Bạn đang xem bài viết Quan Điểm Phật Giáo Về Nuôi Chim Cảnh Hay Cá Kiểng được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Rất nhiều người sau khi tiếp xúc với giáo lý của nhà Phật biết được vấn đề cần tôn trọng sự tự do, bình đẳng của tất cả chúng sanh, nên tránh việc tác động trực tiếp hay giản tiếp đến sự sống chết của những sinh vật khác.
Từ những điều này khiến họ cảm thấy bối rối vì không biết phải làm sao khi đã và đang nuôi những chú cá kiểng trong bể cá hay chim cảnh nhốt trong các lồng ở gia đình.
Chị Hoàng Thị Thanh, quận Bình Tân (TPHCM) tâm sự: “Trong nhà có cô con gái rất thích nuôi cá kiểng để giải trí. Cháu cho rằng mỗi khi đầu óc cháu bị căng thẳng vì học tập thì thích ngắm các chú cá bơi lội trong bể. Tuy nhiên khi chị đến chùa quý thầy khuyên là không nên vì làm thế là làm mất tự do và làm chúng dễ bị chết nên chị muốn đem thả nhưng con không cho”.
Trong khi chị Thanh đang băn khoăn với việc nuôi cá cảnh thì anh Hoàng Trọng Tín, quận Bình Thạnh (TPHCM) lại bối rối với số chim cảnh lâu nay anh vẫn nuôi.
Theo anh Tín, ngay từ nhỏ anh rất thích nuôi chim cảnh, vì thế hễ ở đâu có chim đẹp, hót hay là anh tìm đến mua để chơi. Tuy nhiên, một lần vào chùa Hoàng Pháp (Hóc Môn) được nghe quý thầy giảng về việc sát sanh, bắt chim nhằm thỏa mục đích cá nhân của con người.
Việc bắt chim về nuôi cảnh làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng. Những chú chim mẹ sẽ lìa đàn con, chim chồng mất vợ. Ngay như giọng hót của những con chim ngoài tự nhiên bao giờ cũng hay hơn trong lồng thường có sự u uất trong đó… Tự nhiên anh cảm thấy lo lắng và không biết phải làm sao cho đúng?
Còn chị Đoàn Xuân Nguyên (quận Tân Bình) có người bạn đi công tác mua được 2 con hồng chướng (1 xanh, 1 đỏ) và 1 con chim sáo rất đẹp về khoe. Vì là một Phật tử nên chị hiểu vì sao không nên nuôi chim cảnh hay cá kiểng.
Chị Nguyên tâm sự: “Lúc đó tôi lựa lời khuyên với bạn, người ta đi mua chim, cá phóng sanh giải bớt nghiệp, còn bạn thì lại đi mua về như thế không tốt. Tuy nhiên dù nói thế nào người bạn cũng không chịu thả, vì cho rằng để có mấy con chim này đã tốn không ít tiền và thích nuôi chúng”.
Tránh được nên tránh, còn không phải chăm sóc tốt
Nói về vấn đề này, Sư Thích Giác Nhường ở Tịnh xá Trung Tâm cho rằng: Đã nói cá nước, chim trời, đây chính là môi trường sống tự nhiên của những loài này. Chúng sống ở đây mới tự do, đúng với tự nhiên.
Khi con người bắt chúng để nuôi, phục vụ cho sở thích của cá nhân nhằm phục vụ phong thủy hay giải trí, thì đã làm nó xa rời môi trường tự nhiên, bị bắt vào lối sống gượng ép.
Dù việc làm này không tác động khiến chúng chết ngay nhưng chúng ta là Phật tử thì nên hạn chế bắt chúng sanh khác để làm vật nuôi, không thể vì sự vui, giải trí, mục đích của mình mà thay đổi môi trường sống, hạn chế lối sống tự do, làm cho những sinh vật này cảm thấy khó chịu, khiến chúng đau khổ.
Theo sư Giác Nhường, đối với những người đã và đang nuôi cá kiểng hay chim cảnh thì nên chăm sóc, đảm bảo môi trường sống tốt, cho chúng ăn đẩy đủ… vì dù sao những con vật này đã thích nghi trong môi trường này rồi. Nếu chúng ta đem chúng thả về tự nhiên có thể lại khiến chúng không biết phải tồn tại như thế nào khi đã quen có thức ăn ngay bên cạnh.
Bên cạnh đó người Phật tử cũng nên thường xuyên cầu nguyện cho chúng nếu mất đi có thể thoát khỏi nghiệp làm thân cá, thân chim… vươn lên một cảnh giới khác.
Ngoài ra những người chơi cá kiểng hay chim cảnh nên cẩn thận đừng làm chúng chết. Cần tránh nuôi những con lớn và con bé, có thể xảy ra hiện tượng cá lớn nuốt cá bé, sát hại lần nhau. Tránh việc nuôi cá, nuôi chim để đem đi đá nhau, cá độ cờ bạc… điều này không chỉ ảnh hướng đến chính cuộc sống của người nuôi, mà còn tác hại xấu cho xã hội.
Hoài Lương
Nuôi Cá Kiểng Trong Nhà Có Mang Tội Hay Không?
Thay vì, không nuôi cá, thì các em lại nuôi những con vật khác, như chó, mèo, chim chóc v.v… Như vậy, chả lẽ nuôi mấy con vật đó đều mang tội hết hay sao? Nếu như mang tội, thì tại sao ở trong chùa lại có những chùa nuôi những con vật này?
Kính bạch thầy, con gái của con có nuôi cá kiểng ở trong nhà để giải trí, mỗi khi đầu óc của cháu bị căng thẳng vì học thi. Nuôi như vậy con không biết cháu có bị mang tội hay không? Khi xưa, con chưa hiểu đạo thì không nói chi, bây giờ hiểu rồi con rất sợ tội. Kính mong thầy hoan hỷ cho con lời khuyên giải.
Tội phát xuất từ nơi tâm. Tùy chỗ dụng tâm mà có ra thành tội hay không thành tội. Nếu dụng tâm ác rồi thúc đẩy thân hành động ác, miệng nói lời thô ác, thì đó là mang trọng tội. Ngược lại, nếu dụng tâm lành, thân làm điều lành, miệng nói điều lành, kết quả, tất nhiên sẽ hưởng quả báo lành. Do đó, luận về tội hay không tội, là gốc ở nơi tâm. Một hành động, được kết hợp chặt chẽ bởi ba nghiệp: thân, khẩu, ý, thì mới kết thành tội được.
Dựa theo luận cứ căn bản này, thì việc con gái của Phật tử nuôi cá kiểng chưa hẳn đánh giá kết luận là tội được. Tại sao? Bởi vì chỗ dụng tâm của em không mang tính độc ác. Vì em chỉ nghĩ đến việc nuôi cá như là một niềm vui giải trí, khi cho cá ăn hoặc khi nhìn thấy sự bơi lội đùa giỡn tung tăng của cá. Hơn thế nữa, mục đích là để cho đầu óc của em được thư giãn thoải mái thanh thản, khi bị căng thẳng, vì việc học hành thi cử. Thay vì, không nuôi cá, thì các em lại nuôi những con vật khác, như chó, mèo, chim chóc v.v… Như vậy, chả lẽ nuôi mấy con vật đó đều mang tội hết hay sao? Nếu như mang tội, thì tại sao ở trong chùa lại có những chùa nuôi những con vật này? Có nhiều chùa vẫn có xây hồ để nuôi cá, hoặc là nuôi chó, mèo v.v…
Theo tôi, có tội hay không là khi chúng ta nuôi mà bỏ bê chúng nó. Chúng ta không chăm sóc chúng nó kỹ lưỡng và thường bỏ đói chúng nó. Nếu nuôi như thế, thì mới là có tội. Tội là vì bỏ đói chúng nó. Thay vì, nếu chúng ta không nuôi chúng nó, thì chúng nó cũng vẫn biết tự đi tìm kiếm thức ăn. Ðằng này, nuôi mà bỏ đói chúng nó, hoặc cho chúng nó ăn thất thường bữa đói bữa no, như thế thì thật là có tội.
Tóm lại, Phật tử yên tâm đừng có lo lắng và đứa con gái của Phật tử cũng không có tội tình gì. Vì mục đích là tốt chứ không phải là xấu. Ðiều quan trọng là nên chăm sóc nó cẩn thận, đừng bỏ đói chúng nó là được. Tuổi trẻ ở xứ này, đa số phải thành thật mà nói, chúng nó rất quý mến thương yêu các loài sinh vật. Sự thương yêu nuông chiều loài vật của các em, thật không thua gì thương yêu loài người. Thậm chí có khi còn hơn thế nữa. Ðó là một sự thật, không ai có thể phủ nhận được.
Thích Phước Thái
Thích Phước Thái
Giáo Điểm Trung Mang, Giáo Phận Đà Nẵng.
Giáo Điểm Trung Mang, Giáo Phận Đà Nẵng.
Trung Mang là địa danh của xã Ba, thuộc huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam. Từ Đà Nẵng lên Trung Mang, du khách phải vượt qua khoảng 60 cây số trên đường tỉnh lộ 14G. Người ta có thể đi theo xa lộ Hoàng Văn Thái khi đến gần Bà Nà thì rẻ trái để vào con đường 14G, tiến lên khu du lịch sinh thái Thần Tài, rồi Suối Hoa…và Lái Thiêu. Hoặc đi theo con đường Túy Loan lên. Sau khi vượt qua con dốc Kiền, quí vị đã bắt đầu đi vào địa giới xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Qua khỏi dốc Kiền chừng 4 cây số là chúng ta đến Giáo Điểm Truyền giáo Trung Mang, thuộc xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh cung đường miền núi này, du khách sẽ say mê thỏa thích nhìn ngắm những đồi chè Trung Mang thoai thoải, trải dài đến ngút ngàn, giữa núi rừng nguyên sơ, như một bức tranh thiên nhiên thơ mộng và sinh động. Đồi chè Trung Mang thuộc nông trường Quyết Thắng (xã Ba, huyện miền núi Đông Giang). Nơi đây là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách để phóng tầm nhìn ngút ngàn tươi mát và say mê săn tìm những bức hình kỷ niệm đầy thơ mộng. Du khách mê du lịch miền núi ngang qua đây không thể bỏ qua những đồi chè Trung Mang xinh tươi này. Nếu du khách qua đây vào đúng dịp những búp chè non vừa nhô lên, hoặc đúng lúc những đóa hoa chè trắng tinh nở rộ, thì chắc chắn đồi chè Trung Mang sẽ làm ngây ngất và say đắm lòng người. Có nhiều bạn trẻ thích chọn nơi này để chụp những bức hình cưới thật lãng mạng và độc đáo, theo phong cách Hàn quốc.
Trung Mang còn nỗi danh về loại chim cảnh “Chào mào Trung Mang”.Chào mào Trung Mang có chất giọng độc đáo mà không có nơi nào sánh kịp.
Khi đến trụ sở UBND xã Ba, chúng ta rẻ vào con hẻm ở bên trái, chừng 50m, là chúng ta đến Giáo điểm truyền giáo Trung Mang. Đây là vùng rừng núi bạt ngàn với khí hậu rất dễ chịu. Những đêm hè nóng bức ở thành phố, nhưng ở Trung Mang người ta phải đắp mền vì lạnh. Giáo điểm truyền giáo Trung Mang do linh mục Giuse Đỗ Xuân Hướng đã kỳ công tạo dựng. Trung Mang là khu sinh sống của đồng bào Cà Tu, nơi đây chưa bao giờ có bóng dáng người Công Giáo, cũng như chưa bao giờ có hình ảnh của ngôi nhà nguyện hay thánh đường. Thế rồi Chúa đã muốn bóng dáng Thánh giá của Ngài phải được vươn cao nơi đây, nên có một số di dân từ các tỉnh phía bắc như Ninh Bình, Nam Định, vào vùng đất này để sinh cơ lập nghiệp như khai thác vàng ( Sông Vàng ), trồng rừng, chăn nuôi…trong số đó có nhiều người Công Giáo. Ban đầu họ tìm đến Giáo xứ Đông Vinh để tham dự thánh lễ các ngày Chúa Nhật và lễ trọng. Từ Trung Mang về Đông Vinh khoảng chừng 20 cây số.
Đông Vinh cách TP Đà Nẵng gần 40km về phía tây. Đông Vinh thuộc thôn Hòa Thọ, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, giáp ranh với huyện Đông Giang, của Quảng Nam. Đông Vinh đã có từ rất xa xưa, do một số giáo dân, trốn tránh bách hại, lên trú ẩn nơi thâm sâu cùng cốc này. Trong thời kỳ chiến tranh Việt – Pháp, nhà thờ đã bị phá hủy, giáo dân phải ly tán khắp nơi để tránh bom đạn. Sau khi đất nước hòa bình, giáo dân Đông Vinh mới lần hồi quay về quê Cha đất Tổ là ăn sinh sống, và họ cũng đã góp công góp sức xây dựng lại một ngôi nhà nguyện bé nhỏ, tạm bợ, để có nơi sớm tối đọc kinh cầu nguyện với nhau. Thời trước giáo dân Đông Vinh phải xuống tận Giáo xứ Lệ Sơn để dự lễ Chúa Nhật, lễ trọng. Sau này khi có Giáo xứ Thạch Nham thì Đông Vinh trở thành một Giáo họ của Thạch Nham.
Đầu tháng 9 năm 2010, ĐGM Giáo phận Đà Nẵng, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, đã bổ nhiệm Linh mục Jos.M. Đỗ Xuân Hướng, phó xứ Thạch Nham, về làm quản nhiệm ( chuẩn Cha sở ) tiên khởi Giáo họ Đông Vinh. Đến lễ Giáng Sinh năm 2010, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri đã chính thức trao thẩm quyền quản nhiệm Giáo họ biệp lập Đông Vinh, được tách ra từ giáo xứ Thạch Nham, cho Cha Giuse Đỗ Xuân Hướng. Đông Vinh là một Giáo họ miền núi rừng, xa xôi, hẻo lánh, nghèo nàn, không có bất cứ một cơ sở vật chất nào, nhà thờ tạm bợ bé nhỏ, không nhà xứ, không nơi sinh hoạt … giáo dân lại quá khó nghèo, cuộc sống nương rẫy, trồng trọt, chăn nuôi, cũng chỉ đắp đỗi qua ngày. Tuy nhiên Giáo họ Đông Vinh là một Giáo họ đầy hứa hẹn, vì cánh đồng truyền giáo rất bao la, hai huyện giáp ranh là Đông Giang và Tây Giang thuộc tỉnh Quảng Nam là vùng toàn lương dân, và dân tộc Cà Tu.
Đến năm 2013, kỷ niệm 50 năm thành lập Giáo phận Đà Nẵng, Đức cha Châu Ngọc Tri, Giám mục Giáo phận Đà Nẵng đã nâng những giáo họ biệt lập lên thành giáo xứ để cho giáo phận có đủ 50 giáo xứ, nên giáo họ biệt lập Đông Vinh cũng được nâng thành giáo xứ Đông Vinh, và cha quản nhiệm Giuse Đỗ Xuân Hướng cũng được nâng lên là quản xứ tiên khởi của giáo xứ Đông Vinh.
Kể từ đó Cha Giuse Đỗ Xuân Hướng tìm mọi cách để mở rộng nước Chúa.
Giáo điểm Trung Mang ngày mồng 8 tết Kỷ Hợi – 2023
Duy Trà Phạm Cảnh Đáng
.
Dạo Chợ… Nuôi Chim Cá Cảnh
Gọi là chợ vì ở đây cảnh người mua kẻ bán tấp nập suốt ngày nhưng kỳ thực chẳng phải là chợ hẳn hoi, vì chẳng bảng hiệu, chẳng được công nhận trên giấy tờ… Ấy vậy mà “chợ côn trùng” hay “chợ sâu bọ” này đã tồn tại suốt 15 năm qua, nằm lọt thỏm giữa phố xá đông người ở khu Thuận Kiều, quận 5, TPHCM.
Ngay giữa vòng xoay bao quanh bởi các con đường Thuận Kiều, Tân Hưng và Hồng Bàng, chợ sâu bọ bán đủ thứ thức ăn từ tươi đến khô cho chim cá cảnh, nào dế, cào cào, sâu bé, sâu lớn, rắn liu điu, các loại “lương khô” đóng gói sẵn… Ngay cả vài người bán lẻ những chuồng chim sâu, chích chòe, chào mào… cất tiếng hót ríu rít nghe vui tai.
Chợ bán thứ cho người chơi kiểng
Chợ mở cửa từ 6 giờ sáng đến tận 6 giờ chiều, là địa điểm quen thuộc của những người chơi chim cá cảnh và những khách hàng lấy mối sỉ ở các tỉnh miền Tây và miền Trung.
Sáng sớm cuối tuần, tôi lân la đến khu chợ này, làm quen chị Mai “Dế”, người bán kỳ cựu đã 15 năm nay ở đây. Chị nói: “Người ta quen gọi tôi là Mai Dế vì tôi chuyên cung cấp sỉ và lẻ dế cho các tỉnh miền Tây, miền Trung và ngay trên địa bàn Sài Gòn này”. Bên cạnh dế, chị Mai còn bán các loại rắn liu điu, cào cào, sâu lớn, sâu nhỏ.
Chị Mai kể, vì chị bỏ sỉ nên không phải ngồi bán từ sáng đến chiều như những bạn hàng xung quanh. Ngay từ buổi chiều hôm trước chị và những người làm thuê của mình đã phải đi bắt các loại côn trùng ở miệt Củ Chi. “Hồi trước tôi cũng bán chim nhưng từ hồi dịch cúm bùng lên, tôi không còn kinh doanh mặt hàng này nữa”, chị Mai nói. Vì bỏ sỉ và cần đến 10 người phụ việc nên vốn chị bỏ ra lúc đầu là 15 triệu đồng, mỗi ngày kiếm lời khoảng vài triệu. Tay chỉ mấy cái thùng giấy đóng gói sẵn, chị Mai nói: “Đây là thùng dế tôi sắp chuyển về cho mối quen ở Châu Đốc nè!”.
Một người khách – mối lẻ của chị Mai vừa chọn mấy bao đựng cào cào, rắn liu điu vừa nói: “Từ 4-5 năm nay, sáng nào tôi cũng tốn ít nhất 15.000 đồng đồ ăn cho mấy con chích chòe, chào mào nhà tôi. Thú chơi cũng hơi tốn một tí”.
Không như chị Mai, chị Oanh, từ Tiền Giang lặn lội lên Sài Gòn kiếm sống bằng cái nghề này hơn một năm nay. Chị Oanh mua lại côn trùng từ bạn hàng rồi bán cho khách lẻ, khách qua đường từ sáng sớm cho đến chiều muộn. Vốn chị bỏ ra 2-3 triệu đồng, mỗi ngày thu lời khoảng hơn 200.000 đồng. Chị Oanh nói: “Tôi bán lẻ nên không cần người phụ. Cũng nhờ bán giá phải chăng nên cũng có nhiều khách quen. Khách của tôi đa phần là trong thành phố, ngày nào cũng ghé mua”.
Chao ôi, để kiếm đồng tiền “sạch”!
Để có “sản phẩm” cung cấp cho người nuôi chim cá cảnh, những người đi đánh bắt cũng gặp không ít hiểm nguy. Trong lúc chị Oanh ngồi nói chuyện với tôi, chị Mai “Dế” chạy sang sững sờ: “Chiều tối qua, cái thằng làm thuê cho tao lội qua suối bắt cào cào bị trượt chân té, nước cuốn mất, chết ngắt! Hổm rày, trời mưa quá mà. Tội nghiệp thằng nhỏ nhà nghèo, chết không có tiền, tao với mấy người trong xóm góp tiền làm đám tang cho nó”.
Chị Mai chia sẻ, kiếm được đồng tiền khó lắm vậy mà dạo gần đây, đội trật tự khu vực bắt đầu “nhòm ngó”, họ đến bắt, rồi rượt đuổi mấy người bán ở đây. “Dẫu biết rằng, việc lấn chiếm lề đường là sai luật, nhưng nếu không cho bán mấy thứ này, biết làm nghề gì để kiếm sống đàng hoàng bây giờ!”, chị Mai thổ lộ.
Lời chị nói làm tôi nhớ lần sang Thái Lan, đến thành phố Pattaya nhộn nhịp về đêm, dân Thái buôn bán tràn xuống lòng đường, xe cộ và người đi lại đông nghịt như mắc cửi; song không thấy các đội trật tự đi tuần tra bắt bớ, rượt đuổi mấy người buôn bán trên đường. Hỏi anh Lee, hướng dẫn viên địa phương của đoàn chúng tôi, mới hay rằng, chính quyền Thái Lan luôn tạo điều kiện làm ăn cho những người nghèo. “Họ không đuổi bắt những người bán lấn lề đường như ở Việt Nam các bạn, bởi họ quan niệm rằng, nếu không cho họ bán, biết đâu những người này sẽ làm những việc phạm pháp, cướp của giết người… thì có phải là xấu không”, Lee nói.
Chuyện buôn bán lấn chiếm lề đường tại Việt Nam là câu chuyện dài và mãi chưa tìm được lối thoát. Nói về chuyện này, nhiều người cho rằng cơ quan chức năng cần có một giải pháp nào đó để giải quyết công ăn việc làm cho người nghèo và để họ không phải lấn chiếm lòng lề đường – hành vi vi phạm pháp luật.
[box type=”bio”] Giá cả các loại côn trùng:
Một bao dế 5.000 đồng, một bao rắn liu điu nhỏ 4 con giá 12.000 đồng, một bao rắn lớn 4 con giá 10.000 đồng. Một ki lô gam sâu lớn 150.000- 160.000 đồng, một lon sữa sâu nhỏ 10.000 đồng.[/box]
Minh Nhật
Cập nhật thông tin chi tiết về Quan Điểm Phật Giáo Về Nuôi Chim Cảnh Hay Cá Kiểng trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!