Bạn đang xem bài viết Một Số Nét Về Loài Chim Yến được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Về một số giống loài chim yến
Nội dung trong bài viết
Về một số giống loài chim yến
Đời sống tự nhiên của chim yến hàng
Thành phần hoá học cơ bản của tổ yến
Thuộc họ: Apodidae
Giống: Collocalia (tiếngAnh-Swifts)
Loài:
Collocalia fuciphagus (yến tổ trắng, VN-yến hàng)
Collocalia gigas (yến lớn)
Collocalia maxima (yến tổ đen- yến xiêm)
Collocalia brevirostris (yến núi)
Collocalia vanicorensis (yến tổ rêu)
Collocalia esculenta (yến bụng trắng, theo tiếng Indonesia gọi là yến sapi).
Chim yến ( Swiftlet– t iếng Anh) và chim én thường bị lẫn lộn vì chúng đều là những loài chim bay lượn, thích bay lượn trên bầu trời để thăm dò thám thính ở những khoảng cách khá xa, và đều ăn các côn trùng bay.
Về mặt phân loại, nhóm chim yến thuộc họ Apocdidae (theo tiếng la tinh nghĩa là “không chân”), có đặc trưng là chân yếu ớt không thể đậu được nhưng có khả năng bay cao và có thể bay lượn liên tục trong không trung suốt cả ngày. Tổ làm từ nước bọt hoặc thêm các thứ khác như lông, cỏ trộn nước bọt. Cánh uốn cong và đuôi lõm mức vừa phải.
Khác với nhóm trên, loài chim én (chim nhạn – tiếng Anh: Swallows, Martins), cũng thích bay lượn trên trời cao, thuộc hirudinidae thì có chân khoẻ mạnh, có thề đậu xuống trên cây và dây điện, chân có ba ngón phía trước, một ngón phía sau; cánh dài, nhọn, gần như thẳng; lông nói chung có màu xanh dương ngả sang màu đen; tổ làm từ đất sét hoặc cỏ cây.
Tại Indonesia nguời ta đã tìm ra bí quyết nuôi chim yến trong nhà bằng cách nương tựa vào một loài chim mà người Indonesia (Indo.) gọi là chim sriti và nhiều ý kiến cho rằng nó chính là chim “én ” (nên nhiều người ở đây vẫn dùng tiếng Anh là Swallow). Con chim sriti này làm tổ dưới mái nhà, và tổ của nó có thể dùng để ấp nở trứng yến. Trên thực tế nó ở trong cùng họ với chim yến (họ Apodidae), có tên la tinh là Coilocalia linchi (theo Tim Penulis PS). Bởi vì chim con của nó hầu như giống chim yến sapi (C. esculenta). Nhưng lông phân bố trên lưng của cơ thể C. linchi màu đen phớt xanh lục và không có các lông nhỏ ở trên ngón chân cái. Trong khi lông trên cơ thể của chim C. esculenta màu đen phớt xanh dương, và trên ngón chân cái có lông nhỏ.
Ở bắc Kalimantan và Benunnungan Bukit Barisan, loài chim C. linchi sống cùng chỗ với loài C. esculenta. Ở đảo Jawa và Bali, loài C. linchi kiếm mồi cả ở các vùng thấp đến đỉnh núi có độ cao 3000m so với mặt biển. Loài này hay bay lượn gần nhà và thích làm tổ ở trong nhà, dưới mái nhà, nhất là ở vùng Sukabumi. Tổ của nó hình cái bát không đều đặn, tổ được kết bện chặt bằng cỏ nhỏ và nước bọt, kích thước tổ 65,5 x 45 mm, có thể sử dụng để ấp trứng chim yến hàng.
Tổ chim yến núi, yến lớn, yến tổ rêu, yến sapi C. esculenta và cả tổ yến sriti C. linchi đều không thể ăn được, riêng tổ của loài yến xiêm C. maxima thì có thể ăn được nhưng phải nhặt hết lông. Mội số người Indo. còn dùng các tổ yến phẩm chất xấu có trộn nhiều lông để làm thuốc cho ngựa.
Ở VN loài chim này có trọng lượng cơ thể khoảng 12-20gr, làm tổ lần đầu kéo dài 4 tháng, bắt đầu khoảng tháng 12 -tháng 1, tuỳ địa phương và điều kiện khí hậu từng năm. Chim bắt đầu đẻ trứng vào giữa và cuối tháng 3 đến giữa tháng 5 (tùy vùng), có 70% chim tập trung đẻ vào đầu và giữa tháng 4. Nếu bị khai thác lấy tổ thì tiếp tục làm tổ đến khoảng tháng 5-6, còn nếu tổ của chúng không bị lấy đi thì chúng sẽ đẻ lại lần 2 sau khi chim non rời tổ được 5 – 40 ngày, có 30% số chim đẻ lại trong vòng 7-10 ngày. Thòi gian ấp trứng là 23 – 30 ngày, trung bình 25 ± 2. Chim non rời tổ sau khi nở 40 – 45 ngày, trọng lượng cơ thể là 14,5gr. Thức ăn của chim yến hàng chủ yếu là côn trùng: kiến, mối, ruồi muỗi, bọ rầy, các loài cánh cứng và nhộn. Chim trưởng thành ăn chủ yếu là kiến cánh.
Chim non ăn bọ rầy (nâu, xanh) – chiếm 50% và ruồi muỗi chiếm 20%. Trong thức ăn của chim bố mẹ thì bọn cánh màng ( Hymenoptera) chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Vào mùa mưa tỷ lệ mối trong ruột là 100% (theo NQP).
Loài này sinh sống nhiều từ vĩ độ 10 o S đến 20°N và kinh độ 95° đến 115° đông, chủ yếu tập trung ở vùng Đông Nam Á, Philippines, Việt Nam, Thailand, Malaysia, Indonesia (Kalimantan, Sumatera, Jawa, Bali…), Campodia.
Ở Việt Nam người ta thấy chim yến hàng làm tổ ở các đảo trong vịnh Hạ Long, Quảng Bình, Đà Nẵng (Cù Lao Chàm), Quảng Ngãi (Sa Huỳnh), Bình Định (bán đảo Phước Mai), Khánh Hòa (10 đảo lớn nhỏ), Phan Rang (Đá Vách), Côn Đảo (10 đảo), Kiên Giang (khoảng 4-5 đảo) (theo NQP).
b/ Loài yến lớn C. gigas là loài chim có cơ thể lớn so với các loài yến khác. Kích thước trung bình của cơ thể khoảng 16cm. Lông chim màu đen, phía dưới màu nâu tối. Lông đuôi chẽ đôi rõ.
Chim thường chỉ đẻ 1 quả trứng, trứng trắng và hình dạng gần như oval. Vào tháng 11-12 yến lớn thường bước vào mùa làm tổ. Phân bố nhiều ở Malaysìa, Sumatera, Kalimanlan và Jawa, thường thấy ở các vùng núi cao rùng rậm.
c/ Loài yến xiêm C. maxima cũng hay làm tổ chung với loài yến hàng, chiều dài trung bình cơ thể là 12,5cm (số liệu Indo.). Lông lưng màu nâu phớt đen, lông ngực màu xám đen và lông đuôi màu nâu phớt cam. Đuôi cũng hơi chẽ đôi. Loài yến này chân có lòng phẳng, mắt nâu đậm, mỏ đen, chân đen. Tổ chim màu đen vì được làm từ lòng đen và nưức bọt của chim kết lại. Tổ yến đen có tới 90% là nước bọt và 10% là lông. Sau khi lựa hết lông ra, tổ chim có thể ăn được. Chất lượng tổ tất nhiên là thấp hơn so với tổ yến hàng. Chim cũng ăn các côn trùng nhỏ và chủ yếu là các côn trùng bay. Chim thích làm tổ trong các khe đá vôi.
Người ta thấy mùa vụ ghép đôi cũng giống chim yến hàng. Trứng màu trắng, thường chỉ đẻ 1 quả. Giống như chim yến hàng, loài yến xiêm cũng dễ nuôi hơn những loài yến khác.
Loài này thường thấy ven bờ biển, làm tổ trong các khe núi đá vôi ở Indonesia, Himalaya, Malaysia, Thailand, Philippines.
Việt Nam cũng có loài yến xiêm, hay cùng làm tổ với yến hàng ở một số đảo vùng Khánh Hoà. Nhưng yến xiêm ở đây có số lượng quá ít, khoảng 90 đôi (186 con – theo NQP), trọng lượng cơ thể từ 12-17 gr.
d/ Yến núi C. brevirostris, lông chim màu đen, đuôi màu xám đen. Lông đuôi chẽ đôi sâu, chân hơi có chút lông hoặc không. Cơ thể hơi lớn, chiều dài trung bình đạt 14cm.
Loài này bay nhanh, thường ghép thành nhóm, hướng đến các vùng cao, đỉnh núi. Ăn các côn trùng nhỏ và cả các côn trùng bay. Tổ của nó làm trong các khe đá, nơi có dấu vết núi lửa và ở các đỉnh núi. Bởi vì tổ của nó làm từ cỏ, chỉ trộn rất ít hoặc không có nước bọt nên loại tổ yến này không thể ãn đươc. Chim có mùa vụ ghép đôi, thường đẻ 2 quả trứng.
Loài chim này thường gặp ở Himalaya, Trung Quốc, Đông Nam Á, Philippines, Andaman, Sumatera, Jawa.
e/ Yến tổ rêu C. vanicorensis, lông chim màu nâu ngã sang màu đen, lòng đuôi tối hơn. Đuôi cũng chỉ hơi lõm vào. Giọng hót ríu rít và cao. Kích thước cơ thể nhỏ, chiều dài cơ thể trung bình khoảng 12cm.
Chim bay mạnh và xa, đôi lúc cũng bay lượn xoay tròn và là thấp xuống gần mặt đất để tìm các côn trùng nhỏ. Tổ đẹp với bề mặt mềm. Rêu tảo được dùng để phủ và bện kết thêm cho đến khi tổ làm xong, nên được gọi là “yến tổ rêu”
Yến tổ rêu thấy nhiều ở Sumarera, Kalimantan, Javva và các vùng tây Thái Bình Dương.
g/ Yến bụng trắng C. esculenta (tiếng Anh là White Billied Swiftlet).
Lông lưng đen phớt xanh dương, lông ngực phớt màu cam tối (màu vàng bí ngô), phần lông bụng trắng hơn, đuôi có chẽ đôi nhỏ. Mắt nâu tối, mỏ đen, chân đen. Giọng hót ríu rít và cao. Đây là loại chim yến nhỏ nhất trong giống yến, có chiều dài cơ thể trung bình khoảng 10cm.
Chim sống cả trên vùng cao nguyên, thích đồng cỏ, rừng cây rộng và thoáng. Loài chim này hay bay thành nhóm nhưng không xếp thứ tự. Chim không bay xa, thường bay thấp hoặc lượn vòng tròn gần trên mặt đất, hoặc mặt nước để tắm và uống nước. Khi tìm kiếm thức ăn thường kêu hót ríu rít dưới các cây lớn có nhiều côn trùng. Hình dạng tổ không đều đặn, được làm từ rêu, cỏ và nước bọt. Tổ làm ở các khe đá, góc khe núi. Chỉ đẻ 2 quả trứng, màu trắng và hầu như hình oval. Chim làm tổ không phụ thuộc vào mùa ghép đôi mà có thể làm tổ kéo dài trong năm. Trong một số tài liệu của Indonesia đây chính là loài để dụ chim yến hàng (nhưng theo phân tích ở trang 2 loài dùng để dụ chim yến hàng là loài C. linchi Tim Penulis PS).
Loài này phân bò nhiều ở Châu Á, Himalaya, Trung Quốc, Papua New Guinea, Đông Nam Á, Australia, Jawa, Rali
Đời sống tự nhiên của chim yến hàng
Loài chim này hay sống quần đàn, thích làm tổ từng cặp riêng rẽ, thích sống ở chỗ gần nước (sông, hồ, biển), có đồng ruộng, rừng cây thấp, và ít đến các khu rừng rậm. Chim yến là loài chim bay lượn cao, nhưng ít khi chúng bay xa đến độ cao 1500m để kiếm mồi (Indo.).
Theo những điều tra của Khánh Hoà, chim yến hàng có thể lên đến Lâm Đồng, Phan Rang để kiếm ăn.
Chim rất thích trú trong các hang động với diện tích rộng. Độ ẩm trong chỗ ở của chúng giao động từ 85 – 95% (đấy cũng là lý do tại sao trong một số điều tra của Khánh Hòa, sản lượng tổ yến của các hang có đáy nước cao hơn hang đáy đá, và có thể gợi ý về việc thử tạo ra một độ ẩm nhất định cho các hang không có đáy nước). Nhiệt độ thích hợp nhất cho yến làm tổ là 25 – 29 o C. Yến thích sống ở chỗ tối, nơi yên tĩnh, cảm giác an toàn, không bẩn thỉu và chứa bầu không khí trong sạch (Indo.).
Chim yến hàng làm tổ trong thời gian lúc trở về nhà đến nửa đêm. Nó không làm một mình mà cả con đực và con cái cùng làm. Công việc xây dựng tổ tiến hành mỗi ngày, kéo dài trong khoảng 40-80 ngày. Nếu thức ăn (côn trùng) nhiều hoặc vào mùa đẻ trứng thì thời gian này chỉ 40 ngày, còn nếu chưa vào mùa đẻ trứng và bị ảnh hưởng của nhiều tác nhân thì thời gian làm tổ có thể kéo dài gấp đôi.
Hình bên cho thấy chu kỳ sống của chim yến: Từ khi mới nở đến khi tập bay và rời tổ khoảng 45 ngày; từ khi bay được đến khi ghép đôi khoảng 30 ngày. Chim bắt đầu làm tổ cho đến khi làm tổ xong là khoảng 40 ngày nếu vào mùa mưa, còn nếu vào mùa khô ráo thì thời gian này mất 80 ngày. Thời gian từ khi làm tổ xong đến khi đẻ trứng là 8 ngày. Bắt cặp giao phối khoảng 5 – 8 ngày. Trứng bắt đầu vào ấp khoảng 7 ngày. Trứng được ấp và nở ra thành chim con trong khoảng 20 – 21 ngày, rồi lại bắt đầu 1 chu kỳ mới.
Chú thích : 1- Chim con mới nở
II – Chim non tập bay rời tổ
III – Chim ở thời kỳ chuẩn bị ghép đôi
IV – Chim bước vào làm tổ
Va – Tổ đã làm xong (vào mùa mưa)
Vb – Tổ đã làm xong (vào mùa khô ráo)
VI- Đẻ trứng
VII- Trứng bắt đầu ấp
Ia – Trứng ấp đã nở ra con
(IIa – Chim con bắt đầu bay rời tổ cho tới khi tổ trống)
Thành phần hoá học cơ bản của tổ yến
Theo phân tích của Departemen Perdagangan R. I, 1979 (Indo.) trong 100g tổ yến chứa
Calori : 281 Calori
Protein : 37,5 gram
Lipit: 0,3 gr
Carbonhydiat: 32,1 gr
Canxi: 485 mg
Phospho: 18 mg
Sắt: 3mg
Nước: 24,8 gr
Theo các phân tích của Nguyễn Quang Phách (1993), hàm lượng protein và lipit có khác nhau theo loại tổ và kỳ khai thác (tính theo % trọng lượng khô). Hàm lượng protein trong kỳ khai thác lần đầu là 47,16%, lần hai là 36,9%; lipit lần đầu là 0%, lần 2 – 0,56%.
Qua các số liệu trên cho thấy, hàm lượng canxi và photpho trong tổ yến rất cao, nguyên tố sắt cũng khá cao. So sánh với tài liệu đã công bố của Indonesia, thì tổ yến của Khánh Hoà có chất lượng rất tốt, hàm lượng protein cao, hàm lượng lipit rất thấp, chỉ từ 0 – 0,56%, lượng nước thấp chỉ khoảng 16 % (so với Indo. Là 24,8%).
Một Số Kinh Nghiệm Nuôi Chim Yến Phụng.
So với nhiều loài chim bộ Vẹt, Yến phụng là loài chim tương đối dễ ghép cặp. Trải qua nhiều thế hệ lai tạo và nuôi nhốt, ngày nay người ta có thể dễ dàng lựa chọn bất kì màu sắc nào để ghép với nhau và cho sinh sản. Nhưng có thể nhận thấy rằng những màu sắc nguyên thủy sẽ dễ dàng bắt cặp hơn, bản năng làm cha mẹ của chim cũng cao hơn những màu lai tạo khác.1. Nói qua về Yến phụng
Chim Yến phụng là loại chim thuộc bộ Vẹt, xuất xứ từ châu Úc, tên khoa học là Melopsittacus undulatus, được xếp vào nhóm vẹt nhỏ đuôi dài. Ngoài thiên nhiên Yến phụng là loài chim nhỏ không có khả năng chiến đấu tự vệ, cách duy nhất bảo vệ chúng khỏi sự truy đuổi của các loài chim săn mồi khác là tốc độ bay nhanh và khả năng ngụy trang cho giống với môi trường xung quanh, cụ thể là bộ lông của chúng phải có màu xanh lá cây viền nâu đen để dễ dàng lẩn vào các tán lá. Những cá thể màu vàng đôi khi cũng xuất hiện ngoài thiên nhiên, là một sự đột biến gen sắc tố, nhưng chúng nhanh chóng bị tiêu diệt vì bộ lông sặc sỡ quá lộ liễu so với đồng loại. Một trong những điểm thu hút của Yến phụng khiến nhiều người chọn nuôi chúng là tính tình dịu dàng và khả năng làm quen đến mức thân mật và tin tưởng tuyệt đối của chúng với các thành viên trong gia đình.
Chim Yến phụng trưởng thành. Như nhiều loài vẹt khác, mỏ Yến phụng khoằm, sắc nhọn, rất thích hợp với việc nhằn gặm các loại hạt ngũ cốc, hạt cỏ… như kê, lúa, lúa mì, hạt hướng dương, hạt yến mạch… Chúng thích ăn rau quả: xà lách, rau cải, rau muống, bắp cải, táo ngọt… thậm chí cả một lát cam vàng cũng đủ cho chú vẹt nhỏ của bạn vui tươi. Yến phụng rất thích tắm, và vì vậy, bạn hãy tạo điều kiện cho chú được tắm hàng ngày. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh một chú chim đứng trên bồn nước nghiêng ngó, vục mỏ vào hất một chút nước lên lưng… Bạn sẽ mỉm cười khi chú ta rón rén chàm chạm ngón chân nhỏ xinh xuống nước, rồi bất ngờ nhảy tùm xuống, xù lông, nằm bẹt, đôi cánh xoãi ra đập mạnh bắn nước tung tóe ra ngoài… Tắm xong, Yến phụng thường chọn nơi có ánh nắng chan hòa mà sưỏi ấm, đôi mắt lim dim khoái trá như chàng trai chuẩn bị áo xống hò hẹn người yêu. Bộ lông được sưởi khô sẽ mượt mà sáng bóng, óng ánh sắc màu… và đẹp, và sinh động, và sặc sỡ như một đóa hoa xinh xắn… Yến phụng con Việc chăm sóc một chú chim nhỏ chắc chắn không đòi hỏi nhiều thời gian công sức, hơn nữa chỉ trong thời gian ngắn ngủi, loài chim đáng yêu này sẽ chinh phục được cảm tình không những của con người, mà cả đến những con vật nuôi khác trong nhà: chúng quá dễ thương, quá ngây thơ mà vẫn láu lỉnh nhanh nhẹn, vẫn tò mò dạn dĩ đúng như bản chất họ nhà vẹt. Có một chú chim Yến phụng nuôi thả tự do trong nhà, bạn nhớ hãy cẩn thận với những trang sách bìa cứng, với những chậu cây xanh… nhất định sẽ có ngày chú chim nhà ta mon men đến gặm thử đấy! So với nhiều loài chim bộ Vẹt, Yến phụng là loài chim tương đối dễ ghép cặp. Trải qua nhiều thế hệ lai tạo và nuôi nhốt, ngày nay người ta có thể dễ dàng lựa chọn bất kì màu sắc nào để ghép với nhau và cho sinh sản. Nhưng có thể nhận thấy rằng những màu sắc nguyên thủy sẽ dễ dàng bắt cặp hơn, bản năng làm cha mẹ của chim cũng cao hơn những màu lai tạo khác.
2. Một số kinh nghiệm nuôi chim Yến phụng
Chọn lồng và mua chim * Chim Yến phụng thể tạng không lớn lắm, nhưng lồng nuôi nên rộng dãi để cho chúng bay nhảy thoải mái, hơn nữa, nuôi yến phụng thường nuôi một cặp nên lồng phải đủ rộng cho cặp chim vận động. Những người có kinh nghiệm nuôi Yến phụng khuyên nên chọn lồng có kích thước 80x40x40 để nuôi một cặp chim. Như thế đảm bảo chim sẽ khỏe mạnh. Lồng để nuôi yến phụng tập thể * Khi đã có lồng, chúng ta có thể chọn mua một cặp yến phụng về nuôi. Trên thị trường hiện nay có nhiều cửa hàng chim cảnh bán Yến phụng với nhiều màu sắc: xanh, tím, vàng, trắng… * Nếu bạn nuôi chơi thì chỉ cần chọn một cặp nào ưng ý, nhưng nếu nuôi sinh sản thì không nên chọn những cặp chim có bộ lông màu vàng, hoặc trắng, mắt màu đỏ, vì hai loài này có xu hướng đẻ ít hơn các loài khác. * Nên lựa bắt những con “tơ”, tức là chim lứa mới ra. Đặc điểm nhận biết của chim tơ là mắt tròn, to, đen láy, linh hoạt, chân hồng hào, thân hình gọn gàng, chắc gọn, khi bắt trên tay thấy ít giãy giụa, ít cắn. Không nên chọn những con mà mắt có nhiều tròng trắng, chân màu xám, xù xì, thân hình mập, hay đứng xù lông, hoặc cứ bám vào vách lồng, lông đuôi không còn đủ… vì những con chim này có thể là chim già hoặc có vấn đề về sức khỏe. * Muốn phân biệt Yến phụng trống – mái, bạn nhìn vào mũi chim: ở chim non, mũi con trống có màu hồng tươi, còn mũi chim mái thì trắng đục như lòng trắng trứng luộc. Khi chim đã trưởng thành, ở những con trống sẫm màu (xanh lá cây, xanh dương, tím, nâu, xám…) mũi chúng chuyển sang xanh dương sẫm, còn ở những con trống màu nhạt (vàng tinh, trắng tinh, vàng bông, trắng bông-vàng, trắng pha đốm xanh, xám, tím… ) thì mũi chúng vẫn giữ màu hồng tươi như khi còn nhỏ. Chim mái trưởng thành thì mũi có màu trắng bẩn ngả nâu, màu lông nào cũng vậy. * Nếu muốn mua một đôi chim đẻ, tốt nhất là bạn nên đến các trại chim, hỏi mua cả cặp (không nên thấy con này con kia đẹp mà đòi tách nó ra), và nhớ là chỉ mua cặp nào đang nuôi con, Yến phụng vốn khó tính, nếu mua cặp đang ấp, mình đem về nhà có thể chim sẽ bỏ ấp, và… bỏ nhau luôn. Chăm sóc chim Yến phụng* Sau khi mua chim về, cần phải nhẹ nhàng thả vào lồng, tránh làm chúng hoảng sợ. Trong lồng phải treo nhiều “đồ chơi” như vòng (để chim đánh đu), nhánh cây (để chim leo trèo). Lồng chim phải đặt nơi yên tĩnh, ít chó mèo qua lại, ít nắng chiếu trực tiếp, và không bị gió lùa, mưa hắt. * Cho ăn: Yến phụng rất dễ nuôi, cho ăn lúa không nó cũng sống! Một số người nuôi yến phụng thường cho chim ăn kết hợp thóc (lúa) và kê, theo tỷ lệ 1:1. Khi chim sinh sản thì tăng thêm kê (tỷ lệ 1 thóc: 1,5 kê) và thỉnh thoảng cho ăn bắp non để chim nuôi con. Ngoài ra, phải cho chim ăn thêm rau xanh, như xà lách, rau muống. Khi cho chim ăn rau, bạn cần lựa và ngâm rửa kĩ thật kỹ, thậm chí kỹ cho người ăn vì chim dễ bị ngộ độc dẫn đến tiêu chảy Giai đoạn chim chuẩn bị sinh sản cũng cần bổ sung một số khoáng chất vi lượng như Canxi, Magiê, Sắt… để chim non sau này được cứng cáp, khỏe mạnh. * Tắm: Yến phụng rất thích tắm, (bạn cho ăn rau mà còn nước, sẽ thấy nó lao vô “tắm khô” trong… lá xà lách). Khoảng 3 ngày một lần, bạn để một dĩa nước nhỏ, có pha thêm chút muối vào lồng, để chim tắm mát, và ngừa rận mạt. * Vệ sinh: phân Yến phụng không hôi như phân gà vịt hay cà cưỡng, nhưng cứ 2 ngày một bạn nhớ thay vỉ phân bên dưới đi, để lâu vừa mất vệ sinh vừa là nguồn gốc bệnh tật. * Bệnh: Yến phụng dễ bị tiêu chảy nếu ăn phải thức ăn kém chất lượng hoặc nhiễm độc. Khi bị tiêu chảy phân chim có mùi rất hôi. Ngoài thị trường có nhiều nơi bán thuốc trị tiêu chảy dùng cho chim, nếu bị nhẹ thì để một hai ngày cũng tự khỏi, nhưng tốt nhất là bạn nên cẩn thận khi chuẩn bị thức ăn cho chim, rau quả trước khi cho chúng ăn phải ngâm rửa thật sạch sẽ. Chim nuôi sinh sản cần vệ sinh ổ đẻ thật sạch để hạn chế cho chim khỏi bị mạt cắn. Để phòng ngừa mạt bạn nên dùng ổ đẻ có máng phân, nuôi chim trong lồng sắt để hạn chế mạt. ngoài ra cũng cần lưu ý, không nuôi chim ở gần chổ nuôi gà, bồ câu để tránh mạt lan sang. Tổng hợpNguồn: chúng tôi
Tìm Hiểu Về Loài Chim Yến
Nằm trong quần thể hệ sinh vật đa dạng, phong phú ở vùng biển nước ta phải kể đến các loài chim biển, với hơn 200 loài, trong đó có cả các loài chim trú đông. Chúng được phân bổ khắp mọi địa hình, không gian như: đảo, bán đảo, bãi triều, bãi bồi, ghềnh đá, rừng ngập mặn; cửa sông, bãi cát, các khu dân cư ven biển, với nguồn thức ăn cũng rất hỗn hợp được khai thác từ chính nguồn lợi biển như các hệ sinh vật bao gồm: cá giáp xác, thân mềm, nhuyễn thể, hoa quả, lá, vỏ của một số ây trong hệ sinh thái rừng ngập mặn. Mỗi loài có những đặc tính sinh học khác nhau từ cách tìm kiếm ăn, làm tổ, đẻ trứng, chăm con, tự vệ và đặc biệt hơn cả là hình dạng, màu sắc, tiếng động. Trong những khu rừng ngập mặn, hay những dải rừng dương, thông, dừa ven biển cùng với những âm thanh được vang lên từ lòng đất, mặt đất. Tiếng hót của các loài chim biển như tăng thêm sự hấp dẫn cả “dàn đồng ca”, đa dạng của nhiều “loại nhạc cụ” mà bất cứ ai cũng dễ dàng cảm nhận được khi tới thăm và tìm hiểu những nơi ấy. Những đàn cò trắng đứng trên nóc những tán cây xanh trong khu rừng ngập mặn khi buổi hoàng hôn cuối ngày, những con bói cá, bồ nông, cuốc, diếc, cứ “hì hục” tìm bắt cá trong những vùng nước dưới tán cây, rồi tiếng chim gọi bạn.
Trong bài viết này tác giả xin giới thiệu tới loài chin yến, một loài chim quý đã và đang được cộng đồng dân cư ven biển bảo vệ giữ gìn và khai thác chúng rất có hiệu quả.
Chim yến có tên khoa học là (Collocalia fucipha ga ger-maini oustalet 1871) quen gọi là “Hải yến”, nhìn bề ngoài trông giống chim én nhưng lông không đẹp, hót không hay, mình nhỏ, cánh dài và nhọn, đuôi ngắn, mỏ hơi cong, lông ở lưng và bụng màu xám, lông và đuôi và ánh đen tuyền, do vậy nên yến còn được gọi là “huyền điểu”. Phân bố tập trung ở các vùng như vịnh Hạ Long, Đồng Hới (Vĩnh Sơn, Hòn La), Quy Nhơn, Cù lao Chàm, Nha Trang, Phú Quốc, Côn Đảo, Nam Du, Thổ Chu. Trong đó ở Khánh Hòa chiếm phần lớn số lượng khoảng 60%. Thức ăn của yến là các loài côn trùng nhỏ bay trong không khí, chúng là loài có tốc độ bay tương đối nhanh khi bay có nhiều hoạt động đồng hành diễn ra như: bắt mồi, tỉa lông, thậm chí còn vừa bay vừa ngủ. Chim yến sống thành từng đôi và tập trung thành các đàn có số lượng lớn phù hợp với kích thước tại các hang đá, những nơi ấy phải đủ mát thoáng khí, có độ ẩm vừa phải. Chúng chọn các vách núi đá cao lởm chởm để làm tổ. Yến được 1 tuổi (12 tháng) là bắt đầu sinh sản, vào tháng 12 dương lịch hàng năm chim yến bắt đầu xây tổ. Yến làm tổ bằng nước dãi (nước bọt), nước do cặp tuyến dưới lưỡi tiết ra (khác với các loài chim khác làm tổ bằng cỏ, rác, cành cây). Chúng xây tổ từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 hoặc tháng 5 sang năm mới xong, cũng có trường hợp chỉ xây một tháng là xong. Quá trình làm tổ diễn ra vào thời gian ban đêm. Chim yến có nửa chiếc vỏ quả trứng hay hình cái chén (mà người ta quen gọi là chén hạt mít), những lần làm sau tổ càng nhỏ đi, lúc đầu tổ có khối lượng từ 18 đến 20g, về sau chỉ nặng 5 đến 10g.
Sợi yến từ lúc mới có màu trắng, phơn phớt hồng, sợi ra đời từ các động tác yến dùng mỏ quẹt đi quẹt lại nhiều lần trên vách đá theo tư thế vành tròn xoáy ốc, thành tổ, sau một thời gian các sợi đó biến thành màu trắng đục do tác dụng của không khí. Mỗi sợi dài 35 đến 45cm, có độ dày 2,5mm.
Khoảng tháng 4 khi yến làm xong tổ, người ta bắt đầu khai thác yến sào đợt đầu tiên trong năm. Người ta làm các thang tre, có độ dẻo dài nối vào nhau rồi đeo dây bảo hiểm leo lên chỗ có tổ yến dùng kéo cắt nhưng thường để lại cho yến làm lại cái tổ sau trên nền tổ đó. Ngư dân khai thác ở lần yến xây dựng tổ lần thứ nhất, lần thứ hai, còn lần thứ ba tổ được để lại.
Yến mất tổ sẽ làm tổ mới, vào tháng 7 hoặc tháng 8 sau khi chim đẻ và ấp trứng xong. Mỗi con chỉ đẻ 2 trứng và ấp tròn 2 tháng chim non mới ra đời. Khi những con này cứng cáp, rời tổ, người ta mới bắt đầu khai thác yến sào, phải khai thác đúng thời điểm tránh những trường hợp như tổ đang có. Mặc dù ở thành bầy đàn rất đông nhưng hàng ngàn đôi yến không bao giờ bị nhầm tổ.
Yến sào đã đi vào văn hóa ẩm thực từ vài thế kỷ trước. Thời phong kiến đó là món chỉ được dành cho vua chúa. Khi triều đình mở tiệc to thiết đãi khách quý mới có món yến, vì vậy chữ “yến” thường đi kèm chữ “tiệc” chỉ bữa ăn linh đình thịnh soạn nhiều món và tốn kém. Có nhiều chất dinh dưỡng quý hàm chứa trong yến sào như protein chiếm khoảng 405, acidamin, đường, các loại vitamin và nguyên tố đa lượng, vi lượng có hoạt tính sinh học cao, acidsialic đó là acid có trong nước bọt, có tác dụng kích thích hoạt động thần kinh và xúc tiến quá trình sinh trưởng của tế bào. Yến sào còn được sử dụng thường xuyên xem như một vị thuốc quý mà ngành đông y luôn vận dụng có hiệu quả và cả trong dân gian đời sống thường nhật của người dân ven biển, được sử dụng với tên rất khác nhau như “Quan yến”, “Yến thái”, “Yến oa”, Yến oa thái… Đông y coi yến sào có vị ngọt tính bình, không độc, vào 3 kinh: phế, vị, thận. Có tác dụng: tư âm, nhuận phế, bổ tỳ ích khí, điều trị các chứng hư tổn của cơ thể, ho ra máu, hen suyễn, lỵ lâu ngày… Những đối tượng được áp dụng các loại thuốc quý này là: đàn bà sau khi đẻ hay bị băng huyết, trẻ em mắc bệnh suy dinh dưỡng, bụng ỏng, mắt to, lờ đờ, mệt mỏi, tác phong chậm chạm, người cao tuổi. Các thầy thuốc đông y thường hướng dẫn bệnh nhân sử dụng theo đơn rõ ràng như: dùng với liều lượng nhỏ (5 – 10g) trong thời gian dài mà trong thuật ngữ đông y gọi là “hoàn bổ” (bổ dần dần). Nhưng cũng cấm kỵ sử dụng trong các trường hợp như: những người mắc chứng bệnh “phế vị hư hàn” (phế, suy nhược thể hư han). “Đàm thấp đình trệ” và đang có biểu hiện mắc ngoại cảm.
Một số phương pháp mà những người thông thường có thể áp dụng yến sào để phục vụ mục đích chữa bệnh như:
– Nhân sâm yến thang: mộc nhĩ trắng, yến sào, đường phèn. Mộc nhĩ và yến ngâm nước cho nở ra sau cho vào nồi thêm nước nấu chín nhừ và cho đường phèn vào hòa tan đun sôi là dùng được.
– Canh nhân sâm yến sào: gồm yến nhân sâm, cho tất cả vào bát sứ (gốm) thêm chút nước tinh khiết hấp cách thủy cho chín.
– Thu lê yến oa: gồm quả lê, yến, đường phèn khoét bỏ lõi quả rồi cho yến đường phèn vào dùng tăm tre ken kín lại cho nước vào nấu chín.
– Canh sữa bò yến sào: yến sào hấp cách thủy cho chín sau thêm ít sữa bò nguyên chất đun cho sôi rồi sử dụng.
Tùy theo chất lượng yến sào được chia thành nhiều loại khác nhau như “Bạch yến” (quan yến), “Mao yến”, “Hồng yến” (yến bã trầu), “Huyết yến”, “Thêm yến”, “Địa yến”.
Hiện nay ở tỉnh Khánh Hòa có công ty chuyên khai thác yến sào, sản phẩm ấy được tiêu thụ ra thị trường trong và ngoài nước rất nhanh và nguồn cung cấp không đáp ứng đủ nhu cầu, doanh thu của Công ty này cũng rất cao. Tuy vậy, mục đích quan trọng hơn cả là phải biết bảo tồn duy trì tạo điều kiện môi trường tốt cho loài chim quý này phát triển rồi mới tính đến các biện pháp khai thác, những nguồn lợi quý giá của chúng. Mỗi du khách khi đến thăm miền Trung, ngoài những di sản quý báu như động Phong Nha – Kẻ Bàng, cố đô Huế, đô thị cổ Hội An, Khu di tích Mỹ Sơn, còn đến thăm và đắm mình trong những bãi biển đẹp của miền Trung được thưởng thức nhiều món ăn hải sản quý như ở Lăng Cô (Huế), Quy Nhơn, Phú Yên và Đà Nẵng, chắc chắn trong mỗi chúng ta không thể không nhớ tới thành phố biển Nha Trang xinh đẹp và những món thượng hạng được chế biến từ sản phẩm yến sào.
Theo Tạp chí Biển Việt Nam số tháng 1+2-2008.
Khám Phá Bí Mật Về Loài Chim Yến
Như các bạn đã biết muốn thành công trong việc làm gì thì ta phải thật hiểu biết về việc làm đó, trong nuôi yến cũng vậy, để thành công thì ta phải hiểu biết tất tần tật bí mật về loài chim yến.
Rất nhiều điều đặc biệt về chim yến mà bạn phải biết để có thể “chinh phục” được nó. Một số điều đó là:
Chim yến là một loài rất trung thành
Một khi chúng đã vào nhà ở và làm tổ thì chúng sẽ gần như ở lại suốt đời trừ khi ngôi nhà đó có những yếu tố làm chim yến bị bấn an như bị phá hoại hay khai thác tổ không đúng cách. Do đó, càng lâu năm, đàn yến càng đông. Chúng ta cũng tính tới trường hợp mở rộng nhà nuôi sau này. Chim yến mà chúng ta dụ được chủ yếu là các con chim non. Chim yến ăn những loại côn trùng nhỏ ngoài tự nhiên Chim yến bắt côn trùng khi chúng đang bay.
Như vậy các bạn không phải tốn tiền mua thức ăn cho chim yến. Để bổ sung thêm nguồn thức ăn cho chim, xung quanh nhà nuôi chim yến các bạn có thể trồng những loại cây thu hút côn trùng như keo dậu, sung vả, … hoặc các bạn có thể đập nát quả đu đủ chín xung quanh nhà để thu hút nguồn côn trùng
Chim yến có thị lực tốt
Chúng thích làm tổ ở những nơi có cường độ sáng khoảng 2 lux, những nơi này giúp chim yến có thể tránh được kẻ thù như cú mèo, dơi, các loài chim khác. (Vì vậy khi xây dựng nhà yến cần phải đảm bảo độ tối thích hợp cho các phòng nuôi)
Chim yến cũng có thính giác và ngửi mùi tốt
Vì vậy khi xây dựng nhà yến cần phải tránh mùi lạ trong nhà, các nhà mới xây cần phải khử mùi xi măng, có làm được như vậy thì chim yến mới nhanh chóng vào làm tổ trong nhà nuôi yến. Ngoài ra khi xây dựng nhà yến cần phải chống ồn tốt.
Chim yến thường làm tổ ở những nơi có chim yến từng làm tổ
Đây là đặc tính bầy đàn của chim yến. Chúng ngầm hiểu rằng, nếu đã bạn yến ở, nghĩa là nơi đó an toàn, thích hợp cho việc sinh sản sau này. Chim yến đặc biệt nhạy cảm bởi vì là mội trường mới, nơi chốn chúng sẽ làm tổ cho nên chúng sẽ cảm thấy bất an, không làm tổ ở những ngôi nhà không an toàn cho chúng.
Yến rất nhạy cảm với mùi lạ, âm thanh lạ, độ ẩm và nhiệt độ. Do đó, môi trường bên trong quyết định 50% sự thành công của nhà yến. Đôi khi một lỗi rất nhỏ, rất sơ đẳng cũng làm thất bại một nhà nuôi yến. (Chúng ta cần phải tạo môi trường an toàn cho chim yến bằng cách tiêu diệt và bảo vệ nhà yến tránh khỏi những loài vật có hại chim yến).
Chim yến không bao giờ đậu
Một đặc điểm để phân biệt chim yến và các loài khác cùng họ với yến như én, đó là chim yến không bao giờ đậu, chúng chỉ treo mình trên các vách đá dựng đứng hoặc những thanh làm tổ. (Đây có thể là một trong những lý do chim yến không bị nhiễm cúm gia cầm. Cho đến nay chúng ta chưa phát hiện cá thể yến nào bị nhiễm cúm gia cầm)
Chim yến có thể bay rất nhanh
Vận tốc bay tối đa có thể lên tới 130-160 km/h, do đó khoảng cách lý tưởng đến nơi có nguồi thức ăn không nên quá 20km. Bán kính vòng bay tối thiểu của chim yến 1.5-2 m. Đây là một đặc điểm có ý nghĩa hết sức quan trọng để xây dựng một ngôi nhà yến thành công. Tức là: nhà yến phải có chiều rộng tối thiểu là 6m mới phát huy hiệu quả. Một điều rất quan trọng, khi chim non bắt đầu rời tổ và tập bay, chúng bay chưa vững nên dễ va chạm vào các vách xung quanh, rớt và chết.
Nếu chúng không chết, chúng sẽ bay khỏi nhà và không bao giờ trở lại. Do đó, một số nhà nuôi có bề rộng nhà nhỏ thường thất bại hoặc không phát triển sau nhiều năm. Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp trong nhà yến Từ 27-29C. Độ ẩm thích hợp: 80-95%. Cần phải đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thích hợp trong nhà yến để chim yến có thể đến và làm tổ.
Chu trình sinh sản của chim yến từ lúc chim yến bắt đầu làm tổ cho đến lúc chim con có thể bay là 115~132 ngày. Như vậy trong một năm, một cặp chim yến có thể làm tổ 2~3 lần. Đó là đặc tính rất đặc biệt của loài chim yến. Do đó, để thành công trong việc làm nhà nuôi yến, chúng ta sẽ áp dụng những điều đặc biệt này để làm đúng.
Chim yến đặc biệt nhạy cảm
Bởi vì là môi trường mới nên chúng sẽ cảm thấy bất an, không làm tổ ở những ngôi nhà không an toàn cho chúng. Yến rất nhạy cảm với mùi lạ, âm thanh lạ, độ ẩm và nhiệt độ. Do đó, môi trường bên trong quyết định 50% sự thành công của nhà yến. Đôi khi một lỗi rất nhỏ, rất sơ đẳng cũng làm thất bại một nhà nuôi yến.
Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Nét Về Loài Chim Yến trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!