Xu Hướng 3/2023 # Nghệ Thuật Nuôi Chim Cảnh # Top 12 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Nghệ Thuật Nuôi Chim Cảnh # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Nghệ Thuật Nuôi Chim Cảnh được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Giọng hót của chim được dùng làm lợi khí sắc bén để biểu tỏ sức mạnh của mình trước kẻ thù và để o mái, cho nên suốt đời con chim trống nào cũng gắng sức học tập giọng hót hay.

Chúng học tập bằng cách lắng nghe những âm thanh vừa hay vừa lạ để bắt chước hót theo, với mục đích làm giàu cho âm điệu sẵn có của mình. Đó là điều chúng ta có thể kiểm chứng được. Một con khướu nuôi cạnh một con két, chỉ trong một thời gian ngắn, ta nghe được tiếng hót của con khướu có giọng két kêu. Một con hoạ mi nuôi cạnh một trại gà, y như tiếng gà thật. Một con chích choè lửa khi nuôi gần hoạ mi, dần già cũng nhiễm giọng hoạ mi …

Và điều đó cũng cho ta thấy rằng khí quản của con chim có một cấu trúc đặc biệt. Những con có cấu trúc tốt hơn thì bắt chướng tiếng người (như nhồng, két, sáo), còn các loài khác chỉ bắt chước được những tiếng động thông thường.

Vì chim có khả năng bắt chước được những âm thanh xung quanh, nên từ lâu các nhà nuôi chim ở châu Âu đã khôn khéo dùng những nhạc cụ như đàn, sáo, kèn đồng thổi cho chim bắt chước. Sau này, người ta tiến đến việc phát hành những cuốn băng (như băng nhạc) ghi lại giọng hót tiêu biểu của những con chim bậc thầy. Ai cần thì mua về tập cho chim hót. Người nuôi chim chỉ cần mở cát sét ra để chim lắng nghe và học hót.

Những nghệ nhân biết rằng giống chim hót thích bắt chước những âm thanh lạ ở chung quanh, nên họ thường tụ họp lại một nơi nào đó, treo lồng chim cạnh nhau để chúng bắt chước giọng hót của nhau mà làm giàu cho âm điệu. Những thành phố nào, quận huyện nào có mở câu lạc bộ dành cho những người nuôi chim, thì những nghệ nhân đến đó làm nơi sinh hoạt. Ngoài việc đem lồng chim của mình đến treo chung cho chim hót bắt chước giọng nhau, các nghệ nhân còn trao đổi với nhau những kinh nghiệm trong nghề nghiệp, hoặc tổ chức thi hót để việc nuôi chim theo phần hào hứng.

Nghệ thuật nuôi chim đá

Chim đá hay hoặc dở tuỳ ở từng con. Cái tài của con chim đá hay là do thiên phú, mà cũng có thể là do ở kinh nghiệm mưu cầu sự sống. Nghê nhân nuôi chim đá, tất nhiên phải cố công chọn lựa những con chim có đủ tài năng ra nuôi riêng, có khi vài chục con mới chọn dược một. Tiêu chuẩn chọn một con chim đá, thường phải xét qua những phần sau đây:

Phần đầu: Đầu chim đá trước hết phải to, phải chọn con đầu xà (đầu rắn), loại đầu hơi bằng, gần ngang với chiều của mỏ chim. Chim có loại đầu này vừa lanh lẹ, vừa lì lợn, tránh đòn hay mà trả đòn cũng lẹ.

Phần mắt: Mắt phải tinh anh, ngời sáng. Chim mắt méo mau sung hơn chim mắt tròn.

Phần mỏ: Mỏ vừa phải, chót mỏ hơi khum như mỏ sẻ. Mỏ này mổ đau, cắn mạnh.

Phần chân: Chân chim đá phải to, khoẻ, không thương tật, bàn chân lớn, ngón và móng toàn vẹn. Móng không cần dài, nếu dài phải cắt bớt.

Phần thân mình: Lớn con, dài đòn, tướng oai phong.

Phần đuôi: Lông đuôi đầy đủ, dài và dày, tạo thế đứng vững cho chim khi đá, và khi bay lên đáp xuống lách lái được dễ dàng.

Phần lông: Mỏng lông, chim đủ lửa sung sức.

Ngoại hình mà vừa ý ta mới chọn đến tài nghệ của chim. Chim đã cũng như gà đá, mỗi con có những thế đá khác nhau. Có con đá độc hiểm, nhưng cũng có con lớn đòn mà địch thủ không đau. Có con ra đòn nhanh, có con lại rề rà chậm chạp. Có con lì đòn dù thương tật nhiều cũng lăn xả vào đá tiếp, nhưng có con lại nhát đòn chưa đá đã muốn thua …

Người nuôi chim đá tất nhiên phải có cặp mắt tinh tường, phải vận dụng kinh nghiệm, chuyên môn của mình để chọn lựa ra những con chim hay, và loại bỏ những con chim dở. Việc này mình phải tự khắc khe với chính mình. Vì nếu chọn lựa không kỹ ta sẽ bị hao công tốn của do nuôi những con chim dở.

Con chim đá khi đấu đá nhờ cậy nhiều nhất ở bộ chân và phần đầu. Chân khoá, mỏ mổ … Tuy nhiên, những bộ phận khác tuy là phụ nhưng cũng phải kết hợp nhuần nhuyễn với nhau mới tạo nên những thế đá hữu hiệu được. Chính vì vậy, việc chọn lựa phải kỹ lưỡng, tính toán chi li từng chút một.

Thế đá của chim thường có những kiểu cách sau đây:

Lấy móng, lấy gối địch thủ, khoá chặt chân địch thủ bằng đôi chân rắn chắc như thép của mình, rồi dùng mỏ mổ lia lịa lên những chỗ nhược như đầu gối, ngón chân …

Khoá cổ, bóp đầu địch thủ, bàn chân kia khoá chân, khiến địch thủ như bị trói không sao cựa quậy chống đỡ nổi. Đấu đá mà tài tình như vậy thì phần thắng chắc sẽ ngã về con chim khôn.

Có con kết hợp nhiều thế trong một lúc hoặc buông thế này bắt thế kia, làm cho đối thủ múa may không kịp …

Khi đã lựa chọn được cho mình những con có vóc dáng mạnh khoẻ, có thể đá tuyệt hay thì chủ nuôi chỉ còn việc nuôi dưỡng chim, chăm sóc chim chu đáo để chim mập mạnh, sung sức (đủ lửa), và tập dượt chim đúng phương pháp để chim đủ lực mà ra thi đấu.

Thức ăn của chim đá

Chim đá do phải tập dượt nhiều lại cần phải tẩm bổ cho khoẻ mạnh thêm nên người nuôi phải cho chim hưởng một chế đô ăn uống tốt.

Tuỳ theo giống chim mà thức ăn được pha chế riêng. Nhưng dù sao thì khẩu phần của chim đá cũng bổ dưỡng hơn khẩu phần của chim hót. Tuỳ theo kinh nghiệm và ý thích của mỗi người mà công thức pha chế thức ăn có khác nhau, gần như không ai giống ai.

Chăm sóc chim đá

Chăm sóc chim đá cũng như cách chăm sóc chim hót, có khác chăng là cần mẫn và kỹ hơn một chút.

Trước hết là cho ăn uống no đủ, tắm đúng định kỳ, sau đó vệ sinh lồng, cùng những dụng cụ trong lồng như bố lồng, cóng thức ăn, cóng thức uống …

Tập dượt

Nuôi chim đá phải chú trọng đến phần tập dượt cho chim càng chu đáo càng tốt. Chim chỉ nuôi tại nhà (trừ trường hợp nhà có nuôi chim nhiều) không sao tiến bộ về mặt hót và đá được. Hằng ngày, hoặc vài ba ngày, quá lắm là một tuần một lần, ta phải đem chim đến những tụ điểm đấu chim, hoặc đến các câu lạc bộ nuôi chim để chúng có dịp nghe, thấy và học hỏi tài nghệ của các chim lạ.

Kinh nghiệm cho thấy, mỗi lần đi dượt về như vậy, chim sẽ sung hơn, hót nhiều giọng lạ hơn và hay hót hơn trước. Việc mang chim đi tập dượt tất nhiên là tốn nhiều thì giớ, và cũng lắm phiền phúc, nhưng nếu ta tự hỏi mình nuôi chim với mục đích gì, sẽ thấy thì giờ bỏ ra là hoàn toàn xứng đáng.

Dượt chim

Dượt chim là mang chim đến các tụ điểm chơi chim của một số đông nghệ nhân tụ họp, treo chim mình gần với nhiều chim lạ để chúng học hỏi những điều mới lạ của đồng loại xung quanh. Với chim hót thì nhờ vào sự tập dượt đó mà về hót hay hơn, luyến láy nhiều giọng hơn. Với chim đá thì nhờ sống cận kề với chim lạ nên hăng hái hơn, sung độ hơn. Nuôi chim đá ngày nào cũng cho chim đi tập dượt như vậy mới tốt.

Xổ chim

Xổ chim là cho chim đấu đá thực sự với chim lạ, mỗi tuần một lần để cho chim quen dần với trận mạc, đồng thời có nhiều kinh nghiệm trong việc đấu đá, do học hỏi những thế đá hóc hiểm lạ lẫm của các chim lạ. Tuần này cáp với chim này, thì tuần sau nên cáp với chim khác. Có điều là thời gian xổ chim nên thu ngắn lại so với thời gian thi đấu thực sự tại trường thi. Làm như vậy là để dưỡng sức cho chim, đồng thời tránh cho chim bị thương tích trầm trọng.

Việc xổ chim thường xuyên cũng có điều lợi là nhờ vào đó mà ta biết rõ được tài năng con chim mình hay dở ra sao để lo liệu bổ khuyết … Trong việc tranh tài cao thấp, không gì là tốt hơn “biết mình biết người”.

Trước một tuần thi đấu thực sự, ta không nên tắm cho chim, và cũng không nên xổ chim. Chim đá nên nhốt trong loại lồng tổng lực (loại lồng thật lớn) để chim tự do bay nhảy. Chim hoạ mi đá muốn ngừng hót thì nên thường xuyên phủ áo lồng, nhất là trước ngày thi đá chừng mươi ngày. Chim nuôi đá mà siêng hót thì kém sung.

Tóm lại, nuôi chim đá công phu hơn nuôi chim hót. Sự thắng bại của chim năm phần là do ở người nuôi, vì vậy nếu không đam mê, không chịu khó thì sự thất bại của chim cũng chính là sự thất bại của chính người nuôi.

Nghệ Thuật Nuôi Chim Họa Mi Hót Nhiều

Nếu nuôi chim Họa Mi đúng phương pháp thì chỉ trong nửa năm chim sẽ dạn người. Nuôi được một tuần thấy chim bớt nhát thì hé áo lồng ra từ từ và treo chim Họa Mi ở chỗ ít người qua lại để chim quen dần.

Chim Họa Mi tắm thì bình thường, chỉ có những lần đầu tắm cho chim nên nhẹ nhàng để tránh làm chim bị hoảng sợ.

Muốn chim Họa Mi trống mau dạn, ta treo một chim mái ở cách xa đó, khuất mặt càng tốt. Khi nghe tiếng của chim mái, chim Họa Mi trống sẽ hăng lên và mau dạn người. Một chim mái có thể giúp hai, ba con chim trống tăng lửa.

+ Thức ăn cho chim Họa Mi

– Trong số các loại chim rừng thì chim Họa Mi và chim Khướu ăn thức ăn giản dị nhất. Chỉ cần gạo trộn trứng và cào cào là nó sẽ ăn được.

– Cách chế biến gạo trứng:

+ Lấy một lon sữa bò tấm đem lên chảo rang vàng, đảo đều tay. Sau đó đập khoảng bốn lòng đỏ trứng gà hay trứng vịt, trộn đều cho trứng quyện vào tấm rồi đem phơi vài giờ cho khô hoặc sấy lửa liu riu cũng được.

Thức ăn thì đổ đầy cóng, chim Họa Mi đã vào cám thì không cho ăn mồi tươi quá nhiều, cho ăn ít mồi tươi vì chim Họa Mi cần luyện ăn cám, nếu cho ăn mồi tươi nhiều sẽ dẫn đến việc chim bỏ cám, ngoài ra ăn mồi tươi nhiều chim dễ bị bệnh đường ruột, chim Họa Mi mà bị đường ruột cộng với việc không ăn cám thì chim sẽ bị suy.

Về nguyên tắc thuần chim thì chú chim Họa Mi càng bớt sợ bao nhiêu thì càng nhanh thuần bấy nhiêu.

Khi thay thức ăn và nước, dọn vệ sinh lồng, tốt nhất ta nên chuyển chim qua một chiếc lồng khác. Cho chim tắm thì phải cẩn thận ko để chim hoảng sợ, lúc chim Họa Mi qua lồng tắm chim sẽ rất đề cao cảnh giác, nếu bạn không cẩn thân, đến gần có thể chú chim sẽ bị hoảng. Nếu bạn không chắc là chim có hoảng hay không thì tốt nhất không nên cho chim Họa Mi tắm, nếu chim cần tắm thì chim sẽ tự vẩy nước trong cóng để tắm.

Chim Họa Mi ăn ít nhưng lại uống nhiều nước. ta nên theo dõi cóng nước thường xuyên, nếu thấy hết nước là châm thêm ngay vào để chim uống đủ nước, một ngày cho chim ăn một muỗng cafe nhỏ thức ăn là được. Nếu muốn chim sung thì cho chim ăn cào cào!

LỒNG CHIM VÀ CÁCH CHĂM SÓC:

– Lồng nuôi Họa Mi khoảng 60 nan là được, đường kính đáy lồng khỏang 40 phân hoặc có thể nhỏ hơn. Dùng lồng tre hoặc mây để mỗi lần tắm cho chim Họa Mi thì ta vệ sinh lồng cho nó, Ta phải cọ sạch cóng nước và quét hết rác rến dưới đấy lồng cho kỹ

– Họa Mi là loài chim ưa khí hậu lạnh nên không nên cho phơi nắng nhiều, nếu để ở nơi có nhiều gió chim Họa Mi sẽ dễ chết đột ngột, tốt nhất là tối đi ngủ nên đậy kín áo lồng lại

– Tóm lại nuôi chim Họa Mi không tốn nhiều công phu mà còn giản dị.

Tìm hiểu về chim khướu và cách thuần dưỡng chúng

Chia sẻ cách nuôi chim khướu hót hay

Làm thế nào để biết được chim khướu ăn gì?

NUÔI HỌA MI ĐÁ:

– Nuôi Họa Mi đá công phu hơn nuôi Họa Mi hót nhiều, bản chất Họa Mi hung hăng, hiếu thắng. Muốn chọn giống chim Họa Mi đá tốt thì nên chọn giống ở Lạng Sơn, Móng Cái vì chim Họa Mi ở nơi đây rất dữ! Nên họn những con có lông màu gạch cua, chân cứng cáp móng sắc nhọn, mắt lanh, mỏ cứng.

– Sau đó nhốt chim vào lồng rộng để chim tự do bay nhảy, cầu cho chim đậu phải là cầu nhám hoặc lấy giấy nhám dán vào vì chim bám vào móng sẽ đc mài sắc. Lồng phải để ở nơi yên tĩnh để chim Họa Mi bớt hót, chim Họa Mi bớt hót thì đá mới sung.

Những Tuyệt Chiêu Của Nghệ Nhân Chim Cảnh

(Congluan.vn) – Trong muôn vàn nghề khó trên nhân gian, nghề chơi và huấn luyện chim cảnh cực kỳ khó, không phải ai cũng làm được. Bởi lẽ, ngoài những kỹ năng nghề, tỉ mỉ, công phu, niềm đam mê còn phải có tình yêu thương không biên giới với loài chim. Và để đạt đến đỉnh cao của nghề, phải có một tâm hồn nghệ sĩ. Chính chất nghệ sĩ say mê, phiêu du đến quên mình ấy của nghệ nhân chim cảnh đã đem đến cho những người yêu chim những tuyệt tác bất hủ từ chim cảnh.

Nghề chơi lắm công phu Không ai nhớ rõ nghề chơi và huấn luyện chim cảnh có từ bao giờ. Chỉ biết rằng nó đã có từ rất lâu đời. Dù lịch sử nhân loại trải qua nhiều biến đổi thăng trầm song nó vẫn luôn song hành với cuộc sống của con người và càng ngày càng phát triển lên những đỉnh cao mới. Càng ngày, thú chơi càng đạt đến độ tinh xảo hơn cùng với sự xuất hiện của các cao thủ trong nghề nuôi và huấn luyện chim cảnh.

Người chơi phân chia chim cảnh thành nhiều dòng khác nhau như: chim chọi, chim hót và chim nói… Chim bắt chước tiếng người có khiếu, yểng, vẹt, quạ… Nhưng với người sành, chơi sâu không thích nuôi chim nói vì cho rằng có tính tạp âm. Chim chọi có họa mi, chích chòe. Chim hót phong phú hơn với rất nhiều loài. Trong đó, bộ tứ được dân sành chơi chim ở Việt Nam ưa chuộng nhất là họa mi, gáy, chào mào, chích chòe. Nếu trong nhà có đủ bốn loài chim này, khi chúng cùng cất tiếng hót ta có một cảm giác đang lạc miên man trong những hợp âm của dàn hợp xướng. Trong đó, chim họa mi được ví như ” ca sĩ rừng xanh” với tiếng hót cao thánh thót. Tiếng chim cu gáy trầm hùng, bình yên. Tiếng chích chòe dân dã. Đó là một cảm giác đê mê xuất thần mà cuộc sống ban tặng mỗi ngày cho người có tình với chim.

Để sở hữu được con chim mình yêu thích, những tay chơi chim không ngại lùng sục khắp nơi. Thậm chí không quản đường xá xa xôi, ghập ghềnh rừng xanh đỏ để kiếm tìm. Khi đã gặp rồi thì sẵn sàng trả giá cao để được sở hữu. Người ta có thể đổi cả ti vi, tranh quý, vật quý hoặc rất nhiều tiền để được sở hữu chim quý. Dân trong nghề vẫn thường nhắc đến anh Long ở Lào Cai với “máu” chơi đỉnh cao. Để sở hữu chú chim họa mi chọi hay, anh đã xuống tiền luôn 40 triệu đồng. Chim không phụ lòng chủ, thi đấu ở đâu thắng đấy, đem lại rất nhiều vinh quang và cả tiền bạc. Nhiều người mơ ước có nó nên đã trả giá cả trăm triệu đồng nhưng chủ nhân không bán. Ở Quảng Ninh có ông Nhung ăn, ngủ, thức cùng chim. Yêu chim với tình yêu gần như tuyệt đối. Đến nỗi, kéo cả bà vợ vào cuộc cùng chăm sóc chim. Rồi để cho chim có môi trường tốt hơn, ông đã bán nhà ở thành phố ra rừng ở. Không phụ công người yêu quý, chăm sóc chim cũng rất có tình. Trong đó, chim cu gáy được dân chơi chim “tín” như tâm linh. Một cụ ông ở tỉnh Bắc Ninh nuôi một con chim cu gáy hơn 40 năm, khi cụ mất, chim buồn rồi chết. Câu chuyện được dân chơi chim chuyền tai nhau đầy màu sắc kỳ bí, huyễn hoặc. Qua đó mới biết thế nào là tình yêu không biên giới. Tình yêu đó đã đem lại những giao cảm đặc biệt giữa người và chim.

Những tuyệt chiêu chim cảnh Tại Hà Nội, nơi hội tụ, tập trung tất cả tinh hoa của mọi miền đất nước. Vì vậy, các tay chơi chim thuộc hàng siêu hạng cũng nhiều vô kể. Tất cả họ đều có chung niềm đam mê chim cảnh. Có những người rất nổi tiếng vì sở hữu chim quý, người thì nổi tiếng vì nuôi chim, huấn luyện chim. Bên cạnh những dân chơi chuyên nghiệp, nổi trội vẫn có những người thuộc hàng “dị nhân” chim cảnh. Họ đích thực là những cao thủ nhưng rất kín tiếng, ít xuất hiện như những ẩn sĩ. Nhưng những kiến thức và tuyệt chiêu của họ về chọn chim, nuôi chim và huấn luyện chim khiến dân trong nghề đều phải nể phục. Anh Đỗ Tiến Hải ở quận Hoàng Mai, Hà Nội là một người như vậy. Chủ tịch một câu lạc bộ chim nhận xét: Anh Hải tinh, kỳ công từ cách chọn, thuần dưỡng chim. Nhiều người chơi chuyên nghiệp không đạt được độ tinh xảo như anh.

Anh Hải có tuổi đời và tuổi nghề chơi chim cảnh tương đương nhau với trên 40 năm dành tình yêu và say mê cho chim. Anh cũng đã từng trả giá rất nhiều về thời gian, công sức, tiền bạc, có khi là cả sự kỳ thị của người thân để có vốn hiểu biết về chim ở hàng nghệ nhân. Vốn xuất thân trong một gia đình có truyền thống về âm nhạc nên những âm thanh của cuộc sống thấm đẫm trong anh như một lẽ tự nhiên. Về độ tinh, anh có thể thẩm định, phân tích được từng con chim hay, chim quý, thậm chí cả chim mộc còn ẩn tướng ít người nhận ra. Nghe chim hót, có thể đánh giá ngay nó đang hót giọng gì. Như chim cu gáy có các giọng thổ đồng, thổ pha, giọng dế, kim còi, kim pha, giọng son… Ngôi nhà ngói năm gian gia đình anh ở được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ vẫn nguyên vòm cổng với nếp rêu phong cổ kính. Trong đó chung sống gồm cả tứ đại đồng đường. Với tốc độ đô thị hóa chóng mặt của Hà Nội, giữ được nếp nhà xưa như gia đình anh là một điều cực hiếm.

Trong khoảng sân rộng treo rất nhiều lồng chim theo thứ tự cao thấp khác nhau. Anh Đỗ Tiến Hải giải thích, phân biệt giọng hót của chim phải như một người sành âm nhạc thực thụ. Giọng kim treo cao, thổ treo góc… rồi họa mi, chào mào, chích chòe đều có góc riêng của mình. Sự pha âm đó khiến người xem có cảm giác như cách bố trí của một dàn hợp xướng. Tinh tế vô cùng. Anh cho biết, muốn huấn luyện được chim hay trước tiên phải biết chọn từ con chim bổi, chim mộc có tố chất, tướng mạo. Nếu chọn nhầm thì xem như nuôi phí công. Trong các loài chim cảnh thì nuôi, thuần dưỡng họa mi công phu và khó nhất. Với chim họa mi chọi, tướng quý nhất là ngũ trường. Tức là mình, chân, mỏ, đuôi, cổ chim đều dài. Chim này khi vào trận đấu tạo dáng rất đẹp. Tướng quý thứ hai là ngũ đoản. Tướng này ngược với ngũ trường, cái gì cũng ngắn. Ngoài ra còn có dáng củ đậu. Người tinh nhìn từ móng, mỏ, màu lông, dáng dấp … sẽ đánh giá được con chim hay. Móng chim chọi phải là móng mèo ngắn vừa phải, nhọn, sắc, khi khóa đối thủ vào thế không cựa được. Mỏ chim to, nhọn. Cẳng chân chim lóng đều, to, màu trắng hoặc vàng, rắn rỏi. Lông chim mỏng là chim khỏe. Đầu chim có các kiểu đầu xà, đầu hoa cúc, trái táo. Trong đó, chim họa mi đầu xà, mắt xanh bướng nhất. Đặc biệt, dân chơi chim chọi rất thích chim họa mi ở các vùng Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Nghệ An. Vì những vùng này thời tiết khắc nghiệt nên chim cũng có nhiều đặc tính quý. Như chim họa mi ở vùng núi tỉnh Nghệ An lông xấu, sẫm màu nhưng có ánh sáng, chân đen, mỏ búp đa, dáng nhỏ, mặt dữ, đầu xà, mắt sắc, mí dày, mũi thông, râu xoăn bám chặt vào lỗ mũi… trông rất dữ tướng nhưng khi vào trận chiến rất lì đòn và ra nhiều thế đòn hóc hiểm khiến đối phương tơi tả. Chim họa mi chọi thường ít hót. Nó chỉ hót vài tiếng khi chiến thắng đối phương.

Nuôi, huấn luyện chim phải cầu kỳ từ đồ ăn thức uống, chế độ luyện tập, người tiếp xúc. Thức ăn cho chim chọi được người nuôi chế biến riêng theo công thức, tỷ lệ pha chế khác nhau. Thông thường được làm từ bột ngô, gạo lứt, lòng đỏ trứng gà, thịt bò, tôm nõn, có khi cả thịt chó để chim sung sức và chiến đấu hăng hơn. Chim họa mi ưa sạch sẽ nên ngày nào cũng phải tắm. Chế độ luyện tập của chim cũng thật lắm công phu và đặc biệt phải kiên nhẫn. Đây là lúc người yêu chim thể hiện hết tình yêu và quyết tâm của mình. Để huấn luyện một con chim chọi phải có 4 lồng để tập lực, tập chiến và tập trường. Đặc biệt, để huấn luyện được chim trống hay thì luôn phải có chim mái hay đi kèm. Những chim chọi có tố chất anh hùng, đặc biệt chỉ “yêu” và kết đôi với những cô chim mái cũng đặc biệt. Khi đã kết đôi rồi, nó sẽ tỏ rõ sức mạnh để bảo vệ gia đình mình trước sự đe dọa xâm lăng của con trống khác. Đây là đặc tính chung thủy và thống lĩnh của họa mi mà người chơi phải biết.

Đối với chim hót lại phải chọn chim mau miệng, dáng và màu sắc đẹp, không có tật lỗi. Những con lộn cầu, sàng cầu, chạy lăng xăng xem như mất giá. Chim chào mào được cho là quý tướng, vô giá phải hội đủ các yếu tố như: Họng bò, mào lân, mặt gãy, mỏ mỏng ba trấu, lưng quy, đuôi tôm, gáy ngựa… Chim chào mào miền Bắc giọng hót âm tròn, ngắn, khoảng 5 đến 6 âm. Chào mào miền Trung có thể hót được 9 đến 12 âm. Đó là những con chim trung mang ở Đà Nẵng cực kỳ quý hiếm. Nhưng hiện nay, nó gần như đã tuyệt chủng.

Dù huấn luyện được nhiều chim quý nhưng anh Hải không bao giờ bán. Chim với anh như những người bạn tri kỷ để anh trò chuyện tâm tình. Chim do anh huấn luyện đi thi đấu lúc nào cũng đoạt giải nhưng do bạn anh mượn đem đi. Anh như một “ẩn sĩ chim” hóa thân cùng cuộc sống. Với bề dày kiến thức và kinh nghiệm về chim cảnh, anh Hải có thể khiến người yêu chim quên đường về. Đó là tố chất đáng quý quên mình cống hiến cho niềm đam mê của người nghệ sĩ. Thế mới biết, những tuyệt tác cho đời nhiều khi xuất phát từ những điều giản dị như niềm đam mê chim cảnh.

Kim Thanh

Kỹ Thuật Nuôi Chim Yến Phụng Làm Cảnh

Loài chim Yến Phụng thuộc bộ vẹt, xuất xứ từ châu Úc, tên khoa học là Melopsittacus undulatus, nó được xếp vào nhóm vẹt nhỏ đuôi dài. Ngoài thiên nhiên chim Yến Phụng là loài chim nhỏ không có khả năng chiến đấu tự vệ. Cách để chúng tự bảo vệ mình chính là nhờ vào sự nhanh nhẹn, tốc độ bay và khả năng ngụy trang cực đỉnh của mình. Để làm được như vậy là do nhờ vào bộ lông màu xanh và viền nâu đen cho giống với môi trường xung quanh nó để dễ dàng lẩn vào các tán lá.

Ngoài ra, những cá thể có màu vàng đôi khi cũng xuất hiện ngoài thiên nhiên, là một sự đột biến gen sắc tố, nhưng nó nhanh chóng bị tiêu diệt vì bộ lông sặc sỡ quá lộ liễu so với đồng loại.

Lồng nuôi

Nên lựa chọn lồng rộng rãi thoáng đãng để chim có thể tự do bay nhảy. Nếu nuôi theo cặp cần càng phải có chiếc lồng đủ rộng cho chúng tha hồ hoạt động. Kích thước phù hợp nhất cho lồng nuôi chim Yến Phụng là khoảng 80cm x 40cm x 40cm. Khi đem chim về nuôi nên nhẹ nhàng thả vào lồng tránh làm chim hốt hoảng. Để tạo không gian để chim có thể hòa nhập nhanh thì cần trang bị sẵn các trò chơi cho chim thư giản như: đánh đu, nhánh cây…Vị trí treo lồng không được quá nắng hay bị hắt mưa. Tránh tầm với của mèo, chuột.

Kỹ thuật nuôi chim Yến Phụng

Chim Yến Phụng hiện nay rất được ưa chuộng để nuôi bởi vẻ ngoài bắt mắt với màu sắc sặc sỡ của nó. Đặc biệt, kỹ thuật nuôi chim Yến Phụng không khó khăn như nhiều loài chim cảnh khác bởi chúng có thể sống theo bầy đàn.

Để nuôi được những con chim Yến Phụng tốt đó là quan tâm đến nơi ở của chúng. Chuồng trại của chim Yến Phụng được chia làm 2 nơi rõ ràng đó là phần ở riêng và phần sinh sản riêng. Riêng phần đẻ trứng và nuôi con cần làm tỉ mỉ, chu đáo. Cửa cần làm rộng, đủ để có thể cho thức ăn vào trong mùa chim Yến Phụng sinh sản. Vì chim sống theo đàn được nên khi làm chuồng có thể làm thật to, sau đó ngăn cách các tổ với nhau. Phần nhà được ngăn bằng các vách, sạch sẽ, có máng ăn, máng nước cho chim, khoảng cách các tổ nên đều nhau.

Dinh dưỡng nuôi chim Yến Phụng

Chúng thích ăn rau quả như xà lách, rau cải, rau muống, bắp cải, táo ngọt, thậm chí cả một lát cam vàng cũng đủ cho chúng vui tươi. Ngoài ra chim Yến Phụng thích ăn thóc kết hợp với kê theo tỉ lệ 1:1. Trong thời kì sinh sản thì tỉ lệ thay đổi thóc 1: kê 1,5. Thỉnh thoảng cho ăn ngô và các loại rau như xà lách, rau muống…để cung cấp canxi khi chim non sắp chào đời được cứng cáp.

Tắm cho chim

Chim Yến Phụng rất thích tắm nên hãy chăm chỉ tắm cho chúng hàng ngày. Khi tắm cũng là thời gian để bạn tiếp xúc với chim nhiều hơn. Khi tắm xong, Yến Phụng thường chọn nơi có ánh nắng chan hòa mà sưỏi ấm.

Các bệnh thường gặp trên chim Yến Phụng

Nuôi chim Yến Phụng phải để ý vì chúng thường bị tiêu chảy khi ăn phải thức ăn nhiễm bẩn, do đó nên cẩn trọng trong khâu lựa chọn thức ăn an toàn cho chim. Trường hợp bị nhẹ chim sẽ tự khỏi, nếu không bạn có thể ra ngoài mua thuốc tiêu chảy cho chim. Các chuồng nên thiết kế có máng phân để dễ dàng vệ sinh và hạn chế chim bị mạt cắn. Các chuồng gà, bồ câu cũng có thể lây lan bệnh cho chim Yến Phụng, tốt nhất nên để các lồng xa nhau.

Giao phối sinh sản

Trước tiên cần ghép các cặp chim Yến Phụng trống mái với nhau. Sau vài lần tự làm quen trong đàn chúng sẽ tự ghép đôi và làm tổ sinh sản. Khi sinh sản, cả Yến Phụng trống mái đều cùng nhau chăm sóc trứng tới khi nở và cùng nhau chăm sóc con sau khi nở. Sau khi Yến Phụng con cứng cáp, người nuôi có thể hoàn toàn tách khỏi cặp bố mẹ. Sau một thời gian trưởng thành, chim Yến Phụng con sẽ bắt đầu bước vào thời kì sinh sản đầu tiên. Cứ như thế, những cặp Yến Phụng mới lại được tạo ra và nhanh chóng bạn có được cả đàn Yến Phụng tuyệt đẹp.

Nguồn tin: Theo Vietq.vn

Cập nhật thông tin chi tiết về Nghệ Thuật Nuôi Chim Cảnh trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!