Xu Hướng 3/2023 # Sức Hút Của Các Hội Thi Chim Hót # Top 10 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Sức Hút Của Các Hội Thi Chim Hót # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Sức Hút Của Các Hội Thi Chim Hót được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bình Dương là một tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp hàng đầu của cả nước, vì thế tốc độ đô thị hóa cũng theo đó phát triển nhanh chóng. Thế nhưng các sân chơi dân dã, tìm về với thiên nhiên không vì đó mà suy giảm sức hút. Một trong số những sân chơi thu hút ngày càng nhiều nghệ nhân và khách tham quan gần đây tại Bình Dương là hội thi chim hót.

Đông đảo nghệ nhân và khách tham quan thưởng thức các màn tranh tài của hàng trăm chú chim chào mào tại Hội thi Chim chào mào từ thiện tỉnh Bình Dương lần 2-2014

Nuôi chim cảnh là một thú chơi dân dã, phù hợp với nhiều đối tượng, nhưng với người Bình Dương nuôi chim còn là cách thư giãn tao nhã bởi khi nhìn ngắm chúng nhảy múa và nghe tiếng hót líu lo là tâm hồn bỗng trở nên thư thái lạ kỳ.

Nhiều người cho rằng đây là trò nhàn rỗi, vô vị, nhưng khi bắt tay vào chơi thì người chơi càng hưng phấn, có lẽ bởi vì dân gian có câu: “Chơi đồ cổ để giữ thần, chơi cây để giữ lễ và chơi chim để luyện trí”.

Khi chơi chim, đặc biệt là những người chơi chim hót phải có phương pháp huấn luyện tiếng hót, tiếng ché thì sau này thi đấu mới hay được. Mỗi người có mỗi phương pháp khác nhau, tuy nhiên dân sành chơi chim thường treo lồng chim con cạnh lồng một con chim đã trưởng thành, hót hay, ché mạnh để chim non học tiếng hót, tiếng ché… Ngoài ra, thức ăn của chim cũng được các tay chơi chú trọng và đầu tư, bởi nó góp phần ảnh hưởng đến “phong độ” thi đấu của chim. Các hội thi này tạo ra một sân chơi lành mạnh, văn minh, giúp cho anh chị em nghệ nhân có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm đồng thời tạo bước đệm thúc đẩy cho phong trào chơi chim cảnh ở địa phương.

Không chỉ thưởng thức giọng hót của chim mà nhiều nghệ nhân và khách tham quan tại các hội thi còn có dịp tham gia hoạt động từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn vượt qua số phận. Nghệ nhân Đoàn Minh Chiến – Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Bình Dương cho biết: “Nhằm tập hợp những người có cùng đam mê sinh vật cảnh, nên ở Bình Dương ngày càng xuất hiện nhiều CLB. Và hoạt động sôi nổi nhất là CLB Chim chào mào Bình Dương”.

CLB Chim chào mào Bình Dương mới thành lập được 1 năm, có 29 thành viên do anh Nguyễn Duy Trúc làm chủ nhiệm, nhưng hoạt động rất sôi nổi. CLB sinh hoạt tại Hội quán chim cảnh Ánh Trăng Bình Dương (phường Hiệp Thành, chúng tôi và thường hỗ trợ chấm thi cho các hội thi chim hót của các huyện, thị, thành phố trong tỉnh. Ngoài ra, CLB còn tổ chức Hội thi Chim chào mào từ thiện tỉnh Bình Dương, quyên góp và trao tặng 31,6 triệu đồng cho Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bình Dương (cơ sở 1) và Trung tâm Dạy nghề người tàn tật tỉnh Bình Dương vào năm 2013, trao tặng 40,660 triệu đồng cho Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bình Dương (cơ sở 1) năm 2014.

Với sức hút và sự lan tỏa của các hội thi chim hót hiện nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh sẽ tổ chức “Hội thi chim hót” với quy mô lớn hứa hẹn tạo nên nhiều điều độc đáo và thú vị cho du khách trong số chuỗi các hoạt động diễn ra tại lễ hội “Lái Thiêu- mùa trái chín” năm 2014.

THỤC VĂN

Hội Thi Đấu Hót Chim Chào Mào

Hội thi đấu hót chim chào mào “Vòng tay nhân ái”

Ngày 5-7, Câu lạc bộ Chào mào Đạt Lý (TP. Buôn Ma Thuột) đã tổ chức Hội thi đấu hót chim chào mào “Vòng tay nhân ái” năm 2020.

Tham dự có 79 lồng chim của các nghệ nhân nổi tiếng đến từ các tỉnh: Bình Định, Khánh Hòa, Gia Lai, Đắk Nông, Kon Tum, Bình Dương, Bình Thuận, Thừa Thiên – Huế, TP. Hồ Chí Minh và Đắk Lắk.

Các chú chim chào mào phải trải qua hơn 20 vòng thi đấu, với những tiêu chí khắt khe, như: tư thế thi đấu, giọng hót, âm độ tiếng hót, thần thái khi thi đấu. Sau mỗi vòng thi sẽ loại dần những chú chim yếu, bỏ đấu để chọn ra những chú chim có hình thể đẹp, giọng hót khỏe, hay, sức bền bỉ, dẻo dai vào vòng chung kết.

Các chú chim chào mào được đưa đến tham gia đấu trường.

Hội thi được tổ chức dưới hình thức xã hội hóa nhằm tạo sân chơi bổ ích cho các nghệ nhân yêu thích, đam mê chim chào mào trong cả nước giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng nuôi, chăm sóc loài chim này. Đây cũng là dịp để những nghệ nhân cùng chung tay góp sức tổ chức các chương trình, hoạt động từ thiện, tặng quà cho người gặp hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Ban tổ chức trao giải cho các nghệ nhân có chim chào mào đoạt giải Nhất, Nhì, Ba.

Kết thúc hội thi, giải Nhất đã thuộc về chủ chim chào mào Lê Dũng (Đắk Lắk); giải Nhì: Mai Thành Đạt (Gia Lai); đồng giải Ba: Nguyễn Ánh (Gia Lai) và Trương Phạm Minh Đại (Đắk Lắk). Ngoài ra Ban tổ chức còn trao 6 giải khuyến khích. Tổng cơ cấu các giải thưởng của hội thi lên đến 230 triệu đồng.

Nhân dịp này, Ban tổ chức đã quyên góp trao 10 suất quà (mỗi suất 1 triệu đồng) tặng các em học sinh vượt khó học chăm của Trường Tiểu học Nguyễn Trãi.

Hội Thi Tiếng Hót Chim Chào Mào Tại Lục Ngạn

Hoà trong các hoạt động văn hoá – thể thao chào đón ngày bầu cử Quốc Hội và HĐND các cấp; ngày 03/4/2016, tại sân khuôn viên huyện Lục Ngạn, Hội Sinh vật cảnh (SVC) thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội thi tiếng hót chim chào mào lần thứ nhất (mở rộng). Dự và cổ vũ Hội thi có các đại biểu: Ông Trương Văn Năm, Phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn; Hội SVC huyện Lục Ngạn; Trung tâm Văn hoá – Thể thao; một số ban ngành của huyện; Đảng uỷ, UBND, các ban ngành của thị trấn Chũ; các CLB chim cảnh của 4 huyện bạn trong tỉnh: Lục Nam, Yên Dũng, Việt Yên, thành phố Bắc Giang và tỉnh bạn Thái Nguyên. Với tổng số 106 lồng chim chào mào của các nghệ nhân tham dự Hội thi cùng đông đảo nhân dân.

Tiêu chí để Ban giám khảo chấm điểm gồm: dáng đấu (dáng bộ, tư thế thi đấu), giọng đấu (giọng hót, âm độ tiếng hót), thái độ (hình dạng, thần thái khi thi đấu).Sau 12 vòng loại, ban giám khảo chọn tốp 10 chim vào vòng chung khảo. Kết quả: Ban tổ chức tặng phẩm cho các nghệ nhân có chim tham gia Hội thi; tặng phẩm cho tốp 20; giải thưởng lần lượt: Nhất, Nhì, Ba, Tư và 10 giải khuyến khích cho các nghệ nhân có chim vào chung kết. Giải Nhất thuộc về chú chim chào mào của nghệ nhân Nguyễn Thành Phong, xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn; Giải Nhì thuộc về nghệ nhân Đỗ Tuấn Anh, huyện Lục Nam; Giải Ba thuộc về Phạm Ngọc Sơn, thành phố Bắc Giang.Với tài năng huấn luyện, niềm đam mê và sự chuẩn bị kỹ càng, các nghệ nhân đã đem đến hội thi những chú chim Chào Mào đẹp nhất, có giọng hót hay nhất và thần thái thi đấu dẻo dai nhất. Hội thi nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích và tạo điều kiện cho những người yêu thích chim Chào Mào được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm. Và điều đáng ghi nhận của cuộc thi là sự nỗ lực của Hội SVC thị trấn Chũ trong tổ chức Hội thi mà công tác xã hội hoá là yếu tố quan trọng làm nên sự thành công này.

Quang cảnh Hội thi.

Bà Bùi Thi Tuyên, chủ tịch Hội SVC thị trấn Chũ, khai mạc Hội thi.

Ông Nguyễn Công Đồn, Phó chủ tịch Hội SVC tỉnh Bắc Giang, Chủ tịch Hội SVC huyện Lục Ngạn phát biểu và tặng hoa chúc mừng.

Ông Bạch Quang Hào, Bí thư Đảng uỷ thị trấn Chũ, tặng giải thưởng cho nghệ nhân Đỗ Tuấn Anh.

Ông Trần Văn Hải, Phó chủ tịch Hội SVC huyện Lục Ngạn trao giải Nhất cho nghệ nhân Nguyễn Thành Phong.

Đại diện BTC chụp ảnh lưu niệm với các nghệ nhân có chim chào mào đoạt giải.

Bá Đạt- 169 Minh Khai, thị trấn Chũ, Lục Ngạn, BG

Sôi Nổi Hội Thi Tiếng Hót Chim Chào Mào Tại Lễ Hội Đền Cờn

Hội thi tiếng hót chim chào mào là một hoạt động độc đáo trong Lễ hội đền Cờn hàng năm. Từ sáng sớm đã có nhiều người chơi chim của 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa mang chim chào mào về dự thi.

Gắn số báo danh vào lồng chim.

Hội thi đã quy tụ 143 lồng chim của các nghệ nhân chơi chim trong và ngoài tỉnh.

Mỗi nghệ nhân đều mang đến hội thi những con chim hót hay nhất, những chiếc lồng đẹp nhất của mình. Anh Hoàng Phúc Quân (46 tuổi) ở huyện Quỳ Hợp cho biết: Sáng nay anh mang đến hội thi 6 lồng chim, không hi vọng giành giải mà chỉ nghĩ là sẽ góp vui.

Cuộc thi trải qua hơn 15 vòng đấu, các trọng tài phải “căng mất, căng tai” luôn cố gắng làm việc công minh nhất, các chủ chim thì hồi hộp chờ đợi

Mỗi vòng thi, số chim mắc lỗi như tắm phơi, ngoáy lộn, đấu kém, bỏ đấu, xù lông…sẽ được loại dần khỏi sàn đấu

Trong cuộc thi, các chủ chim được chăm chim một lần ở những vòng sau theo quy định.

Sau hơn 10 vòng đấu trên sàn còn lại 30 lồng chim. Con nào đạt các tiêu chí về giọng và đấu giọng (ra giọng đều đặn, tối thiểu giọng phải đủ 3 âm tiết trở lên), thái độ thi đấu (linh hoạt, biết nhảy cầu, chuyển cầu, rung cánh), độ bền thi đấu (chim biết hót nhiều giọng), dáng bộ (chim thon gọn, rắn chắc, nhanh…) sẽ là những chú chim chiến thắng. Ngay tại cuộc thi nhiều chú chim đã được bán với giá từ 10 – 20 triệu đồng.

Sau hơn 4 tiếng đồng hồ và qua nhiều vòng đấu vui nhộn, cuộc thi đã thành công tốt đẹp. Chủ nhân Top 4 chú chim thắng cuộc được trao cup, chứng nhận và phần thưởng. Giải Nhất là 1 chiếc xe máy trị giá 11.500.000 đồng, giải Nhì là 1 chiếc tivi có giá 5.500.000 đồng, giải Ba là 1 chiếc lò vi sóng trị giá 5.000.000 đồng, ngoài ra còn có giải top 10, 20, 30. Tổng giá trị giải thưởng hơn 33 triệu đồng.

Anh Nguyễn Khắc Minh trú ở xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu là chủ nhân của chú chim chào mào đạt giải Nhất của cuộc thi tiếng hót chim chào mào Lễ hội đền Cờn năm nay. Trong ảnh: Ban tổ chức trao giấy tặng xe máy cho anh Minh.

Huy Thư

Cập nhật thông tin chi tiết về Sức Hút Của Các Hội Thi Chim Hót trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!