Xu Hướng 3/2023 # Ngày Tết “Say” Chim Cảnh # Top 5 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Ngày Tết “Say” Chim Cảnh # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Ngày Tết “Say” Chim Cảnh được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

TTH.VN – Ở Huế, thú chơi chim cảnh đã có từ lâu. Đặc biệt vào ngày Tết thú vui tao nhã này lại sôi nổi hơn bao giờ hết.

Thú vui nhiều người thích

Ghé lại trường chim Từ Đàm lúc 7 giờ sáng ngày đầu năm, chúng tôi thấy được không khí vui tươi của những gương mặt “đại diện” cho nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp. Quán cà phê (trường chim) nơi đây trở thành điểm hội ngộ của rất đông người sinh sống từ nhiều địa phương khác nhau có chung niềm đam mê chơi chim cảnh.

Từ sáng sớm ngày đầu năm, trường chim Từ Đàm đã đông người

Không ồn ào náo nhiệt, từng vị khách bước vào quán lặng lẽ treo lồng chim lên giàn rồi chọn cho mình một vị trí để ngồi. Sau cái bắt tay và lời chúc Tết nhau, họ lặng yên cùng thưởng thức tiếng hót của loài chào mào, vành khuyên. Quán có ghế cho gần cả trăm người, dường như lúc nào kín khách. Anh Trần Long (33 tuổi) chủ quán cà phê này cho biết: “Từ 4 giờ sáng, người chơi chim đã đến gọi cà phê và thỏa mãn thú vui của mình. So với ngày thường, dịp Tết họ đến đông và sớm hơn nhưng cũng về muộn hơn vì có thời gian rảnh”.

Những người cùng chung niềm đam mê này có một điểm lạ, dù không biết nhau nhưng khi vào ngồi chơi thì như bạn bè quen đã lâu, bày nhau cách chăm sóc, huấn luyện chim cảnh. Chứng kiến niềm đam mê và lời giới thiệu thú vị của những “tay” chơi chim kinh nghiệm, nhiều người lần đầu đến quán cũng dễ “nảy sinh tình cảm” với thú vui tao nhã này. Vì lẽ đó, số lượng người chơi chim cảnh ở Huế càng gia tăng.

Anh Võ Phước Phúc (28 tuổi, phường Hương Văn, Hương Trà) kể, trước đây chim cảnh với anh là một thú vui chưa từng xuất hiện trong suy nghĩ. Một lần tình cờ bước vào quán, ngạc nhiên trước số đông người chăm chú nhìn những chiếc lồng chim, anh  “bắt chước” thử rồi “say” thú vui này không biết từ lúc nào. Anh Phúc nhận định, cái hay của chơi chim cảnh là được giao lưu rộng rãi. Người cũ bày người mới, nhờ đó lượng người chơi chim cảnh ở Cố đô phải lên đến con số hàng ngàn.

Ông Võ Đăng Phát (44 tuổi), Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Chim cảnh thành phố Huế kiêm thư ký CLB Vành khuyên Từ Đàm (thành viên ban tổ chức các cuộc thi chim trong các kỳ festival) cho biết, ở Huế có rất nhiều trường chim. Người chơi chim cảnh ở mảnh đất sông Hương núi Ngự chuộng nhất loại chào mào và vành khuyên. Cứ mỗi sáng, họ chọn cho mình những địa điểm ưng ý để vừa nhâm nhi ly cà phê vừa thưởng thức tiếng hót của loài vật được nuôi trong lồng này.

Ngày Tết, khi công việc gác lại, họ có thời gian để thỏa mãn đam mê nhiều hơn. Mùa Tết cũng là mùa giao phối của chim. Chim cảnh lúc này căng lửa (sung sức) nên thường được đem đi thi đấu, cần quá trình tập luyện nhiều khiến người chơi phải đầu tư thời gian. Bên cạnh đó, nhiều người tuy không chuyên cũng mua chim cảnh về chơi những ngày Tết cho vui cửa vui nhà.

Trò chuyện với anh Hồ Thanh Long, một chủ quán bán chim ở Huế, được biết, cứ đến tháng Chạp số lượng người mua chim cảnh để chơi lại tăng lên 2-3 lần. Đối tượng mua chim cảnh đa dạng, làm đủ các ngành nghề. Khi tìm hiểu, họ chia sẻ là mua chim để tạo không khí vui vẻ ngày Tết trong nhà hoặc đem đi giao lưu cùng bạn bè nhằm giảm bớt căng thẳng sau những ngày làm việc mệt mỏi.

Chơi chim… luyện tính

Ở Huế, thú vui tao nhã có rất nhiều: cây cảnh, chọi gà,… Với chim cảnh, người đam mê cho rằng thú chơi này góp phần giúp họ rèn luyện tính cách. Ông Võ Đăng Phát chia sẻ, quá trình chăm sóc, huấn luyện chim hót và đi thi đấu rất kỳ công, cần tính kiên nhẫn, nhẹ nhàng nên luyện cho người chơi tính cần mẫn, chịu khó. Theo ông Phát, cộng hưởng từ yếu tố chăm sóc và nghe tiếng hót của chim khiến tâm hồn người chơi lắng lại. Hơn nữa, đây là một thú vui tao nhã, giúp giảm tải căng thẳng rất nhiều, nói như giới chơi chim chuyên nghiệp thì đó là nghệ thuật nên cần những tâm hồn nghệ sĩ, lãng mạn và “xa lánh” sự ồn ào. Phó Chủ nhiệm CLB Vành khuyên Từ Đàm Thái Văn Thắng giải thích: “Mới bắt con chim từ tự nhiên về phải có quá trình thuần hóa, huấn luyện rất nhiều bước. Tức con người thì mình đánh được chứ chim là chịu, phải nhẫn nại từng bước mới thành công”.

Treo lồng chim lên giàn

Anh Phúc không ngần ngại tâm sự, trước lúc đến với thú vui chim cảnh, nhậu là niềm vui của bản thân. Tính nóng nảy, thường xuyên đi chơi đến 2-3 giờ sáng mới về khiến gia đình suốt ngày than phiền. Khi làm bạn với những chú vành khuyên, tính sốc nổi dần được bỏ bớt, thời gian “cưng” chim lôi kéo anh ở nhà, hạn chế bia rượu. “Nuôi chim có giờ giấc, tới giờ phải cho nó tắm, ăn; đến thời kỳ thi đấu phải chăm sóc đặc biệt nên tạo thành một khung thời gian buộc mình phải tuân thủ. Từ ngày chơi chim, mình ở nhà nhiều hơn, ba mẹ thấy rứa mừng lắm. Họ nói nhờ mấy con chim mà mình đổi tính”, anh Phúc thành thật.

Kỳ tích nhờ chim đổi tính theo anh Thái Văn Thắng không phải ít. Nhiều người từ chỗ mê cờ bạc, thói hư tật xấu khi đến với chim cảnh đều bỏ được. Anh Thắng ví von: “Chim cảnh như thứ thuốc phiện giúp người chơi sửa tính xấu của mình. Tuy vậy, họ cũng ý thức được việc phân chia thời gian hợp lý giữa chơi và làm chứ không mê chim đến mất quên công việc”.

Nhìn những hình ảnh người chơi chim cảnh “sum họp” ngày Tết, chúng tôi như được giải thích phần nào về hình ảnh sôi động của những cuộc thi chim vào các mùa Xuân. Cũng nhờ đó, thú chơi chim cảnh ngày Tết như một mảng miếng trong bức tranh lễ hội đặc sắc, đa dạng của một Cố đô lưu luyến du khách gần xa.

Lê Hữu Phúc

Say Mê Tiếng Hót Chích Chòe Than

Bắt nguồn từ niềm đam mê cá nhân, nhiều năm nay, thú chơi chim cảnh đã dần trở nên thịnh hành. Người thành phố lại càng thích chơi chim bởi loài vật bé nhỏ ấy tượng trưng cho thiên nhiên hoang dã, cho vẻ đẹp của núi rừng mà giữa chốn phồn hoa đô thị náo nhiệt, ồn ào họ không mấy khi được tận hưởng. Nhiều người đam mê những chú chim họa mi đã được ví như “nghệ sĩ của rừng xanh” nhưng không ít nghệ nhân và người nuôi chim cảnh lại bị chinh phục bởi giọng hót thánh thót, véo von và dáng vẻ nhỏ xinh

Chinh phục bởi giọng hót điêu luyệnTrong nhà sở hữu tới 6 lồng chim chích chòe than ở mọi độ tuổi, thời gian đầu, chị Nguyễn Thị Thu, làm nghề chăm sóc tóc ở phường Lê Hồng Phong (thành phố Thái Bình) không hài lòng với thú chơi chim cảnh của chồng mình. Chị Thu chia sẻ: Có lẽ thời gian chồng chị dành cho việc chăm sóc chim cảnh còn nhiều hơn cả việc chăm sóc các con nhỏ, đồng thời thấy mệt mỏi vì tiếng chim hót suốt cả ngày. Đã có lúc, chị bàn với chồng về mong muốn có thể cho hoặc bán bớt các lồng chim cảnh trong nhà. Vậy nhưng, chồng chị không đồng ý, bởi đó đều là những chú chim mà anh đã dày công luyện tập và có giọng hót điêu luyện. Nhiều nghệ nhân đã tìm tới trả giá khá cao nhưng anh không có ý định bán, bởi với người nuôi chim cảnh lâu năm như anh, những chú chim giờ đây đã trở thành những người bạn thân thiết để trò chuyện, tâm tình khi vui buồn.

Lâu dần, chị Thu nhận ra rằng, rất nhiều khách hàng quay trở lại chăm sóc tóc tại cửa hàng của chị bởi họ cảm thấy được thư giãn, thảnh thơi khi nghe tiếng hót véo von và được ngắm nhìn những chú chim nhỏ xinh, nhanh nhẹn trong bộ lông mượt mà. Giờ đây, các lồng chim chích chòe than đã được đặt ở những vị trí trang trọng xung quanh khu chăm sóc tóc. Tiếng chim hót thánh thót giúp mọi người tạm quên đi bao căng thẳng, mỏi mệt của cuộc sống thường ngày, mang tới cảm giác nhẹ nhàng, thư thái.

Là khách hàng thường xuyên chăm sóc tóc tại cửa hàng của chị Thu, bà Mai chia sẻ: Một điều độc đáo là thông thường các Spa tóc thường bật những bài hát nhạc trẻ sôi động, nhưng ở đây lại được thay thế bằng tiếng chim hót rất dân dã để khách hàng có thể thư giãn trong thời gian chăm sóc tóc, cảm thấy rất gần gũi và giúp mình như trở về với thiên nhiên. Bất chấp âm thanh ồn ào của xe cộ, của phố phường đông đúc, tiếng hót của những chú chim chích chòe cứ vang lên thánh thót cả không gian, mang đến cho những ai có dịp lắng nghe một cảm giác thanh bình giữa nơi thành thị náo nhiệt.

Các hội thi giúp chích chòe than có thể bắt chước giọng hót của nhau để làm giàu âm điệu.

Thú chơi tao nhãCó thể nói, so với thú chơi cây cảnh hay cá cảnh thì thú chơi chim cảnh dù mới xuất hiện nhưng đã nhanh chóng nhân rộng khắp các huyện, thành phố trong tỉnh. Quy tụ các hội viên ở mọi lứa tuổi, ngành nghề, thú chơi chim chích chòe than dần khẳng định vị thế của mình trong đời sống văn hóa tinh thần. Bởi thế mà ngay từ lần tổ chức đầu tiên, hội thi chim chích chòe than hót múa tỉnh Thái Bình mở rộng đã quy tụ hơn 100 nghệ nhân và người chơi chim cảnh đến từ các câu lạc bộ trên toàn miền Bắc trở về tham dự.

Đến từ Câu lạc bộ chim chích chòe than hót múa Hải Phòng, ông Bùi Đức Hải chia sẻ: Đã có niềm đam mê với loài chim này từ gần 20 năm nay, ông thấy chích chòe than đòi hỏi ở người nuôi sự nhẫn nại, cầu kỳ. Ra cửa hàng mua một con chim biết hót có giá trị vài ba triệu đồng rất dễ nhưng muốn huấn luyện được con chim điêu luyện thì phải biết chọn chim bổi, có tướng mạo, có tố chất nổi trội. Đồng thời trong quá trình nuôi cần phải cho chim phơi nắng và tắm rửa đều đặn bởi loài chim này ưa sạch sẽ. Ngoài ra, yếu tố quan trọng nhất chính là khâu cho ăn và kỹ thuật chăm sóc chu đáo, khi đã thuần phục được chúng thành một kỳ điểu hội tụ đủ các yếu tố thanh, sắc, bộ, bền sẽ vô cùng đáng quý. Ngược lại, những con chim trái tính, trái nết, nhảy nhót lăng xăng trong lồng xem như mất giá trị.

Những nghệ nhân cho biết, giống chim hót thích bắt chước những âm thanh lạ ở chung quanh nên mỗi khi có thời gian rảnh rỗi, họ thường tụ họp tại nơi có không gian rộng, thoáng đãng và để các lồng chim cạnh nhau để chúng có thể bắt chước giọng hót của nhau mà làm giàu cho âm điệu. Cũng chính bởi vậy mà ngay khi nắm bắt thông tin về những cuộc thi được tổ chức, các nghệ nhân và người nuôi chim cảnh thường gác lại bao bộn bề của cuộc sống thường nhật, vượt cả quãng đường hàng trăm ki-lô-mét để đưa những chú chim đi tranh tài ở khắp mọi miền Tổ quốc. Và thành quả từ những cuộc thi ấy, giải thưởng tuy có giá trị nhỏ về vật chất nhưng đó chính là sự ghi nhận, thể hiện đẳng cấp của người chơi chim thông qua kỹ năng luyện tập cho chim cảnh.

Giờ đây, thú chơi chim cảnh không chỉ dừng lại ở nét đẹp nghệ thuật dân gian, làm giàu có thêm đời sống tinh thần mà còn là tình yêu của con người với những giá trị của thiên nhiên, góp phần làm cho cuộc sống thêm hài hòa.

Ông Bùi Đức Hải, Câu lạc bộ chích chòe than hót múa Hải Phòng

Đam mê loài chim chích chòe than từ 20 năm nay, tôi thấy thú chơi này đòi hỏi sự kiên trì và có sự tìm hiểu sâu sắc, kỹ lưỡng bởi mỗi con lại có tính nết khác nhau. Thú chơi chim chích chòe than này khó nên rất nhiều người theo đuổi và cảm thấy phấn khích vô cùng khi mà con chim sau một quá trình được chăm sóc, huấn luyện có thể mang đi thi đấu, tranh tài tại các hội thi.

Ông Giang Văn Tuấn, quận Ba Đình, Hà Nội

Đam mê với thú chơi chim chích chòe than đã từ lâu, chúng tôi không quản đường xá xa xôi, đưa những chú chim có giọng hót hay nhất, đẹp nhất đến với các hội thi không chỉ để tranh tài mà đó còn là nơi các nghệ nhân và người chơi chim cảnh không còn khoảng cách về tuổi tác, về địa vị xã hội, có thể cùng hàn huyên, tâm sự, tận hưởng những thi vị của cuộc sống.

Chị Lương Thị Ngoan, huyện Vũ Thư

Chồng tôi có niềm đam mê với thú chơi chim chích chòe than từ vài năm nay. Dù không có cùng niềm đam mê này nhưng tôi thấy đây là thú chơi rất lành mạnh bởi sau một ngày làm việc bận mải, trở về nhà được nghe tiếng hót thánh thót, véo von, cảm thấy có thể quên đi bao lo toan của cuộc sống, cảm giác rất nhẹ nhàng, thư thái.

Anh Tú

Vinfast Hợp Tác Ngô Thanh Vân Ra Mắt Phim Ngắn Tết “Chim Ưng Đen

Ngày 21/01/2020, VinFast chính thức công bố phim ngắn hành động “Chim ưng đen-Đêm giao thừa” – dự án tri ân gửi đến khán giả của VinFast và Đại sứ thương hiệu Ngô Thanh Vân. Tác phẩm điện ảnh của đạo diễn Hàm Trần, do đạo diễn, diễn viên Ngô Thanh Vân sản xuất nhân dịp Tết Canh Tý 2020.

Sau khi trở thành Đại sứ thương hiệu VinFast vào tháng 10/2019, trong những ngày đầu năm 2020 – cuối năm Kỷ Hợi, ngôi sao đạo diễn điện ảnh Ngô Thanh Vân bất ngờ gửi đến khán giả bộ phim “Chim ưng đen-Đêm giao thừa” – phim hành động Tết do chính cô sản xuất. Là một sản phẩm của đạo diễn Hàm Trần, “Chim ưng đen-Đêm giao thừa” đã nhận được nhiều sự yêu thích từ công chúng trong dịp đầu xuân năm mới.

Trong bộ phim dài hơn 7′ do Ngô Thanh Vân công bố trên trang cá nhân và được phát sóng trên nhiều phương tiện truyền thông, “đả nữ” đã thể hiện những cảnh đua xe và cháy nổ ấn tượng thông qua sự xuất hiện của thương hiệu ô tô VinFast. Những pha hành động đầy ngoạn mục, từ những cú đánh lái gấp, những màn rượt đuổi gay cấn đến những màn đấu súng dữ dội được đồng hành bởi chiếc SUV Lux SA2.0. Theo nhà sản xuất phim, chiếc VinFast Lux SA2.0 đã đáp ứng cả về hiệu năng lẫn ngoại hình trong những phân đoạn hành động khó nhất.

Là trợ thủ của Điệp vụ Hương trong suốt hành trình “Chim ưng đen-Đêm giao thừa”, VinFast Lux SA2.0 được trang bị động cơ 2.0L I-4 DOHC, công suất tối đa 228 mã lực, mô-men xoắn cực đại 350 Nm, đi kèm hộp số ZF tự động 8 cấp cùng hệ dẫn động hai cầu (AWD). Các trang bị và tính năng an toàn cao cấp của VinFast Lux SA2.0 bao gồm: hệ thống 6 túi khí, chống bó cứng phanh (ABS), phân phối lực phanh điện tử (EBD), hỗ trợ phanh khẩn cấp (BA), cân bằng điện tử (ESC), chống trượt (TCS), hỗ trợ khởi hành ngang dốc (HSA), camera 360 độ quanh thân xe…

Đặc biệt, VinFast Lux SA2.0 đã nhận được chứng chỉ an toàn 5 sao của ASEAN NCAP. Đây là tiêu chuẩn an toàn cao nhất dành cho một mẫu ô tô, do hệ thống đánh giá xe mới uy tín toàn cầu chứng nhận. Do đó, những tiêu chuẩn an toàn trên chiếc Lux SA2.0 là hoàn toàn phù hợp.

Bên cạnh chất hành động mạo hiểm đặc sắc, “Chim ưng đen – Đêm giao thừa” còn hàm chứa thông điệp gia đình truyền thống nhưng chưa bao giờ hết ý nghĩa của người Việt. Dù bận rộn với áp lực công việc và cuộc sống thường nhật, việc đoàn tụ với những người thân yêu vẫn luôn là mục tiêu, động lực, là đích đến cuối cùng của mỗi người con dịp Tết đến xuân về. Bộ phim đã thành công trong việc khắc họa tâm lý chung của người Việt mỗi dịp cuối năm đều mong muốn trở về với gia đình, truyền tải thông điệp một cách nhẹ nhàng qua thể loại phim hành động ấn tượng pha lẫn hài hước.

Là một phần trong chiến dịch “Cảm ơn đã tin yêu” của VinFast, “Chim ưng đen – Đêm giao thừa” cũng là lời cảm ơn tới những người đã luôn dành nhiều kỳ vọng và tình cảm cho thương hiệu xe Việt VinFast. Đây cũng là một sản phẩm nhằm lan tỏa tinh thần “mãnh liệt Việt Nam” đến công chúng trong và ngoài nước của VinFast và Đại sứ thương hiệu Ngô Thanh Vân.

Nguồn: https://vinfast.vn/vi/vinfast-hop-tac-ngo-thanh-van-ra-mat-phim-ngan-tet-chim-ung-den-dem-giao-thua

Cận Cảnh Cây Cầu Sắt Lịch Sử 106 Năm Trước Ngày ‘Khai Tử’

Ngày 2/4, Sở GTVT tỉnh Bình Dương cho biết, đã có công văn góp ý về phương án tổ chức giao thông dự án tháo dỡ cầu Phú Long cũ. Sở đề nghị đơn vị thực hiện dự án phối hợp với UBND thị xã Thuận An trong công tác tổ chức phân luồng giao thông đảm bảo an toàn trong qua trình thực hiện tháo dỡ.

Động thái của Sở GTVT tỉnh Bình Dương được thực hiện sau khi Sở GTVT chúng tôi có quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế – kỹ thuật và kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án tháo dỡ cầu Phú Long cũ – cây cầu bắc qua sông Sài Gòn kết nối thị xã Thuận An của Bình Dương và Quận 12 của TP.HCM.

Được biết, cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương và chúng tôi sẽ tháo dỡ toàn bộ cây cầu dạng dàn thép Eiffel và dàn vòm thép của cây cầu có chiều dài 251,7m. Tháo dỡ toàn bộ kết cấu nhịp và các trụ cầu. Tổng kinh phí dự án tháo dỡ cầu Phú Long là 14,8 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách của TP.HCM.

Theo thông báo được treo ngay chân cầu Phú Long cũ, thời gian thực hiện việc tháo dỡ sẽ diễn ra bắt đầu từ ngày 20/4/2019. Do đó, thời điểm này, các phương tiện sẽ cấm lưu thông. Mục đích của việc tháo dỡ cây cầu hơn 106 tuổi này là đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông vì cây cầu này được cho là đã quá cũ. Đồng thời, đảm bảo đồng bộ tĩnh không thông thuyền trên tuyến giao thông thủy sông Sài Gòn.

Cầu Phú Long được xây dựng vào năm 1913. Cùng với cầu Bình Lợi, đây là một trong 2 cây cầu đầu tiên bắc qua sông Sài Gòn và là một trong rất ít cây cầu dàn thép được Công ty Eiffel thi công. Đây là cây cầu huyết mạch của tuyến giao thông vang bóng một thời, tuyến đường sắt dài 141km Sài Gòn – Lộc Ninh, từng được người Pháp đặt tên là tuyến đường “vàng trắng”, “con đường cao su” dùng để vận chuyển mủ cao su từ vùng Lộc Ninh, Hớn Quản, Bù Đốp thuộc tỉnh Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Phước) về Sài Gòn để xuất sang Pháp.

Năm 1927, tuyến đường này được một công ty tư nhân là Công ty Xe điện Bến Cát – Kratie đứng ra đầu tư xây dựng những đoạn đầu tiên và đến năm 1937 thì hoàn thành, kết nối vào hệ thống hỏa xa Đông Dương. Quy mô của tuyến đường sắt này vào thời kỳ ấy là cực kỳ lớn, nên Pháp đã phải phát hành trái phiếu trên toàn nước Pháp và Đông Dương để có kinh phí xây dựng.

Tuyến đường sắt này có lộ trình khởi hành từ ga Sài Gòn đến ga Gò Vấp, Xóm Thơm (một ga nhỏ nằm ở khu vực mà nay được gọi là ngã tư Ga), rồi qua một vài cây cầu nhỏ trước khi vượt qua cầu sắt Lái Thiêu (bây giờ được gọi là cầu sắt Phú Long) để đến ga Lái Thiêu, tiếp đến là ga Phú Cường (ấp Bọng Dầu – khu vực công viên Phú Cường ngày nay) rồi đến ga Đồng Sổ và về đến ga cuối là ga Lộc Ninh.

Nhờ tuyến đường sắt này bộ mặt tỉnh Thủ Dầu Một ngày ấy có nhiều thay đổi. Mỗi ngày, các đoàn hỏa xa đưa hàng trăm tấn cao su và lâm sản về Sài Gòn, đồng thời cũng đưa đi, đón về hàng ngàn lượt khách, dân công-tra (phu đồn điền cao su) qua các ga, làm sôi động thêm các thị tứ.

Từ năm 1949 tuyến đường sắt này không còn đi qua cầu sắt Phú Long và đến năm 1960 thì chính thức ngừng hoạt động. Tuy tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh không còn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Ngày Tết “Say” Chim Cảnh trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!