Xu Hướng 3/2023 # Những Vùng Nuôi Chim Yến Tiềm Năng Tại Việt Nam # Top 3 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Những Vùng Nuôi Chim Yến Tiềm Năng Tại Việt Nam # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Những Vùng Nuôi Chim Yến Tiềm Năng Tại Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đắk Lắk: Vùng thức ăn cho chim yến là 1.211.146 ha, chiếm 92,28%. Nơi đây có khí hậu cao nguyên, diện tích cây công nghiệp lớn, có các hồ như Ea Kao, Ea Phun K’Ram, Ea Kmur, Ea Ju, Krông Buk… đảm bảo nguồn thức ăn và sinh cảnh cho chim yến sinh sống và phát triển. Vùng ven TP Buôn Ma Thuột, TX Buôn Hồ là khu vực có tiềm năng, có quần thể chim yến phát triển và có nhà yến xây dựng thành công hơn 1.000 con.

Lâm Đồng: Tập trung chủ yếu ở TP Bảo Lộc và huyện Đạ Huoai. Ngoại ô Bảo Lộc, các xã Lộc Châu, Lộc Nga, Đại Lào đã có quần thể chim yến phát triển, các nhà yến đã được xây dựng và có chim về ở ổn định. Bảo Lộc là vùng chuyên canh trà, cà phê, dâu tằm, cây ăn trái… dễ dàng cho chim yến kiếm ăn. Vì vậy có thể chọn quy hoạch nuôi chim yến.

Gia Lai: Vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 1.399.319 ha, chiếm 90,06%. Huyện Krôngpa và Phú Thiện có đồng lúa, đồng bằng, đất rẫy trồng cây hàng năm, đồi núi rộng, hệ thống sông suối phong phú, cây cối xanh tốt, nằm gần đàn chim yến của tỉnh Đắk Lắk (khoảng 60 km đường chim bay), thuận lợi cho chim yến sinh sống, phát triển.

Đắk Nông: Vùng thức ăn cho chim yến là 583.357 ha, chiếm 89,6%. Huyện ĐăkR’Lấp có diện tích trồng cây lâu năm rộng lớn, đồi núi rộng, nằm tương đối gần đàn chim yến của tỉnh Bình Phước, khoảng 50 km đường chim bay – Điều kiện thuận lợi cho chim yến sinh sống và phát triển.

Bình Phước: Vùng thức ăn cho chim yến là 590.567 ha, chiếm 85,94%, chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm, đồi rừng, các hồ. Đây là một trong những tỉnh có đàn chim yến trong nhà đông nhất nước. Là điều kiện thuận lợi nổi bật so với các tỉnh khác.

Huyện Bù Gia Mập, TX Phước Long, Đồng Xoài, Phú Riềng có nhà yến phát triển và thành công, sinh thái phù hợp, có nguồn thức ăn dồi dào, đất trồng cây công nghiệp, gần hồ Thác Mơ, Cần Đơn, Sôk Phu Miêng… Nên quy hoạch để phát triển nghề nuôi chim yến.

Bình Dương: Vùng kiếm ăn cho chim yến là 174.480 ha chiếm 64,76%, chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm, các hồ. Huyện Phú Giáo, Bến Cát có diện tích trồng lúa, hoa màu, rẫy cao su, cây công nghiệp, hồ Trị An, Dầu Tiếng, đảm bảo nguồn thức ăn và vùng sinh thái, đã có nhà yến và chim ổn định. Có thể chọn 2 huyện trên quy hoạch nuôi chim yến.

Đồng Nai: Vùng thức ăn cho chim yến là 421.862 ha, chiếm 71,42%, chủ yếu là cây lâu năm, cây hàng năm, một ít diện tích đất trồng lúa, đất rừng, các hồ. Huyện Tân Phú, Định Quán đã có các nhà yến và chim yến về sinh sống, vùng sinh thái có đất nông nghiệp, lâm nghiệp, gần hồ Trị An, sông Đồng Nai, rừng Nam Cát Tiên nên chọn các địa phương trên quy hoạch nuôi chim yến.

Long An: Vùng thức ăn cho chim yến là 330.095 ha chiếm 73,48%, chủ yếu đất trồng lúa, các sông đây là tiền đề cho nghề nuôi chim yến. Có thể quy hoạch phát triển tại huyện Cần Giuộc và Cần Đước, được bao quanh bởi sông Nhà Bè và Vàm Cỏ, cách biển không xa, dân cư không quá đông đúc, diện tích trồng lúa đảm bảo nguồn thức ăn và vùng sinh thái.

Tiền Giang: Vùng thức ăn cho chim yến là 177.907,19 ha, chiếm 70,82%, chủ yếu là đất trồng lúa, cây ăn quả lâu năm, các sông. Là tỉnh có số nhà yến đứng đầu trong cả nước, toàn bộ đều nằm trong đô thị, cần phải gấp rút quy hoạch.

Có thể quy hoạch tại các huyện như: Gò Công Đông, Gò Công Tây và ngoại ô TX Gò Công, nơi đây vốn có nhiều nhà yến và quần đàn rất lớn. Không cho xây dựng thêm hoặc cải tạo nhà ở tại các khu đô thị để làm nhà yến nữa. Tiến hành nhân đàn, di đàn để phát triển ở những vùng sinh cảnh thích hợp.

Bến Tre: Vùng thức ăn cho chim yến là 173.653 ha chiếm 73,56%, chủ yếu là đất trồng cây lâu năm ăn quả, đất trồng lúa, đất nuôi trồng thủy sản, các sông như Cổ Chiên, Tân Điền, Hàm Luông, sông Tiền…

Huyện Ba Tri, Bình Đại, Giồng Trôm là các địa phương đầu tiên có nhà yến và có quần đàn chim yến, được bao quanh bởi sông và biển. Huyện Bình Đại có thủy sản, Ba Tri có đất trồng lúa, Giồng Trôm đất trồng cây lâu năm ăn quả, nhiều cây bụi thấp. Quy hoạch ở các địa phương này thuận lợi và khả năng thành công cao.

Trà Vinh: Vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 171.522,95 ha, chiếm 73,26%, chủ yếu là đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm ăn quả, có các sông như Cổ Chiên, sông Hậu. Có thể quy hoạch ở ngoại ô xung quanh TP Trà Vinh, huyện Châu Thành, xã Đại Phước, Đức Mỹ, Nhị Long, Bình Phú, Phương Thạnh của huyện Càng Long.

Vĩnh Long: Vùng thức ăn cho chim yến là 110.882,74 ha chiếm 74,08%, chủ yếu là đất trồng lúa, cây lâu năm ăn quả, các sông Cổ Chiên, sông Hậu, sông Tiền…

Huyện Vũng Liêm, Trà Ôn có diện tích trồng lúa nước rộng lớn, đất trồng cây lâu năm, có sông Trà Ôn và Sông Hậu chảy qua, khí hậu mát mẻ, cây cối xanh tốt, nằm giáp ranh TP Cần Thơ, giáp ranh tỉnh Trà Vinh có đàn chim yến phát triển. Quy hoạch phát triển tại hai huyện này sẽ thuận lợi.

Đồng Tháp: Vùng thức ăn cho chim yến là 265.947,03 ha chiếm 78,75%, chủ yếu là đất trồng lúa, có các sông như sông Hậu, sông Tiền… Huyện Thanh Bình và Lấp Vò có diện tích trồng lúa nước rộng lớn, khí hậu mát mẻ, cây cối xanh tốt, giáp ranh với tỉnh An Giang. Phát triển tại hai huyện này là thích hợp nhất.

An Giang: Vùng thức ăn cho chim yến là 28.7231,44 ha, chiếm 81,22%, chủ yếu là đất trồng lúa, các sông như sông Hậu, sông Tiền. Huyện Chợ Mới và các xã ven sông Hậu huyện Châu Phú có quần đàn chim yến sinh sống ổn định, phát triển nhiều, có sông Hậu chảy qua, có các cánh đồng lúa bao quanh, hệ thống kênh mương chằng chịt, có các cù lao. Chọn hai địa phương trên là thuận lợi nhất.

Kiên Giang: Vùng thức ăn cho chim yến là 549.640 ha chiếm 86,5%, chủ yếu là đất trồng lúa, trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản, rừng đặc dụng ở Phú Quốc, các sông như Cái Lớn, Cái Bé, có số lượng nhà yến nhiều, đàn thuộc hàng đông nhất cả nước. Có thể quy hoạch vùng nuôi yến như: ngoại ô TX Hà Tiên, Hòn Đất, Phú Quốc.

Cần Thơ: TP Cần Thơ có đàn chim yến cực kì phát triển, đây là điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi chim yến. Hiện tại các nhà yến chủ yếu ở các phường thuộc trung tâm thành phố. Trong tương lai có thể quy hoạch phát triển nghề nuôi yến tại các địa phương như huyện Bình Thủy, Ô Môn, Cái Răng.

Hậu Giang: Vùng thức ăn cho chim yến là 134.694,81 ha chiếm 84,06%, chủ yếu là đất trồng lúa, trồng cây lâu năm. Huyện Châu Thành, Vị Thủy có diện tích trồng lúa nước rộng lớn, khí hậu mát mẻ, cây cối xanh tốt, nằm giáp ranh với tỉnh Kiên Giang, nơi có đàn chim yến cực kì lớn và đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến.

Sóc Trăng: Tiếp giáp với tỉnh Bạc Liêu có đàn chim yến rất lớn, vùng thức ăn có đồng lúa, nuôi trồng thủy sản, đất trồng hoa màu hàng năm. Ngoại ô TP Sóc Trăng, TX Vĩnh Châu gần sông, có diện tích đất trồng hoa màu, có quần đàn chim yến, các nhà yến cũng được xây dựng. Vì vậy việc nhân đàn, phát triển rất thuận lợi.

Bạc Liêu: Vùng thức ăn cho chim yến là 218.272 ha chiếm 88,42%, chủ yếu là đất trồng lúa, nuôi trồng thủy sản. Ngoại ô TP Bạc Liêu, huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Giá Rai có diện tích đất trồng lúa, gần biển, gần với TP Bạc Liêu, phù hợp phát triển nghề nuôi yến.

Cà Mau: Vùng thức ăn của chim yến chủ yếu là đất trồng lúa, đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng. Tỉnh có đàn chim yến tương đối đông. Thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, U Minh có diện tích rừng ngập mặn, địa hình, khí hậu thuận lợi cho chim yến kiếm ăn và sinh sống.

Nếu bạn đang có nhu cầu đầu tư nhà nuôi yến, hãy liênhệ chúng tôi theo Hotline 077.229.7799 (Mr.Trường) – 0979.731.736 (Mr.Mẫn), TRƯỜNG BẢO KHANG sẵn sàng tư vấn cho bạn xây dựng nhà nuôi yến hiệu quả với quy trình vô cùng chặt chẽ và đạt chuẩn, làm cho các ý tưởng, ước muốn của khách hàng trở thành thực tiễn và thành công rực rỡ nhất. Vì thành công của khách hàng chính là thành công của TRƯỜNG BẢO KHANG.

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TRƯỜNG BẢO KHANG

Tư vấn, thiết kế, xây dựng công trình dân dụng

Tư vấn, thiết kế, giải pháp vận hành nhà nuôi yến

Địa chỉ: 20/2A Ấp 1, Xã Xuân Thới Thượng, Huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 077.229.7799 (Mr.Trường) – 0979.731.736 (Mr.Mẫn)

Website: chúng tôi

Email: truongbaokhangxd@gmail.com

Các Tỉnh Nuôi Yến Nhiều Nhất Tại Việt Nam

Ở Việt Nam, những năm trở lại đây loài chim Yến đã xuất hiện phân loài chim yến nhà (Aerodramus fuciphagus amechanus, Aerodramus fuciphagus Vestitus) sinh sống, làm tổ trong nhà với số lượng quần đàn ngày càng tăng và phát triển nhanh chóng.

Hiện nay, phân loài chim yến này được phân bố ở hầu hết các địa phương từ Thanh Hóa đến Cà Mau, vùng Tây Nguyên như: Bình Phước, Đắk Lắk, đặc biệt chim yến tập trung với số lượng khá lớn ở các tỉnh từ duyên hải miền Trung đến các tỉnh Nam bộ.

Nghề nuôi chim yến trong nhà để lấy tổ ở nước ta hình thành từ năm 2004 và đã phát triển mạnh trong những năm gần đây. Theo thống kê chuyên ngành của Công ty Yến sào Khánh Hòa, tính đến thời điểm cuối 2014 cả nước có khoảng 2.614 ngôi nhà yến và nhiều nhà yến đang xây dựng.

Theo đó thống kê cho thấy số lượng nhà yến tại Tiền Giang cao nhất với 697 nhà yến, Thành phố Hồ Chí Minh có 612 nhà yến và Kiên Giang 548 nhà yến. Đặc biệt, có thêm 3 tỉnh miền Bắc phát triển nghề nuôi chim Yến: Hải Phòng 27 nhà yến, Quảng Ninh 2 nhà yến, Ninh Bình 1 nhà yến và 2 tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai 22 nhà yến, Kon Tum 12 nhà yến. Các tỉnh Nam Trung Bộ như Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Ninh Thuận đều phát triển trên 200 nhà yến.

Nghề nuôi chim yến tại Việt Nam trên đà phát triển mạnh

Trong những năm qua các địa phương: Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Tiền Giang đã thực hiện quy hoạch vùng nuôi chim yến, các tỉnh thành khác đến nay vẫn chưa thực hiện. Vì vậy, công tác khảo sát quy hoạch ngành nghề nuôi chim yến tại các địa phương còn lại phải được khẩn trương tiến hành do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo thực hiện đồng bộ vì lợi ích chung của địa phương, người nuôi chim yến và cộng đồng xã hội.

Bước vào thế kỷ 21 là thời điểm tốt nhất để phát triển nghề nuôi chim yến ở Việt Nam. Các mô hình nuôi chim yến của Công ty Yến sào Khánh Hòa đã thực hiện thành công và kết quả nghiên cứu đề tài cấp nhà nước mở ra triển vọng phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Việt Nam.

Khoa học được kiểm chứng từ những năm 70 của thế kỷ 20, với hiện tượng chuyển vùng sinh sống lên phương Bắc của chim yến do sự nóng lên bất thường khí hậu của trái đất. Quần thể chim yến ở Việt Nam ngày càng tăng nhanh là yếu tố quan trọng để phát triển nghề nuôi chim yến.

Chào Mào Bổi Có Tiềm Năng Chơi Tốt

Chào mào bổi (già rừng) chỉ dành cho anh em chơi chào mào lâu năm, và phải có tính kiên trì cao, vì nuôi từ lúc bẫy được đến lúc chơi cội thì phải trải qua quá trình gian khổ. Mất khoảng 2-3 năm mới bắt đầu chơi giàn được. Vậy tại sao lại thích chim già rừng, đơn giản vì nó có giọng hót hay, đanh và gắt. Cùng với việc sống lâu ngoài thiên nhiên tạo cho chú chim bản tính hung dữ vì phải đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên khắc nghiệt. Cho nên thuần được em nó để đi chơi cội thì chả biết sợ ai, không như mấy em má trắng, má lở thích thì chơi không thích thì “đeo tai phone”. Chào mào bổi (già rừng) có độ tuổi từ 3 năm trở lên, nếu đi bẫy thì dễ phân biệt, chịu khó quan sát và nghe chim xổ bọng là biết. Cách này chỉ dành cho anh em không có điều kiện đi bẫy mà mua chim ở cửa hàng hoặc của người khác bán lại.

Cách chọn Chào mào bổi (già rừng)

Có nhiều tiêu chí để chọn chim già rừng như: mỏ chim, chân chim, lông chim, mắt chim, giọng hót…

Đây là cái nhìn tổng quan đầu tiên khi anh em chọn chim. Chim già lồng có màu lông sẫm đen ở phần đầu, yếm, cánh. Không như chim non khoảng 1 năm lồng có màu lông nhạt, phần cổ và gáy có màu trắng. Vì chim chưa thay hết được toàn bộ lông mẹ (từ lúc sinh). Cách này hơi khó nhận biết, vì nếu chim đã thay hết rồi cũng chịu. Chim già lông không bó vào thân, vì chim nhảy nhiều.

Cách này là dễ phân biệt nhất và cũng quan trọng nhất, nhưng cũng khó cho anh em ra tiệm mua chim và chim chưa tách lồng. Chim già hót giọng đanh và gắt. Giọng có độ vang, nảy và luyến láy 2 hoặc 3 âm tiết cuối khi xổ bọng.

Chim chào mào già rừng thì chân màu rất đen và ống chân hóp lại, khớp giữa ống chân và bàn chân có ngấn to và dày, còn chim non thì chân đen bóng và ống chân tròn.

Những Giống Chim Sơn Ca Ở Việt Nam

Trước đây, có nhiều nghệ nhân đánh giá sai lầm về các giống Sơn Ca trong nước, cho rằng số lượng không nhiều, lại chỉ có trong một vài vùng nào đó; và vóc dáng, sắc lông cũng như giọng hót chỉ đạt ở mức tầm thường, vì vậy nên có ít người chịu nuôi… các giống chim “nội địa”.

Hơn nữa, do con chim Sơn Ca có thân mình nhỏ hon chim Sẻ lại quá nhút nhát, khó bắt, nên những người chuyên nghề săn bắt chim thịt cũng không màng nghĩ đến nó. Mặc dầu ai cũng biết giống chim nầy có giọng hót thật hay, và đặc biệt rõ vừa bay vừa hót, khiến tiếng hót vang xa đến nỗi người đứng cạnh đó vài trăm thước vẫn còn nghe…

Vì quan niệm sai lạc như vậy nên một thời, nhiều nghệ nhân nuôi chim Sơn Ca chỉ chuộng nuôi Sơn Ca Hồng Kông đã tốn nhiều tiền mà chưa chắc đã tôt hơn một số giống chim có sẵn trong nước!

Ngày nay thì không ai còn có tư tưởng “vọng ngoại” đó nữa. Ngay giống Sơn Ca vùng Hóc Môn, Bà Điểm trước đây nhiều người chê là xấu thì ngày nay lại được nhiều nghệ nhân chọn nuôi, và thường tâm tắc khen là nhiều con có giọng hót không thua gì giống chim Sơn Ca Hồng Kông nhập về trước đây nữa! Âu đó cũng là một điều mừng. Ai nghĩ “bụt nhà không thiêng” là sai lầm lớn, ít ra là trong trường hợp này.

Chim Sơn Ca là giống chim cảnh có giọng hót hay nổi tiếng mà trong nước ta, từ Nam chí Bắc gần như vùng nào cũng có.

Chúng sống rất nhiều dọc theo bờ biển, đồi núi, và các nương rẫy ruộng đồng. Noi nào có đồng cỏ, có trồng trọt hoa màu là lơi đó có Sơn Ca sinh sống. Nhiều người còn bắt gặp chúng ở những vùng có nước ngập, chúng qui tụ sinh sống và làm tổ ở những mô đất cao, và bờ đê, bờ đập…

Có điều do bản tính quá nhút nhát như các giống Đa Đa, Cút rừng, Mỏ nhát, Óc Cao… hễ thoáng thấy bóng người từ xa nó đã tìm cách chui nhủi mất tăm nên ít ai phát hiện được. Thỉnh thoảng người ta mới bắt gặp chúng từ một đám ruộng nào đó vụt bay lên cao, vừa bay vừa hót, hoặc từ đấu trên cao bất thân lao xuống và vội lủi mất!

Tuy khi hót thi bay lên trên độ cao tít, nhung đời sống của Sơn Ca lại ở ngay trên mặt đất, chứ không phải trên cây như nhiều giống chim rừng khác. Nó tìm kiếm sâu bọ trong các cánh đồng cỏ, những trảng tranh, khắp các ruộng đổng nương rẫy, nên Sơn Ca được đánh giá là giống chim có ích cho nhà nông.

Trước đây, người mình cũng biết Sơn Ca được phân bố ở Trung Quốc và Việt Nam, nhưng lại nghĩ rằng đây là giống chim định cư chỉ sống ở nhiều tỉnh miền Bắc và vào tới Đà Nẵng mà thôi. Sau này, thì chúng ta mới biết được rằng, từ Bắc chí Nam, nơi nào cũng có mặt giống chim nầy sinh sống cả, chỉ có nơi ít nơi nhiều mà thôi.

Tuy nhiên, số lượng thì không được nhiềụ, vì như quí vị đã biết, do giống chim nầy làm tổ dưới đất nên đa số trứng và chim non thường bị làm mồi cho các loài thú dữ ăn thịt khác.

Có điều kỳ thú là cùng một giống chim, nhưng mỗi nơi dân địa phương lại gọi nó bằng một cái tên khác, đôi khi nghe… xa lạ làm sao! Thường thì những người miền biển thì gọi nó là Sơn Ca, còn dân miệt đồng có nơi gọi là Thăng Ca. Có vài địa phương ở Thừa Thiên thì đặt cho nó cái tên là Bời Lời. Và cũng có nơi lại gọi nó bằng cái tên Chiền Chiện.

Thật ra chim Chiền Chiền là một giống chim khác, nó cũng là loại chim nhỏ, cũng đậu và kiếm ăn ả dưới đất như Sơn Ca, nhưng phần đuôi của Chiền Chiện thường nhấp lên nhấp xuống, chứ đuôi không xuội lơ như chim Sơn Ca. Mà người ta lầm cũng phải vì bộ lông Chiền Chiện cũng có sọc giống như lông chim của Sơn Ca vậy.

Sơn Ca thuộc họ nhà Sẻ (Passeriformes) mà nhìn sa thì vóc dáng nó cũng từa tựa như chim sẻ, có điều thân mình Sơn Ca nhỏ hơn và phần đuổi ngắn hơn.

Gần như chim mỗi vùng đều mang trên mình một sắc lông hai khác nhau. Nhưng nhìn chung thì ta thấy phần ức và bụng có bộ lông màu vàng lọt: các phần đầu, cổ, cánh, nổi lên nhiều sọc màu đen như lông chim Chiền Chiện, Mỏ nhát, Cúm Núm…

Đúng ra Sơn Ca có thần mình và sắc lông không đẹp, nếu không muôn nói là quá xâu, không tương xứng với giọng hót quá hay của nó. Mà so sánh với các giống chim hót khác kể cả Họa Mi vôn là con chim có bộ lông vàng cháy quê mùa thì Sơn Ca cũng không thể sánh bằng!

Nhiều nghệ nhân nuôi chim Sơn Ca lâu năm, do xuất phát từ lòng yêu quí con chím, nên họ thường đem chuyện này ra bàn cãi với nhau, và ai cũng lây làm tiếc…

Thật ra nếu Sơn Ca không được trời phú cho có giọng hót hay, lại nếu nó không biết biểu diễn hót kết hợp với múa khi đứng trên dù, hoặc không biết vừa hót trong lồng, thì chắc trước mắt mọi người Sơn Ca chỉ là con chim tầm thường nhất. Ngay cả việc bắt về nương chả chắc cũng không ai màng đến, vì đâu có bỏ bèn gì, vì chỉ vơi tí thịt trên mình chim thì chỉ ngại tốn công, tốn sức mà thôi.

Thế nhưng, khi con chim đã được nuôi thuần thuộc đã chịu lên dù đã biết múa và hót thật hay thì giá trị của nó lại tăng lên đến đỉnh cao khônc ai ngờ tới! Một con chim như vậy giá bán có thể suýt soát một lượng vàng.

Ai nuôi chim Scm Ca, chắn chắn cũng cùng nuôi nguồn hy vọng là có ngày mình sẽ có trong tay một con chim nổi tiếng như thế cả.

Có điều quí vị nên biết là không phải giống Sơn Ca nào trong nước cũng đều có giọng hót hay và đẹp mã cả đâu. vẻ đẹp và nét tài hoa của chim hình như cũng ảnh hưởng sâu nặng từ phong thổ của mỗi vùng. Thực tế, đã cho thấy các giống chim hót rừng khác cũng vậy. Cũng là Khướu, nhưng giống của Khe Sanh, của Lâm Đồng, Phú Giáo… lại có giọng hót hay hơn Khướu ở các nơi khác. Họa Mi cũng vậy, chỉ có chim ở vùng Lạng Sơn, Bắc Cạn, Cao Bằng không những đã đẹp mã lại hót hay nào thua kém chim của Hồng Kông. Chim Sơn Ca cũng không nằm ngoài “định luật” ấy.

Tuy nhiên, thường thì những vùng nổi tiếng có chim hay, không có nghĩa là chim nào ở đó cũng hay. Cái hay, cái đẹp cũng ở từng con, đó là điều người mới vào nghề cần phải biết để khỏi bị các thương lái xấu bụng lừa phỉnh.

Nhiều thế hệ nghệ nhân đã nuôi, đã chịu khó chọn lựa từng giống một của nhiều vùng khác nhau, và cuối cùng chúng ta tạm có một kết quả như sau:

– Sơn Ca Bãi Cháy (Quảng Ninh) lớn con, lại đẹp và có giọng hót hay nhất so với các giống Sơn Ca trong nươc.

– Sơn Ca ở Huế cũng lớn con, lông màu vànẹ nghệ tươi tắn, trán nổi vân vảy cá, nuôi mau dạn và giọng hót cũng hay được nghệ nhân nuôi chim khen là “đẹp trai”…

– Sơn Ca Đà Nẵng, trán có vân khía, nuôi mau dạn, giọng hót khá hay, nên từ lâu đã được đa số nghệ nhân ưa chuộng.

– Sơn Ca Bà Điểm Hóc Môn rất nhát, nuôi lâu dạn, bộ lông chẳng khác gì chim sẻ, nhưng giọng hót thật hay, đáng được nhiều người chọn nuôi.

Với những giong Sơn Ca vừa kể, thiết nghĩ giới nghệ nhân nuôi chim Sơn Ca cùng đủ hài lòng rồi, chắc không ai còn tơ tưởng đến các giống chim ngoại nhập nữa, dù đó là chim Trung Quốc.

Biết đâu trong một ngày nào đó, các giống Sơn Ca nổi tiếng của ta cũng là một mặt hàng được nhiều nghệ nhân choi chim trên thế giới ưa chuộng.

Thật ra trên thế giới không phải chỉ có nước ta và Trung Quốc là có giống Sơn Ca mà nhiều quốc gia ở Châu Á cũng có, và số nghệ nhân nuôi giống chim nầy để nghe hót cũng càng ngày càng đông.

-Chim Sơn Ca Sẻ: Giống Sơn Ca (Chondestes Gramacus) có chiểu dài tính từ đầu đên chót đuôi khoảng 15 phân, và trên mình khoác bộ lông tương đốì sáng sủa. Nền lông đầu màu đen, lẫn lộn vơi nhiều đốm trắng và màu hạt dẻ. Bụng và ngực có lông nền màu trắng và nổi lên những châm đen. Phần đuôi màu đen, nhưng hai bên rìa lại màu trắng.

Giống này sinh sản từ British Columbia, Saskatchevan, và phía Bắc Minesota, theo hướng Nam đến California đến miền Bắc Mexico, Louisiana, và cả Alabana…

Đây là giống chim trú đông, vì đến mùa đông lạnh giá, Sơn Ca Sẻ về trú từ phía Nam Cali đến Florida.

Đến mùa sinh sản, thì giống chim nầy tụ tập lại thành đàn, sống chung một vùng với nhau. Nhưng, qua mùa sinh sản thì chúng lại phân tán ra mạnh con nào nấy sống.

Người ta từng chứng kiến thấy rằng nếu có một con mái nào lẻ bầy thì nó được nhập chung “gia đình” với một cặp khác, và trong trường hợp nầy một trống lại có hai chim mái làm tổ gần nhau. Con trống nầy bảo vệ cả hai tể, hằng ngày phải tìm mồi để nuôi hai chim mái đang ấp trong tổ.

Sơn Ca Sẻ có giọng hót dài và rất đu dương khiến ai nghe cũng thích.

Nơi cư ngụ của giống Sơn Ca nầy là các đồng cỏ, những vùng có bụi cây thấp và nó cũng làm tổ ở ngay mặt đất như giống Sơn Ca của ta. Trong mùa sinh sản giống Sơn Ca sẻ nầy đẻ được vài ba lứa, mỗi lứa được từ ba đến năm trứng. Trứng màu trắng, có đốm to màu đen và nâu sẫm như trứng cút. Tổ của chúng làm ngay mặt đất chỉ to bằng miệng chén, nhưng dùng cỏ và cành cây nhỏ kết lại rất chắc chắn và đẹp.

– Chim Sơn Ca sS đất: Giống Sơn Ca Sẻ đất (tên khoa học là Calamospiza Melanocorys) là giống Sơn Ca lớn con hơn giống Sơn Ca sẻ vừa nói trên. Chiều dài tính từ đầu đến chói đuôi của nó dài khoảng 18 phân. Giống chim nẫy có điều lạ là đổi sắc lông theo mùa.

Vào mùa sinh sản thì bộ lộng chim trong là màu đen hai cánh có đốm trắng lớn. Nhưng qua mùa đông giá lạnh thì trêr mình nó lông trắng làm nền, và bên trên có nhiều sọc vàng sẫm như màu da bò. Riêng chim mái và chim con thì có màu lông như lông chim trống trong mùa đông. Chót đuôi của Sơn Ca Sẻ đất màu trắng. Điều đặc biệt là giống chim này có đường viền trắng quanh mắt, và ở mép mỏ có một hàng ria nhung không rõ nét lấm.

Sơn Ca Sẻ đất được phân bô ở các đồng cỏ vùng Trung du Canada và Hoa Kỳ. Vào mùa đông chúng tránh rét nên về phía Tây nam đến tận Mexico. Chờ đến mùa ấm áp năm sau chúng lại kéo về nơi ở cũ.

Sơn Ca Sẻ đất có giọng hót rất hay. Giọng hót của nó như giọng chim Yến với những chuỗi ngân nga thật là dài, xen kẽ vào đó có những nốt hơi khàn như tiếng còi vậy. Khi hót con trống bay vút lên thật cao, và thường hót xong thì “rơi” trở lại vào điểm xuất phát ban đầu. Chính cái cách “biểu diễn” nầy của nó khiến nhiều người ưa thích.

Người ta thường gặp chúng sống trong các cánh đồng cỏ rộng lơn, hay những vùng đồng bằng khô ráo, nơi có trồng trọt hoa màu.

Trong mùa sinh sản chúng làm tổ ngay mặt đất. Tổ làm bằng cỏ khô, nhưng rất thô sơ, và chim phải cố tha những mãng cỏ tương đối lơn để chắn chắn chung quanh tổ để bảo vệ cho chắc chắn.

Mỗi mùa sinh sản, mỗi cặp chim có thể đẻ được ba bôn lứa, mỗi lứa được bốn năm trứng màu xanh nhạt.

Đây là loài chim đẹp lại có giọng hót thật hay… Hai giống San Ca kể trên nếu bắt thuần dưỡng và tập luyện hy vọng cũng sẽ trở thành giống chim hót có hạng.

Có điều cần nói đến là không những hai giống chim Sơn Ca vừa kể trên mà cả chim trong nước mình, hình như trong mùa sinh sản chúng không có ý thích làm chủ một lãnh địa rộng ỉớn như các giống chim hót khác. Các chú chim trống chỉ loanh quanh lo bảo vệ khu vực tổ của mình mà thôi chứ không có ý tranh giành đất đai đến nỗi phải đâu đá lẫn nhau như Họa Mi, Chích Chòe vậy.

Vì vậy, khiến nhiều người có cảm tưởng như Sơn Ca thích sống thành bầy đàn, thích tụ tập đông đảo để chúng sống với nhau, ít ra cũng trong mùa chúng sinh sản…

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Vùng Nuôi Chim Yến Tiềm Năng Tại Việt Nam trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!