Bạn đang xem bài viết Nuôi Yến Ở Tầng Thượng Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Với các hệ thống nhà 2 tầng trở lên, việc cải tạo hoặc nâng tầng để phục vụ nuôi yến đem lại nhiều hiệu quả kinh tế vừa tận dụng được hiện trạng mà không thay đổi gì về kết cấu nhà ở.
Hiện nay, Mô hình nuôi chim yến tại Việt nam: dùng phương pháp dẫn dụ. Trước hết phải nhờ tư vấn, thiết kế sao cho ngôi nhà đúng qui cách, rồi dùng máy phát ra âm thanh gọi bầy để dụ yến về. Muốn cho yến làm tổ, trước hết phải lắp một vài cái tổ giả, yến tưởng tổ của chúng mới chịu vào ở. Làm một căn nhà 100m2, lắp đặt hệ thống thiết bị dụ chim trong tự nhiên về làm tổ, sau 1 năm nếu dụ được 50 – 60 cặp yến về ở coi như thành công. Chọn âm thanh dụ Yến, Khi những con yến trưởng thành nhận được tín hiệu phát ra từ đĩa “dụ” Yến, chúng sẽ tự động tách bầy. Lúc đầu chúng chỉ thám thính, sau đó mới quay lại tìm chỗ “cư trú” và sống với nhau thành đàn. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn nuôi chim yến, bí quyết để thành công trong việc dẫn dụ chim yến: Kỹ thuật dẫn dụ yến vào nhà Môi trường phải thoáng mát, sạch, yên tĩnh, ít người lui tới, trừ lúc làm vệ sinh hoặc chăm sóc các tổ chim non. Những khung cây, ván chuyên dụng dành cho chim làm tổ phải mềm và tuyệt đối không có mùi khác thường, chịu nước và không bị ẩm mốc. Yến làm tổ bằng chính nước bọt của chúng tiết ra rồi tự kéo thành sợi nhỏ, cuộn lại giống hình vỏ sò. Sau khi chế biến, nó sẽ trở thành một loại thực phẩm quý hiếm mà xưa kia đã từng được xếp vào hàng “bát trân”. Nghề lấy tổ yến ngoài biển đảo rất vất vả vì phải leo lên giàn giáo nguy hiểm, còn tổ yến trong nhà rất dễ khai thác, chỉ cần biết bóc tách sao cho tổ còn nguyên vẹn là được. Ông Mười Thiết – Tiền Giang tiết lộ, nghề nuôi yến hiện nay lợi nhuận rất cao nhưng muốn thành công, người nuôi phải say mê và nắm vững kỹ thuật, nhất là môi trường xung quanh phải ổn định. Đặc biệt, thời gian khai thác phải hợp lý, tránh lấy tổ lúc chim mới đẻ trứng hoặc con vừa mới nở. CÔNG NGHỆ NUÔI YẾN TRONG NHÀ Điều kiện nuôi: 1/ Nhà có DT 50m2 trở lên, nhà nuôi yến thành phố phải bằng hoặc cao hơn nhà xung quanh nhà kế bên, phải có chuồng cu lượn cho yến lượn, nhà vùng quê thì điệu kiện tốt cho chim bay lượn hơn. 2/ Nhà tận dụng hoặc nâng tầng để nuôi: người bên cô ng ty đến khảo sát thực tế, hướng dẫn cách làm cụ thể, chừa lổ thông thoáng mát đúng qui cách, và kiểm tra hướng chim ra vào theo đúng qui trình tự nhiên thích hợp điều kiện chim yến làm tổ. (Ví dụ: với căn nhà một trệt, một lầu. Tầng trệt dùng làm phòng giao dịch/ nhà ở, tầng lầu tiến hành nuôi chim yến). 3/ Nếu nhà xây mới: trong quá trình xây dựng bên côn g ty đến hướng dẫn Kỹ thuật làm nhà nuôi chim theo đúng qui trình tự nhiên thích hợp điều kiện chim yến làm tổ. Qua tìm hiểu, việc nuôi chim yến của người dân hầu hết không thực hiện theo công nghệ Vì chưa tạo không gian, nhà nuôi chưa thoáng và điều kiện thuần cho yến thích nghi. Chuyển giao công nghệ nuôi chim yến trong nhà: Đây là một mô hình kinh doanh mới tại khu vực ven biển miền Trung và Nam bộ – là một môi trường lý trưởng thích nghi nhất cho yến sào. Mô hình nuôi chim yến tại nhà là nghề mới đầy sức hấp dẫn, hiệu quả kinh tế cao, chỉ cần đầu tư một lần, không phải đầu tư giống, thức ăn chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh… Nuôi yến còn có lợi ích về môi trường, bởi yến sống hoang dã, thức ăn của chúng là các loại sâu bọ, côn trùng gây hại cho sản xuất nông nghiệp, chưa kể còn có thể phát triển du lịch. Hiện nay cô ng ty đã chuyển giao công nghệ nuôi yến cho một số hộ gia đình ở thành phố từ Đà Nẵng, Quang nam, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Phan Thiết , Đồng Nai, Bình Dương , Thành phố HCM, Long An, Tiền Giang… với kỹ thuật nhân tạo để tạo dựng trong nhà một môi trường thiên nhiên hoang dã như tạo hang hốc, phòng tối, xử lý ánh sáng vừa phải, lắp đặt hệ thống phun sương, tạo mưa, dụ chim yến về sinh sống và làm tổ, sử dụng máy gọi âm thanh theo tiếng bầy đàn của chim yến… Ngôi nhà Chim Yến lý tưởng. Căn nhà Chim Yến rộng, nên gần vùng có nhiều cây, đầm ao hồ …(trung vùng kiếm ăn bán kính 30km), không có cây cao che lấp cửa thu chim, sàn của mỗi tầng lớn (lý tưởng 300m2/sàn – 12×25), chim Yến có thể lượn dễ dàng và mang lại cho ta năng suất tổ Yến rất cao, trung bình 6m2/ 1kg. Đặc biệt gần sông nước và trước lỗ ra vào có tạo hệ thống phun sương là rất thích hợp cho chim Yến. Khoảng cách của lỗ thông hơi cách tấm sàn trên và dưới 50cm là khoảng cách lý tưởng. Khoảng cách lỗ ra vào ta dựa vào từng ngôi nhà được xây dựng lớn nhỏ để biết cách chừa lỗ cho chim vào. Có thể (20×30 cm) – (40×60 cm) (40x80cm) tùy theo số lượng bầy đàn trong tương lai, hoặc trong từng giai đoạn để chúng ta thiết kế sao cho phù hợp … Khoảng cách của thanh làm tổ và cách đóng tùy vào khổ ván (theo chiều rộng). 1.Thanh làm tổ cho Chim cũng rất quan trọng, không nên sử dụng gỗ chưa đuợc nghiên cứu như: gỗ xoài, ổi, bạch đàn, cừ tràm…Đặc biệt một số bà con tự nghiên cứu mày mò và đóng những loại gỗ mà gia đình có sẵn hoặc mua những loại gỗ không phù hợp với đặc điểm của nhà Yến. Dẫn đến chim không những ít vào ở mà còn tốn kém chi phí rất cao khi phải khắc phục lại để đạt hiệu quả thực sự như mong muốn. Chính vì thế chúng ta phải lưu ý và sử dụng thanh làm tổ chuyên dụng.
Những nguyên vật liệu phụ dẫn dụ nhà Yến. 1.Tổ giả: Tùy vào từng điều kiện, môi trường đầu tư hoặc căn cứ vào mùa mình bắt đầu đầu tư để cân nhắc việc lắp nhiều hay ít tổ. Chúng ta không nên lạm dụng sử dụng tổ giả nếu chúng ta chưa hiểu hết tác dụng của nó đối với bản chất sinh sống của loài chim Yến, Yến sẽ có cảm giác khó chịu, giảm hiệu quả bầy đàn cũng như năng suất làm tổ…
2.Loa trong nhà: Việc thiết kế và bố trí hệ thống loa trong nhà là rất quan trọng. Hệ thống phải được thiết kế làm sao sử dụng được nhiều chế độ tiếng khác nhau trong từng thời điểm trong ngày và đêm. Đặc biệt việc bố trí hợp lý để tạo hiệu ứng bầy đàn hiệu quả nhưng phải tiết kiệm tối đa khi chúng ta đầu tư. Tránh việc chúng ta tìm hiểu qua loa và suy diễn, tự đầu tư, tự gắn, tự điều chỉnh công suất làm giảm độ bền của loa dẫn đến việc tốn kém chi phí (vì phải thay loa thường xuyên) không những ảnh hưởng đến việc đầu tư mà còn ảnh hưởng đến việc duy trì bầy đàn của Yến…
3.Khử mùi: Căn cứ vào từng vùng và mật độ Yến và khả năng đầu tư ban đầu để chúng ta sử dụng đúng loại mùi kích thích, tạo mùi bầy đàn hợp lý để tạo môi trường thân thiện và làm cho Yến tưởng có “bạn” đã ở sẵn. Sử dụng Chất lỏng phun xung quanh tường, bột khô rải sàn nhà…
4.Loa ngoài: Dùng tiếng kêu bên ngoài và trong nhà để dẫn dụ chim, có nhiều cách sử dụng giàn máy tự động và cài đặt các chế độ hợp lý theo từng chương trình hẹn giờ để thu hút chim được hiệu quả. Mặt khác, nhằm hạn chế tối đa về việc ảnh hưởng từ tiếng thu hút chim đến các gia đình bên cạnh và môi trường xung quanh. Căn cứ vào các vùng miền và mức độ, điều kiện thuận lợi của những bầy đàn hoặc khu vực mà chúng ta đầu tư để thiết kế công suất máy phát hợp lý để đạt hiệu quả thu hút và dẫn dụ chim về.
5.Cây tạo côn trùng: Trồng các loại cây để tạo côn trùng cho chim thích như: cây Sung, cây Táo nhơn. Cây được trồng xung quanh nhà hoặc vùng bay lượn của chim. Làm như thế sẽ thu hút được Yến về rất đông (ngoài ra chúng ta cũng có thể dùng bột tạo côn trùng – nếu cần).
6.Máy phun sương: Nhằm giữ nhiệt độ và độ bên trong nhà chim (60-95% / 26 – 310 ). Tóm lại, theo kinh nghiệm nhiều năm tư vấn và xây dựng nhà Yến chúng tôi mạnh dạn khuyến cáo: Muốn xây dựng nhà Yến phải hội tụ những yếu tố: bản vẽ, thiết kế đầy đủ, lỗ ra vào, thông tầng, thông hơi, chia phòng, đóng thanh làm tổ, môi trường xung quanh nhà Yến… Không nên theo một khuôn mẫu chung nào mà phải tính toán cho phù hợp từng khu vực, từng vùng để đưa ra bài toán đầu tư cho hợp lý. Phải phân tích từng chi tiết, không được chủ quan. Tránh việc dẫn đến các thất bại từ tác động ngoại cảnh do thời tiết theo mùa thất thường làm thay đổi nhiệt độ đột ngột ảnh hưởng đến môi trường sống cho Yến, cũng như ảnh hưởng đến nguồn thức ăn cho Yến… Ngoài ra chúng ta cũng phải đặc biệt chú ý đến kết cấu xây dựng nhà cho Yến tại các vùng, miền khác nhau do thường có mưa, bão nhiều và nhiệt độ thời tiết thay đổi liên tục…
Những yếu tố nguy hiểm: 1.Các loài chim: Chim đại bàng, cú mèo, quạ, bồ câu…tốt nhất không nên để chúng bay xung quanh ngôi nhà yến, nếu thấy phải xua đuổi, không để chúng xâm nhập lại gần
2.Chuột: Chim yến rất sợ loại chuột, nếu chuột vào yến sẽ bay đi nơi khác nên bằng mọi cách phải ngăn chặn chúng từ mọi ngõ ngách để chúng không có cơ hội vào được (thấy là diệt).
3.Dơi: Rất hôi & luôn quấy động, thậm chí chúng còn ăn trứng và yến con, có nhiều nhất là mùa khô.
4.Rệp: Là loại rất hôi, yến khó chịu và ko làm tổ.
5.Nhện, gián: Lưu ý lỗ ra vào có nhện và gián hay không, nếu có phải quét dọn ngay nếu không sẽ làm ảnh hưởng đường bay của yến.
Thông tin liên hệ: Yến Sào Tiên Sa Địa chỉ: 20-22 Trung Lương 2 – Cẩm Lệ – Đà Nẵng Điện thoại: 0903 585 688 (Mr. Sỹ)
Chim Yến: Loài Chim Đặc Biệt Và Mang Lại Giá Trị Cao
Điểm đặc biệt của chim yến
Thức ăn của chim yến
Chim Yến là một loài chim nhỏ, mỏ ngắn, miệng rộng, chân nhỏ và yếu, đôi cánh hình lưỡi liềm, sải cánh dài. Chim yến là một loài chim rất hoang dã, chúng không ăn những thức ăn mà con người cung cấp, thức ăn của chúng là những loại côn trùng có kích thước nhỏ từ 0.01-0.72g như: ruồi, muỗi, cào cào, chuồn chuồn kim… Dành cả ngày để kiếm mồi và tung lượn trên bầu trời, chim yến chỉ trở về lúc chiều tối, nơi có tổ ấm của chúng.
Tìm hiểu về loài chim này, chúng ta phải bất ngờ với khả năng treo mình trên các vách đá dựng đứng hoặc các thanh để làm tổ với đôi chân nhỏ bé và yếu ớt của mình. Thời xa xưa chim yến sinh sống dọc khu vực ven biển đến vùng núi, nơi có các hang núi, vách đá, khe đá, nơi có ánh sáng yếu để tránh ánh mắt của kẻ thù như cú mèo, dơi,…. Nhưng hiện nay khi phát hiện được môi trường sinh sống an toàn trong đất liền, chim yến dần chuyển từ sinh sống từ đảo vào đất liền.
Chim yến làm tổ bằng nước dãi của mình
Điều đặc biệt của loài chim yến là cách làm tổ của chúng. Tổ yến được bện dệt từ những sợi tiết dịch từ miệng hay còn gọi là nước bọt của chim yến, khi khô lại sẽ tạo thành khuôn vững chắc, thường có hình chiếc bát nhỏ. Chu trình sinh sản của chim yến từ lúc chim yến bắt đầu làm tổ yến cho đến lúc chim con có thể bay là 115-132 ngày. Như vậy trong một năm, một cặp chim yến có thể làm tổ 2-3 lần.
Cận cảnh chim yến làm tổ:
Loài chim trung thành
Ai đã từng nuôi chim yến đều cho rằng đây là loài chim rất trung thành. Một người có kinh nghiệm nuôi yến nhiều năm cho biết: “Một khi chim yến đã vào nhà ở và làm tổ thì chúng gần như sẽ ở lại suốt đời ở đó; trừ trường hợp ngôi nhà có những yếu tố làm yến cảm thấy bất an hoặc bị phá hoại”.
Tổ chim yến cho giá trị dinh dưỡng cao
Với những giá trị to lớn mà tổ yến đem lại, con người không chỉ khai thác mà còn phải bảo tồn và tạo môi trường sống thuận lợi cho chúng phát triển, đó là hành động bảo tồn nguồn dinh dưỡng quý giá và vô tận này.
About Author
Duy Hưng
Nghiên Cứu Những Cách Tạo Mùi Có Hiệu Quả Lôi Cuốn Thu Hút Chim Yến Đến &Amp; Ở Lại Nhà Yến
Mùi tạo sinh cảnh trong nhà yến để lôi cuốn thu hút chim yến đến và chấp nhận ở lại mà các nhà kỹ thuât tạo ra là nghiên cứu dựa trên hổn hợp mùi có từ phân chim yến phân hủy. Đây là mùi đặc trưng mà các thế hệ chim yến sinh ra và lớn lên đều quen thuộc với thoang thoảng mùi nước tiểu, mùi tanh nộI tạng côn trùng, mùi thơm các Acid Amin, mùi trứng thối, mùi xác chim yến chết và các vật chất hửu cơ đang còn trong quá trình phân huỷ và cuối cùng là mùi thối thủm lông vủ ướt hầm hơi. Các nhà kỹ thuật nuôi chim yến gọi là mùi “sinh cảnh trong nhà yến”, “mùi lôi cuốn thu hút”, “mùi tăng đàn”. Mùi gây tạo từ ngâm rửa thủy phân phân chim yến không kéo dài, có giới hạn vì những vật chất hửu cơ còn lại trong phân chim yến có rất ít nên họ phải nghiên cứu sản xuất mùi này từ sự ngâm rửa, thủy phân xác côn trùng kết hợp với nội tạng cá, hải sâm, trùn biển,tảo biển và mỡ cá, kết quả là sự trộn lẩn hòa tan của các mùi khí NH3, H2S, NO2 , NO, CO, CO2 …có trong quá trình phân hủy trong nước dung dịch. Mùi trong nhà yến có 2 dạng: (1) dạng mùi được tạo ra từ các loại khí mùi trong quá trình phân hủy lên men của các vi khuẩn là mùi nằm trong dung dịch, sau khi đạt đến ngưỡng bảo hòa hòa tan trong dung dịch sẽ thoát ra ngoài tạo thành mùi của sinh cảnh nhà yến, đó là mùi ủ từ phân chim yến, mùa phân chim yến trong nhà yến bị phân hủy tự nhiên, phần dung dịch còn lại có các khí mùi nằm dưới ngưỡng bảo hòa được làm nhỏ để nước bốc hơi giảm thể tích mùi thoát ra (2) dạng được tạo ra từ các dạng dung dịch thủy phân chứa các khí mùi nằm dưới dạng bảo hòa được sử dụng hòa tan thêm nước khi vào môi trường không khí nước bốc hơi các khí mùi thoát ra tạo mùi. Cả hai dạng, muốn mùi được tạo ra và lien tục cần có sự tác động của con người với những cách làm từ đơn giản đến tự động hóa Để lôi cuốn thu hút chim đến và ở lại nhà yến, âm thanh và mùi có vai trò quan trọng khi môi trường trong nhà yến ổn định. Âm thanh thì đầu tư một lần khi nhà yến hoạt động và sử dụng theo cùng tuổi thọ của nhà yến, Mùi thì ngay khi sử dụng sẽ mất đi nhanh trong thời gian ngắn và phải bổ sung liên tục để mùi luôn hiện diện,không “mất đi”để giử chim trongmột thời gian ít nhất 6 tháng cho đến khi nhà yến có đủ số chim tạo ra được mùi sinh cảnh của nhà yến. Mùi nằm trong dung dịch, trộn lẩn với nhiều thành phần khác nhau có trong dung dịch, sử dụng là mất đi và cũng là tiền mất đi nên có xảy ra một số hiện tượng tính toán tạo mùi sinh cảnh lôi cuốn chim yến về ở rất hạn chếtrong thời gian đầu rồi buông để chim có về nhiều hay ít, có về hay không và sự thành công của nhà yến là bắt đầu đẩy cho một quá trình may rủi. Nhiều nhà yến ở VN đầu tư rất nghiêm túc kỹ thuật, hoạt động vài tháng khi có vài chục con chim yến đến ở lại ” bị buông” phó mặc cho ” Lộc Trời” , quan miện này khác hoàn toàn với những nhà đầu tư nuôi chim yến ở Indonesia, Malaysia và Thái Lan cũng như ở Campuchia.., có kế hoạch tài chánh tạo mùi lôi cuốn chim yến đến và ở lại rỏ ràng,vì họ cho rằng sau khi làm tốt và đủ các vấn đề của nhà yến, yếu tố quyết định nhà yến thành công sớm hay kéo dài thất bại chim về ít hay không về là domùi sinh cảnh có trong nhà yến, hoàn toàn không thể có “Lộc trời” đưa đến vài trăm con, ngàn con chim về ở nếu không có tác động liên tục của hoạt động kỹ thuật nhà yến đạt yêu cầu. Vùng chim tốt, xây dựng nhà yến tốt, chi phí tốt, vận hành tốt, nhà yến thành công tốt.. Mùi phải có trong nhà yến ngay từ những ngày nhà yến mới hoạt động và duy trì liêntục cho đến khi có số lượng chim về ở đủ để tạo mùi sinh cảnh.. Chi phí tạo mùi trong nhà yến thấp chỉ chiếm 0,002-0,005% chi phí xây dựng nhà yến nhưng được chia nhỏkéo dài ra trong nhiều tháng hay trong 1-2 năm đầu của nhà yến. Do mùi khi sử dụng sẽ mất đi nhanh trong thời gian ngắn và cũng mất tiền nên các kỹ thuật, các chủ nhà yến luôn nghiên cứu các biện pháp để tạo mùi trong nhà yến có hiệu quả cao nhất, tiết kiệm nhất và có liên tục trong nhà yến để có thể góp phần tạo nên một sinh cảnh hửu hiệu nhất quyến rủ, lôi cuốn và thu hút khiến cho những chim yến đến lầm tưởng và hiểu rằng ở đây đang có đồng loại, nhiều đàn sinh sống để chúng tin tưởng nơi đây an toàn và quyết định ở lại xây dựng tạo lập một gia đình mới và làm nhiệm vụ thiêng liêng cao cả là duy trì nòi giống và tặng cho nhân thế một dược liệu quí
(1) CÁCH TẠO MÙI ĐƠN GIẢN
(2) QUÉT ĐẬM ĐẶC TẠI NHỮNG KHU VỰC TRONG NHÀ YẾN CẦN TẠO MỦI. Với cách nhìn mùi nằm trong dung dịch trong đo nước chiếm 70-80% nên nếu nước bốc hơi không còn nửa hoặc còn rất ít, nước bốc hơi thể tích dung dịch mùi giảm, mùi sẽ tỏa ra và lan tỏa trong các khu vực của nhà yến, Dùng dung dịch đậm đặc trộn với nhau như PW hay Tinh yến hương+Aroma quét lên thành trong lổ ra vào, một vài lằn đường trên tường nhà yến. Cách này tạo được mùi liên tục và có thể có hiệu quả tạo mùi luôn luôn có trong nhà yến và như nhau chênh lệch nhiều/ít không lớn lắm, mùi không bị biến đổi do pha thêm nước hay bi phân hóa trong môi trường ẩm độ cao nhưng cũng có nhược điểm là mùi vẩn bị thoát ra các lổ thông thoát khí nhiều, gần 50% mất đi không mang lại hiệu quả thu hút chim..
(3) DÙNG KHÔNG KHÍ SỤC VÀO TRONG DUNG DỊCH ĐỂ ĐẨY KHÍ MÙI RA Các dung dịch tạo mùi như PW (Cair, Super, Concentrate), Love potion, Hormon Liqiud, Tinh yến hương, Muritara, Aroma, SH 125 đều chứa một lượng khí mùi và mùi trộn lẩn bảo hòa nằm trong dung dịch. Một số kỹ thuật và chủ nhà yến cho rằng nếu có 1 lượng không khí đưa vào thì sẽ đẩy các khí mùi ra và họ cho pha loảng những dung dịch mùi này rồi cho bơm không khí vào, không khí hòa tan nhanh trong nước và đẩy mùi ra lan tỏa ra khắp nhà yến, mùi được đẩy ra liên tục. Sau một thời gian 7-10 ngày phải châm thêm dung dịch để tạo mùi tiếp tục Nhược điểm của cách tạo mùi này là phải them chi phí chạy máy bơm và mùi khí vẩn thoát ra ngoài nhà yến, tốn kém, hơn 50% mùi tạo ra không có lợi ích trong việc thu hút chim và không khí không đẩy hết mùi trong dung dịch mùi ra ngoài được vì chính bản than dung dịch là mùi nên sau một thời gian sử dụng cách này, dung dịch mùi còn lại trong thùng chứa sẽ được phun lên tường sàn nhà yến.
(4) CHO NHỎ TỪNG GIỌT VÀO HỆ THỐNG PHUN SƯƠNG TẠO ẨM ĐỂ TẠO MÙI Cách làm này xuất hiện sau khi có những sản phẫm tạo mùi bán với giá cao như Love Potion, Super Pheromonos, Black Potion … Một số công ty kinh doanh vật tư ngành nuôi chim yến đã cung cấp dụng cụ nhỏ giọt khi dung những sản phẫm này. Dụng cụ như một cái van có hệ thống điều chỉnh dung lượng của dung dịch chảy qua, dung dịch này chảy vào máy phun sương ly tâm hoặc phun sương áp lực. Ưu điểm của cách làm này mùi được tạo ra thường xuyên và lien tục trong nhà yến, có thể hàm lượng mùi không chênh lệch nhiều/it khi mùi phun ra hoặc trong thời gian ngưng hoạt động của hệ thống tạo ẩm trong thời gian ngắn nhưng nếu thời gian ngưng hoạt động kéo dài dung dịch mùi sẽ tiếp tục chảy cấp vào hệ thống tạo ẩm, mùi sẽ nặng hơn yêu cầu. Nhược điểm không tránh khỏi là mất đi một lượng mùi thoát ra khỏi nhà yến mà không tạo được lợi ích nào . (5) BƠM DUNG DỊCH TẠO MÙI BẰNG VAN TỰ ĐỘNG CUNG CẤP KHI HỆ THỐNG TẠO ẨM HOẠT ĐỘNG Tôi vào rất nhiều nhà yến để học hỏi thành và bại của nhà yến và lần đầu tiên tôi thấy chủ nhà yến sử dụng hệ thống tự động cung cấp dung dịch mùi vào máy phun sương tạo ẩm và hệ thống này chỉ hoạt động khi máy phun sương hoạt động, máy ngừng thì hệ thống ngắt ngưng cung cấp. Cách này gần như không làm mùi bị biến đổi, mùi cung cấp dạng đậm đặc hay pha chế theo liều lượng định sẳn vào máy tạo ẩm ngay khi máy hoạt động, mùi có lien tục và với hàm lượng tương đối theo yêu cầu, Khuyết điểm là khi hệ thống tạo ẩm ngưng hoạt động lâu do nhà yến đã đủ và dư ẩm ( trong mùa mưa) thì làm gián đoạn việc tạo mùi, để khắc phục tình trạng này là cần trang bị các máy tạo ẩm dùng tạo mùi chuyên biệt. Và khuyết điểm cố hửu là một lượng mùi mất đi do thoát ra các lổ thong khí.
T.CHUNG
Tác giả: Phạm Thế Ruân
Kỹ Thuật Nuôi Chim Yến Hiệu Quả
Nuôi chim yến không hề khó 1 chút nào. Nhưng do đặc tính quen với tự nhiên nên bạn cần chú ý khi làm nhà cho chúng.
1. Chim Yến là gì? đặc điểm và cách nhận biết
Muốn nuôi được chim yến bạn cần nắm rõ đặc tính sinh hoạt, môi trường sống, thói quen, mức độ sinh sản của chúng. Chỉ có như vậy thì khi nuôi bạn mới đạt tỉ lệ thành công cao.
Ở Việt Nam có một số loài chim yến khá phổ biến. Đầu tiên là yến cỏ Việt Nam, yến cỏ cây dừa hay yến tổ trắng,… Mỗi loài này lại có những đặc tính hoàn toàn khác nhau.
Vì thế nếu không có sự kiên trì và hứng thú thì sẽ rất khó nuôi được loại chim này tại nhà.
2. Hướng dẫn nuôi chim Yến tại nhà
Chim yến thích nghi ở môi trường có độ ẩm 75-90%, nhiệt độ dao động từ 27-20 độ. Do là nuôi trong nhà nên việc điều chỉnh nhiệt độ hay độ ẩm đều tương đối. Nhà cho yến cần đặt trên cao. Sau đó cửa nhà cần hướng theo chiều gió giúp thoáng và mang độ ẩm tới.
Sau khi làm nhà cần chú ý tới việc thông gió. Có như thế mới đảm bảo độ ẩm, ánh sáng mờ, nhiệt độ ổn định. Những ống thông gió nối với lỗ hổng phải có biện pháp ngăn côn trùng. Hay nhiều người thường lắp quạt thông gió cũng được.
Trong tự nhiên chúng sống ở các hang động. Do đó tính cách của chúng còn rất nguyên thủy. Vì vậy, muốn chúng quen và sống được thì môi trường ở nhà phải giống môi trường tự nhiên. Như vậy chim yến sẽ cảm thấy an toàn hơn thay vì 1 nơi lạ lẫm. Việc nuôi chim Yến không tốn nhiều diện tích đất. Nhà cho chim xây ở vùng đất nào cũng được. Kể cả nơi đất ít màu, khô cằn.
Nếu ở vùng lạnh muốn nuôi chim thì mỗi tầng nhà nên cao 2m. Ở mỗi tầng nên có những chỗ thông thoáng để giống với môi trường hang đá tự nhiên. Mỗi nhà cần xây từ 2 tầng trở lên. Nếu để nhà cho chim 1 tầng thì tỉ lệ thành công thấp. Vì nhà không đủ độ cao, chim bay chưa hết tầm, độ ẩm, nhiệt độ không ổn định. Hơn nữa chúng cũng khó tìm được 1 chỗ như ý để trú đậu.
Nhìn chung không phải ai nuôi chim yến cũng thành công. Vì ngoài số vốn lớn thì nhà ở cho yến là yếu tố tối quan trọng. Khi xây nhà, bạn cần tính tới rất nhiều yếu tố. Đầu tiên là hướng nhà phải theo hướng gió. Thứ 2 là vật liệu và kích thước làm nhà ra sao. Tiếp đến là cửa chính, phụ bố trí như nào cho tiện? Lắp loa với âm lượng như nào là vừa đủ? Giờ mở loa cho yến là mấy giờ? Âm thanh trong và ngoài nhà hay theo mùa có khác nhau không?
Ngoài ra còn hệ thống phun sương như nào? Hóa chất phun trong nhà loại nào? Ngoài nhà trồng những cây gì cho yến? Đó chỉ là 1 vài yếu tố. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác. Do vậy, nếu bạn muốn đổi đời từ nuôi yến nhất định phải quyết tâm, kiên trì và giữ vững đam mê.
Vào khoảng trung tuần tháng 1 hằng năm là chúng bắt đầu xây tổ. Mùa này gọi là mùa yến sinh sản. Đến tầm tháng 3 là đã đẻ rồi. Khi xây tổ cả con đực và con mái cùng xây. Sau đó cùng ấp trứng và nuôi chim con. Nói chung chúng sống 1 cuộc đời ổn định.
Sau 8-10 tháng tuổi là chim yến đẻ trứng lứa đầu. Thời gian xây tổ là từ 30-80 ngày. Sau đó chúng sẽ giao cấu và đẻ trứng 5-8 ngày. Thời gian ấp trứng là 23 ngày đến 1 tháng. Chim non khi nở đến lúc bay được ra khỏi tổ thường là 43 ngày hoặc sớm muộn hơn vài ngày.
Chim non lúc mới nở da hồng, nhăn nheo và trụi lông. Sau khi bố mẹ chăm 5-6 ngày mới nhú lông ra. Nói chung lông mọc rất ít và chậm. 20 ngày đầu lông cứ như thế. Đến 30-45 ngày mới mọc đều hơn. Sang ngày 45 là bay được rồi.
Nuôi yến trong nhà và cho chim tự ấp thì 1 năm chúng đẻ được 3 lứa. Chu kỳ sinh sản mỗi lứa tầm 3-4 tháng. Cụ thể 1-2 tháng đầu xây tổ. Thời gian còn lại là ấp trứng và nuôi con. Chúng sẽ nghỉ 1 thời gian cho hồi sức mới đẻ tiếp. Có thể nói nuôi yến trong nhà thì chim đẻ không đều.
Chim yến khi nuôi thường hay bị chân đỏ và sưng. Nguyên nhân được lý giải là do chúng vận động ít. Hoặc có thể do gen di truyền. Cũng có thể bị mạt, rệp, ve gây bệnh khiến chúng hao kiệt dinh dưỡng. Nếu thấy khi đứng chúng co 1 chân lên thì là dấu hiệu của bệnh.
Lúc này thì bệnh gần như đã nặng. Chúng sẽ rất nhạy cảm với tác động bên ngoài. Nếu chỉ bị trầy da nhỏ thì dùng oxy già, cồn,… rửa ngay cho chim. Còn nếu bị chảy máu thì dùng thuốc cầm máu theo đúng liều lượng.
Chim yến khá khó tính. Chúng không ăn thức ăn gia cầm. Cũng không ăn thức ăn mà con người cho ăn. Chúng chỉ ăn 1 số loài nhất định như ong, mối, chuồn chuồn kim, cào cào. Những con này đều phải có kích thước rất nhỏ.
Tỷ lệ khẩu phần ăn
Chúng thường ăn bộ cánh màng như kiến (61,1%). Sau đó mới đến bộ cánh đều như mối (-14,7%)
Còn bộ 2 cánh như ruồi tỉ lệ là -7,8%.
Các loại khác thì tỉ lệ không đáng kể.
Thức ăn yêu thích của yến ở bộ cánh giống (các loại rầy) là:
Ong kiến là loại chúng thích ăn nhất. Tỉ lệ lên đến 50-70%,
Sau đó mới là ruỗi muỗi, bọ rầy, mối, chuồn chuồn kim, giống bọ xít nhỏ, các loại bướm đêm,…
Chim yến thường tìm thức ăn ở độ cao 0-50m. Vào sáng sớm bạn có thể thấy chim yến bay khỏi tổ. Đó là lúc chúng đi tìm thức ăn cả này. Khẩu phần ăn của chim thay đổi theo mùa, theo tháng hay số lượng côn trùng chúng bắt gặp.
Thời gian kiếm ăn của chim rất dài. Chúng đi từ 5 giờ sáng và về lúc 8 giờ tối. Quãng đường đi của chúng có thể lên đến 30km trong 15 giờ kiếm ăn mỗi ngày. Giờ thì bạn đã hiểu vì sao trong thành phố người ta vẫn xây nhà yến rồi đúng không?
Do thức ăn của chim là côn trùng nên vì thế nuôi chúng trong nhà thì lượng côn trùng này sẽ giảm đáng kể. Nếu bạn nắm đúng kỹ thuật và kiên trì thì sẽ có lợi nhuận kinh tế cực kỳ cao.
Chỉ tính riêng 1 cặp chim yến 1 năm thu lợi 1 triệu đồng. Mà vòng đời của chúng là 12 năm. Như vậy chúng có thể cho bạn đến 12 triệu/ đời/ cặp.
3. Kết bài
Nuôi chim yến cần nhất là đam mê và quyết tâm. Vì quả thực chúng khó tính hơn các loài khác rất nhiều.
Dù đã có kỹ thuật nuôi chim yến rồi nhưng trong quá trình nuôi, bạn có thể gặp nhiều trở ngại. Nhưng nếu kiên trì theo đuổi đến cùng, bạn sẽ thành công.
Cập nhật 30/06/2020
Cập nhật thông tin chi tiết về Nuôi Yến Ở Tầng Thượng Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!