không tắm (2) Sơn nước mà không tắm (3) Thời điểm tắm không thích hợp (4) Bị thương ở đâu đó nên sợ đau mà không tắm (5) Thay đổi môi trường hoặc bồn tắm nên không tắm (6) Thích tắm ở nơi nước chảy chứ không thích tắm ở nước tĩnh (7) Thích tắm nước nông chứ không thích tắm nước sâu (8) Thích tắm ngoài trời chứ không thích tắm trong nhà (9) Thích cách ngày tắm lần chứ không thích ngày nào cũng tắm (10) Do bị bệnh “Than” mà không tắm

*Cách phối liệu thành phần thức ăn cho họa mi? (1) Nguyên liệu tươi như: thịt bò, thịt gà, gan lợn, thịt cá chép, cá tươi….giã nhỏ sau đó sấy khô ròn. Chú ý không cần thiết phải thành bột. (2) Nguyên liệu khô như: ngô, hoàng đậu (đậu vàng) dùng lồi sao không vẩy vẩy thêm tí nước. (3) Nguyên liệu sau khi sao khô, nghiền càng nhỏ càng tốt. Sau đó ta tạo hạt cám chim (4) Chú ý đề phòng xương cá có thể gây thương tích cho họng chim. Chế tác thịt cá cần chú ý dùng lưới lọc bỏ xương. Tỉ lệ các thành phần trong thức ăn của họa mi như thế nào??? Về tổng thể thì thành phần và cách phối hợp các thành phần trong thức ăn nuôi họa mi rất đa dạng, ngoài việc sử dụng các loại nguyên vật liệu rất đa dạng và khác nhau ra thì phương pháp chế biến phối ghép cũng khác nhau, trong đó chia thành 4 loại hỗn hợp chính: loại đơn giản, loại vừa, loại nặng đô và loại đặc biệt. ở đây giới thiệu 1 loại hỗn hợp thức ăn là loại vừa, các loại đơn giản và nặng đô hơn thì các bạn cứ thêm bớt tành phần cho phù hợp trên cơ sở công thức vừa này: Công thức vừa: các loại kê (gạo): chiếm 70%, cám gạo 10%, đậu tương 10%, bột cá 5% (tốt nhất là loại thịt cá vùng sát mang cá), thịt bột 5%(tốt nhất là thịt bò hoặc thịt gà), nếu có gan heo, bột tôm, bột sâu quy, châu chấu thì cho một ít cũng được, nhưng lượng vừa phải thôi, không nên cho nhiều. nếu nguyên liệu chính sử dụng bột bắp dạng hạt nhỏ thì có thể giảm phần cám gạo xuống, nếu nguyên liệu chính mà dùng gạo ta, hoặc gạo nếp, thì không nên giảm thành phần của cám, bởi vì cám giúpcon chim tiêu hóa tốt hơn. nếu trong thành phần thức ăn có cho thêm ít bột đậu phụng hoặc mè thì có thể giảm bót thành phần của đậu tương xuống một lượng vừa phải.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thơ Về Chim Họa Mi ( Tổng Hợp Nhiều Bài ) trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!