Xu Hướng 3/2023 # Sình Bụng, Chướng Diều, Khó Tiêu, Rối Loạn Tiêu Hóa Ở Vẹt # Top 12 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Sình Bụng, Chướng Diều, Khó Tiêu, Rối Loạn Tiêu Hóa Ở Vẹt # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Sình Bụng, Chướng Diều, Khó Tiêu, Rối Loạn Tiêu Hóa Ở Vẹt được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Triệu chứng : – Ăn lâu tiêu so với tốc độ tiêu hoá mỗi cử. – Vẹt non rút, xù lông, bỏ ăn. – Phân sống, ỉa chảy. – Bầu diều sình, bầu diều có dịch nước nhờn. – Trường hợp nặng : Ói bột sau vài tiếng ( Chua, hôi ), chim rối loạn tiêu hoá nặng : chim sụt cân, mất nước. * Nếu Vẹt bị bệnh sẽ phát triển chậm, tỉ lệ chim chết khá cao nếu ko cứu chữa kịp thời. 2. Nguyên Nhân : – Pha bột không đúng cách, bột quá đặt, bột sống. – Đút dồn cử, đút đúp khi thức ăn trong diều chưa tiêu hết. – Chim bị sốc thời tiết do di chuyển xa. – Chim đang bị bênh khác như cúm, viêm phổi cũng bị rối loạn tiêu hoá. 3. Phòng ngừa và điều trị bệnh : – Nên kiểm tra diều vẹt trước khi cho ăn : ko còn thừa thức ăn – ko phì hơi. – Đút theo lịch trình : cử đút – liều lượng phù hợp từng loài, từng giai đoạn. – Kiểm tra phân vẹt non hàng ngày để xem mức độ tiêu hoá của vẹt. – Chim sau khi di chuyển, mua ở tiệm về nên nhưng đút bột sau 4 tiếng, đút ít,  bột lõng hơn ở cử đầu tiên. – Nêu chim bị phì – chướng diều dùng men tiêu hoá lõng ( Enterogermina ) mua ở tiệm thuốc tây bơm liều lượng phù hợp theo thể trạng vẹt, chờ tiêu hoá hết thức ăn, phần hơi ứ rồi cho ăn. Ở cử kế tiếp sau khi bơm nên bơm ít – lõng và dùng kèm men tiêu hoá trong 1-2 ngày để xem tốc độ tiêu hoá.– Nên pha men tiêu hoá ( probio – antibio ), nước cốt táo vào bột cho vẹt non vào các cử Sáng – Tối giúp hỗ trợ tiêu hoá – hấp thụ dinh dưỡng.

Theo: Uri Tò

Tại Sao Nhiều Người Ăn Ớt Bị Đau Bụng, Tiêu Chảy?

Tại sao ớt lại cay?

Khi tiếp xúc với ớt, chúng ta thường có cảm giác cay và nóng rát tại vùng tiếp xúc, đó là do trong ớt có chứa một chất gọi là capsaichin.

Capsaicin có vai trò tham gia vào hoạt động của một kênh protein đặc biệt trên bề mặt tế bào thần kinh quy định cảm giác đau và nóng (gọi là thụ thể TRPV1). Thông thường, các protein này ở trong trạng thái nghỉ và chỉ bị đánh thức bởi nhiệt độ trên 42 độ C. Khi bị kích thích, các tế bào này sẽ phát tín hiệu về cảm giác nóng và đau. Đây là một dạng cảnh báo nhằm giúp não đưa ra phản xạ tránh xa khỏi nguồn nhiệt có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Tại sao nhiều người ăn cay bị đau bụng, tiêu chảy?

Trên cơ thể người, loại protein đặc biệt quy định cảm giác đau và nóng có mặt ở khắp mọi nơi trong toàn bộ hệ thống thần kinh, bao gồm cả tế bào thần kinh trong da cũng như trong hệ thống tiêu hóa. Điều đó có nghĩa là ớt sẽ có tác động đến cơ thể người ở cả bên trong lẫn bên ngoài. Điều này lý giải vì sao khi ăn ớt, cơ thể người thường kích hoạt các cơ chế làm mát như đổ mồ hôi hoặc thậm chí là đi tiểu, bài tiết để hạ nhiệt cho cơ thể.

Bên cạnh đó, capsaichin có trong ớt có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày và đường ruột, khiến cho thức ăn cũng di chuyển một cách nhanh chóng trong đường ruột, dẫn đến phân lỏng. Capsaichin sẽ theo phân đi ra ngoài và cũng có thể kích ứng hậu môn mỗi khi đi đại tiện, điều đó giải thích tại sao bạn đôi khi sẽ cảm thấy nóng rát khi đi vệ sinh mỗi khi ăn đồ ăn cay nóng.

Đau bụng, tiêu chảy khi ăn ớt cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp một số vấn đề sức khỏe như hội chứng ruột kích thích. Đây là tình trạng thường gặp khi các dây thần kinh và các cơ ruột bị nhạy cảm hơn so với bình thường, nghĩa là một số thực phẩm bao gồm các thực phẩm cay nóng có thể gây tiêu chảy, đau bụng và đầy hơi. Hội chứng ruột kích thích không đe dọa đến tính mạng, và bác sĩ có thể cho bạn cách để kiểm soát được bệnh này.

Tại sao một số loài chim ăn ớt rất giỏi?

Cấu trúc của kênh protein quy định cảm giác đau và nóng trong cơ thể chim và động vật có vú khác nhau. Ở chim, capsaicin hoàn toàn không có khả năng xâm nhập và kích hoạt protein này hoạt động. Đó là lý do tại sao một số loài chim ăn ớt rất giỏi (két, sáo, yểng…).

Lời khuyên

Nếu bạn không thể bỏ qua bữa ăn cay, ban đầu bạn nên ăn ớt với số lượng ớt ít và tăng dần theo thời gian để cơ thể thích nghi. Bên cạnh đó, bạn nên ăn kèm thực phẩm có chất bơ như kem, yogurt hoặc sữa lạnh có thể giúp trung hòa tác dụng của chất tạo cay giúp làm giảm tình trạng dạ dày khó chịu và tình trạng bị đau bụng, tiêu chảy.

Nguồn: Y Dược 365

Cách Phòng Và Trị Bệnh Tiêu Chảy Ở Chào Mào

Việc nhận biết chào mào bị tiêu chảy khá đơn giản. Khi thấy chim đi phân loãng, phân ướt, nhìn dưới đáy lồng thấy phân nát. Nếu bệnh nặng nhìn chim yếu ớt, bỏ ăn, ít hót và bay nhảy cũng không nhiều. Nếu để lâu không trị sẽ làm chim dần mất nước, bỏ ăn và chết.

Nguyên nhân chào mào bị tiêu chảy

Có rất nhiều nguyên nhân làm chim bị tiêu chảy, để chữa hiệu quả thì anh em cần biết rõ nguyên nhân mắc bệnh để phòng và trị bệnh tốt hơn.

Do lồng nuôi mất vệ sinh, cóng nước và thức ăn dơ. Khi chim ăn vào sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa làm chim đi phân nước.

Do thay đổi cám đột ngột, bình thường chim đang ăn cám thường có độ đạm và chất nóng ít sau khi chuyển sang cám có nồng độ cao thì sẽ bị tiêu chảy.

Do ăn các loại trái cây có nhiều nước và mát như : Cà chua, cam, dưa hấu…Trường hợp này thì không cho ăn nữa là hết, nhưng không sao có thể cho ăn nhưng không nên ăn thường xuyên.

Do chim bổi chưa thuần, chim nhảy nhiều và uống nước nhiều nên phân đi bị loãng. Chịu khó thuần chào mào dạn người sẽ hết.

Như đã đề cập ở trên, để trị hiệu quả chim bị tiêu chảy thì cần tìm ra nguyên nhân để trị tốt hơn : Có đổi cám mới ? ăn trái cây nhiều nước không …Nhưng trước tiên cần phải vệ sinh lồng gồm bố lồng, cóng nước, cóng thức ăn.

Nếu đổi cám mới thì cần vào cám từ từ cho chim quen với cám có nồng độ đạm cao. Bằng cách dùng theo tỉ lệ trên 1 cóng cám trộn đều : 40% cám cũ + 60% cám mới, chim ăn hết cóng thì cho 50% cám cũ + 50% cám mới, tiếp theo là 60% cám mới + 40% cám cũ, 70% cám mới + 30% cám cũ. Và cuối cùng là chuyển hẳn sang cám mới thì chim sẽ không bị sốc cám làm tiêu chảy hay rụng lông.

Hạn chế cho chim ăn các loại trái cây nhiều nước, thường thì chim ăn chỉ bị tiêu chảy lúc ăn thôi. Còn đối với chim bổi (chim mộc) thì đó là bình thường, vì chim nhảy nhiều, uống nước nhiều đi phân ướt là chuyện đương nhiên. Nếu làm như trên chim vẫn bị tiêu chảy thì thực hiện theo 4 cách sau :

Cách 1 : Cho chim ăn chuối tây ( hay còn gọi là chuối mốc, chuối sứ ) hoặc hồng xiêm ( gọi là sapôchê ). Các bạn chọn những trái vừa chín, còn vị chát để giúp chim nhanh hết bệnh. Nếu bệnh đang nhẹ thì cho ăn 2 loại trái cây trên, khoảng 1 – 2 ngày là chim sẽ hết bệnh.

Cách 2 : Cho chim ăn dứa ( gọi là thơm hoặc khóm) thay nước uống. Đối với dứa thì các bạn dùng thay nước uống cho chim. Dứa rửa sạch, lấy hết mắt ra rồi cắt khoảng 1/4 trái cho chim ăn. Các bạn lấy cóng nước ra, chỉ để lại thức ăn và dứa. Chim ăn khoảng 2 – 3 ngày là hết tiêu chảy.

Lưu ý : Lâu lâu cũng nên bỏ tí nước cho chim uống, vì có thể nhiều chú chim không chịu ăn dứa sẽ bị khát.

Cách 3 : Dùng nước chè chát ( lá chè xanh ), các bạn ra chợ mua bó chè tươi về rửa sạch rồi nấu lên cho chim uống thay nước. Nước chè đổ vào cóng cho chim uống qua ngày rồi thay nước khác, nước chè qua ngày sẽ bị thiu. Chim uống khoảng 2 ngày là hết tiêu chảy. Nước chè chát vừa tốt cho chim, và người nhâm nhỉ xem chim hót thì quá tuyệt rồi. Lưu ý thêm, có nhiều người hỏi chè chát là gì ? có phải trà hay không. Mình xin giải thích là chè chát, tức là lá của cây chè còn tươi. Còn trà mình hay uống được làm từ lá, ngọn của cây chè và đã được sấy khô.

Giải thích 3 cách trên : Với các loại trái cây : Chuối, Hồng Xiêm, Thơm và nước chè xanh chứa các chất có vị chát, vitamin C sẽ giúp làm sạch đường ruột cho chim, diệt các loại vi khuẩn sống trong đường ruột. Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn sẽ giúp cho chim sớm hết tiêu chảy và phục hồi sức khỏe.

Cách 4 : Nếu các bạn làm theo 3 cách trên không được thì chim đã bị tiêu chảy quá nặng. Cần phải mua thuốc trị tiêu chảy cho chim. Các bạn có thể ra tiệm chim cảnh hỏi mua thuốc trị tiêu chảy cho chim. Thuốc tiêu chảy hiệu bác sĩ chào mào, giá khoảng 25 ngàn 1 lọ trị rất tốt.

Các bạn nhỏ vào cóng nước 2 đến 3 giọt cho chim uống. Chim uống khoảng 3 ngày sẽ hết tiêu chảy.

Cách phòng bệnh tiêu chảy ở chào mào

Phải thường xuyên vệ sinh lồng, cóng. Không nên thay đổi cám thường xuyên cho chim, cho chim ăn các loại trái cây có nhiều nước ít thôi, khoảng 1 tuần cho ăn 1 lần, hoặc ăn vào ngày nóng.

Tiêu Chí Chọn Chào Mào Hay

CÁCH CHỌN MỘT CON CHIM CÓ TỐ CHẤT ĐI THI

1: Ý nghĩa của từ chim chào mào tố chất?

Tôi để ý thấy rằng có rất nhiều anh em còn mơ hồ với vấn đề này, và một bộ phận không ít anh em vẫn không hiểu được 1 con chim tố chất là như thế nào? Và từ đó các anh em cứ lẩn quẩn không thể thoát ra được cái vòng mơ hồ đó. Trước tiên chúng ta cần phải biết cụm từ này được sử dụng phổ biến rộng rải khi nào? Xin được nói luôn là nó được sử dụng rộng rải bắt đầu khi các cuộc thì đầu tiên diễn ra, còn thời gian thì không ai có thể thể nói chính xác là khi nào. Nhưng chốt hạ 1 điều là từ tố chất này được xuất hiện từ khi có các cuộc thi. Ý nghĩa của từ tố chất đó chính là nhằm miêu tả được những chú chim hội tụ đầy đủ tiêu chí của ban tổ chức các cuộc thi diễn ra.

2: Thế nào là một con chim chào mào tố chất

Chim chào mào (Nguồn Internet)

Tiêu chí thứ 1:

Chim thi đấu phải siêng sàn cầu, chạy cầu, xoè đuôi, bung cánh, thái độ phải linh hoạt, nhảy cầu này sang cầu khác liên tục.

Chim thai độ hung hăng, doạ nạt đối phương, luôn đứng vươn mình, cup cầu hình chữ C. Ché chét để doạ nạt đối thủ.

Chim phải chơi liên tục đến khi hết cuộc thi. Không được rỉa lông, tắm nắng; tắm cóng nước. Chim đang thi đấu không được bu lồng, chụp lồng, lộn mèo, chụp đuôi, quay vòng, bu nóc, ngoáy lên xuống đáy lồng liên tục.

Tiêu chí thứ 2:

Những chú chim ra giọng, đổ bọng trong suốt cuộc thi sẽ được lựa chọn. Chim ra phải nhiều giọng, đảo giọng liên tục, giọng luyến láy rõ ràng. Và những chú chim siêng hót và ché nhằm thị uy với đối thủ. Chim ra giọng cần phải rõ ràng và phải đạt từ 3 âm tiết trở lên. Những chú chim kêu huýt hiu, quit quiu, quýt quýt không được chọn.

Tiêu chí thứ 3:

Chim thi đấu cần phải có thân hình thon gọn, nhanh nhẹn, dáng phải đẹp và cân đối. Chim phải thay lông xong, lông không bì xù, cụt đuôi, thiếu cánh. Và chào mào không bị tật lỗi.

4: Giọng hót chào mào đi thi

5: Dáng bộ chào mào đi thi

Dáng bộ nó làm tăng thêm vẻ đẹp của một chú chim lên, nhìn trông nó thêm uy lực, thường thì anh em bây giờ đều thích chọn những con thon dài, mình ống, mỏng lông, mũ lân. Vâng đúng thế những con như vậy thường rất đẹp chim, cho dù nó có chơi không thuyết phục thì cũng dễ mua bán các anh em nhỉ, vì con người chúng ta nhìn bằng mắt mà. Nhiều anh em nói rằng những con có dáng bộ đẹp, mũ lần, họng bò thương dữ chim và hay hơn. Nhưng thực chất là không phải con nào cũng như vậy, 1 con chim hay dỡ và dữ hay không nó phụ thuộc vào cái nết của con chim chứ không phụ thuộc vào dáng bộ. Chẳng qua những con mũ lân thường chúng ta để ý thấy cái mào của nó không bao giờ cụp cả, mà chào mào thì đẹp nhất ở cái mủ, nếu cái mủ không cụp thì nó mới đẹp. Có 1 điều oan ức dành cho những chú chim không phải mủ lân là thế này. Giả sử có 2 con chào mào thi đấu ngang nhau mà ta hay gọi là đấu 5 – 5 đấy thì dường như khi nào cũng vậy trọng tài sẽ nghiêng và chọn những con có dáng bộ đẹp mũ lân họng bò hơn là con kia. Nhưng trường hợp này rất hiếm khi xảy ra nên anh em cũng không cần thiết phải lo lắng lắm. Không cần phải dáng bộ đẹp mũ lân hay gì cả, miễn thì đấu tốt là được rồi

6: Nết chơi của chào mào đi thi

7: Thái độ thi đấu của chim thi

Thường thì ở những vòng đầu tiên thì không cần gì phải thái độ thi đấu cho nhiều cả vì những vòng đầu thường là khởi động nên chỉ cần chú chim linh hoạt, năng nổ một xíu là được rồi. Riêng đối với những vòng chọn hay những vào bắt đầu vào top thì lúc này thái độ thi đấu mới quan trọng. 1 con chim có thái độ thi đấu tốt thường thể hiện rất rỏ rệt, khi nào nó cũng luôn hướng về phía đối thủ của nó mà ra giọng đấu hót. Thái độ thi đấu như vậy còn được gọi là găm chim, một con chim mà đấu găm chim như vậy thường rất ít bỏ nước trong suốt quá trình thi đấu.

8: Độ bền của chim thi

( Nguồn: sưu tầm )

Cập nhật thông tin chi tiết về Sình Bụng, Chướng Diều, Khó Tiêu, Rối Loạn Tiêu Hóa Ở Vẹt trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!