Bạn đang xem bài viết Người Gọi Chim Yến Vào Nhà được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mới 24 tuổi nhưng giám đốc Lê Danh Hoàng lại được nhiều người biết đến vì có biệt tài “gọi” yến vào nhà. Để xây dựng và chuyển giao công nghệ cho hơn 30 “ngôi nhà yến” ở gần chục tỉnh thành trải dài từ miền Trung trở vào, Hoàng đã vượt đại dương bôn ba đến nhiều nước học hỏi, từ chuyện phân biệt chim yến, “dụ” yến vào nhà, đến kỹ thuật giữ yến và phát triển bầy đàn. Nhưng Hoàng đến với nghề này một cách tình cờ. Khi học năm thứ 2 Trường ĐH Ngoại thương, Hoàng làm thêm nghề hướng dẫn viên du lịch. Có một lần Hoàng được giao phụ trách đoàn doanh nhân Indonesia tham dự hội chợ VN Expo, được tiếp cận với nghề nuôi “yến nhà” của một chuyên gia trong đoàn. Tuy nhiên, số lượng người ghé tham quan gian hàng này chỉ đếm được trên đầu ngón tay, bởi ai cũng nghĩ tổ yến (hay còn gọi là “yến sào”) được lấy từ những vách đá cheo leo ngoài biển khơi, chứ làm gì có chuyện gây nuôi trong nhà?
Lê Danh Hoàng đang khai thác tổ yến ở Phan RangNhững ngày giúp việc ngắn ngủi cho vị chuyên gia về yến đã giúp Hoàng tìm hiểu và khám phá nguồn lợi to lớn từ “của trời cho”. Kết thúc hội chợ, Hoàng đã đổi phong bì tiền “boa” để lấy những tập tài liệu, sách, đĩa về nghề nuôi chim yến. Hoàng sang Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Hồng Kông và lang thang qua 20 bang của Hoa Kỳ để học công nghệ gây nuôi yến; đồng thời tìm “đầu ra” cho sản phẩm một cách bài bản. Trở về VN, Hoàng lại vác ba lô đi khắp các tỉnh thành “ngửa mặt lên trời” tìm chim yến. Hết khảo sát lại cặm cụi ghi ghi chép chép, thống kê. Đến đầu năm 2005, Lê Danh Hoàng cùng anh là Lê Danh Hiển, một chuyên gia thiết kế “nhà yến” đứng ra thành lập Công ty Chấn Hưng (Eka Vietnam) để phổ biến kỹ thuật và cung cấp thiết bị nuôi chim yến nhà.
Ước mơ về “thành phố yến”
Không phải loài yến nào cũng có thể nuôi trong nhà. Hiện trên thế giới có chừng 100 loài chim yến. Riêng chim yến cho tổ yến ăn được có 4 loài. Để nuôi và khai thác tổ yến trong nhà thì chỉ có loài Aerodramus Fucifagus (chim yến tổ trắng) và Aerodramus Germanicus (yến hàng). Yến tổ trắng có giá từ 1.500 – 1.800 USD/kg trong khi tổ yến hàng (phần lớn thu hoạch từ các hang yến tự nhiên) có giá cao hơn, khoảng 3.000 USD/kg (một kg có chừng 100 đến 130 tổ). Để có thể “dụ” yến vào nhà, trước hết phải tìm nơi có tổ yến tự nhiên chính. Tìm hướng bay của chim yến và đặt những căn nhà có cửa vào đúng hướng chim bay. Ngoài ra, còn phải lắp đặt thêm những loa nhỏ phát ra tiếng chim kêu để gọi yến vào. Rồi dùng thêm các kỹ thuật như “phun mưa”, tạo mùi bầy đàn, lắp những tổ yến giả vào những thanh gỗ (chuyên dùng cho yến làm tổ) áp sát mái để yến có cảm giác gần gũi, vào nhà rồi ở lại làm tổ.
Chi phí đầu tư cho một “nhà yến” tốn chừng 60 – 80 triệu đồng. Nhưng bù lại, không cần chăm sóc, không cần tốn thức ăn vì yến tự kiếm mồi là các loài côn trùng có trong tự nhiên. Phân yến cũng không cho mùi khó chịu nên mọi người thường đùa “xây khách sạn cho yến ở trên còn gia chủ ở dưới”. Tiến sĩ sinh vật học Elisa Nugroho – Chủ tịch Hiệp hội những người nuôi yến Indonesia từng quả quyết rằng: “Nếu đặt nhà đúng vị trí và áp dụng đúng kỹ thuật thì tỷ lệ thành công đến 95%”.
Tổ yến là một loại thực phẩm chứa trên 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho việc tạo máu, ổn định thần kinh, kích thích sản sinh tinh trùng và trứng. Ngoài ra, tổ yến cũng chứa 10% acid sialic, một yếu tố tạo mới tế bào. Dùng tổ yến thường xuyên sẽ giúp làm đẹp da, chống lão hóa và ngăn ngừa các khối u. Chính vì vậy, loại thực phẩm thượng hạng này rất đắt giá. Trung bình một căn nhà yến thành công rộng 100m2 có thể thu hoạch 10 kg tổ yến/năm, đem lại 15.000 USD. Tại Indonesia, có những căn nhà thu lợi 70.000 USD/năm từ tổ yến. Riêng ở Gò Công đã có những thông tin một căn nhà yến ở Long Bình đem về hàng chục ngàn USD cho gia chủ mỗi năm.
Theo các nhà nghiên cứu, chim yến là loại có “tính chung thủy rất cao”. Khi đã “cặp bồ” với nhau chúng sẽ không bao giờ “chung chạ” với con khác. Đến mùa, chúng cùng nhau làm tổ đẻ trứng bằng những sợi nước bọt trắng và phớt hồng gọi là tổ yến. Yến nuôi trong nhà cho tổ dày, mỗi năm có thể cho đến 4 đợt (yến đảo chỉ cho 1-2 đợt tổ/năm). Đặc biệt, chúng cũng không bao giờ lạc tổ, lạc nhà. Chính vì lẽ đó, người ta chỉ “dụ” được những con chim con vừa chập chững bay. Và để gây dựng đàn thì phải mất từ 1 đến 2 năm.
Trở lại với sự nghiệp của anh em ông chủ trẻ Lê Danh Hoàng, sau “nhà yến” đầu tiên thành công ở Phan Rang, đến nay Eka đã xây dựng và chuyển giao công nghệ cho hơn 30 nhà yến ở một số tỉnh thành. Gần đây, Eka tập trung phát triển ở Gò Công (Tiền Giang). Đến chân cầu Long Chiến đối diện chợ Gò Công (mới) là có thể nghe tiếng chim yến kêu ríu rít. Dạo một vòng quanh thị xã Gò Công, chúng tôi phát hiện rất nhiều căn nhà cũ và mới đang xập xình nâng tầng để nuôi chim yến. Cá biệt có nhiều nhà đã có yến tự nhiên đến trú ngụ trên 20 năm và thu lợi từ nhiều năm qua. Riêng Eka đã có trên 10 căn nhà yến, một phần trong số đó là chuyển giao công nghệ, xây dựng nhà yến cho người dân địa phương. Lê Danh Hoàng cho biết: “Gò Công có điều kiện sinh thái lý tưởng với 30% rừng cây, 20% mặt nước, 50% đồng lúa và bụi cây thấp, cộng thêm khí hậu nóng ẩm rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi chim yến. Đàn yến tự nhiên ở đây cũng có trên 3.000 con”.
Không bằng lòng với những gì đã có, Hoàng đang ấp ủ dự án về một “thành phố yến” tại xã Long Bình – Gò Công Tây (Tiền Giang). Để thực hiện ước mơ này, Hoàng cùng Hiển đã mua đất, lập dự án xây dựng làng yến với 100 “căn hộ”. Hoàng nói đầy tự tin: “Chỉ vài ba năm sau thôi, số lượng chim yến ở đây sẽ nhiều gấp 10 lần. Không lâu nữa VN cũng sẽ có một thành phố yến hoành tráng như Indonesia, thu hút khách thập phương về tham quan, du lịch và người dân ở đây sẽ hưởng được lợi nhuận rất lớn từ yến”.
Suốt hành trình đi cùng chúng tôi, Hoàng say sưa kể những dự án trong tương lai về việc ấp, nuôi yến công nghiệp, tạo thức ăn cho chim non, chế tạo máy bắn thức ăn với niềm say mê dường như bất tận… Trời sầm sập tối, từng đàn chim yến lũ lượt kéo nhau bay vào những “khách sạn” dành riêng cho chúng trú ngụ, bôi đen cả một góc trời của xã Long Bình. Dõi theo cánh chim là ánh mắt sáng niềm hy vọng của người dân nơi đây.
Những Yếu Tố Cản Trở Chim Vào Nhà Yến Mới
Ngày đăng: 01:21 PM 03/01/2021 – Lượt xem: 635
Chắc chắn gần như 100 % các nhà yến mới đều gặp hiện tượng chim yến đến chào nhà yến lúc gần hoàn chỉnh chuẩn bị hoạt động. Dù chưa mở máy, chim yến vẫn kéo nhau đến lượn quanh vì chúng biết nhà nào dành cho chúng để đến sinh sống. Chim yến rất tinh khôn và biết được đâu là nơi chúng có quyền đến, có quyền chọn lựa nơi cư trú để “đăng ký hộ khẩu” cư trú cho cuộc sống dài lâu của gia đình một vợ một chồng thủy chung, tận tụy dệt “tơ trời” cho người nhân gian bồi dưỡng sức khoẻ, chửa bệnh và làm đẹp đời.
Khi nhà yến mới đi vào hoạt động, giai đoạn đầu từ 3 – 6 tháng, là giai đoạn rất quan trọng quyết định đến việc chim yến ở lại nhiều hay ít. Một số kết quả thu được sau khoảng thời gian nhà yến đi vào hoạt động chính thức từ 6 – 2 năm như sau:
Có nhà yến, trong 3 tháng đầu đã có trên 100 chim yến tơ non về ở và bắt đầu quẹt nền tổ, sau đó số lượng chim tăng nhanh, sau 2-3 năm có trên cả ngàn con rồi vài ngàn con.
Có nhà yến, sau tháng đầu số lượng chim đến thưa dần rồi chỉ có vài cặp chim yến tơ non về ở và cũng bắt đầu quẹt nền tổ, sửa tới sửa lui rồi cũng chỉ có vài cặp chim yến này, 2-3 năm sau số lượng chim cũng vậy, có tăng nhưng rất ít, không được bao nhiêu.
Có nhà yến, được chục chim vô ở được vài ngày rồi lại ra đi, phải chỉnh sửa mới có tiến triển đến 2-3 năm có được vài trăm con.
Có nhà yến, gần 4 năm không có con chim yến nào về.
Điều gì, khi ban đầu số chim yến đến lui tới nhiều nhưng chấp nhận ở lại cư trú lại khác nhau, trong khi các nhà tư vấn kỹ thuật và chủ nhà yến đều khẳng định trước khi xây dựng nhà yến họ đã rành thuộc làm đúng không sai những nguyên tắc xây dựng nhà yến và nhà yến được hoạt động trong môi trường đạt chuẩn, sinh cảnh trong nhà yến đầy đủ .Và nếu đúng như vậy thì yếu tố nào xua đuổi không cho chim vào ở nhà yến mới.
Những yếu tố cản trở chim vào nhà yến mới:
Các chướng ngại vật xung quanh gây cản trở đường bay của chim yến trong chuồng cu.
Nhiều nhà yến cho xây tường che ánh sáng, tường xây chỉ cách lổ ra-vào không quá 2 m thậm chí có nhà yến xây tường chắn ánh sang cách lổ ra-vào chỉ 1 m. Nhiều nhà yến xây chuồng cu bề ngang không quá 2 m.
Khi chim bay qua lổ ra-vào gặp ngay các bức tường này, không thực hiện được đường bay dạo nên chim buộc phải đổi hướng bay trở ra. Chim có thể bay ra- vào nhà yến vài lần rồi bỏ nhà yến đi tìm nhà yến khác.
Lổ thông tầng từ chuồng cu xuống tầng trên cùng của nhà yến nằm sai vị trí
Vị trí lổ thông tầng từ chuồng cu xuống tầng trên cùng của nhà yến, theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia ngành nuôi chim yến ở Indonesia, Malaysia và Việt Nam là nằm tại vị trí cuối ở phía bên trong sàn chuồng cu.
Ánh sáng của các phòng chim yến làm tổ trong nhà yến tối ” 0 lux” cũng là yếu tố ngăn không cho chim yến tìm xuống các phòng làm tổ này. Trong trường hợp nhà yến thật sự tối “0 lux”, nếu cần thiết, chim yến sẽ chỉ cư trú ở các khu vực gần lổ thông tầng nơi duy nhất trong nhà yến có độ sáng lớn hơn “0 lux”.
Chim yến sẽ không di chuyển xuống các phòng làm tổ ở các tầng dưới trong nhà yến nếu các phòng này tối “0 lux”
Mùi bầy đàn bên trong nhà yến
Sau khi nhà yến đã hết mùi cement, sẽ có những chim yến khác tìm đến cư trú.
Kinh nghiệm cho thấy những nhà yến làm tốt xử lý mùi nhà yến mới ngay từ đâu, số lượng chim yến về ở trong 3 – 6 tháng đầu có thể lên đến 30 – 100 con nhưng nếu mùi của nhà yến mới không được giải quyết ngay từ đầu thì kết quả chim về ở sau 3 – 6 tháng chỉ có vài cặp chim yến về ở, rất ít. Điều này chưa có cơ sở KH – KT để thể giải thích…nhưng nhiều chủ nhà yến và các người làm kỹ thuật cho rằng, thời gian 3 tháng đầu của nhà yến là thời gian vàng, nhiều cặp chim yến rất thích đến thăm dò tìm hiểu. Chi phí để giải quyết xử lý mùi của nhà yến mới bằng dung dịch X. ODEL chiếm không quá 0,0003% chi phí đầu tư của nhà yến nhưng làm mất cơ hội vàng thu hút chim yến về ở trong giai đoạn đầu đời của nhà yến. Có thể dùng trái thơm (trái dứa) , xay nhuyển và quét lên tường nhiều lần để khử mùi cement nhà yến mới nhưng phải dùng số lượng lớn, dùng vài trái thơm, cắt 3, cắt 4 trái thơm rồi bỏ trên sàn không có tác dụng. Có chủ nhà yến dùng than đốt nóng xong nhà yến và có thể dùng trái bồ kết đốt để xong !!! .
Tính chất của ván SWO-2 cho chim làm tổ gây cản trở. Ván dùng trong nhà yến phải là ván không mùi, không vị,và không cong vênh, có độ ẩm 10-12%. Ở những nơi không có điều kiện tiếp cận ván SWO-2 cũng có thể sử dụng các loại ván tạp phơi nắng không mùi, không vị, chim yến vẩn chấp nhận làm trú ở và làm tổ. Sử dụng ván có mùi, có vị đắng chát chim yến sẽ không bám trú ở lên ván mà có thể bay đến bám lên tường ở những ví trí khác trong nhà yến để trú ở. Sau 3-6 tháng khi mùi và vị của các tấm ván này giảm bớt chim sẽ di chuyển đến ở. Có trường hợp ván cứng bào láng mặc dù có xẻ rảnh, nếu chim bay đến bám không được, chim sẽ bay đến vị trí khác, nếu vẩn bám không được thì chim sẽ bay bám vào tường để trú và nếu không bám được, chim phải bay ra ngoài tìm nơi ở khác. Nhiều chủ nhà yến dùng ván cây tràm lai, cây keo lai và lấy phần lỏi cứng của cây, chim yến đeo bám không được nên chim phải bỏ đi, kết quả chủ nhà yến phải gở bỏ thay ván khác. Một yếu tố khác là nấm mốc xuất hiện tấn công ván chim làm tổ do chủ nhà yến hoặc kỹ thuật có những sai sót chưa kịp điều chỉnh hệ thống tạo ẩm khi nhà yến hoạt động trong mùa mưa.
Tấm lam cement và tấm lam đá hoa cương Nhiều nhà yến có ván bị nấm mốc xâm hại bỏ ván thay tấm lam cement hoặc chủ nhà yến tính kế sách an toàn trăm năm dùng tấm lam cement hay lam đá hoa cương cho chim yến làm tổ. Để những tấm lam này hết mùi cement từ 3 – 6 tháng, trong những tháng đầu, chim yến có vào nhà yến nhưng không ở lại, không làm tổ được….phải chờ một thời gian.
Yếu tố môi trường của nhà yến.
Các chủ nhà yến, người làm kỹ thuật đều nắm rỏ vùng nhiệt độ, ẩm độ và tốc độ không khí luân chuyển tối ưu để chim yến chấp nhận cư trú.
Sinh cảnh trong nhà yến
Âm thanh, tổ yến giả và mùi trong nhà yến được các nhà KH-KT ngành công nghiệp nuôi chim yến xác định là sinh cảnh trong nhà yến được tạo ra để chim yến khi vào thăm dò xác định ” nơi đây an toàn đã có đồng loại đang ở”, kết hợp với các yếu tố khác để chim yến quyết định ở lại cư trú hay không?.
Tổ yến giả thì là vật vô tri gắn trên ván nhưng không có lại không được. Kinh nghiệm cho thấy trong thời gian đầu rất cần cho chim yến ở lại và khi sinh sản, trong thời gian chúng quẹt nước bọt, nhiều nhà yến không gắn tổ giả, chim bỏ đi mặc dù chúng đã ở được 2-3 tháng. Âm thanh không có không được nhưng có phải đủ và đúng.
Nhiều nhà yến mới, gặp lúc âm thanh trong nhà yến trục trặc, chim yến đã ờ không thấy tiếng chim, chúng bay vào nhưng không chịu ở, bỏ đi. Sử dụng loại loa rẻ tiền 10.000-12.000 đ/cái, nhập từ Malaysia, Trung Quốc về, đuôi có chử nhựa nổi của hiệu loa nhưng chất lượng nhựa pha tạp nhựa tái sinh nên không đồng nhất, âm thanh phát ra không trung thực nên là yếu tố để ngăn trở chim yến về ở.
Mùi trong nhà yến phải làm đủ. Nhiều nhà yến trong 3 tháng đầu rơi vào hoàn cảnh là những ngày đầu làm mùi đầy đủ, sau đó lơi dần và cuối cùng không làm nữa, nhà yến không còn mùi, chim yến vào thăm dò thấy tổ yến giả, nghe âm thanh nhưng không ngửi không thấy mùi đồng loại, kinh nghiệm cho thấy những nhà yến này chim không ở hoặc nếu có ở thì số lượng rất ít.
Mùi cũng là yếu tố cần thiết như âm thanh và phải có liên tục cho đến khi số lượng phân chim yến của chim yến về ở trong nhà yến đủ để tạo mùi cho nhà yến, nếu sẽ là yếu tố cản trở chim yến về ở và một số chim yến đã ở bỏ đi. Theo kinh nghiệm của tôi và nhiều anh em kỹ thuật, đây là những yếu tố cản trở chim yến về ở nhà yến mới được thống kê, chắc chắn sẽ còn nhiều yêu tố nữa cần bổ sung xin các anh chị em trong Diển đàn Tổ yến Việt Nam góp ý bổ sung.
Nguồn: Có chỉnh sửa từ bài viết của TƯ.CHUNG – chúng tôi
Thiết Bị Hỗ Trợ Nuôi Chim Yến Và Phương Pháp Dụ Chim Yến Vào Nhà
Ván gỗ để chim làm tổ: Là loại gỗ mềm, xốp rỗ mặt nhưng có độ dai bền, cho phép móng sắc nhọn của chim bám dễ dàng, nước bọt dính dễ dàng, nhờ vậy tổ có hình dạng bình thường giống chén trà bổ đôi và không bị kéo dài.
Các loại gỗ cứng, với các thớ sợi rắn, có mùi dầu, nhựa cây sơn, có sắc tố đậm, nhuộm màu, bị bào nhẵn… hoặc kém chất lượng như ẩm mốc, mụt nát đều không thích hợp.
Có thể dùng loại gỗ chuyên dùng cho nhà yến có tên gọi là SWO 2 hoặc một số loại gỗ có đặc tính nhẹ, không mùi, khong cứng thích hợp để thay thế gỗ ngoại nhập và hiện nay đã dùng thành công tại Việt Nam.
Thiết bị phun nước, phun sương: Máy bơm nước PUW-2300 chuyên dùng cho nhà yến, giúp duy trì độ ẩm ổn định (75 – 85%), giảm nhiệt độ, hạn chế sự sinh trưởng của nấm mốc, và nhờ đó bảo đảm chất lượng tổ yến. Nhiệt kế và ẩm kế: để theo dõi nhiệt độ và ẩm độ trong nhà yến, có thể dùng ẩm kế tóc và ẩm kế kỹ thuật số treo cách sàn 1,5m là thích hợp nhất.
Máy đo ánh sáng PML-06
Băng cassette, đĩa CD phát tiếng kêu gọi bầy đàn: Có nhiều loại băng, khi mua cần chọn đúng loại băng tốt có hiệu ứng gọi chim vào nhà. Thường người ta phải thu tiếng gọi bầy đàn trong nhà yến đã sản xuất trên 5kg tổ yến, để chim cảm thấy trong nhà nay đang có nhiều yến sinh số, làm tổ, sinh sản.
Hiện nay, trên thị trường có bán các đầu máy tự động phát tiếng chim trong đó đã được chương trình hoá. Rất nhiều loại khác nhau, lấy ví dụ, High-End Audio Swiftlet System HKBS – 13000 là đầu máy đang được sử dụng thành công trong nhiều nhà yến, giúp dụ yến từ các trại khác và từ đảo yến bay về.
Gương soi cần có để kiểm tra trứng. Đèn dầu tiện lợi cho ngươi đi thu tổ và hoán đổi trứng. Tổ giả kích thích để chim làm tổ. Hộp đựng trứng. Dung dịch có mùi kích thích hấp dẫn chim yến. Bột rải sàn tạo mùi thân quen. Thuốc diệt các loài động vật (như chuột gián, gián, kiến, rận rệp…) gây hại cho yến như PCL-5 (Malaisia).
Hạt giống cây keo dậu (tìm hiểu cách trồng cây keo dậu tại ĐÂY)
Phương pháp dụ chim vào nhàChim yến sống thành bầy đàn trong thiên nhiên, cần lang thang và trà trộn với nhau để chúng có thể sinh sản một cách thành công. Không thể làm theo cách là bắt chim ở một nơi nào đó thả vào nhà yến là hy vọng một cách vô căn cứ là chim sẽ ở lại làm tổ.
Thậm chí ngược lại, sau khi thả vào đó chim sẽ nhanh chóng bay mất, báo cho bầy biết sự nguy hiểm và sẽ không trở về nhà yến ấy nữa.
Người ta chỉ có thể dụ chim yến bằng cách tạo ra những đặc điểm môi trường giống như tự nhiên để đàn yến có thể nhìn thấy, nghe thấy và hiểu được đó là nơi thích hợp để chúng có thể sống an toàn.
Dụ chim vào nhà bằng chim yến bụng trắng là phương pháp phổ biến tại Malaysia
Như trên đã đề cập, chim yến tổ trắng có thể sống lần lộn với một số loài yến khác nhau như yến xiêm, yến bụng trắng sapi – C.Esculenta và yến sriti C.linchi. Người ta đã tìm ra bí quyết nuôi chim yến bằng cách dự vào loài chim “yến mồi” này.
Trước khi dụ chim yến tổ trắng vào nhà thì bao giờ cũng tìm cách dụ chim mồi vào nhà trước đã. Vì người ta đã phát hiện thấy khi chim C.Linchi có thể bay vào nhà mới này thì chim yến cũng thường muốn vào trong các ngôi nhà đó, nhất là khi số lượng chim này tăng lên và thải ra nhiều chất bẩn của nó.
Khi xây mới một ngôi nhà mà có chim yến bụng trắng C.Linchi vào sống trong đó, chứng tỏ ngôi nhà này phì hợp với đặc điểm sống và hoạt động của chim yến tổ trắng. Bắt đầu là một cặp chim C.linchi bay vào, chúng ta cố gắng giữ gìn để chim tăng số lượng lên khoảng 50 – 100 cặp.
Sau khi yến tổ trắng và yến C.linchi cùng làm tổ trong ngôi nhà mới, ta giảm ánh sáng đi vào toà nhà, để trong các phòng trở nên tối hơn. Vì yến tổ trắng thích làm tổ trong các căn phòng tối, còn yến C.linchi do không sống trong nhà quá tối chúng sẽ bay ra nhường ngôi nhà đó cho chim yến tổ trắng. Chưa thấy tài liệu nào đề cập đến là ở Việt nam có tồn tại loài yến bụng trắng C.linchi.Trong những năm 60 để phát triển nghề nuôi yến lấy tổ, Malaysia đã cho nhập giống chim này và đã thành công. Ở Thái Lan đã thành công trong việc dụ yến vào nhà không cần sự hỗ trợ của chim mồi.
Phun quét các mùi đặc trưng quen thuộc
Chim yến có khứu giác rất nhạy, và nó chỉ làm tổ trong các vùng mà chúng ngửi thấy có đàn yến ở gần đấy. Do vậy các nhà yến sẽ được phun dung dịch có mùi thơm hữu cơ để chúng ngửi thấy giống như mùi của cơ thể chim yến mà không phải là chất hoá học có thể làm hại chúng hoặc làm ô nhiễm tổ của chúng khi chúng xây dựng tổ. Nếu có phun quét mùi này cùng với tiếng chim gọi trong mùa giao phối thì sẽ khuyến khích chúng chấp nhận ngôi nhà đó như là ngôi nhà mới của mình để làm tổ sinh sản.
Nhà nuôi chim yến nên xây dựng ra sao?
Chim yến không thích các ngôi nhà mới có mùi xi măng, nên để dụ chim vào nhà, xà gỗ là gỗ cũ được phun nước có mùi rửa tổ chim hoặc để làm gỗ không có mùi gỗ mới người ta quét thêm chất chuyên dùng nhâp từ nước ngoài (dung dịch LNP-25, Malaysia), hoặc là lắp thêm một số thanh gỗ cũng từng được chim yến khác bám làm tổ. Ngoài ra có thể phun dọc tường bê tông các chất đặc biệt hấp dẫn chim như dung dịch P.W. của Indonesia; MSC-87 của Malaysia, đồng thời cũng để khử mùi xi măng và vôi là mùi không thích hợp với chim yến. Phải phun cách gỗ khoảng 1 m và không phun vào ván gỗ. Hoặc có tư liệu giới thiệu là trộn lẫn trong nước quét tường với nước trứng vịt để tạo mùi tanh.
Hiện tại một số nơi ở nước ngoài còn bán các tầm gỗ kích thước nhỏ có tầm hormone, đủ lắp vào góc của hệ thống khuôn gỗ, tấm gỗ này bôi quét hoặc tiêm tầm mùi thơm hấp dẫn trong mùa sinh sản giao phối của chim yến. Chim thích những tầm gỗ đã chuẩn bị sẵn này, sẽ đậu lại trên đó với thời gian dài hơn để thích thú với tiếng gọi bạn tình phát ra từ loa được gắn gần sát tấm gỗ. Có một số con cảm thấy an toàn khi chúng đậu lên tấm gỗ HNP-22, chúng sẽ bay ra, gọi bạn tình đến và quần đàn yến đấy để làm tổ.
Sàn nhà có thể rải một ít phân chim, chú ý khi nhà bẩn đừng rửa. Tuy nhiên, ở những nhà đã có nhiều chim ở thì phải thường xuyên dọn phân chim vì nếu không căn phòng sẽ quá nóng do sự toả nhiệt trong quá trình phân huỷ chất thải và tăng nồng độ NH3, CO2…
Dụ chim bằng tiếng gọi bầy đàn
Phương pháp thường được dùng để dụ chim yến vào nhà mới, đã được đề cập trong nhiều tài liệu, đó là sử dụng 1 băng cassette hoặc đĩa CD có tiếng gọi của chim yến hoặc chim linchi. Băng cassette có tiếng gọi bầy đàn này có thể mua ở các công ty chuyên bán thiết bị cho nhà yến.
Khi nghe giọng chim yến gọi bạn tình nhiều lần từ bằng phát ra, những con chim yến bay qua gần đấy sẽ bay nhanh đến ngôi nhà có tiếng gọi của bạn. Đi tìm nơi phát ra tiếng gọi, chúng sẽ bay dần vào trong nhà. Khi đã bay vào nhà rồi chim nhận thấy điều kiện sống phù hợp với chúng, do đó chim gọi nhau đến tiếp mỗi ngày, số lượng đàn chim nhiều hơn và dần dần sẽ làm tổ ở đây.
Thường người ta bật băng có tiếng gọi bạn vào lúc 7h – 12h trưa và 16h – 18h, lúc mà chim vừa kiếm ăn về; cũng có thể mở liên tục từ 7h – 19h. Hiện nay, các băng cassette này có nhiều loại: gọi chim vào nhà, dụ chim ở lại. tiếng đàn yến gọi nhau ở ngoài trời, tiếng gọi bạn khi động dục giao phối trong mùa sinh sản, tiếng của chim yến bụng trắng… Tuỳ theo điều kiện của chủ đầu tư để lựa chọn.
Tại thị trường Malaysia hiện có trên 1000 kiểu đĩa CDS về tiếng gọi chim yến, trong đó chỉ có một số lượng ít là có hiệu quả dụ chim. Vì vậy, người mua phải biết chọn lựa cho đúng. Nguồn gốc băng đĩa phải rõ ràng và chọn chính xác tiếng yến gọi bạn ghép đôi giao phối. Trên băng có ghi rõ tem nhãn tiếng chim mẹ, chim con, đây là yếu tố quan trọng trong việc dụ được chim vào nhà và ở lại trong đó. Tỷ lệ thành công của các nhà yến rất khác nhau khi ta dùng các băng gọi chất lượng thấp và cao.
Hiện nay, các loại máy phát tiếng chim theo dạng chương trình hoá đã khá phổ biên ở Malaysia, Indonesia, Thái Lan. Có loại máy thông dụng cho những người mới bắt đầu nuôi yến gồm 1 máy DVD player và một máy tăng âm, qua hệ thống này tiếng chim trong sáng rõ ràng và chính xác. Hệ thống máy này 1 nối với loa và 1 bộ phận định giờ.
Loa phát tiếng gọi bầy đàn đặc trên đỉnh mái nhà gần cửa ra vào là loa giọng kim (tweete) loại có thể nghe với khoảng cách xa để dụ chim từ xa bay lại gần; đặt hướng lên bầu trời với góc nghiêng tối thiểu 60 độ so với mặt bằng. Ở cửa ra vào thường có 2 loa đặt hai bên và 1 loa đặt trong phòng lượn gắn ở phía giữa và đối diện với lỗ cửa. Ngoài ra có thêm nhiều loa khác đặt ở sau phòng lượn để xây dựng đường chim bay mới hoặc đã có sẵn, vào sâu hơn trong các phòng tầng 1 tầng 2 đến noi chim làm tổ. Ở đây đều là các loa giọng kim tân số trung có điều biến. Ban đầu nhiều chim yến sẽ vào làm tổ cạnh cách loa nhỏ.
Các tư liệu gần đây cho thấy: 50% sự thành công của nhà yến là nhờ sử dụng hệ thống âm thanh chim yến tốt, hệ thống âm thanh này cao về cuối, cộng thêm với việc đặt loa giọng kim đúng chỗ, 50% là từ thiết kế nhà yến đúng và thích hợp.
Tiếng loa gọi chim trong thành phố cũng gây nên tiếng ồn, chính quyền ở Malaysia đã phải ra quy định giảm tiếng kêu gọi bầy đàn xuống. Mức quy định là không quá 40 decibels, đo cách từ 6m từ tường nhà nuôi chim. Nếu chỉ có ít nhà chim trong thành phố thì chưa phát sinh vấn đề.
Gắn một số tổ giả lên ván tổ hoặc tường để chim đu bám và kích thích chim làm tổ.
Tổ giả kích thích này có thể làm tổ nhựa có lót loài vải như khăn mặt bông hoặc chính là tổ cỏ của yến bụng trắng. Tổ giả có tác dụng giúp các con chim khó làm tổ và giúp chim non tập xây tổ, chúng thường làm lên trên lớp vải bông một lớp mỏng nước bọt đông cứng và sau đó là đẻ ngay.
Đa số tổ mới làm trong các nhà này đều theo kiểu như vây. Người ta cũng đang nghiên cứu dùng tổ giả thay thế một phần tổ thật, đề chim ấp trứng và nuôi con trong tổ giả mới mục tiêu tăng sản lượng.
Phun sương.
Chim yến rất thích mưa phùn, “mùa xuân chim yến về” vì mùa xuân hay có mưa phùn. Chim nhìn thấy các giọt sương nước bay như những đám côn trùng. Vì vậy người ta lắp các vòi phun nước vừa làm mát ngôi nhà vùa kích thích chim. Thiết bị phun sương cần gắn với một máy và có thể qua hệ thống lọc. Thiết bị phun sương có nhiều loại, nếu để hấp dẫn chim bay xung quanh gần ngôi nhà và bay vào nhà thì cần lắp trên mái nhà gần với lỗ ra vào của chim. Nếu chim bay cao quá muốn kéo chim bay xuống thấp và kích thích chim bay gần sat ngôi nhà yến thì cần đặt trong sân một vòi phun, cách mặt tiền nhà khoảng 4 – 6m phía trước lỗ ra vào, nhưng mức cao của nước phun không vượt quá cửa ra vào. Trong phòng chim cũng lắp thêm một số vòi phun sương khác để tăng độ ẩm và kích thích chim.
Liệu pháp thức ăn.
Để kích thích chim về nhiều, xung quanh nhà yến nên trồng một số cây mà yến ưa thích, như cây keo dậu Leucaena glauca, sung, chuối… vì chim có khuynh hướng tìm côn trùng xung quanh các cây này. Có thể tạo ra các cây, trái thối rữa và một số biện pháp nhất định để côn trùng phát triển mà không gây hại đến môi trường.
Ngoài ra cần chú ý thêm xung quanh nhà yến cần giữa sạch sẽ, đậy kín các thùng rác, nhặt sạch các túi nilong. Cần có đèn thắp sáng bên ngoài. Không được làm bắn nước tung toé trên sàn nhà. Có lịch làm vệ sinh phân yến để không ô nhiễm và gây nên mùi hôi quá trong nhà yến.
Chim Bay Vào Nhà Là Điềm Gì?
Hiện tượng chim bay vào nhà mang những điềm báo trước điều gì? Tại bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về điềm dự báo tốt xấu, lành dữ khi thấy chim bay vào nhà. Tìm hiểu đoán điềm dự báo khi thấy các loài chim, thấy chim chết hay chim bay vào nhà làm tổ là điềm gì?
Giải mã điềm báo chim bay vào nhà là điềm gì? Tìm hiểu đoán điềm dự báo tốt xấu, lành dữ khi chim vào nhà làm tổ
Dân gian có câu “đất lành chim đậu”, vì vậy theo từ điển tử vi dự báo điềm tốt xấu thì người cổ xưa tin rằng đa số các loài chim bay lượn vào nhà, chim hót vang hay làm tổ trong nhà đều là điềm báo hiệu điềm tốt, mang lại phước lành, may mắn và thuận lợi cho gia chủ.
Tuy nhiên, nếu con chim bay vào nhà bị đập vào cánh cửa hoặc bị chết thì đây là điềm báo dữ, báo hiệu sự chết chóc và đau buồn.
Trong từ điển tử vi dự báo điềm tốt xấu về loài chim thì những loài chim mang đến sự may mắn và an lành cho mọi người khi thấy chúng là các loài chim như chim sẻ, chim khách, chim én, chim cu, chim cút, vịt trời hay còn gọi là thiên nga, con công, chim gõ kiến….Tuy nhiên, nếu chim trắng bay vào nhà là điềm báo trước cái chết.
Nếu một trong số các loại chim như chim ác, quạ, diều hâu, chim lợn, chim cú bay đến nhà, đậu trên hiên hoặc đậu ở bên ngoài chỉa mỏ vào nhà nào thì nhà đấy sẽ gặp điềm xui xẻo, chết chóc, nếu trong nhà có người bệnh thì khó qua khỏi.
Nếu vô tình thấy một con chim hay đàn chim đột nhiên đang bay lại thay đổi hướng bay thì đây là dấu hiệu của sự trở ngại, nguy hiểm, bị kẻ thù tấn công, hãm hại mà bạn cần phải thật thận trọng.
Thấy chim khách bay lượn hoặc thấy chim sẻ bay vào nhà, nhảy hót là điềm báo có tin vui, có khách đến thăm.
Nếu người đi tàu biển bắt gặp chim mòng biển thì đây là điềm báo hiệu trước cuộc hành trình sẽ gặp bình an, thuận lợi và may mắn.
Tuy nhiên, nếu đi tàu biển bắt gặp một con chim hải âu bay quanh một con tàu là một điềm báo của sự trở ngại, sóng gió và bất hạnh. Nhìn thấy ba con hải âu bay cùng nhau, ngay trên đầu là một điềm cảnh báo về cái chết sớm tới.
Những điềm báo về loài chim
chim bay vào nhà báo điềm gì
chim bay vào nhà hên hay xui
chim bay vào nhà đánh số mấy
chim làm tổ trong nhà là điềm gì
chim bay vào nhà có tốt không
chim sẻ bay vào nhà là điềm gì thấy chim bay vào nhà có phải là điềm xấu không
thấy chim khách là điềm báo hiệu điều gì con chim bay vào nhà có điềm gì
chim lợn bay vào nhà tốt hay xấu
diều hâu bay vào nhà là tốt hay xấu chim ác bay vào nhà là điềm gì thấy chim lợn, chim ác, diều hâu là điềm gì
chim bay vào nhà có nên đuổi ra không
chim sẻ bay vào nhà tốt hay xấu
chim sâu bay vào nhà tốt hay xấu
chim bay vào nhà có điềm gì không
Cập nhật thông tin chi tiết về Người Gọi Chim Yến Vào Nhà trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!