Bạn đang xem bài viết Mở Loa Dẫn Dụ Chim Yến Như Thế Nào Cho Hợp Lý? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tình huống pháp lý: Mở loa dẫn dụ chim yến như thế nào cho hợp lý?
Hàng xóm tôi vừa xây ngôi nhà 3 tầng để nuôi yến. Kể từ khi công trình hoàn thành, tôi thường xuyên mất ngủ vì âm thanh dẫn dụ chim yến ồn ào và liên tục khiến tôi không ngủ được trong nhiều đêm, sức khỏe suy sụp. Mong Luật sư tư vấn quy định pháp luật cụ thể về hành vi trên có bị xử phạt hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
[1]. Quy định của pháp luật về việc sử dụng loa dẫn yến
Theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 13/2023/NĐ-CP, ngày 21/01/2023 hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi thì đối quản lý nuôi chim yến cần tuân thủ các quy định sau:
“1. Quy định về vùng nuôi chim yến:
a) Vùng nuôi chim yến do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Vùng nuôi chim yến phải bảo đảm phù hợp tập tính hoạt động của chim yến, phù hợp điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương và không gây ảnh hưởng đến đời sống của cư dân tại khu vực nuôi chim yến.
Quy định đối với cơ sở nuôi chim yến:
d) Thiết bị phát âm thanh để dẫn dụ chim yến có cường độ âm thanh đo tại miệng loa không vượt quá 70 dBA (đề xi ben A); thời gian phát loa phóng để dẫn dụ chim yến từ 5 giờ đến 11 giờ 30 và từ 13 giờ 30 đến 19 giờ mỗi ngày, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này;
đ) Trường hợp nhà yến đã hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng không đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, nhà yến nằm trong khu dân cư, nhà yến cách khu dân cư dưới 300 m thì không được sử dụng loa phóng phát âm thanh”.
Theo quy định trên, thì cơ sở nuôi yến phải nằm trong vùng quy hoạch nuôi chim yến do cơ quan có thẩm quyền quyết định và chỉ được phát loa có cường độ âm thanh không được vượt quá 70 dAB trong khung giờ từ 5’00-11h30′ và từ 13h30′-17h00 trong ngày. Và nhà yến cách khu dân cư dưới 300m thì không được sử dụng loa.
[2]. Xử phạt hành chính đối với hành vi sử dụng loa dẫn dụ yến gây ồn
Tại Khoản Điều 17 Nghị định 155/2023/NĐ-CP về vi phạm các quy định về tiếng ồn:
” 1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.
Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.
Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.
Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.
Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.
Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA.
Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều này.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.“
Như vậy, tùy từng tính chất và mức độ vi phạm, người nuôi yến sử dụng loa dẫn dụ yến sai quy định về thời gian, gây ồn ào có thể bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng. Ngoài ra, người nuôi yến còn bị buộc đình chỉ hoạt động cơ sở có thời hạn từ 03-12 tháng, buộc thực hiện các biện pháp giảm tiếng ồn và trả các chi phí giám định trong trường hợp có hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn trên thực tế.
………………..
Luật sư tại Đà Nẵng:
99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Luật sư tại Huế:
336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Luật sư tại Quảng Ngãi:
359 đường Nguyễn Du, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
Website: chúng tôi chúng tôi chúng tôi www.tuvanphapluatdanang.com
Email: [email protected] [email protected]
Điện thoại: 0935 643 666 – 0906 499 446
Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/
Legal Service For Expat: https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/
TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/
DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/
Chọn Lồng Chim Như Thế Nào Cho Phù Hợp
Chọn lồng chim như thế nào, cách bố trí lồng ra sao, hẳn người mới chơi còn cạp rạp chưa rành, chưa quen. Khi bạn biết cách chọn lồng chim cũng như cách bày trí lồng chim thì những chú chim của bạn sẽ khỏe khoắn, lông đẹp và hót hay hơn rất nhiều. Để lồng chim được tốt và bố trí đẹp cho chim mời bạn theo dõi bài viết sau đây.
Tùy theo sở thích mỗi người xài lồng tròn hay lồng vuông cho , ở miền nam đa số xài lồng tròn, miền trung lại xài lồng vuông. Nhưng lồng chim Chào mào cần phải rộng để chim bay nhảy, lồng phải cao hơn hoặc bằng 80 cm, giúp chim tránh bị yếu khi sống trong lồng nhỏ thời gian dài.
Đối với lồng tròn thì nên xài loại lồng 64 hoặc 68 nan. Nhưng lồng 68 được anh em chơi nhiều nhất, vì không gian rộng và bố trí cầu dễ dàng cho chim di chuyển. Đối với lồng vuông thì nên chọn loại lồng mặt 17 nan Huế là hợp lý nhất.
Có người hỏi nên nuôi chào mào bằng vuông hay tròn. Mình xin trả lời là tùy theo sở thích của mỗi người và cách chơi của chú chim. Còn đối với bản thân mình thì mình chọn lồng tròn, nuôi lồng tròn thấy chim bộc lộ được hết tố chất.
Cách bố trí cầu cho lồng chim Chào mào:Chọn loại cầu có đường kính khoảng 1 cm. Không chọn loại to hơn, hoặc nhỏ hơn. Chọn loại nhỏ làm cho chim bám không hết cầu và một thời gian móng sẽ dài ra nhanh và lúc chim bay nhảy sẽ khó khăn, xui thì dính vào nan lồng hoặc áo lồng làm gãy móng, mất móng. Còn chọn cầu to thì làm cho chim bám không hết cầu chim sẽ ra móng chào mào bị cong, vẹo và cầu bằng gốc, cành, rễ cây cũng làm móng chim ra không đều. Cầu thì có loại cầu ngang, cầu bán nguyệt, cầu uốn lượn. Nhưng nên chọn cầu ngang. Và trong lồng chỉ nên xài 3 cầu là được.
Đặt cầu ngang chính phía dưới, nên đặt ở giữa lồng để bố trí thêm 2 cầu phía trên. Cầu ngang chính này cần cách đáy lồng khoảng 10 cm, để cho đuôi chim không đụng đáy và dính phân.
Với 2 cầu ngang phía trên đặt 1 cái phía trên 1 cái dưới 2 cầu đó cách nhau khoảng 3 -5 cm là được. Đặt 2 cầu ngang cầu chú ý cách với thành lồng 10 – 15 cm để chim bay nhảy, chuyền cầu không bị chạm lông đuôi vào thành lồng. Và 2 nan này phải đặt sao cho khi chim đứng thẳng thì đầu chim phải cách đỉnh lồng 5 cm, để tránh chim bị đụng mào vào đỉnh lồng và cảm giác khó chịu.
Cách bố trí cóng, móc thức ăn trong lồng chim Chào mào:Nên đặt cóng thức ăn cao hơn cầu khoảng 2 – 3 cm. Bố trí cóng nước ở phía dưới, thức ăn ở cầu phía trên, không nên đặt gần nhau để chim di chuyển thường xuyên giúp chim khỏe mạnh và tránh bị mập. Nếu chim có tật tắm trong cóng thì có thể dùng ống nước thủy tinh.
Khu vực Bình Định – Phú Yên – Nha Trang: thì hay dùng lồng lọai to, đối với lồng tre thì lọai lồng thường dùng là lồng từ 60 nan đến 80 nan, phổ biến là lồng 68 – 72 – 76 nan. Riêng khu vực Bình Định và khu vực Phú Yên giáp ranh Bình Định thường hay sử dụng lồng sắt (đây cũng là 1 nét đặc trưng của người chơi chào mào ở xứ Bình Định) , lồng sắt cũng to tương đương lồng tre 64 – 76 nan. Khu vực này đa số sử dụng lồng tròn và hầu như ít khi dùng lồng vuông để nhốt chim.
Khu vực Quảng Nam – Đà Nẵng – Huế:hay dùng loại lồng vuông, lồng vuông ở Huế và Đà Nẳng thì có điểm khác biệt nho nhỏ về kiểu nhưng nhìn chung kết cấu thì giống nhau. Khu vực này đa số dùng lồng vuông để nhốt chim, lồng tròn vẫn được dùng với tỉ lệ ít hơn, lồng sắt hầu như rất ít khi có người dùng.
Khu vực Phía Bắc:Tỉ lệ dùng lồng tròn và lồng vuông tương đối là ngang nhau, đặc trưng của khu vực phía bắc là dùng lồng tròn làm bằng chất liệu tre Tàu, nóc lồng có máy bằng. Lồng tròn được sử dụng khỏang 52 – 60 nan có chiều cao giống như lồng sơn ca nhưng ngắn hơn. Lồng sắt ít được sử dụng ở khu vực này.
Khu vực Phía Nam:Thường hay sử dụng lồng tròn và rất phổ biến, kích cỡ lồng thì rất đa dạng, lồng tròn cao lọai giống sơn ca từ 52 – 60 nan, lồng kiếm 60 – 64 nan đến lồng tròn 52 – 56 – 60 – 64 – 68 – 72 – 76 vì khu vực này có nhiều dân nhập cư, họ mang theo tập quán nuôi chim của khu vực mình vào phía Nam. Lồng vuông có tỉ lệ sử dụng không đáng kể, lồng sắt cũng được sử dụng nhiều ở khu vực phía Nam.
Lồng tháo đáy thì tiện cho việc dọn vệ sinh lồng, nhưng tháo hay không tháo thì vẫn nên dùng lồng đáy kín để tránh gió lùa thốc từ dưới lên – nguy hại cho chim. Khi lồng để không không sử dụng thì bạn nên kéo cửa ra, để nhỡ có ông ku chuột nào muốn vào thám hiểm thì có đường ra vào, nếu không chuột sẽ cắn nan chui vào, xong lại cắn nan chui ra – phiền toái cho chuột và cho cả mình nữa.
Lồng mới khi mua về ta nên quét lên lồng 1 vài lớp nhớt hoặc hổn hợp dung dịch khác (tùy theo sở thích từng người) nhằm tránh cho lồng bị mối mọt làm hỏng.
Ngoài Bắc thì người chơi lồng cũng tạp nham lắm, tùy theo phong cách của từng người. Chỉ có điều loại lồng to trên 60 nan – đường kính 35 trở lên thì rất ít, nếu có chỉ để ở nhà vì mang đi cội khá cồng kềnh, không cơ động.
Lồng tròn: Chủ yếu là lồng Vác, lồng tầu, lồng nóc bằng có nhưng ít người chơi hoặc mới chơi thì mới dùng vì loại nóc bằng giả tầu hay là tầu thật chim dễ sinh tật bám nóc và nhìn không đẹp (theo quan điểm của TM). Chơi chủ yếu là loại lồng tròn chuẩn (56 nan – 5 vanh có 1 vanh kép – DK 33cm) – chất liệu tre già hoặc trúc là thông dụng nhất. Một số người thích kiểu như thế này nhưng là lồng tầu. Nữa là có người thích chơi lồng trơn nhưng cũng có người thích lồng đục chạm ít nhiều hoặc rất cầu kì.
Lồng vuông: chủ yếu là lồng vuông Huế – rất thông dụng và được ưa chuộng cho những ai thích lồng vuông.
Ngoài ra còn chơi cả lồng thái xịn hoặc thái vác (kiểu dáng thái nhưng làm giả lại vở Vác). Rồi có những người thích chơi theo phong cách riêng tìm những kiểu lồng đẹp rồi đặt mua về hoặc làm giả kiểu từ Vác.
Cách đặt cầu cho lồng chào màoTùy theo phong cách chơi chào mào của từng vùng miền mà cũng có cách đặt cầu khác nhau:
Khu vực miền Bắc thì hay đặt 1 cầu chính và 1 cầu phụ phía trên. Cũng có người đặt 2 – 3 cầu lượn nhìn cho đẹp và phù hợp với kích thước của lồng. Ít khi đặt 2 cầu song song.
Khu vực miền Trung đa số sử dụng lồng vuông nên hầu hết đều có 1 cầu chính, thỉnh thỏang có người sử dụng 1 cầu chính * 1 cầu phụ cho lồng vuông. Đối với lồng tròn thì thường đặt 1 chính * 1 phụ.
Khu vực Bình Định – Phú Yên – Nha Trang do đặc thù hay chơi lồng lọai to từ 64-80 nan nên cách đặt cầu cũng rất nghệ thuật, đa số nghệ nhân đặt từ 2-3 cầu song song, cầu thuờng là câu thẳng, cầu gai hoặc cầu lượn. Nhìn rất phù hợp với kích cở của lồng.
Khu vực miền Nam thì hay sử dụng lồng tròn nên cách đặt cầu cũng đơn giàn là 1 cầu chính và từ 1 – 2 cầu phụ kèm theo. Nếu sử dụng lồng vuông thì thường là 1 chính + 1 phụ, nếu sử dụng lồng to thì vẫn theo cách đặt cầu của khu vực Bình Định – Phú Yên – Nha Trang.
Xây Nhà Yến Như Thế Nào? Hướng Dẫn Tự Xây Đơn Giản
Trong thời buổi hiện nay, nghề nuôi yến trong nhà đang không ngừng phát triển & dần trở thành xu thế mới được nhiều hộ gia đình chọn lựa với hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xây nhà yến như thế nào là thành công. Trong đó, thiết kế nhà nuôi yến là yếu tố quan trọng nhất & phải bảo đảm được những điều kiện như nhiệt độ, ánh sáng, diện tích,… Xây Dựng Nhân Đạt sẽ hướng dẫn cách xây nhà yến đơn giản, giá rẻ & hiệu quả nhất 2023.
Điều kiện cần thiết để xây nhà yếnĐiều kiện quan trọng nhất mà bạn cần phải ghi nhớ khi xây dựng nhà nuôi chim yến là nơi đó phải có chim yến sinh sống. Bên cạnh đó, nơi đây phải có chim yến kiếm ăn hay đường chim bay. Bạn tuyệt đối không nên xây nhà yến ở những nơi có quá nhiều những nhà máy, kho xưởng bởi vì quá trình đô thị hóa sẽ làm cho thức ăn của yến bị tiêu diệt.
Khi chọn địa thế thi công nhà bạn cần xem xét vấn đề không khí, độ ẩm, hướng gió hay nhiệt độ,… sau đó so sánh với các yêu cầu của chim yến xem có thích hợp hay không. Tại Việt Nam, chim yến đang sinh sống & làm tổ ở 3 vùng khí hậu khác nhau như Nam Bộ, Trung Bộ & Bắc Trung Bộ.
Nhiệt độ thích hợp để xây nhà yến là từ 27 đến 32 độ C với độ ẩm khoảng 70 đến 85%. Bên cạnh đó, hướng gió tại những nơi khác nhau như Bắc Trung Bộ thì gió Bắc, Nam Bộ gió Tây & Tây Nam, Nam Trung Bộ gió Tây Nam. Từ hướng gió bạn có thể điều chỉnh cửa ra vào của chim để thu hút chim.
Cách xây nhà yến phải có độ cao không được vượt quá mặt biển 1000 m. Trường hợp căn nhà cao trên 1000m thì chim yến vẫn sống & làm tổ tuy nhiên sau khi đẻ chim non sẽ bay đi để tìm những nơi có địa thế thấp hơn. Hiện nay, những chuyên gia khuyến cáo cách xây dựng nhà yến có độ cao không được dưới 500m.
Tránh xa các loài thiên địch của chim yến như đại bàng, chim cắt hay quạ,… Đây là những loài thích ăn thịt chim yến do đó sẽ làm yến sợ & tìm nơi khác.
Vị trí thích hợp để xây dựng nhà nuôi chim yếnChim yến là loài chim hoang dã, và ưa thích sự yên tĩnh hoang sơ do đó cách nuôi chim yến cũng không giống với các loại chim thông thường. Để chọn được vị trí xây nhà yến như thế nào thích hợp bạn cần theo dõi đời sống của chim. Những người nuôi yến thành công được là do họ đã theo dõi & nghiên cứu cuộc sống, tập tính sống của yến. Điều này nhằm tạo ra những căn nhà gần giống nơi ở của yến trong tự nhiên.
Vị trí xây nhà nuôi yến thường là những nơi gần với những cánh đồng ruộng, sông, hồ hay bụi cỏ… Đây là nơi để chim yến có thể dễ dàng kiếm được thức ăn đặc biệt là vào mùa mưa.
Bạn hãy quan sát số lần chim bay lượn trên bầu trời ở nơi mà bạn có ý định xây nhà và vẽ lại sơ đồ đường bay của yến. Vị trí thích hợp nhất để làm nhà yến là cách hang yến đang sinh sống từ 5 đến 8 km.
Mô hình xây nhà yến phổ biến nhất hiện nay 2023Hiện nay, cách xây nhà yến đơn giản thường được chia thành 3 loại mô hình. Đó chính là:
Mô hình nhà yến bằng gạch: được sử dụng thông dụng nhất hiện nay. Bên cạnh đó, loại nhà này có độ bền & tuổi thọ cao, phù hợp với thời tiết nước ta. Ngoài ra, kiểu xây dựng này tiết kiệm chi phí hơn so với những loại khác vì vậy rất thích hợp với người vốn ít.
Mô hình nhà yến 3D: Loại nhà yến này hiện đang được sử dụng trong các điểm du lịch được đầu tư vô cùng độc đáo và hấp dẫn. Tuy nhiên, chi phí khá cao nhưng tuổi thọ thấp nhiều căn nhà 5 -7 năm đã xuống cấp.
Mô hình lắp ghép tấm lợp thông minh: Đây là mô hình được xây dựng chủ yếu tại TP HCM và một số các tỉnh Tây Nam Bộ. Ưu điểm của loại nhà yến này là quá trình xây dựng nhanh chóng, vật liệu nhẹ tuy nhiên độ bền khá thấp & khó điều chỉnh nhiệt độ trong nhà yến.
Hướng dẫn cách xây nhà yến chuyên nghiệp – đơn giản chi phí rẻ Hình dáng nhà, tường nhà nuôi yếnNgôi nhà của chim yến có hình dáng tương đồng với hình ảnh của một cái kho lớn tùy vào điều kiện của mảnh đất mà có thể xây dựng thành nhiều kiểu dáng khác nhau. Nhà yến có thể là hình khối chữ nhật, hình khối ống cùng với bề ngang rộng. Bên cạnh đó, bạn có thể xây dựng nhà yến như những khách sạn mái bằng hay mái lợp.
Kích thước của nhà nuôi chim yếnChim yến thường làm tổ trong các hang động độ rộng lớn. Vì vậy, cách nuôi yến trong nhà là bạn nên xây nhà có kích thước trong khoảng 10 – 15m đến 10 – 20m với mặt bằng là 150 – 200m. Nhà nuôi chim có thể lớn hay nhỏ hơn một chút tuy nhiên bạn phải làm sao để sức chứa bên trong tăng lên bằng cách chia tầng từ 3 đến 5 tầng.
Cách nuôi yến lấy tổ ở Indonesia với những căn nhà yến có diện tích lên đến 150 – 200m vuông rất thành công. Do trong một số những nghiên cứu thì các hang có diện tích lớn thì chim yến sẽ thích làm tổ hơn & cho sản lượng cao. Thông thường một hang có diện tích 200 m2 thì bình quân có 54 tổ/mét vuông/năm còn đối với các hang nhỏ hơn 80 m2 đều cho sản lượng thấp.
Đối với các mảnh đất diện tích hẹp 4 x 16m, 4 x 20m thì bạn vẫn có thể xây nhà yến bằng cách chia thành 4 đến 5 phòng (4 x 4m). Tại nước ta, mọi người thường xây nhà nuôi yến với diện tích 5 – 6m x 20, chia thành 3 tầng và mang lại hiệu quả rất cao.
Một trong những vấn đề rất quan trọng trong cách xây nhà yến đó là độ cao. Độ cao của tường nhà yến ít nhất phải từ 5,5 đến 6m & càng cao càng tốt. Bên cạnh đó, nhà cao sẽ giúp cho việc phân chia tầng, phòng, hay điều hoà không khí, nhiệt độ & độ ẩm tốt hơn. Đối với vùng nóng có nhiệt độ cao hơn 27 độ C thì chiều cao từ 3 đến 4.5m, vùng lạnh thì 2 đến 3 m.
Tường bê tông có độ dày từ 20 đến 25cm được làm từ cát, vôi & xi măng. Để giảm nhiệt độ cho những vùng nóng bạn có thể xây 2 lớp gạch & cách nhau khoảng không 5cm giúp hạ nhiệt độ. Lưu ý, bạn nên phủ xi măng mặt ngoài và trong sao cho trơn láng nhằm tránh những sinh vật khác xâm nhập vào nhà chim.
Mái & nóc nhà bạn có thể chọn lựa các loại vật liệu như tôn lạnh với góc nghiêng vùng nóng tối thiểu 45 độ & vùng lạnh nhỏ hơn 30 độ. Đối với những nơi quá nóng người ta thường lớp mái cách trần nhà khoảng 0,5 đến 0,8m nhằm làm giảm hơi nóng.
Cách xây dựng cửa ra vào nhà yếnĐối với cửa dành cho người bạn chỉ cần xây 1 cửa & thông qua phòng nhỏ rồi mới tới cửa vào phòng chim. Cửa ra vào của chim yến bạn nên thiết kế như một cái hang & sơn màu đen cho tối. Để giảm ánh sáng cho nhà yến người ta thường dùng ống bọc kéo dài ở cửa & mái che để cường độ ánh sáng nhỏ hơn 2 lux.
Cửa thường đặt phía trên nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chim bay ra & bay vào với kích thước chiều cao và rộng là 30 x 20cm, 45 x 30cm. Đối với những căn nhà yến lớn bạn có thể xây rộng hơn để hấp dẫn chim vào nhà như 80 x 40cm, 100 x 20cm. Để làm giảm ánh sáng bạn có thể làm vách ngăn giả cách cửa một khoảng 50cm vì cửa rộng ánh sáng nhiều sẽ không thích hợp với chim.
Nếu nhà yến có kích thước nhỏ 4 x 16cm thì bạn có thể thiết kế 2 cửa ra vào & đặt gần mép góc tường. Đối với nhà diện tích lớn 8 x 16 – 20cm, 10 x 20cm thì bạn có thể đặt 2 lỗ ra vào ở trên & giữa tường.
Cách xây dựng phòng cho chim yếnĐộ cao cho mỗi tầng của nhà chim khoảng 2m nếu ngôi nhà có 7.5m thì chia ra làm 3 tầng trong đó lại chia thành từng phòng nhỏ. Điều quan trọng là bạn cần biết cách để xây dựng nhà yến làm sao cho phòng có không khí giống như ở các hang vách đá tự nhiên.
Hiện nay số tầng được ưa chuộng xây dựng phổ biến tối thiểu là 2 tầng & phía trên cần có 1 phòng để yến bay lượn. Bên cạnh đó, nhà yến 1 tầng cơ hội thành công thường không cao do quá thấp & không thích hợp với đường bay của yến, khó điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm,…
Mỗi căn phòng có chiều dài & rộng là 4 x 4m x cao 3-4m. Trong trường hợp các phòng rộng 5 – 6 x 8m thì bạn cần thiết kế thêm vách ngăn phòng giả. Bên cạnh đó, giữa các phòng phải có cửa thông với nhau nếu là phòng 4 x 4 m thì cần 2 lỗ liên thông còn phòng 4 x 8m thì cần 1 lỗ liên thông ở giữa.
Cách xây dựng lỗ thông tầngĐối với các ngôi nhà yến nhiều tầng thì lúc nào cũng phải có một khoảng trống để thông tầng từ phía trên xuống dưới để yến có thể bay lượn giữa các tầng. Thông thường, chiều rộng của lỗ thông tầng là 2,2 đến 2,5m giống như các khe sâu của hang đá. Nhiều nhà nuôi chim yến lớn người ta thường thiết kế xây đường thông tầng thành hình chữ T hoặc L với bề ngang là 3 – 4m.
Lắp xà gỗ cho phòng chimThông thường, khi xây nhà yến người ta thường lắp thêm những xà gỗ trên trần nhà để yến có thể bám vào cũng như tăng diện tích làm tổ. Quy cách đóng ván nhà yến thường là sử dụng xà gỗ gắn trực tiếp lên bê tông với kích thước bề dày 1,5 đến 2cm, rộng 15 đến 20cm.
Ngoài ra, tùy vào điều kiện khí hậu của các khu vực mà các kích thước có thể thay đổi như vùng nóng thì rộng 15cm & dày 1,5cm, vùng lạnh rộng 29cm, dày 2cm. Nếu bề rộng quá nhỏ thì phòng sẽ có nhiều ánh sáng và gió,… yến chỉ làm tổ 1 lớp gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Bên cạnh đó, để tổ có được hình dáng đẹp nhiều người thường lắp thêm tấm chắn góc có mùi hấp dẫn chim yến tại các xà gỗ.
Những tấm xà gỗ thường được lắp theo luồng ngang cách nhau khoảng 30cm thành từng ô hình chữ nhật và có kích thước từ 30 – 40cm x 100cm. Bên cạnh đó, xà gỗ còn được kẻ ô khuôn bằng cách dùng thêm các xà dọc. Trong cách xây dựng nhà yến thì tầng gỗ cần phải chắc chắn vì đây là nơi mà yến làm tổ.
Cách lắp xà gỗ đóng vai trò quan trọng đối với năng suất tổ. Ví dụ lắp theo kiểu ô khuôn 30 x 100cm thì có thể đạt từ 20 đến 40 tổ/mét vuông còn theo kiểu luồng ngang 15 đến 30 tổ. Bên cạnh đó, kiểu ván tổ cũng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, thời gian chim làm tổ. Đặc biệt, sản lượng tổ cao nhất là những nhà yến lắp xà gỗ theo kiểu ô khuôn.
Nếu bạn chưa có đủ điều kiện kinh tế thì giai đoạn đầu bạn có thể dùng khung gỗ thưa sau đó chèn thêm các thanh gỗ khác. Khi chọn gỗ để lắp trên nóc nhà yến bạn nên lựa gỗ tốt nhưng không nên lưu lại mùi hương gỗ mới do chim yến không thích ở chỗ có mùi lạ. Loại gỗ thường được chọn dùng làm nhà cho chim yến là gỗ tếch. Đây là loại gỗ xốp nhẹ, không mùi, thường có màu trắng và rất bền yến có thể dễ dàng bám vào loại gỗ này.
Cách sơn nhà & ánh sáng của căn nhà nuôi yếnCách làm nhà nuôi yến đơn giản nhưng không dễ để thực hiện thành công vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, màu sơn & ánh sáng đóng vai trò rất quan trọng thu hút chim yến đến sinh sống và làm tổ.
Cách xây dựng nhà yến tốt nhất là bạn nên quét vôi trắng do đây là màu dịu & phẳng đối với bên ngoài còn phía trong thì chỉ tô trát tường thôi. Bên cạnh đó, hiện nay màu xanh cũng có công dụng rất lớn trong việc thu hút chim yến làm tổ.
Chim yến thường sống ở các hang đá nên bạn cần phải có cách xây dựng nhà yến sao cho ánh sáng gần giống với các hang động. Điều này bạn có thể làm bằng cách đóng kín cửa ra vào của người chỉ chừa cửa chim mà thôi. Bởi vì, chim yến yêu cầu cường độ ánh sáng khoảng 0,2 đến 0,6 lux do đó sau khi ánh sáng lọt qua cửa ra vào của chim đến các phòng sẽ bị yếu dần đi.
Độ ẩm & nhiệt độ trong nhàTrong tự nhiên, độ ẩm & nhiệt độ mà các hang chim yến sinh sống thường rất ổn định. Theo một nghiên cứu cho thấy nhiệt độ thích hợp để thu hút chim yến là từ 27 đến 29 độ C, ẩm độ 75 đến 90% & ánh sáng 0,2 – 0,6 lux. Đây chính là điều kiện thích hợp để yến làm tổ, đẻ trứng & nuôi con non.
Hiện nay, cách xây dựng nhà yến nhiều người thường dựa vào những thông số kỹ thuật trên để tạo môi trường thích hợp cho yến sinh sản. Trong trường hợp độ ẩm quá thấp thì tổ của yến sẽ có thể dễ bị bong ra. Do đó, cách xây nhà yến như thể nào để hiệu quả phải bảo đảm điều kiện nhiệt độ, độ ẩm mà yến yêu thích.
Xung quanh nhà yến bạn nên chọn đất rộng rãi có khuôn viên nhất định để cho chim yến bay lượn. Thông thường, kích thước sân từ 4 x 4m trở lên & phía ngoài nhà nên xây tường bê tông để chắn gió nhằm giúp chim yến cảm thấy an toàn hơn khi vào nhà. Ngoài ra, chim yến cũng thường bay xung quanh sân để xác định vị trí của lỗ ra vào. Hơn nữa, quanh nhà yến bạn nên trồng thêm các loại cây chuối, sung,… không cao qua lỗ nhằm cản trở yến bay ra bay vào đồng thời bảo vệ căn nhà.
Điều chỉnh độ ẩm hợp lýHiện nay, có rất nhiều cách để điều chỉnh độ ẩm mà bạn có thể làm dễ dàng. Bạn hãy đặt các chậu nước nhỏ, bể nước cạn ở bên trong phòng chim. Ngoài ra, bạn tiến hành phun tưới nước xung quanh khu vực nhà yến nếu ở trong vùng nóng để hạ thấp nhiệt độ & tăng độ ẩm. Bên cạnh đó, gắn vòi phun sương lên trên tường cũng là một giải pháp rất hiệu quả.
Lưu ý, khi làm nước phun bạn phải canh đường chim bay & tổ chim. Một số nhà yến đã sử dụng bơm phun ẩm tự động cho nơi nuôi yến của mình để điều chỉnh khí hậu phù hợp với yến đồng thời giúp cho chất lượng tổ tốt hơn.
Chim Yến Làm Tổ Như Thế Nào?
Chim yến làm tổ trong nhà hoặc các hang động ngoài biển, chúng làm tổ để ngủ hoặc đẻ trứng. Thời gian từ 35-45 ngày, tổ được làm bằng nước bọt. Ngày xưa, ai cũng nghĩ rằng chim yến chỉ sống và làm tổ ở những nơi hoang dã hoặc ngoài đảo xa. Nhưng ngày nay con người nắm được các quy trình sinh hoạt và tính năng của yến, nên con người đầu tư và thu hoạch Tổ yến ngay tại nhà của mình. Ví dụ như các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ, Bình Thuận, Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng …
Chim yến làm tổ để ngủ vào ban đêm, vì chúng bay kiếm ăn vào ban ngày. Chim yến có thể nghe, nhìn, và ngửi rất được. Đặc biệt là giác quan của nó rất tốt, nên dễ nhận biết được kẻ thù gây nguy hiểm với chúng. Điểm mấu chốt là chim yến có thể nghe được sóng siêu âm và đã làm tổ ở đâu là chúng sẽ lại tiếp tục làm tổ ở đó, không bao giờ bỏ đi. Chính vì vậy, người làm tổ cho chim yến sẽ đặc biệt lưu ý đến vấn đề này.
Chim yến làm tổ ở đâu?Chúng thường làm tổ trong nhà hoặc các hang động, vách đá; những nơi càng hiểm trở, chúng càng dễ thích nghi, vì nơi nguy hiểm nhất cũng là nơi an toàn nhất. và phải đảm bảo được các yếu tố như nhiệt độ khoảng 27 -29 độ C, độ ẩm trung bình khoảng 80-95%, độ tối khoảng 2 lux.
Mỗi tổ yến có thể nặng từ 8-10gr. Tổ càng ở sâu trong hang động, thì chất lượng càng cao vì tổ yến sẽ được tiếp xúc với những chất kim loại như Fe, Cu, Zn, Mn, Cr,… và tạo ra nguồn dinh dưỡng mới và làm biến đổi màu sắc của nó. Vì vậy mà chúng ta thường thấy Tổ yến có 3 loại với tên gọi tùy theo màu sắc của chúng: Huyết Yến, Hồng Yến, Bạch Hồng
Thời gian làm tổ trung bìnhChim yến đực giữ vai trò làm tổ bằng trong vòng từ 35-45 ngày cho chim cái bằng nước bọt. Một năm chúng sẽ làm tổ khoảng 2 lần, và đẻ mỗi lứa là 2 quả trứng. 5h mỗi sáng, chim bay ra khỏi tổ để kiếm ăn, đến khoảng 17h -18h là chim bay về tổ nghỉ ngơi. Chim yến có định vị rất tốt nên không dễ bay lạc vào tổ chim khác giữa hàng ngàn tổ.
Chim yến thường ăn những con côn trùng có kích thước nhỏ. Trọng lượng tầm 0.01 – 0.72g bay trên không trung như: ruồi, kiến, mối, rày,… Giới hạn bay của chúng tầm khoảng 200km. Chu kì của chim yến tầm khoảng 8 năm.
Chim yến làm tổ tại nhà hiện đang phát triển ở Việt Nam. Và đặc biệt thương hiệu J’nest với nguồn cung ứng từ yến sào Phan Rang – Ninh Thuận. Các loài Yến sống ở Phan Rang với độ dẻo dai, sức bền, và khả năng sinh tồn cực cao. Hàm lượng dinh dưỡng có trong tổ Yến Phan Rang cao hơn nhiều lần so với tổ Yến các vùng miền khác. Vì vậy ngoài cung ứng tổ yến trong nước; J’nest còn đẩy mạnh xuất khẩu nhằm mang dinh dưỡng cho sức khỏe con người trên thế giới.
Chim Yến Làm Tổ Như Thế Nào
Chim Yến là loài chim rất trung thành, nó có thể tạo ra một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, có giá trị kinh tế cao. Để tạo nên những chiếc tổ yến có giá trị như thế thì chim yến làm tổ như thế nào để có thể sinh sản và cho ra đời nhiều sản phẩm tổ yến giá trị? Mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết sau.
– Vị trí xây tổ
Khi bước vào mùa làm tổ, chim Yến bắt đầu tìm vị trí để xây tổ. Vị trí xây tổ có quyết định đến sự vững chắc của tổ yến nên chim Yến thường tìm những vị trí an toàn để xây tổ và vị trí này sẽ cố định trong nhiều năm, chim Yến chọn một vị trí và xây tổ làm nhiều lần ở vị trí đó.
– Quá trình làm tổ yến
Sau khi chọn được vị trí xây tổ, vào thời điểm nước bọt chim Yến phát triển là lúc chim Yến bắt đầu xây tổ. Khi nước bọt tiết ra, chim Yến dùng lưỡi đẩy nước bọt ra khỏi miệng và quẹt lên thành vách tạo hình, chim Yến cứ liên tục đẩy nước bọt ra ngoài và quẹt qua quẹt lại như thế để định hình. Sau 2-3 tiếng đồng hồ là nước bọt của chim Yến sẽ khô lại. Điều đặc biệt là việc tiết nước bọt của chim Yến không dễ dàng gì mà chúng phải xù lông, nhắm mắt, rất vất vả để tiết nước bọt lên thành vách, đó là lý do vì sao mà giá trị dinh dưỡng của tổ yến rất cao. Và cùng chính vì trong quá trình tiết nước bọt, chim Yến phải xù lông lên, đạp cánh nên đôi khi có lông chim Yến bay vào tổ và kết dính với các sợi yến chưa kịp khô lại, vì thế nên có loại tổ yến thô còn lông chim Yến.
Cứ mỗi đêm chim Yến lại dùng nước bọt của mình để xây tổ và sau nhiều đêm thì tổ yến sẽ được hình thành. Theo thống kê thì cữ mỗi đêm chim Yến lại xây được khoảng 1mm tổ yến.
Sau nhiều đêm dùng nước bọt xây tổ, tổ yến được hình thành với độ lớn đủ lớn thì chim Yến sẽ quẹt nước bọt lên mép tổ rồi chim Yến nhảy lên vách hay mép tổ rồi quẹt nước bọt vào lòng tổ yến để tạo nơi đẻ trứng. Nếu bạn nhìn thấy trong tổ có lớp xơ mướp thì chứng tỏ chim Yến sắp đẻ trứng.
Tổ yến thông thường có hình dạng như nửa chén trà úp và được dính vào thành hang đá (nếu là yến tự nhiên ngoài biển đảo) và thành nhà yến (nếu nuôi yến trong nhà do mình thiết kế).
Tổ yến bao gồm nhiều phiến mỏng được tạo nên từ nước bọt của chim Yến, chúng kết dính lại với nhau và tạo thành tổ yến.
Về sau thì tổ yến sào sẽ càng nhỏ dần ở những lần xây tổ tiếp theo. Tổ yến có các màu trắng, màu hồng, màu đỏ hay còn gọi là huyết yến. Tổ yến có rất nhiều loại khác nhau, vì thế khi mua tổ yến các bạn cần phải biết cách nhận biết sự khác nhau giữa các loại tổ yến đồng thời chọn đúng loại tổ yến chính hãng.
Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã biết được quá trình làm tổ của chim Yến và hiểu được vì sao tổ yến lại có giá trị dinh dưỡng cao như thế.
Chim yến làm tổ như thế nàoChim Yến Xây Tổ Như Thế Nào?
Tổ yến lần đầu thường do chim đực xây dính vào thành đá hay ván tỗ, về sau khi đã có cặp đôi thường cả 2 cùng xây tổ Chim làm tổ nhiều về đêm vì ngày đi kiếm mồi ăn, nhưng có đôi khi vào mùa sinh sản chính chim làm tổ vào cả ban ngày. Tuyến nước bọt phát triển, cơ hàm ép vào tuyến làm nước bọt tiết ra, chim dùng lưỡi đẩy nước bọt ra khỏi miệng kéo thành sợi và quẹt qua quẹt lại lên vách hang hay ván tỗ để định hình. Khi tiết nước bọt, chim nhắm mắt, lắc đầu và xù lông thân vài lần, rất vất vả. Nước bọt gặp không khí khô lại sau 2-3 giờ.
Qua nhiều đêm nền tổ được hình thành, chim đeo lên nền tổ tiếp tục xây. Khi nền tổ đã lớn, chim nằm vào trong nền tiếp tục quét nước bọt lên mép tổ, sau đó đu mình lên vách đá hay tấm ván, mép tổ rồi chúc đầu xuống quẹt nước bọt vào lòng tổ tạo 1 lớp xốp như xơ mướp bao gồm nhiều phiến mỏng được dệt từ nhiều sợi tơ bằng nước bọt chim yến và bện vào nhau cho đến khi tổ tạm hoàn tất và chim sắp đẻ.
Trong khi chim yến đẻ trứng, chim vẫn tiếp tục làm tổ cao thêm 1-2cm nữa
Tổ yến có màu trắng, màu hồng và cả màu đỏ tươi. Màu sắc của tổ yến tùy thuộc vào môi trường nơi chim yến làm tổ, hoàn toàn không phải do chim tạo ra bẳng việc bị xuất huyết máu tan vào nước bọt. Kích thước tổ yến biến đổi hang năm tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: mùa vụ, lượng mồi ăn, và tuổi đời của chim.
YẾN SÀO THUẬN THIÊN(chuyên: Tư Vấn – Khảo Sát – Thiết Kế – Thi Công Lắp Đặt Thiết Bị Nhà Nuôi Yến – sữa chửa nhà Yến thất bại) Địa chỉ : 332 Quốc Lộ 14 – Phường Tân Đông – Thị Xã Đồng Xoài – Tỉnh Bình Phước
Điện Thoại : – 0948611819 Mr. Thanh (Tây Nguyên & Tây Nam Bộ)
– 0942117786 Mr. Nhân (Miền Trung & Đông Nam Bộ)
Email : [email protected]
Website : yensaothuanthien.com
Cập nhật thông tin chi tiết về Mở Loa Dẫn Dụ Chim Yến Như Thế Nào Cho Hợp Lý? trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!