Bạn đang xem bài viết Luyện Giọng Chào Mào Như Thế Nào Để Chào Mào Hót Hay? được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Luyện giọng tại trường chim
Đây chính là nơi luyện giọng chào mào vô cùng tốt. Nơi đây không thể thiếu được đối với những chú chào mào mới lớn, chào mào bổi. Nơi đây luôn tụ hội những lão làng chơi chim và những con chim chào mào cực hay. Chim của bạn sẽ học hỏi được rất nhiều và bạn cũng học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm hay từ các cao thủ lão làng.
Khi mang chim đến trường chim anh em cần hết sức chú ý một điều. Đó là chào mào của anh em là chào mào đang đi học hỏi. Do đó hãy treo chào mào ở nơi có những con chào mào non và yếu hoặc hãy để chào mào của bạn ở dưới đất. Điều này sẽ giúp chào mào học hỏi và không bị mất tự tin khi phải gặp những con chào mào cội. Sau thời gian chim quen thì mới cho nó luyện giọng và đấu với những con già hơn.
Về thời gian đầu thì anh em cho chim dợt cường cường độ ngắn và khoảng 3, 4 ngày 1 lần mỗi lần 1 tiếng. Sau một thời gian hãy tăng dần cường độ lên để chim học dần dần. Như thế nó mới có thể phát triển và khả năng chơi tốt được.
Luyện giọng qua chim thầy
Anh em treo chào mào thầy ở gần chim của mình nhưng không cho thấy mặt. Trong quá trình học thì anh em thấy chào mào của mình sổ ra tầm 4~5 âm là gần như thành công rồi. Sau khi đã sổ được âm thì anh em có thể cho chào mào của mình đấu với chim thầy để luyện tập thêm.
Cho chào mào nghe tiếng ghi âm
5
/
5
(
2
bình chọn
)
Share this:
Like this:
Like
Loading…
Làm Thế Nào Để Chào Mào Siêng Hót?
Nuôi chim mà “muốn cho mau sung” là không ổn rồi. Việc này phụ thuộc vào mình thôi – càng sốt ruột chim càng lâu sung. Vấn đề là chăm làm sao cho đúng cách, không ép chim quá mà cũng không được lơ là việc tập dượt. Tôi xin chia sẻ một kinh nghiệm nhỏ rồi các AE khác bàn thêm: Bình thường phải mất khoảng 9-12 tháng nuôi và tập dợt thì mới có được một con chào mào để chơi. Các giai đoạn có thể chia ra như sau: 1/ Chim bổi mới bắt về: mất 3 tháng để “trấn an”, tập cho ăn cám, bước đầu làm quen với “kiếp tù chung thân”. Giai đoạn này thì rất cực và bực, phải trùm áo lồng thường xuyên chỉ để hé 1 khe nhỏ thôi, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nó, hạn chế việc di chuyển lồng chim, cứ để nó tự thích nghi, rồi hé dần áo lồng ra. Sau 3 tháng nó đã bắt đầu sổ đều, nhưng còn rất nhát, tuy nhiên được như thế là nó đã vượt qua thử thách lớn nhất rồi
2/ Sau 3 tháng quân trường, nó phải làm quen với môi trường mới, chế độ ăn uống mới, bạn phải tiếp xúc với nó nhiều hơn, cho tắm nhiều hơn, treo lồng nhiều chỗ … Mỗi lần cho ăn bạn cho ăn ít thôi, để hết sạch mới cho thêm thức ăn vào, giai đoạn này tối kỵ việc để cóng cám hoặc trái cây thừa mứa trong lồng – việc này hơi khó thực hiện – con chim của bạn phải luôn luôn đói nhưng không được chết đói. Bạn phải làm cho nó hiểu là “mỗi khi bạn đến gần lồng chim là chỉ để cho ăn” dần dần nó sẽ cảm thấy bạn không nguy hiểm, thậm chí nó có thể còn mừng húm khi nom thấy bạn. Làm được như vậy, thêm 3-5 tháng nữa là nó đã tương đối dạn dĩ rồi.
2/ Sau 3 tháng quân trường, nó phải làm quen với môi trường mới, chế độ ăn uống mới, bạn phải tiếp xúc với nó nhiều hơn, cho tắm nhiều hơn, treo lồng nhiều chỗ … Mỗi lần cho ăn bạn cho ăn ít thôi, để hết sạch mới cho thêm thức ăn vào, giai đoạn này tối kỵ việc để cóng cám hoặc trái cây thừa mứa trong lồng – việc này hơi khó thực hiện – con chim của bạn phải luôn luôn đói nhưng không được chết đói. Bạn phải làm cho nó hiểu là “mỗi khi bạn đến gần lồng chim là chỉ để cho ăn” dần dần nó sẽ cảm thấy bạn không nguy hiểm, thậm chí nó có thể còn mừng húm khi nom thấy bạn. Làm được như vậy, thêm 3-5 tháng nữa là nó đã tương đối dạn dĩ rồi.
2/ Sau 3 tháng quân trường, nó phải làm quen với môi trường mới, chế độ ăn uống mới, bạn phải tiếp xúc với nó nhiều hơn, cho tắm nhiều hơn, treo lồng nhiều chỗ … Mỗi lần cho ăn bạn cho ăn ít thôi, để hết sạch mới cho thêm thức ăn vào, giai đoạn này tối kỵ việc để cóng cám hoặc trái cây thừa mứa trong lồng – việc này hơi khó thực hiện – con chim của bạn phải luôn luôn đói nhưng không được chết đói. Bạn phải làm cho nó hiểu là “mỗi khi bạn đến gần lồng chim là chỉ để cho ăn” dần dần nó sẽ cảm thấy bạn không nguy hiểm, thậm chí nó có thể còn mừng húm khi nom thấy bạn. Làm được như vậy, thêm 3-5 tháng nữa là nó đã tương đối dạn dĩ rồi.
Nuôi Chim Chào Mào Như Thế Nào?
Chim chào mào là loài chim có giọng hót hay và được nhiều anh em ưa thích. Tuy nhiên để có một chú chim chào mào có tiếng hót hay thì các bạn cần phải cực kỳ kiên nhẫn trong cách tập luyện và nuôi chim chào mào.
Nhiều khi để có một chú chim chào mào có giọng hót ưng ý thì chúng ta có thể mất đến vài tháng thậm chí cả năm. Đối với người mới thì điều này thật sự là khó khăn, hôm nay mình sẽ giới thiệu đến anh em kỹ thuật nuôi chim chào mào nhanh hót, hót hay để anh em mới chơi chim nhanh chóng có một chú chim ưng ý.
Lựa chọn chim chào mào
Chọn chim chào mào thì chúng ta cần chọn những chú chim có điệu bộ lanh lợi, cảm giác chim thoắt thoắt lanh lẹ. Chân chim to dài, thân hình nở nang, ngực ưỡn ra như thế chim khỏe mạnh có phổi to và hót rất vang. Ngoài ra thì anh em chú ý chọn chim chào mào có miệng mỏng và ngắn chim như vầy rất hay hót, tiếng trong.
Chúng ta cần hết sức chú trọng đến việc chọn chào mào qua hình dáng bên ngoài. Vì hình dáng bên ngoài sẽ quyết định chú chim của ta có đẹp có quý phái hay không. Những bộ phận mà các bạn cần quan tâm khi chọn chim đó là mào, yếm, má, đùi, đuôi…
Chú chim chào mào có gốc to, khi mào dựng lên thì cạnh mào thẳng đứng từ đỉnh đến cổ sẽ là chú chim tốt. Yếm có màu đen đậm, cùng màu với mào và dày. Má phồng đều nhau và vệt ngăn 2 bên má mỏng nhưng rõ nét. Hầu chim to phồng căng như thế chim sẽ hót rất hay và tiếng to.
Chim có cánh gọn, ép sát vào nhau không đan chéo nhau là chim có tướng đẹp khỏe. Đuôi chim dài và không xòe ra, xếp gọn thành 1 cọng. Đùi chim to, cẳng chim dài, móng gọn cong đều là những con chim năng động.
Ngoài việc lựa chọn và mua chim chào mào thì anh em cũng có thể xem qua cách bẫy chim chào mào. Với cách bẫy chim chào mào thì anh em sẽ tự tay bắt được những chú chào mào bổi tốt nhất. Ngoài ra thì nếu chim có bị sổng thì anh em cũng dùng cách bẫy chim chào mào để bắt lại chúng được
Kỹ thuật nuôi chim chào mào
Sau khi đã cho chim làm quen với môi trường trong lồng thì lúc này các bạn sẽ cho chim tiếp xúc nhiều hơn bằng cách tắm cho chim, treo lồng chim vào nhiều chỗ. Sau đó các bạn cần luyện tập cho chim ăn và quen với bạn. Khi cho chim ăn thì các bạn cho một lượng thức ăn ít, sau đó hết thức ăn thì mới cho thêm vào.
Các bạn cần phải làm cho chim hiểu là bạn không nguy hiểm, mỗi lần bạn đến gần nó là cho nó ăn. Kiên nhẫn làm được điều này trong 3 đến 5 tháng là chim đã tương đối dạn dĩ.
Về việc tắm cho chim thì các bạn cần lưu ý là ngày nào chúng ta cũng nên tắm cho chim. Nếu bận thì các bạn cách một ngày cho chim tắm một lần. Mùa đông chúng ta sẽ pha nước ấm để tắm cho chim và 1 tuần nên tắm từ 1 đến 2 lần. Ngoài ra các bạn nên cho vài hạt muối và 1 2 giọt chanh vào để giệt giận mạt trên lông chim.
Thức ăn cho chào mào
Để chào mào có thể nhanh hót thì các bạn cần thật chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho chim. Ngoài cám cho chim thì các bạn cần phải tăng cường thêm các thức ăn tươi như trái cay sẽ giúp chim có nhiều vitamin và tốt cho hệ tiêu hóa.
Chuối là một loại trái cây vô cùng tốt cung cấp nhiều vitamin và giúp cho hệ tiêu hóa, diệt khuẩn đường ruột cho chim.
Đu đủ là trái cây tạo sắc tố đỏ giúp chim thay lông nhanh và có bộ lông óng mượt, rất tốt cho phần lông ở má và hậu môn.
Táo là trái cây có hợp chất hydro cacbon, keo táo, và lượng canxi lớn giúp trung hòa lượng muối trong cơ thể chim và giúp trị tiêu chảy ở chim khá tốt. Ngoài ra táo giúp đào thải chất độc trong cơ thể chim và giúp chim căng lửa rất nhanh.
Cam là trái cây có vitamin C tăng cường miễn dịch và trị ho chào mào rất tốt, táo còn giúp chim thay lông nhanh và giúp chim giải nhiệt cao.
Ngoài ra thì mồi tươi cũng là thứ rất cần để bổ xung dinh dưỡng cho chào mào. Châu chấu, cào cào non, trứng kiến là thức ăn không thể thiếu cho chào mào được.
Cho chim đi giao lưu và thi đấu.
Chúng ta nên cho chim đi thi giao lưu mỗi tuần vài lần, hay còn gọi là đi đến các hội thi chim đấy. Tại đây chim sẽ có dịp học hỏi những âm điệu khác nhau của chim và chim bạo dạn hơn.
Khi chim gặp được kỳ phùng địch thủ của mình thì chim sẽ say đấu và sẽ dần chơi rất hay. Chim sẽ học hỏi được rất nhiều từ những giai điệu của chim khác, làm giàu cho âm điệu của chính mình.
Cách Huấn Luyện Cho Chim Chào Mào Hót Hay
Loài chim có khả năng bắt chước những âm thanh vừa lạ vừa hay để làm giàu cho âm điệu làn hơi của mình. Do đó, chim càng sống lâu năm càng có giọng hót hay. Vì vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy giọng hót của chim ảnh hưởng sâu đậm từ môi trường sống của chúng.
Cách huấn luyện cho chim chào mào hót hay
Chia sẻ cách huấn luyện chim cho chim chào mào hót hay từ người chơi chim:
“Em có con chào mào mới bắt về được 1 tháng, giờ tổng tuổi của nó cũng khoảng được 2 tháng, em muốn hỏi là làm sao để huấn luyện cho nó hót hay không ạ. Nhà em có nuôi nhiều giống chim khác, có chim cu với chèo bẻo với mấy loại chim khác, mấy loại này cũng được khoảng 2 3 năm lồng rồi. Mà đó là bố em nuôi, em thì mới có con chào mào này thôi nên tính ra cũng không có kinh nghiệm gì. Giờ em muốn hỏi là nếu em treo chung chào mào của em với mấy loại chim kia thì có hót tập hót và hót hay được không ạ” – Anh Phúc Anh chia sẻ“Chú chào mào nhà em có một mình thôi, nhà em ở phố nên cũng không có con chim nào làm bạn với nó. Em tính mua thêm một chú nữa để nó có bạn. Nhưng giờ em muốn hỏi là vì chào mào của em có một mình như vậy thì làm sao để giúp nó hót hay được ạ. Em xin cám ơn.” – Anh Minh chia sẻ
Chia sẻ cách huấn luyện chim chào mào hay hót từ Thiên đường cá cảnh: “Cách ép giọng cho chào mào má trắng”
Có nhiều phương pháp để ép giọng chào mào má trắng cũng như huấn luận chúng kỹ thuật đấu đá trở thành chim mồi để đi bẩy và đấu đá. Ta nên ép giọng chim má trắng từ lúc đã biết ăn thành thạo, lông đuôi ra 80% tức gần đầy đủ.
1/ Dùng chim mồi hay (có thể là mồi nuôi từ nhỏ hoặc chim bổi hót đấu đá hay)
Chào Mào má trắng bẫy về hoặc mua từ tiệm được tuyển chọn dáng vóc kỹ càng rồi tống mỗi ông vào một lồng, treo tập trung một góc, rồi thỉnh “thầy” về, khi ép giọng chú ý phải có ít nhất 2 thầy trong phạm vi ép giọng. Cứ treo như thế cho mấy thầy đấu với nhau, lũ kia lẩm nhẩm đọc theo. Chứ chim thầy có 1 ông, khi vui thì ông hót, khi bùn thì ông rỉa lông, ăn uống thử hỏi “bọn con nít” lấy đâu ra mà học, ép giọng như thế thì lâu lắm.
Tiếp tục cho đến khi bung hết mí, trổ mã ra má đỏ, biết sổ to là cơ bản coi như xong. Lũ “sinh viên mới ra trường” mới biết hót nên thường siêng lắm, chơi cả ngày. Thường thì mỗi con nó bắt chước giọng của một con thầy nào đó, có khi lai lai giữa thầy nọ với thầy kia – chọn lại con nào lai tào lao, hót không tròn giọng, không nối giọng lại được là thải ra ngay. Con nào nổi lên là bắt đầu cho đi đấu dợt nhưng dợt ít thôi, không thì rất dễ bị lai giọng bậy.
Giọng hót chim non học được ở đây là âm điệu (cách ngân nga luyến láy, khoảng cách nhả âm), số âm tiết của tiếng sổ (điều này ít con bắt chước được lắm, nhưng nó vẫn cố theo) – chứ còn giọng to – nhỏ – đanh – trầm là do bẩm sinh, không học được. Thời gian này có thể cho ăn nhiều quýt ngọt, cam, mật ong để cải thiện giọng hót cho chim ngay trước giai đoạn thanh quản của nó phát triển hoàn toàn (trưởng thành).
Lưu ý:
Chào mào non chưa thể hót, nhưng nếu tiếp xúc chim thầy sớm thì càng tốt
Chim chào mào má trắng ở giai đoạn trước thay lông có thể ép giọng
Chào mào má trắng đang thay lông để lên má đỏ, lúc này đã biết hót khá thành thạo nên việc ép hơi khó, (tức hơi chậm trễ).
2/ Dùng máy phát âm cho chào mào nghe
Nếu không có chim thầy mà muốn ép giọng cho chim non/má trắng thì chỉ còn nước dùng cách này.
Đi thu giọng sổ của một (một con thôi) con chim có giọng thật hay, phải thu gần, thu thật chuẩn, thu khi thầy đứng sổ 1 mình, thời lượng khoảng 15 phút là vừa. Rồi phải xử lý âm sao cho khi mở ra nghe thật ưng ý (có thể nhờ người có chuyên môn nếu quen biết, nếu không thì chỉnh bass – trebb của file đã thu, rồi thu đi thu lại khi nào đạt thì thôi.
Nếu nhà có internet thì chịu khó lên diễn đàn chào mào hoặc trang web có video về chào mào, tải file chào mào hót về máy. Chọn lọc file có chất lượng âm thanh tốt, giọng hót bạn ưng ý dự định ép giọng cho chim của mình.
Tiếp theo là làm như ở trên, thay vì xài thầy thì xài máy phát, cho autorevert khoảng 30 phút/lần. Hoặc mở file trên máy tính. Mở từ 8h sáng đến khoảng 2h chiều thì ngưng cho lũ nhỏ “ôn bài”. Tốt nhất nên mở tầm chập choạng tối, lúc con chim chuẩn bị ngủ – cho nghe chừng 5-10 phút mỗi tối là hiệu quả nhất. Lúc con chim nó gần ngủ, cho nghe nhỏ thôi, vừa lọt tai nó như lời hát ru thôi, cho nghe nhiều rồi thì tiếng hót đó đi vào tiềm thức của nó, trở thành giọng hót tiềm ẩn trong nó. Sáng ra nó sẽ phát ra cái giọng mà hồi tối nó nghe được, đi vào giấc ngủ của nó – tự nó luyện. Chứ cho nghe lúc nó đang sung thì nó chỉ bắt chước chứ không phải là học. Đây là điểm khác biệt giữa học và bắt chước.
Khi chim đã sổ tốt rồi, kể cả một vài mùa sau nếu không cẩn thận, chim vẫn bị lai giọng bậy (chim bổi già còn bị lai chứ nói gì đến lũ này – rất dễ bị). Vì vậy, lâu lâu phải “thỉnh thầy” hoặc phải mở file cho nghe để nhắc nhở bài vở cho chúng.
Cách huấn luyện cho chim chào mào hót hay Con giống, Chim giống, Chim chào mào
Đăng bởi Mai Tâm
Tags:
Cập nhật thông tin chi tiết về Luyện Giọng Chào Mào Như Thế Nào Để Chào Mào Hót Hay? trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!