Xu Hướng 11/2023 # Những Đặc Điểm Thú Vị Về Loài Chim Cánh Cụt Vua # Top 19 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Những Đặc Điểm Thú Vị Về Loài Chim Cánh Cụt Vua được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chế độ ăn uống và tìm thức ăn

Loài chim không biết bay này chỉ ăn thịt. Nó ăn nhuyễn thể, cá nhỏ, mực và các loại động vật có vỏ khác. Tuy nhiên trong chế độ ăn của chúng, có đến 80-100% là các loài cá. Ngoại lệ là những tháng mùa đông, cụ thể là tháng Bảy và tháng Tám bởi vì vào thời điểm đó, cá chỉ chiếm khoảng 30% khẩu phần ăn của chim cánh cụt vua. Chúng thích ăn cá đèn lồng và cá của họ Gempylidae (cá thu rắn snake mackerel hoặc cá giả thu escolars) nhưng đôi khi chúng cũng ăn các loài cá khác.

Chim cánh cụt vua.

Để có được thức ăn ưa thích, những chú chim cánh cụt này có thể lặn sâu hơn 270 m thường là 100-300 m, mặc dù kỉ lục ghi nhận được độ sâu 343 m trong khu vực Quần đảo Falkland . Tuy nhiên, hầu hết thời gian chúng sẽ không lặn quá sâu. Vào ban đêm, chúng không lặn sâu quá 30 mét.

Thời gian ở dưới nước có thể kéo dài đến 9 phút (kỷ lục được ghi lại là 9 phút và 12 giây), và thời gian trung bình là khoảng 5 phút. Chúng bơi ở tốc độ trung bình 6,5 – 10 km / h, phụ thuộc vào độ sâu.

Tốc độ lặn xuống hoặc nổi lên là 2 – 5 km / h (1,2 – 3 dặm / giờ). Trên đất chúng đi lắc lư hoặc trượt trên đất bằng bụng, dùng chân và cánh để đẩy cơ thể lướt đi..

Sinh sản

Chim cánh cụt vua non có màu rất khác với bố mẹ.

Chim cánh cụt vua đạt đến tuổi trưởng thành vào khoảng 3 tuổi, nhưng đến 6 năm tuổi mới bắt đầu tìm bạn tình. Chúng là loài khá chung thủy, gần như tất cả chim cánh cụt vua chỉ có một bạn tình mỗi năm và vẫn trung thành với đối tượng trong thời gian sinh con.

Toàn bộ thời kỳ sinh sản (từ lúc đẻ trứng đến lúc chim non trưởng thành và đổi màu lông) kéo dài trung bình 14-16 tháng. Vì lý do này, các cặp sinh sản sinh sản một lần trong hai năm. Chu kỳ sinh sản bắt đầu vào tháng Chín, khi những con chim trở về vùng lãnh thổ của chúng để chuẩn bị cho thời kì rụng lông. Sau đó, họ đi ra biển và sống trong nước trong ba tuần tiếp theo. Giữa tháng mười một và tháng mười hai, chúng trở về đất liền.

Con cái đẻ một quả trứng trắng duy nhất nặng khoảng 300 g. Lúc đầu lớp vỏ khá mềm, nhưng cứng dần và đồi dần sang màu xanh lá cây. Cả con đực và con cái đều tham gia ấp trứng, trong khoảng 55 ngày, và mỗi con chim bố mẹ ấp trứng liên tục trong 6-18 ngày. Khi trứng nở, chim non mất 2 đến 3 ngày để chui ra khỏi vỏ. Loài chim không có tổ

Chim cánh cụt vua không xây tổ.

Chúng là loài có chim non yếu, có nghĩa là sau khi nở ra, chúng hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ chúng. Cơ thể chúng chỉ được phủ một lớp lông mỏng. Sau khi nở, chim non sẽ ngồi trên chân của chim bố mẹ và sưởi ấm bằng cách rúc vào bụng bố mẹ (chim cánh cụt vua không xây tổ). Chim bố và mẹ luân phiên chăm sóc con non, mỗi con khoảng 3-7 ngày. Khi một con trông chim non, con con lại tìm kiếm thức ăn.

Để chăm sóc một chú chim cánh cụt nhỏ cần 30-40 ngày. Khi nó đạt được kích thước phù hợp và bộ lông của chim non mọc lên hoàn toàn, các con non có thể nhập bầy với những con chim cánh cụt khác. Nhờ đó, bố mẹ có thể tự do săn mồi. Chim cánh cụt non được cho ăn cá, chim bố mẹ ói thức ăn thẳng vào mỏ của con. Vào tháng Tư, chim cánh cụt gần như đã trưởng thành nhưng chúng đã sụt cân rất nhiều trong mùa đông. Tuy nhiên, vào mùa xuân (tháng 9), chúng bắt đầu tăng cân trở lại. Chim non mất 14-16 tháng mới có thể bắt đầu bơi. Chúng đủ chín chắn để rời khỏi bố mẹ vào mùa hè khi có đủ thức ăn.

Bảo Tuấn

Dino Animals

150.138 Hình Ảnh Về Chim Cánh Cụt Ngộ Nghĩnh, Vô Cùng Thú Vị

– Chúng tôi nhận mua giúp những file này dành cho những người không biết thanh toán online . Mời bạn truy cập https://hinh365.com để xem bảng giá, hoặc chat với hỗ trợ viên ở bảng chát cuối trang web này

LIÊN HỆ

Email: [email protected]

Trong giờ hành chính bạn chat với bên mình qua Chatbox ở cuối trang

Ngoài giờ hành chính bạn nhắn tin về: o1699 895 907 (vui lòng chỉ nhắn tin, không gọi)

Những Điều Thú Vị Về Loài Chim Vành Khuyên

Nguồn gốc chim vành khuyên

Chim vành khuyên được biết đến có nguồn gốc từ thời Hy Lạp cổ đại. Sở dĩ người ta gọi là chim “vành khuyên” là bơi quanh mắt chúng có cái vành đai. Loài chim này đang dần được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn làm chim cảnh để thưởng thức giọng hót thanh thót rất dễ chịu.

Nếu chỉ nhìn bề ngoài rất khó phân biệt nếu như chỉ nhìn bề ngoài. Dựa trên màu lông của chúng mà người ta chia chim vành khuyên thành chủ yếu hai loại là: chim khuyên xanh và chim khuyên vàng (có nghĩa là lông màu xanh và lông màu vàng). Chúng thích sống trên những cây cao, nhiều tán lá để làm tổ khi mùa sinh đẻ đến. Khác với chim chích chòe hay chim họa mi nếu như chúng thích sống ở trong những rừng sâu, cao vút thì chim vành khuyên lại thích sống ở trong những thành phố nhộn nhịp, nhiều cây cao.

Đặc điểm chim vành khuyên

Ngoài ăn chim sâu, những chú chim vành khuyên còn thích hút mật của các loại hoa như: hoa gạo, hoa trạng nguyên hay hoa sưa…Đặc biệt phải kể đến hoa trạng nguyên, hễ ở đâu có là chim vành khuyên xuất hiện nhiều ở đó. Ở Việt Nam có rất nhiều loại chim vành khuyên, trong đó chủ yếu là chim vành khuyên xanh và vành khuyên vàng.

Loài chim vành khuyên có hình dáng thon gọn, giọng hót hay, dễ nghe. Không chỉ hót được giọng đặc trưng của loài mình, vành khuyên còn có thể học được những giọng hót của các loài chim khác như chích chòe.

Tập tính sinh sống của chim vành khuyên

Chim vành khuyên sống theo bầy đàn, chỉ khi vào mùa sinh sản chúng mới tách rời. Chúng thường làm tổ trên cây, mỗi con mái đẻ được từ 2 – 4 quả trứng, trứng có màu xanh lam hơi nhạt nhưng không có đốm.

Ở nước ta, chim vành khuyên thường sông sở các tính Bắc Trung Bộ, Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Cũng giống như các loài chim khác, chim vành khuyên đực thường dụ chim cái về giao phối bằng giọng hót của mình. Đặc biệt, Vành khuyên đực tỏ ra rất có trách nhiệm trong việc chăm sóc, ấp trứng và nuôi con cùng chim mái trong suốt mùa sinh sản. Thời gian giao phối của loài chim này thường ở khoảng tháng 3 đến hết tháng 7.

Related posts: Nội Dung Khác

Quá Trình Sinh Trưởng Của Chim Yến Non, Những Điều Thú Vị Về Loài Chim Yến

Chim yến,1 loài chim có lợi với mùa màng vì đặc tính của chim yến là tự đi kiếm ăn ở ngoài thiên nhiên và thức ăn chính của nó là các loại côn trùng. Hơn nữa, với sự khác biệt khi những tổ chim yến xây nên từ nước bọt của chúng, những tổ yến này sau khi chim bố mẹ đẻ trứng và ấp trứng cho chim non nở ra, khi chim yến non dần trưởng thành và bay đi thì những tổ yến này sẽ được thu hoạch và là món quà có ý nghĩa với sức khỏe con người chúng ta. Nên ngoài là một loài chim có lợi cho mùa màng, chim yến còn là loài chim mang lại giá trị kinh tế cao!

Chim yến ở Việt Nam chủ yếu là lòai chim yến hàng hay chim yến tổ trắng.

Sau 11 ngày được ấp bởi chim mẹ, tim phôi trứng đã được hình thành. Tới ngày 15 thì tim và phổi đã hoạt động thực sự mạnh mẽ. Quá trình sinh trưởng của chúng như sau:

Mới nở : Da có màu hồng nhạt, còn nhăn nheo. Mắt chúng chưa mở và toàn thân trần trụi chưa có lông.

Ngày tuổi thứ 2 : Da hồng nhạt thịt căng, bụng no tròn.

Ngày thứ 4 : Xuất hiện mần lông đen dưới da.

Ngày thứ 8 : Ở mép cánh và đuôi bắt đầu xuất hiện gai lông.

Ngày thứ 9 : Ống lông cánh sơ cấp đã xuất hiện.

Ngày thứ 13: Lông mọc rõ nhiều khắp vùng cơ thể, phiến lông màu đen mọc lên ở vùng đuôi và lưng.

Ngày thứ 17 : Phiến lông giờ đã mọc nhiều khắp cơ thể.

Ngày thứ 22 : Phiến lông cánh đã mọc dài bằng lông bao cánh.

Ngày thứ 28: Lông cánh giờ đã mọc hoàn chỉnh.

Ngày thứ 32: Lông đuôi ngoài giờ đã phát triển hoàn chỉnh.

Chim yến rời tổ vào khoảng ngày thứ 41 tới ngày thứ 43 sau khi sinh. Khi đó chúng có trọng lượng từ 13,7 – 14,2 gram.

2. Sự khác biệt giữa lứa chim yến non đầu và lứa chim thứ 2

Ở lứa đẻ đầu tiên thì chim non thường rời tổ vào ngày thứ 43 nhưng ở lứa thứ 2 thì chậm hơn – vào khoảng 45-47 ngày. Lứa sau rời tổ chậm hơn nhưng có trọng lượng nhỉnh hơn ( từ 14,4 – 14,7 gram). Lý do lứa thứ 2 rời tổ muộn hơn là do chất lượng lứa để sau thấp hơn lứa đầu cũng như chất lượng thức ăn giảm do chim bố mẹ sắp hết tuyến nước bọt. Trong lượng nặng hơn là do lứa thứ 2 ở lại tổ lâu hơn nên được ăn nhiều mồi hơn.

Đặc Tính Thú Vị Và Đặc Biệt Của Chim Yến

Yến phân bố rộng khắp các tỉnh thành của Việt Nam, kể cả những khu vực phía Bắc khí hậu giá rét. Căn nhà nuôi yến đầu tiên ở miền Bắc tại Hải Phòng qua nhiều năm nghiên cứu nay đã đi vào hoạt động.

Đường bay đi ăn của chim yến khá dài, hàng ngày chim yến có thể đi trên 50km và quay về tổ trong ngày đó. Và đặc điểm phân biệt chim yến với chim khác dễ dàng nhất chính là chim yến không bao giờ đậu. Chúng chỉ neo mình trên các vách đá dựng đứng hoặc những thanh làm tổ.

Yến có trí nhớ siêu tốt trong việc định hướng đường bay, về tổ của chúng và xác định dễ dàng vị trí tổ giữa hàng trăm ngàn những chiếc tổ của chim khác. Hơn nữa, giác quan của chim yến rất tốt. Chúng thích làm tổ ở những nơi có cường độ ánh sáng khoảng 0,02 – 0,2 lux. Khả năng nghe và ngửi của yến cũng tốt. Chúng sẽ làm tổ ở những nơi đã từng có chim yến khác làm tổ. Chúng ngầm hiểu rằng nếu đã có bạn yến ở thì đây là nơi an toàn, thích hợp cho việc sinh sản sau này.

Yến rời tổ khoảng từ 5h30 – 6h30 sáng và về tổ lúc 6h – 7h tối, thời gian sẽ có sự dao động tùy vào từng vùng. Những con yến về tổ buổi trưa đa số là cho con ăn hoặc ấp trứng.

Yến rất chung thủy với bạn đời cũng như nơi mà nó làm tổ. Đây là đặc điểm thú vị phân biệt chim yến với các loài chim khác. Với những nơi làm tổ thì một khi đã vào nhà và làm tổ thì chúng sẽ ở lại suốt cuộc đời nếu như ở đó không có dấu hiệu bất an như phá hoại hay khai thác không đúng cách.

Yến thường xây tổ vào buổi tối. Chỉ có con chim trống mới làm tổ và xây trong 35 – 45 ngày. Trung bình yến đẻ khoảng 3 lần/năm. Mỗi lần đẻ 1 – 2 trứng, sác xuất 2 trứng cao hay thấp tùy thuộc vào mùa sinh sản của chúng.

Các kẻ thù cơ bản của yến là: Rắn, dơi to, diều hâu, dế trâu, chuột, thằn lằn, thạch sùng, kỳ nhông, kỳ đà,… Chim yến ăn những loại côn trùng nhỏ ngoài tự nhiên, bắt côn trùng khi chúng đang bay.

Cũng như bất kỳ một loài sinh vật nào, chim yến cũng có “ngôn ngữ riêng” của mình. Có tiếng chim mẹ, chim con, chim đực, chim mái tiếng gọi bạn tình, tiếng gọi bầy, tiếng đấu tranh,… Chim yến trưởng thành phát ra khoảng 12 tiếng kêu khác nhau vào các thời điểm khác nhau và việc phân biệt được âm thanh của chim yến nhờ vào phân tích âm phổ của âm thanh thu được….

Tìm Hiểu Những Điều Thú Vị Về Chim Vành Khuyên

Phân loại và thức ăn

Một loài chim nhỏ phân bố nhiều ở khu vực Đông Nam Á. Chúng được phân loại dựa trên màu sắc của lông. Hiện nay có 2 loại chim khuyên đó là khuyên xanh và khuyên vàng.

Chim Khuyên có nguồn gốc từ thời Hy Lạp cổ đại. Sở dĩ mọi người gọi là chim khuyên bởi vì xung quanh mắt chúng có vành đai.

Chim khuyên sống ở nhiều môi trường khác nhau và chúng rất mạnh dạn. Vì vậy chúng ta có thể thấy chúng sinh sống và kiếm ăn nhiều ở môi trường xung quanh con người.

Chim khuyên ăn gì – thức ăn của những con chim khuyên khá đa dạng. Chúng có thể ăn rau, những loại hạt nhỏ, sâu bọ, hút mật,……Thậm chí người ta còn xem chúng như một loài chim rất có ích cho nhà nông vì chúng ăn sâu bọ trên hoa màu, giúp cho hoa màu ít bị làm hại.

Đặc điểm của chim vành khuyên.

Chim vành khuyên thích sống ở môi trường sống ồn ào nhộn nhịp. Nơi có nhiều cây cao vì vậy chúng ta có thể bắt gặp chúng ở rất nhiều nơi. Nhiều nhất là khu vực Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và cả Trung Bộ.

Nếu so sánh kích thước với nhiều loài chim khác thì loài vành khuyên được xem là loài chim có kích thước nhỏ bé, thon gọn và rất nhanh nhẹn.

Giọng hót của vành khuyên không lanh lảnh như họa mi mà rất nhẹ nhàng và dễ nghe. Thậm chí chúng còn có khả năng bắt chước giọng hót của một số loài chim khác. Đây cũng chính là lý do mà nhiều người chơi chim cảnh rất thích loài chim này.

Có một điểm rất đặc biệt mà có thể rất ít người biết đó là chúng còn rất thích hút mật của loài hoa trạng nguyên. Vì vậy nếu như ở nơi nào có nhiều hoa trạng nguyên thì mọi người sẽ thấy ở đó sẽ tập trung rất nhiều chim vành khuyên.

Một số tập tính của chim khuyên.

Nếu như một số loài chim thích cuộc sống đơn độc thì vành khuyên lại sống thành bầy đàn, thậm chí có những đàn có số lượng rất đông. Vì vậy mà sẽ không hiếm khi chúng ta bắt gặp một đàn vành khuyên cùng nhau bay vút lên trời sau khi chúng kiếm ăn.

Tuy nhiên khi đến giai đoạn sinh sản, chúng sẽ tách đàn và tìm kiếm bạn tình để giao phối và sinh sản.

Vào mùa sinh sản tầm tháng 3-7 hàng năm. Cũng giống như nhiều loài chim khác, chim trống sẽ dùng tiếng hót của mình để thu hút bạn tình.

Sau khi đã thu hút được bạn tình chim vành khuyên sẽ bắt đầu giao phối và cùng nhau làm tổ. Chúng thường làm tổ trên những cây cao và có nhiều tán lá để bảo vệ chim non.

Vào mỗi mùa sinh sản chim thường đẻ 2-3 trứng và trứng có màu xanh lam nhạt. Vành khuyên trống được xem là một ông bố có trách nhiệm vì chúng thường xuyên giúp chim cái ấp trứng và chăm sóc chim con.

Chim con khi mới nở sẽ được bố mẹ chăm sóc cho đến khi chúng đủ lông, đủ cánh và hoàn thiện kỹ năng bay sẽ tách khỏi bố mẹ để tự lập.

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Đặc Điểm Thú Vị Về Loài Chim Cánh Cụt Vua trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!