Xu Hướng 3/2023 # Nguồn Gốc Của Tổ Yến Và Tổ Yến Có Mấy Loại? # Top 3 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Nguồn Gốc Của Tổ Yến Và Tổ Yến Có Mấy Loại? # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Nguồn Gốc Của Tổ Yến Và Tổ Yến Có Mấy Loại? được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

– Tổ yến được tạo nên từ dịch tiết ra từ miệng chim Yến hay còn gọi là nước bọt của con chim Yến. Khi nước bọt của chim Yến khô cứng lại, chúng sẽ hình thành tổ rất vững chắc.

-Như vậy, thành phần chính tạo nên tổ yến đó là nước bọt của chim Yến. Yến là một trong hai loài chim duy nhất không làm tổ bằng rơm hay cây cỏ khô.

– Chúng chỉ thích làm tổ trên những vách đá cheo leo. Mỗi sáng, Yến rời khỏi tổ đi kiếm mồi. Đây là loài chim bay rất khỏe, có thể bay trên 50km để kiếm ăn và quay về trong ngày.

– Chim Yến ăn những loại côn trùng nhỏ ngoài tự nhiên, bắt côn trùng khi chúng đang bay.

2. Tổ yến nguyên chất là gì?

– Tổ yến làm sạch lông và tạp chất, tiết kiệm thời gian chế biến tối đa. Tổ yến (hay còn gọi là yến sào) nguyên chất là những tổ yến còn nguyên, không pha bột hoặc bất kỳ tạp chất gì để tăng trọng lượng cũng như tạo màu.

3. Tổ yến nguyên chất được phân loại như thế nào?

– Ở tự nhiên, chim yến thường làm tổ ở trên các vách núi đá cao cheo leo, đặc biệt là những vách đá ở ngoài đảo.

– Sau khi chọn được vị trí xây tổ, mỗi đêm chim yến sẽ dùng nước bọt của mình để làm tổ, và sau nhiều đêm, tổ của chim yến sẽ được hình thành. Khi cảm thấy tổ đã đủ lớn, chim sẽ yến sẽ đẻ trứng vào trong tổ.

– Người ta thường sẽ đợi khi chim yến con trưởng thành, có đủ lông đủ cánh và tự tìm kiếm được thức ăn thì bắt đầu khai thác tổ yến. Đây được gọi là tổ yến đảo tự nhiên.

– Có thể vì tính chất nguy hiểm của việc khai thác lấy tổ yến trong hang động nên loại tổ yến đảo tự nhiên này thường có giá cao hơn so với tổ yến đảo nhà.

– Với những điều kiện tự nhiên trong động, tổ yến thường có hình dạng giống như một cái chén, thân dày và chân cứng.

– Hình dạng tổ giống như chén sẽ giúp bảo vệ trứng hoặc yến non không bị các loài vật khác ăn mất và thời tiết. Chân tổ yến cần cứng để có thể gắn chặt vào tường vì các hang động thường c ó độ ẩm cao.

– Huyết Yến: màu đỏ của Yến được tạo thành bởi các phản ứng hóa học của các khoáng chất từ vách đá ngấm vào tổ yến.

– Hồng Yến: Hồng Yến có màu cam nhưng màu sắc có thể thay đổi từ màu vỏ quýt đến màu vàng lòng đỏ trứng gà.

– Bạch Yến: Bạch Yến đảo là loại tổ yến thông dụng nhất trên thị trường. Mỗi năm có thể thu hoạch 3-4 lần. Số lượng Bạch Yến bán trên thị trường thế giới chiếm khoảng 90% tổng số lượng tổ yến trên thị trường.

– Huyết Yến: Yến nhà nuôi vẫn có thể xuất hiện Huyết Yến, tuy nhiên, không phải cơ sở sản xuất nào cũng có loại tổ yến này. Và nếu có đi chăng nữa thì loại Huyết Yến cũng chỉ có thể thu hoạch 1-2 lần trong năm với tỉ lệ rất ít.

– Hồng Yến: Cũng giống như Huyết Yến nhà, đối với những nhà nuôi yến phải trên 6 năm mới xuất hiện Hồng Yến với tỉ lệ thấp. Do vậy mà giá cả của Hồng Yến nhà cũng khá cao.

– Bạch Yến: Đây là loại tổ yến nguyên chất được mua bán thông dụng nhất trên thị trường yến sào. Bạch Yến đã được nuôi gần như khắp cả nước, đặc biệt từ miền Trung trở vào và giá cả cũng không cố định mà tùy vào nguồn gốc của tổ yến.

– Yến Vàng: Loại Yến Vàng này có số lượng khai thác nhiều hơn Hồng Yến một chút nhưng vẫn thuộc tỉ lệ ít. Yến vàng nhạt hay vàng đậm tùy lúc nhưng chất lượng, độ nở nhiều, độ giòn dai khi ăn rất hấp dẫn. Thường là những loại tổ yến già để lâu mới thu hoạch.

4. Tổ yến nên mua ở đâu chất lượng

Để chọn mua được tổ yến an toàn ngoài việc chọn mua thương hiệu uy tín, bạn cũng cần nắm vững một số phương pháp giúp phân biệt Yến thật – Yến giả nhưthật phải khô, giòn dễ bóp vụn, có mùi đặc trưng của chim yến,… Việc chọn mua đúng yến sào chất lượng, giá yến phải chăng cũng là một nghệ thuật.

~ Sức khỏe của khách hàng chính là sức khỏe của chính mình và người thân ~

Địa chỉ : 74/19 Vườn Lài, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, Hồ Chí Minh

Fanpage : chúng tôi

+ Chủ Nhật: 10h sáng – 10h tối

Cổ Tích Loài Chim Yến Và Nguồn Gốc Yến Sào

Yến sào là một trong tám bát trân xa hoa và quý hiếm dành cho cung đình ngày xưa. Nguồn gốc yến sào đến từ tổ của loài chim yến. Dân gian coi chim yến như một loài chim thần kỳ và thêu dệt nên nhiều truyền thuyết về nó. Trong đó, có một sự tích kể về sự xuất hiện của loài chim này.

Sự tích loài chim yến

Chim yến xuất hiện như thế nào?

Tương truyền, xưa kia có một vị vua luôn mộng tưởng tìm kiếm cách trường sinh bất lão. Ông đã ban ra chiếu chỉ triệu tập tất cả các danh y nổi tiếng vào cung; mục đích tìm ra phương thuốc có thể cải lão hoàn đồng.

Chiếu chỉ của vua nhanh chóng truyền đi khắp cả nước. Rất nhiều danh y thời đó bị triệu tập để thực hiện mong muốn của vua. Tuy nhiên, không có người nào thành công cả. Nhà vua đã bực tức và quyết định đem đày họ ra đảo xa. Trong số các danh y bị đày, có một vị danh y nọ có một người vợ hết mực yêu thương. Sau một thời gian lưu đày, ông vì không chịu nổi cực khổ đọa đày mà rời bỏ nhân gian. Sau khi chết, ông hóa thành một con chim nhỏ, bay về đất liền tìm vợ. Người vợ ở nhà cũng đau khổ, mòn mỏi chờ đợi tin tức chồng, quá đau thương mà nàng cũng chết đi, hoá thành chim bay đi.

Trời không phụ tình, đôi vợ chồng đã gặp được nhau trong niềm hạnh phúc vô tận. Thế rồi đôi chim nhỏ cùng bay ra ngoài đảo hoang sinh sống. Họ xây tổ, quấn quýt nhau mỗi ngày không rời. Ngày sóng vỗ bờ, đêm trăng sáng rọi mặt biển, đôi vợ chồng chim cùng uống sương mai, ăn các sinh vật bay trên không. Họ làm tổ, đẻ trứng, trứng nở thành những chú chim non. Hòn đảo hoang vắng, yên tĩnh ngày nào nay trở nên ngày càng đông đúc, luôn rộn ràng với tiếng hót ríu rít của những chú chim.

Tổ yến được phát hiện ra sao?

Thời gian dần trôi, chiến sự nổ ra khiến triều đình loạn lạc. Vị vua ngày xưa nay phải bỏ trốn; tình cờ lạc vào hoang đảo này với vài tên tính cận vệ. Họ đối mặt với cái chết trên hòn đảo không đồ ăn thức uống, sức lực mọi người đang dần cạn kiệt.

Nhưng có một ngày, nhà vua tình cờ phát hiện một hốc đá nhỏ. Trong hốc đá có chứa nước ngọt rơi từ trên vách đá xuống sau cơn mưa. Nhà vua cúi xuống uống nước, bỗng ông nhìn thấy có vật gì đó màu trắng rơi vào trong nước. Ông quan sát thấy nó đang dần nở ra. Có thể vì quá đói mà ông đã bỏ vật đó vào miệng. Cuối cùng, do quá mệt, ông đã lăn ra ngủ ở một tảng đá gần đó.

Sau khi tỉnh lại, ông thấy điều kì diệu xảy ra: Cơ thể như phục hồi lại sức lực, tinh thần cũng phấn chấn hơn. Nhà vua vui mừng nghĩ rằng nguyên do có lẽ từ cái vật màu trắng ông đã ăn cùng nước trong hốc đá. Ông nhìn lên trên vách đá cao để tìm kiếm và phát hiện có rất nhiều vật màu trắng tương tự bám trên vách đá, thực chất chính là tổ chim. Vậy là ông cùng với mọi người tìm cách lấy những tổ chim đó xuống ăn. Sau một đêm ngon giấc, hầu hết tất cả mọi người đều đã khôi phục lại sức khỏe. Rồi tất cả cùng tìm cách quay trở lại đất liền.

Nguồn gốc yến sào

Nhà vua sau đó đã tập hợp binh lính, đánh đuổi kẻ địch, nắm lại vương quyền. Ông cũng không quên đi những món quà kỳ diệu thiên nhiên đưa tới trên đảo hoang. Ông truyền lệnh cho các ngự y nghiên cứu về tổ chim đó. Nhờ vậy, ông biết được đây là tổ của một loài chim nhỏ. Từ đó, chúng được vua sử dụng làm món ăn sang trọng trong các yến tiệc nên ông cũng đặt tên cho loài chim này là chim Yến. Nguồn gốc yến sào cũng bắt nguồn từ đây (“sào” có nghĩa là tổ).

Trong yến sào có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng bổ ích cho cơ thể. Không chỉ thế, yến sào còn là một vị thuốc quý giá cho sức khỏe, giúp tăng cường vẻ đẹp, kéo dài thanh xuân. Yến sào sau đó đã trở thành món ăn quý hiếm chuyên dùng cho quý tộc cung đình và những người giàu có. Chúng cũng được xếp vào một trong bát trân, tám món ăn quý hiếm của vua chúa thời xưa.

Câu chuyện cổ tích về loài chim yến trên thật sự thú vị đúng không nào. Tuy chỉ là thoại bản lưu truyền trong dân gian, nhưng Thượng Yến nghĩ điều này cũng đã phần nào giải thích được nguồn gốc yến sào cũng như sự quý hiếm của loại sản vật này.

Nuôi Yến Bao Lâu Thì Có Tổ Yến?

Với việc bỏ ra một số vốn lớn đầu tư xây nhà nuôi Yến thì thời gian bao lâu mới thu hoạch được tổ Yến? bao lâu thì thu hồi được vốn? và bao lâu thì tổ Yến mới mang lại giá trị kinh tế cao? – là mối quan tâm hầu hết của nhiều người nuôi Yến.

Khi đã đầu tư vào nuôi chim yến trong nhà, bạn nên chuẩn bị đầy đủ vốn đầu tư, tâm lý, kiến thức về loài Yến cũng như kỹ thuật, công nghệ nuôi Yến.

Còn những nơi có điều kiện khó khăn thì phải mất tới 5 năm mới có thể thu hồi vốn, nhưng sau thời gian này chắc chắc lợi nhuận kinh tế bạn thu về sẽ vô cùng cao.

Với mức giá bán ra bình quân 30 triệu đồng/kg, thu nhập hàng tháng từ một nhà Yến thành công là một con số không hề nhỏ.

1. Thời điểm lý tưởng để thu hoạch tổ Yến

– Trước khi chim Yến đẻ trứng: đây là thời điểm tổ Yến sạch sẽ nhất, không có quá nhiều bụi bẩn hay lông – phân yến. Thu hoạch yến ở giai đoạn này, các bạn sẽ không mất nhiều thời gian để xử lý vấn đề vệ sinh sau đó.

– Thu hoạch khi chim yến non đã rời tổ: phương pháp hay thời điểm thu hoạch này bạn có thể áp dụng cho cả việc nuôi yến ở ngoài đảo hay trong nhà bởi chúng có ưu điểm: số lượng yến tăng lên vì chứa thêm số lượng lớn chim non.

2. Quy trình thu hoạch tổ Yến

– Phải lên kế hoạch thu hoạch tổ Yến khoa học để tránh làm ảnh hưởng đến nhà yến của bạn.

– Thời gian thu hoạch tổ Yến: Từ khoảng 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều và chỉ được thu tổ trong vòng 2 – 3 tiếng, đó là lúc chim Yến đi kiếm mồi. Tránh thu hoạch vào lúc chim đang nghỉ vì sẽ làm xáo trộn cuộc sống của chúng.

– Thời điểm thu hoạch cũng là lúc kiểm tra và loại bỏ các yếu tố khác gây hại với chim.

– Để cho tổ chim Yến không bị khô, gãy chân tổ thì trước khi thu tổ, phải phun sương gà trước 1 -2 tiếng để tổ yến đạt đến một độ ẩm nhất định thì tổ yến không còn khô và gãy chân tổ mà giữ được giá trị tổ yến cao nhất. Tiếp đến là dùng dao lấy tổ phải khéo léo và dứt khoát để gỡ tổ yến.

– Kế hoạch thu tổ, thời gian lấy tổ và sự đánh giá các yếu tố thu tổ đều cần phải chú ý, cẩn thận để chim không bị hoảng sợ và chim mẹ trở về cho con ăn.

Truyền Thuyết Thần Kỳ Về Chim Yến Và Lịch Sử Của Tổ Yến

Vào tối ngày 5 tháng 10 năm 2013, ông Tuanku Abdul Halim, người đứng đầu nhà nước Malaysia tổ chức quốc tiệc tại Cung điện quốc gia để chiêu đãi hai vị khách đặc biệt. Hai vị khách đó không ai khác chính là đương kim Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Đệ nhất phu nhân Bành Lệ Quyên.

Đồ ăn đêm ấy được xem là vô tiền khoáng hậu vì thực đơn chỉ xây dựng dựa trên một nguyên liệu chính duy nhất – tổ yến. Khi nhập tiệc, cả khách và chủ cùng ngồi vào bàn, họ đã nếm thử những món ăn tuyệt phẩm được chế biến từ những tổ chim yến hàng đầu Malaysia.

Trong chuyến thăm này, ngoài đại tiệc tổ yến ra, người đứng đầu nhà nước còn dùng tổ yến cao cấp làm quà tặng cho từng người trong đoàn quan chức cấp cao đến thăm. Số lượng khách trong đoàn Trung Quốc đến thăm Malaysia năm đó không dưới 100 người. Truyền thông quốc tế khi ấy đã có dịp há hốc mồm về độ chịu chơi của người Malaysia và cách họ đánh bóng cho sản phẩm của mình. Từ lâu, yến sào là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đảo quốc này sang Trung Quốc, mang lại một lượng ngoại tệ đáng kể.

Vào cuối Đông 2013, một đám mây kỳ lạ bao trùm từ phía Bắc đến tận phía Đông Nam và thậm chí tiến đến phía Tây Nam Trung Quốc. Có 25 thung lũng và hơn 100 thành phố lớn và trung bình bị phủ bởi sương mù. Sự u ám bao trùm một nửa Trung Quốc. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do ô nhiễm môi trường trầm trọng do tốc độ công nghiệp hoá quá nhanh.

Tổ yến được phát hiện ra như thế nào? Ai là người đầu tiên ăn yến sào?

Theo ghi chép, vào thời cổ đại, ở miền Trung đảo Java (nay là Indonesia) có một người đàn ông tên Sadoluo. Anh có một sở thích là ngắm nhìn bầu trời khi nhàn rỗi. Sadoluo thích những đám mây trên bầu trời, thích ngắm nhìn những chú chim bay. Một ngày nọ, anh bị thu hút bởi một đàn chim lạ vì cứ mỗi chiều, đàn chim ấy lại bay vào một hang động rất sâu trong núi. Lúc đó, trái tim anh đầy mâu thuẫn. Anh nghĩ thầm: “Có cái gì tốt lành trong hang động kìa mà thu hút những con chim bay vào?”

Vì vậy, anh đã nỗ lực để leo lên ngọn núi kia, cố gắng tìm đường vào tận hang động tối. Sau mấy ngày leo trèo vất vả, cuối cùng anh đã thoả được ước nguyện của mình. Tuy nhiên, không phải tốn quá nhiều thời gian để phát hiện ra rằng trong hang không có gì ngoài những tổ chim kỳ lạ. Có một chút thất vọng nhưng anh không cam lòng quay về trắng tay.

Sadoluo đã dùng gậy gõ vào vách đá, khiến một tổ chim rơi xuống đất. Anh nhặt tổ lên thì thấy đây là một loại tổ có hình bán nguyệt kỳ lạ, cấu trúc rất tinh tế lại có bề mặt mượt mà, và rất dễ thương, vì vậy anh ta đã mang một ít tổ về nhà.

Lúc đầu, anh chỉ chỉ định mang tổ chim về cất giữ. Tuy nhiên thời gian sau, anh nảy ra ý định táo bạo ăn thử chúng. Anh ấy quyết định nấu một số tổ chim lên và nếm thử. Điều bất ngờ là, anh ấy thậm chí còn thấy rằng hương vị của loại tổ này không tệ và có thể dùng làm thức ăn.

Không lâu sau đó, tin tức Sadoluo tìm được tổ chim lan truyền đến những người dân bản địa. Họ đi đến hang động để gõ tổ chim lạ này. Sau một thời gian dùng tổ chim, mọi người trong làng dần dần cảm thấy khỏe mạnh và tràn đầy sức sống, và họ nhận ra rằng những tổ chim đó là một kho báu từ tạo hoá. Kể từ đó, tổ của loài chim này đã được truyền từ đời này sang đời khác như một loại thần dược để cường thân, kiện thể.

Loại tổ chim được người Indonesia gọi là Sarang burung, người Việt ta gọi là tổ yến hay yến sào.

Mặc dù cư dân ở vùng biển Malaysia, Philippin, và Indonesia có thể là nhóm người đầu tiên phát hiện ra tổ yến, tuy nhiên loại sản vật này chỉ được cả phương Đông quý trọng khi nó được du nhập vào lãnh thổ Trung Hoa.

Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy rất nhiều cổ vật bằng gốm sứ thời nhà Đường bị thời gian vùi lấp ở Tây Bắc đảo Borneo (nay có thể thuộc phía Bắc Malaysia và Brunei ). Nhiều học giả cho rằng, từ thời Đường, người Trung Quốc đã đến khu vực này để trao đổi mua bán với người dân bản địa, trong đó tổ yến là một trong những mặt hàng chính.

Giả thuyết trên không phải là thiếu căn cứ, ở vương triều Đường và nhà Tống, nhờ vào sự ổn định chính trị và sự tiến bộ trong hàng hải, người Trung Quốc đã tìm đến các quốc gia ở vùng biển Nam Hải (hay Biển Đông) và Ấn Độ Dương để tìm kiếm cơ hội giao thương.

Nhắc đến yến sào, không thể không nhắc đến câu truyện của Thái giám Trịnh Hòa, tên khai sinh là Mã Tam Bảo (1371-1433). Mặc dù xuất thân là hoạn quan nhưng điều đó không ngăn cản Trịnh Hoà trở thành một đô đốc hải quân lỗi lạc, một nhà thám hiểm lớn, và nhà ngoại giao đại tài trong lịch sử nhân loại. Ông nhận lệnh Minh Thành Tổ Chu Đệ (thời nhà Minh) đi thám hiểm thế giới và mở rộng thông thương với các nước bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Sử Trung Quốc gọi sự kiện này “Tam Bảo Thái giám hạ tây dương” (三保太監下西洋) hay “Trịnh Hòa đến đại dương phía Tây” từ năm 1405 đến năm 1433. Khi ông đi đến Biển Tây, hạm đội của ông đã trao đổi hàng hóa với các nước Đông Nam Á, chủ yếu là vùng Malaysia, Brunei và Indonesia ngày nay.

Sau khi phát hiện ra yến sào là một nguyên liệu quý hiếm, có khả năng tăng cường sức khoẻ và chữa trị bệnh tật, Trịnh Hoà đã mang rất nhiều vàng bạc, đá quý để đổi lấy tổ yến mang về tỏ lòng tôn kính với Minh Thành Tổ Chu Đệ. Từ đó tổ yến được tiến cung, người Trung Hoa đã xem tổ yến là một loại thuốc bổ quý giá. Sau này, các vùng bờ biển thuộc Malaysia, Indonesia, Thái Lan đều có sự hiện diện của thương nhân Trung Quốc đến trao đổi mua bán tổ yến.

Theo sử liệu ghi chép, vào cuối thế kỷ 17, mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu khoảng 4 triệu tổ chim yến từ Java Batavia (nay là Jakarta). Những con số này cũng khá tin cậy vì đây là khoảng thời gian chính trị Trung Quốc khá ổn định, vương triều nhà Thanh đang ở thời cực thịnh và cách thời gian Trịnh Hòa khám phá ra tổ yến vài thế kỉ.

Một truyền thuyết không kèm phần sử thi được kể lại như sau: Người cũng ta tin rằng Trịnh Hoà là người Trung Quốc đầu tiên mang tổ yến về Trung Quốc, tuy nhiên chi tiết lại có phần dị biệt.

Trong một lần đi xuống Nam Hải, hạm đội của ông gặp phải một cơn bão lớn và phải neo đậu trên một hòn đảo thuộc quần đảo Malay trong tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Thuỷ thủ và quân lính trong đoàn vừa bệnh tật, vừa đói khát. Trong lúc hiểm nguy ấy, Trịnh Hoà quyết định đi khảo sát địa hình xung quanh để tìm kiếm nguồn thức ăn, ông vô tình tìm thấy tổ của chim có hình dáng kì lạ nhưng đẹp mắt nằm trên vách đá vỡ. Ông ra lệnh cho cấp dưới nhặt những tổ chim ấy về rửa và hầm với nước để lấp đầy cơn đói.

Và điều kỳ diệu đã xảy ra, vài ngày sau khi được dùng canh tổ yến, tất cả các thành viên trên tàu đều hồng hào và đầy sinh khí. Vì vậy, khi hạm đội trở về nhà, Trịnh Hòa đã mang một ít đến dâng cho Minh Thành Tổ. Kể từ thời điểm đó, tổ yến đã trở thành một loại thực phẩm dành cho bậc đế vương.

Cho dù thực tế là thế nào đi nữa, thông qua hai truyền thuyết trên, ta có thể biết được tổ yến được du nhập vào Trung Quốc từ rất sớm. Và ngạc nhiên hơn thay, dưới trình độ khoa học kỹ thuật và y học còn hạn chế ở thời điểm ấy mà người xưa đã biết được công dụng tuyệt diệu của yến sào.

Theo truyền thuyết được lan truyền ở phía Bắc tỉnh Quảng Đông, có một vị vua sống vào thời cổ đại Trung Hoa. Ông vốn sinh ra với một cơ thể yếu nhược. Mặc dù hậu cung có ba ngàn giai lệ, nhưng không một ai có thể sinh cho ông một đứa con để nối ngôi.

Vị vua rất đau khổ, ông tìm biết bao nhiêu thầy thuốc giỏi trong thiên hạ nhưng không một ai tìm ra phương thuốc trị bệnh cho vua. Sau đó, có vị bề tôi khuyên rằng, hay là triều đình bố cáo thiên hạ cho toàn dân được biết, ai có được phương thuốc quý có thể chữa khỏi bệnh vô sinh cho hoàng đế. Người được thưởng một triệu lạng vàng và được phong tước hầu.

Ở Quảng Đông lúc ấy có một thôn họ Lưu, trong thôn có hai anh em tên là Lưu Tam Ca và Lưu Tam Muội đứng ra cam kết là có thể chữa hết bệnh hiếm muộn cho hoàng đế.

Họ đã dùng tổ chim yến, kết hợp với mười loại thảo dược khác nhau rồi sắc thành thuốc cho thiên tử uống. Sau nửa năm, sắc mặt nhà nhà vua trở nên rạng rỡ và tràn đầy sức sống. Sau một năm, ông đã sinh ra một hoàng tử, hoàng cung tràn ngập niềm vui.

Tin tức tổ yến có thể trị được bệnh hiếm muộn, nó trở thành hàng quý hiếm của trong nhân gian. Tuy nhiên, vị hoàng đế kia quyết định tự mình độc chiếm loại sản vật này. Và để ngăn cản việc người dân lấy trộm tổ yến, nhà vua đã cử một vị tướng cưỡi ngựa trắng đến để giám sát việc thu hoạch tổ yến của anh em nhà họ Lưu. Không biết vị tướng quân này tên họ là chi, nhân gian quen gọi ông là Bạch Mã Tướng Quân.

Việc thu hoạch tổ yến để tiến cung diễn ra không lâu thì người trong làng bổng không thấy anh em nhà họ Lưu lẫn vị tướng quân cưỡi ngựa ở đâu nữa. Kỳ lạ thay, những con chim yến xây tổ từ đấy cũng biến mất. Bây giờ, người ta vẫn hay đến Lưu Gia Thôn để tham quan địa điểm hai anh em họ Lưu thu hoạch tổ yến và nơi đóng của vị tướng quân cưỡi bạch mã.

Ở huyện Hoài Tập ( 怀集县), tỉnh Quảng Đông có một phong tục gọi là Lễ hội Cung Tử được tổ chức vào mùng 6 tháng 6 âm lịch. Phong tục này xuất phát từ một văn hóa dân gian tươi đẹp. Truyền thuyết cho rằng, sau khi Hoàng Đế, một trong Ngũ Đế đến nhân gian để dạy con người trồng trọt, y thuật, và lễ nghi. Sau khi việc lớn đã hoàn thành, Hoàng Đế hoá thành một con chim yến màu vàng bay lên thiên đàng, đó là ngày mùng 6 tháng 6.

Do đó, những hình ảnh của chim yến màu vàng và ngày mùng 6 tháng 6 được kết nối với nhau trong tâm trí mọi người. Người ta nói rằng, những con chim yến màu vàng tượng trưng cho Hoàng Đế. Cho nên cứ mỗi tháng sáu âm lịch người ta lại tổ chức một nghi lễ hoành tráng để tưởng nhớ Hoàng Đế.

Truyền thống tôn kính chim yến của người Hoài Cừ bắt nguồn từ văn hóa Đồ đằng (Tô-tem) cổ đại. Họ có niềm tin rằng con người có một mối liên kết tâm linh với thực vật hoặc động vật, những thứ này gọi là Tô-tem hay vật tổ. Ở trường hợp này, người Hoài Cừ được cho là có tương tác với chim yến và yến đóng vai trò biểu trưng cho họ.

Trước khi có nghề nuôi tổ yến lấy tổ, chim yến chỉ làm tổ ở những nơi có địa thế hiểm trở. Thường là trên những vách đá dựng đứng ở các vùng biển thuộc các nước Đông Nam Á.

Tổ yến hay là yến sào là một món ăn quý và một loại thuốc quý được hình thành từ nước dãi của chim yến. Tổ yến hình bán nguyệt thường chỉ có đường kính 15-20cm nhưng đây kết quả của những nỗ lực miệt mài của một cặp chim.

Vào mùa sinh sản, chim yến sẽ bắt cặp và lên kế hoạch xây dựng tổ. Khi bắt đầu làm tổ, chim đực lẫn chim cái liên tục bay đến bức tường đá của nơi được chọn. Chim yến thường kiếm ăn vào ban ngày và xây tổ khi đêm đến. Theo các chuyên gia thì chỉ con đực đảm nhiệm vai trò xây tổ. Khi màn đêm buông xuống, tuyến nước dãi của chim yến phát triển mạnh, yến dùng lưỡi đẩy nước bọt lên mép tổ. Bất cứ nơi nào chim chạm vào, một lượng chất nhầy thần bí trong miệng chim được nhổ lên tường đá. Đây giống như một loại keo được tiết ra bởi tuyến nước bọt. Chất nhầy ấy nhanh chóng được làm khô bởi không khí và tạo thành những sợi chỉ nhỏ.

Sau vô số lần bay lượn và tạo ra vô vàn những sợi chỉ nhỏ, một đường viền hình bán nguyệt được vẽ từ bức tường đá, và sau đó một cạnh lồi dần dần được hiện lên để tạo thành một lớp tổ hình khuỷu tay theo từng lớp. Tổ có độ bền và độ bám dính cao và trông giống như một lớp keo trắng.

Lần đầu tiên chim yến làm tổ mất bốn tháng, những lần tiếp theo tốn ít thời gian hơn. Tổ làm xong cũng là lúc chim yến bắt đầu quá trình sinh nở. Xây tổ là một quá trình khó khăn và công phu. Cộng với nguồn dinh dưỡng dồi dào có trong tổ yến đã tạo nên giá trị to lớn cho loại sản vật này.

Y học cổ truyền có dạy rằng: “Đông lệnh tấn bổ, Xuân thiên đả hổ”. Câu này có nghĩa là vào mùa Đông tập trung tẩm bổ, bồi dưỡng cơ thể thì mùa hè có đủ sức khoẻ để chiến đấu với mãnh hổ trên núi cao.

Trên thực tế, tuyên bố trên hoàn toàn hợp lý. Con người có thể điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phát huy được tối đa sinh lực trong cơ thể của mình. Tuỳ theo tiết trời trong năm mà người xưa điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh thời cũng cảm thán rằng:

Mùa nào thức nấy, sống dựa theo tự nhiên mới đúng là cái đạo dưỡng sinh tuyệt vời. Trong Đông y, dược và thực phẩm được phân làm bốn đặc tính chính là: lương (mát), nhiệt (nóng), hàn (lạnh), và ôn (ấm). Ngoài ra, ở giữa bốn tính vừa kể trên, còn có một tính khác gọi là bình (không nóng cũng không lạnh). Trong những loại thực phẩm đại bổ, thì tổ yến là loại thực phẩm có vừa tính bình, vừa có giá trị dinh dưỡng cực cao.

Thay lời kết: Với hơn 4000 năm lịch sử, người Á Đông đã biết tận dụng sự đa dạng của sản vật để bồi dưỡng cơ thể và đẩy lùi nhiều loại bệnh tật. Tổ yến đã cùng với nhân loại trải qua biết bao nhiêu thăng trầm lịch sử. Chứng kiến biết bao nhiêu cuộc phát kiến địa lý, binh biến, và cả sự hưng suy của nhiều triều đại. Cho đến ngày nay, nhờ sự phát hiện của khoa học, người ta càng vững tin hơn về dược tính của loài thực phẩm quý hiếm này.

Tác Giả: Lưu Phong Trường.

Quý độc giả có thể xem qua catalogue sản phẩm của Lạc Yến:

Hotline tư vấn: 0912142211

Trang sản phẩm và đặt hàng tại: – giao hàng miễn phí toàn quốc.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nguồn Gốc Của Tổ Yến Và Tổ Yến Có Mấy Loại? trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!