Bạn đang xem bài viết Một Số Kinh Nghiệm Dẫn Dụ Chim Yến được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Một nhà yến thành công tổng hợp của rất nhiều yếu tố từ khi bắt đầu xây dựng đến khi vận hành. Hiện nay, có nhiều nhà yến khá thành công nhưng cũng có nhiều nhà đầu tư rất tốn kém mà chim chưa vào làm tổ hoặc làm tổ rất ít dù đã vận hành một thời gian dài.
Vị trí, cấu trúc nhà, kỹ thuật xây dựng, âm thanh dẫn dụ, bố trí loa, vật liệu để chim đu bám làm tổ và đặc biệt là các yếu tố vi khí hậu trong nhà yến.. là những yếu tố quyết định sự thành công của việc nuôi chim yến. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu một số kinh nghiệm của Ban Quản lý và Khai thác yến Cù Lao Chàm, Hội An về dẫn dụ chim yến vào nhà yến sao cho hiệu quả.
Âm thanh dẫn dụ
Âm thanh dùng cho nhà yến là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của nhà yến. Sau khi xây dựng nhà yến đạt chuẩn về yêu cầu kỹ thuật, nếu sử dụng âm thanh thích hợp thì chưa cần tạo mùi sinh cảnh, chim yến vẫn vào ở và làm tổ.
Âm lượng phát ra từ loa cửa cho nhà yến là một vấn đề đáng quan tâm, theo quy định hiện nay là không quá 70db. Trong thực tế hầu hết các nhà yến đều mở loa vượt cường độ cho phép và nhà nước rất khó kiểm soát vấn đề này. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu thì tiếng kêu chim yến trong tự nhiên có cường độ thường dưới 50 db, nhưng do sự cạnh tranh của người nuôi, muốn nhà mình thu hút được nhiều chim yến hơn nhà khác nên đẩy âm lượng lên cao không cần thiết, làm ảnh hưởng đến các hoạt động sống của những người xung quanh. Nếu mở loa cửa với âm lượng quá lớn sẽ làm cho chim yến bay về gần cửa rồi tản ra chứ không chui vào cửa nhà yến. Kinh nghiệm cho thấy loa cửa khi mở đứng cách khoảng 5m nghe rõ và không chói tai là đã có tác dụng. Loa dẫn chim vào cửa nhà, vào các phòng cũng mở vừa đủ chim nghe thấy tìm vào và không lạm dụng quá nhiều loa khiến chim mất phương hướng. Riêng loa ru mở rất nhỏ để tạo sự yên tâm cho chim khi đã vào đu bám, mở lớn và nhiều cũng khiến chim mất phương hướng bay tới bay lui mà không biết đậu chỗ nào.
Để khắc phục vấn đề mở loa nhà yến quá to thì ngoài quy định là mở loa với cường độ thích hợp với tập tính của chim yến (dưới 70db) nhưng phải đo ngay trước miệng loa và phải có biện pháp giám sát tự động cùng chế tài đủ mạnh với những chủ nhà yến mở âm thanh vượt mức cho phép.
Cũng cần phải xem xét về thời gian phát tiếng kêu, liệu có cần thiết phải mở loa ngoài từ sáng sớm đến chiều tối không?! Theo các kết quả nghiên cứu nhận thấy chim yến rời hang đi kiếm ăn từ sáng sớm và trở về tổ một hay nhiều lần trong ngày tùy thuộc vào thời điểm trong hay ngoài mùa sinh sản. Buổi sáng đến thời điểm nhất định chim tự động bay đi kiếm ăn như nhiều loài khác, mở loa sáng sớm như một cách đánh thức chim là không cần thiết. Như vậy tiếng kêu chỉ cần phát vào buổi chiều để thu chim trở về nhà nhiều hơn mà thôi (nhà mới xây), thu hút thêm những chim mới (nhà yến cũ), những chim đã ở lại lâu rồi thì không cần tiếng kêu này chúng vẫn về đúng nhà, đúng tổ của mình. Nếu thực hiện thống nhất về mức âm lượng và thời gian phát âm thanh thì cũng không còn phải lo lắng rằng chim nhà mình sẽ bị nhà khác dẫn dụ đi hết (trừ khi các yếu tố kỹ thuật khác trong nhà không đảm bảo khiến chim bỏ đi).
Dàn loa trong nhà yến.
Theo một số tài liệu nghiên cứu về âm sinh học thì tiếng kêu của chim yến có nhiều mục đích khác nhau như: báo hiệu có nhiều thức ăn, kêu cứu khi có địch hại, giao hoan, đòi ăn của chim non, chim tơ, mớm mồi của chim bố mẹ…vv. Ở Malaisia và Indonesia có nhiều công ty chuyên thu tiếng kêu thật của chim yến từ các hang động hay từ nhà yến đông đúc để sản xuất các file âm thanh bán ra thị trường. Các nhà yến Việt Nam chủ yếu sử dụng tiếng kêu này và mỗi nhà mỗi kiểu, phụ thuộc vào kinh nghiệm của cá nhân hay tổ chức tư vấn xây dựng, lắp đặt và vận hành. Việc thay đổi tiếng kêu thường xuyên thường tạo ra sự mới lạ khiến chim yến vờn nhiều hơn (cả chim đã ở lâu cũng vờn) nhưng theo chúng tôi không nên lạm dụng vì với tập tính bầy đàn và bảo thủ nơi ở của chim yến, một khi đã ở lại làm tổ thì chim cũng ít vờn quanh trước cửa ra vào nhà của mình. Một số nhà yến dùng âm thanh có từ rất lâu và cố định nhưng chim vẫn phát triển đều. Kinh nghiệm cho thấy các nhà yến dùng nhiều loại tiếng kêu và mở lớn thì chim thường phấn chấn vờn nhiều nhưng hiệu quả ở lại không cao vì nhiễu loạn tiếng kêu trong nhà làm chim mất phương hướng, không tạo ra môi trường tự nhiên và yên tâm cho chim yến.
Tóm lại, nên dùng 2 đến 3 loại tiếng kêu cho nhà yến để phát 3 loại loa là loa phóng ở cửa, loa dẫn vào nhà, vào phòng và loa ru. Nhiều nhà yến chỉ sử dụng 2 loại tiếng kêu, 1 loại chung cho loa phóng cửa và loa dẫn (khác nhau về âm lượng) và 1 loại cho loa ru cũng cho thấy hiệu quả rất tốt. Thậm chí có nhà chỉ dùng 1 loại tiếng kêu nhưng vẫn có chim yến vào làm tổ. Ngoài ra, việc sử dụng loại tiếng kêu linh hoạt và điều chỉnh âm lượng phối hợp cho từng loại tiếng kêu trong nhà yến là rất quan trọng, phụ thuộc kiến thức và kinh nghiệm của người sử dụng âm thanh. Nếu có đủ kinh nghiệm hay cơ sở phân biệt tiếng kêu đó nhằm mục đích gì, tập trung vào thời điểm nào trong ngày, trong mùa, trong năm thì việc linh hoạt trong sử dụng tiếng kêu sẽ đem lại hiệu quả dẫn dụ cao hơn.
Mùi dẫn dụ
Khi chim yến nghe theo âm thanh vào nhà và bay đến từng ngóc ngách của ngôi nhà, nếu ở lại sẽ thải phân ngay vị trí chim đeo bám và đây cũng là dấu hiệu để nhận biết chim đã ở lại trong nhà hay chưa, nhiều hay ít. Phân chim yến chứa nhiều xác côn trùng, được các vi sinh vật phân hủy tạo ra hỗn hợp các khí như NH 3, H 2S, NO 2, CO, CO 2… gây nên mùi tanh, khai đặc trưng hay gọi là mùi sinh cảnh. Một hang động hay một nhà yến có chim yến sống đông đúc thì mùi này càng đặc trưng khi bước vào cửa. Tuy nhiên, phân chim yến mới thải ra ẩm ướt mới có mùi này, phân cũ sau vài tuần không còn mùi đặc trưng này nữa. Đây là mùi đặc trưng và quen thuộc của bầy đàn yến, giúp chim yến có được sự yên tâm rằng đây là nhà của mình để ở lại và làm tổ. Lợi dụng tập tính này nên khi xây dựng nhà yến, ngoài âm thanh thì yếu tố thứ 2 cần quan tâm đó là tạo mùi sinh cảnh cho nhà yến mới giống như những hang động hoặc nhà yến cũ đã có nhiều chim yến.
Tạo mùi cho nhà yến hiện nay có nhiều kỹ thuật, thường sử dụng nhất là lấy phân tự nhiên của chim yến từ hang động hoặc từ những nhà yến có nhiều chim yến đưa vào trong nhà yến mới. Cách làm này có ưu điểm là mùi sinh cảnh tự nhiên của chim yến nên rất thích hợp để chim làm quen nhà và yên tâm ở lại. Tuy nhiên, lượng phân chim đưa vào phải là phân chim mới thải ra, số lượng cần nhiều và phải bổ sung liên tục sau khoảng vài tuần vì để lâu phân hết tác dụng tạo mùi, bổ sung như vậy đến khi nào chim vào ở lại trong nhà được một số lượng nhất định thì không cần bổ sung nữa. Để có được lượng phân mới, nhiều và bổ sung thường xuyên như vậy cũng khá khó khăn và tốn kém trong giai đoạn hiện nay, chưa kể đến việc các sinh vật gây hại, mầm bệnh theo phân chim yến này để đi vào nhà yến mới. Lưu ý là khi dùng phân chim yến tự nhiên đưa vào nhà yến chỉ giữ ẩm mới tạo mùi sinh cảnh quen thuộc cho chim yến. Ngâm phân với nước như nhiều người vẫn làm thì không còn tác dụng tạo mùi sinh cảnh thích hợp vì phân chim bị thủy phân sẽ cho ra các mùi lạ khác, không giống như mùi khai khi vi sinh vật phân hủy tự nhiên. Các nước trong khu vực như Malaisia, Indonesia, Thái Lan từ lâu đã không cho sử dụng phân yến tự nhiên để tạo mùi cho các nhà yến mới vì vấn đề vệ sinh dịch tễ và ô nhiễm môi trường. Những nhà yến đã có nhiều chim thì phân chim yến cần phải thu dọn hàng tuần, nếu tồn đọng nhiều và lâu ngày trong nhà yến mà không có biện pháp xử lí sẽ là môi trường cho mầm bệnh phát sinh.
Để khắc phục những hạn chế trên, nhiều cá nhân và công ty kỹ thuật nuôi yến đã chế tạo ra các sản phẩm tạo mùi sinh cảnh nhân tạo từ sự lên men các chất dinh dưỡng có trong cơ thể côn trùng, xác động vật, mỡ cá, trùn biển…vv, để dẫn dụ chim yến cho các nhà yến. Các sản phẩm này chủ yếu có nguồn gốc từ Malaisia, Indonesia và Việt Nam cũng có một số sản phẩm trên thị trường. Các mùi sinh cảnh nhân tạo này khi sử dụng cũng có chim yến vào ở lại và làm tổ nhưng cũng chưa khẳng định được hiệu quả rõ rệt là mùi chim ưa thích. Việc sử dụng các mùi nhân tạo cũng theo kinh nghiệm của những người nuôi yến lâu năm và khuyến cáo của nhà sản xuất, chưa có quy chuẩn rõ ràng trong việc sử dụng các mùi này hay ảnh hưởng đến môi trường xung quanh của nó. Việc sử dụng mùi nhân tạo này cũng phải thường xuyên, bổ sung liên tục trong giai đoạn đầu, đến khi trong nhà đã có một số lượng chim yến vào ở lại nhất định thì ngừng bổ sung.
Trên thị trường hiện nay có đến hơn 30 loại chất tạo mùi sinh cảnh để dẫn dụ chim yến cho các nhà yến, tuy nhiên cần cân nhắc kỹ khi sử dụng vì có thể không mang lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí có thể làm chim yến bỏ đi.
Thanh làm tổ
Chim yến lần theo các tín hiệu của âm thanh để vào nhà yến, cùng với mùi sinh cảnh dẫn dụ, nếu cảm thấy thấy thích hợp thì nhiều chim sẽ ở lại (chủ yếu là chim yến tơ). Khi ở lại trong nhà chim yến sẽ lựa chọn một vị trí thích hợp để đu bám và làm tổ trên các thanh làm tổ. Có nhiều loại vật liệu được sử dụng làm thanh làm tổ mà chim yến có thể đu bám được, phổ biến nhất là các loại ván gỗ chuyên dụng cho nhà yến như meranit, bạch Tùng, mít nài, giẻ đỏ, trâm vàng, xoan… Một số nhà sử dụng lam xi măng hay lam đá tự nhiên để chim yến đu bám và làm tổ. Kết quả nghiên cứu ban đầu của chúng tôi nhận thấy mỗi loại vật liệu làm thanh làm tổ đều có những ưu, nhược điểm riêng. Giá thành tổ yến trên thị trường hiện nay rất khác nhau phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ của tổ yến, sự tin dùng lâu năm của người sử dụng và một phần cũng bị chi phối bởi vật liệu được sử dụng làm thanh làm tổ trong nhà yến.
Ván gỗ chuyên dụng dùng cho nhà yến.
Lam làm từ gỗ thì lắp đặt nhẹ, giá thành tùy loại gỗ nhưng cũng khá cao, chim ưu thích đu bám và làm tổ nhanh. Trên lam gỗ, màu sắc tổ thường trắng sáng, hình dạng và kích thước tổ không căng tròn, không được ưa chuộng nhiều nên giá thành thường thấp (giá bán bằng khoảng ¼ giá bán tổ yến đảo). Kết quả khảo sát còn cho thấy độ cứng và bề rộng của ván gỗ khác nhau thì hình dạng, kích thước và khối lượng tổ yến có sự sai khác rõ. Trên ván gỗ tổ thường bị hút nước mạnh hơn các vật liệu khác, nhiều tổ hay bị nhăn nhúm, cong vênh, nhìn không đẹp, gỗ cứng hơn thì tổ đẹp hơn.
Một số nhà yến sử dụng thanh lam đúc bằng xi măng để chim đu bám. Kết quả cho thấy chim vẫn đu bám và làm tổ bình thường, giá thành thấp nhưng lắp đặt nặng hơn. Đặc biệt chân tổ thường lẫn tạp chất của vôi vữa khi thu hoạch tổ, khó gia công, thị trường cũng không ưa chuộng. Tổ trên lam xi-măng cũng giống như trên gỗ, không giống hình dạng tổ yến đảo nên giá bán cũng không cao.
Lam đá tự nhiên được nhiều nhà yến sử dụng, đặc biệt là nhà yến khu vực miền Trung như Quảng Nam, Đà Nẵng. Trên lam đá này thì tổ yến to tròn hơn, rất giống tổ yến đảo, được ưa chuộng (đặc biệt là thị trường nước ngoài) nên giá bán cũng khá cao (bằng 1/3-1/2 giá tổ yến đảo). Lam đá chẻ thì giá thành vẫn rẻ hơn lam gỗ và lắp đặt cũng không khó, tuy nhiên trong giai đoạn đầu chim vào làm tổ sẽ chậm hơn lam gỗ vì chim chưa quen với bề mặt của đá, sau thời gian thì chim vẫn phát triển bình thường. Ngoài ra, ưu điểm lớn của lam đá tự nhiên là không bị mối mọt hay nấm mốc. Đá chọn làm lam thường là đá xanh, đá vôi mô phỏng theo đá các đảo yến tự nhiên, chẻ miếng quy cách dày khoảng 1,5 cm, rộng 15 – 20cm, dài 60 cm, bề mặt để nhám hay kẻ một số rãnh nhỏ để chim dễ bám.
Theo Ban Quản lý và Khai thác yến Cù Lao Chàm, Hội An (tài liệu Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp)
Một Số Kinh Nghiệm Nuôi Và Chăm Sóc Chim Chào Mào Hay.
Chào Mào hiện nay đang được giới chơi chim ưa chuộng vì giá thành chim bổi rẻ lại dễ thuần nên phong trào chơi chim chào mào ngày càng lên cao , phải kể đến là cả nước đều chơi chim chào mào nên rất có nhiều cuộc thi chim hót hay chim đẹp . Và cũng có nhiều hội quán chơi chim chào mào được thành lập trên khắp đất nước .
Phong trào chơi chim là vậy nhưng chắc ai đã hiểu hết về giống loài chim này và cũng như cách chăm sóc chim về chế độ dinh dưỡng cũng như tiếng hót của chim .
Xin chia sẻ một kinh nghiệm nhỏ rồi các AE khác bàn thêm: Bình thường phải mất khoảng 9-12 tháng nuôi và tập dợt thì mới có được một con chào mào để chơi. Các giai đoạn có thể chia ra như sau:
Sau 3 tháng quân trường, nó phải làm quen với môi trường mới, chế độ ăn uống mới, bạn phải tiếp xúc với nó nhiều hơn, cho tắm nhiều hơn, treo lồng nhiều chỗ … Mỗi lần cho ăn bạn cho ăn ít thôi, để hết sạch mới cho thêm thức ăn vào, giai đoạn này tối kỵ việc để cóng cám hoặc trái cây thừa mứa trong lồng – việc này hơi khó thực hiện – con chim của bạn phải luôn luôn đói nhưng không được chết đói. Bạn phải làm cho nó hiểu là “mỗi khi bạn đến gần lồng chim là chỉ để cho ăn” dần dần nó sẽ cảm thấy bạn không nguy hiểm, thậm chí nó có thể còn mừng húm khi nom thấy bạn. Làm được như vậy, thêm 3-5 tháng nữa là nó đã tương đối dạn dĩ rồi. Giai đoạn này là giai đoạn tiền chim hay hay dở sẽ bộc lộ ở giai đoạn này để chúng ta quyết định có thể gắn bó với em nó hay thả nó về với thiên nhiên .
Giai đoạn này là lúc chúng ta đã chọn đc chú chim nuôi và gắn bó với nó rồi , nhưng cũng cần phải nuôi chăm sóc và thuần dưỡng em nó thêm vài mùa lông nữa mới có thể ra đứng trường ở các hội thi chim được.
Cách dượt thì cũng đơn giản, ai cũng biết rồi – là xách chim đến nhừng tụ điểm tập trung nhiều chim cùng loại. Nhưng có điều bạn lưu ý là những lần đầu đem chim đi, bạn phải tủ kín áo lồng lại, tuyệt đối không cho nó nhìn thấy chim khác, chỉ cho nghe thôi. làm như vậy khi trở về nhà nó rất xung (tất cả bài vở của nó, nó sẽ tập dượt, ôn luyện ở nhà, sau khi đi dượt về, chứ không phải ở tụ điểm dượt chim đâu) Mỗi tuần mở áo lồng cho nó nhìn ngắm chiến hữu khoảng 2 lần mỗi lần khoảng 10-15 phút là đủ nhưng phải để xa, không được xáp gần. Cứ tập dượt như vậy khoảng 2-3 tháng là em nó xung lắm lắm, thậm chí có khi nó còn bố láo hơn cả chim sành nhưng bạn phải thật kiên trì nhẫn nhịn phải giữ nguyên chế độ tập dượt như vậy tuyệt đối không cho sáp chim mà chỉ cho mở áo lâu hơn, để thời gian dượt lâu hơn dần lên thôi. Nhiều người do bị khích mà làm bể một con chim đang xung cũng vì vậy lý do là: tuy nhìn thấy chim xung vậy thôi, nhưng đó là xung xổi, khác xa với chim sành nó có tinh tướng riêng của nó. mấy ku xung xổi mới lên nhìn bố láo bố lếu thế thôi chứ bị nẹt sợ một lần là coi như đi đứt cả quá trình chăm sóc tập dượt gian khổ. Đây là thời điểm hưởng thụ của chủ chim. Ở quầy thì chim ra dáng ra giọng đấu đá, về nhà thì ức chơi đủ bài vở. Chim cứ xung như vậy mà giữ được 2-3 mùa lông thì gọi là chim sành.
Một Số Nét Về Loài Chim Yến
Về một số giống loài chim yến
Nội dung trong bài viết
Về một số giống loài chim yến
Đời sống tự nhiên của chim yến hàng
Thành phần hoá học cơ bản của tổ yến
Thuộc họ: Apodidae
Giống: Collocalia (tiếngAnh-Swifts)
Loài:
Collocalia fuciphagus (yến tổ trắng, VN-yến hàng)
Collocalia gigas (yến lớn)
Collocalia maxima (yến tổ đen- yến xiêm)
Collocalia brevirostris (yến núi)
Collocalia vanicorensis (yến tổ rêu)
Collocalia esculenta (yến bụng trắng, theo tiếng Indonesia gọi là yến sapi).
Chim yến ( Swiftlet– t iếng Anh) và chim én thường bị lẫn lộn vì chúng đều là những loài chim bay lượn, thích bay lượn trên bầu trời để thăm dò thám thính ở những khoảng cách khá xa, và đều ăn các côn trùng bay.
Về mặt phân loại, nhóm chim yến thuộc họ Apocdidae (theo tiếng la tinh nghĩa là “không chân”), có đặc trưng là chân yếu ớt không thể đậu được nhưng có khả năng bay cao và có thể bay lượn liên tục trong không trung suốt cả ngày. Tổ làm từ nước bọt hoặc thêm các thứ khác như lông, cỏ trộn nước bọt. Cánh uốn cong và đuôi lõm mức vừa phải.
Khác với nhóm trên, loài chim én (chim nhạn – tiếng Anh: Swallows, Martins), cũng thích bay lượn trên trời cao, thuộc hirudinidae thì có chân khoẻ mạnh, có thề đậu xuống trên cây và dây điện, chân có ba ngón phía trước, một ngón phía sau; cánh dài, nhọn, gần như thẳng; lông nói chung có màu xanh dương ngả sang màu đen; tổ làm từ đất sét hoặc cỏ cây.
Tại Indonesia nguời ta đã tìm ra bí quyết nuôi chim yến trong nhà bằng cách nương tựa vào một loài chim mà người Indonesia (Indo.) gọi là chim sriti và nhiều ý kiến cho rằng nó chính là chim “én ” (nên nhiều người ở đây vẫn dùng tiếng Anh là Swallow). Con chim sriti này làm tổ dưới mái nhà, và tổ của nó có thể dùng để ấp nở trứng yến. Trên thực tế nó ở trong cùng họ với chim yến (họ Apodidae), có tên la tinh là Coilocalia linchi (theo Tim Penulis PS). Bởi vì chim con của nó hầu như giống chim yến sapi (C. esculenta). Nhưng lông phân bố trên lưng của cơ thể C. linchi màu đen phớt xanh lục và không có các lông nhỏ ở trên ngón chân cái. Trong khi lông trên cơ thể của chim C. esculenta màu đen phớt xanh dương, và trên ngón chân cái có lông nhỏ.
Ở bắc Kalimantan và Benunnungan Bukit Barisan, loài chim C. linchi sống cùng chỗ với loài C. esculenta. Ở đảo Jawa và Bali, loài C. linchi kiếm mồi cả ở các vùng thấp đến đỉnh núi có độ cao 3000m so với mặt biển. Loài này hay bay lượn gần nhà và thích làm tổ ở trong nhà, dưới mái nhà, nhất là ở vùng Sukabumi. Tổ của nó hình cái bát không đều đặn, tổ được kết bện chặt bằng cỏ nhỏ và nước bọt, kích thước tổ 65,5 x 45 mm, có thể sử dụng để ấp trứng chim yến hàng.
Tổ chim yến núi, yến lớn, yến tổ rêu, yến sapi C. esculenta và cả tổ yến sriti C. linchi đều không thể ăn được, riêng tổ của loài yến xiêm C. maxima thì có thể ăn được nhưng phải nhặt hết lông. Mội số người Indo. còn dùng các tổ yến phẩm chất xấu có trộn nhiều lông để làm thuốc cho ngựa.
Ở VN loài chim này có trọng lượng cơ thể khoảng 12-20gr, làm tổ lần đầu kéo dài 4 tháng, bắt đầu khoảng tháng 12 -tháng 1, tuỳ địa phương và điều kiện khí hậu từng năm. Chim bắt đầu đẻ trứng vào giữa và cuối tháng 3 đến giữa tháng 5 (tùy vùng), có 70% chim tập trung đẻ vào đầu và giữa tháng 4. Nếu bị khai thác lấy tổ thì tiếp tục làm tổ đến khoảng tháng 5-6, còn nếu tổ của chúng không bị lấy đi thì chúng sẽ đẻ lại lần 2 sau khi chim non rời tổ được 5 – 40 ngày, có 30% số chim đẻ lại trong vòng 7-10 ngày. Thòi gian ấp trứng là 23 – 30 ngày, trung bình 25 ± 2. Chim non rời tổ sau khi nở 40 – 45 ngày, trọng lượng cơ thể là 14,5gr. Thức ăn của chim yến hàng chủ yếu là côn trùng: kiến, mối, ruồi muỗi, bọ rầy, các loài cánh cứng và nhộn. Chim trưởng thành ăn chủ yếu là kiến cánh.
Chim non ăn bọ rầy (nâu, xanh) – chiếm 50% và ruồi muỗi chiếm 20%. Trong thức ăn của chim bố mẹ thì bọn cánh màng ( Hymenoptera) chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Vào mùa mưa tỷ lệ mối trong ruột là 100% (theo NQP).
Loài này sinh sống nhiều từ vĩ độ 10 o S đến 20°N và kinh độ 95° đến 115° đông, chủ yếu tập trung ở vùng Đông Nam Á, Philippines, Việt Nam, Thailand, Malaysia, Indonesia (Kalimantan, Sumatera, Jawa, Bali…), Campodia.
Ở Việt Nam người ta thấy chim yến hàng làm tổ ở các đảo trong vịnh Hạ Long, Quảng Bình, Đà Nẵng (Cù Lao Chàm), Quảng Ngãi (Sa Huỳnh), Bình Định (bán đảo Phước Mai), Khánh Hòa (10 đảo lớn nhỏ), Phan Rang (Đá Vách), Côn Đảo (10 đảo), Kiên Giang (khoảng 4-5 đảo) (theo NQP).
b/ Loài yến lớn C. gigas là loài chim có cơ thể lớn so với các loài yến khác. Kích thước trung bình của cơ thể khoảng 16cm. Lông chim màu đen, phía dưới màu nâu tối. Lông đuôi chẽ đôi rõ.
Chim thường chỉ đẻ 1 quả trứng, trứng trắng và hình dạng gần như oval. Vào tháng 11-12 yến lớn thường bước vào mùa làm tổ. Phân bố nhiều ở Malaysìa, Sumatera, Kalimanlan và Jawa, thường thấy ở các vùng núi cao rùng rậm.
c/ Loài yến xiêm C. maxima cũng hay làm tổ chung với loài yến hàng, chiều dài trung bình cơ thể là 12,5cm (số liệu Indo.). Lông lưng màu nâu phớt đen, lông ngực màu xám đen và lông đuôi màu nâu phớt cam. Đuôi cũng hơi chẽ đôi. Loài yến này chân có lòng phẳng, mắt nâu đậm, mỏ đen, chân đen. Tổ chim màu đen vì được làm từ lòng đen và nưức bọt của chim kết lại. Tổ yến đen có tới 90% là nước bọt và 10% là lông. Sau khi lựa hết lông ra, tổ chim có thể ăn được. Chất lượng tổ tất nhiên là thấp hơn so với tổ yến hàng. Chim cũng ăn các côn trùng nhỏ và chủ yếu là các côn trùng bay. Chim thích làm tổ trong các khe đá vôi.
Người ta thấy mùa vụ ghép đôi cũng giống chim yến hàng. Trứng màu trắng, thường chỉ đẻ 1 quả. Giống như chim yến hàng, loài yến xiêm cũng dễ nuôi hơn những loài yến khác.
Loài này thường thấy ven bờ biển, làm tổ trong các khe núi đá vôi ở Indonesia, Himalaya, Malaysia, Thailand, Philippines.
Việt Nam cũng có loài yến xiêm, hay cùng làm tổ với yến hàng ở một số đảo vùng Khánh Hoà. Nhưng yến xiêm ở đây có số lượng quá ít, khoảng 90 đôi (186 con – theo NQP), trọng lượng cơ thể từ 12-17 gr.
d/ Yến núi C. brevirostris, lông chim màu đen, đuôi màu xám đen. Lông đuôi chẽ đôi sâu, chân hơi có chút lông hoặc không. Cơ thể hơi lớn, chiều dài trung bình đạt 14cm.
Loài này bay nhanh, thường ghép thành nhóm, hướng đến các vùng cao, đỉnh núi. Ăn các côn trùng nhỏ và cả các côn trùng bay. Tổ của nó làm trong các khe đá, nơi có dấu vết núi lửa và ở các đỉnh núi. Bởi vì tổ của nó làm từ cỏ, chỉ trộn rất ít hoặc không có nước bọt nên loại tổ yến này không thể ãn đươc. Chim có mùa vụ ghép đôi, thường đẻ 2 quả trứng.
Loài chim này thường gặp ở Himalaya, Trung Quốc, Đông Nam Á, Philippines, Andaman, Sumatera, Jawa.
e/ Yến tổ rêu C. vanicorensis, lông chim màu nâu ngã sang màu đen, lòng đuôi tối hơn. Đuôi cũng chỉ hơi lõm vào. Giọng hót ríu rít và cao. Kích thước cơ thể nhỏ, chiều dài cơ thể trung bình khoảng 12cm.
Chim bay mạnh và xa, đôi lúc cũng bay lượn xoay tròn và là thấp xuống gần mặt đất để tìm các côn trùng nhỏ. Tổ đẹp với bề mặt mềm. Rêu tảo được dùng để phủ và bện kết thêm cho đến khi tổ làm xong, nên được gọi là “yến tổ rêu”
Yến tổ rêu thấy nhiều ở Sumarera, Kalimantan, Javva và các vùng tây Thái Bình Dương.
g/ Yến bụng trắng C. esculenta (tiếng Anh là White Billied Swiftlet).
Lông lưng đen phớt xanh dương, lông ngực phớt màu cam tối (màu vàng bí ngô), phần lông bụng trắng hơn, đuôi có chẽ đôi nhỏ. Mắt nâu tối, mỏ đen, chân đen. Giọng hót ríu rít và cao. Đây là loại chim yến nhỏ nhất trong giống yến, có chiều dài cơ thể trung bình khoảng 10cm.
Chim sống cả trên vùng cao nguyên, thích đồng cỏ, rừng cây rộng và thoáng. Loài chim này hay bay thành nhóm nhưng không xếp thứ tự. Chim không bay xa, thường bay thấp hoặc lượn vòng tròn gần trên mặt đất, hoặc mặt nước để tắm và uống nước. Khi tìm kiếm thức ăn thường kêu hót ríu rít dưới các cây lớn có nhiều côn trùng. Hình dạng tổ không đều đặn, được làm từ rêu, cỏ và nước bọt. Tổ làm ở các khe đá, góc khe núi. Chỉ đẻ 2 quả trứng, màu trắng và hầu như hình oval. Chim làm tổ không phụ thuộc vào mùa ghép đôi mà có thể làm tổ kéo dài trong năm. Trong một số tài liệu của Indonesia đây chính là loài để dụ chim yến hàng (nhưng theo phân tích ở trang 2 loài dùng để dụ chim yến hàng là loài C. linchi Tim Penulis PS).
Loài này phân bò nhiều ở Châu Á, Himalaya, Trung Quốc, Papua New Guinea, Đông Nam Á, Australia, Jawa, Rali
Đời sống tự nhiên của chim yến hàng
Loài chim này hay sống quần đàn, thích làm tổ từng cặp riêng rẽ, thích sống ở chỗ gần nước (sông, hồ, biển), có đồng ruộng, rừng cây thấp, và ít đến các khu rừng rậm. Chim yến là loài chim bay lượn cao, nhưng ít khi chúng bay xa đến độ cao 1500m để kiếm mồi (Indo.).
Theo những điều tra của Khánh Hoà, chim yến hàng có thể lên đến Lâm Đồng, Phan Rang để kiếm ăn.
Chim rất thích trú trong các hang động với diện tích rộng. Độ ẩm trong chỗ ở của chúng giao động từ 85 – 95% (đấy cũng là lý do tại sao trong một số điều tra của Khánh Hòa, sản lượng tổ yến của các hang có đáy nước cao hơn hang đáy đá, và có thể gợi ý về việc thử tạo ra một độ ẩm nhất định cho các hang không có đáy nước). Nhiệt độ thích hợp nhất cho yến làm tổ là 25 – 29 o C. Yến thích sống ở chỗ tối, nơi yên tĩnh, cảm giác an toàn, không bẩn thỉu và chứa bầu không khí trong sạch (Indo.).
Chim yến hàng làm tổ trong thời gian lúc trở về nhà đến nửa đêm. Nó không làm một mình mà cả con đực và con cái cùng làm. Công việc xây dựng tổ tiến hành mỗi ngày, kéo dài trong khoảng 40-80 ngày. Nếu thức ăn (côn trùng) nhiều hoặc vào mùa đẻ trứng thì thời gian này chỉ 40 ngày, còn nếu chưa vào mùa đẻ trứng và bị ảnh hưởng của nhiều tác nhân thì thời gian làm tổ có thể kéo dài gấp đôi.
Hình bên cho thấy chu kỳ sống của chim yến: Từ khi mới nở đến khi tập bay và rời tổ khoảng 45 ngày; từ khi bay được đến khi ghép đôi khoảng 30 ngày. Chim bắt đầu làm tổ cho đến khi làm tổ xong là khoảng 40 ngày nếu vào mùa mưa, còn nếu vào mùa khô ráo thì thời gian này mất 80 ngày. Thời gian từ khi làm tổ xong đến khi đẻ trứng là 8 ngày. Bắt cặp giao phối khoảng 5 – 8 ngày. Trứng bắt đầu vào ấp khoảng 7 ngày. Trứng được ấp và nở ra thành chim con trong khoảng 20 – 21 ngày, rồi lại bắt đầu 1 chu kỳ mới.
Chú thích : 1- Chim con mới nở
II – Chim non tập bay rời tổ
III – Chim ở thời kỳ chuẩn bị ghép đôi
IV – Chim bước vào làm tổ
Va – Tổ đã làm xong (vào mùa mưa)
Vb – Tổ đã làm xong (vào mùa khô ráo)
VI- Đẻ trứng
VII- Trứng bắt đầu ấp
Ia – Trứng ấp đã nở ra con
(IIa – Chim con bắt đầu bay rời tổ cho tới khi tổ trống)
Thành phần hoá học cơ bản của tổ yến
Theo phân tích của Departemen Perdagangan R. I, 1979 (Indo.) trong 100g tổ yến chứa
Calori : 281 Calori
Protein : 37,5 gram
Lipit: 0,3 gr
Carbonhydiat: 32,1 gr
Canxi: 485 mg
Phospho: 18 mg
Sắt: 3mg
Nước: 24,8 gr
Theo các phân tích của Nguyễn Quang Phách (1993), hàm lượng protein và lipit có khác nhau theo loại tổ và kỳ khai thác (tính theo % trọng lượng khô). Hàm lượng protein trong kỳ khai thác lần đầu là 47,16%, lần hai là 36,9%; lipit lần đầu là 0%, lần 2 – 0,56%.
Qua các số liệu trên cho thấy, hàm lượng canxi và photpho trong tổ yến rất cao, nguyên tố sắt cũng khá cao. So sánh với tài liệu đã công bố của Indonesia, thì tổ yến của Khánh Hoà có chất lượng rất tốt, hàm lượng protein cao, hàm lượng lipit rất thấp, chỉ từ 0 – 0,56%, lượng nước thấp chỉ khoảng 16 % (so với Indo. Là 24,8%).
7 Kinh Nghiệm Hay Cho Người Nuôi Chim Yến
Đối với màu sắc của yến thì mỗi người có một sở thích, do đó nên chọn theo màu sắc mà mình thích. Thích thuần màu hay thích pha màu vẫn là tùy vào sở thích của mỗi người. Nhưng không nên chọn chim lem phải chú ý chim thuần màu thì phần lông cứng (cánh, đuôi) không nên mua chim có sợi màu trắng (đối với hoàng, thanh, agat, isabel…), có thể xem phần lông mặt dưới đuôi phía hậu môn để biết độ thuần của màu lông. Ngoài ra, tỷ lệ chim con lem của những con bạch, hoàng, hồng thuần màu nhưng chân + mỏ bị đen khá cao thế nên phải xem xét trước khi mua. Một số người chấp nhận mua những con chim đẹp giá cao nhưng mua về 1 thời gian thì thấy lông cánh hoặc đuôi mọc ra sợi lông trắng, mất giá trị thẩm mỹ, đấy là do người bán đã nhổ sợi lông trắng đi trước khi bán.
Quan sát cử động:
Những người nuôi chim cảnh Hà Nội cho biết chim yến khỏe là con chim khi ở trong lồng thường nhảy nhót, cử động linh hoạt, thần thái tự nhiên, không ủ rũ.
Quan sát lông vũ:
Lông ôm sát người đồng thời có độ bóng là chim khỏe mạnh. Con chim nào lông xù xù không bó thường là chim già hoặc chim bệnh.
Đối với chim khỏe mạnh thì hai mắt luôn mở to, nhìn vào thấy linh hoạt có thần, nhìn thấy tay người để sát lồng liền bay đi chỗ khác. Nếu phản ứng chậm hoặc không nhìn thấy thường là do bị cận thị hoặc mắt bị đục.
Kiểm tra dinh dưỡng
Với những người nuôi chim cảnh làm giàu cho biết khi cầm chim trên tay có cảm giác chắc tay, có độ nặng, vùng vẫy có lực tức là chim khỏe mạnh. Dùng miệng thổi phần ngực để quan sát, nếu da căng, màu đỏ hoặc xen lẫn những vạch mỡ vàng tức là chim được nuôi tốt, đầy đủ dinh dưỡng. Ngược lại nếu da nhăn nheo không căng, thường là chim nuôi kém. Nếu bụng chỉ có một màu vàng thì do con chim quá béo, tích mỡ lại. Cả hai loại này đều không nên mua.
Nghe hót
Khi chọn mua chim đực, nên nhẫn nại ngồi quan sát một lúc nghe xem giọng hót của nó ra sao. Hơi có dài không? Hót được mấy giọng? …
Quan sát tổng thể
Ngoại hình phải gọn gàng, dáng đứng thẳng, bám cầu chắc chắn. Thông thường chim đực có bề ngoài to, dài hơn chim mái. Quan sát xem hai chân có tật lỗi gì không.
chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Kinh Nghiệm Dẫn Dụ Chim Yến trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!