Bạn đang xem bài viết Những Loài Chim Quý Hiếm Qua Ống Kính Của Nhà Hoạt Động Môi Trường được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bộ ảnh của nhà hoạt động môi trường Nguyễn Xanh. Đây là bộ ảnh chụp những loài chim quý đang hiện hữu ở Việt Nam.
Đây là Khướu mào cổ trắng (White-collared Yuhina). Loài chim này chỉ có tại vùng núi cao khu vực Tây Bắc. Khướu mào cổ trắng là loài có kích thước tương đối lớn trong nhóm khướu mào (khoảng 16 cm). Chim nổi bật với mào dựng có mảng trắng lớn, nhiều sọc nhạt màu nhỏ ngang tai, thân trên và ngực trên màu nâu xám, cánh đen và bụng trắng nhạt.
Khướu mào họng đốm (Stripe-throated Yuhina). Ảnh chụp tại dãy núi Fansipang. Phân bố tại các vùng núi cao Tây Bắc và Cao nguyên Lâm Đồng. Khướu mào họng đốm là loài có kích thước lớn trong nhóm khướu mào (khoảng 15cm). Chim có mào màu xám tro, dựng và cong về phía trước, ngực màu nâu nhạt với nhiều sọc đen, bộ lông phần lớn màu nâu xám với sọc vàng đậm ở trên cánh. Chim trống và chim mái giống nhau.
Chích chòe nước đốm trắng (Spotted Forktail) tại Đà Lạt. Loài này phân bố tại vùng núi phía bắc và cao nguyên Lâm Đồng. Đây là loài chim sống định cư dọc theo các suối đá ở vùng rừng núi, nơi có độ cao khoảng 900-2.500m. Loài chim này thường được tìm thấy ở Afghanistan, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam…
Một đôi chim Bách thanh vằn (Tiger shrike). Ảnh chụp tại vườn nhãn ngoại thành Hà Nội. Bách thanh vằn được tìm thấy trong môi trường sống rừng ở khắp phía đông châu Á. Nó là một con chim thường đơn độc nhút nhát, ít bị chú ý hơn so với hầu hết các chim bách thanh khác. Giống như chim bách thanh khác, chúng là loài ăn thịt, chúng ăn động vật nhỏ. Tổ của nó được xây dựng trên cây và chim mái đẻ mỗi lứa 3-6 trứng.
Nuốc bụng đỏ (Red-headed Trogon) chụp tại Di Linh (Lâm Đồng). Bộ lông nhìn chung có màu nâu đỏ. Chim mái và chim đực đều có một hình lưỡi liềm trắng ở ngang trên ngực. Khi bay dễ thấy lông đuôi ngoài màu trắng. Chim trống có đầu mỏ tối và phần thân dưới màu đỏ tươi. Có nhiều sọc lượn sóng màu xám ở lông bao cánh. Chim mái thì đầu và ngực trên có màu nâu nhạt. Có những vằn lượn sóng màu nâu sẫm ở lông bao cánh.
Loài chim này phân bố khắp các vùng rừng trong cả nước. Độ cao phân bố trong khoảng 50-2.600 mét.
Khướu đầu đỏ má xám (Silver-eared Laughingthrush). Đây là loài đặc hữu vùng Tây Bắc. Rất ít tài liệu nói về loài chim này bởi nó còn tồn tại rất ít trong tự nhiên.
Hoét mặt đỏ (Japanese Robin) Loài chim này di cư từ phương Bắc về đến Việt Nam. Chim trống có đặc điểm mặt và ngực màu vàng hung tươi rất dễ nhận. Chim mái màu nâu hung nhạt, và không có dải đen ở ngực như chim đực. Loài chim này phân bố chủ yếu ở Đông Bắc và Trung Trung Bộ. Chúng thường sống trong những khu rừng xanh, độ cao khoảng 1.500m, đôi khi có thể gặp ở vườn.
Một chú Khướu được chụp tại Cao nguyên Lâm Đồng
Chim Cu rốc họng vàng (Golden- Throated Barbet) được chụp tại Vườn Quốc gia Ba Vì. Loài này hiện đang được phân chia thành loài 2 loại: Psilopogon auricularis được tìm thấy ở Trung và Tây Nguyên trong khi Barbet Psilopogon franklinii vàng được tìm thấy ở miền Bắc.
Chích đớp ruồi mặt đen (Black Faced Warbler) là loài chích nhỏ (chỉ khoảng 10 cm). Chim nổi bật với mảng lông vàng lớn ở lông mày và cổ, mặt đen, đỉnh đầu, gáy và phần ngang ngực trên màu xám nhạt, ngực dưới và bụng màu trắng, và lông bao đuôi dưới hơi vàng. Chim trống và mái giống nhau. Ảnh được chụp tại dãy núi Fansipang.
Khướu đuôi đỏ (red-taild Laughingthrush). Loài chim này phố biến ở các vùng núi phía Bắc và cao nguyên Kon Tum.
Hoét xanh (Blue Whistling Thrush) được chụp tại Tam Đảo. Hoét xanh có bộ lông màu xanh da trời đậm pha tím với những điểm trắng trên thân. Bụng và phần dưới đuôi cùng màu nhưng không có điểm trắng và cánh có tông màu xanh da trời hơi khác so với thân. Mỏ chim có thể màu vàng hoặc màu đen. Chim trống và mái giống nhau.
Chim Đuôi cụt bụng đỏ (Fairy Pitta) là loài di cư từ phương Bắc xuống Việt Nam. Đây là một loài chim dạng sẻ nhỏ. Nó ăn sâu, nhện, côn trùng, sên, ốc. Chim này được phân loại như là dễ bị tổn thương (theo BirdLife International), với số lượng ước tính từ 2.500 đến 10.000 cá thể. Số lượng suy giảm nhanh chóng do nạn phá rừng trong phạm vi sống của nó, chủ yếu do nông nghiệp và lấy gỗ. Ảnh chụp tại Mã Đà (Đồng Nai).
Nguyễn Xanh
Top 4 Con Vật Chim Yến Sợ Và Tác Động Của Môi Trường Đối Với Việc Làm Tổ Của Chim Yến
Chúng ta đều biết không phải ngẫu nhiên những con chim yến lại lựa chọn chỗ hang tối, ở những chỗ có vách đá cheo leo để làm tổ. Vậy thì chim yến sợ những con vật nào?
1/ Chim cú mèoTrong tự nhiên, cú, chim diều hâu, rắn và chim cắt là những thiên địch của loài chim yến. Đây cũng là những con vật mà chim yến sợ nhất. Chúng ăn tổ yến, trứng yến, thậm chí tấn công và ăn chính chim yến. Đối với những người đang nuôi yến thì chuột, sóc, mèo, cầy cáo là những con vật nên phòng tránh.
Ngoài ra, dơi cũng là một loài thường xuyên leo vào tổ yến để cạnh tranh nơi, cho dù là yến đảo tự nhiên hay yến nuôi. Khi có dơi xâm nhập vào nhà yến, bạn không nên đánh đuổi chúng đi vì sau đó chúng sẽ dễ dàng quay trở lại. Chỉ có cách tốt nhất là đóng cửa lại và đập mà thôi.
2/ Kiến lửa đỏLoài côn trùng này tuy nhỏ bé nhưng sức công phá của chúng cực kỳ kinh khủng. Thường thì kiến lửa, chúng sẽ đi tìm thức ăn theo đàn và khi đường di chuyển của chúng đi ngang Tổ Yến thì bạn biết chúng sẽ chẳng tha cho bất kì một vật gì mà chúng nghĩ có thể mang về tổ được. Và những chú chim non mới sinh sẽ là món mồi ngon cho những con kiến lửa hung tợn.
3/ Tắc kèTắc kè (hay còn gọi là Đại Bích Hồ hoặc Cáp Giải) thức ăn ưa thích của loài này là dế mèn, gián, châu chấu, nhện, trứng chim, chim non. Nếu bạn đang nuôi cả một đàn Yến mà lại không có công cụ để chống lại những con Tắc kè hoang này thì đó là sự thiếu sót rất lớn vì tắc kè là một trong những kẻ thù không đội trời chung với chim yến, cụ thể là trứng chim. Chúng sẽ bò vào tổ yến để ăn trứng và chim non. Đây là một trong những loài vật rất nguy hiểm mà người nuôi yến cần đề phòng, tránh ảnh hưởng tới số lượng sinh trưởng của đàn chim.
4/ Gián, mối mọtGián, mối mọt tuy không gây hại đến chim yến hoặc chim non nhưng chúng lại có những tác động không nhỏ đến tổ yến. Gián, mối mọt ăn và đục khoét tổ yến, làm hư hỏng và từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến tính mạng của chim non.
Do vậy, đối với những người nuôi chim yến, bạn không nên bỏ thêm giấy hoặc báo vào bên trong nhà yến. Việc bỏ thêm giấy báo vào trong nhà yến sẽ càng tạo điều kiện để gián sẵn sàng tấn công tổ yến của bạn. Ngoài những con vật ở trên, chim yến còn phải đối mặt với rất nhiều kẻ thù khác trong tự nhiên như nhện, chuột, rết…Nên nếu có ý định nuôi chim yến, bạn cần phải đặc biệt cảnh giác với những loài vật này.
Chim yến rất nhạy bén với mùi vị. Chúng yêu thích mùi cũ như mùi tổ yến, phân yến cũ, mùi đồng loại…Vì vậy, khi nuôi yến, bạn cũng nên chú ý đến vị trí tổ yến để tổ không bị ám những mùi lạ khó chịu. Vì yến rất sợ mùi nhà mới, mùi những động vật gây hại, mùi hóa chất lạ, mùi khói, thuốc nổ và hơi người.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến vùng sinh sống như thế nào ?Ở Việt Nam, chúng ta có 2 vùng khí hậu. Miền Bắc có mùa đông lạnh và ẩm, điều kiện này không thuận lợi cho chim yến sinh sống. Vào cuối mùa xuân và mùa hè sẽ có một số chim bay về trú ở. Hiện nay, cũng có nhiều mô hình nuôi yến tại các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, nhưng vào cuối năm 2023 và đầu 2023 có đợt lạnh kỷ lục làm chim không kịp di cư đã chết hàng loạt trong nhà yến.
Sau đợt lạnh qua đi, chim không hiểu từ đâu hay di cư từ đâu lại tiếp tục quay về các nhà yến và tiếp tục sống làm tổ? Đây cũng là câu hỏi khó làm đau đầu các chuyên gia nuôi yến suốt thời gian này. Ở miền Nam chỉ có mùa mưa và mùa khô nên rất thuận lợi cho chim sinh sống nên số lượng có nhiều. Những năm có nhiệt độ từ tháng 12 đến tháng 1 xuống thấp hơn 18 độ C thì chim làm rất chậm làm tổ.
Lượng mưa ảnh hưởng đến sản lượng tổMưa là điều kiện lý tưởng cho các loài thực vật sinh trưởng tốt, côn trùng sinh sống phát triển, tăng lượng mồi cho chim ăn. Khi có nguồn thức ăn dồi dào, chim sớm tích lũy năng lượng đầy đủ, thành thục sinh sản. Thức ăn là yếu tố đóng vai trò quyết định đến thời điểm sinh sản sớm hay muộn và sản lượng tổ yến.
Gió ảnh hưởng đến tốc độ làm tổ của chimTốc độ gió ảnh hưởng đến việc làm tổ. Gió lớn chim phải bay nhiều và mạnh hơn để bắt mồi, vì công trùng bị gió phân tán, chim dễ bị đói vì năng lượng sản sinh ra không đủ bù đắp năng lượng mất đi. Gió từ cấp 6 trở lên làm chim ngưng làm tổ. Trong khu vực chim ở bị gió bão mưa lớn, chim sẽ tự điều chỉnh thời điểm đi kiếm mồi ăn như đi sớm hơn hay chờ lúc gió bão hay mưa suy yến và về nơi ở sớm hơn khi thời tiết thuận lợi.
Khí hậu ảnh hưởng đến chim sinh sống và chất lượng tổ ra sao ?Trong nơi ở của chim yến, nếu hàm lượng oxy chỉ có 14 – 15%, độ ẩm thấp dưới 60% thì số chim sẽ ít đi, tổ sễ bị rộp chân và dễ bị rơi. Nếu hàm lượng oxy 19 – 20%, số chim ở và làm tổ sẽ tăng nhiều hơn, độ ẩm cao trên 65% giúp tổ yến dính chắc chắn hơn.
Các Loài Chim Quý Hiếm Ở Việt Nam Đang Bị Đe Doạ
Cò mỏ thìa mặt đen, một trong những loài chim quý hiếm đang được bảo vệ tại việt Nam.
Hầu hết các loài chim sống tại khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam đang bị đe doạ bởi các tay săn trộm và áp lực của một nước đang phát triển. Đó là lời cảnh báo gần đây nhất của các nhà nghiên cứu môi trường thuộc Tổ chức quốc tế về bảo vệ chim trên thế giới.
Các nhà nghiên cứu cho rằng mối đe doạ chủ yếu đến từ các tay săn trộm trong các khu bảo tồn. Bên cạnh đó là những sức ép về việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, Tổ chức này cũng dành lời khen ngợi cho những cố gắng của Chính phủ Việt Nam nhằm bảo vệ các loài động vật quý hiếm.
Ông Richard Grimmet, Trưởng chi nhánh của tổ chức này ở châu Á, nói: “”Các động vật hoang dã như gấu, nhóm động vật linh trưởng và một số loài bò sát bị đánh bắt, rất nhiều. Hiện nay các cá thể này chỉ còn tồn tại với một con số ít ỏi. Điều này có nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, nó có lẽ bắt nguồn từ thời điểm mà Việt Nam mở cửa biên giới của mình với các nước khu vực. Bên cạnh đó, những dự án mở rộng đường nông thôn đến với các vùng sâu, vùng xa cũng ảnh hưởng không nhỏ””.
Ông Grimmet nhấn mạnh: “”Tuy nhiên, tất cả cũng chưa đến nỗi quá tối tăm. Phải nói rằng Chính phủ Việt Nam đã có những cố gắng không biết mệt mỏi nhằm cứu vãn các khu bảo tồn. Theo chúng tôi được biết, hiện đã có hơn 6 khu bảo tồn quý hiếm đã được Chính phủ Việt Nam xây dựng đề án bảo vệ””.
Các động vật quý hiếm bị săn bắn bừa bãi.
Chim bói cá cánh vàng.
Trong những khảo sát mới đây của các nhà nghiên cứu môi trường, có ba cá thể chim mới đã được phát hiện tại Việt Nam. Đó là chim bói cá cánh vàng, chim bói cá – tai hạt dẻ (chùm lông nằm bên phía tai của chim có màu hạt dẻ) và một loài chim có chỏm lông trên đỉnh đầu giống như chiếc mũ miện màu đen. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là một trong những nơi hiếm hoi trên thế giới còn tồn tại một vài cá thể tê giác cự kỳ quý hiếm. Chúng đang bị đe doạ tuyệt chủng trên khắp toàn cầu. Một số động vật quý hiếm cũng đã được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á này. Đó là loài hươu nhỏ nhất thế giới được tìm thấy ở Burma; loài thỏ có bộ lông kẻ sọc được tìm thấy ở vùng núi giáp ranh Việt Nam, Lào. Đặc biệt, có một số loài lợn rừng quý hiếm và một số động vật có vú như sao la, linh dương cũng được tìm thấy trong khu vực này.
(Mạnh Trường – Theo BBC)
Hoạt Động Ngắm Chim Tại Nhật Bản
Sự đa dạng tuyệt vời của thiên nhiên cùng những nỗ lực tận tâm trong công tác bảo tồn khiến Nhật Bản trở thành thiên đường dành cho các loài đặc hữu và các loài chim di cư.
Không phải tất cả du khách đến với Nhật Bản đều thông qua các sân bay lớn của quốc gia này. Mỗi năm, đất nước này đón tiếp nhiều “du khách” thuộc các loài lông vũ di cư đến đây. Các loài chim biển di cư đến đây vào mùa xuân và mùa thu, chim chích chòe và chim ruồi đến vào mùa hè, và vịt, chim sẻ đất và chim sẻ đến vào mùa đông. Nơi đây cũng là địa điểm sinh sống của nhiều loài đặc hữu – trong đó có nhiều loài hiếm và đẹp xuất sắc, đưa Nhật Bản lên đầu danh sách điểm đến mơ ước của nhiều người đam mê chim. Nhật Bản nằm trải dài từ các vùng khí hậu cận Bắc Cực đến các vùng khí hậu cận nhiệt đới, sự đa dạng này kết hợp với bốn mùa và địa hình đa dạng đã tạo ra môi trường lý tưởng – vẫy gọi nhiều loài động vật hoang dã.
Những loài chim duyên dáng, yêu kiều
Nỗ lực hồi sinh
Xây dựng tương lai cho các loài chim ở Nhật Bản
Những nơi nổi bật của cụm đảo này theo như những người ngắm chim biết là Hachijojima và Miyakejima. Chim hét Izu làm tổ trong các khu vườn và khu vực có rừng ở Hachijojima, nơi những người yêu thích chim cũng sẽ tìm thấy chim chích chòe Iijima và chim oanh Izu. Bạn cũng có thể tìm ngắm những loài chim khác như chim hét trắng, chích chòe Pleske, yến hông trắng và yến đuôi nhọn họng trắng. Ở Miyakejima, bạn sẽ tìm thấy hầu hết các loài tương tự cũng như chim sẻ nhỏ, chim gõ kiến đen Nhật Bản, chim gõ kiến lùn Nhật Bản, chim hồng tước Âu Á và vành khuyên Nhật Bản. Bạn có thể đến các hòn đảo này trong khoảng sáu tiếng rưỡi bằng phà từ Tokyo.
Đảo Ogasawara
Quần đảo Nansei
Ngắm nhìn những loài quý hiếm
Sau khi bị tuyệt chủng ở Nhật Bản vào năm 2003, loài cò quăm mào đã được du nhập trở lại từ Trung Quốc. Các cặp được nhân giống nhân tạo đã được thả vào tự nhiên trên Đảo Sado ngoài khơi Niigata vào năm 2008. Kể từ đó, quần thể loài này đã cho thấy những dấu hiệu đầy hứa hẹn, với hơn 40 chú cò quăm mào được sinh ra trong tự nhiên.
Những cảnh tượng ngắm chim ở đô thị và đất liền
Hokkaido có thể là điểm đến nổi tiếng nhất đối với các nhà điểu cầm học, nhưng với địa hình đa dạng và sự thay đổi của các mùa ở Nhật Bản, sẽ luôn có thứ mới mẻ để bạn khám phá. Có rất nhiều tour du lịch ngắm chim có tổ chức dành cho những người ngắm chim muốn giao lưu cùng mọi người; tuy nhiên, nếu bạn muốn đi một mình, thì luôn có những loài đáng kinh ngạc để bạn khám phá ở mọi ngóc ngách của Nhật Bản.
Ở Nhật Bản thì ngắm chim ở đâu?
1. Đầm lầy Kushiro ở Hokkaido Sếu đầu đỏ 2. Toyooka Cò phương Đông 3. Quần đảo Izu: Hachijojima Chim hét Izu, chích chòe Iijima, chim oanh Izu, chim hét trắng, chích chòe Pleske, yến hông trắng và yến đuôi nhọn họng trắng 4. Đảo Izu: Miyakejima Chim sẻ nhỏ, chim gõ kiến đen Nhật Bản, chim gõ kiến lùn Nhật Bản, chim hồng tước Âu Á và vành khuyên Nhật Bản 5. Quần đảo Ogasawara: Hahajima Chim hút mật đảo Bonin 6. Đảo Ogasawara: Minamijima Chim điên bụng trắng, hải âu đuôi nhọn, hải âu Bryan 7. Quần đảo Nansei Cò lửa, chim dẽ gà Amami, chim gõ kiến Pryer, gà nước Okinawa 8. Tokyo Vịt uyên ương, vịt lưỡi liềm, vành khuyên Nhật Bản, diều hâu đen, kim tước Nhật Bản, chim oanh lưng xanh 9. Kochi & Miyazaki Chim đuôi cụt bụng đỏ
Tour du lịch ngắm chim bằng tiếng Anh
Tất cả ảnh, ngoại trừ ảnh sếu đầu đỏ, được cung cấp bởi Bộ Môi trường, Thành phố Toyooka.
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Loài Chim Quý Hiếm Qua Ống Kính Của Nhà Hoạt Động Môi Trường trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!