Xu Hướng 6/2023 # Mùa Xuân Với Cùng Thú Thưởng Ngoạn Chim Sơn Ca Và Địa Lan Yên Tử # Top 13 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Mùa Xuân Với Cùng Thú Thưởng Ngoạn Chim Sơn Ca Và Địa Lan Yên Tử # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Mùa Xuân Với Cùng Thú Thưởng Ngoạn Chim Sơn Ca Và Địa Lan Yên Tử được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thú chơi sinh vật cảnh ở Yên Hưng là một truyền thống văn hoá lâu đời. Xưa kia, trong khuôn viên mỗi gia đình, giữa sân có hòn non bộ thả trong bể nước với vài cây súng và mấy con cá cảnh. Phía ngoài sân là tường hoa bó hè bao quanh một khu vườn nhỏ. Trên tường hoa đặt vài chậu Hoa Địa Lan lấy từ vùng rừng núi Yên Tử, vài cây bon sai. Trên các cành cây trong vườn treo vài lồng chim Gáy; chim Hoạ Mi; chim Sơn Ca.

Trong các thú chơi sinh vật cảnh của người dân Yên Hưng, nổi tiếng trong vùng vẫn là thú chơi chim Sơn Ca vùng Quảng Yên và Địa Lan của vùng núi Yên Tử.

Chim Sơn Ca Quảng Yên được dân chơi chim cảnh cả nước mệnh danh là đệ nhất Sơn Ca ở vẻ đẹp, tính cách và tiếng hót. Sơn Ca Quảng Yên có nhiều ở Bãi Cháy, Hoành Bồ, Yên Tử, Yên Hưng, nhưng hay nhất vẫn là chim Sơn Ca ở vùng Yên Hưng đặc biệt là Sơn Ca sống ở vùng núi Mắt Rồng, núi Nấm Chiêng, Núi Na thuộc địa phận Yên Hưng. So với chim Sơn Ca vùng Sông Hồng, xứ Huế, Quảng Nam, Hải Phòng, Móng Cái…Sơn Ca Quảng Yên đầu to, cổ vại, cánh dài, đuôi hình đuôi cá hoặc đuôi chuồn chỉ, lông màu vàng nâu sáng có hoa đen rõ nét. Giọng hót có nhiều hồi lèo, hồi kép và dài, tiếng hót mềm, âm hưởng lớn, nghe một con hót có cảm giác như cả một đàn chim dang hót.

Mùa xuân cũng là mùa chim Sơn Ca xung mãn chuẩn bị cho mùa sinh nở. Là thời kỳ chim có bộ lông óng ả và giọng hót hay nhất. Dân chơi thường gọi là hồi giọng, nghĩa là chúng trở về hót đúng giọng tự nhiên của loài chim Sơn Ca ít pha giọng các loài chim khác. Xuân Mậu Tý về, đến thăm vườn cảnh của hội viên sinh vật cảnh Yên Hưng, bạn tâm giao được chiêm ngắm các chậu cây cảnh và bon sai ẩn chứa nhân tình thế thái, được thưởng thức các chậu Địa Lan vương giả trong tiếng thánh thót dìu dặt nhiều khúc điệu của đệ nhất Sơn Ca Yên Hưng.

Địa Lan Yên Tử

Ở Yên Hưng có thú chơi địa lan từ lâu đời. Nhiều lão ông nay ngoài 80 tuổi vẫn còn giữ được trong vườn một số giống Mạc Lan quý của vùng núi Yên Tử do ông cha để lại. Tương truyền vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308) sau khi đánh tan đạo binh thuyền của đế quốc Mông – Nguyên trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử năm 1288, Vua đã từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa lên Yên Tử tu hành, lập nên một giáo phái Phật giáo đặc trưng của Việt Nam là thiền phái Trúc Lâm. Ông đã đem theo các giống Địa lan quý từ cung đình lên trồng ở Yên Tử. nguồn ảnh: internet

Về chủng loại Địa Lan, ở Yên Tử có nhiều loài hoa quý: nhiều giống Mạc cánh hoa màu nâu, xanh, xanh nhạt, xanh vàng…có sọc tím; có loài Mạc cánh hoa một màu đen hoặc nâu đen họng vàng hoặc đốm; có loại Mạc cánh hoa một màu vàng, họng điểm nâu… Ngoài các loài Mạc, Địa Lan Yên Tử có nhiều loài quý hiếm hoa một màu, ngồng hoa thanh thoát cân đối với lá, phân bố các bông hoa đều và cân đối. Có loài Địa Lan cánh hoa, nhuỵ hoa đều một màu vàng cháy, vàng thư hoặc vàng nhạt dân chơi thường gọi là Hoàng Vũ; có loài Địa Lan các cánh hoa và nhuỵ hoa một màu xanh như xanh ngọc, xanh lục, xanh nhạt dân chơi thường gọi là Thanh Ngọc, Thanh Trường; có nhiều loài Địa Lan có cánh hoa, nhuỵ hoa một màu trắng thanh khiết. Đặc biệt là Địa Lan Bạch Ngọc Điểm Hương, hiện mới thấy ở vùng núi Yên Tử; cây mọc trong mùn đất ở các hốc núi cao; thân không giả hành có từ 6 đến 8 lá dày cứng, đầu lá xẻ thuỳ đuôi cá lệch; ngồng hoa mọc từ lách lá, trên đầu ngồng hoa có từ 1 đến 3 hoa, các cánh hoa và nhuỵ hoa to một màu trắng thanh khiết, họng hoa điểm nâu nhạt cân, đối, hương rất thơm, nồng nàn, hoa thường nở từ tháng 12 âm lịch cho đến hết tháng giêng, đặc biệt cây Bạch Ngọc Điểm Hương năm nay ngồng hoa nở từ nách lá này, năm sau lại mọc ngồng hoa từ nách lá khác trên thân cây. Đa số các loài hoa Địa Lan Yên Tử đều nở vào dịp tết Nguyên đán, chúng có hương thơm tự nhiên thanh tao quyến rũ, dâng tặng những người đam mê yêu thích hoa Lan.

nguồn ảnh: internet

Trong khuôn viên gia đình những người chơi Địa Lan ở Yên Hưng, mỗi độ xuân về và đón tết cổ truyền dân tộc đều có vài chậu Địa Lan Yên Tử nở hoa được đặt trang trọng trong phòng khách, phòng ngủ, trong khuôn viên sinh vật cảnh, vừa thưởng ngoạn vẻ đẹp của chậu Địa Lan, vừa thưởng thức mùi thơm của loài hoa đệ nhất hương lại có tác dụng tăng cường sức khoẻ. Đúng là thú chơi của những “bậc vương giả”.

Mùa xuân Mậu Tý 2008, vào dịp tết nguyên đán, Hội sinh vật cảnh Yên Hưng như thường lệ sẽ tổ chức triển lãm cây thế, bon sai, phong lan và địa lan tại Bảo tàng Bạch Đằng.

Triển lãm sinh vật cảnh của Hội sinh vật cảnh Yên Hưng, triển lãm ảnh nghệ thuật của Hội Văn học Nghệ thuật Yên Hưng và Hội báo xuân do Hội nhà báo và Sở Văn hoá Quảng Ninh tổ chức tại Nhà Bảo tàng Bạch Đằng Yên Hưng sẽ tạo ra một trung tâm hoạt động văn hoá, thông tin phong phú và đa dạng, là hoạt động mừng Đảng mừng xuân, mừng đất nước đổi mới.

Lê Sơn – Trưởng phòng VHTT

Chơi Và Nuôi Chim Sơn Ca

Chim sơn ca là loài chim nhỏ sống trên mặt đất, thường có giọng hót mê hoặc và kiểu bay liệng kì dị. Như nhiều loài chim sống trên mặt đất khác, phần lớn các loài sơn ca có các vuốt chân sau dài, được người ta coi là giúp chúng ổn định hơn khi đứng.

Chim sơn ca có kích thước bé bằng chim sẻ. Giò của sơn ca phủ vảy cả hai mặt trước, sau (dưới kính lúp). Cạnh sau của giò tròn mà không sắc như những họ khác thuộc bộ sẻ. Giò và ngón chân có cấu tạo thích nghi với môi trường sống dưới đất. Giò khá dài, khoẻ, móng chân ở móng cái thường dài và thẳng. Mỏ hình chóp, mép mỏ trên và dưới trơn, mút mỏ trên có vết lõm. Cánh dài, nhọn có 9 hay 10 lông cánh sơ cấp. Đuôi có 12 lông. Bộ lông thường xỉn, màu nâu hung hay nâu, rất khó phân biệt với đất và cỏ khô. Chim đực, cái có bộ lông giống nhau hay hơi khác nhau. Các lông gáy thường dựng lên thành mào lông ngắn. Thức ăn chính là côn trùng và hạt cỏ dại. Làm tổ trên mặt đất trong các bụi cỏ. Mỗi lứa đẻ 3 – 5 trứng. Thời gian ấp trứng từ 12 – 16 ngày. Họ này phân bố rộng trên thế giới gồm 47 loài.

Chim sơn ca là loài chim có tập quán sinh hoạt dưới mặt đất là chính (không thể đậu và chuyền trên cành cây).

Có thể nói là cả 3 miền của Việt Nam đều có chim sơn ca nhưng hay nhất thì có sơn ca tại Bãi Cháy (Quảng Ninh): vừa lớn con, đẹp, giọng hót thì tuyệt; sơn ca Huế: lớn con, lông màu vàng nghệ, trán nổi vân; sơn ca Đà Nẵng: vân khía hót cũng hay; sơn ca Bà Điểm, Long Thành: hơi nhỏ con, màu lông tối, rất nhát, nuôi lâu dạn nhưng hót cũng tương đối hay.

Phần lớn các loài sơn ca có vẻ ngoài kém nổi bật. Chúng ăn sâu bọ và hạt. Chim sơn ca là biểu tượng cho hạnh phúc, hy vọng, may mắn, tự do, niềm vui, tính sáng tạo và ngày mới. Chim sơn ca từ trước đến nay đã được các nhạc sĩ, văn sĩ đưa vào trong âm nhạc và văn học như một hình tượng của sự trong trẻo, thanh khiết, tự do, hạnh phúc và tuổi trẻ.

Chim sơn ca có giọng hót rất tuyệt vời, liên thanh không đứt đoạn. Bay cao trên trời xanh vang vọng thánh thót, lưng lửng chân trời văng vẳng gió đưa, là đà trên ngọn cỏ ríu rít líu lo, chạy nhảy trên mặt đất rì rào êm dịu… Vũ điệu cũng không kém phần hấp dẫn – tung mình thẳng cao mất hút trên tròi cao, chỉ còn thấy một chấm đen nho nhỏ với tiếng hót vang vang, rồi từ từ hạ dần xuất hiện rõ nguyên hình, chập chập vỗ liên hồi cánh, lơ lửng lưng trời giữ yên một chỗ vang vọng tiếng hót, lại chao liệng xuống lướt ngang ngọn cỏ thanh thanh giọng hót, đứng trên gò đất phong phóng giọng sơn đồng, chạy dài trên đất líu lo líu rít. Chính nhò những đặc điểm trên mà hiện nay nuôi chim sơn ca làm cảnh đã trở thành một thú chơi tao nhã được mọi người ưa chuộng.

Lựa chọn chim sơn ca

Thường những người nuôi chim sơn ca chọn chim non để nuôi, chim già rất khó thuần hóa. Khi chim non mang về nuôi ta nên chọn cho đúng chim trống. Chim Sơn ca trống và mái có màu lông khá giống nhau vì thế khó phân biệt. Theo kinh nghiệm của một số người chơi chim sơn ca lâu năm thì chim trống có đầu, ngực và vai to hơn chim mái. Lông ở lườn chim trống nhiều hơn (vì chim mái trong mùa đẻ rụng bớt các lông tơ ở lườn để ấp trứng), ở ngực sơn ca trống, lông thường chẻ đôi. Lúc đi lại, nhảy nhót, chim sơn ca trống thường “thò lên thụt xuống” (nghĩa là nó cứ đi một hai bước thì đầu nó lại thò lên thụt xuống) và phát ra tiếng kêu “tít tít, cheo cheo” khá trong trẻo, gần giống tiếng hót. Trong khi đó chim mái thì phát ra những tiếng “xèo xèo” rè và đục hơn. Ta nhốt một vài chim non trong lồng khi đập tay vào chim trông thường ngóc đầu và phóng lên, còn chim mái thì chúi đầu xuống tỷ lệ này có thể đạt 80%.

Ngoài ra, để chọn chim trống, khi mua hãy banh nhỏ miệng chim sơn ca ra, con nào có từ 3 – 5 chấm đen trên lưỡi thì khả năng là chim trống đến 90%.

Cũng có thể chọn chim theo vùng. Theo kinh nghiệm của những người nuôi chim sơn ca thì sơn ca Huế và sơn ca Quảng Ninh có màu lông hung đỏ và có giọng hót rất hay, khi thuần dưỡng được nhiều mùa thì chim càng sung mãn và hót nhiều hơn.

Lồng nuôi sơn ca

Nuôi chim sơn ca phải có lồng cao, đáy chắc chắn đựng cát, nấm để chim đứng. Nấm thì chọn nấm có mấy nấc để tập cho sơn ca đứng lên nấm. Sơn ca cần lồng cao để thăng cao, múa dễ dàng. Chim sơn ca bổi mới mua về cho vào lồng thấp (khoảng 70cm cao) có nấm thấp.

Chim đã thuộc thì tìm lồng cao khoảng 1,2m, nấm khoảng 15cm là vừa, nếu có sơn ca mà thăng được (vừa bay vừa hót) thì cũng xứng đáng để cho nó ở trong lồng 2m vì nếu lồng thấp hơn, sơn ca bay mà đụng nóc thì sau vài lần là chúng sẽ không bay thăng nữa và chỉ đứng trên nấm mà hót thôi.

Thức ăn cho sơn ca

Có thể cho sơn ca ăn những loại thức ăn sau:

– Kê bóc vỏ trộn lòng đỏ trứng gà

– Gạo (tấm) + lòng đỏ trứng gà + bột nhộng tằm + tép

– Rau xà lách, cà rốt, dưa chuột, mướp đắng…

– Cho ăn bổ sung: châu chấu…

Chế biến thức ăn: Tôm tươi rang cho hết nước, phơi khô rồi cho vào máy xay sinh tổ xay nhuyễn, kê bóc vỏ, rang cho thơm, cứ 1kg kê cho 10 lòng đỏ trứng gà, 3 trứng còn nguyên lòng trắng, 0.5kg tôm (tính theo trọng lượng tươi) đã xay nhuyễn rồi trộn đều, sau đó phơi vài nắng và rang cho chín. Nếu có điều kiện thêm khoảng 1/2 muỗng cà phê premix loại cho gà. Với cách này có thể để khoảng 3 tháng mà không bị mốc.

Chim sơn ca cũng như nhiều loài chim khác, việc thay đổi loại cám ăn đột ngột có thể khiến chúng bỏ ăn, cơ thể kém ổn định, không căng và có khi còn suy yếu, thay lông bất thường. Vì vậy bạn nên tránh việc này, nếu muốn thay một loại cám có chất lượng tốt hơn loại cám chim đã ăn quen thì cần phải thay đổi từ từ để chúng không bị sốc.

Cho chim ăn thêm cào cào non (không cho ăn sâu, kể cả sâu khô và sâu tươi) vì nếu không, chim sẽ bị xoăn lông, phải đến mùa thay lông năm sau mới hết. Lúc Sơn ca căng lửa, các bạn có thể cho ăn vài con sâu tươi cũng được nhưng chỉ thời gian căng lửa thôi. Sơn ca nuôi trong lồng, nên treo nang (mai) mực cho chim ăn để mài mỏ và để cung cấp khoáng canxi.

Tắm cho sơn ca

Chim sơn ca không tắm bằng nước mà chúng tắm bằng cát. Mỗi tuần nên thay cát cho chim 1 lần (nếu không thì 2 tuần 1 lần cũng được). Cát cho chim tắm nên dùng cát biển mịn, có thể dùng cát xây dựng nhưng phải thay thường xuyên hơn nếu không muốn chim bị rận. Khi thay cát, bạn dùng 2 lồng để sát cửa và lùa chim qua, tránh dùng tay bắt vì chim sẽ trở nên nhút nhát.

Để sơn ca hót hay

Để nghe sơn ca non hót, bạn phải mất một thời gian nuôi, phải qua một kỳ thay lông, thay lồng, thường phải 5 – 7 tháng với điều kiện bạn phải chọn đúng chim trống. Có nhiều con đúng chim trống nhưng chậm hót, chế độ chăm chưa thích hợp cũng phải nuôi vài tháng mới bắt đầu hót. Tóm lại, nuôi sơn ca, chúng ta nên kiên trì. Sơn ca nuôi rất khó, bình quân nuôi một bầy khoảng 30 con chim non thì sau 6 tháng chỉ lựa lại được khoảng 5 – 6 con, 5 – 6 con này nuôi khoảng 4 – 6 tháng nữa thì bắt đầu hót, nếu có chim lớn, hay thì khoảng 10 tháng là hót tương đối. Theo kinh nghiệm của một số người chơi sơn ca thì nếu muốn có được một con chim hay, bạn nên mua 5 – 10 con chim non về nuôi tập thể, sau đó chọn lựa ra (nuôi càng nhiều tỷ lệ chọn lựa được chim hay càng nhiều). Với sơn ca Huế tỷ lệ nuôi thành công cao hơn.

Trong thiên nhiên chim sơn ca thường hót vào chiều mát (4 – 5 giờ chiều), chim thường bay vút lên cao rồi dang cánh, vừa hót vừa hạ xuống, rồi lại tiếp tục bay lên… Chơi chim sơn ca tương đối khó, thời gian tính bằng năm chứ không thể một sớm một chiều mà nghe chim hót được.

Chim sơn ca tương đối dạn, nuôi chim mộc già nó vẫn hót như bình thường. Tuy nhiên thời gian đầu sẽ vất vả hơn, nếu bạn có những hành động đột ngột, ảnh hưởng tới chim thì chim sẽ nhảy loạn xạ, dễ bị hỏng móng hậu. Với chim mộc già, việc luyện cho chim ăn cám cũng lâu và khó hơn. Nhiều loài chim khi bị bắt vào lồng vẫn ăn cám nhưng ăn dè dặt, sau đó suy yếu dần mà chết. Vì vậy, nếu mới bắt đầu nuôi sơn ca thì tốt nhất nên nuôi chim non và lựa ra những con hay để giữ lại.

Sơn ca đòi hỏi nhà đủ rộng, đủ nắng gió (thường thì một ngày, chim cần phơi nắng khoảng 6 giờ, những người chơi sơn ca thường phơi nắng cho chim từ sáng sớm qua hơn 12 giờ trưa). Thời gian phơi nắng càng lâu thì chim càng mau lên, tuy nhiên bạn phải tập từ từ, vì nếu chim chưa quen, sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của chúng, và có thể chúng sẽ chết.

Nói về hình thức, một con chim sơn ca đẹp trên người phải có đốm. Về giọng hót, đòi hỏi phải luyến láy, đổi giọng liên tục từ thấp đến cao rồi lại từ cao xuống thấp, mỗi lần hót phải kéo dài ít nhất 30 hồi. Nhiều người nói rằng, chim sơn ca cứ căng là nó lên nấm hót nhưng chưa hẳn như thế, những con sơn ca hay đều lên nấm hót, vừa hót vừa búng cánh như chuẩn bị bay lên, trông rất đẹp mắt. Tuy nhiên, có những con sơn ca chỉ hót dưới nền cát. Sơn ca có thể hót từ 5 giờ sáng đến 7 giờ tối (mùa hè), cứ hót rồi lại nghỉ liên tục. Đó là điểm khác biệt so với nhiều loài chim khác.

Có được một con sơn ca thăng là rất quý. Tiêu chuẩn đầu tiên của con sơn ca thăng là khi bốc mình bay lên, nó phải dừng lại ở đỉnh lồng, bay vòng quanh, vừa bay vừa líu ríu hót, còn nếu chỉ tung mình lên rồi hạ xuống ngay là chưa được.

Để thưởng thức hết giọng hót của sơn ca, rất cần không gian yên tĩnh, không bị lẫn quá nhiều tạp âm. Vì vậy, những người chơi sơn ca sành ít khi chơi chung với các loại chim hót khác như họa mi, chích chòe, khướu, đặc biệt là yến hót, vì nếu nuôi yến chung với sơn ca thì chắc chắn chim sẽ bị lai giọng.

Nuôi chim sơn ca ít ai nuôi 1 – 2 con vì nó không sung cũng như khó luyện, nếu nuôi ít phải chịu khó đi dợt chim. Người tâ thường nuôi khoảng 5 – 6 con trở lên.

Phòng trị bệnh cho sơn ca Bệnh tiêu chảy

Sơn ca rất ít khi bị tiêu chảy, nhưng do khẩu phần ăn không hợp lý nên sinh ra. Triệu chứng chim bị tiêu chảy là phân dính vào đít, phân nhão.

Để điều trị bệnh cần:

Hạn chế mồi tươi, cám dư thừa chất.

Kiểm tra thức ăn có mốc, có mùi không.

Thay cám và nước thường xuyên.

Cho viên vitamin B1 vào cám hoặc vào cóng nước.

Tìm bông hoa cỏ may (buộc thành túm sát nan lồng) cho chim tuốt ăn.

Thú Nuôi Chim Cảnh Của Người Quảng Yên

TX Quảng Yên có gần 200 người nuôi chim cảnh. Có người chỉ bỏ ra ít tiền, nhưng có người lại chi hàng tỷ đồng mới thoả mãn niềm đam mê của mình. Dù phiêu bạt ở nơi nào (kể cả ở nước ngoài) người nuôi chim cảnh ở Quảng Yên cũng khó bỏ được thú vui của mình, họ vẫn tìm cách hướng về quê nhà, để thoả mãn đam mê ấy, vì nó đã ngấm vào máu thịt của họ.

Thú vui nhất của ông Bùi Duy Đạt là được ngồi thả hồn nghe chim hót.

Thú vui tiền tỷ

Giới nuôi chim cảnh ở TX Quảng Yên hầu như ai cũng biết ông Bùi Duy Đạt ở phường Quảng Yên, là dân sành chơi chim. “Gia tài” của ông là 350 lồng chim với gần 400 con chim đủ loại như: Sơn ca, chích choè, chào mào, cu gáy, vành khuyên… Căn nhà ông Đạt bám mặt phố điểm gần chợ Rừng, vợ chồng ông mở bán hàng tạp hoá. Gian hàng chật chội, ai muốn vào nhà ông phải lách nghiêng người. Chỗ làm ăn thì hẹp, nhưng ông Đạt dành hẳn một khoảng rộng rãi chừng hơn 80m2 ngay phía sau gian bán hàng chỉ để đặt các lồng chim. Nhà ông cao 3 tầng, tầng nào cũng có chim và lúc nào cũng vang tiếng chim hót với đủ loại giọng thanh thanh của chim sơn ca hay hoạ mi, trầm trầm đều đều của chim cu gáy, thánh thót của chim chào mào, chanh chua tiếng chích choè…

Với con người, ai nhiều tiền của thì thường ở nhà cao cửa rộng, anh nghèo thì ở trong căn nhà thấp bé, nhưng với chim thì chuyện “sang hèn” được đánh giá từ giọng hót. Chẳng vậy mà những chú sơn ca có giọng trong trẻo, nhưng chỉ nhỏ bằng con chim sẻ lại được ông Đạt nhốt trong những chiếc lồng rộng và cao, có cái gần 3m. Cũng một phần do loài chim này có đặc tính bay cao mới hót, lồng càng cao, chim càng hót nhiều. Thế nhưng, chim cu gáy to chẳng kém gì con bồ câu suốt ngày “gù gù” thì ở cái lồng chật chội chỉ nhỉnh hơn cái giỏ đựng cua, con chim muốn xoay xở cũng khó. Chỉ riêng những cái lồng chim cũng ngốn đi của ông Đạt khoản tiền không hề nhỏ. Ông bảo: “Lồng chim sơn ca trung bình là 5 triệu đồng/lồng, có cái chục triệu”. Còn toàn bộ “gia tài” chim cảnh của ông Đạt nhẩm qua cũng hơn 1 tỷ đồng. Ông cho biết: “Những con chim sơn ca có giọng hót hay có thể có giá lên tới 30 triệu đồng, nhẹ cũng tiền triệu. Đôi khi cũng có con giá chỉ vài trăm nghìn đồng nhưng hót dở lắm, loại chim này dành cho những anh mới vào nghề chơi”.

Tuy nhiên, chi phí ông Đạt bỏ ra để nuôi cái thú chơi này cũng không phải là nhỏ. Người ta vẫn có câu “Ăn như chim” để chỉ những người khảnh ăn, không tốn kém về ăn uống, nhưng với ông Đạt thì khác, chỉ riêng tiền thức ăn cho chim lẫn thuê người quét dọn và cho chim ăn hàng ngày cũng ngốn đi của ông hơn 200 triệu đồng/năm. Vì chỉ tính sơ qua mỗi con chim ăn 1.500 đồng/ngày, thì gần 400 con chim cũng đã hết khoảng 600.000 đồng/ngày. Ông Đạt cười xoà: “Mỗi người một thú vui, người ta bỏ ra hàng tỷ đồng để mua xe hơi cũng chỉ là để chơi, vậy cớ sao tôi lại không bỏ ra tiền tỷ để chơi chim. Anh chơi xe hơi suốt ngày rông trên đường hay bị vợ con cằn nhằn, còn người nuôi chim thì hạnh phúc gia đình lúc nào cũng “OK”, vì ở nhà cả ngày, vợ dễ quản lý. Với lại, các cụ đã nói rồi, “Nuôi chim dưỡng chí, nuôi cây dưỡng đức, nuôi cá dưỡng thần” mà…”. Bỏ nhiều tiền nuôi chim như vậy, nhưng cái ông Đạt có được chỉ là hàng ngày ngồi uống chè, hay nhâm nhi ly cà phê rồi ngồi nghe chim hót. Thỉnh thoảng cũng có người đến mua chim cảnh, nhưng ông cũng chỉ bán ít con để lấy tiền trang trải thức ăn cho chim, còn thì ông muốn giữ lại cả để thoả thú vui “dưỡng chí”.

Lồng chim lớn nhỏ “sang hèn” phụ thuộc vào đặc tính và giọng hót của chim.

Dù đi đâu vẫn giữ nghề

Người dân Đồ Sơn (Hải Phòng) có câu “Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám chọi trâu thì về…”. Người nuôi chim cảnh ở Quảng Yên không có ngày tháng cụ thể để hẹn nhau, nhưng hầu như ai đã từng ham nghề nuôi chim, thì dù đi đâu người ta vẫn tìm cách hướng về quê nhà. Giới nuôi chim hoạ mi ở Cẩm Phả rất tôn sùng ông Nguyễn Văn Nhung là người lâu năm nuôi chim cảnh, họ gọi ông là cụ Nhung một cách rất trân trọng. Ông Nhung có gốc gác ở xã Hiệp Hoà (TX Quảng Yên). Ông ra TP Cẩm Phả sinh sống từ thời chống Pháp, hiện đã hơn 80 tuổi. Bây giờ, ông sống trong ngôi nhà trên đồi cao thuộc tổ 3, khu Lán Ga, phường Cẩm Đông, TP Cẩm Phả. Ông chơi chim từ khi còn là cậu bé, mấy chục năm trôi qua mà cái “máu” nuôi chim cảnh trong ông vẫn vẹn nguyên như ngày nào. Lúc còn khoẻ mạnh, ông vẫn thường về Quảng Yên giao lưu với giới chơi chim nên hầu như những người nuôi chim ở Quảng Yên đều biết đến ông. Ông Nhung kể: “Thời chiến tranh chống Mỹ, Cẩm Phả là một trong những trọng điểm bắn phá ác liệt của máy bay Mỹ. Tôi lưng cõng con, tay xách lồng chim cùng vợ đi sơ tán ở Núi Dê (thuộc phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả). Mỹ thả bom dữ dội, mùi khói bom khét cả mặt đất. Có người thấy tôi hàng ngày chăm sóc chim thì nói đổng: “Chết đến nơi còn nuôi chim, thân không biết có lo được không mà…”. Vốn tính hay tự ái lại không thích ai nói động đến con chim của mình, ông Nhung quyết định tay xách lồng chim, lưng cõng con cùng vợ rời điểm sơ tán Núi Dê đến đồi Khe Sim (cũng thuộc phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả) rồi tự dựng lán, đào hầm tránh máy bay. Lần hồi, ông Nhung cùng vợ con sống kham khổ cho qua những ngày tháng chiến tranh ác liệt, quyết giữ cho được cái nghề nuôi chim của mình. Ông Nhung là người đầu tiên thành lập Hội chơi chim cảnh Cẩm Phả. Dẫu đã sinh sống hàng mấy chục năm ở thành phố vùng than rồi, nhưng cái máu chơi chim cảnh trong con người ông không mất đi được.

Những người đem được cái thú vui nuôi chim đi truyền bá ở vùng đất khác như ông Nhung có rất ít, nhiều người cũng đã xa quê hương nhưng không phát triển được nghề nuôi chim nơi đất khách thì tìm cách về quê. Ông Đạt (người có 350 lồng chim) có anh trai là Bùi Duy Khánh cũng rất thích chơi chim. Ông Khánh đã lên định cư ở TP Hà Nội vài chục năm, nghe nói ông làm ăn tốt lắm. Suốt ngày bận rộn nhưng khi được về hưu rảnh rỗi là ông lại về ngay Quảng Yên rồi ham vui với nghề nuôi chim cảnh. Thỉnh thoảng ông Khánh mới quay về Hà Nội thăm vợ con, theo ông Khánh nuôi chim cảnh phải có bạn đồng nghề mới vui. Ở phường Quảng Yên có anh Nguyễn Văn Đức đã từng định cư ở bên Nga, làm ăn phát đạt. Vậy mà anh lại quyết định từ giã mảnh đất mà nhiều người hái ra tiền để trở về Quảng Yên, chỉ vì ở bên Nga, anh Đức không thoả mãn được cái thú nuôi chim cảnh, vì cái nghề này bên nước bạn không khuyến khích lắm. Anh Đức trở về Quảng Yên mở hàng bán lặt vặt, rồi dành gần hết số tiền kiếm được ở Nga vào 50 lồng chim cảnh của mình. Ngay ở gian khách, ngoài những đồ dùng đắt tiền, anh Đức còn để ngất ngưởng 2 lồng chim cao gần chạm trần nhà. Anh bảo: “Mỗi lồng có chim cũng đáng giá hơn chục triệu. Vậy là còn đắt hơn đầy thứ vật dụng trong nhà như ti vi, tủ lạnh, hay giường tủ”. Bỏ ra hàng trăm triệu để đổ vào thú chơi mà không mấy hy vọng gì vào lợi nhuận, nhưng anh Đức vẫn bảo rằng nghề chơi chim của anh vẫn chỉ xếp vào bậc “đàn em”, bởi còn nhiều người ở Quảng Yên còn đẳng cấp hơn anh nhiều.

Vậy là dù đi đâu, cái nghề và thú nuôi chim cảnh vẫn níu kéo người Quảng Yên về với đất Quảng Yên. Dẫu cuộc sống có nhiều thay đổi, nhưng với người nuôi chim cảnh vẫn khó tìm được thú vui nào khác thay thế niềm đam mê từ lâu của mình.

Công Thành

Tuần 21. Chim Sơn Ca Và Bông Cúc Trắng

TRƯỜNG TIỂU HỌC BẾN THỦY- TP VINHCHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNGTẬP ĐỌC – LỚP 2DGiáo viên: Hoàng Thị LợiThứ hai, ngày 27 tháng 4 năm 2023Tập đọc:

– HS chuẩn bị: Sách Tiếng Việt, Bút chìNỘI QUY PHÒNG HỌC1- Tất cả học sinh tắt mic để lớp học trật tự.2- Khi cô giáo mời bạn nào phát biểu bạn đó mới bật mic.3- Khi bạn đọc thì yêu cầu các bạn theo dõi vào sách Tiếng Việt.Chim sơn ca và bông cúc trắng

Thứ hai, ngày 27 tháng 4 năm 2023Tập đọc1. Bên bờ rào, giữa đám cỏ dại, có bông cúc trắng. Một chú sơn ca sà xuống, hót rằng: – Cúc ơi! Cúc xinh xắn làm sao! Cúc sung sướng khôn tả. Chim véo von mãi rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm.Chim sơn ca và bông cúc trắng2. Nhưng sáng hôm sau, khi vừa xòe cánh đón bình minh, bông cúc đã nghe thấy tiếng sơn ca buồn thảm. Thì ra, sơn ca đã bị nhốt trong lồng. Bông cúc muốn cứu chim nhưng chẳng làm gì được.3. Bỗng có hai cậu bé đi vào vườn, cắt cả đám cỏ lẫn bông cúc đem về bỏ vào lồng sơn ca. Con chim bị cầm tù, họng khô bỏng vì khát, rúc mỏ vặt đám cỏ ẩm ướt. Cúc tỏa hương thơm ngào ngạt an ủi chim. Sơn ca dù khát, phải vặt hết nắm cỏ, vẫn không đụng đến bông hoa. Tối rồi, chẳng ai cho con chim khốn khổ một giọt nước. Đêm ấy, sơn ca lìa đời. Bông cúc héo lả đi vì thương xót.4. Sáng hôm sau, thấy sơn ca đã chết, hai cậu bé đặt con chim vào một chiếc hộp rất đẹp và chôn cất thật long trọng. Tội nghiệp con chim ! Khi nó còn sống và ca hát, các cậu đã để mặc nó chết vì đói khát. Còn bông hoa, giá các cậu đừng ngắt nó thì hôm nay chắc nó vẫn đang tắm nắng mặt trời.

Thứ hai, ngày 27 tháng 4 năm 2023Tập đọc

Chim sơn ca và bông cúc trắng Hoạt động1: Luyện đọc

Thứ hai, ngày 27 tháng 4 năm 2023Tập đọc

Luyện đọc Tìm hiểu bài*Luyện đọc câu*Từ khó :

Chim sơn ca và bông cúc trắng

Thứ hai, ngày 27 tháng 4 năm 2023Tập đọcChim sơn ca và bông cúc trắng

Luyện đọc Tìm hiểu bài*Luyện đọc đoạn

Đoạn 1: Bên bờ rào……… bầu trời xanh thẳm.Đoạn 2: Nhưng sáng hôm sau……. chẳng làm gì được.Đoạn 3: Bỗng có hai câu bé ………vì thương xót.Đoạn 4: Sáng hôm sau,…………tắm nắng mặt trời.Thứ hai, ngày 27 tháng 4 năm 2023Tập đọc Chim sơn ca và bông cúc trắng Luyện đọc Tìm hiểu bài *Từ khó: *Từ mới:

Thứ hai, ngày 27 tháng 4 năm 2023Tập đọcChim sơn ca và bông cúc trắng

Luyện đọc Tìm hiểu bài *Từ khó: *Từ mới:

sơn ca, sơn ca (chiền chiện): loài chim nhỏ hơn chim sẻ, hót rất hay; khi hót thường bay bổng lên cao

Thứ hai, ngày 27 tháng 4 năm 2023Tập đọcChim sơn ca và bông cúc trắng

Luyện đọc Tìm hiểu bài *Từ khó: *Từ mới: sơn ca,

khôn tả: không tả nổi

Véo von, véo von: (âm thanh) cao, trong trẻo.

Thứ hai, ngày 27 tháng 4 năm 2023Tập đọcChim sơn ca và bông cúc trắng

Luyện đọc Tìm hiểu bài *Từ khó: *Từ mới: sơn ca, khôn tả, véo von,

*Câu dài:

bình minhbình minh: lúc mặt trời mới mọc

Thứ hai, ngày 27 tháng 4 năm 2023Tập đọcChim sơn ca và bông cúc trắng

Luyện đọc Tìm hiểu bài *Từ khó: *Từ mới: sơn ca, khôn tả, véo von, bình minh,

Thứ hai, ngày 27 tháng 4 năm 2023Tập đọcChim sơn ca và bông cúc trắng

Luyện đọc Tìm hiểu bài *Từ khó: *Từ mới: sơn ca, khôn tả, véo von,bình minh,cầm tù,

long trọnglong trọng: đầy đủ nghi lễ, rất trang nghiêm.

Thứ hai, ngày 27 tháng 4 năm 2023Tập đọcChim sơn ca và bông cúc trắng

Luyện đọc Tìm hiểu bài *Từ khó: *Từ mới: sơn ca, khôn tả, véo von, bình minh, cầm tù, long trọng*Câu dài:

Thứ hai, ngày 27 tháng 4 năm 2023Tập đọcChim sơn ca và bông cúc trắng Luyện đọc Tìm hiểu bài

*Câu dài:

Còn bông hoa, giá các cậu đừng ngắt nó thì hôm nay chắc nó vẫn đang tắm nắng mặt trời.Chim sơn ca và bông cúc trắng1. Bên bờ rào, giữa đám cỏ dại, có bông cúc trắng. Một chú sơn ca sà xuống, hót rằng: – Cúc ơi! Cúc xinh xắn làm sao! Cúc sung sướng khôn tả. Chim véo von mãi rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm.2. Nhưng sáng hôm sau, khi vừa xòe cánh đón bình minh, bông cúc đã nghe thấy tiếng sơn ca buồn thảm. Thì ra, sơn ca đã bị nhốt trong lồng. Bông cúc muốn cứu chim nhưng chẳng làm gì được.3. Bỗng có hai cậu bé đi vào vườn, cắt cả đám cỏ lẫn bông cúc đem về bỏ vào lồng sơn ca. Con chim bị cầm tù, họng khô bỏng vì khát, rúc mỏ vặt đám cỏ ẩm ướt. Cúc tỏa hương thơm ngào ngạt an ủi chim. Sơn ca dù khát, phải vặt hết nắm cỏ, vẫn không đụng đến bông hoa. Tối rồi, chẳng ai cho con chim khốn khổ một giọt nước. Đêm ấy, sơn ca lìa đời. Bông cúc héo lả đi vì thương xót.4. Sáng hôm sau, thấy sơn ca đã chết, hai cậu bé đặt con chim vào một chiếc hộp rất đẹp và chôn cất thật long trọng. Tội nghiệp con chim ! Khi nó còn sống và ca hát, các cậu đã để mặc nó chết vì đói khát. Còn bông hoa, giá các cậu đừng ngắt nó thì hôm nay chắc nó vẫn đang tắm nắng mặt trời.Theo AN-ĐÉC-XEN(Nguyễn Văn Hải, Vũ Minh Toàn dịch) Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 1. Bên bờ rào, giữa đám cỏ dại, có bông cúc trắng. Một chú sơn ca sà xuống hót rằng: – Cúc ơi ! Cúc xinh xắn làm sao! – Cúc sung sướng khôn tả. Chim véo von mãi rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm.1/ Trước khi bị bỏ vào lồng chim và hoa sống thế nào?– Chim sơn ca tự do bay nhảy, hót véo von, sống trong một thế giới rộng lớn là cả bầu trời xanh thẳm.– Cúc sống tự do bên bờ rào, giữa đám cỏ dại, tươi tắn và xinh xắn.2. Nhưng sáng hôm sau , khi vừa xòe cánh đón bình minh, bông cúc đã nghe thấy tiếng sơn ca buồn thảm. Thì ra, sơn ca đã bị nhốt trong lồng. Bông cúc muốn cứu chim nhưng chẳng làm gì được.

2/ Vì sao tiếng hót của chim trở nên buồn thảm? – Vì chim bị bắt, bị nhốt trong lồng.3. Bỗng có hai cậu bé đi vào vườn, cắt cả đám cỏ lẫn bông cúc đem về bỏ vào lồng sơn ca. Con chim bị câm tù, họng khô bỏng vì khát, rúc mỏ vặt đám cỏ ẩm ướt. Cúc tỏa hương thơm ngào ngạt an ủi chim. Sơn ca dù khát , phải vặt hết nắm cỏ, vẫn không đụng đến bông hoa. Tối rồi, chẳng ai cho con chim khốn chổ một giọt nước. Đêm ấy, sơn ca lìa đời. Bông cúc héo lả đi vì thương xót.3/ Điều gì cho thấy các cậu bé rất vô tình đối với chim, đối với hoa?– Đối với chim: nhốt chim vào lồng nhưng lại vô ý để chim chết vi đói khát.– Đối với hoa: cầm dao cắt cả đám cỏ lẫn bông cúc bỏ vào lồng sơn ca.4. Sáng hôm sau, thấy sơn ca đã chết, hai cậu bé đặt con chim vào chiếc hộp rất đẹp và chôn cất thật long trọng .Tội nghiệp con chim ! Khi nó còn sống và ca hát , các cậu đã để mặc nó chết vì đói khát . Còn bông hoa, giá các cậu đừng ngắt nó thì hôm nay chắc nó đang tắm nắng mặt trời.4/ Hành động của các cậu bé gây ra chuyện gì đau lòng?– Sơn ca chết rũ, bông cúc héo tàn5/ Em muốn nói gì với các cậu bé? Đừng bắt chim, đừng hái hoa, hãy để cho chim được tự do bay lượn, ca hát. Hãy để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời.6. Từ câu chuyên, em rút ra bài học gì? Hãy bảo vệ chim chóc, bảo vệ các loài hoa vì chúng làm cho cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp. Đừng đối xử với thiên nhiên vô tình như các cậu bé trong câu chuyện này. Câu chuyện khuyên ta có ý thức bảo vệ chim chóc, bảo vệ các loài hoa vì chúng làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp.Nội dung:

1.Tại sao cần bảo vệ chim và hoa? Chim và hoa là những loài vật có ích, chúng giúp cho cuộc sống con người ngày trở nên tốt đẹp hơn.Chúng ta cần phải phê phán về hành động sai trái đó để góp phần bảo vệ loài vật. 2. Khi thấy người khác phá hoại chim và hoa chúng ta cần làm gì? Hoạt động3: Luyện đọc lại Giọng đọc Đoạn 1: giọng vui tươiĐoạn 2,3: giọng hơi buồnĐoạn 4: giọng trách móc

Nhấn giọng các từ: sà xuống, véo von, buồn thảm, cầm tù, ngào ngạt, héo lả, thương xót, long trọng.Kính chào tạm biệt Hẹn gặp lại

Cập nhật thông tin chi tiết về Mùa Xuân Với Cùng Thú Thưởng Ngoạn Chim Sơn Ca Và Địa Lan Yên Tử trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!