Xu Hướng 12/2023 # Nở Rộ Nạn Buôn Bán Chim Rừng # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Nở Rộ Nạn Buôn Bán Chim Rừng được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

(QNg)- Những năm gần đây, phong trào nuôi chim cảnh ở tỉnh ta có chiều hướng ngày càng phát triển. Có “cầu” ắt có “cung” kéo theo đó là tình trạng săn bắt và buôn bán chim rừng hoạt động ngày càng rầm rộ, diễn ra ngang nhiên và công khai…

Bày bán công khai

Tại phía nam cầu Trà Khúc- cửa ngõ vào thành phố Quảng Ngãi từ nhiều năm nay là điểm tập kết bán chim của những người hành nghề buôn bán chim cảnh. Theo quan sát của chúng tôi, ở “chợ chim” này có khoảng 5-6 người buôn bán chim với số lượng lớn. Cảnh mua bán diễn ra ngang nhiên và công khai, người mua ra vào khá tấp nập. Tại đây, hầu như loại chim nào cũng có từ chích chòe, chào mào, sáo, chim cu gáy… cho tới chim sâu, chim sẻ… nhiều loài quý, hiếm như vẹt, yểng, khướu, vàng anh… cũng được đưa ra chợ này. Những chiếc lồng chật hẹp chứa hàng trăm chú chim chen chúc, khi có khách đến xem những chú chim bay loạn xạ, trong đó có nhiều con không trụ nổi ngã ra chết. Bà N, một trong những người bán chim ở đây giải thích với khách: Chim mới bắt về nên còn nhát.

Chim được bày bán công khai ngay phía nam chân cầu Trà Khúc.

Theo bà N, ở đây chim giá bao nhiêu cũng có, tùy từng loại chim. Loại rẻ nhất có giá 50- 100 nghìn đồng/con hoặc có thể cao hơn lên tới cả tiền triệu. Ngày đông khách, bà bán khoảng vài chục con chim, nhiều nhất là chào mào, chòe than, chòe lửa…

Khi chúng tôi đặt vấn đề muốn mua số lượng lớn chim sẻ để phóng sinh, bà N hồ hởi: Ở đây cần bao nhiêu cũng có, nếu nhà ở trong thành phố chỉ cần cho điện thoại và địa chỉ nhà, hôm sau sẽ giao chim ngay tận nhà. Chúng tôi thắc mắc, chim ở đâu mà nhiều thế? Bà N cho hay: Chim được bà gom thu mua lại từ nhiều tay săn bắt chim chuyên nghiệp, trong ngoài tỉnh nên khi cần hàng chỉ cần gọi điện thoại là có người giao ngay.

Mùa nào chim nấy, hầu như những người săn bắt và mua bán chim không tha bất cứ loài chim nào. Theo quan sát của chúng tôi, “chợ chim” không chỉ có bán chim bẫy mà bán cả chim con và mới nở. Đây chỉ là một trong số những điểm tập kết bán chim cảnh với số lượng lớn, còn có những đội quân “bán chim di động” chở những giỏ chim rừng bán công khai trên đường và mỗi ngày có hàng trăm con chim rừng bị săn bắt để đáp ứng thú vui của con người.

Ai quản?

Điều đáng băn khoăn là những hàng chim lưu động này được bày bán ngay tại trung tâm thành phố, nơi đông người qua lại như vậy, nhưng xem ra các cơ quan chức năng lại ít phát hiện và xử lý.

Được biết, Chính phủ đã ban hành Nghị định 99/2009/NĐ/CP ngày 2/11/2009, trong đó có quy định về các hành vi săn, bắt các loài chim hoang dã cũng sẽ bị xử phạt nghiêm. Tuy nhiên, hầu như những người săn bắt chim cũng như những người buôn bán chim đều không biết đến quy định này. Trong khi đó, đa phần những người dân khi tham gia bẫy, bắt chim đều quan niệm “chim trời, cá biển” và không biết rằng đây cũng là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Họ không ngờ cái nghề được coi là “cần câu cơm” để nuôi sống cả gia đình của mình từ nhiều năm nay là vi phạm pháp luật bởi họ chưa một lần bị nhắc nhở hay xử phạt hành chính.

Thú chơi chim đã có từ lâu, thế nhưng tình trạng săn bắt chim hoang dã đến cạn kiệt để thỏa mãn thú vui của con người là điều rất đáng được quan tâm. Để bảo tồn những giống chim hoang dã, công tác quản lý việc săn bắt chim trái phép cần được các cơ quan chức năng làm chặt chẽ hơn.

Nan Giải Việc Xử Lý Nạn Buôn Bán Chim Trời

(Báo Quảng Ngãi)- Việc buôn bán động vật hoang dã gián tiếp làm mất cân bằng sinh thái, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, nạn buôn bán chim trời, tập trung nhiều nhất ở TP.Quảng Ngãi tồn tại dai dẳng nhiều năm nay. Việc xử lý vấn đề này gặp nhiều khó khăn, do chế tài xử phạt còn quá nhẹ.

“Chợ chim trời” tập trung nhiều nhất ở các tuyến đường gần công viên núi Long Đầu, thuộc thôn Liên Hiệp 1, phường Trương Quang Trọng (TP.Quảng Ngãi). Chỉ một đoạn đường dài khoảng chục mét, nhưng có đến 4 cơ sở buôn bán chim trời. Rất nhiều loại chim như họa mi, khướu, chào mào, chích chòe… được các chủ kinh doanh thu mua từ những người đi đánh bắt chim rừng.

Bày bán công khai chim trời gần công viên núi Long Đầu, TP. Quảng Ngãi.

Một chủ buôn bán chim trời cho hay, nếu là chim đánh bắt trên rừng thì có giá “mềm”. Còn chim “thuần hóa” thì giá cao hơn. Trong đó, trung bình chim sẻ có giá vài nghìn đồng, chào mào giá khoảng 150.000 đồng/con. Cao nhất là họa mi khoảng 2 triệu đồng/con. Các loại chim này được mua từ những người săn bắt chim chuyên nghiệp.

Những người mua chim cho biết, những năm gần đây, phong trào chơi chim nở rộ. Vì lợi nhuận, các tay săn chim rừng dùng đủ cách thức để vây bắt chim trời. Từ dùng lưới, keo dính, loa dụ chim… để vây bắt, để lại nhiều hệ lụy khi mà các loại chim hoang dã ngày càng cạn kiệt, dẫn đến mất cân bằng sinh thái. Việc buôn bán chim trời diễn ra công khai. Tuy nhiên, việc xử lý triệt để vấn nạn này gặp nhiều trở ngại.

Các cơ sở kinh doanh bày bán cả chim non.

Chính vì vậy, chúng tôi cũng chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, nhắc nhở những hộ kinh doanh này không buôn bán chim trời. Trong khi các chế tài xử phạt còn nhiều hạn chế, thì cách tốt nhất để bảo vệ chim trời là người dân không nên mua các loại chim này về nuôi hay chế biến làm thức ăn. Khi nhu cầu dừng lại, thì ắt nguồn cung sẽ từ từ được dẹp bỏ”.

Nở Rộ Phong Trào Chơi Chim Cảnh

“Nuôi chim dưỡng trí, nuôi cây dưỡng đức, nuôi cá dưỡng thần” là câu châm ngôn có tính thư giãn và triết học sâu xa mà cha ông ta đã đúc kết từ ba thú chơi tao nhã này. Trong ba thú chơi tao nhã ấy, chơi chim cảnh hiện đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Lắng nghe “nhạc rừng” giữa thành phố

Có thời gian rảnh rỗi và có dịp bước chân vào các trường chim lúc sáng sớm, chiều muộn hay mỗi dịp cuối tuần, bạn sẽ được “thả mình” trong một không gian tràn đầy âm thanh trong trẻo của các loài chim như đang sống giữa một cánh rừng. Đây cũng là nơi gặp gỡ của những người mê chim cảnh đủ mọi lứa tuổi, mọi thành phần trong xã hội, có thể là một cụ già hay là một chú bé, một bác chạy xe ôm hay một công chức nhà nước có chung niềm đam mê và mong muốn được thả hồn mình trong những âm thanh của núi rừng sau giờ làm việc căng thẳng.

Đến với trường chim Vườn Cau (phường Tân Tiến, TP. Buôn Ma Thuột), có thể ngắm hàng trăm chiếc lồng của anh em nghệ nhân mang đến. anh Tô Đức Dũng – Chủ trường chim cho hay: Hội chim Vườn Cau ra mắt được hơn hai năm trở lại đây, xuất phát từ niềm đam mê và nhằm tạo thêm một nơi để anh em nghệ nhân có nơi để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm chăm sóc chim cảnh. Ngoài việc tạo sân chơi cho anh em nghệ nhân, với bàn tay khéo léo của mình, anh Dũng còn nổi tiếng là thợ làm lồng chim đẹp. Anh Dũng cho biết, một mình anh một tháng chỉ có thể làm được khoảng từ 7 đến 10 lồng, không đủ đáp ứng nhu cầu giải trí của anh em nghệ nhân…

Thực khách vừa nhâm nhi ly cà phê vừa thưởng thức “nhạc rừng” tại Hội quán chim cảnh Vườn Cau.

Thú chơi chim cảnh đến với anh Nguyễn Đinh Tấn Thân (phường Tân Tiến, TP. Buôn Ma Thuột) khi anh còn là một cậu học sinh. Sau những buổi học trên trường, anh thường cùng bạn bè rong ruổi khắp xóm để bẫy chim mang về thuần dưỡng. Công việc thuần dưỡng chim với anh cũng lắm công phu, phải trải qua hơn một năm chim mới đứng lồng và hót được. Ban đầu ở khu vực suối Đốc Học – nơi anh sinh sống chỉ có một vài người chơi chim cảnh, mỗi sáng những người này lại tụ tập tại khoảng sân trống trước nhà anh để thưởng thức giọng hót thánh thót của những chú chim cưng do mình cất công thuần dưỡng. Theo thời gian, người chơi ngày một đông, anh phải bỏ luôn cái nghề sửa chữa xe gắn máy đã gắn bó với anh hơn 15 năm để chú tâm phục vụ nhu cầu giải trí của bản thân cũng như của anh em nghệ nhân trong và ngoài xóm. Với đức tính hiền lành, chăm chỉ rất được lòng giới nghệ nhân chơi chim cảnh, hiện anh Thân (hay còn gọi là Mười Thân) được bầu làm Hội trưởng Hội Chim chào mào TP. Buôn Ma Thuột. Anh Thân tâm sự: “Anh em đến với nhau vì có chung niềm đam mê, sau giờ làm việc hễ có thời gian rảnh thường tụ tập nhau lại để chia sẻ về kinh nghiệm trong việc nuôi, chăm sóc và huấn luyện chim. Niềm đam mê của người nuôi chim là mỗi buổi sáng sớm, ngồi uống cà phê được nghe tiếng chim hót, cảm thấy tâm hồn thanh thản, quên đi những áp lực công việc và như được hòa mình vào thế giới tự nhiên”.

Nghề chơi cũng lắm công phu!

Có thể thấy, phong trào chơi chim cảnh trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột nói riêng, toàn tỉnh nói chung đang ngày càng được nhiều người quan tâm. Chim cảnh hiện nay có hàng trăm loài, mỗi loài có một vẻ đẹp, một giọng hót đặc trưng và phong cách chơi cũng rất khác nhau. Theo tìm hiểu, thì chim cảnh cũng có dăm bảy loại, giá chim dao động từ vài chục ngàn đồng đến vài chục triệu, thậm chí vài trăm triệu đồng. Ngoài việc chọn chơi chim đẹp, hót hay, lồng “đỉnh”, giới chơi chim cảnh còn đầu tư tiền triệu cho những phụ kiện đi kèm như cóng đựng thức ăn, nước uống cho chim. Có những bộ cóng được làm bằng gỗ quý có giá gần chục triệu đồng. Theo ghi nhận tại một số trường chim, trong hàng trăm loài chim thì chim chào mào hiện đang nhận được sự quan tâm, thu hút nhiều người chơi chim cảnh nuôi dưỡng nhất hiện nay. Theo các nghệ nhân, chính thân hình dễ thương với cái mào cao đứng thẳng hay cong về phía trước, má đỏ ửng cùng tiếng hót lảnh lót của loài chim chào mào đã thực sự chinh phục niềm đam mê của giới chơi chim cảnh.

Để có một chú chim hót hay, cũng không phải là chuyện đơn giản, dễ làm của người chơi chim cảnh. Thông thường giới chơi chim hiện nay đều chọn cho mình những chú chim có thân hình to, dài và có độ thi đấu bền bỉ. Những chú chim chào mào ở các vùng như: Huế, Đà Nẵng, Bình Định và Dak Lak được giới chơi chim cảnh chọn nuôi nhiều nhất. Nếu như chim chào mào ở hai vùng Huế và Bình Định có thân hình to, giọng hót khỏe thì chim ở Đà Nẵng và Dak Lak lại sở hữu giọng hót ngân vang, lánh lót. Anh Nguyễn An Lâm, nhà ở phường Tân Tiến được xem là một “tín đồ” của loài chim chào mào cho biết: Chim ở vùng Phong Điền và Bạch Mã của xứ Huế được anh chọn nuôi nhiều nhất vì có giọng hót líu lo rất hay, có phong cách và độ bền thi đấu tốt. Cũng theo anh Lâm, thoạt nhìn tưởng dễ, nhưng thực ra nghề chơi chim cảnh cũng lắm công phu, đòi hỏi người chơi phải kiên nhẫn. Trong đó cái khó nhất là làm sao mỗi khi ra trường đấu hót, mỗi chú chim luôn sung mãn và không bị cụp mào mỗi khi gặp những chú chim dữ khác.

Tuấn Hùng

Không chỉ có những người trung niên, giới trẻ cũng có người rất am hiểu và đam mê tiếng hót của loài chim chào mào. Như anh Nguyễn Vương, dù công việc chính là người dẫn chương trình nhưng sau thời gian làm việc căng thẳng anh cũng chọn cho mình thú chơi riêng để thư giãn đó là thuần dưỡng chim chào mào. Những lúc rảnh rỗi hay mỗi sáng sớm anh cùng với chú chim yêu quý bên trong chiếc lồng dễ thương đến với trường chim để nghe tiếng hót của nó. Là một người còn rất trẻ nhưng anh Nguyễn Vương tỏ ra rất am hiểu về thú chơi tao nhã này. Theo anh để có được một chú chim hay, đấu hót tốt đòi hỏi người chơi phải cất công tìm tòi và phải kiên nhẫn trong cách chăm sóc.

Nở Rộ Nghề Nuôi Chim Yến Ở Lâm Đồng

Trong khoảng 2 năm trở lại đây, hàng trăm hộ dân tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã chuyển sang một loại hình kinh tế mới, đó là nghề nuôi chim yến.

Đi tới nhiều địa phương của tỉnh Lâm Đồng như: các huyện Lâm Hà, Bảo Lâm, Cát Tiên, thành phố Bảo Lộc… đều thấy có những ngôi nhà cao, hình dáng khá kỳ dị, xây dựng lên để dụ chim yến bay về làm tổ. Nhưng nơi được coi là “rốn” của loài chim yến chính là thị trấn Ma Đa Guôi của huyện Đạ Huoai.

Thị trấn vốn được coi là nghèo nàn nhất tỉnh Lâm Đồng này, bây giờ đã có những hộ gia đình có thu nhập 400- 500 triệu đồng mỗi tháng từ nguồn lợi “từ trên trời rơi xuống” này. Gọi là nghề nuôi yến, nhưng chính xác là làm nhà dụ yến, bởi đây là giống chim hoang dã, chỉ tìm nơi thích hợp làm tổ, còn mỗi ngày bay xa hàng trăm km để kiếm ăn.

Để tận mắt “mục kích sở thị” một ngôi nhà yến, nhóm phóng viên đã phải rất may mắn mới được “ông trùm yến” Nguyễn Văn Võ, 41 tuổi ở thị trấn Ma Đa Guôi mời lên thăm nhà yến của mình.

Nói là may mắn, bởi từ trước đến nay, tất cả các chủ nhà yến đều không cho phép bất cứ người nào ngoài gia đình mình leo lên nhà yến. Bởi, họ sợ giống chim quý này thấy hơi người lạ, sẽ bỏ đi, mang theo cả nguồn thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng mỗi tháng từ trước đến nay của gia đình mình.

Sau khi lỉnh khỉnh cõng theo máy móc tác nghiệp, leo lên hàng chục mét bằng chiếc thang gỗ mong manh, phóng viên đã tới được căn phòng tối như bưng, sặc mùi phân yến, là thế giới của loài chim đặc biệt này.

Trong căn phòng diện tích chỉ khoảng 30m2 đó là nơi cư ngụ của hàng ngàn con chim yến, thấy động nên bay loạn xạ như ong vỡ tổ ra ngoài. Trên trần nhà, bám vào những thanh gỗ đóng thành những khoang hình chữ nhật, hàng trăm chiếc tổ màu trắng sữa, khum khum như bụm tay, nhiều tổ có những cặp yến non đang nằm ngủ ngon lành trong đó.

Được biết sau khi cặp chim kia lớn và rời tổ, nhà chủ sẽ thu những chiếc tổ này, làm sạch lông chim bám và bán ra thị trường với giá bán buôn trên 20 triệu đồng/kg. Khoảng 70- 80 tổ sẽ cho trọng lượng 1kg.

Ông Nguyễn Văn Võ cho biết, ông không phải người đầu tiên làm nhà yến ở vùng đất này. Trước đây, yến đã từng vào làm tổ trong nhà thờ, trong những khu nhà công sở, nhưng bị đuổi đi do gây mất vệ sinh. Người đầu tiên làm nhà dụ yến ở thị trấn này thất bại do sai sót kỹ thuật.

Người thứ 2 là nhân vật khá bí ẩn, nghe nói từ tỉnh Đồng Nai, phát hiện vùng đất này là “rốn chim”, nên lên xây nhà dụ yến tới làm tổ và thành công. Nghe nói mỗi tháng người này thu hoạch tới 35- 40kg, và chỉ lên đây để thu hoạch khi có sản phẩm. Cứ mỗi chiều, đàn chim đi kiếm ăn bay về lượn quanh ngôi nhà này nhìn từ xa trông như ong vỡ tổ.

Khi nhận thấy có nguồn lợi này, từ năm 2012, ông Võ đã thuê chuyên gia từ Sài Gòn lên lắp đặt thiết bị trong căn nhà cấp 4 của mình. Nhiều người trong nhà thấy vậy còn tưởng ông có vấn đề gì về thần kinh.

Vậy nhưng chỉ sau hơn 1 năm, căn nhà cấp 4 rộng chừng 100m2 đó đã bắt đầu cho thu nhập vài chục triệu đồng, rồi tăng theo cấp số nhân. Tới lúc này, ông bắt đầu mày mò trên mạng học cách tự lắp thiết bị dẫn dụ yến.

Sau đó, ông xây dựng ngôi nhà thứ 2 rộng 100m2 mỗi tầng, với tầng 1 để gia đình ở, 2 tầng trên nuôi yến, hiện mỗi tháng cho thu nhập 400 triệu đồng. Sau đó, ông Võ tiếp tục xây dựng 2 ngôi nhà nữa trên diện tích đất vườn của mình. Đồng thời, ông vận động mọi người trong gia đình, bạn bè và những người quen biết trên địa bàn thị trấn Ma Đa Guôi và các địa phương lân cận cùng hưởng nguồn lợi từ thiên nhiên này.

Hiện nay, riêng trên địa bàn thị trấn Ma Đa Guôi đã có khoảng 60 hộ xây dựng nhà yến. Anh Trần Vũ Hùng, 24 tuổi, ở tổ dân phố 5, thị trấn Ma Đa Guôi cho biết, anh được ông Võ (là cậu ruột) tư vấn, nên đã đầu tư xây dựng ngôi nhà 3 tầng có diện tích sử dụng 300 m2, tầng 1 để ở, tầng 2 và 3 lắp đặt thiết bị dụ chim yến. Ngôi nhà này chỉ mới phát tín hiệu dụ yến từ sau tết, nay đã có 4 cặp chim làm tổ rồi.

Hiện, ông Võ đang tổ chức thi công, lắp đặt thiết bị các nhà dụ yến cho những người có nhu cầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Nhiều gia đình mới xây nhà yến được khoảng 18 tháng, đã cho thu hoạch mỗi tháng 1kg. Những tháng sau tăng dần lên, do đặc tính chim yến, mỗi năm sinh sản 4 lần, lượng chim vì thế cứ tăng theo cấp số nhân.

Để xây dựng một ngôi nhà dụ yến theo mô hình truyền thống là 3 tầng, mỗi tầng rộng chừng 100m2 đã lắp đầy đủ thiết bị dụ yến, gia chủ cần đầu tư khoảng 900 triệu đồng.

Hệ thống thiết bị dẫn dụ yến gồm các loại gỗ không mùi, lắp đặt làm nơi cho yến làm tổ; hệ thống loa phát tín hiệu âm thanh của chim yến; máy phun sương tạo độ ẩm thích hợp khoảng 70- 80%, nhiệt độ thích hợp 27- 28 độ C…kèm theo các tiêu chuẩn về ánh sáng, thông gió. Nghề nuôi chim yến hiện bắt đầu phát triển và được coi là nguồn lợi lớn, được thiên nhiên ưu ái ban tặng ở một số địa phương của tỉnh Lâm Đồng.

Hiện tại, nghề nuôi yến ở Lâm Đồng vẫn phát triển mang tính tự phát, chưa có kế hoạch định hướng phát triển và quản lý của chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, phần lớn các hộ xây dựng nhà yến thường ở những khu vực có mật độ dân cư khá thưa thớt, nên chưa có biểu hiện gây tác động ảnh hưởng tới môi trường sống của những người xung quanh./.

Chu Quốc Hùng/TTXVN

Phong Trào Chơi Chim Chào Mào Ở Đồng Xoài Nở Rộ

Phong trào chơi chim chào mào ở Đồng Xoài nở rộ từ năm 2009, đến nay, khá nhiều gia đình ở Đồng Xoài có trong nhà chí ít một con chim chào mào. Anh Nguyễn Đình Tài, Chủ nhiệm CLB sinh vật cảnh anh Tài cho biết: “Ở Đồng Xoài hiện có 3 CLB chim chào mào vấn hàng trăm nghệ nhân và người chơi không chuyên. Mỗi CLB thường có một quán cà phê thân thuộc để họ mang chim đi “dợt” được gọi là trường chim. Đây là nơi người chơi chim tụ tập để cùng san sẻ niềm say mê và bàn bạc kinh nghiệm chăm nuôi chim cảnh. Hiện trên địa bàn có 5 cửa hàng bán chim cảnh, cốt là chim chào mào, đáp ứng nhu cầu của người chơi Theo anh Lý Thế Học, chủ quán cà phê 679 thì chim chào mào là loại dễ nuôi và có lượng người chơi đông. Người nuôi chim đủ mọi từng lớp, lứa tuổi, nghề nghiệp, nhưng đều có chung một niềm ham với loài chim được mệnh danh là “bậc đế vương”. “Mình mở quán cà phê này cũng từ ham chim chào mào. Khách đến quán chủ yếu là người chơi chim ở địa bàn thị xã Đồng Xoài. Bình quân mỗi ngày cuối tuần có khoảng 30-40 Mấy năm gần đây, thị xã Đồng Xoài thành lập nhiều câu lạc bộ (CLB) chim chào mào và thu hút số lượng lớn người tình thích. Giữa nhịp sống tăng tả, thú nuôi chim đã góp phần nuôi dưỡng và giữ giàng những thanh âm trong trẻo của tự nhiên như một thú chơi tao nhã.

chim cảnh”.

Quán cà phê 679 QL14, phường Tân Bình (Đồng Xoài) là một trong những điểm hẹn của những người yêu thích chim chào mào. Vào mỗi sáng thứ bảy và chủ nhật, quán rộn rịch hơn hẳn vì tụ hội đông khách thích nghe chim hót cùng với hội viên mang chim đến “dợt”. Người thì tường tận vặt chân cào cào làm thức ăn cho chú chào mào yêu của mình. Người lại lo kiếm chỗ treo chim tốt nhất để vừa uống cà phê vừa ngắm chim phô diễn giọng hót… Anh Nguyễn Văn Phước san sẻ: “Tôi chơi chim chào mào đã nhiều năm vì mê giọng hót của nó. Vào những ngày cuối tuần tôi mang chim đến quán để nó học hót vừa nghe những chú chào mào khác hót để mạnh bạo, nhanh “lên lửa” hơn. Chim chào mào cũng như các loài chim khác, chỉ cần cho ăn uống đầy đủ, tắm và ngơi nghỉ để chim khỏe mạnh. Một chú chim có giá phải là chim trống, hót hay, dáng chuẩn, bộ lông mượt, màu sắc đẹp có thần thái riêng và sức hót phải bền”.

Anh Nguyễn Đình Tài giới thiệu cách để chọn một chú chào mào bổi tốt

Một chú chào mào bổi mua về chỉ vài trăm ngàn đồng, nhưng khi đã thuần, thành chim tốt thì có thể có giá hàng chục triệu đồng. Tuy nhiên, người chơi chim chào mào phải có niềm say mê mới nuôi được những chú chim mang đặc tính biệt lập, nổi trội. Thường một con chào mào hay phải luôn giữ được “lửa”. Muốn vậy người nuôi phải tốn nhiều công coi ngó và thức ăn cho chim khá tốn kém. Anh Phước chỉ vào bịch cào cào khoảng 15 con có giá 5.000 đồng cho biết: “Nuôi một con chim tốn khoảng 200 ngàn đồng thức ăn/tháng. Mình nuôi chính yếu vì yêu thích chứ bán đi lỗ tiền nuôi và công coi ngó”.

lồng chim do người nuôi mang đến quán để vừa uống nước, trò chuyện vừa nghe chim hót. Để tạo điều kiện cho nghệ nhân cũng như người nuôi chim chào mào không chuyên có dịp giao lưu, đánh giá chừng độ tiến bộ cho chú chim chào mào yêu quý của mình, CLB trường chim 679 cứ 2 tuần lại tổ chức một giải thi đấu nội bộ. Từ đó, anh em chọn ra chú chim hay nhất để coi ngó nuôi dưỡng thêm chuẩn bị cho những giải thi lớn hơn và mọi người cũng đánh giá mức độ đạt được đối với chim chào mào của mình” – anh Học nói. Lý giải về “sức hút” của loài chim này, tuấn kiệt phân tách thêm: Chào mào được ưa thích không chỉ bởi dễ nuôi mà còn vì tiếng hót hay với nhiều âm tiết và giọng điệu biến chuyển liên tiếp có nhạc có điệu. Mỗi giọng hót đều biểu lộ rõ nguồn gốc, vùng miền của chim. Chim chào mào ở Bình Phước có hình dạng nhỏ nhưng lại có thể hót được nhiều giọng khác nhau, còn ở vùng Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi thì chim chào mào lại có giọng hót dài từ 6-7 âm, giọng cao và oai dũng như mang hơi thở núi rừng nên rất được chuộng. Thức ăn cho chào mào cốt tử là cám được làm từ trứng gà, đậu, gạo… nhưng cần tuân thủ một chế độ ăn không đổi.

Dễ nuôi là ưu điểm nhưng khi chim thi đấu đạt giải lại càng nâng tầm giá trị của chim nên càng có nhiều người tìm đến với thú vui này. “Hằng năm, ở tỉnh đều có các hội thi tiếng hót chim chào mào nội bộ và giải mở mang, thu hút nhiều tỉnh, thành về tham dự. Sau mỗi hội thi lớn, chim đạt giải thường được những tay buôn chim hay người chơi chim hỏi mua với giá hàng chục triệu đồng. Thậm chí có chú chim chào mào lông trắng đã được trả giá đến cả trăm triệu đồng” – tài năng cho biết.

Phong trào nuôi chim chào mào ở Đồng Xoài không chỉ kết nối những người có chung niềm ham nuôi chim cảnh mà đây còn là nơi để mọi người gặp gỡ, nói chuyện, gác lại sau lưng những bề bộn của cuộc sống, cùng nhau hòa mình vào môi trường thiên nhiên để nghe chim “hòa nhạc”… Hữu Dụng

Tràn Lan Nạn Mua Bán Động Vật Hoang Dã Trên Mạng Xã Hội

Trưa 18/11, Công an xã Tà Cạ (huyện Kỳ Sơn) phát hiện Lầu Bá Đà (25 tuổi, xã Mường Típ) đang công khai rao bán 80 con chim chào mào sống. Lầu Bá Đà khai nhận toàn bộ số chim chào mào nói trên được thu mua trên địa bàn các xã của huyện Kỳ Sơn về bán kiếm lời. Sau khi lập biên bản về hành vi mua bán động vật hoang dã, toàn bộ số chim này được thả về tự nhiên.

Trong khi đó, tại huyện Quế Phong, ngày 11/11, nhà chức trách cũng bắt giữ Phạm Đình Dũng (54 tuổi, xã Tiền Phong), khi người này đang lái ô tô vận chuyển 8 con chồn và 1 con hoẵng với tổng trọng lượng là 45 kg. Tất cả số động vật nói trên đều đã chết. Số động vật này Dũng mua từ một người dân ở xã Thông Thụ với giá 7,5 triệu đồng nhằm mục đích đưa về để… sử dụng trong đám cưới.

Đó là 2 trong hàng loạt vụ mua bán động vật hoang dã bị cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là “bề nổi của tảng băng”, khi mà tình trạng rao bán động vật hoang dã ngày càng tinh vi, đặc biệt là lợi dụng mạng xã hội. Chỉ cần lên mạng xã hội Facebook tìm kiếm cụm từ “mua bán thú rừng”, sẽ cho ra kết quả với hàng loạt nhóm kín, nhóm mở. Nhiều nhóm có hàng nghìn thành viên, trong đó công khai rao bán động vật hoang dã. Để “qua mặt” lực lượng chức năng, thay vì dùng từ “mua hay bán”, một số người chỉ cần dùng từ “bảo tồn”.

Lợi dụng khả năng dễ dàng tiếp cận người mua và che giấu danh tính qua các trang mạng xã hội, nhiều người thường xuyên rao bán các sản phẩm như: ngà voi, sừng tê giác, móng gấu, da hổ… Những kẻ mua bán động vật hoang dã thường sử dụng các thủ đoạn khác nhau nhằm trốn tránh sự phát hiện, bắt giữ của các cơ quan chức năng.

Ngoài ra, các đường dây phạm tội, băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia được thành lập và tổ chức hoạt động chặt chẽ với những phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt có xu hướng gia tăng cả về quy mô và tính chất để tiến hành việc mua bán, vận chuyển.

Quá trình vận chuyển, nhóm này thường giấu động vật hoang dã trong thùng hàng, container được miễn kiểm tra xác suất; để lẫn với hàng hóa cồng kềnh khác như gỗ, thực phẩm; hợp pháp hóa giấy tờ, hồ sơ chứng minh nguồn gốc động vật hoang dã hoặc sản phẩm của động vật hoang dã; sử dụng công nghệ thông tin để trao đổi theo quy ước riêng; sử dụng phương tiện vận chuyển được thay biển số giả, dùng xe công vụ để vận chuyển… nên rất khó phát hiện, điều tra đối với loại tội phạm này.

Cần cả hệ thống chính trị vào cuộc

Trước tình trạng nhức nhối này, mới đây, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 504/KH-UBND về việc thực hiện Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách trong quản lý động vật hoang dã. Trong đó, xác định rõ đây là nhiệm vụ thường xuyên và là yếu tố đảm bảo thực hiện thành công trong việc bảo tồn, bảo vệ và phát triển bền vững các loài động vật hoang dã.

Theo đó, yêu cầu dừng nhập khẩu động vật hoang dã dù còn sống hay đã chết, trứng, ấu trùng, bộ phận, dẫn xuất các loài động vật hoang dã (trừ các loài thủy sản phục vụ sản xuất, chế biến làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi đã được công bố theo quy định của pháp luật; bộ phận của động vật hoang dã đã được chế biến, xử lý làm dược liệu, làm nguyên liệu phục vụ sản xuất hoặc sản phẩm hoàn chỉnh.

Hiện nay, chỉ tính riêng Nghệ An mỗi năm đã phát hiện hàng chục vụ mua bán động vật hoang dã, với số lượng hàng trăm cá thể được thu giữ. Với thực trạng như hiện nay, sẽ không lâu nữa, những loài quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ được dự báo sẽ biến mất.

Việt Nam từng phải chịu những tổn thất kinh tế nghiêm trọng khi phải tiêu hủy 5 triệu con lợn nhiễm bệnh, với nguồn bệnh được cho là bắt nguồn từ lợn hoang dã ở châu Phi. Dịch tả lợn châu Phi vẫn là mối đe dọa lâu dài đối với ngành chăn nuôi trong nước. Ngay tại thời điểm này, chúng ta đang gồng mình chống chọi dịch Covid-19, một chủng virus được cho là phát hiện truyền từ động vật hoang dã.

Tiến Hùng

Cập nhật thông tin chi tiết về Nở Rộ Nạn Buôn Bán Chim Rừng trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!