Bạn đang xem bài viết Mỗi Con Chim Yến Ở Trong Nhà Bạn Cógiá Bao Nhiêu Tiền. được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tại sao nói nghề dẫn dụ chim yến là nghề đào vàng trắng?
Mỗi con chim yến dẫn dụ được có giá bao nhiêu?
Bài viết này chủ yếu nói về giá trị của từng con chim yến mang lại cho bạn, nó không phải là con số chính xác và chỉ là một bài toán cho chúng ta cùng định giá trị mà thôi.
Theo tìm hiểu thì chim yến nếu sống tốt, sống khỏe sẽ có tuổi thọ trên dưới 10 nằm, nên cứ làm tròng là 10 năm cho dễ tính.
Khối lượng 1 tổ yến trong khoảng từ 4 đến 10 gr, nhưng tổ yến có giá trị thì cũng phải từ 8gr trở lên. Vì vậy, đã mơ thì mơ cho cao là tổ yến trung bình có khối lượng 8 gr. Mà 8gr tổ yến này phải do 2 con chim (1 cặp) làm.
Mỗi năm chim yến sinh sản trung bình khoảng 3 mùa, chúng ta cứ thu tổ 2 lần 1 năm còn 1 mùa dưỡng chim.
1 kg yến là 1000gr có giá 20.000.000 vnđ vậy 1 gr yến có giá 20.000 vnđ ( 8gr yến có giá là 160.000 vnđ), vậy 1 con yến 1 mùa tạo ra 80.000 vnđ. Một năm thu hoạch 2 lần vậy 1 con yến làm ra 160.000 vnđ một năm. Chúng sống 10 năm trong nhà yến vậy mỗi con chim yến mang đến cho chúng ta 1.600.000 vnđ.
Từ một bài toán đơn giản chúng ta có thể thấy được giá trị của một con yến dẫn dụ được trong nhà yến là khoảng 1.600.000 vnđ. Đó là giá trị của 1 con chim yến ở lại, ngoài ra con chim yến này có thể sinh sản, rủ rê thêm những con khác nên giá trị của nó phải hơn 1.600.000 vnđ.
Chính vì lý do đó mà rất nhiều người ví việc dẫn dụ chim yến như khai thác vàng trắng. Một cặp chim yến làm ra 3.200.000 vnđ trong vòng đời của nó. Trước đây khi giá vàng ở mức 30 triệu một lượng thì mỗi cặp chim các anh chị đã có trong tay một chỉ vàng.
Vì vậy, hãy chân trọng từng con chim yến chúng ta dẫn dụ được. (Dù ít hay nhiều).
Cảm ơn các anh chị đã đọc bài viết và chúc anh chị thành công trong nghề dẫn dụ nuôi chim yến.
Chim Yến Ăn Gì? Sống Ở Đâu? Giá Bao Nhiêu Tiền? Mua Ở Đâu Rẻ
Trong các giống chim hiện nay thì Chim Yến là loài chim có giọng hót điêu luyện bậc nhất. Ngay cả những giống chim mau mồm mau miệng như Chích Chòe, Họa mi cũng không thể nào so bì được.
Trải qua bốn thập kỷ tồn tại và phát triển, giọng hót của Chim Yến vẫn được người đời ngưỡng mộ và giữ được vị trí độc tôn của mình.
Chim yến sống ở đâu? Chim Yến ( tên tiếng anh là Canario) vốn là giống chim Rừng sống chủ yếu ở Đại Tây Dương. Xét về vóc dáng thì giống Yến rừng có thân hình to lớn hơn Yến nhà rất nhiều.
Phần cánh và hai bên sườn chim có màu nâu sẫm và có điểm vạch xanh mờ…
Chim Yến là loài chim có giọng hót có thể làm say đắm lòng người. Tuy nhiên, giọng hót lại không thể bù đắp được bộ lông quá xấu của mình.
Có lẽ chính vì lý do này mà nhiều người chơi chim luôn tìm cách để lai tạo giống Yến để tạo ra được màu lông khác.
Bên cạnh giọng hót thì nhiều người còn quan tâm tới hình thức cũng như màu sắc lông của Chim Yến cảnh. Lông của Yến thuần chủng thường khá nhợt nhạt.
Chim Yến hoang dã và Yến nuôi có 3 màu nổi bật nhất: Là Vàng, đen, trắng.
Tổ yến được làm từ nước dãi của Yến chứ không phải sử dụng cành cỏ khô, lá cây như các loài chim khác.
Khi nước dãi của Yến khô cứng lại sẽ kết dính thành một tổ hợp rất vững chắc.
Thời gian làm tổ của chim yến thường khá dài. Thông thường, sẽ phải mất khoảng hơn 1 tháng để chiếc tổ hoàn thành kể từ khi chim trống và chim mái lựa chọn được vị trí xây tổ phù hợp.
Tùy vào từng loài yến khác nhau mà chúng sẽ có những phương pháp xây tổ khác nhau. Có loài xây bằng lông, rơm rạ,…
Hiện nay, trên thế giới chỉ có 2 loài yến duy nhất xây tổ bằng nước bọt và tổ của chúng được sử dụng để chế biến ra rất nhiều món ăn hấp dẫn.
Là loài chim bé nhỏ, khả năng tự vệ kém, vì vậy chim yến thường có rất nhiều kẻ thù khiến chúng cảm thấy sợ hãi.
Ngoài ra, chim yến cũng rất sợ một số loài côn trùng như: Gián, mối, mọt, kiến,….
Những loài này tuy không làm hại đến chim yến trưởng thành nhưng chúng thường phá hoại tổ và ăn trứng chim.
Thậm chí, chim yến non, mới chào đời cũng được xem là con mồi ưa thích của chúng.
Mặc dù, sở hữu hương vị thơm ngon, đem lại rất nhiều công dụng về sức khỏe cho con người. Tuy nhiên, việc khai thác tổ chim yến đang được xem là hành vi vô nhân đạo, bị những người yêu động vật lên án.
Chim yến có tập tính sống thành đôi, cả đời chỉ sống trong 1 chiếc tổ duy nhất.
Điều này cũng khiến chim trống chọn cách quyên sinh theo vì không chịu nổi nỗi đau mất vợ. Đa phần chim trống sẽ chọn cách gieo mình ngay cạnh chỗ chim mái chết.
Ngoài ra, nếu không phải vào mùa sinh sản, việc lấy tổ một cách quá mức sẽ khiến yến bị thổ huyết và chết do không đủ nước dãi để xây lại tổ.
Kích thước lồng sử dụng để nuôi chim yến thường là lồng gỗ lưới kẽm. Tùy thuộc vào số lượng Yến nuôi mà kích thước lồng sẽ to nhỏ khác nhau.
Nếu bạn có hoa tay cũng có thể tự đóng một chiếc lồng vừa đẹp lại tiết kiệm chi phí.
Nếu bạn chọn mua lồng kim loại thì các loài ký sinh trùng, rận, bọ sẽ không có chỗ trú ngụ. Từ đó sức khỏe của chim cũng vì vậy mà tốt hơn.
Lồng đơn nuôi một 1 chú Yến rơi vào khoảng 30 phân. Bề ngang của lồng nên rộng một chút để chim dễ dàng bay nhảy trong lồng. Để chim không cảm thấy bị tù túng, giam cầm.
Cần đậu của chim Yến hót nên làm bằng tre, đường kính chỉ khoảng 1 phân là đẹp.
Món ăn khoái khẩu của chim Yến hót chính là các loại thức ăn hạt như mè đen, hạt kê… Vậy nên bạn có thể sử dụng chén nhựa hoặc đựng trong một chiếc hộp nhỏ.
Lồng chim yến hót nên đặt ở nơi thoáng mát, có ánh nắng nhẹ chiếu qua. Không nên để lồng chim ở nơi có gió lùa trực tiếp vào.
Chim Yến hót là giống chim nhỏ và rất dễ mắc bệnh nên quá trình chăm sóc cần đặc biệt cẩn thận.
Như đã phân tích phía trên, Yến rất thích ăn các loại hạt. Hiện trên thị trường cũng đang bày bán rất nhiều các loại thức ăn được đóng gói sẵn trong các túi.
Cũng như không ảnh hưởng tới sức khỏe của Yến.
Ngoài ra chim Yến cảnh cũng rất thích ăn các loại thức ăn bột: Cách làm rất đơn giản chỉ cần nghiền nát bánh bích quy thành bột là chim Yến có thể tự ăn được.
Để đảm bảo chất dinh dưỡng các nghệ nhân thường kết hợp với bánh mì, bột gạo và lòng đỏ trứng gà.
Chim Yến khi có thể phân biệt được giống đực cái thì nên nuôi riêng ở 2 nơi khác nhau. Khi đến mùa sinh sản ta sẽ tiến hành ghép đôi cho chúng.
Quá trình ghép đôi có thể tiến hành như sau:
+ Để 1 trống , 1 mái vào chung một tổ. Nói thì có vẻ đơn giản nhưng để cho chúng làm quen và sinh sản chắc cũng phải mất 4-5 tháng.
Nếu giọng hót của Chim Trống có thể cuốn hút được chim Mái thì cho chung lồng thì một vài hôm chim sẽ thụ thai.
Thường thì 1 chú chim trống có thể phối được với 3 chú chim mái trong một mùa.
Chim Yến hót hiện có khá nhiều mức giá. Giá chim Non sẽ rẻ hơn rất nhiều so với chim trường thành và hót hay. Giá bán giao động từ 400.000 VNĐ- 900.000 VNĐ
13. Mua, Bán Chim Yến ở đâu tại Hà Nội, Tp HcmHiện tại, trên toàn quốc đang có rất nhiều cơ sở nuôi yến, đặc biệt là các tỉnh thành thuộc khu vực ven biển.
Tại các thành phố trung tâm như Hà Nội, Nha Trang, Cần Thơ, Ninh Bình hay chúng tôi thì việc tìm các địa chỉ mua chim yến sẽ khó khăn hơn một chút.
Tuy nhiên, để mua được chim chất lượng, đem lại giá trị cao về mặt kinh tế, bạn nên lựa chọn các địa chỉ nuôi chim uy tín, có giấy tờ đầy đủ, đảm bảo chim khỏe mạnh, khả năng sinh sản tốt, không bị nhiễm bệnh.
Chi Phí Xây Nhà Yến 100M2 Hết Bao Nhiêu Tiền?
Thị trường hiện nay rất nhiều công ty xây dựng với kỹ thuật thi công tiên tiến khác nhau, mỗi bên đều có quy trình thi công cũng như vật liệu xây nhà yến khác nhau. Tùy theo nguồn vốn bạn có, hay vào vùng miền có khí hậu khác nhau thì những căn nhà yến sẽ được thiết kế khác nhau cho phù hợp với điều kiện kinh tế.
Xây nhà nuôi yến đúng kỹ thuật thì tỷ lệ chim yến sẽ vào ở là rất cao và chắc chắn các bạn sẽ thành công. Nếu biết đầu tư xây dựng năm đầu tiên nhà nuôi yến sẽ đạt từ 100 đến 200 con là thành công rực rỡ, số lượng thực tế còn tùy thuộc vào vị trí địa lý nơi đặt nhà, coi như chúng ta đã thành công bước đầu tiên, chuyển sang kỹ thuật tiếp theo để nhà chim phát triển bầy đàn số lượng lớn, thu hồi vốn nhanh và sinh lời.
1.Các bước tiến hành đầu tư xây dựng nhà nuôi yếnLoài chim yến ở nước ta hiện nay sinh sống hầu hết khắp khu vực miền trung đi vào các tỉnh miền đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ… những nơi này đều có mật độ chim yến cao, có thể xây dựng nhà nuôi yến đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trước khi bắt tay vào xây dựng nhà nuôi yến các bạn cần chú ý các bước sau cũng như tổng chi phí xây nhà yến là bao nhiêu để chuẩn bị ngân sách cho phù hợp.
Thứ nhất: Khảo sát địa điểm, vị trí chuẩn bị xây nhà nuôi yến xem nơi đây có nhiều hay ít chim yến sinh sống, có đáng để đầu tư không. Đây là bước rất quan trọng, là tiền đề để bước tiếp những bước tiếp theo, nếu vị trí bạn xây dựng mà không có hay quá ít chim yến thì việc bạn thu hút nhiều chim yến về nhà rất khó thực hiện được, đầu tư sẽ thành công cốc.
Thứ hai: Khảo sát thực tế các nhà nuôi yến trước đó của công ty mình lựa chọn xây dựng để xem xét đánh giá hiệu quả của những nhà yến đã được xây dựng trước đó hiệu quả như thế nào, nghe trực tiếp ý kiến khách quan về chất lượng và hiệu quả đầu tư của các chủ đầu tư trước đó. Từ đó chúng ta mới có được cái nhìn tổng quan, đánh giá được năng lực của công ty đó.
Thứ tư: Thi công và giám sát thi công.
Thứ năm : Lắp đặt kỹ thuật, chạy thử nhà nuôi yến.
Thứ sáu: Đưa công trình vào sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình định kỳ.
Lưu ý hiện nay rất nhiều nhà nuôi yến sau vài năm hoạt động không đạt hiệu quả, do lỗi kỹ thuật dẫn đến thất bại trầm trọng chủ yếu do chủ đầu tư tự đi mua vật tư thiết bị về làm, kỹ thuật xây dựng và lắp đặt sao chép từ những nhà yến tương tự, kỹ thuật về cả âm thanh, mùi bầy đàn,… hầu như đều không ổn. Việc sửa chửa đi sửa chữa lại như này rất tốn kém tiền bạc và mất rất nhiều công sức so với việc thuê tư vấn, kỹ sư chuyên nghiệp thiết kế chuẩn cho ngôi nhà ngay từ đầu. Có thể một căn nhà nuôi yến bạn tự làm sẽ giảm được vài chục triệu tiền thuê tư vấn trước mắt nhưng cái vô hình sau này bạn mất đi bạn không thể lường trước được về cơ hội niềm tin và gánh nặng chi phí tiền bạc do hỏng hóc, sửa chữa, sai về kỹ thuật căn bản.
2.Các gói chi phí xây nhà nuôi yến tùy theo nhu cầuHiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty báo giá chi phí xây nhà nuôi yến với các gói giá khác nhau, thông thường có 3 gói dịch vụ thiết kế thi công nhà yến trọn gói tùy theo khu vực, vùng miền khác nhau sẽ có báo giá khác nhau như sau:
Gói 1: Thi công xây dựng nhà nuôi yến trọn gói từ 3.000.000 đồng/m2 đến 3.350.000 đồng/m2.
Gói 2: Thi công trọn gói thiết bị nhà nuôi chim yến từ 900.000 đồng/m2 đến 1.200.000 đồng/m2.
Gói 3: Thi công lắp đặt thiết bị nhà yến (với thiết bị gia chủ tự mua): 25.000.000 đồng/sàn 100m2 (dưới 100m2 vẫn tính là 100m2).
3.Chi phí gia cố móng nhà nuôi yếnHiện nay những nhà nuôi yến thường được xây dựng tại nơi đất nông nghiệp mềm, chúng ta cần gia cố móng để nhà kiên cố chắc chắn, ngăn chặn nguy cơ bị sạt lún, nứt tường nhà, gây giảm tuổi thọ của nhà. Thường có 3 phương pháp gia cố được sử dụng.
Đóng cọc cừ tràm: Một số khu vực đất tốt có thể sử dụng giải pháp móng đơn hay móng băng. Giá cừ tràm không thấp, khoảng 18.000 đồng 1 cây 5m, nhưng phải đào sâu đến 1,8 – 2,2m dễ ảnh hưởng đến công trình lân cận.
Cọc nhồi: Quy trình thi công là khoan tạo lỗ sau đó đặt lồng thép rồi đổ bê tông trực tiếp vào. Cọc thường có đường kính từ 30 – 40 cm, giá khoảng 300.000 đồng trên 1 mét dài.
Cọc ép: Cọc vuông bê tông cốt thép đúc sẵn, kích thước trung bình 25x25cm, dài khoảng 11m, giá khoảng 160.000 đồng trên 1 mét cọc.
4.Chi phí xây nhà nuôi yến 2 tầng diện tích 100m2Công thức tính = Đơn giá (m2/sàn) x Diện tích sàn. Chi phí xây dựng nhà yến 2 tầng diện tích 100m2/sàn (5x20m) sẽ có mức chi phí đầu tư là:
Tiền khảo sát địa điểm: 2.000.000 đồng/ngày ( Phần chi phí này sẽ được hoàn lại 100% khi bạn ký hợp đồng thi công với công ty).
Tham quan nhà yến của công ty: Không mất phí.
Tiền thi công trọn gói nhà nuôi yến sử dụng móng đơn: 3.350.000 x (30 + 100 + 90 + 50 + 10 ) = 938.000.000 đồng
Tiền thi công trọn gói nhà nuôi yến sử dụng móng cọc: 3.350.000 x (50 + 100 + 90 + 50 + 10 ) = 1.005.000.000 đồng. Chi phí này chưa bao gồm phần cọc ép.
Chi phí xây dựng trên chỉ mang tính chất tham khảo vì giá cả sẽ thay đổi tùy vào khu vực, vị trí nhà yến xây dựng cụ thể, bản vẽ thiết kế nhà nuôi yến như thế nào sẽ có mức giá chi tiết thi công khác nhau.
Chó Chow Chow Con Giá Bao Nhiêu Tiền? Ăn Gì? Bán Ở Đâu Rẻ Nhất
Khi nghe đến Chow Chow chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc không hiểu là gì? Nhưng nếu là những người yêu thích và tìm hiểu về chó sẽ biết đây là tên của một giống chó đến từ Trung Quốc. Ngày nay, Chow Chow được nuôi rộng rãi ở nhiều nơi trên Thế giới, vừa để làm thú cưng vừa để trông coi nhà.
Nếu như ai đang có ý định nuôi một em Chow Chow mini làm thú cưng và trông coi nhà, trước hết nên tìm hiểu về các đặc tính của bé trước.
Chó Chow Chow mọi người vẫn thường gọi tắt là Chow. Chow Chow có nguồn gốc xuất xứ ở vùng phía Bắc của Trung Quốc.
Ngoài cái tên Chow Chow như ngày nay, dưới thời nhà Đường (1 triều đại của Trung Quốc) những chú chó này còn được gọi với cái tên “Tông sư khuyển” hay “Đường khuyển” ý chỉ là “chó sư tử lông xù”.
Chó Chow Chow là một trong số ít những giống chó cổ xưa còn tồn tại được cho đến ngày nay.
Thời xưa Chow Chow được coi như trợ thủ đắc lực trong việc trông nhà, săn bắt và kéo xe. Chow Chow là một trong những chú chó bình dân có họ hàng gần với giống chó Laika (chuyên dùng để trông nhà, kéo xe và săn bắt) và là tổ tiên của dòng chó Shiba Inu của Nhật Bản ngày nay.
Chow Chow có hình dáng rất giống với mẫu chó hóa thạch được phát hiện hàng triệu năm trước, đồng thời cũng là hình mẫu cho những bức tượng con nghê trấn tại các cửa của đền, chùa và cung đình xưa.
Vào năm 1800 những chú chó của thời nhà Đường lần đầu tiên đặt chân lên nước Anh – xứ sở sương mù và lúc này cái tên chó Chow Chow bắt đầu xuất hiện. Cái tên Chow Chow mang ý nghĩa là chó hiếm vùng viễn đông.
Vào năm 1880, một vài chú chó Chow Chow lông ngắn với cái tên là Katon được đưa vào nước Anh.
Từ đây, những chú chó Chow Chow trở thành những vật cưng được nuôi trong nhà của những người thuộc tầng lớp thượng lưu.
Chow Chow cũng là một trong những cún cưng của nữ hoàng Victoria và Elizabeth
Chow Chow là một trong những giống chó có cổ xưa với hình dáng, kích thước trung bình sinh sống ở vùng Tây Tạng. Những chú chó Chow Chow có phần đầu to trông giống như những chú sư tử.
Phần trán rộng, phẳng phần mõm to và ngắn hơi nhăn lồi lên phía trước. Cùng với đó là đôi mắt híp cùng với chiếc tai nhỏ dựng trông vô cùng đáng yêu.
Thân hình của Chow Chow tương đối tròn, 4 chân của chúng thẳng và rất ngắn. Phần ngực nở rộng to trông vô cùng khỏe khoắn, thân sau ngắn mông tròn.
Đuôi của những chú chó Chow Chow to được bao phủ một lớp lông dài uốn cong ở trên lông trông giống như 1 cục bông mềm.
Thông thường, một bé Chow Chow đực khi trưởng thành có cân nặng khoảng từ 25 – 32kg và chiều cao từ 43 – 51 cm.
Những bé Chow Chow cái có thước nhỏ hơn so với con đực, cân nặng chỉ dao động trong khoảng 20 – 27kg, chiều cao trong khoảng 38 – 46cm.
Chow Chow có bộ lông khá dài, dày mượt tuy nhiên lớp lông bên ngoài hơi thô cứng rất đẹp.
Phần đầu của chúng bộ lông mọc trống giống như một chiếc bờm khiến người ta liên tưởng đến những chú sư tử hung dữ.
Chow Chow thường có bộ lông màu nâu đỏ, vàng nhạt, màu kem, màu đen, màu nâu nhạt, màu trắng màu xanh xám (chó Chow Chow màu trắng và xanh xám tương đối hiếm).
Đối với một bé Chow Chow thuần chủng sẽ không bao giờ có bộ lông kết hợp các màu với nhau như vàng – trắng, đen – vàng…
3. Đặc điểm tính cách của chó Chow ChowChow Chow là giống chó được biết đến bởi tính cách trung thành với chủ nhân. Nếu bạn nuôi dạy những chú cho này ngay từ nhỏ, luôn thương yêu và quan tâm thì chúng sẽ thành những chú chó đáng yêu, ngoan ngoãn.
Ngược lại, nếu bạn thường xuyên quát mắng, chúng sẽ trở nên vô cùng cứng đầu.
Giống chó này khá dị ứng với người lạ, Chow Chow sẵn sàng chiến đấu đến cùng nếu có ai làm hại đến chủ nhân của chúng.
Ngoài ra, khi đến gia đình nào có nuôi chó Chow Chow, bạn nên cẩn thận, vì chúng có thể tấn công nếu bạn tự ý mở cửa vào nhà.
Bạn cần phải kiên trì, kết hợp giữa việc âu yếm và nghiêm khắc mới có thể thuần phục chúng một cách hoàn toàn.
Giống chó này cũng rất thích bắt nạt những loài động vật nhỏ hơn trong gia đình, vì vậy bạn nên cho chó tiếp xúc với những loài vật này ngay từ khi còn nhỏ để tạo được sự gắn kết.
Tuy nhiên, với trẻ nhỏ trong gia đình chúng lại vô cùng thân thiện, luôn tỏ vẻ tinh nghịch, đáng yêu để giúp bé nhà bạn cảm thấy vui.
Chow Chow được biết đến là những chú chó tương đối ngoan ngoãn biết vâng lời của chủ nhân và đặc biệt trung thành.
Nếu muốn dạy chúng làm một điều gì đó, các bạn chỉ cần huấn luyện chúng 1 vài lần là chúng đã tiếp thu toàn bộ và thực hiện theo.
Mỗi khi chủ hoặc chúng gặp nguy hiểm, chúng sẽ phản ứng rất gay gắt và tấn công lại mục tiêu. Bởi vậy, chúng không chỉ được nuôi để làm cảnh mà còn là trợ thủ trông nhà vô cùng đắc lực.
Chó Chow Chow là một trong những loài khuyển vô cùng thân thiện và yêu quý trẻ em. Tuy nhiên, chỉ đối với con người chúng mới thân thiện, khi tiếp xúc với những loài vật khác thì chúng khá dữ dằn.
Chính vì vậy, các bạn nên rèn luyện phần tính cách cho chó Chow Chow từ khi còn nhỏ.
Ngoài ra, chó Chow Chow thường rất lười biếng, không thích chạy nhảy và đi lại nên các bạn cần chú ý cho chúng đi dạo bộ hàng ngày để tránh béo phì.
Chó Chow Chow là một trong những giống chó tương đối khó nuôi, vậy nên bạn nên quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng của chúng.
Chó Chow Chow rất háu ăn, dạ dày của chúng tương đối nhỏ nên trong mỗi bữa ăn chỉ nên cho ăn một lượng vừa phải.
Để đảm bảo chúng không bị đói các bạn nên chia thành 4 – 6 bữa một ngày.
Đây là thời điểm chó vừa tách sữa mẹ, chưa ăn được thức ăn cứng. Chính vì vậy, các bạn nên nấu cháo cùng với thịt heo băm nhuyễn để chúng thích nghi dần.
Đây là giai đoạn bắt đầu phát triển về kích thước và cũng là giai đoạn dễ bị bệnh nhất nên cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng.
Trong khẩu phần ăn của chúng các bạn nên tăng thêm protein có trong thịt heo, thịt bò, thịt gà…. Ngoài ra, tập cho ăn các món ăn như hoa quả, rau củ để có đầy đủ chất xơ.
Ngoài ra, khi vào mùa hè các bạn nên hòa thêm chút đường glucozo để chúng uống để tăng thêm sức đề kháng. Các bữa ăn trong ngày giảm xuống chỉ còn khoảng 3 – 4 bữa.
Đây là giai đoạn hoàn thiện đầy đủ cả về thể chất lẫn kỹ năng. Vậy nên, bạn không chỉ bổ sung đạm, chất béo, chất xơ mà còn phải có cả canxi.
Có thể bổ sung thêm cá (không được còn xương), trứng, nội tạng động vật.
Đặc biệt, thời gian này là thời điểm quyết định đến hình thái bộ lông của chúng nên các bạn cho chúng ăn thêm trứng vịt lộn 1 tuần 1 – 2 quả, bộ lông sẽ mềm và mượt hơn.
Đây là giai đoạn chó trưởng thành nên các bữa ăn chỉ cần giảm xuống còn 2 bữa/ngày.
Tuy nhiên tăng thêm lượng cơm và thức ăn, cho ăn thêm các đồ ăn khô dành cho cún để tăng độ chắc khỏe cho hàm răng.
Lưu ý: Giai đoạn này không nên cho chúng ăn quá nhiều thức ăn có chất đạm, lipit. Bởi như vậy rất dễ dẫn đến hiện tượng béo phì.
Bên cạnh đó, hàng ngày phải bổ sung nước đầy đủ và tuyệt đối không được cho chúng ăn xương và cay để tránh ảnh hưởng đến đường ruột và hệ tiêu hóa.
Nuôi một chú chó cũng giống như chăm sóc một em bé cũng cần có thời gian và đặt tình yêu thương của mình với chúng.
Để nuôi dưỡng một bé Chow Chow phát triển hoàn thiện các bạn cần lưu ý những điều sau đây:
Làm vệ sinh và chăm sóc lông cho chó Chow ChowCông việc chăm sóc lông cho những chú chó Chow Chow mất khá nhiều thời gian bởi loài chó này có bộ lông dài, dày và rất hay rụng.
Hàng ngày các bạn nên chải lông cho chúng 2 -3 lần để lông không bị bết dính và bám ra sàn nhà. Kết hợp với việc chải lông là bạn nên bôi các loại dầu dưỡng để bộ lông mềm mượt hơn.
Phần mắt của chúng thường xuyên chảy nước mắt nên các bạn phải chú ý vệ sinh thật cẩn thận vùng lông xung quanh mắt
Như vậy, phần lông ở mắt sẽ không bị bạc màu cũng như tránh được vi khuẩn xâm nhập. Không chỉ có vùng mắt, các bạn cũng nên ngoáy tai và làm sạch vùng răng miệng cho chúng.
Nên tắm cho chó 1 tháng 4 lần để làm sạch cho bộ lông và loại bỏ hết vùng da chết, cặn bẩn bám trên lông.
Mùa đông chỉ nên tắm 2 tuần 1 lần. Mùa hè, thời tiết nắng nóng thì nên tắm 2 lần 1 tuần kết hợp với cắt tỉa lông
Vì bộ lông của chúng khá dày nên rất khó để tự khô. Sấy lông sẽ tránh được các căn bệnh ngoài da như viêm nhiễm và nấm ngứa.
Những chú chó Chow Chow hiếm khi mắc các căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, vẫn phải đề phòng các căn bệnh rất nguy hiểm ở chó như viêm đường hô hấp, bệnh Carre, bệnh parvovirus…
Ngoài ra, do cấu tạo của khuôn mặt gãy và mắt bị khoằm xuống nên chow chow thường mắc phải chứng quặm mi sưng ngứa rất khó chịu cùng chứng loạn sản.
Chó Chow Chow giống với các loài chó tuyết như Husky, Alaska, Samoyed rất thích thời tiết lạnh giá và mát mẻ.
Chính vì vậy, các bạn nên chú ý không gian sống của loài chó này nên chọn những nơi mát mẻ để cho chúng luyện tập thể dục, thể thao để không bị stress
Mùa hè, không nên nên cho chúng vào trong nhà ngồi quạt hoặc điều hòa để chúng không bị sốc nhiệt. Cắt tỉa lông cho chúng thường xuyên vào mùa hè để không bị sốc nhiệt.
Mùa hè, nên cho chúng uống thật nhiều nước, hoa quả, đường glucozo để giải nhiệt.
Những chú chó Chow Chow cần được huấn luyện ngay từ lúc còn nhỏ từ tính cách cho đến hành động của chúng.
Với tính cách hay bắt nạt những loài vật khác thì các bạn nên cho tiếp xúc với những loài vật khác từ nhỏ để tạo thiện cảm hơn.
Để tránh bị béo phì thì các bạn nên đưa chúng đi chạy bộ và vận động mỗi ngày khoảng 30 phút.
7. Hướng dẫn cách chọn mua chó Chow Chow khôn?Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nơi mua bán chó Chow Chow. Vậy nên các bạn phải tìm hiểu thật kỹ để tránh mua phải những chú chó Chow Chow không rõ nguồn gốc.
Để mua được một chú chó Chow Chow đẹp các bạn cần chú ý những điều sau:
Chó Chow Chow thường được chia thành 2 loại là lông dày và ngắn. Với thời tiết và khí hậu ở Việt Nam thì nên mua những chú chó có bộ lông ngắn.
Chọn những chú chó có thân mình to, 4 chân ngắn gương mặt sáng cùng đôi mắt híp.
Mua những chú chó có nguồn gốc rõ ràng, có giấy khám chữa bệnh. Nên chọn mua ở các trại phối giống tại các thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
8. Chó Chow Chow giá bao nhiêu tiền? Mua ở đâu tại Hà Nội, Tp HcmHiện nay một bé Chow Chow con được bán với giá thành tương đối cao và chủ yếu là nhập từ Trung Quốc và Thái Lan.
Một em Chow Chow được sinh ra ở Việt Nam có giá dao động trong khoảng 10 – 15 triệu. Ưu điểm dễ thích nghi với môi trường sống tại Việt Nam.
Những chú chó nhập ở Thái có tính cách hiền lành vì nguồn gốc bố mẹ thường lấy từ bên Tây.
Quê hương của những chú chó Chow Chow nên mức giá để sở hữu 1 em Chow Chow đầy đủ giấy tờ của hiệp hội chó Trung Quốc có giá từ 25 cho đến 30 triệu đồng là những chú chó có màu lông thông thường. Chó có màu đen, trắng tuyết thì có mức giá cao hơn.
Lưu ý: Khi mua chó Chow Chow, giá của những em chó cái thường đắt hơn chó đực khoảng 1 triệu. Chó bán tại khu vực phía Bắc (Hà Nội) sẽ rẻ hơn ở khu vực phía Nam (Tp.HCM). Do chó Chow Chow thường được nhập từ Trung Quốc các trại phối giống thường đặt ở miền Bắc.
Kiếm Nhiều Tỷ Đồng Mỗi Năm Nhờ Nghề Nuôi Chim Yến Trong Nhà
Nuôi chim yến trong nhà để lấy tổ là một nghề khá mới mẻ ở Việt Nam, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao vì sản phẩm này có giá trị khá lớn. Nếu như tổ yến ( yến sào ) xưa kia được xem là loại thực phẩm cao cấp và quý hiếm, chỉ được dùng trong yến tiệc của vua chúa, quan lại, thì nay các sản phẩm chế biến từ yến sào đã được đa dạng hóa, đôi lúc trở nên bình dân.
“Mỏ vàng trắng” trong nhà
Những mẩu chuyện từ hơn mười năm trước về việc chim yến vào làm tổ một cách tự nhiên ở một số ngôi nhà: 155 Thống Nhất, thành phố Nha Trang (Khánh Hòa); 21-23 Trần Hưng Đạo, thành phố Tuy Hòa (Phú Yên); Nhà hát Thanh Bình, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận)… nay đã trở thành những tư liệu trong các công trình nghiên cứu về phát triển nghề nuôi chim yếntrong nhà. Trong thực tế, nghề này nay đã tạo nên một làn sóng mới về đầu tư sản xuất đầy triển vọng, có sức lan tỏa khá lớn.
Trong lúc đang hoàn thiện nhà thì có nhiều chim yến bay đến đập vào cửa kính. Nhiều con bay được vào nhà thì bám lên trần tường, khiến chủ nhà quyết định dành 80m2 nhà cho chim đến ở. Từ đó, hằng năm, nhà yến này đã thu được một lượng tổ yến khá đều. Sự may mắn này phần nào cho thấy không chỉ có những tỉnh vốn rất giàu “tiềm năng” để nuôi yến, tiêu biểu như Khánh Hòa, mà ngay cả những vùng đất mới, nếu lành, chim yến cũng có thể tụ về trú ngụ.
Theo số liệu điều tra vào thời điểm tháng 6/2014, cả nước có 30 tỉnh, thành phố nuôi chim yến trong nhà với tổng số lượng trên 2.610 nhà yến, chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố: Tiền Giang, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh…
Ba năm sau đó, theo phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Lân Hùng Sơn (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) và thạc sĩ Hồ Thị Loan (Viện Hàn lâm và Khoa học công nghệ Việt Nam), đến tháng 3/2023, cả nước đã có 36 tỉnh, thành phố phát triển nghề nuôi yến trong nhà, với tổng số trên 5.060 nhà yến.
Các địa phương thuộc khu vực phía Nam như: Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang mỗi nơi có từ 550-700 nhà yến. Miền Trung mạnh nhất là các tỉnh: Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Ninh Thuận, khi mỗi tỉnh đều có trên 200 nhà yến và đây là những địa phương đã quy hoạch vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở để phát triển nghề trong tương lai.
Điều đáng ghi nhận là thời gian gần đây, các tỉnh, thành phía Bắc như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, kể cả các tỉnh Tây Nguyên gồm: Kon Tum, Gia Lai cũng đã bắt đầu hình thành nghề nuôi yến trong nhà.
Nắm bắt cơ hội này, với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước duy nhất được giao trách nhiệm quản lý, khai thác yến sào trên các đảo tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa, cũng là địa phương có số lượng hang yến tự nhiên và sản lượng yến sào cao nhất nước, nhiều năm qua, Công ty yến sào Khánh Hòa đã đầu tư triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, phục vụ quá trình nuôi yến trong nhà.
Gia đình chị Đặng Thị Thanh Hằng, tổ dân phố Ngọc Thảo, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa là một ví dụ. Năm 2005 gia đình chị xây dựng nhà yến, sau khi được các chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật và lắp đặt thiết bị, chị đã thả chim mồi, chỉ thời gian ngắn đàn yến lần lượt kéo về và không ngừng tăng lên. Hiện gia đình chị mở rộng và sở hữu ba ngôi nhà yến, đều thành công khi hàng chục nghìn con chim yến liên tục nhả “vàng trắng,” để mỗi năm chị Hằng thu về trên 300kg tổ yến, trị giá nhiều tỷ đồng.
Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Lân Hùng Sơn-Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, người dành không ít thời gian cho nghiên cứu khoa học về chim yến, nói: “Sau hơn mười năm phát triển, nghề nuôi yến trong nhà ở Việt Nam từ chỗ phải mò mẫm tìm hiểu, tự thử nghiệm hoặc nhập khẩu công nghệ, vật liệu từ nước ngoài đã dần nghiên cứu hoàn chỉnh cơ sở khoa học, công nghệ để chủ động phát triển nghề này trên quy mô rộng, phù hợp với điều kiện tự nhiên ở từng địa phương.”
Hướng nào cho nghề nuôi yến tương lai?
Tuy đạt được một số kết quả khả quan nhưng số lượng nhà yến ở Việt Nam còn khá khiêm tốn, ít hơn nhiều lần so với các nước đi đầu trong phát triển nghề nuôi chim yến trong khu vực, như 200.000 nhà yến tại Indonesia, 10.000 nhà yến ở Thái Lan và 60.000 nhà yến ở Malaysia.
Nhìn vào bản đồ các nước Đông Nam Á, các vùng có chim yến sinh sống phần lớn nằm ven biển Andaman (một vùng nước ở Đông Nam vịnh Pengal), vịnh Thái Lan và Biển Đông. Lợi thế này cho thấy một thời gian dài Việt Nam đã “chối bỏ” món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng.
Điều kiện sinh cảnh lý tưởng cho yến sinh sống và phát triển bầy đàn là trong vùng có nhiều rừng (vườn) cây, có diện tích lớn mặt nước, có đồng lúa, bụi cây thấp và khí hậu nóng ẩm. Theo các nhà nghiên cứu, các tỉnh Nam Trung bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế hơn cả, bởi điều kiện tự nhiên ở các vùng này rất thuận lợi, hội đủ các yếu tố cho chim yến phát triển, có khả năng nhà yến cho năng suất cao.
Tuy vậy, nghề nuôi yến có mức đầu tư ban đầu khá lớn, lên đến hàng tỷ đồng và phải có thời gian để chim phát triển bầy đàn mới có thể thu hoạch tổ. Chúng phụ thuộc nhiều vào nhà đầu tư, yếu tố tự nhiên, kỹ thuật công nghệ và cách quản lý, khai thác. Trong bối cảnh số lượng nhà yến đang gia tăng, việc quy hoạch phát triển bền vững nghề nuôi chim yến cũng như quần đàn chim yến nhà là điều cần phải tính đến, trong đó nhất thiết phải có sự quản lý của nhà nước.
Tuy nhiên, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ mới ban hành Thông tư 35/2013/TT-BNN&PTNT, quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến bảo đảm vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm. Do đó không ít nhà khoa học, doanh nghiệp và cả người nuôi yến cho rằng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần ban hành văn bản chính thức, quy định cụ thể về quản lý nghề nuôi chim yến tại Việt Nam.
Thạc sỹ Lê Hữu Hoàng – Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Yến sào Khánh Hòa, gợi mở khi đã xác định rõ định hướng phát triển ngành nghề nuôi chim yến mang quy mô quốc gia, các địa phương trong toàn quốc cần phối hợp thực hiện trên cơ sở quy hoạch chặt chẽ ở mỗi tỉnh, tránh hiện tượng xây nhà yến theo lối tự phát, không tuân thủ quy hoạch, có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của ngành nghề nói chung và lợi ích của mỗi thành viên.
Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Lân Hùng Sơn lưu ý thêm việc quy hoạch các vùng nuôi yến cần tách biệt khu vực xây dựng nhà yến ra khỏi khu dân cư nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. Với các tỉnh hiện có số lượng nhà yến lớn như: Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang cũng nên phát triển ở mức độ vừa phải, bởi lẽ sự cân bằng giữa nguồn thức ăn tự nhiên cho chim yến và chất lượng, năng suất tổ yến cũng là vấn đề cần tính đến.
Với những vùng nuôi yến ở phía Bắc mới hình thành, như: Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình gặp phải trở ngại về thời tiết mùa đông giá lạnh. Làm thế nào để trong mùa Đông, chim yến vẫn kiếm được mồi với đặc điểm sinh thái vừa bay vừa bắt mồi, là một vấn đề tiếp tục được nghiên cứu.
Đi sâu vào một vấn đề chi tiết, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa Tào Anh Tuấn nêu lên yêu cầu cụ thể, cần phải tích cực trồng cây, khôi phục rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, nhất là rừng cây phòng hộ ven biển, trên các đảo, rừng ngập mặn để tạo ra một lượng côn trùng là thức ăn chính cho chim yến. Có như vậy mới từng bước kết nối để hình thành những vùng sinh cảnh phù hợp với các bầy đàn và quần thể chim yến đến kiếm ăn và làm tổ sinh sống lâu dài.
Ngoài ra, các cơ quan chuyên môn tiếp tục tiến hành các công trình nghiên cứu khoa học để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nghề nuôi chim yến, kể cả lĩnh vực chế biến, nhằm tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm yến sào.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh mạnh, việc bảo hộ thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm yến sào của từng địa phương, từng doanh nghiệp cũng cần được chú trọng để đảm bảo uy tín, chất lượng cho các sản phẩm yến của Việt Nam, vốn được thị trường quốc tế lâu nay đánh giá cao./.
Theo Tiên Minh
Vietnam+
Kỹ Thuật Nuôi Chim Yến Trong Nhà Kiếm Vài Trăm Triệu Mỗi Năm
KỸ THUẬT NUÔI CHIM YẾN TRONG NHÀ KIẾM VÀI TRĂM TRIỆU MỖI NĂM
KỸ THUẬT NUÔI CHIM YẾN TRONG NHÀ KIẾM VÀI TRĂM TRIỆU MỖI NĂM
Kỹ thuật nuôi chim Yến tại nhà không hề khó nhưng hơi phức tạp trong việc làm nhà cho chim Yến ở bởi chúng đã sống quá quen thuộc với môi trường hoang dã. Để có kỹ thuật nuôi chim Yến đúng cách cần phải nắm vững các yêu tố sinh trưởng, môi trường và điều kiện sống của loài chim này mới tạo ra được những hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi chim.
Vậy làm sao để có thể nuôi được chim Yến trong nhà là cả một quá trình không đơn giản đòi hỏi bạn phải kiên trì và điều quan trọng là phải có hứng thú.
Nhiệt độ thích hợp nuôi chim Yến Chim Yến nuôi trong nhà phải đảm bảo được độ ẩm từ 75- 90%. Nhiệt độ: 27 – 290C. Để tạo được nhiệt độ và độ ẩm như trên, chúng ta cần thực hiện những việc cần thiết như độ cao của căn nhà hợp lý. Địa thế của căn nhà xây theo chiều gió, giúp đem lại hơi ẩm ướt trong không khí. Để giữ được nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng mờ tối ta cần phải tính đến sự thông gió. Ống thông với lỗ hổng phải ổn định và có biện pháp chống côn trùng bay vào tổ.
– Làm nhà cho chim Yến Chim Yến là động vật hoang dã chưa thuần dưỡng, chúng thường sống trong những hang động tự nhiên. Do đó, muốn nuôi chim Yến trong nhà trước hết cần phải tạo ra một môi trường sống y như ngoài thiên nhiên để chúng cảm thấy an toàn. Nuôi chim yến không cần quỹ đất lớn, có thể xây nhà nuôi ở vùng đất kém màu mỡ, không sản xuất nông nghiệp được.
Độ cao của mỗi tầng nhà chim ít nhất là 2m đối với những vùng lạnh. Tuy nhiên cần chú ý là có khoảng thông tầng. Làm sao cho bầu không khí trong phòng giống như trong các hang vách đá tự nhiên. Số tầng tối thiểu là 2 tầng. Nhà yến 1 tầng ít có cơ hội thành công hơn bởi nó quá thấp, không thuận tiện về đường bay của chim, nhiệt độ, độ ẩm khó điều chỉnh, ít điều kiện để chim lựa chọn 1 chỗ thích hợp nhất cho nó.
– Kỹ thuật nuôi và dẫn dụ chim Yến Kỹ thuật nuôi chim Yến không phải ai cũng có thể nuôi và thành công. Vì ngoài tiền đầu tư rất lớn ra còn chịu nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến thành công của một nhà yến, như vị trí xây nhà yến. Kỹ thuật xây dựng như vật liệu làm nhà, kích thướt, độ cao, hướng bố trí cửa chính – phụ, giờ mở loa, loại loa – âm lượng, âm thanh trong – ngoài nhà – âm thanh theo mùa… Cách bố trí hệ thống phun sương. Hóa chất phun trong nhà… Quy hoạch các loại cây trồng quanh nhà yến. Ngoài ra còn nhiều yếu tố phức tạp khác. Do đó nếu muốn làm giàu từ việc nuôi Yến chắc chắn phải thực sự vững tâm, kiên trì và quan trọng là hứng thú.
– Kỹ thuật nuôi chim Yến phải đặc biệt chú trọng trong khâu làm tổ Nuôi Yến trong nhà là một nghề không chỉ đòi hỏi người nuôi Yến phải có nghệ thuật mà việc áp dụng những kỹ thuật công nghệ là hết sức cần thiết. Điều đầu tiên cần làm đó là dẫn dụ chúng ổn định trong tổ. Phương pháp để có thể dụ chúng chính là nhờ vào các thiết bị âm thanh, mùi bầy đàn
– Chim Yến sinh sản Chim Yến sinh sản theo mùa, vào khoảng giữa tháng 01 chim bắt đầu xây tổ, đến giữa cuối tháng 3 bắt đầu đẻ trứng. Chim Yến đực và cái cùng nhau làm tổ, cùng ấp và nuôi chim con, sinh sống khá ổn định.
Chim Yến 8 – 10 tháng tuổi thành thục và đẻ trứng lần đầu. Chim xây tổ 30-80 ngày, giao cấu và đẻ trứng 5 – 8 ngày, ấp trứng: 23 – 30 ngày, từ trứng nở đến lúc chim non bay khỏi tổ là 43 ± 3 ngày. Chim non nở ra trụi lông, màu hồng nhạt, da nhăn nheo. Sau 5 – 6 ngày tuổi, đâm lông tơ, lông mọc rất ít, chậm và giữ ít lông như vậy đến khoảng 20 ngày tuổi và mọc khá đều ở 30 – 40 ngày tuổi, khoảng 45 ngày thì bay được.
Trong nhà Yến để chim tự ấp nở thì mỗi năm mỗi cặp chim chỉ có thể đẻ khoảng 3 lần. Một chu kỳ sinh sản của chim khoảng 3-4 tháng, trong đó 1-2 tháng là xây tổ và 2,5 tháng ấp nở nuôi con, và có thời gian nghỉ nhưng về quần đàn thì chim yến nhà đẻ rải rác quanh năm.
– Thu hoạch Thức ăn chim Yến là các loại côn trùng nên nếu có chim Yến trong nhà sẽ góp phần tiêu diệt loài gây hại. Ngoài ra, nuôi chim Yến cũng cho hiệu quả kinh tế cực cao nếu nắm bắt được các quy trình kỹ thuật khoa học. Một cặp chim Yến có khả năng cho thu nhập 1 triệu đồng/năm
Công ty TNHH Yến Ba Phi(Chuyên: Khảo Sát – Thiết Kế – Thi Công nhà yến)
– Trụ sở chính: 65/7 Thạnh Lộc 22 – P.Thạnh Lộc, Q.12, Tp.HCM.
– Văn phòng đại diện: 177/2/16 Đường Linh Trung, chúng tôi Trung, Q.Thủ Đức, Tp.HCM
– Chi nhánh 1: Km38, QL.26, Xã Eaphê, Krông Păc, ĐăkLăk.
– Chi nhánh 2: 85A/4 Bình Lợi, Thị Trấn Tân Trụ, Huyện Tân Trụ, Long An.
– Chi nhánh 3: TT Sa Rài, H. Tân Hồng, Đồng Tháp
Liên hệ tư vấn và khảo sát nuôi Yến : 0902005034 (Mr.Quang)
– Fanpage Facebook: YẾN SÀO BA PHI
Cập nhật thông tin chi tiết về Mỗi Con Chim Yến Ở Trong Nhà Bạn Cógiá Bao Nhiêu Tiền. trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!