Xu Hướng 6/2023 # Mùa Thay Lông Của Chim Khướu # Top 7 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Mùa Thay Lông Của Chim Khướu # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Mùa Thay Lông Của Chim Khướu được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chim nuôi trong lồng, mùa thay lông của chim Khướu không nhất thiết trùng hợp với chim sống ngoài trời. Có chim thay lông rất sỏm, vừa đổ mưa đă thay lông, nhưng cũng có chim thay trễ.

Mỗi năm chim chóc có một mùa thay lông. Với chim sống ngoài hoang dã thì mùa thay lông này đến sau mùa sinh sản của chúng, nghĩa là vào khoảng tháng sáu, tháng bảy âm lịch trở đi. Con chim bắt đầu thay lông đến khi có bộ lông mới phải mất một thời gian từ hai đến ba tháng. Sống ngoài trời, dù đang thay lông chim Khướu vẫn đủ sức đi kiếm ăn, mặc dầu sức khỏe của nó cũng có phần sút kém.

Sự thay lông bình thường, sớm hay trễ đối với chim nuôi là tùy vào sức khỏe của mỗi con. Chim không được sung thì thay lông sớm, chim khỏe mạnh thay lông trễ hơn.

Con Khướu khi thay lông có trường hợp trông thảm hại như những chim khác: lớp lông cũ khô khốc bắt đầu rụng từ từ, cũng từ phần đầu xuống tới phần thân, rồi đến đuôi và cánh. Những lông cũ nào rụng trước thì nơi đó lớp lông mới được bung ra, nên dù thay lông nhưng trông bộ lông chim không đến nỗi xơ xác. Chỉ có phần đuôi, đôi khi rụng đến vài ba chiếc một lần, nên trông con Khướu có vẻ tàn lạ. Nhưng kinh nghiệm cho thấy chim nào lớp lông cũ rụng nhanh thì lớp lông mới ra nhanh, giúp thời gian thay lông của nó rút ngắn lại, không kéo dài ngày đến vài ba tháng như những chim khác.

Trong thời gian thay lông, chim phải sống trong tình trạng suy yếu sức khỏe, coi như đó là một cơn bệnh nặng mà năm nào chim cũng phải trải qua một lần, đến nỗi đình trệ tất cả mọì sinh hoạt hằng ngày, kể cả ăn uổng, ca hót…

Vì vậy, khi con chim thay lông xong, chủ nuôi nào cũng tỏ ý mừng dùm cho nó. Mà nói đúng ra cũng… mừng luôn cho mình, vì khi con chim đã có bộ lông mướt mát thì sự chăm sóc cho nó bớt đi nhiều công sức.

Như quí vị đã biết, nuôi chim thay lông là cả một sự vấl vả mệt nhọc, kóo dài hai ba tháng trường. Vì nếu chểnh mảng một chút, con chim quí có thể chết lúc nào không hay. Nào là thức ăn phải bổ dưỡng, nào là sưởi nắng rồi tắm nước ấm, nào là phải trùm áo lồng cho chim được yên tĩnh mà ngơi nghỉ nhiều giờ…

Con Khướu trông bề ngoài thấy mạnh, nhung nó cũng dễ chết! Có nhiều con đang thời kỳ thay lông vẫn hót, thế nhưng nó suy lúc nào mình cũng không hay. Vì vậy khi phát giác con chim hót yếu, hoặc bỏ hót một vài ngày thì đó là lúc… vô phương cứu chữa! Con chim lúc này chỉ còn lại một túm lông, bụng nhô lưỡi hái lên cao bén như lưỡi dao cạo… Chim mà suy như vậy thì thuốc… tiên cũng không chữa nổi!

Vì vậy, sắp đến mùa chim thay lông, người nuôi chim nào cũng tỏ ra buồn chán, vì họ phải bỏ ra nhiều công sức chăm sóc cho chim, nhưng lại không được hưởng cái thú nghe chim hót, ít ra cũng mấy tháng trường…

Chăm sóc con chim đang thay lông đâu phải là việc làm quấy quá được. Vì nếu không gia công chăm sóc thì việc thay lông có thể kéo thêm dài ngày, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chim.

Khi con Khướu sắp thay bộ lông cũ thì ta thấy toàn bộ lông trên mình nó trở nên khô khốc, cũ kỹ, không còn chút tươi tắn mướt mát nào. Thế rồi sau đó mấy hôm bắt đầu thấy vài ba chiếc lông nhỏ rơi rớt dưới bố lồng, báo hiệu chim bắt đầu thay lông.

Việc đầu tiên, quí vị phủ áo lồng lại, và treo chim vào một nơi yên tĩnh nhất để chim được ngơi nghỉ độ vài ba tuần. Tất nhiên, mỗi tuần chừng vài lần vẫn cho chim tắm nắng sáng, độ nửa giờ; và tắm nước ấm… rồi lại treo chim vào nơi yên tĩnh để hạn chế sự hoạt động tối đa của nó. Trùm kín áo lồng thì chim không hót, và hạn chế sự bay nhảy.

Chim Khướu tuy lớn và mạnh, nhưng khi thay lông sức khỏe cũng suy yếu, nên cần phải được tẩm bổ thêm trứng kiến, sâu tươi, cào cào… Cứ cho chim ăn đầy đủ, được nhiều chừng nào tốt chừng nấy. Thỉnh thoảng nên tập cho Khướu ăn vài mẩu nhỏ thịt bò, nhái hay thằn lằn…

Việc trùm áo lồng lâu ngày như vậy, Khướu sẽ thay lông mau chóng, và phục hồi sức khỏe cũng mau chóng.

Nhiều nghệ nhân trong thời gian Khướu thay lông, thay vì vẫn cho ăn gạo rang trộn trứng, lại cho ăn bột đậu xanh trộn trứng, và thấy có kết quả tốt.

Bột đậu xanh trộn trứng vốn là thức ăn của chim Vành Khuyên (chim Khoen), không hợp với các loại chim hót lớn con như Chích Chòe Than, Lửa, kể cả chim Họa Mi nữa… Thế nhưng, với Khướu thì nó lại hạp.

Chỉ khi nào con Khướu khắp mình phủ bộ lông mới mướt mát, thì lúc đó mới được gọi là thay lông xong.

Sau mùa thay lông, Khướu sung sức trỏ lại, căng lửa và bắt đầu hót… Giọng của nó từ nhỏ đến lớn dần; thời gian đầu thì hót lai rai, sau siêng hót, và hót cả ngày không biết chán…

Nuôi con Khướu thay lông đâu phải là chuyện dễ dàng gì…

Thế nhưng, cỗ phải mỗi năm chim chỉ thay lông có mỗi một lần đó đâu! Ngoài việc Khướu thay lông đúng mùa ra, cũng như các loại chim rừng khác, có thể nó còn thay lông nhiều kỳ nữa. Người ta gọi đó là việc thay lông bất thường.

Thay lông bất thường thì không thay hết cả bộ lông mà chỉ thay một phần nhỏ nào đó mà thôi. Chẳng hạn vài cái lông đuôi, ít cái lông cánh, mươi cái lông vũ trên mình. Nhưng, dù sao đó cũng được tính là một kỳ thay lông, cũng làm con chim yếu ớt trong một thời gian, dài hay ngắn ngày là tùy vào sự chăm sóc nuôi dưỡng của mình có chu đáo hay không.

Nhiều người xem thường việc thay lông bất thường của chim, cho rằng chỉ rớt vài ha cái lông đâu có quan hệ gì đến sức khỏe của chim, khiến chim suy yếu dần, và khi phát giác ra thì đã muộn!

Chim thay lông hất thường, tuy nhẹ so với việc thay lông định kỳ, nhưng không thể coi thường được. Do nhẹ, mà biết chăm sóc chu đáo thì thời gian thay lông sẽ rút ngắn được rất nhiều, có thể ba bốn tuần là xong. Nhưng, nếu coi thường thì sức khỏe của chim sẽ tuột dốc đến mức thảm hại, có khi không còn cách cứu chữa nữa.

Xem thế đủ thấy, nuôi con chim sống được là một chuyện, nhưng chăm sóc cách nào cho con chim sung sức hót căng lại là một chuyện khác, và giữ gìn sức khỏe con chim được bình thường mãi cũng là chuyện không phải dễ dàng gì.

Có nhiều lý do khiến Khướu thay lông bất thường. Mà khổ thay những lý do đó khiến người nuôi vô tình không nghĩ đến:

Thay đổi thức ăn: Cũng là gạo rang trộn trứng, nhưng chủ nuôi pha trộn cách khác, nay mình pha trộn cách khác, chim cũng bị sốc, biếng ăn. Mà chim chỉ cần bỏ ăn vài ngày là suy…

Thay đổi chỗ ở: gặp môi trường sống lạ, Khướu vẫn bị sốc.

Di chuyển đường xa khiến Khướu mệt nhọc, hoảng sợ…

Do thay đổi khí hậu đột ngột.

Do lâu ngày không phơi nắng, hoặc do phơi nắng quá lâu khiến chim bị hốc nắng.

Do lâu lắm không được tắm nước.

Và còn rát nhiều lý do khác nữa… Việc thay lông bất thường có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, có thể xảy ra ngay sau khi vừa thay lông đúng mùa xong vì vậy không ai nuôi chim mà dám xem thường việc chăm sóc cho con chim cả. Tóm lại, nhiều người nuôi Khướu cứ tưởng là con Khướu mạnh, có nhiều sức khỏe để lướt qua những cú sốc thông thường, nên lơ là viẹc chăm sóc cho nó. Họ đâu ngờ rằng con chim nào cũng yếu ớt cả: chỉ nhịn khát một ngày là chết, chỉ nhịn ăn hai ngày là sức khỏe đã suy sụp, nhiều khi không cứu chữa nổi! Vì vậy, đừng thấy con chim mạnh mà ỷ y, mà coi thường. Hằng ngày nên để ý đến sức khỏe của nó, đến việc ăn uống của nó, xem có bình thường hay không. Con chim mà buổi sáng hót, buổi chiều ngưng, sức khỏe nó chắc chắn đã có “vấn đề”, ta không nên coi thường được.

Nên tránh cho chim thay lông nhiều lần trong năm, con chim như vậy khó giữ mãi được phong độ vốn có của nó, dù là chim hay cũng hóa dở mà thôi…

Mùa Thay Lông, Cách Nuôi Chim Chích Chòe Lửa Thay Lông

Sau mùa sinh sản là mùa thay lông của chim rừng. Với chim sống hoang dã ngoài trời thì mùa thay lông đến từ khoảng tháng báy âm lịch trỏ đi, và kéo dài đến vài ba tháng. Chim nuôi lồng thì mùa thay lông hằng năm có thể sớm hơn vài tháng, nhưng cũng tùy theo sức khỏe của mỗi con chim. Chim nào suy yếu thì thay trước, chim nào mạnh khỏe thì thay lông chậm hơn.

Với chim rừng thì sau mùa sinh sản, chim trống mái đều suy yếu, kiệt lực do phải ấp trứng và nuôi con. Có những chim mái, sau lứa con đầu đã bắt đầu thay lông sớm. Tất nhiên, những lứa sau trứng có thể không cồ hoặc ấp và nuôi con không có kết quả tốt. Chim trống đang thay lòng dù đạp mái trứng cũng không đủ tinh cồ. Mái đang đẻ mà bắt đầu thay lông có thể ngưng đẻ, hoặc đỏ xong ngưng ấp…

Việc thay lông của chim cảnh đúng mùa như vậy được coi là việc bình thường. Đây là dịp lớp lông cũ trên mình chim bị rụng dần đi, và thay vào đó là lớp lông mới tươi tắn hơn.

Nếu chịu khó quan sát kỹ, quí vị sẽ thấy trước mùa thay lông thì bộ lông cũ của chim trở nên khô khốc dần đi, và xuống màu trông rất xâu xí. Bộ lông trở nên tối tăm, cũ kỹ: màu trắng không còn là trắng tinh nữa, mà trở nên màu trắng ngà. Màu nâu trở nên vàng nâu. Màu đen trở nên u tối…

Thế rồi, những lông cũ đó cứ rụng dần đi, bắt đầu là lông đầu, kế đó là lông mình, rồi rớt dần những chiếc lông cánh, lông đuôi… Nơi nào có lông cũ rụng trước thì nơi đó sẽ bắn ra lông mới trước. Dần dần lớp lông mới choán chỗ lớp lông cũ và sau cùng con chim có bộ lông mới tươi tắn đẹp đẽ thật sự.

Những con chim nào thay lông cũ càng mau thì lớp lông mới phủ trên mình nó càng mau. Đó là đúng với ý muốn của hầu hết những người nuôi chim. Vì như quí vị đã biết khi có chim thay lông thì nó chẳng khác gì con cua lột vỏ, coo rắn lột da. Nghĩa là sức khỏe của chim trong thời kỳ này suy yếu rõ rệt. Trống không hót, mà tính hùng hăng háu đá cùng không còn. Chím mái cũng ủ rũ, không bề hót hay kêu một tiếng.

Vào mùa thay lông, chim đã suy lại biếng ăn nên con nào cũng ốm nhom. Vì vậy, nếu người nuôi không biết chăm sóc là chim có thể chết vì kiệt lực.

Với chim trời thì mùa thay lông chúng vẫn bay đi kiếm ăn được. Mà chính vì do cái ăn đòi hỏi nên chúng phải hoạt độne, từ đó việc thay ỉông trở nên kéo dài thời gian ra, chậm hơn.

Trong khi đi, chim nuôi nhốt trong lồng, do vận động ít, lại được chủ nuôi bồi bổ thức ăn đầy đủ; chăm sóc chu đáo nên thời gian thay lông thường được rút ngắn lại.

Chim đang thay lông thì phải bồi bổ và chăm sóc chu đáo đặc biệt hơn:

– Trùm kín áo lồng suốt thời gian chim thay lông. Như vậy là hạn chế tối đa sự hoạt động của chim, để chim có thì giờ nghỉ và ngủ; nhờ đó, việc thay lông mới rút được thời gian nhanh chóng hơn.

– Treo lồng vào nơi thật yên tĩnh, cách ly càng xa càng tốt những chim còn căng lửa. Vì khi chim đã suy, nó rất sợ hãi những chim hót căng, từ đó đã suy càng suy yếu thêm.

– Ba bốn ngày mới cho tắm nước một lần, và mỗi lần không quá mươi phút.

– Suốt mùa thay lông, ngày nào cùng phải cho chim ăn cào cào. Thỉnh thoảng cho ăn thêm trứng kiến và sâu tươi. Tuyệt đối không cho chim ăn sâu khô.

– Vẫn là thức ăn bột, bột đậu phộng trộn trứng, nhưng nên tăng lượng trứng nhiều hơn một chút.

– Nước uống vẫn bình thường. Nhưng thỉnh thoảng nên nhỏ vào họng chim vài giọt mật ong nguyên chất, để bồi bổ thêm.

Sau khi chim thay lông hoàn tất, ta mới nuôi chim theo cách bình thường, từ thức ăn cho đến cách chăm sóc. Chẳng hạn, thức ăn tăng lượng sâu khô lên từ từ, cho tắm nước, tắm nắng thường xuyên hơn, lâu thời gian hơn… Trong mùa chim đang thay lông, ta nuôi chim theo cách nuôi chim bệnh. Hết mùa thay lông, ta dưỡng chim theo cách nuôi tăng lực.

Đó là chim thay lông đúng định kỳ hằng năm. Nhưng, Chích Chòe Lửa cũng bị thay lông bất thường như các loại chim khác. Việc thay lông bất thường có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong năm, thậm chí có thể thay nhiều lần, và lần này có thể kế tiếp lần kia… nếu chim gặp những tình huống sau đây:

– Do thiếu ăn: chủ lơ đễnh cho ăn lúc đói lúc no, ngày có ngày không. Hoặc cho ăn thiếu chất bổ dưỡng cần thiết để phát triển cơ thể.

– Do tắm nắng (phơi nắng) quá lâu, khiến chim phải há mỏ ra thở hằng giờ.

– Do kiệt sức vì thi hót, thi đá bị thua trận.

– Do thay đổi khí hậu đột ngột: ngày quá nóng, đêm trở lạnh bất thường.

– Do thay đổi môi trường sống.

– Do di chuyển với lộ trình quá xa khiến chim mất sức.

– Do thay đổi thức ăn đột ngột: bổ quá cũng không được mà thiếu chất dinh dưỡng cũng không tốt.

– Do không khí ô nhiễm: bụi bặm, khói độc, hơi độc…

Tất nhiên là còn nhiều lý do khác.

Chim thay lông bất định kỳ tuy không thay toàn bộ, tức là chỉ thay từng phần rụng vài lông cánh, lông đuôi, một ít lông mình… Nhưng chim cảnh cũng suy yếu một thời gian. Nếu việc thay lông bất định kỳ này lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm thì sức lực của chim chẳng khác nào con bệnh trầm kha, cả năm chủ nuôi chỉ lo việc chữa trị thì còn gì khổ tâm cho bằng!

Xưa nay, nghệ nhân nuôi chim nào cũng ngại gặp cảnh chim thay lông bất bình thường cả. Mặc dầu trông bề ngoài thì lông chim không rụng nhiều, không rụng đến thảm hại như cách thay lông đúng mùa, nhưng có điều không ai ngờ là thay lông bất định kỳ như vậy con chim lại rất xuống sức, nhiều trường hợp dẫn đến tử vong do kiệt sức quá độ!

Xin quí vị đừng ngạc nhiên khi nghe chúng tôi trình bày như vậy. Chúng tôi xin đơn cử một thí dụ sau đây, quí vị sẽ thấy lập luận chúng tôi không mảy may có điểm sai. Ta vốn có câu tục ngữ: “Một con sa bằng ba con đẻ”. Con sa là con đẻ non (sảo thai), tức hư thai nên đẻ sớm. Nhiều người tưởng iầm rằng đẻ non như vậy thì người sản phụ sẽ không mất sức nhiều, không đau đớn bằng lối đẻ con đủ ngày đủ tháng. Ít ai ngờ có chuyện “một con sa bằng ba con đẻ” được! Thế nhưng, sự thật thì đúng như vậy.

Sanh non hay sanh đúng ngày cũng là một lần sanh, cũng ảnh hưởng đến tâm sinh lý của sản phụ, vì một lần sanh thì người mẹ bị mất sức rất nhiều. Nguy hiểm một điều là phần đông sản phụ khi sinh non thường nghĩ rằng đó là… việc không đáng quan tâm, chỉ cần nghỉ ngơi năm ba ngày thì lại sức. Từ đó mới lơ là việc kiêng cữ, không lo thuốc thang, không lo ăn uống tẩm bổ, cho nên sau này các bà mới bị bệnh hậu dài dài…

So sánh việc này với việc con chim thay lông đúng mùa và bất thường cũng không có gì khác nhau. Chim thay lông đúng mùa và bât thường cũng do suy mà thay lông. Những con chim này cần phải được hưởng chế độ ăn uống riêng, được chăm sóc đặc biệt hơn, thế nhưng phần đông chủ chim lại lơ là đến điều đó!

Khi chim thay lông đúng mùa thì người ta quan tâm đặc biệt đến nó nhiều hơn, nhất là khi thây lông lá trên mình nó bị trơ trụi. Còn gặp trường hợp con chim thay lông bất thường, chỉ rụng ỉơ thơ năm ba chiếc lông đuôi, lông mình thì chủ nuôi lại xem thường, cho là chuyện không đáng quan tâm, vì họ nghĩ rằng đó là… bệnh nhẹ nên chăm sóc sơ sài gọi là… lấy có mà thôi! Chính vì lẽ đó nên chim thay lông bất thường dễ bị suy kiệt sức nặng thêm, và dễ dẫn đến cái chết. Con nào sống được thì bộ lông cũng xác xơ, không mướt mát; tình trạng này kéo dài đến mùa thay lông sau! Và điều đó cho ta biết sức khỏe của nó vẫn còn ở trong tình trạng ương yếu dai dẳng..^

Tóm lại, hễ gặp trường hợp Chích Chòe Lửa (hay những chim hót khác nói chung) thay lông, dù là thay đúng mùa hay bất thường, chủ nuôi cũng phải dành một chế độ chăm sóc đặc biệt riêng cho nó, như thức ăn phải pha chế như thê nào, chăm sóc nó ra sao để giúp chim bệnh mau bình phục. Điều này chúng tôi sẽ nói rõ qua các mục sau.

Chính việc con chim thay lông bất thưởng mới là việc đáng quan ngại nhiều nhất. Xin quí vị nhớ kỳ lại câu “Một con sa bằng ba con đẻ” để kịp thời lo liệu phương cách nuôi nấng đúng mức hầu sớm phục hồi sức khỏe cho con chim hót quí hóa của mình.

Chim hót, ngoài việc thay lông ra, còn vướng nhiều căn bệnh khác, mà bệnh nào cũng dễ dẫn chim đến chỗ tử vong nếu gặp trường hợp chủ nuôi không quan tâm đến việc chữa trị.

Chào Mào Huế Chia Sẽ Cách Nuôi Mùa Thay Lông

Trong quá trình nuôi lông vì nôn nóng muốn chim thay lông nhanh mà một số anh em muốn ép con chim đổ lông thật nhanh bằng cách trùm lồng nhiều ngày. Nhưng thực ra không phải như vậy. Tại sao người ta nói trùm lại 3-4 ngày sẻ thay lông nhanh hơn? Thú thật ra có trùm hay không trùm thì tiến độ thay lông của nó cũng như vậy, trùm lại 3-4 ngày chẳng qua là sau khi mở áo trùm ra lông nó đọng lại dưới đáy bố lồng nhiều mà chúng ta có thể thấy được nên anh em kháo nhau rằng trùm lại thay lông nhanh hơn. Còn khi mở áo trùm ra thì sẻ có gió nhẹ, gió này nó thôi lông bay tùm lum hết nên không còn để cho anh em nhìn thấy nên bảo là thay lông lâu hơn.

Bởi vậy trong quá trình chim thay lông thì anh em cứ như ngày bình thường, tắm rửa phơi nắng hằng ngày, vì chỉ có tắm rửa thường xuyên thì bộ lông chim mới sạch sẻ và đẹp được, vệ sinh thay bố lồng thường xuyên chứ đừng để 3-4 ngày thay một lần. Các anh em hãy thử tưởng tượng xem 3-4 ngày mà không dọn phân thì sẻ như thế nào trong môi trường trùm kín áo lồng? Hôi hám chịu không nổi, thậm chí có khi là có giòi, phân chim ẩm mốc là môi trường rất tốt cho các loại ký sinh trùng sinh sôi nãy nở. Bệnh sâu lông, hư lông, chim đù đù, nhìn tướng ngu ngu giống bọn ngáo đá cũng từ đây mà ra cả.

Cho nên trong quá trình chim thay lông thì các anh em cứ sáng sớm tầm 7h đem chim ra phơi nắng khoảng 30 phút rôi đem vô, vì nắng sớm chưa nhiều Vitamin D rất tốt cho bộ lông của chim. Trưa khoảng tầm 12h anh em cho chim tắm nước bình thường, sau khi tắm nước xong thì cho chim phơi nắng khoảng 30 phút nữa rồi đem vô trùm chữ A đến tầm 5-6h cho chim đi ngủ là vừa đẹp. 3: Chế độ nghĩ ngơi ngủ nghĩ Chào mào Huế Thường thì mấy cái vấn đề nhỏ nhỏ này mình cũng thấy anh em hay gặp phải, có nhiều anh em cho chim ngủ rất trể, điều này ảnh hướng đến sức khỏe và phong độ cũng như thể trạng của chim rất nhiều. Cho nên anh em cố gắng thiết kế 1 chổ ngủ và giờ giấc cho chim hợp lý một tí. Thời gian đi ngủ tốt nhất là tầm 6h, nơi ngủ phải tránh được các loại như: kiến, gián, mèo, chuột, thằn lằn. Để các loại này vào phá thì quá trình nuôi lông sẻ rất mệt.

Một kết quả phân chất khác trong The Food Insects Newsletter Số 9-1996 ghi nhận 100 gram cào cào chứa.

Theo Viện Dược liệu Việt Nam thì cào cào chứa 24.3 % protid, 3.6 % lipid, 210 mg % Ca, 270 mg % P, 0.4 mg % Fe, và cung cấp 133 calo/00g thịt.

Dinh Dưỡng Cho Chào Mào Mùa Thay Lông ⋆ Wiki Việt

Chào anh em đam mê chào mào! Nay mình xin chia sẻ một vài bí quyết nhỏ mà mình đã học hỏi và tích luỹ được về cách chăm chào mào trong thời kỳ thay lông.

1. Dấu hiệu nhận biết chim thay lông.

Thông thường, những người chơi chim có thể nhận biết được chim sắp thay lông trước khoảng từ 1 tuần đến 1 tháng thông qua những dấu hiệu đặc trưng của bộ lông, đó là: Lông khô, có màu vàng cháy, khi tắm xong phơi nắng chim, lông rất nhanh, chim siêng sửa lông hơn bình thường.

Ngoài cách trên, ta có thể nhận biết được chim sắp thay lông thông qua quãng thời gian trong năm, một năm chim sẽ thay lông một lần, ở mỗi vùng miền khác nhau thì thời gian thay lông là không giống nhau, tuy nhiên, có một điểm chung là chim sẽ thay lông sau mùa sinh sản, trước mùa lạnh (đối với miền bắc và miền trung). Nếu không có sự thay đổi đột ngột, chim thay lông theo mùa khá ổn định, vì vậy nếu chăm một chú chim nhiều mùa thì cách xác định thời điểm thay lông của chim là hoàn toàn có thể.

Thời gian trung bình để chim thay lông và thường từ 1 đến 3 tháng.

2. Dinh dưỡng trong thời kì chim thay lông.

Trước khi vào vấn đề chính của bài viết này, tôi xin đề cập một vấn đề hết sức quan trọng, đó là vai trò mùa thay lông. Tôi xin khẳng định, mùa thay lông quyết định đến 80% phong cách chơi của chú chim sau này. Thực tế đã chứng minh, trong quá trình nuôi chim. Nếu bạn chăm lông tốt, chú chim có bộ lông khỏe, sau này khi thi đấu, chim sẽ rất ít (thậm chí là không có) hiện tượng xỉa lông, cắn lông và ngược lại. Ngoài ra, trong quá trình thay lông, nếu không chăm tốt, chim bị hư lông, sâu lông hoặc thay nửa chừng rồi nghỉ thay, thì xem như con chim đó mùa sau bạn không thể chơi được.

Trở lại vấn đề chính, xin chia sẻ với các bạn những thứ mà chúng ta cần cung cấp để chim có đủ dưỡng chất trong quá trình thay lông:

Thứ nhất: TRÁI CÂY

Nếu muốn chim thay lông khỏe, lông mượt, bạn cần phải cho chim ăn trái cây đầy đủ trong quá trình thay lông. Vì thật sự mà nói thì chào mào là loài ăn hoa quả, nên trái cây là thứ cung cấp chất dinh dưỡng chính cho nó. một vài loại trái cây và công dụng của nó như:

Chuối: đây có lẽ là loại trái cây đơn giản và dễ kiếm nhất với chúng ta, chuối có tác dụng giúp chim có bộ lông khỏe, mượt.

Đu đủ: đu đủ cung cấp nhiều dưỡng chất giúp cho quá trình thay lông của chim diễn ra nhanh hơn.

Cà chua, cà rốt hấp: có nhiều thong tin cho rằng 2 loại này giúp cho lông đít của chim có màu đỏ trong quá trình thay lông, tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này, tất cả chỉ là lời nói, mà cũng chưa ai phủ nhận. vì thực tế là chim rừng làm gì có cà chua với cà rốt hấp mà ăn nhưng sao đít nó vẫn đỏ? Nếu có điều kiện thì cứ cho ăn.

Một vài loại trái cây khác không thể thiếu đó là phèn đen, phèn trắng (giúp cho hệ tiêu hoá chim hấp thụ tốt), bình bát (cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho chim), cam (cung cấp vitamin cần thiết ..)

Tâm sự : Kiếm hết đủ các loại trái cây trên để cho chim ăn luân phiên nhau là điều rất khó, chúng ta chỉ cần có vài loại cơn bản là được rồi, mình thỉ chủ yếu là chuối.

Thứ hai: MỒI TƯƠI.

Nếu như trái cây có tác dụng cung cấp Vitamin và dưỡng chất giúp lông chim khoẻ mượt thì mồi tươi là nguồn chính cung cấp canxi và các chất cần thiết khác cho chim để tạo lông. Bộ lông của Chào mào chủ yếu là từ canxi, nên nếu cung cấp mồi tươi đầy đủ, quá trình thay lông sẽ diễn ra nhanh hơn và tốt hơn, một số loại mồi tươi tốt cho chào mào là: cào cào sữa, trứng kiến, dế… (Mình chủ yếu ở vùng nông thôn, nên hầu như mình cho chim ăn mọi thứ mà ngoài tự nhiên nó có thể ăn được: chuồn chuồn, nhện, sâu bọ thậm chí cả ruồi…).

Chú ý : Trong thời gian này, các bạn cắt sâu, vì sâu ăn vào sẽ làm cho lông của chim bị xoăn.

Thứ ba: CÁM

Có nhiều người khi chim thay lông chỉ cho ăn trái cây và mồi tươi cho nó “giống hoàn toàn tự nhiên”. Đây là một ý kiến hay. Tuy nhiên, Mình thì không hoàn toàn đồng ý với quan điểm này cho lắm. Vì sao? Đơn giản là vì chúng ta không thể nào cung cấp thức ăn cho nó như ngoài tự nhiên được. Thay vì sống ngoài tự nhiên, chim “cần gì sẽ ăn đó”, thì chúng khi vào lồng ta “cho gì phải ăn đó”.

Chưa kể, cám có nhiều thứ và trong mồi tươi và trái cây không có được (khoáng tự nhiên, thuốc ngừa bệnh tật, một số thành phần vi lượng giúp chim khoẻ mạnh và không bị tụt lửa). Nên trong quá trình thay long ngoài mồi tươi trái cây, cũng phải cho chim ăn đầy đủ cám như bình thường.

Hiện trên thị trường có nhiều loại cám dưỡng lông và cám đấu, trước đây mình cũng băn khoan về vấn đề này lắm. Mà dùng thử thấy cũng không được hài lông, vì nó phức tạp, đổi qua đổi về nhiều, mà hiệu quả lại không cao cho lắm. Bạn tham khảo bài : cám tốt cho chim

3. Một vài lời khuyên trong quá trình chăm chim thay lông.

Trong quá trình thay lông, các bạn nên cho chim tắm nắng đầy đủ hằng ngày, tắm nước 2 ngày một lần (nghỉ ngày tắm ngày).

Hạn chế ủ chim, trùm áo kín 1 chỗ (bạn thử tưởng tượng cho bạn vào căn phòng kín gió, toàn mùi phân chim xem???). Hãy treo chim nơi thoáng mát, yên tĩnh để chim có thể yên tâm thay lông.

LỜI KẾT: Trong quá trình thay lông, chim sẽ yếu hơn, những vẫn đấu, các bạn cố gắng chăm tốt chú chim, giữ lửa (tránh để chim tụt lửa). Sau khoảng thời gian 3 tháng, những sợi lông cuối cùng khô đi. Ta sẽ bắt đầu lên lửa lại cho chim. Đây cũng chính là lúc ta hưởng thụ thành quả mình đã bỏ ra.

Thuyết Chào mào Huế

Cập nhật thông tin chi tiết về Mùa Thay Lông Của Chim Khướu trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!