Xu Hướng 5/2023 # Sóc Trăng: Trang Trại Nuôi Thập Cẩm Các Loài Đặc Sản, Quý Hiếm, Thu Tiền Tỷ # Top 11 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Sóc Trăng: Trang Trại Nuôi Thập Cẩm Các Loài Đặc Sản, Quý Hiếm, Thu Tiền Tỷ # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Sóc Trăng: Trang Trại Nuôi Thập Cẩm Các Loài Đặc Sản, Quý Hiếm, Thu Tiền Tỷ được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nhiều người sẽ vô cùng bất ngờ nếu lần đầu tiên ghé tham quan trang trại của anh Chung Văn Hiền, ấp Tam Sóc D2, xã Mỹ Thuận (huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng). Vì điểm sơ qua có hơn 10 loài vật, trong đó có loài là con đặc sản, quý hiếm được chăm sóc khá bài bản như le le bay giỏi, dế là loài chết sớm, chim trĩ đỏ, sâu gạo, tắc kè, trăn, chim chích mồi.

Nhiệt tình dẫn chúng tôi ra khu vực phía sau chuồng nuôi chim trĩ xanh, chim trĩ đỏ với số lượng hàng chục con lớn bé, trống mái nuôi nhốt tách biệt nhau, còn phía bên cạnh là cái ao rộng lớn có đàn le le đang bơi lội tung tăng.

Anh Hiền – chủ trang trại, bộc bạch: “Tôi thành lập trang trại đa dạng vật nuôi con đặc sản cũng bắt đầu khởi nguồn nhờ công việc đi giao mối bồn bồn cho các địa phương ngoài tỉnh…”.

Anh Chung Văn Hiền, ấp Tam Sóc D2, xã Mỹ Thuận (Mỹ Tú) nuôi le le số lượng lớn

Theo đó, vào giữa năm 2017, trong một lần đến tỉnh An Giang thấy có trại nuôi le le lớn, anh tò mò đến tìm hiểu, được người chủ tận tình hướng dẫn cách nuôi, anh mạnh dạn đào ao trữ nước nhập 40 con le le giống về nuôi.

3 tháng sau, anh Hiềnđã thu hoạch lượng trứng le le đầu tiên và khoảng 1 tháng ấp trứng, nở con có thể xuất bán được ngay. Con le le giống có giá 300.000 đồng/con, còn nuôi le le bán thịt tầm 3 tháng bán giá 400.000 đồng – 500.000 đồng/con. Ước tính gần 2 năm nuôi, anh Hiền bán le le giống và thịt gần 400 con, trừ chi phí lợi nhuận tầm 300 triệu đồng. Hiện tại, anh Hiền đang có đàn le le bố mẹ là 70 con…

Cũng theo anh Hiền, cái hay của le le là chúng thích nghi tốt với điều kiện môi trường ngoài tự nhiên, không dịch bệnh, không tốn công chăm sóc, thức ăn dễ tìm như lúa, lục bình. Do vậy, người nuôi chỉ cần đào ao để chúng bơi lội.

Làm nhu vậy, như anh Hiền nói le lesẽ phát triển tốt và chỉ việc đợi ngày thu lợi nhuận, sau khi chúng sinh sản. Anh Hiền dự kiến duy trì số lượng đàn le le giống là 500 con, nhằm cung ứng nhiều hơn con giống ra thị trường và nuôi le le thịt thương phẩm.

Với chim trĩ đỏ, anh Hiền cho biết: “Chim trĩ rất nhanh nhẹn và mỏ cứng nên chúng có thể dễ dàng tẩu thoát ra ngoài, nếu lưới rào không được chắc chắn. Vì vậy, để bảo vệ đàn chim trĩnuôi, tôi phải phân loại lớn nhỏ nuôi tách biệt nhau, tránh con lớn mổ con nhỏ, cũng như tiện việc chăm sóc…”.

Hiện anh Hiền có tổng cộng 40 con chim trĩ đỏ, trong đó có 8 con trống. Chim trĩ đẻ trứng hầu như quanh năm, chỉ nghỉ 1 tháng lúc thay lông. Bình quân mỗi năm số lượng chim trĩ anh Hiền cung cấp ra thị trường hơn 10.000 con giống, trừ chi phí lợi nhuận hơn 500 triệu đồng.

Đối với chim trĩ đỏ thức ăn phần lớn là lúa. Để đảm bảo chim trĩ cung cấp cho hộ dân địa phương trong và ngoài tỉnh, thời gian tới, anh Hiền sẽ tăng đàn mái sinh sản lên nhiều hơn nữa.

Anh Hiền tiếp tục đưa chúng tôi đến tham quan khu vực dành nuôi dế. Từng miếng xốp chuyên dụng được anh sắp đặt ngăn nắp trong khu vực chuồng nuôi.

Chuồng nuôi dễ của anh được xây dựng bằng bêtông kiên cố nhưng không gian khá thoáng mát bởi áp dụng chuồng xây hở. Theo anh Hiền, sau thời gian dài nuôi heo thịt thua lỗ, anh cải tạo chuồng chuyển sang nuôi dế thịt thương phẩm.

Đây là loài dế cung ứng cho nhiều cửa hàng bán chim cảnh và làm mồi câu cá. Cứ cách 3, 4 ngày là thu hoạch dế, với diện tích chuồng 80m2, sau khi trừ chi phí lợi nhuận anh thu về tầm 2,8 triệu đồng/tháng.

Ngoài các vật nuôi trên, anh Hiền còn nuôi trăn, tắc kè, chim chích mồi, rắn mối, con chũi, vịt trời. Con vật nuôi làm chúng tôi ấn tượng nhất có lẽ là con sâu gạo, chắc hẳn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, hiếm người nuôi loài côn trùng này, bởi chúng dùng để cung cấp cho các hộ kinh doanh chim kiểng, chim cút.

Con sâu gạo thân hình thon dài, nhìn rất đáng sợ, bởi lớp sâu ken đặc, cứ bò lúc nhúc quanh khay nuôi. Anh Hiền thông tin: “Sâu gạo dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc, chỉ cần cho chúng ăn no, sâu lớn rất nhanh. Tôi có khoảng 20 khay nuôi sâu gạo, 1 tuần thu sâu lớn bán 1 lần, hàng tháng thu lợi nhuận hơn 3 triệu đồng…”.

Cũng theo anh Hiền, con sâu, con dế được anh nuôi theo kiểu tận dụng, vừa có thể xuất bán và cung cấp thêm lượng đạm cho chim trĩ hay le le, giúp chúng có thêm nguồn sức đề kháng tốt trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay.

Đặc biệt, anh Hiền cho biếtlà tình hình nắng nóng, việc nuôi chim trĩ cần phải làm chuồng thông thoáng, kể cả chuồng nuôi dế, chuồng nuôi rắn mối…cần tạo khoảng trống bên trên chuồng, chỉ dùng các loại gạch hay miếng decal bóng để dế không thoát ra ngoài, phía trên dùng lưới mỏng ngăn ngừa các loại cóc, rắn bò vào ăn dế, rắn mối…

Với số lượng vật nuôi toàn con đặc sản, vật nuôi quý hiếm trên, tổng nguồn thu nhập anh Hiền thu về mỗi năm hơn 1,2 tỉ đồng. “Nếu bà con muốn phát triển nuôi các giống vật nuôi này, thì liên hệ qua số điện thoại 034 4 911 241, tôi sẽ sẵn sàng hướng dẫn cách nuôi và cung cấp giống” – anh Hiền chia sẻ.

Nói về mô hình nuôi la liệt con đặc sản, con quý hiếm của anh Hiền, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Tú Võ Minh Quân cho biết: “Trang trại nuôi chim trĩ đỏ, trĩ xanh, le le… của anh Hiền được xem là đa dạng nhiều vật nuôi so với nhiều trang trại trên địa bàn huyện…”.

Bỏ Ghế Giám Đốc, Lập Trang Trại Nuôi Chim Trĩ Thu 300 Triệu Mỗi Tháng

Từ bỏ ghế giám đốc với mức lương trên 20 triệu đồng/tháng, anh Nguyễn Bảo Ngọc về nhà lập trang trại nuôi chim trĩ mỗi tháng cho doanh thu bình quân 300 triệu đồng.

Anh Nguyễn Bảo Ngọc (bên phải) làm giàu từ trang trại nuôi chim trĩ

Trước khi về quê lập trang trại nuôi chim trĩ, anh Nguyễn Bảo Ngọc (xã Diên Sơn, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) có 10 năm công tác và đảm đương chức vụ giám đốc chi nhánh Viettel, với mức lương trên 20 triệu đồng/ tháng. Việc anh quyết định từ bỏ chức vụ giám đốc đã gặp sự phản đối gay gắt của vợ và gia đình, thậm chí nhiều tháng vợ không thèm nhìn mặt anh.

Với khát vọng làm giàu, anh Nguyễn Bảo Ngọc vẫn quyết tâm thực hiện ý tưởng của mình là làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ. Anh Ngọc cho biết, đầu năm 2015, anh đầu tư gần 600 triệu đồng để mua chim trĩ giống và xây dựng hệ thống trang trại.

Trứng chim trĩ tại trang trại của anh Ngọc

“Những ngày đầu nuôi thường xuyên bị thất bại, do chim trĩ con chết nhiều, có thời điểm cả chục con lăn đùng ra chết, có những lúc nản lòng muốn vứt bỏ tất cả”, anh Ngọc nói.

Anh Ngọc trăn trở, các hộ khác làm được thì tại sao mình không làm được. Hàng ngày anh lên mạng tìm các thông tin và hỏi những cơ sở có kinh nghiệm để nắm thêm kỹ thuật nuôi chim trĩ. Nhờ tính cần cù, chịu khó học hỏi mà anh đã khắc phục một số nhược điểm khi nuôi chim. “Kể từ khi nắm chắc kỹ thuật thì không còn con chim trĩ nào chết nữa” anh vui vẻ cho biết.

Hiện nay, trang trại nuôi chim trĩ của gia đình anh đang cung cấp nhiều cho các tỉnh, Khánh Hòa, Bình Thuận, Phú Yên và Đà Lạt. Anh đang sở hữu 3 giống chim trĩ đỏ, trĩ tím, trĩ xanh. Theo anh Ngọc, thị trường tiêu thụ chim trĩ mạnh, anh xuất bán các sản phẩm chim trĩ cảnh, chim trĩ thịt, chim trĩ giống và trứng chim.

Những giống chim trĩ có bộ lông sặc sỡ tại trang trại nhà anh Ngọc

Giá bán chim cảnh dao động 1,5 – 4 triệu đồng/cặp, bình quân 300.000 đồng/con chim thịt và 10.000 đồng/trứng dùng để ăn. Hiện tại, bình quân mỗi tháng doanh thu 300 triệu đồng, trừ chi phí lãi trên 60 triệu đồng/tháng.

Thấy mô hình trang trại nuôi chim trĩ thành công, đem lại cơ hội lamg giàu, nhiều nông dân đã đến học hỏi và anh rất sẵn sàng chia sẽ kỹ thuật nuôi chim trĩ cho các nông dân có chung niềm đam mê.

Mãn Nhãn Bộ Sưu Tập Chim Quý Hiếm, Giá Tiền Tỷ Của Vua Chim Màu Việt

Nhắc tới giới chơi chim cảnh là không thể không nhắc đến ông Dương Văn Chương, chủ nhân của bộ sưu tập những con chim đắt đỏ, quý hiếm, đẳng cấp nhất Việt Nam.

Mãn nhãn với bộ sưu tập chim quý hiếm, giá khủng của vua chim màu Việt

Ông Dương Văn Chương (Chương Tailor) được mệnh danh là vua chim màu Việt khi sở hữu các dòng chim quý, đắt giá và độc nhất vô nhị Bộ sưu tập chim màu của ông Dương hiện có 75 con và có giá lên tới hàng chục tỷ đồng Trong đó, hoàng khuyên là dòng chiếm số lượng lớn nhất, lên tới 21 con, con có giá cao nhất là hơn 500 triệu đồng “Niềm đam mê chơi chim cảnh của tôi có từ nhỏ, nhưng khoảng 10 năm gần đây, tôi mới đặc biệt chú ý đến chim màu. Thường thì những “siêu phẩm” tôi sở hữu, ngoài đẹp ra thì luôn đi kèm các yếu tố như độc, lạ và quý hiếm” – ông nói Ông Chương cũng cho biết, để tìm được 1 con chim ưng ý, hội tụ đầy đủ các yếu tố như màu lông đẹp, ngoại hình bắt mắt, giọng hát hay, ông phải lặn lội, săn lùng ở khắp nơi, cả trong và ngoài nước Giá thành cho mỗi con chim quý trong bộ sưu tập dao động 50 – 250 triệu đồng, đặc biệt, có những con chim độc, lạ, hiếm còn chạm mốc 500 triệu đồng Theo tiết lộ, nhiều thượng khách đến chơi, thăm nhà, thấy chim quá đẹp liền ngỏ ý muốn mua nhưng ông quyết không bán. Bởi ông cho rằng, chơi chim cảnh là thú vui, đam mê của cuộc đời nên bản thân muốn giữ lại làm “của để dành” Với mong muốn, những đứa “con cưng” được tận hưởng điều kiện sống tốt nhất, chủ nhân bộ sưu tập còn thuê hẳn 2 người thợ chuyên làm nhiệm vụ chăm sóc, nuôi chim ở phòng điều hòa. Và đều đặn mỗi tuần sẽ có bác sỹ về chim đến thăm khám Khẩu phần ăn của chim được thiết kế đặc biệt, khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng Các vật dụng đựng thức ăn cũng được thiết kế bắt mắt, tinh xảo Ngoài chơi chim đẹp, ông chủ Chương cũng sở hữu nhiều chiếc lồng đắt đỏ, đẳng cấp bậc nhất Việt Nam. Và không thể không kể đến những “siêu phẩm” lên tới 800 triệu đồng Trong đó, các lồng đựng chim đều được ông đặt mua, thiết kế từ những nghệ nhân hàng đầu Trung Quốc Trên đó, các chi tiết đều được chạm khắc theo các tích nổi tiếng như Thủy Hử, Hồng Lâu Mộng, Tam Quốc… Những “siêu phẩm” độc nhất vô nhị, vô cùng quý hiếm mà ai cũng muốn sở hữu trong đời Một chú chim có bộ lông, màu sắc bắt mắt, đốn tim người đối diện

Theo Dân trí

Chủ đề:

Chị em nội trợ rủ nhau mua chân, càng cua biển về cấp đông ăn dần, rẻ hẳn một nửa mà lại ngon

Mua thịt bò nên chọn 4 phần này, thịt mềm, nấu món gì cũng đều đậm đà

Hội bạn gái cầu thủ Việt Nam bắt trend khoe ảnh “lột xác”: Yến Xuân giảm 10 cân, sexy số 1 làng WAGs

Thanh niên bẻ khóa SH rồi nhanh chóng “bốc hơi”, camera bóc chi tiết bảo vệ bị mắc mưu

Bệnh tật thực sự từ miệng mà ra: Loại vi khuẩn thường “cư trú” trong miệng này có thể là tác nhân thúc đẩy các bệnh ung thư

Vợ đau đẻ một ngày đêm mới sinh được, trong lúc tôi vui mừng định bế con thì cô ấy níu tay thều thào một câu khiến tôi run bắn

Hồ Ngọc Hà từng yêu nhiều người nhưng chỉ Kim Lý mới có được những “đặc quyền” này từ nữ ca sĩ

Từ 13/11 đến 20/11, vận may sẽ đến với 3 con giáp này, hãy nắm lấy thời cơ thuận lợi để rước lộc vào nhà

Ngôi nhà xuất hiện dấu hiệu mất lộc này, hóa giải ngay nếu không muốn xui xẻo đeo bám

Khánh Hòa: Nuôi Chim Yến Trong Nhà Cho Thu Nhập Tiền Tỷ

Nếu như tổ yến (yến sào) xưa kia được xem là loại thực phẩm cao cấp và quý hiếm, chỉ được dùng trong yến tiệc của vua chúa, quan lại, thì nay các sản phẩm chế biến từ yến sào đã được đa dạng hóa, đôi lúc trở nên bình dân. Tuy nhiên với trị giá hàng chục triệu mỗi kg tổ yến, thậm chí cả trăm triệu đồng mỗi kg đối với yến huyết, việc nuôi chim yến được xem như một nghề dành cho những nhà “đầu tư” có tiềm lực về tài chính.

Chăm sóc chim yến non tại Công ty Yến sào Khánh Hòa. “Mỏ vàng trắng” trong nhà

Những mẩu chuyện từ hơn mười năm trước, về việc chim yến vào làm tổ một cách tự nhiên ở một số ngôi nhà: 155 Thống Nhất, thành phố Nha Trang (Khánh Hòa); 21 – 23 Trần Hưng Đạo, thành phố Tuy Hòa (Phú Yên); Nhà hát Thanh Bình, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận)… nay đã trở thành những tư liệu trong các công trình nghiên cứu về phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà. Trong thực tế, nghề này nay đã tạo nên một làn sóng mới về đầu tư sản xuất đầy triển vọng, có sức lan tỏa khá lớn.

Trong lúc đang hoàn thiện nhà thì có nhiều chim yến bay đến đập vào cửa kính. Nhiều con bay được vào nhà thì bám lên trần tường, khiến chủ nhà quyết định dành 80m2 nhà cho chim đến ở. Từ đó hàng năm nhà yến này đã thu được một lượng tổ yến khá đều. Sự may mắn này phần nào cho thấy, không chỉ có những tỉnh vốn rất giàu “tiềm năng” để nuôi yến, tiêu biểu như Khánh Hòa, mà ngay cả những vùng đất mới, nếu lành, chim yến cũng có thể tụ về trú ngụ.

Theo số liệu điều tra vào thời điểm tháng 6/2014, cả nước có 30 tỉnh, thành phố nuôi chim yến trong nhà với tổng số lượng trên 2.610 nhà yến, chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố: Tiền Giang, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh…

Ba năm sau đó, theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng Sơn (Trường Đại học sư phạm Hà Nội) và Thạc sĩ Hồ Thị Loan (Viện Hàn lâm và Khoa học công nghệ Việt Nam), đến tháng 3/2017, cả nước đã có 36 tỉnh, thành phố phát triển nghề nuôi yến trong nhà, với tổng số trên 5.060 nhà yến.

Trong đó các địa phương thuộc khu vực phía Nam như: Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang mỗi nơi có từ 550 – 700 nhà yến. Miền Trung mạnh nhất là các tỉnh: Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Ninh Thuận, khi mỗi tỉnh đều có trên 200 nhà yến và đây là những địa phương đã quy hoạch vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở để phát triển nghề trong tương lai.

Điều đáng ghi nhận là thời gian gần đây, các tỉnh, thành phía Bắc như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, kể cả các tỉnh Tây Nguyên gồm: Kon Tum, Gia Lai cũng đã bắt đầu hình thành nghề nuôi yến trong nhà.

Nắm bắt cơ hội này, với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước duy nhất được giao trách nhiệm quản lý, khai thác yến sào trên các đảo tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa, cũng là địa phương có số lượng hang yến tự nhiên và sản lượng yến sào cao nhất nước, nhiều năm qua Công ty yến sào Khánh Hòa đã đầu tư triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, phục vụ quá trình nuôi yến trong nhà.

Đáng kể đến là các công trình: “Quy trình ấp nở nhân tạo và nuôi chim yến qua từ giai đoạn phát triển”, “Nghiên cứu kỹ thuật xây dựng nhà yến và hoàn thiện quy trình nuôi chim yến trong nhà”, “Nghiên cứu kỹ thuật nuôi chim con và phát triển bầy đàn chim yến nuôi trong nhà”… đều đạt kết quả tích cực.

Áp dụng vào thực tiễn, Công ty yến sào Khánh Hòa xây dựng thành công trên 500 nhà yến cho các hộ dân, doanh nghiệp trên toàn quốc; tư vấn và chuyển giao kỹ thuật đối với hơn 700 nhà yến khác tại Thanh Hóa, Cà Mau, Phú Quốc, Kiên Giang, Phú Yên, Đăk Lăk… tạo nền móng cho một nghề mới đòi hỏi khắc khe về quy trình sản xuất và hàm lượng khoa học, kỹ thuật khá cao ở nhiều địa phương.

Gia đình chị Đặng Thị Thanh Hằng, tổ dân phố Ngọc Thảo, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa là một ví dụ. Năm 2005 gia đình chị xây dựng nhà yến, sau khi được các chuyên gia của Công ty Yến sào Khánh Hòa hướng dẫn kỹ thuật và lắp đặt thiết bị, chị đã thả chim mồi, chỉ thời gian ngắn đàn yến lần lượt kéo về và không ngừng tăng lên. Hiện gia đình chị mở rộng và sở hữu ba ngôi nhà yến, đều thành công khi hàng chục nghìn con chim yến liên tục nhả “vàng trắng”, để mỗi năm chị Hằng thu về trên 300kg tổ yến, trị giá nhiều tỷ đồng.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Lân Hùng Sơn – Trường Đại học sư phạm Hà Nội, người dành không ít thời gian cho nghiên cứu khoa học về chim yến, nói: “Sau hơn mười năm phát triển, nghề nuôi yến trong nhà ở Việt Nam từ chỗ phải mò mẫm tìm hiểu, tự thử nghiệm hoặc nhập khẩu công nghệ, vật liệu từ nước ngoài đã dần nghiên cứu hoàn chỉnh cơ sở khoa học, công nghệ để chủ động phát triển nghề này trên quy mô rộng, phù hợp với điều kiện tự nhiên ở từng địa phương”.

Hướng nào cho nghề nuôi yến tương lai?

Tuy đạt được một số kết quả khả quan, nhưng số lượng nhà yến ở Việt Nam còn khá khiêm tốn, ít hơn nhiều lần so với các nước đi đầu trong phát triển nghề nuôi chim yến trong khu vực, như 200.000 nhà yến tại Indonesia, 10.000 nhà yến ở Thái Lan và 60.000 nhà yến ở Malaysia. Nhìn vào bản đồ các nước Đông Nam Á, các vùng có chim yến sinh sống phần lớn nằm ven biển Andaman (một vùng nước ở Đông nam vịnh Pengal), vịnh Thái Lan và Biển Đông. Lợi thế này cho thấy một thời gian dài Việt Nam đã “chối bỏ” món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng.

Điều kiện sinh cảnh lý tưởng cho yến sinh sống và phát triển bầy đàn là trong vùng có nhiều rừng (vườn) cây, có diện tích lớn mặt nước, có đồng lúa, bụi cây thấp và khí hậu nóng ẩm. Theo các nhà nghiên cứu, các tỉnh Nam Trung bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế hơn cả, bởi điều kiện tự nhiên ở các vùng này rất thuận lợi, hội đủ các yếu tố cho chim yến phát triển, có khả năng nhà yến cho năng suất cao.

Tuy vậy, nghề nuôi yến có mức đầu tư ban đầu khá lớn, lên đến hàng tỷ đồng và phải có thời gian để chim phát triển bầy đàn mới có thể thu hoạch tổ. Chúng phụ thuộc nhiều vào nhà đầu tư, yếu tố tự nhiên, kỹ thuật công nghệ và cách quản lý, khai thác. Trong bối cảnh số lượng nhà yến đang gia tăng, việc quy hoạch phát triển bền vững nghề nuôi chim yến cũng như quần đàn chim yến nhà là điều cần phải tính đến, trong đó nhất thiết phải có sự quản lý của nhà nước.

Tuy nhiên đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ mới ban hành Thông tư 35/2013/TT-BNN&PTNT, quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến bảo đảm vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm. Do đó không ít nhà khoa học, doanh nghiệp và cả người nuôi yến cho rằng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần ban hành văn bản chính thức, quy định cụ thể về quản lý nghề nuôi chim yến tại Việt Nam.

Thạc sĩ Lê Hữu Hoàng – Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Yến sào Khánh Hòa, gợi mở: Khi đã xác định rõ định hướng phát triển ngành nghề nuôi chim yến mang quy mô quốc gia, các địa phương trong toàn quốc cần phối hợp thực hiện trên cơ sở quy hoạch chặt chẽ ở mỗi tỉnh, tránh hiện tượng xây nhà yến theo lối tự phát, không tuân thủ quy hoạch, có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của ngành nghề nói chung và lợi ích của mỗi thành viên.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng Sơn, lưu ý thêm: “Việc quy hoạch các vùng nuôi yến cần tách biệt khu vực xây dựng nhà yến ra khỏi khu dân cư nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. Với các tỉnh hiện có số lượng nhà yến lớn như: Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang cũng nên phát triển ở mức độ vừa phải, bởi lẽ sự cân bằng giữa nguồn thức ăn tự nhiên cho chim yến và chất lượng, năng suất tổ yến cũng là vấn đề cần tính đến.

Với những vùng nuôi yến ở phía Bắc mới hình thành, như: Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình gặp phải trở ngại về thời tiết mùa đông giá lạnh. Làm thế nào để trong mùa đông chim yến vẫn kiếm được mồi với đặc điểm sinh thái vừa bay vừa bắt mồi, là một vấn đề tiếp tục được nghiên cứu.”.

Đi sâu vào một vấn đề chi tiết, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa Tào Anh Tuấn nêu lên yêu cầu cụ thể, cần phải tích cực trồng cây, khôi phục rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, nhất là rừng cây phòng hộ ven biển, trên các đảo, rừng ngập mặn để tạo ra một lượng côn trùng là thức ăn chính cho chim yến. Có như vậy mới từng bước kết nối để hình thành những vùng sinh cảnh phù hợp với các bầy đàn và quần thể chim yến đến kiếm ăn và làm tổ sinh sống lâu dài.

Ngoài ra, các cơ quan chuyên môn tiếp tục tiến hành các công trình nghiên cứu khoa học để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nghề nuôi chim yến, kể cả lĩnh vực chế biến, nhằm tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm yến sào. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh mạnh, việc bảo hộ thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm yến sào của từng địa phương, từng doanh nghiệp cũng cần được chú trọng để đảm bảo uy tín, chất lượng cho các sản phẩm yến của Việt Nam, vốn được thị trường quốc tế lâu nay đánh giá cao.

Cập nhật thông tin chi tiết về Sóc Trăng: Trang Trại Nuôi Thập Cẩm Các Loài Đặc Sản, Quý Hiếm, Thu Tiền Tỷ trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!