Bạn đang xem bài viết Những Cách Chọn Chim Chào Mào Hay Được Các Chuyên Gia Chia Sẻ được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách chọn chim chào mào hót hay và đẹp là điều mà rất nhiều người quan tâm hiện nay, vì để sở hữu một chú chào mào chất lượng là vấn đề ai sở hữu cũng mong muốn. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin chất lượng đã được các chuyên gia chia sẻ để lựa chọn chim chào mài tốt nhất.
Cách chọn chim chào mào bổi hay và đẹp – Quan sát đầu của chim chào mào đẹpĐể lựa chọn một chú chim chào mào đẹp cần lưu ý đầu tiên vào đầu của chúng, vì một chú chim có phát triển khỏe mạnh hay không thường quan sát bộ phận đầu của chúng.
Hãy quan sát và chọn lựa những chú chim có đầu lớn, khi càng to lớn chúng sẽ càng lấn át những chú chim khác, khỏe mạnh và dẻo dai hơn những chú chim khác. Còn đối với những chú chim đầu nhỏ thường sẽ rất nhát và khó nuôi hơn.
– Chọn chim chào mào đẹp khi quan sát màoMột chú chim đẹp khi sở hữu mào dày và to.
Theo các chuyên gia, nên chọn những chú chim chào mào có loại mào lân và mào cui là hợp lý. Vì theo kinh nghiệm rất nhiều năm, hai loại chim này có sức bền rất tốt và rất “lì đòn” trong khi tuyên chiến. Đây là cách chọn chim chào mào thi đấu rất nhiều người áp dụng.
– Lưu ý về mỏ của chimHãy chọn những chú chim chào mào có mỏ không quá dày, gốc mỏ càng to vàng tốt, kích thước mỏ ngắn tốt hơn dài.
Nếu bạn chọn được những chú chim chào mào có mỏ hội đủ những đặc điểm này chắc chắn chúng có âm lượng phát ra rất tốt, khỏe và rất lảnh lót.
– Tách của chim chào mào cần lưu ý gì?
Tách của chim chào mào cũng là một yếu tố cần được quan tâm khi chọn nuôi chim. Ít người biết rằng tách càng dữ tợn thì càng làm cho “đối thủ” sợ hãi.
Do đó, bạn hãy chọn những chú chào mào có tách mà kích thước to và chảy sệ tạo hình rất hung dữ.
– Thân của chim chào màoHãy chọn những chim chào mào con có thân mảnh khảnh, dạng ống. Vì theo kinh nghiệm của các chuyên gia nuôi chim, những chú chào mào có thân dạng tròn, nhỏ nhắn sẽ rất tinh nhanh, linh hoạt và năng động.
– Cánh cần lựa chọn ra sao?Cần ưu tiên mà lựa chọn những chú chim sở hữu bộ cánh rắn chắc, rộng và khỏe mạnh. Hai cánh cần rời và không đan chéo vào nhau.
Độ dài của cánh từ vai đến phao câu, phía cuối hơi xà xuống một chút nên ưu tiên để chọn.
– Chọn chim dựa vào đặc điểm của đuôiNên chọn những chú chim có đuôi ngắn, độ xòe của đuôi không cần quá rộng. Nhiều người lầm tưởng rằng cần chọn những chú chim đuôi dài, thê nhưng theo theo kinh nghiệm của các chuyên gia, những con chim đuôi dài không phải là chim đá và hót hay.
– Lựa chọn chân của chimChân là một trong những yếu tố quyết định đến sự thắng bại trong trận chiến của chim chào mào. Bạn nên chọn những chú chim có chân càng cao càng tốt vì chúng sẽ di chuyển linh hoạt hơn, giữ thăng bằng cơ thể tốt hơn.
Cách phân biệt chim chào mào trống và chim chào mào mái ra sao?
Chào mào trống và mái có nhiều điểm khác biệt rất dễ nhận biết. Bạn có thể phân biệt chim trống và mái theo một số đặc điểm sau:
– Chào mào trống có hình dáng và kích thước to hơn so với chim chào mào mái. Bên cạnh đó, đầu to hơn, mào cui cao góc nhọn ở đỉnh, chân to và thô hơn, lông xơ hơn, đuôi dài hơn. Chim mái thường ít khi vận động, hay quan sát xung quanh, nhìn không háu chiến.
– Đôi mắt và vành mi của chim mái hình tròn, còn chú chim trống thì hơi lệch, không tròn đều.
– Phần bên trong miệng, lưỡi con trống thường có đốm đen, con mái thì không hoặc chỉ một chút.
Chào mào trống và mái có nhiều điểm khác biệt
Những lưu ý cần chăm sóc để chào mào siêng hótĐể chim chào mào nhanh thuần, siêng hót và phát triển tốt nhất, bạn cần lưu lại những lưu ý sau đây để chăm sóc chúng.
– Lưu ý khi tắm cho chim chào mào
Bạn nên dành thời gian để tắm cho chim chào mào thường xuyên, cách mỗi ngày một lần.
Đối với nước tắm bạn nên nhỏ thêm một vài hạt muối và 1-2 giọt chanh để có thể diệt những con rận trên lông chim.
Nếu vệ sinh cho chim chào mào hợp lý sẽ giúp chúng khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.
– Chế độ dinh dưỡng bổ sung cho chim chào mào
Chế độ ăn uống đầy đủ, đầy dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để có thể giúp chim chào mào có phát triển tốt hay không. Về thức ăn, chim chào mào thích ăn loại các loại trái cây thông dụng và quen thuộc: Chuối, đu đủ, táo, cam…
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng bổ sung cho chim chào mào
– Cho chim chào mào đến các câu lạc bộ chim thường xuyên
Mỗi tuần bạn hãy dành thời gian cho chim chào mào đến các câu lạc bộ chim hoặc đến các tụ điểm nuôi chim uy tín để chú chim của mình có thể được học hỏi những âm điệu của những chú chim khác.
Phương pháp này rất hiệu quả và được nhiều người áp dụng để có thể làm giàu cho giọng hót của chúng rất nhiều.
Chia Sẻ Kỹ Thuật Nuôi Chim Họa Mi Hót Từ Các Chuyên Gia
Điều đầu tiên, muốn sở hữu một con Họa Mi hót nhiều, hót hay thì khi chọn mua phải chọn được con tốt và cần chú ý những đặc điểm cơ thể như đầu chim Họa Mi có rất nhiều hình dạng, nên chọn loại xà đầu (đầu rắn), tức là nhìn ngang thấy mỏ trên với trán và đỉnh đầu tạo thành một đường thẳng. Chọn lông tơi, xốp, mềm. Lông đầu mỏng, ôm sát da đầu, lông cánh mềm. Chọn cẳng chân to, các vảy chân có viền thẫm, ngón ngắn, móng mèo. Mắt chim Họa Mi không có giác mạc, cụ thể là lồng đen mà có nhiều màu. Phải chọn con có chấm đen ở đồng tử nhỏ hơn những con khác. Từ đồng tử lóe ra 4 tia mắt, nên chọn tia càng to, càng rõ, càng dày càng tốt.
Lồng nuôi Họa Mi khoảng 60 nan là được, đường kính đáy lồng khoảng 40 phân hoặc có thể nhỏ hơn. Có thể dùng lồng tre hoặc mây. Mỗi lần tắm cho chim là mỗi lần vệ sinh lồng cho nó, ta phải cọ sạch nước và quét hết rác bên dưới đáy lồng cho kỹ. Họa Mi là loài chim ưa khí hậu lạnh nên không cần cho phơi nắng nhiều, nếu để ở nới có nhiều gió chim dễ chết đột ngột, tốt nhất là tối đi ngủ nên đậy kín áo lồng lại.
Kỹ thuật nuôi chim Họa MiNếu có kỹ thuật nuôi chim Họa Mi đúng phương pháp thì chỉ trong nửa năm chim sẽ dạn người. Trong quá trình nuôi khoảng 1 tuần thấy chim bớt nhát thì hé áo lồng ra từ từ và treo chim ở chỗ ít người qua lại để chim quen dần. Chim Họa Mi tắm thì bình thường, chỉ có những lần đầu tắm cho chim nên nhẹ nhàng để tránh làm chim hoảng sợ.
Nếu là chim Họa Mi trống làm sao để nó mau dạn, ta treo 1 một chim mái ở cách xa đó, khuất mặt càng tốt. Khi nghe tiếng của chim mái, chim trống sẽ hăng lên và mau dạn người. Một chim mái có thể giúp 2-3 chim trống tăng lửa.
Trong số các loài chim rừng biết hót, chim Họa Mi thức ăn giản dị nhất, chỉ cần trộn gạo với trứng và cào cào là đủ. Chim Họa Mi tuy lớn con, nhưng ăn uống không tốn bao nhiêu. Mỗi ngày nó chỉ ăn một muỗng cà phê nhỏ. Muốn cho chim sung, phải cho ăn cào cào, mỗi ngày vài ba chục con.
Lưu ý: Không đổi thức ăn đột ngột bởi Họa Mi sống ngoài thiên nhiên tuy ăn côn trùng là chính, nhưng vẫn được coi là giống chim ăn tạp. Khi nuôi nhốt trong lồng ta tập cho chung ăn thức ăn riêng. Và chim đã quen với một loại thức ăn nào đó thì ta nên cho chim ăn mãi thức ăn đó. Tất nhiên tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng của chim mà có sự thay đổi thành phần thức ăn. Nhưng nhất thiết không nên thay đổi thức ăn đột ngột, vì họa mi rất dễ “dị ứng” trước mùi vị thức ăn lạ nên dễ bị suy và thường dẫn đến việc thay lông.
Cách tập cho chim Họa Mi hót hayĐể có một con chim Họa Mi hót hay và nhiều giọng, bạn phải luôn luôn cho chim đi dượt, một con chim có tuổi lồng, già rừng thường thì là giọng rất trong và hay tiếng hót có hồn của núi rừng. Nếu chim của bạn là chim mộc hoặc mộc tức là chim mới bắt ở rừng ra thì bạn vẫn phải mang đi dượt chim, bằng cách trùm kín áo lồng để dưới đất cho nó nghe ngóng các con khác hót để bắt giọng. Trường hợp không đi dượt chim được thì mua đĩa CD họa mi trống hót để chim nghe tập giọng. Hơn nữa, nếu muốn tập cho chim hót khỏe và hay cần bỏ hết áo lồng, treo chim lên cao, yên tĩnh chim hót rất hay và nhiều giọng. Những con chim không được tập dượt thường xuyên thì có nuôi lâu trong nhà thì vẫn hót dở.
Vừa rồi là một vài chia sẻ của chúng tôi về kỹ thuật nuôi chim họa mi hót. Bạn có thể lưu lại nếu như lượng thông tin bổ ích này giúp ích cho quá trình nuôi chim của bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.
Chia Sẻ Cách Nuôi Chim Vành Khuyên Khỏe Mạnh Hót Hay
Hướng dẫn cách nuôi chim vành khuyên Cách thuần hóa chim vành khuyên bổi
Cũng như các loại chim rừng khác, chim khuyên ở rừng mới bắt về rất nhát, chúng cũng bay nhảy để tìm kế thoát thân.
Vài ngày sau ta lại châm thêm cào cào, thay nửa trái chuối tẩm đậu xanh khác…Dần dần, khi chim đã dạn, ta hé áo lồng ra, nếu thấy chim ăn được bột thì ta bớt chuối…
Xin lưu ý chim khuyên bổi vẫn thích tắm, vì vậy, ta vẫn cho chim tắm hàng ngày. Ðôi khi nhờ vào sự tắm táp ðó sẽ giúp cho chim thích nghi với môi trường sống mới, chim mau dạn và mau biết ăn thức ăn mới…
Chim bổi không hót cũng không líu, chúng chỉ thường kêu những tiếng ” chip! chíp!”, nên hiểu là chúng sợ hãi và bất ổn tinh thần.
Nuôi vài ba tháng, có khi đến năm sáu tháng ta mới bắt đầu nghe chim “nói chuyện”, nghĩa là hót rỉ rả với nhiều âm điệu líu lo, đó là thời kỳ chim đã thuần hóa rồi.
Thức ăn của chim khuyên: Sống ở ngoài trời, chim khuyên ăn sâu bọ và trái cây chín ngọt, chuối là món ăn khoái khẩu nhất của chúng. Nhưng bắt nhốt vào lồng, ta phải tập cho chim ăn thức ăn mới, vừa bổ dưỡng cho chim, vừa tiện lợi cho mình.
Nghệ nhân thường tập cho khuyên ăn những thức ăn sau đây– Cào cào non. – Bột đậu xanh trộn trứng. – thỉnh thoảng cho ăn thêm chuối.
Cào cào non là món ăn không thể thiếu hàng ngày, khoảng 10-20 con là đủ, số cào cào này thường được nhốt vào một chiếc lồng nhỏ đặc biệt có bạn tại các tiệm bán lồng chim. Chiếc lồng nhỏ này được gắn vào phía trong lồng khuyên, chim cứ dùng mỏ gắp từng con cào cào ra mà ăn.
Về bột đậu xanh trộn trứng thì chế biến như sau– Lấy 100g đậu xanh loại tốt ngâm nước trong 2h, vớt ra đãi vó sạch rồi hấp chín, sau đó đem phơi khô. Ðậu khô thì đem xay nhuyễn, trộn vào bột 6 lòng đỏ trứng gả ( hay trứng vịt) và một muổng cafe đường cảt trắng. Trộn xong ta đem phơi nắng thật khô, hoặc bắc chảo lên sấy trên lửa liu riu, nhớ đảo bôt đều tay bằng cái muỗng lớn, cho đến lúc bột tơi ra. Hoặc nếu cần, sau đó lại xay nhuyễn lại. Xong ta trút bột này vào hộp đậy kín để cho chim ăn dần.
Một điều hết sức lưu ý: Ðó là việc cám cho khuyên ăn các bạn nhớ chỉ cho đúng một loại trong suốt thời gian nuôi chim, chỉ thay đổi chế độ dinh dưỡng trong từng thời kỳ của chim. Tránh việc đổi cám sẽ làm chim bị suy dẫn đến thay lông bất thường, bỏ líu, nặng hơn chim có thể bỏ ăn và chết.
Lồng chim và cách chăm sóc: Người ta nuôi chim vành khuyên trong những chiếc lồng nhỏ. Lồng này thường làm nan nhỏ và khít hơn lồng nhốt chích chòe và họa my. Nói một cách khác, những nơi làm lồng đã đặc chế ra một loại lồng nhỏ dành riêng cho chim khuyên.
Lồng nuôi chim vành khuyên thường thì xinh xắn, nan lồng nhỏ nên nhìn con chim nhốt bên trong rất rõ ràng.
Bình thường thì việc chăm sóc cho chim khuyên không có gì đáng quan tâm: nước và thức ăn đầy đủ là được Cũng như đối với các loại chim khác, mỗi lần cho chim tắm(phải sang lồng tắm) thì chúng ta lo làm vệ sinh lồng chim cho sạch sẽ. tắm xong ta cho chim sang lồng rồi tìm chỗ mát mà treo.
Chăm sóc vành khuyên thay lôngÐối với những con chim tới thời kỳ thay lông, thì ta phải để tâm chăm sóc kỹ hơn. Chim thay lông thì có hiện tượng lông vương vãi ở đấy lồng, hoặc khi tắm thì lông rớt vào khay nước tắm. Chim thường thay lông từ vùng mặt, vùng đầu, kế tới vùng cổ, vùng ức bụng rồi mới đến phần cánh và sau cùng là phần đuôi. Lông cũng không rơi rớt từng chùm, mà là từ từ, cái nào rơi trước thì ra lông mới trước. Nhờ vào cách thay lông đó, nên trong thiên nhiên, chim vẫn bay đi kiếm ăn được.Tuy nhiên trong thời gian thay lông chim bị suy yếu về sức khoẻ, do đó ta phải cho chim ăn cào cào nhiều hơn ngày thường, để giữ cho chim được mập mạnh. Chim mạnh thì rút ngắn thời gian thay lông, ngược lại chim suy thì thời gian thay lông kéo dài.
Trong thời gian chim khuyên thay lông, ta nên treo chim vào nơi yên tĩnh, thường xuyên trùm kín áo lồng, để chim tĩnh dưỡng, và cũng để tránh gió độc. Việc cho khuyên tắm trong thời gian thay lông vẫn bình thường, không sao cả.
Ðiều chắc quý vị cũng thừa biết là trong suốt thời gian chim thay lông, chim sẽ không hót vì…”mất lửa”. Khi chim đã bắt đầu hót lai rai, là việc thay lông đã gần xong, “lửa” đã có trở lại. Chỉ khi nào lớp lông đã thực sự mượt mà, mình chim thon nhỏ, là lúc chim đủ lửa để hót to.
Nhân nói về lông, cũng xin nói thêm là có loại dày lông có loại mỏng lông, vì con khuyên mỏng lông trông gọn gàng hơn, còn con dày lông thì trông có vẻ sồ sề một tí. Thức tế cũng cho thấy, con mỏng lông sung hơn con dày lông.
Trong phần chăm sóc chim cũng không thể không bàn đến việc…luyện giọng cho chim. Các nghệ nhận thường treo chim mình gần các lồng chim lạ, trước hết là để chim sung ơn, thích “líu” hơn, và bắt chước giọng chim khác mà líu hay hơn.
Ðiều cần là nên cáp hai con có cùng độ sung như nhau, nếu chim yếu lửa mà treo gần chim mạnh lửa thì chim yếu sẽ sợ sệt và không giám líu và có khi là “rớt” luôn. Vì như chúng ta đã biết, giọng hót của chim, dù là loại chim gì, cũng được coi là sự biểu dưỡng sức mạnh, để giữ gìn lãnh địa của mình, và để rủ rê chim mái.
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Chào Mào Đi Thi
Trong mấy năm gần đây thì phong trào chơi chim chào mào diễn ra rất mạnh, minh chứng cho phòng trào chơi chim diễn ra mạnh là qua các cuộc thi được tổ chức hằng năm, hằng quý, hằng tháng và hằng tuần. Mỗi một cuộc thi đều có những giải thưởng khác nhau nhưng mục đích chính là giúp cho phong trào ngày một phát triễn hơn nữa.
Trong các cuộc thì chim thường mỗi cuộc thi đều có 1 tiêu chí riêng nhất định và cuối mổi cuộc thi đều chọn ra những chú chim hay, xuất sắc và bản lĩnh để nhận giải, thường thì có 4 giải chính đó là: nhất – nhì – ba – tư. Và một số giải thưởng từ top 10 cho đến top 60 tuỳ theo số lồng đăng ký tham dự cuộc thi.
1: Tổng quan về con chim đi thi Những con chim đi thi phải là một con chim đáp ứng đầy đủ nhu cầu dưới sau đây: Là những chú chim không phải chim Mộc, chim Bổi còn quá nhác. Lông chim không quá xấu, xơ xác, thiếu quá nhiều lông. Trong quá trình thì đấu thì con chim đi thi phải chứng tỏ được bản năng của mình, bằng cách qua giọng hót, qua thái độ hình dáng khi thi đấu, tuyệt đối không bị tật lỗi, vì nếu tất lỗi sẻ bị hạ rất sớm. Trong quá thì thì đấu thì không được xỉa lông, tắm cóng, tắm hủ, phơi nắng. Rất đơn giản phải không nào các bạn?
a: Tiêu chí thứ nhất Chim có dáng bộ thi đấu tốt, siêng sàn cầu, điu cầu, bung cánh xoè đuôi doạ nạt đối thủ, thái độ linh hoạt. Chim hung hăng lùng sục tìm đối thủ để đấu, thế đứng vươn mình cúp cầu chữ C, éc ché hù doạ đối thủ.
b: Tiêu chí thứ hai Chim phải ra giọng hót, xổ bọng xa gần, hót đấu, lấy giọng hót để đè đối thủ, những chú chim ra giọng trong suốt cuộc thi sẻ được chọn. Chim phải ra nhiều giọng, đảo giọng luyến láy rỏ ràng. Giọng chim phải từ 3 âm trở lên thì mới được tính là 1 mỏ.
c: Tiêu chí thứ ba Chim thi đấu phải có thân hình thon gọn, nhanh nhẹn và dáng bộ phải đẹp và cân đối. Chim phải xong lông và không được cụt đuối, thiếu lông và không bị tật lỗi.
4: Chọn tướng chim chào mào Theo kinh nghiêm của những nghệ nhân lâu năm và nhìn nhận của bản thân mình cùng một số nghệ nhân chia sẻ và góp ý thì nênchọn chim chào mào đẹp có tướng tá như sau: Tướng chim phải thon gọn, dài đòn, mặt dữ, mào lân càng tốt, mào lân mà đầu bi nữa thì tuyệt vời, mào đinh cũng được, nếu chọn được con mào cui nữa thì còn gì bằng. Đuôi ngắn, chân cẳng phải to và cứng cáp nhìn phải cao trông phải thật chắc chắn. Chim thon gọn, mình ống, thì có nước chuyền cầu, đi cầu siêng năng và linh hoạt.
Không nên chọn những con quá to xác, thường những con to xác thường có nết đi cầu chậm vì di chuyển khá khó khăn. Hơn nữa cũng không nên chọn những con có gốc mào không dày hoặc bị gãy, những con như vậy thường thi đấu không bền chim.
5: Chọn tính cách và nết chơi Nói về nết chơi thì cũng có nhiều loại khác nhau, phần đa thì mỗi người thích 1 nết. Người thì thích nết hung hăng, người thì thích nết chim siêng đi cầu, người thì thích chơi cánh, nói chung là đủ loại. Nhưng theo mình thì các bạn nên chọn những con siêng chơi cánh và đi cầu nhiều. Những con siêng chơi cánh và đi cầu nhiều thường là những con thi đấu bền bĩ và dai sức, nếu về các bạn chịu khótập lực cho chào mào nữa thì sẻ tuyệt vời hơn. Chim chơi cánh nhiều thường có phong cách thì đấu rất cuốn hút và làm mê hoặc nhiều người. Nết chơi sàn cầu thì chim rất năng động và linh hoạt, trong xuyên suốt quá trình diễn ra cuộc thi thì con chim nào siêng đi cầu sẻ là con có lợi thế và đi sâu hơn vào những vòng trong.
Thường giọng chào mào hót nó sẻ phụ thuộc vào phần mỏ cũng như phần hầu của chim. Mỏ chim các bạn nên chọn những con mỏ ngắn, mỏ mỏng, gốc mỏ to và rộng, sát mép mỏ có thêm những sợi ria mép dày và dài nữa là tuyệt vời. Những con mỏ mỏng và ngắn mỏ thường là những con mau mồm mau miệng, hót hét suốt ngày không biết mệt. Khi thi đấu trên giàn thì cố tỏ ra to mồm hơn đối thủ, lanh chanh hơn và siêng hót hơn. Hầu chim thì chọn những con có hầu to, gặp phải hầu bò hoặc hầu ếch thì quá tuyệt vời. Hầu to thường là những con phổi khoẻ, mà phổi khoẻ thì khi nào cũng có giọng khoẻ, mà giọng khoẻ thì sẻ luôn to mồm và hàm hồ hơn đối thủ các bạn nhỉ?
7: Chọn qua nguồn gốc Vấn đề này cũng rất nhiều anh em nghệ nhân có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau, người thì cho rằng nên chọn chim bổi già đi thi, vì chim bổi già có kinh nghiệm ngoài rừng núi nhiều hơn và khi thi đấu không biết sợ chim. Nhưng thật ra mà nói thì chim con hay má trắng lên mới đúng là những con không biết sợ chim. Nhưng cái dỡ của những con chim má trắng hay chim con đó chính là hay bỏ đấu bất thường, thích thi nó chơi, không thích thì thôi, nói chung là không ổn định.
8: Chọn chim chơi ổn định Có rất nhiều con chim chào mào ngày hôm nay thì chơi rất tốt, rất vừa mắt của anh em nghệ nhân nhưng qua vài ngày sau thì không được như vậy, chơi yếu hơn, khi đấu thì bỏ đấu, nói chung là chim chơi không ổn định. Nên trong quá trình chọn thì bắt buộc các bạn phải theo dõi con chim đó chơi ít nhất là 3 – 4 lần, nhiều người kỹ tính có khi còn hơn nữa. Chim chơi ổn định thì đòi hỏi phải giàn giáo trường trại ổn định, số tuổi lồng ít nhất là 2 mùa trở lên, cứ móc lên là chơi, không chăm trường.
Chim chơi ổn định thì thường là bổi già, những con bổi già sau khi thuần được nó thường thì chim chơi rất ổn định. Chính vì lý do đó nên nhiều anh em nghệ nhận thích thuần chào mào bổi là vậy. Hơn nữa giọng của bổi già cũng rất hay và luyến láy. Đối với một con chim thi thì yếu tố ổn định phải được đặt lên hàng đầu. Chim chơi ổn định đòi hỏi phải có bản lĩnh thi đấu, bản lĩnh thi đấu của con chim quyết định nó có đi được vào sâu hay không. Vì khi đi thi thì số lượng lồng rất lớn chứ không như ở trường, có khi cuộc thi lên đến 700 – 800 lồng. Lúc này áp lực chim sẻ rất khác, bản lĩnh thi đấu mà chúng ta hay gọi là “thần kinh thép” lúc này sẻ phát huy tác dụng.
9: Lời kết cho bài viết Việc chọn chim thi nó không đòi hỏi khắt khe gì lắm đâu các bạn à. Cái quan trọng trong việc chọn chim thi là các bạn cần phải thật tỉnh táo, không được hút chim, có nghĩa là tập trung chú ý vào những con chơi như điên dại mà quên nhìn những con xung quanh nó. Trong lĩnh vực chim cảnh không ai tài giỏi gì hết, không ai hơn ai gì cả, những người chơi lâu năm chưa chắc giỏi hơn người mới chơi và ngược lại. Chỉ hơn nhau ở sự tỉnh táo và tinh tế mà thôi, nhưng cũng phải kể đến yếu tố may mắn nữa.
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Cách Chọn Chim Chào Mào Hay Được Các Chuyên Gia Chia Sẻ trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!