Bạn đang xem bài viết “Thần Nhãn” Luyện Họa Mi được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
QĐND – Đang trong men chiến thắng, miệng cười ngoác tới gần tai, tay cầm cốc bia đầy bọt còn sủi tăm tanh tách, Trường “thổ” say sưa kể về trận đại chiến vừa qua. Con họa mi có biệt danh “Bất bại” của Trường mới giành chức quán quân trong “đại hội võ thuật” (Hội thi chim họa mi chọi phía Bắc). “Thần nhãn” là cái danh mà người ta dành cho Trường “thổ” quả thật không ngoa. Trường nói được thì làm được, mặc dù trong giọng nói có phần “kiêu kiêu” khiến nhiều người nghe không được ưng tai lắm, nhưng cứ con họa mi nào Trường đã chọn để huấn luyện cũng đều để lại danh tiếng trên “Diễn đàn chim họa mi” của dân chơi Hà thành.
Phạm Xuân Trường là tên đầy đủ của anh, sinh ra và lớn lên tại đất Lạng Sơn, theo học Trường Đại học Thể dục thể thao Từ Sơn – Bắc Ninh, với niềm đam mê trở thành một vận động viên điền kinh đỉnh cao. Nhưng trời không chiều lòng người hay người phải thuận ý trời mà con đường vận động viên của anh đành đứt gánh. Gọi là có duyên nên anh làm rể ở khu nhà tôi cũng hơn chục năm nay, kẻ tầng trên, người tầng dưới. Chúng tôi thân nhau kể từ ngày anh rủ tôi đi dự Hội thi chim họa mi chọi Chùa Tiên ở Lạng Sơn năm 2010 (hội chọi chim Chùa Tiên là hội thi chọi chim họa mi lớn nhất cả nước).
Tôi còn nhớ những ngày đầu Trường mới về khu nhà tôi sinh sống, nhìn anh lạ hoắc, chẳng biết là ai. Thường thì khoảng 5 giờ 30 phút, tôi ra khỏi nhà đi tập thể dục thì lại thấy một gã cơ bắp cuồn cuộn lúi húi quét sân hay mang các lồng chim ra phơi trước nhà. Tôi nói đùa: “Bác chỉ có quét sân và bê lồng chim mà người nhìn “oách” thế nhỉ, chẳng bù cho em, tập ngày tập đêm mà bụng mãi “một múi”. Trường mỉm cười: “Anh làm mấy vòng Công viên Lê-nin rồi, giờ mới về đây dọn sân… chứ giờ này chú mới dậy thì chỉ đi bộ, vươn vai hít thở thôi thì ăn nhằm gì”. Con người anh thiên phú cho thể chất tốt, chơi thể thao môn gì cũng được. Tennis, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền… ai dại dột mà “thách đố” anh thường chỉ còn nước mất tiền mua bia khao cả hội.
Niềm vui chăm sóc “đấu sĩ” của Trường “thổ”.
Trường “thổ” cũng có niềm đam mê câu cá nên thi thoảng chúng tôi cũng ra hồ ngồi với nhau.Trong những lúc ôm cần, tôi khơi chuyện chim chóc, anh cũng kể cho tôi nghe về cách chọn chim chiến ra sao. Trường nói: “Họa mi mà nuôi từ nhỏ trong lồng khó trở thành chim hay, bởi nó không có được sự hoang dã, luyện rèn ngoài thiên nhiên. Loài chim này có nhiều ở vùng cao như: Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên… nhưng hay nhất có lẽ là chim ở vùng Lạng Sơn. Họa mi ngoài tự nhiên vốn có bản tính kiêu hùng, chúng tranh chấp, thi đấu bằng cả giọng hót và móng vuốt để giành được chim cái cũng như lãnh thổ của mình. Khi xuất hiện một giọng lạ như thách thức trong lãnh thổ, lập tức con trống sẽ nghênh chiến bằng giọng hót kiêu hùng với móng vuốt và sự quả cảm của nó để giữ vững “giang sơn”. Những trận tử chiến này cũng là nguyên nhân tạo nên được cái chất kiêu hùng của chúng và đã có rất nhiều chim trống phải bỏ mạng vì sự kiêu hùng đó”.
Người chơi chim họa mi có hai dòng, một là nuôi chim hót, hai là nuôi chim chọi. Cổ nhân có câu: “Chủ nào tớ nấy” nên những người có tuổi thường nuôi chim hót, chăm chú tập luyện cho cái giọng thiên phú của chúng, mỗi sớm mai thưởng trà mắt lim dim mà nghe chúng cất cao giọng ca theo từng nhịp, từng cung bậc khác nhau mà lấy làm cái thú. Hội chơi chim họa mi cũng có những cuộc thi riêng cho chim hót, tham gia chủ yếu là “các cụ” với những con chim nhiều năm tuổi lồng cùng chất giọng thanh tao. Nuôi họa mi hót vốn đã rất công phu, nhưng nuôi dòng chim chọi lại càng công phu hơn nữa.
Mắt Trường lim dim như chỉ có riêng mình trong cái thế giới của chim chọi, giọng trầm ấm, anh kể: “Con chim chọi hay hẳn phải có giọng hót hay, chỉ cần nghe tiếng nó từ xa đã có thể hiểu khí chất nó ra sao?! Chưa kể mình còn phải xem mắt, xem mỏ, xem chân… Nó tên họa mi cũng bởi có một đường họa trắng vòng quanh mắt với đuôi kéo dài. Tìm được con chim quý tướng có đủ bộ ngũ trường quả thật rất hiếm, nhưng con chim hay phải có được quả (thân mình) to, chắc, lưng hơi gù kiểu lưng rùa (lưng quy bối). Chim có cánh gọn, lông đều tăm tắp úp như mảnh chai; đầu to, hàm mỏ dài, có trán cao nhìn trực diện lại thon, nhọn như đầu rắn (đầu xà). Mắt chim nhỏ như hạt chanh nhưng sáng, có quầng quang sắc, mí mắt dày; chân phải to, dài, vảy đều như vảy rắn (chân phượng) nhưng dáng đứng lại phải thấp như thế võ. Chim chọi phải có móng khỏe, nuột nà, lông ngắn, thưa nhưng mềm mượt, có màu nâu sáng ánh và sau cùng là phao câu cũng phải dày dặn”.
Nói về tướng chim cũng như những người chơi gà chọi xem tướng thì cả ngày có lẽ không hết điểm hay của nó, nhưng cái quan trọng vẫn là cách chăm, nuôi dưỡng và tập luyện cho chim. Anh nói: “Nuôi chúng đúng là rất công phu, phải cẩn thận và đầy đủ chế độ ăn uống cũng như cho tập luyện hằng ngày mới mong nó trở thành chim hay được. Ngày đông cũng như ngày hè, họa mi rất thích tắm, cứ cách một ngày lại phải cho chúng vào lồng tắm một lần, mà cái thứ nước uống, nước tắm mình phải hứng nước mưa mà trữ lại vào chum để dùng dần. Nhìn chúng nhảy múa ùm ũm, rỉa lông, tỉa cánh, chăm chút móng vuốt trong cái khay nước mát mà ngỡ như đàn trẻ con đang đùa nghịch vậy, thú vị lắm. Sáng phải cho chúng ra sân sớm hít khí trời tươi mới, đợi nắng lên phơi mình cho lông mượt. Cho ăn phải là loại cám mình tự làm bằng những nguyên liệu tươi ngon như ngũ cốc xay mịn trộn lòng đỏ trứng gà, rồi ngày nào cũng phải có châu chấu hay dế tươi sống cho chúng ăn. Để tăng độ “lửa” cho chim trước ngày thi đấu, khoảng hai tuần phải bổ sung năng lượng như thịt chó bỏ sạch mỡ xay mịn trộn thêm”. Một nụ cười bí hiểm trên môi, anh ngập ngừng: “Còn vài gia giảm nữa nhưng là bí truyền, có nói chú cũng không biết được”.
Ăn thì như vậy là tạm ổn, còn tập thì phải cho vào lồng phóng (lồng cao và to gấp nhiều lần lồng nhốt) để nó bay nhảy hoạt động cho tăng gân cốt. Qua lồng phóng lại đến lồng bệt đất có cát ở đáy để chúng cào, bới luyện thêm móng. Vẫn chưa đủ, trời đất có phân âm dương, người có nam, có nữ thì chim cũng phải có con trống, con mái; đặc biệt với họa mi chọi (chim trống) không thể thiếu chim mái được. Hằng ngày, chúng được cho ghép đôi bằng cách để hai lồng trống mái cạnh nhau, nếu như hợp đôi chúng sẽ gần gũi, quấn quýt thể hiện qua tiếng xùi của con mái và tiếng hót vang vọng, kiêu hùng của con trống. Kể cả lúc giao chiến cũng vậy, lồng luôn để hai cặp, chim trống luôn có chim mái ở bên cổ vũ (hộ chiến). Chim mái hay sẽ xuống cầu, áp sát lồng “phu quân” mà rít lên giật cục từng hồi như thúc giục tình yêu của mình thêm quả cảm mà thi đấu. Đã có rất nhiều trận chim trống thua không phải vì đòn thế không hay hơn đối thủ nhưng con mái của nó lại bị “phu nhân” của đối phương “át vía”, không xuống nổi cầu mà gáy, rít hộ chiến, chỉ loanh quanh trên cầu (cây gỗ bắc ngang lồng làm chỗ đậu của chim) như bế tắc, thành ra con trống cũng không được tiếp thêm lửa mà bung hết đòn thế vần vũ của mình. Kết cục là thảm bại, thất trận. “Nói thật với chú, tưởng nói đùa nhưng nuôi chúng thì có lẽ phải yêu chúng như con mình vậy, vui khi nó mạnh khỏe hát ca, buồn lo khi chúng ốm mà bỏ ăn, bệnh mà rụng lông, nấm vảy mà ngứa ngáy… Như lứa này anh nuôi hơn 3 năm tuổi lồng rồi, cũng có đôi, ba con đã thành danh, giành được thứ hạng nhất, nhì của hội. Nói chẳng phải khoe hay kể khổ, để được chim hay phải tốn nhiều thời gian và cả tiền bạc đấy, chú à”.
Tôi nhìn những tấm huy chương và cờ thưởng treo gần kín tường kia cũng đủ để minh chứng cho tình yêu của Trường với họa mi. Con người anh chân chất, tính tình vui vẻ, dễ gần, đặc biệt là rất chịu khó với cái nghề sửa chữa xe gắn máy và thuần hóa chim chọi. Anh vẫn nói vui với tôi: “Nghề nọ nó nuôi nghiệp kia đấy chú à”. Cái dáng người chắc khỏe, nước da bánh mật và đặc biệt là đôi mắt nâu như mắt họa mi được anh em yêu quý gọi là “thần nhãn” ấy sáng nào cũng vậy, đều đặn, cần mẫn như một chiếc đồng hồ, cứ đi tập về là lại lúi húi quét dọn sân khu tập thể rồi lo cho chim ăn, chim tắm, chim tập. Kinh tế gia đình anh cũng chẳng dư dả gì khi phải nuôi tới ba miệng con ăn học, song những con chim đoạt giải cao của anh đã từng có nhiều “tay chơi” tới trả giá đến hơn trăm triệu đồng một con nhưng anh không bán – cũng bởi anh yêu chúng, lo cho chúng như người cha chăm cho con cái vậy. Với ý niệm bán chim thì khác gì bán đi cái danh tiếng của mình, có lẽ với anh thà bán nhà còn hơn. Cũng bởi vậy mà trong giới chim cảnh, nhất là giới chơi chim họa mi, không ai không biết tới biệt danh Trường “thổ” – “thần nhãn”. Quả là “nghề chơi cũng lắm công phu”, có gần cũng khó mà theo.
Bài và ảnh: DƯƠNG TUẤN
Cách Huấn Luyện Họa Mi Hót Đấu, Hót Chiến Đơn Giản Nhất
Cách nuôi họa mi hót đấu không phải chuyện đơn giản. Bởi lẽ loài chim rừng này khá nhút nhát nên sẽ mất nhiều thời gian để thuần hóa. Trong chuyên mục bài viết lần này, Yêu Chim chia sẻ tới bạn kỹ thuật nuôi chim họa mi hót đấu hay nhất. Mời bạn đọc tham khảo.
Để chọn được một con họa mi chiến hót hay thì phải mua được giống tốt. Họa mi chiến giống tốt khi lựa chọn phải dựa vào các yếu tố khác nhau của hình dạng. Một chú họa mi tốt sẽ có hình dạng đầu rắn. Nghĩa là khi nhìn ngang mỏ trên, trán, đỉnh đầu của chim nằm một đường thẳng. Lông chim họa mi chiến phải tơi, xốp, mềm.
Lông đầu chim mỏng, ôm sát da đầu, lông cánh mềm. Bạn nên ưu tiên chọn những con chân cẳng to, các vảy chân có viền thẫm, ngón ngắn và có hình móng mèo.
Để nuôi được một chú họa mi hót đấu, bạn cần phải chọn được con có giống tốtMắt họa mi chiến sẽ không có giác mạc, thay vào đó là lồng đen có nhiều màu. Bạn phải chọn những con có chấm đen ở đồng tử nhỏ hơn những con khác. Từ đồng tử sẽ lóe ra 4 tia mắt, bạn sẽ chọn tia càng to, càng rõ và càng dày càng tốt.
2. Lồng nuôi họa mi chiến hót đấu
Lồng chim nuôi họa mi khoảng 60 nan là hợp lý. Đường kính đáy lồng sẽ rộng khoảng 40 phân, hoặc cũng có thể nhỏ hơn. Trong quá trình nuôi dưỡng, mỗi lần tắm bạn cần phải vệ sinh lồng chim thật sạch sẽ, quét hết rác ở phía đáy lồng sao cho thật kỹ.
Họa mi là loài chim yêu thích khí hậu lạnh. Do vậy, bạn không cần phải cho chim phơi nắng quá nhiều và thường xuyên. Nếu để lồng chim ở những nơi nhiều gió, chim họa mi rất có thể sẽ bị chết đột ngột. Tốt nhất, vào buổi tối bạn nên dùng màn che đậy kín lại.
Lồng nuôi chim phải đảm bảo kỹ thuật mới mang tới cho chim môi trường sống thoải mái3. Cách dạy chim họa mi hót đấu
Họa mi cũng giống như nhiều loài chim khác, có biệt tài bắt chước giọng hay và lạ của những loài chim lạ. Có thể khi nghe những chú chim thầy hót nó sẽ rất sợ, im lặng không phản xạ, tuy nhiên nó vẫn sẽ chú tâm học tập. Sau thời gian học tập nhuần nhuyễn, chúng ta sẽ thấy giọng hót của nó sẽ khá dần hơn. Có những chú họa mi học giọng lạ từ tháng trước, nhưng đến tháng sau nó mới nhớ rồi phô diễn ra y hệt.
Có một cách luyện hót đấu khác cho chim họa mi là bạn sẽ cho chúng nghe băng, đĩa. Đây là cách mà ở phương Tây đã thực hiện từ lâu. Bạn hãy thu băng giọng của những con chim hót hay, căng lửa và phát lại hằng ngày cho những cho họa mi nghe. Mỗi ngày chỉ cần cho nghe khoảng 15 tới 20 phút. Chim họa mi chỉ thích học những giọng lạ, do đó bạn có thể thay đổi thường xuyên giọng hót để cho họa mi học theo.
Để những chú chim họa mi hót căng lửa bạn phải dành nhiều thời gian luyện tậpMột cách hiệu quả khác để cho họa mi hót căng lửa đó là bạn phải nuôi họa mi mái. Tiếng xùy của họa mi mái có kết quả rất tốt, giúp cho những chú họa mi trông yêu đời, cất giọng hót hăng say và căng lửa hơn. Đồng thời, chính sự kích thích này sẽ giúp cho họa mi phát huy được năng lực, tài năng có sẵn của mình. Những tiếng hót mà họa mi trống học được, sẽ phô diễn hết trước mặt chim họa mi mái.
Ngoài ra, để cho họa mi hót đấu được rạn, máu lửa bạn phải thường xuyên cho chúng đi tập rượt ở các câu lạc bộ chim. Được thường xuyên giao lưu tiếng hót sẽ giúp họa mi hót nhiều và hay hơn.
4. Chế độ nuôi dưỡng họa mi hót đấu
Để có được một chú họa mi hót đấu căng lửa bạn phải bổ sung cho chim một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Ngoài thức ăn chính là tấm gạo trộn trứng, bạn nên bổ sung thêm nhiều thức ăn phụ khác như cào cào, sâu tươi hoặc trứng kiến. Những loại thức ăn chứa nhiều đạm động vật này sẽ cung cấp cho chim nhiều vitamin cần thiết, bồi bổ sức khỏe tốt cho họa mi.
Một chế độ chăm sóc hợp lý sẽ giúp chim khỏe mạnh và hót căng lửaHọa mi là loài chim ưa khí hậu lạnh, do vậy chúng rất thích tắm. Vào mùa hè bạn có thể tắm cho chúng 2 ngày 1 lần, mùa đông thì có thể tắm vào những ngày nắng ấm. Nhớ tắm vào những lúc xế trưa, lúc trời đứng gió để tránh cho chim bị cảm lạnh. Ngoài ra, thi thoảng bạn cũng nên cho chúng tắm nắng. Được tắm nắng họa mi có tinh thần thoải mái, phấn chấn.
Cách Chọn Chim Họa Mi
Họa my mộc là chim mới bẫy về, đã được nuôi ít nhất là 15 ngày đến 2 tháng. Phần lớn đã hót nhưng còn rất dát, người đến gần nhảy loạn xạ, thúc vỡ cả trán, máu mê toe toét, vì vậy rất nhiều người bán không cho bạn đến gần và đấy chính là cái khó của người mua.
Những tiêu chí chọn mua hoa mi (chuyên hót)
Trước tiên bạn cũng phải nghe tiếng hót đã,tiếng hót vang,đanh chứng tỏ chim sung,cũng là để đỡ nhầm chim mái,(hơn nữa nếu chăm mãi mà nó không chọi thi cũng còn được con chim hót,không thành công cũng thành nhân mà).Có 4 tiêu chuẩn sau:Nhất nhãn(mắt),nhị đầu,tam mao(lông),tứ cước(chân).Cũng có người xếp:nhất nhãn,nhị mao,tam đầu,tứ cước.
Tiêu chí cụ thể từng phần:
– Mắt: Mắt chim HM không giống mắt người, không có lòng trắng(Tôi sẽ không dùng các từ giác mạc, võng mạc,kết mạc..v.v mà sẽ dùng những từ “nông dân” dễ hiểu là chỉ có lòng “đen”(thực ra nó có nhiều màu). Ở giữa lòng đen có một chấm đen hơn gọi là đồng tử, bạn phải chọn đồng tử càng nhỏ càng tốt, bạn chú ý đừng mang chim ra ngoài nắng để chọn. Vì làm như vậy đồng tử sẽ thu nhỏ lại, bạn sẽ nhầm đấy.Xung quanh đồng tử là lòng “đen” dân chơi chim gọi là”TẢY”, có nhiều màu tảy ,bạn nên chọn màu xanh đỗ xanh, màu nâu đen, màu cùi nhãn, các màu khác thì thôi. Trên nền tảy có một thành phần rất quan trọng đó là CÁT, vậy cát là gì?.Hồi nhỏ tôi nghe các cụ nói đến nó rất nhiều nhưng không hiểu nổi, sau này biết võ vẽ ít chữ tầu tôi mới vỡ lẽ,hóa ra cũng không đến nỗi khó hiểu lắm.Người Quảng Đông, TQ gọi cát này là SA TẢY(Tiếng phổ thông TQ đọc là sa tỷ), chữ sa có rất nhiều nghĩa(xe,sợi,cát,rơi…)chữ sa tảy có bộ thủy hoặc bộ ty đứng cạnh vì vậy nghĩa của nó là sợi,tia,dây thì mới đúng, còn chữ sa có bộ thạch đứng cạnh mới đúng nghĩa là cát. Vậy SA TẢY(SA=tia,TẢY=đáy,đế,nền) có nghĩa là TIA NỀN MẮT, từ đồng tử có những tia tóe ra bốn phía nền mắt, bạn phải chọn tia mắt càng to càng rõ càng dày càng tốt. Có những con những tia này ngắn nhưng rất dày,ken vào nhau thành một quầng xung quanh đông tử cũng được.Về hình thể ban chọn “mắt méo”(dài,mí trên cong ít mí dưới cong nhiều), mắt “đầy”(nhìn từ phía trước hai mắt hơi lồi làm cho mặt chim có vẻ như hình thang cân),thế là tạm ổn về mắt.bạn đã Ơ rê ca chưa.
– ĐẦU: Đầu chim HM có rất nhiều dạng(xà đầu, phương đầu,tiêm đầu,cáp giới đầu, nga đầu…). Các bạn nên chọn xà đầu(đầu rắn)loại đầu này nhìn ngang ta thấy sống mỏ trến với trán và đỉnh đầu tạo thành một đường gần thẳng hàng,nhìn từ phía trước lại thấy đỉnh đầu hơi lõm,bởi hai mắt lồi và hơi nhô cao, tiết diện hình thang cân. Hoặc chọn phương đầu, loại này thường có cái đầu to, nhìn từ trên xuống hay nhìn ngang các đường cạnh gần song song với nhau.
– MAO(lông): Chọn lông tơi, sốp,mềm(ai đã chơi yến sẽ biết ngay tơi sốp là gì) lông vẫn sắp xếp đều đặn trật tự nhung ta có càm giác nếu khẽ thổi lông sẽ dạt sang hai bên, (không cần để ý đến màu sắc). Lông đầu mỏng, ôm sát da đầu, lông cánh dài, lông đuôi dài trung bình,lông bao đuôi dầy, to, lông ngực rẽ sang hai bên thi rất tốt vì nó sẽ làm cho ngực chim gần phẳng kết hợp đường cong của lưng(tiết diên nhìn từ phía trước lại)giống hình mai rùa ứng với câu”Xà đầu,Qui bối, dả tử bất thối”(đầu rắn lưng rùa đánh chết không lùi)
– CƯỚC(chân): chọn cẳng chân to, các vảy chân có viền thẫm (chim già)không phụ thuộc màu.”đấm” to(chỗ phân ngón),ngón chân dài, móng dài thì hay khóa(túm vào cổ vào chân đối phương)nhưng không chặt,ngón ngắn móng mèo ít khóa nhưng túm chăt. mạnh gây cho đối nhiều thương tích hơn.
Nguồn: Hội những người yêu chim cảnh
Mua Bán Chim Họa Mi. Giá Chim Họa Mi Các Loại Hiện Nay
được ví như ” ca sỹ của núi rừng“, chúng có giọng hót thánh thót, du dương khiến người nghe như đắm chìm vào những giai điệu luyến láy. Vì có chất giọng đặc biệt nên Họa Mi luôn nằm trong diện được “săn lùng” nhiều nhất trong giới chim cảnh. Tùy vào các đặc điểm ngoại hình, chất giọng giá chim Họa Mi được chia ra làm nhiều mức khác nhau. Bài viết này, Thú Kiểng sẽ giới thiệu đến bạn giá các loại chim Họa Mi, và địa chỉ trao đổi, mua bán chim Họa Mi uy tín trên toàn quốc.
Chim Họa Mi non có giá từ 150 ngàn – 250 ngàn đồng/con.
Chim Họa Mi mái giá giao động từ 1 triêu – 1,5 triệu đồng/con. Con đã thay lông 2 mùa, bông ở cánh đẹp, độ quyến rũ cao. Có những con Họa Mi cái siêu đẹp, thuộc dạng hàng VIP, giá đến 30 – 40 triệu.
Họa Mi trống mộc, dáng to, đã mọc đủ lông, ăn được tấm trộn giá từ 350 ngàn – 400 ngàn/con.
Họa Mi trống mộc, chân và mỏ đều màu vàng, chuẩn đẹp giá giao động 900 ngàn – 1,2 triệu đồng/con.
Đối với chim Họa Mi trống đã được thuần dưỡng, tùy vào ngoại hình đẹp, giọng hót hay, độ độc trong đột biến các hình dạng bông trên cơ thể mà chúng có giá khác nhau, thấp nhất phải trên dưới 1 triệu đồng/con. Những con thuộc hàng vip, chất giọng đặc biệt, ngoại hình siêu đẹp có thể có giá tới vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng/con.
Địa chỉ trao đổi, mua bán chim họa mi
Chợ chim Họa Mi Cán Cấu ở Lào Cai, đây là nơi tập trung nhiều người mua bán Họa Mi có chất lượng, giá cả phong phú phù hợp với nhiều đối tượng. Chợ được nhọp vào mỗi thứ 7 cuối tuần, vì thế thu hút khá nhiều dân chơi chim cảnh không chỉ trong tỉnh mà còn rất nhiều người ngoại tỉnh tìm đến.
Chợ chim cảnh Hoàng Hoa Thám, Tây Hồ, Hà Nội
Chợ chim cảnh Lê Hồng Phong, quận 10, TP. HCM
Chợ chim Thuận Kiều Plaza, quận 5, TP. HCM
Ngoài việc đến các chợ chim cảnh, nếu không có thời gian bạn có thể tìm hiểu thông tin giá cả, ngoại hình, chất giọng của chim qua các trang web, fanpage hay diễn đàn về chim, đặc biệt là chim Họa Mi, đây là nơi tập trung nhiều người chơi chim sành sỏi kinh nghiệm có thể cho bạn nhiều lời khuyên bổ ích.
chimcanhviet.vn
chimhoamihot.com
muabanchimcanhdep.com
bacnoibai.com
caycanhvatnuoi.com
svcvietnam.cn
thegioipet.net
Các Fanpage: Hội Hoa Mi Sài Gòn; Mua Bán Họa Mi Toàn Quốc; CLB Chim Họa Mi Sài Gòn …
Lưu ý khi chọn mua Họa Mi
Khi mua chim ở các chợ hoặc những địa điểm được cho là đáng tin cậy, bạn nên hỏi nhiều thông tin về chim như cách thuần dưỡng, điểm đặc biệt, thức ăn, cách chăm sóc … để kiểm tra trình độ của người bán về sự hiểu biết loài chim này như thế nào.
Nếu mua online tại các trang web, diễn đàn mua bán hay facebook các bạn phải yêu cầu xem video clip để biết được chất giọng, toàn thân có bị dị tật gì không, ….
Cập nhật thông tin chi tiết về “Thần Nhãn” Luyện Họa Mi trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!