Bạn đang xem bài viết Nuôi Chim Yến Trong Nhà Chim Mồi (C.linchi) được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Một ngôi nhà trống không có người ở cũng có thể làm nơi nuôi chim mồi, khi điều kiện môi trường xung quanh phù hợp với cuộc sống của chim mồi. Tiếp đến, nơi này sẽ có thể dùng để nuôi yến bằng cách để trứng yến nở trong tổ của chim mồi. Như vậy ngôi nhà trống này lúc đầu chỉ là nơi ở của chim mồi c. linchi, về sau sẽ trở thành nhà yến. Vấn đề là làm sao để chim yến con nở ra trong ngôi nhà đó cảm thấy quen thuộc và thích thú cư ngụ, thì chủ ngôi nhà phải bố trí để ngôi nhà có các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… thích hợp.
Khi tiến hành cải tạo lại ngôi nhà của chim mồi thành nhà yến ta cần tiến hành xử lý một cách cẩn thận và dần dần. Nếu làm theo cách thô thiển vội vã, thì chim mồi tuy đã sống ở đó cũng sẽ bay di và không trở về nữa. Điều này sẽ rất tai hại cho người nuôi chim. Muốn can thiệp một cách nhẹ nhàng vào nhà chim mồi, thì việc cải tạo lại ngôi nhà sẽ thực hiện theo phương pháp từng bước, tới mức chim mồi ở trong nhà không cảm thấy bị xáo trộn.
Khi tiến hành xây dựng lại ngôi nhà, ngoài việc phải chú ý đến nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng phù hợp với đời sống của chim yến còn phải chú ý đến gỗ và vật liệu xây đựng, nói chung là phải hết sức cẩn thận không để sai sót.
Ngôi nhà mới xây này làm ra ngoài nhà cũ của chim mồi, làm từ từ cho đến khi ngôi nhà cũ của chim mồi nằm vào trong tường của ngôi nhà mới xây. Nếu điều kiện của ngôi nhà mới thích hợp với vi tập quán của chim mồi, thì từng bước chim mồi sẽ bay vào, làm tổ và cư trú ở trong. Khi trong ngôi nhà mới đó có khoảng 100 cặp chim mồi sinh sống và làm tổ, thì ngôi nhà cũ sẽ được dỡ bỏ dần dần.
Việc tháo dỡ ngôi nhà phải thực hiện cẩn thận và từng bước, ban đầu không tháo gỡ tất cả, đầu tiên làm ở phần dưới, gỡ tách mở ra từng mảng tường.
Mỗi ngày cắt mở một ít, hết phần này đến phần khác, dần dần tất cả phần tường sẽ được lấy đi, lộ ra cái khung từ trên mái xuống. Cũng cần thiết phải chú ý, quá trình tháo gỡ nhà chim mồi phải thực hiện vào thời gian ban ngày lúc chim đi ra ngoài kiếm mồi, khoảng từ 9h00-15h00. Phải làm cẩn thận để không ảnh hưởng đến chim yến.
Nếu cách tổ chức hoạt động là tốt và hợp lý thì chim mồi sẽ đến nhà mới và làm tổ vào mùa vụ đẻ trứng. Sau đó trứng của chim mồi sriti sẽ được lấy đi và thay trứng của chim yến vào đó, từ đấy trong tổ này sẽ không nở ra chim mồi con nữa.
Trong quá trình thay thế trứng, cần tránh cầm trực tiếp vào trứng để không có “hơi người”, vì điều này sẽ khiến chim mồi không muốn ấp trứng, cần phải lấy trứng, thay đảo trứng bằng cái thìa hoặc giấy mỏng mềm.
Trước khi thay thế trứng chim mồi bằng trứng yến cũng phải đo đạt kích thước tổ chim mồi để tính toán nên cho ấp 1 hay 2 trứng. Trường hợp tổ chim mồi nhỏ hơn hoặc tương đương với tổ yến, nếu ta cho ấp 2 trứng yến, thì khi chim nở ra hai con yến con và lớn lên, tổ sẽ bị chật. Như vậy, một con yến có thể bị rơi ra và chết. Điều đó sẽ gây thiệt hại cho chủ nhà. Nếu cả hai con yến con cùng lớn lên và không bị rơi thì đòi hỏi chim mồi mẹ phải tốn nhiều thời gian và năng lượng để nuôi chim con hơn. Chim yến con sinh trưởng tốt và khoẻ mạnh, sẽ sản xuất ra nước bọt đủ để làm ra những tổ yến tốt.
Ánh sáng được bố trí thích hợp với đời sống của chim yến. Từ khi trứng yến nở cho tới khi chim con 40-42 ngày tuổi có thể bay được, thì không cần đóng cửa và nhà chim khá sáng. Với cách đóng bớt cửa để làm tối phòng, chim mồi sriti sẽ vội vã rời chỗ đến nơi sáng hơn hoặc tìm kiếm nhà mới thích hợp hơn. Trong thời gian này chim yến con nở ra sẽ ở thường xuyên trong ngôi nhà tối. Để chim yến con quen và muốn về làm tổ thì phải canh gác xung quanh để phía ngoài yên tĩnh, bởi vì yến thích ở nơi yên tĩnh. Ngoài ra cần phải loại bỏ địch hại và sâu bọ gây hại cho chim, để nó cảm thấy không bị phiền nhiễu.
Chăm Sóc Chim Yến Nuôi Trong Nhà
Kể từ khi bắt đầu tồn tại chim yến nuôi trong nhà, việc chăm sóc và nuôi chim yến trong nhà rất dễ dàng, bởi vì chúng ta không thực sự cần dụ chim mồi và chim yến nữa. Khi chim yến đã quen và muốn làm tổ trong nhà thì sau đó không nên làm rối loạn điều kiện của ngôi nhà đó. Để có được tổ yến tốt về mặt chất lượng và số lượng, cần quản lý và chăm sóc cẩn thận.
Tổ chức sắp xếp và phòng vệ ngôi nhà thật tốt. Phải để ý đến tình trạng phân bố của chim, làm sao để mật độ chim trong một phòng không quá cao, vì như thế nhiều tổ sẽ dính sát lẫn nhau và hình dạng tổ không hoàn chỉnh.
Cần cung cấp bổ sung thức ăn trong mùa khô ráo vì mùa này nguồn thức ăn thường rất ít. Chất lượng và số lượng thức ăn mà chim nhận mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến sản phẩm nước bọt, đến chất lượng tổ yến, do màu sắc và hình dạng tổ. Thức ăn tăng cường cung cấp thêm cho nhà yến là các loại côn trùng bay, sống trên cây hoặc trong đất như ruồi, muỗi, kiến cánh, rận rệp, mối, ruồi dấm… Các côn trùng bay này chứa nhiều vitamin, khoáng, protein… cần cho cuộc sống của chim. Thức ăn thường được cho vào buổi chiều.
Cần dọn phòng sạch sẽ các giấy vụn, gỗ vụn… và loại bỏ địch hại. Sự tấn công của các sâu bọ gây hại này sẽ làm chim thấy mất yên tĩnh, không an toàn và tổ yến sản xuất ra cũng thường bị hư hỏng.
Khi số lượng phân trong nhà yến hơi nhiều cần quét bớt, bởi vì nếu phân chim nhiều sẽ làm cho không khí trong nhà yến nóng hơn do sự phân huỷ của chất thải. Thường xuyên chú ý bảo đảm độ ẩm và nhiệt độ trong nhà chim.
Quản lý tốt việc thu hoạch tổ yến, và xây dựng chương trình thu hoạch chính xác. Phương pháp thu hoạch sai sót có thể dẫn đến không thành công về chất lượng tổ yến mà càng tai hoạ hơn nữa là chim yến có thể bỏ đi nơi khác.
5.1 Chuột
Chuột rất thích ăn trứng, chim con và tổ yến. Là loài động vật quấy rối chim nhiều nhất, chúng làm chim yến khó chịu không muốn ở lại đây. Phương pháp phòng chống: Phải loại bỏ chuột bằng cách loại bỏ tất cả các lỗ hổng làm sao để chuột không vào nhà chim, bít kín bằng vữa xi măng. Đóng cửa và cố gắng không để các dấu vết của giấy in đồ vật, gỗ. Chuột rất thích dùng những thứ đó để làm tổ. Có thể dùng thuốc chuyên dùng diệt chuột trong nhà yến (như Ratico của Eka) đặt ở góc phòng, nếu không có viên nào bị mất đi sau một số tháng chứng tỏ nhà đó đã hoàn toàn không còn chuột.
5.2 Kiến
Loài kiến này là loài kiến lửa hoang dã (Solenopsis genminata) và kiến gây ngứa. Kiến gây cản trở sự sinh sản của chim yến, thích cắn đốt và ăn chim non, đốt những con chim đang đẻ trứng vì lúc đó chúng thường nằm yên tĩnh. Phương pháp phòng chống: Kiến bò ở ngoài tổ thì câu nó ra với thức ăn hoặc xương gà mà kiến thích để kiến bò ra, rồi xối nước ấm, nước sôi hoặc cồn dọc theo đường câu đó. Tiến hành như thế với tất cả các tổ nếu có kiến. Phun dịch Rasemus 3 tháng 1 lần.
5.3 Gián
Sử ẩm ướt trong nhà yến rất thuận lợi cho gián sinh sản, phát triển, nếu số lượng gián nhiều sẽ làm rối lạon đàn yến khi chúng đang ấp trứng. Động vật này có thể ăn tổ chim làm tổ trở nên biến dạng, nhỏ lại và không hoàn chỉnh. Mặt khác những chất bẩn tích tụ lại gây ra mùi hôi làm cho tổ yến không còn ngon và tinh tế nữa. Do tổ chim bị bẩn nên chất lượng giảm sút rõ rệt.
Phương pháp phòng chống: Phun thuốc diệt côn trùng loại không gây hại cho chim như ICON, làm sạch xung quanh nhà hoặc phun dung dịch chuyên dụng Racoa 3 tháng 1 lần. Vứt bỏ các vật dụng không cần thiết đê chúng không chiếm chỗ và bít kín các lỗ mà gián có thể chui vào sinh sản.
5.4 Rận rệp
Rận rệp cũng quấy rối chim, làm chim cảm thấy ngứa ngáy. Những con bọ này hút máu chim yến, làm chim con bị mất máu, trở nên gầy yến, một số sẽ chết trước khi bay được. Tổ yến cũng bị bẩn vì các chất bài tiết của rận rệp, rất khó làm sạch do đó giảm giá trị của tổ yến. Để loại bỏ rận rệp, ván tổ và các chỗ nứt trên trần cần được phun dung dịch Rapekin 3 tháng 1 lần.
5.5 Dơi
Nhìn chung chim yến không thích sống cùng nhà với dơi. Bởi vì tập tính ngủ của dơi là treo lên trần nhà, đầu thì ở dưới chân ở trên. Với vị trí như thế các chất bẩn có thể dính trên trần, chỗ chim làm tổ. Các chất bẩn dính nhiều sẽ làm chim yến không thích làm tổ ở đó. Mặt khác, đôi lúc dơi cũng muốn ăn trứng và tổ chim.
Có 2 loại dơi thường ở trong nhà yến: Loại dơi nhỏ sinh sản nhanh lấn chiếm cỗ làm tổ của yến và loại dơi lớn sinh sản chậm hơn. Dơi luôn ra khỏi nhà để kiếm ăn vào lúc chiều tối khi chim yến trở về nhà nên sẽ cản trở đường bay của chim, nếu dơi phát triển nhiều chim sẽ bay đi chỗ khác. Đó là tình trạng hiện nay của một số hang yến ven biển miền Trung nước ta.
Kỹ thuật tăng quần đàn yến bạn cần biết
Phương pháp phòng chống: đuổi dơi đi, làm sạch những chỗ dơi treo vào. Phải tìm tất cả các chỗ bẩn, làm mất các vệt đó, sau đó bôi vôi hoặc bôi bột than củi (từ gỗ hoặc gáo dừa) trộn lẫn với cồn. Bằng cách này dơi sẽ không đến nữa. Không bao giờ trồng bất kỳ một loại cây ăn quả nào gần nhà yến vì các loại cây sẽ hấp dẫn dơi đến gần và chui vào nhà yến.
5.6 Rắn và tắc kè
Động vật này rất thích ăn trứng và tổ yến thậm chí tắc kè ăn cả chim con. Chúng thường chui vào nhà yến qua các lỗ cửa ra vào hoặc lỗ thông gió.
Phương pháp phòng chống: săn đuổi nó hoặc bắn vứt đi. Cố gắng làm rãnh nước quanh nhà, các lỗ thủng bít lại tường nhà phải nhẵn bóng và quét sơn. Người ta dùng các loại dây gai kim. Loại có ngạnh phủ quanh lỗ ra vào để ngăn chúng vào nhà yến.
5.7 Chim săn mồi
Bọn này thích ăn chim, xây nhà nên chọn vùng ít loại chim săn mồi. Chim yến con đang tập bay rất dễ làm mồi cho loài thú ăn thịt này.
5.8 Động vật xâm hại khác
– Chuột: chim yến rất sợ các loại chuột, nếu chuột vào yến sẽ bay đi nơi khác nên phải ngăn chặn chúng từ mọi ngõ ngách để chúng không có cơ hội vào nhà yến.
– Nhện: Lưu ý chỗ ra vào có nhện hay không, nếu có phải quét dọn ngay nếu không sẽ làm ảnh hưởng đường bay của yến.
5.9 Trộm
Ngoài việc bị thất thu về sản lượng tổ yến, nếu một nhà yến thường bị kẻ trộm vào nha ban đêm sẽ làm cho chim lo lắng, một số con sẽ bay đi chỗ khác và không về nữa, kết quả là số lượng đàn chim bị giảm sút.
Tương nhà và cửa phải chắc chắn, được khoá bằng phương pháp đặc biệt. Cửa chim ra vào không để quá to, có thể đóng lại với lưới mắt cáo bằng sắt, được mở ra trong thời gian ban ngày từ 5 giờ sáng đến 19 giờ (tuỳ theo thời gian đàn chim bay ra và trở về vào lúc nào).
Cách bảo vệ cho yến an toàn là cửa ra vào phải dày 1 đến 2 lớp, khoá tốt để chống trộm, xây tường xung quanh nhà yến… lắp đặt hệ thống camera quan sát trong và ngoài nhà yến, phải có bảo vệ trực thường xuyên để đề phòng thiên tai, hoả hoạn, trộm cắp và địch hại khác…
Chia Sẻ Cách Nuôi Chim Yến Trong Nhà Hiệu Quả
Nguyên tắc cơ bản của cách nuôi chim yến trong nhà là tạo môi trường giống với không gian sống tự nhiên của chúng nhất. Chim yến kiếm ăn tự nhiên, thức ăn của chúng là côn trùng và chúng sống trong các hang động rộng, tối, có độ ẩm cao. Thiết kế nhà yến phải đủ rộng, đủ cao, có không gian cho chim yến bay lượn. Nhiệt độ trong nhà phải duy trì ổn định ở mức 27-29 độ C, độ ẩm 75-85%. Ngoài việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ thì cần phải tối ưu ngay từ khâu xây nhà bằng cách chọn hướng nhà, tạo lỗ thông hơi, xây tường dày cách nhiệt, mái chéo giảm nắng nóng…
Yếu tố rất quan trọng trong cách nuôi chim yến trong nhà là việc lắp đặt hệ thống giá tổ, loa, máy phun sương… đúng kỹ thuật. Nguyên liệu làm giá tổ cần chọn lựa kỹ lưỡng, đảm bảo độ bền trong môi trường ẩm ướt của nhà yến và phù hợp với tập tính của chim yến. Các thiết bị cũng cần chọn loại chuyên dụng có độ bền cao. Việc lắp đặt cũng phải tiến hành đúng kỹ thuật, sao cho chắc chắn và thẩm mỹ, không ảnh hưởng đến sinh hoạt của chim yến. Để dẫn dụ chim yến hiệu quả nhất thìcách nuôi chim yến trong nhà phải chú ý đến các yếu tố âm thanh, mùi nhà yến và tổ giả. Phải trang bị âm thanh bên ngoài nhà yến để thu hút và định hướng cho chim sau mỗi lần ra ngoài kiếm mồi. Bên trong nhà yến phải mở âm thanh bầy đàn sao cho giống với tiếng chim thật nhất. Trong nhà nuôi yến cần rắc phân chim hoặc sử dụng các hóa chất tạo mùi bầy đàn để dụ chim yến ở lại và kích thích chim yến bắt đôi, giao phối. Có thể gắn thêm tổ giả để lừa chim yến nhưng cần lưu ý vị trí gắn và không nên gắn quá nhiều. Khi lựa chọn làm giàu bằngcách nuôi chim yến trong nhà đòi hỏi phải chuẩn bị số vốn lớn, trang bị kiến thức về loài yến và kỹ thuật nuôi yến cũng như có sự kiên trì cao. đã giúp nhiều người thành công với việc nuôi yến trong nhà với kinh nghiệm lâu năm và những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể.
Đăng Ký Thiết Kế, Xây Dựng Và Lắp Đặt Thiết Bị Nhà Nuôi Yến
Tham gia Nhóm Facebook “Hội Yến Sào Tây Nguyên” vui lòng NHẤP VÀO ĐÂY
Theo dõi Fanpage “Xây Nhà Nuôi Yến” vui lòng NHẤP VÀO ĐÂY
Hái Ra Tiền Nhờ Cách Nuôi Chim Hoàng Yến Trong Nhà
Hoàng Yến thuộc dòng yến cảnh, có giá trị rất cao. Xưa kia chỉ vua chúa, quý tộc mới nuôi chim yến hót chơi. Hoàng Yến có vóc dáng thanh thoát, tinh anh, giọng hót du dương luyến láy nên được rất nhiều người chơi chim lựa chọn để thưởng lãm, treo trong phòng khách. Cách nuôi chim hoàng yến trong nhà được ví như thú vui nhàn tản nhưng lại hái ra tiền, bởi nuôi yến ít bệnh tật, thức ăn rẻ tiền, dễ kiếm, dễ chăm sóc. Tuy nhiên nếu nuôi hoàng yến quy mô lớn thì cần phải thiết kế chuồng nuôi, nhà nuôi ở vị trí thích hợp, đảm bảo các yếu tố kỹ thuật để phù hợp với đặc tính của loài chim này.Cách nuôi chim hoàng yến trong nhà khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Một con chim yến cần chiếc lồng tối thiểu cỡ 30x30x25cm, lớn hơn càng tốt. Chiếc lồng phải sạch sẽ, an toàn, ở nơi yên tĩnh, tối, không quá nóng và quá lạnh. Vật dụng nuôi hoàng yến rất đơn giản, chỉ cần một hũ thức ăn và hũ nước và hai cành đậu cho một cặp chim khỏe mạnh, vui vẻ. Thức ăn của hoàng yến chủ yếu là hạt kê, hoa quả, rau xanh. Nước uống phải sạch và thay đổi thường xuyên. Loài hoàng yến rất kỵ muỗi, côn trùng nên cần có biện pháp vệ sinh, phòng tránh cho nhà nuôi yến hoặc lồng yến. Cần phải thường xuyên dọn phân chim để giữ sạch sẽ cho chim và tránh nguồn bệnh. Vào mùa sinh sản, chim yến được ghép đôi để giao phối. Một mùa chim mái đẻ 4-5 lứa, mỗi lứa 4-5 trứng, trung bình cho ra đời 10-14 cặp chim con. Chim hoàng yến có giá trị rất cao, từ vài trăm nghìn đến vài triệu từ vẻ đẹp của màu lông, hay giọng hót hay. Vì vậycách nuôi chim hoàng yến trong nhà không cần số vốn nhiều nhưng lại nhanh chóng thu hồi vốn và mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, quan trọng nhất là người nuôi yến phải có đam mê và kiến thức sâu rộng về loài yến này, am hiểu các đặc tính sinh học của chim và cách chăm sóc, nhân giống, nếu không rất dễ thất bại. Nếu quan tâm đếncách nuôi chim hoàng yến trong nhà hái ra tiền này, hãy liên hệ với để được tư vấn và hỗ trợ chu đáo.
Đăng Ký Thiết Kế, Xây Dựng Và Lắp Đặt Thiết Bị Nhà Nuôi Yến
Tham gia Nhóm Facebook “Hội Yến Sào Tây Nguyên” vui lòng NHẤP VÀO ĐÂY
Theo dõi Fanpage “Xây Nhà Nuôi Yến” vui lòng NHẤP VÀO ĐÂY
Cập nhật thông tin chi tiết về Nuôi Chim Yến Trong Nhà Chim Mồi (C.linchi) trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!