Bạn đang xem bài viết Nuôi Chim Chào Mào Và Những Thuật Ngữ Cần Biết được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Để bạn đọc có thể hiểu hơn về chim chào mào cùng những thuật ngữ thường dùng đối với loại chim này. Mình xin chia sẻ những thông tin về những thuật ngữ chơi chào mào dành cho anh em mới chơi chưa biết.
Để bạn đọc có thể hiểu hơn về chim chào mào cùng những thuật ngữ thường dùng đối với loại chim này. Mình xin chia sẻ những thông tin về những thuật ngữ chơi chào mào dành cho anh em mới chơi chưa biết.
Đôi nét về chim chào màoChim chào mào có danh khoa học là Pycnonotidae, họ chào mào chưa nhiều loài chim biết hót với kích thước vừa phải, thuộc bộ Sẻ. Chào mào sinh sống chủ yếu ở các vùng nhiệt đới châu Á và châu Phi.
Trong họ chào mào có 28 chi và 149 loài, tại nước ta tên gọi phổ biến là chào mào, hoành hoạch, cành cạch,…Trong đó, chào mào là tên gọi phổ biến cho những con “chào mào ria đỏ”. Vì không phải loài nào trong họ này cũng có tại nước ta nên bài viết này sẽ gọi chung là chào mào.
Các thuật ngữ người chơi chào mào thường dùngKhi bạn đang đã hoặc đang có ý định nuôi một chú chim chào mào làm cảnh thì không thể không biết những thuật ngữ mà dân chơi chim thường dùng sau đây, cụ thể:
Chào mào má đỏ: Là chim đã ra tách đỏ, thường dùng chung nhiều, con nào tách đỏ gọi là má đỏ.
Chào mào má trắng (chim chuyền): Là chào mào con đã đủ lông cánh, có thể tự kiếm ăn nhưng chưa tách má đỏ, chỉ có màu trắng nên gọi là chào mào má trắng.
Chào mào lỡ: Là những con còn non, mới được gần một mùa ngoài tự nhiên. Những con này đang trong giai đoạn chuyển từ má trắng sang má đỏ.
Chào mào bổi: là từ dùng chung để nói chào mào đã trưởng thành ngoài tự nhiên, tách đỏ. Đây là từ để dân chơi chim phân biệt với chim con, má trắng và má lỡ.
Bổi già: Từ này dùng để nói tới những chú chào mào sống ngoài tự nhiên từ 3 mùa trở lên.
Chào mào bẫy đấu: Chỉ những con chào mào được bẫy bằng cách dùng chim mồi chứ không phải dùng lưới, băng keo hay bẫy điện.
Chim thuần: Chỉ những chú chào mào bổi đã được con người thuần hoá, không còn tình trạng bay tung lồng.
Chào mào hót chuyện: Là những chú có giọng hót nhỏ trong họng, thường líu ríu không thành tiếng to, chúng thường phát ra những âm thanh luyến láy trong cổ hong. Đa phần đây đều là chim con còn đang tập hót.
Chào mào chét, ché: Đây là từ chỉ lúc chim đang sung mãn nhất, thường xuất hiện khi được đấu với chim lạ, cổ họng chúng phát ra tiếng ché ché chứ không phải là hót.
Chào mào mí lửa, mí đỏ: Chỉ những con chim trên mắt có màu đỏ.
Chào mào căng lửa: Hàm ý chỉ những chú chào mào đang trong giai đoạn sung mãn nhất, hót nhiều và đấu hăng khi gặp chim lạ.
Vảy cá: Chỉ những chú chim có bộ lông giống như vảy cá.
Chào mào gián cánh: Đây là những con chào mào có 1 đến 2 sợi lông cánh trắng 2 bên.
Chào mào bạch tạng: Loại hiếm, bị đột biến gen có bộ lông trắng toàn thân, mắt đỏ, chân hồng, mí lửa. Để sở hữu một chú chào mào như này, bạn có thể phải bỏ số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng.
Chào mào ngũ đoản, ngũ trường: Ngũ đoản nghĩa là gồm 5 đoạn ngắn (mào, mỏ, chân, mình, đuôi đều ngắn). Ngũ trường thì ngược lại, những đoạn trên đều dài. Hai loại này đều là những loại chào mào hiếm trong tự nhiên.
Chào mào Tu Mang, An Lão, Sông Kôn, Cam Ly, A Lưới,… là thuật ngữ chỉ xuất xứ vùng miên của con chim đó. Ví dụ như chào mào A Lưới thuộc huyện A Lưới Thừa Thiên Huế.
Chào mào bông: Khá nhiều loại, có con lông trắng khắp người, có con chỉ đầu trắng, có loại mỏ hồng, chân hồng, mắt hồng. Loại này cũng khá hiếm nên được dân chơi chim săn lùng khá nhiều.
Chào mào đi thi: Ý chỉ những chú chim có khả năng chơi giàn, chơi cội từ 2 tiếng trở lên.
Chào mào hôi nách: Thực chất đây là từ mà các bác chơi chim tự đặt vì khi chim chơi, nó cứ giang cánh mà không chịu khép.
Chào mào đuôi tôm: Chỉ những con cụp lại giống đuôi tôm.
Chào mào xoè cánh bướm: Là lúc xoè cánh trông như con bướm.
Chào mào sổ bọng, đổ bọng: Chỉ lúc chim hót ra được từ 4 tới 7 âm.
Chào mào múa chảo: Là lúc chim múa cánh gọi mái.
Chào mào lộn mèo, ngoái, bu lông, lộn cầu: Hàm ý nói tới những tật của chào mào, ví như lộng mèo nghĩa là chim nhảy từ cầu dưới lên gần nóc lồng rồi lộn một vòng xuống cầu,…
Đó là những thuật ngữ mà dân chơi chim chào mào thường dùng, vẫn còn rất nhiều thuật ngữ khác do người chơi đặt ra. Hy vọng, bấy nhiêu đây sẽ giúp những ai mới chơi chào mào có thể chút ít kinh nghiệm.
<!-
Những Thuật Ngữ Thường Dùng Của Anh Em Chơi Chào Mào
Để người mới có thể hiểu được các từ ngữ hay thuật ngữ thường dùng của anh em chơi chào mào, giúp cho người mới bắt đầu chơi chim chào mào đọc các bài viết dễ hiểu hơn. Biết chim bổi là gì, chim má trắng, chim bạch tạng…Những thuật ngữ thường dùng của anh em chơi chào mào :
Chào mào má trắng, chim chuyền: Là chào mào con mới ra tổ, đã đủ lông và cánh để tự bay đi kiếm ăn, chim này chưa ra tách ( má ) đỏ, chỉ có màu trắng.
Chào mào má đỏ : Chào mào đã ra tách đỏ, từ này thì dùng chung nhiều, cứ con nào có tách đỏ thì gọi là má đỏ.
Chào mào má lỡ : Đây là chào mào má trắng vừa mới lên tách đỏ, những con này còn non gần được một mùa ngoài thiên nhiên. Nên người ta thường nói cần bán chào mào má lỡ là như vậy đó. Để nói chú chim mới bẫy được đang trong giai đoạn từ má trắng ra má đỏ.
Chào mào bổi, chào mào mộc : Từ này dùng chung để nói chào mào đã ra đầy đủ lông, tách đỏ và sống ngoài thiên nhiên trên một mùa. Người ta thường dùng từ này để phân biệt với chào mào con, chào mào má trắng, chào mào má lở.
Chào mào bổi già : Dùng để chỉ những chú chào mào sống ngoài thiên nhiên từ 3 mùa trở lên.
Chào mào bẫy đấu : Thường các trang mua bán người ta hay nói, cần bán chào mào bẫy đấu, gốc…Là dùng để nói chú chim này được bẫy đấu bằng cách dùng chim mồi chứ không phải bẫy lưới, bẫy keo, bẫy điện.
Chào mào thuần, chào mào thuộc : Để nói những chú chim bổi đã được con người thuần hóa. Gặp người ít bay nhảy hơn.
Chào mào hót chuyện : Là chào mào hót giọng nhỏ trong miệng, cứ líu ríu không phát ra tiếng to, luyến láy trong cổ họng. Thường những chú chim con học được giong thường tập hót chuyện trước rồi mới hót thật sự.
Chào mào căng lửa : Để nói đến chú chào mào đang trong thời kỳ sung mãn nhất, hót thường xuyên, gặp chim khác là hót đấu.
Chào mào ché, chét: Lúc chim sung mãn dẫn thường phát ra tiếng này để nạt nộ, thị uy những con khác. Đây không phải là hót. Ví dụ chim đang đấu, hót tự nhiên trong miệng phát ra âm ché…ché….ché…ché…Tùy con mà giọng ché dài hay ngắn.
Chào mào mí đỏ, mí lửa : Chào mào phía trên mắt bình thường có màu đen, chào mào mí đỏ thì phía trên mắt có màu đỏ.
Chào mào bông, chào mào mơ : Có nhiều loại, chim có lông trắng mọc khắp trên người, có con thì mọc trên đầu, có con mọc trên lưng, trên cổ, có con thì mọc khắp nơi trên cơ thể. Chào mào bông có loại mỏ hồng, chân hồng, mắt hồng. Cũng có con mỏ hồng, chân đen, mắt đen và ngược lại. Và đây là loại chim quý hiếm được săn tìm rất nhiều có giá từ 5 triệu đến 200 triệu.
Chào mào bạch tạng : Đây là loại chim đột biến gien, có lông trên người trắng hết, và thường có mỏ hồng, chân hồng, mắt hồng, mí lửa. Giá của em nó cũng khoảng 100 đến 300 triệu.
Chào mào ngũ đoản, chào mào ngũ trường : Chào mào ngũ đoản gồm có 5 đoạn ngắn : mào ngắn, mỏ ngắn, chân ngắn, mình ngắn, đuôi ngắn. Còn chào mào ngũ trường thì ngược lại là 5 đoạn đều dài. Đây cũng là loại chim hiếm trong tự nhiên.
Chào mào An Lão, chào mào Sông Kôn, chào mào Cam Ly, chào mào A Lưới : Đây là thuật ngữ dùng để chỉ xuất xứ vùng miền của chú chim. Như chào mào An Lão thuộc huyện An Lão tỉnh Bình Định, hay chào mào A Lưới thuộc huyện A Lưới của Huế.
Chào mào vảy cá : Dùng để chỉ những chú chào mào có lông mình giống như vảy của con cá.
Chào mào cánh gián : Hay còn gọi là chào mào cánh trắng. Đây là loại chào mào có 1, 2 sợi lông cánh trắng hai bên cánh.
Chào mào đi thi : Người ta bán chim thường mô tả chú chim của mình chơi giàn, chơi cội 2 tiếng trở lên. Những từ này dùng để nói những chú chim mang đi chơi với các con khác ở cội chim, địa điểm dợt chim thường chơi từ 2h trở lên không nghỉ.
Chào mào Ốc tiêu, quạt ba tiêu, chào mào hôi nách, chào mào babi lắc : Đây là những từ mà chủ nhân của chú chim đặt cho. Kiểu như chào mào hôi nách là nó chơi cứ giang cánh hoài không chịu khép lại ( gọi là hôi nách).
Chào mào đuôi tôm, chào mào xòe cánh bướm : Có lẽ các bạn cũng dễ hình dung ra chào mào đuôi tôm tức là nó cụp lại giống như đuôi con tôm, chào mào xòe cánh bướm là lúc xòe cánh ra giống như con bướm. Chào mào chơi cánh, sàn đấu để nói chim chơi siêng dùng cánh và sàn cầu, chạy cầu.
Chào mào xổ bọng, đổ bọng, sổ bọng : Để nói lúc chào mào hót ra giọng từ 4 – 7 âm như wiu wu wiu quýt wìu, hay là giọng khác, nói chung là xổ bọng.
Chào mào lộn mèo, lộn cầu, ngoái, bu lông : Để nói các tật của chào mào, chào mào lộn mèo là chim nhảy từ cầu dưới lên chưa tới nóc lồng rồi lộn 1 vòng xuống cầu lại ( kiểu như chim sơn ca ), chim bu lồng, ngoái lộn có lẽ các bạn đã biết chim chơi hay bu lồng, ngoái cổ.
Ngoài ra còn có chào mào múa, chào mào bơi để nói lúc chào mào múa cánh để gọi mái. Chào mào hót giọng người để chỉ những chú chim học theo tiếng huýt sáo của con người như huýt hù hiu…
Đó là thuật ngữ thường dùng của anh em chơi chim chào mào, và cũng còn nhiều thuật ngữ khác do người chơi đặt ra, hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu thêm chút ít về thú chơi này.
Những Điều Cần Biết Khi Nuôi Chim Bồ Câu
Để nuôi chim bồ câu mang đến hiệu quả kinh tế, việc chọn con giống là yếu tố quan trọng hàng đầu. Bạn nên chú ý những con khỏe mạnh, lông mượt, không có dị tật và hoạt động lanh lợi.
Nếu chọn mua chim để làm giống, bạn nên lựa tuổi từ 4- 6 tháng tuổi. Thực tế, việc phân biệt chim trống và chim mái khá khó, vì vậy bạn có thể xin ý kiến của những chuyên gia có kinh nghiệm là tốt nhất.
Kỹ thuật nuôi bồ câu gà cho năng suất cao
Bệnh đóng dấu heo – nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa
Làm giàu từ chăn nuôi heo đen (heo mọi)
Máy xay bắp – lựa chọn giúp việc chăn nuôi trở nên nhàn hạ
Hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu trên cây trồng
Chim bồ câu là loài vật ưa thẩm mỹ nên khi xây dựng chuồng bạn cần chú ý đền điều này. Bạn nên bố trí chuồng ở những nơi khô ráo, thoáng mát và đảm bảo yên tĩnh. Để đề phòng sự xuất hiện của mèo hay chuột phá hoại, bạn nên bố trí chuồng có độ cao và kín đáo.
Với chuồng nuôi chim bồ câu cá thể dành cho loại dùng để sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi, bạn nên thiết kế chuồng bao quanh bởi lưới sắt là phù hợp nhất. Mỗi cặp cần phải có đầy đủ các dụng cụ như máng nước, máng đựng đồ ăn cũng như ổ bằng rơm hoặc nhựa.
Với chuồng nuôi chim bồ câu quần thể, bạn cần chú ý đến số lượng chim để thiết kế kích thước sao cho phù hợp nhất với mật độ nuôi khoảng 6-8 con/m2 .
– Ổ đẻ:
Trong quá trình nuôi chim bồ câu, do chim có thể sinh sản trong giai đoạn nuôi con nên bạn cần phải bố trí 2 ổ đẻ trong chuồng. Cách thiết kế phù hợp nhất là ổ ấp trứng đặt ở trần trên, ổ để nuôi con đặt ở tầng dưới. Kích thước của ổ nên là 20 cm – 25cm và chiều cao khoảng 7cm – 8cm.
– Máng cám:
Máng cám cần phải được đặt cân đối, tránh việc chim phải với lên để lấy thức ăn. Bạn chỉ nên cho số lượng thức ăn phù hợp, không nên cho quá nhiều gây lãng phí. Kích thước máng cám phù hợp là có độ dài khoảng 15 – 17 cm, chiều rộng khoảng 5 – 6 cm.
– Máng nước:
Máng nước để nuôi chim bồ câu cần phải được thiết kế sao cho dễ làm vệ sinh nhất có thể bởi nếu nguồn nước không sạch, chim có thể mắc phải một số bệnh như tiêu chảy… Nước dành cho chim phải là nước sạch, bạn có thể bổ dung vitamin và kháng sinh vào nước để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho chim.
– Máng đựng thức ăn bổ sung
Do áp dụng phương pháp nuôi chim bồ câu theo phương pháp công nghiệp nên việc bổ sung cho chim một số thức ăn như chất khoáng, sỏi, muối ăn là điều vô cùng cần thiết. Kích thước của máng đựng thức ăn cũng tương tự như hai loại trên.
Khi nuôi chim bồ câu, bạn hãy cho chim ăn các loại thức ăn như lúa, bắp, gạo,… Những thực phẩm này cần đảm bảo sạch sẽ, không mốc giúp chim hấp thụ tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn nên bổ dung thêm sỏi, muối ăn để chim có thể tiêu hoá thức ăn hiệu quả.
Bạn chỉ nên cho chim ăn 2 lần 1 ngày vào sáng sớm và đầu giờ chiều. Giờ ăn của chim nên cố định cũng như khối lượng thức ăn cần phải dựa vào đặc tính của từng loại chim.
Từ khóa tìm kiếm
chim bo cau
nuoi chim bo cau
kỹ thuật nuôi chim bồ câu
cách nuôi chim bồ câu nhốt
bồ câu ăn gì
thuc an cho chim bo cau
ky thuat nuoi bo cau
lua de cua chm bo cau
nuôi chim bồ câu nhốt
chim bồ câu
Bí Quyết Giúp Chim Chào Mào Thay Lông Nhanh Và Đẹp Bạn Cần Biết
Khi là một dân chơi chim cảnh đặc biệt là chim Chào Mào thì ai cũng phải quan tâm đến giai đoạn thay lông của nó. Để có được bộ lông đẹp, mượt mà thì chào mào phải trải qua ít nhất một mùa thay lông (khoảng 1 năm 1 lần và thời gian thay mất từ 1-3 tháng). Vì thế cần có một chế độ chăm sóc đúng cách cho chim chào mào trong khoảng thời gian thay lông quan trọng này.
Khi bộ lông của chú chim chào mào có những dấu hiệu khô và xơ, khi tắm hay bị ướt bị lông bị ướt rất nhanh. Đúng mùa thay lông, các cọng lông ở cánh, ức, đuôi sẽ rụng rải rác nhiều hơn.
Đồng thời chào mào cũng sẽ biểu lộ những hành động rỉa lông, ngứa ngáy. Và có cảm giác như đuối sức, ít hót, cáu gắt hơn bình thường. Những hiệu ứng này báo hiệu chính xác mùa thay lông của chào mào đã tới, vì thế bạn cần có những cách hữu hiệu để chăm sóc chim.
Chim Chào mào thay lông là thời điểm chim khá yếu. Do đó, đây là giai đoạn chim đặc biệt cần nhiều chất dinh dưỡng cũng như việc vệ sinh để bảo vệ sức khỏe đúng cách. Bởi sức lực cũng như toàn độ dinh dưỡng được tập trung cho việc mọc lông mới. Chăm sóc hợp lý giúp chào mào khỏe mạnh, cho ra những bộ lông mềm mượt, đẹp mắt.
Trong thời kỳ thay lông chế độ chiếm phần quan trọng. Vì lông chim được hình thành phần lớn là chất đạm và một phần canxi. Nên khi chào mào bắt đầu rụng lông cần cho chim ăn những thực phẩm, mồi tươi ngon nhất để bồi bổ.
Cho ăn cámCám dành cho chim chào mào đang thay lông thường là các loại cám như: Hiển Bảo Khánh, @CADN, Thắng Mẹo Đà Nẵng, Nam Đà Nẵng… Các loại cám này có tính mát vì chứa nhiều hoa quả và các khoáng chất quan trọng cho quá trình thay lông.
Cần chú ý các loại cám có lên lửa vì tính nóng và chúng có chứa hàm lượng đạm rất cao. Điều đó sẽ gây hại cho chim khi ăn vào sẽ làm hỏng lông chim cũng như quá trình tiêu hóa gặp khó khăn (bệnh tiêu chảy cấp).
Bạn cũng có thể cho chim ăn một ít đậu phộng (lạc). Trong đậu phộng có chứa hàm lượng chất béo cao giúp lông chim tăng độ mềm mượt, mọc nhanh. Bạn đem đậu rang chín rồi xay nhuyễn trộn với cám cho chim ăn.
Cho ăn trái cây tươiCần đề cao những loại trái cây có tính mát để cho chim ăn, thúc đẩy quá trình mọc lông, chào mào phát triển tốt hơn. Các loại quả có thể ăn như: cam, cà chua, đu đủ, mướp…
Ngoài ra, có thể sử dụng các loại hoa quả có màu đỏ để tạo sắc tố cho bộ lông. Đặc biệt tốt cho quá trình tiêu hóa, bổ sung vitamin giúp chim giữ được màu đỏ nơi tách má và lông hậu môn như: gấc, cà rốt, bình bát dây, đu đủ… Bên cạnh đó, còn khiến bộ lông của chào mào thêm mềm và óng mượt hơn.
Cho ăn các loại mồi tươi ngonĐây là giai đoạn sức khỏe của chim yếu dần đi vì phải tập trung nuôi bộ lông mới. Do đó, chúng ta phải chú ý vào chế độ dinh dưỡng, bổ sung những mồi tươi ngon có chứa đạm vừa phải và canxi cho chào mào. Các loại mồi có thể dùng tốt như: cào cào, châu chấu, trứng kiến, dế non…
Lưu ý quan trọng là tuyệt đối không được cho chim ăn sâu tươi hoặc sâu khô vào thời kì này. Bởi trong sâu có tính nóng, bộ lông yếu mới mọc ra sẽ bị khô, xoắn lại trông rất xấu, có khi làm hỏng cả bộ lông.
2.2 Chế độ tắm và nghỉ ngơi khi Chào Mào thay lôngĐể chim sở hữu một bộ lông đẹp như ý thì việc vệ sinh tắm táp cũng như chế độ nghỉ ngơi hợp lý là rất quan trọng.
Tắm cho chim chào màoTắm nắng thì việc tắm diễn ra bình thường vào mỗi buổi sáng sớm (7h sáng và tắm khoảng 30 phút). Vitamin D trong nắng sớm sẽ kích thích lông mọc nhanh và bổ sung canxi tăng cường cho lông.
Tắm nước cách 2-3 ngày một lần, tắm vào khoảng 12h trưa rồi đem phơi nắng cho khô lông (phơi khoảng 30 phút), sau đó đưa chim vào lồng chữ A trùm lại. Khi tắm nước, phần vỏ bọc chân lông bị ướt và làm mềm đi, tạo điều kiện cho lông dễ lớn nhanh và trồi ra.
Chế độ nghỉ ngơiCần cho chim có một lịch trình nghỉ ngơi hợp lý. Thời điểm tốt nhất để chim đi ngủ là từ 6h tối, không để đèn dẫn đến chim thức quá khuya, không tốt cho sức khỏe, cũng như các hoạt động trao đổi chất diễn ra. Không nên trùm lồng chim quá kín, nên để quá trình thay lông của chim diễn ra được tự nhiên.
Trong quá trình thay lông, cần một số chú ý để tránh các trường hợp không may xảy ra với bộ lông cũng như sức khỏe của chim:
– Không được đổi lồng chim, tập dợt cho chim hay cho chim di chuyển xa. Bởi lúc này cơ thể chim rất yếu, không có sức, sẽ ảnh hưởng mạnh đến thẩm mỹ của bộ lông.
– Chim đã có 1-2 mùa thay lông thường rất nhạy cảm. Vẫn thay lông theo mùa nhưng với bất kỳ thay đổi đột ngột về thức ăn, lồng, khí hậu… lông chim bị rụng bất chợt. Hay những cuộc di chuyển xa sẽ khiến chim ngừng thay lông.
– Tùy theo từng thể chất của mỗi chú chim mà có chế độ chăm sóc khác nhau, diễn biến thay lông cũng khác. Cần cho chim đến nơi an tĩnh, không bị ảnh hưởng bởi những loài động vật khác nhằm giữ sức khỏe ổn định hơn.
Chúng tôi đã cung cấp cho bạn một số cách chăm sóc chim chào mào khi thay lông. Mong rằng bạn có thể áp dụng hiệu quả cho những chú chim cảnh của mình để chúng sở hữu bộ lông đẹp, mềm và mướt hơn. Đồng thời sức khỏe cũng tốt lên sau quá trình thay lông.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nuôi Chim Chào Mào Và Những Thuật Ngữ Cần Biết trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!