Xu Hướng 6/2023 # Lấy Tổ Yến Có Ác Không? # Top 13 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Lấy Tổ Yến Có Ác Không? # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Lấy Tổ Yến Có Ác Không? được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lấy tổ yến có ác không? – một câu hỏi gây nhiều tranh cãi từ lâu. Đã có rất nhiều nhìn nhận từ một chiều để thấy việc hái tổ yến là ác và hái tổ yến là không ác. Trong bài viết này, NguoiNuoiYen sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu về vấn đề này để bạn có thể tự nhận định được việc lấy tổ yến có khác không.

Lấy Tổ Yến Là Ác Bởi Những Lời Đồn Không Khoa Học Nhưng Sự Thật Không Như Thế

1. Loài yến vốn dĩ là loài làm tổ bằng nước dãi, tựa như con tằm nhả tơ. Mỗi một lần có thai là chim yến lại nhả nước dãi làm tổ. Nếu không ai hái tổ yến xuống thì chúng sẽ xây chồng lên. Nghĩa là lúc này chim non không nằm ở lớp tổ cũ của anh, chị nữa mà là trên một lớp mới. Do đó, nếu hái Tổ Yến khi chim non đã bay đi thì không hề ảnh hưởng tới cuộc sống của loài chim này !!!

Vòng đời của chim yến là thế. Con tằm nhả tơ cũng vậy, cuộc sống của nó buộc phải nhả tơ thì mới thoát xác.

Bài viết nói rằng khi chim yến cái sắp sinh mà bị hái mất tổ, nó sẽ đâm đầu vào vách đá tự tử, rồi chim yến đực cũng đâm đầu vào vách đá chết theo, đây là 1 trong những chuyện hư cấu hết sức buồn cười. Chim yến đã có từ hàng trăm năm nay, vậy trước giờ đã có ai chụp được tấm hình hay đoạn clip nào về việc này chưa ??

Thật ra nếu tới ngày sinh mà không may bị hái mất tổ, chim yến mẹ sẽ tìm 1 cái tổ nào gần đó để đẻ nhờ. Vậy nên có tổ yến có đến 3, 4 trứng thay vì 2 như bình thường (điều này ít khi gặp vì người hái tổ yến thường biết chọn thời điểm để hái, chỉ xảy ra khi có sơ xuất)

Hơn nữa, nếu không hái tổ thì những chim con sau này khi trưởng thành đâu còn chỗ làm tổ, diện tích hang yến không thay đổi trong khi lượng yến ngày càng nhiều. Nếu cứ để như vậy thì khi chim con lớn lên sẽ ko còn chỗ nữa và phải làm tổ dưới chỗ thấp. Khi đó tổ yến, trứng yến, hay chim con đều có thể sẽ dễ bị sóng biển cuốn trôi..

Chắc hẳn là tác giả bài viết thấy tên gọi Yến Huyết thì suy diễn ngay luôn là nó là từ máu chim vậy !!! Thật ra máu ở ngoài không khí khi đông lại sẽ có màu đen, chứ không phải màu đỏ như suy nghĩ của bạn đâu!

3. Ngành yến bây giờ đã hình thành như 1 ngành khoa học, có nghiên cứu, phân tích. Được US Fish & Wild Life ở Mỹ công nhận là an toàn cho hệ sinh thái, và cho kinh doanh tiêu thụ ở Mỹ. Nếu mà chim yến mất tổ đập đầu tự tử, nhả máu ra làm tổ để phục vụ con người như bài viết nói thì các nhà bảo tồn, nhà khoa học đã lên tiếng từ lâu.

Trong khi ở Mỹ chỉ cần mặc 1 bộ quần áo bằng da thú là đã bị lên án, bị tẩy chay. Vậy thì nếu tàn ác đến mức đó liệu chính phủ Mỹ có cho phép Tổ Yến “bén mảng” đến thị trường Mỹ không, hay là cũng đã bị cấm cửa như sừng tê giác từ lâu rồi ?!!

5. Chim yến không chung thủy như đồn đại. Đúng là khi chim chọn bạn đời, nếu không có chuyện gì xảy ra cặp chim sẽ sống với nhau trọn đời. Nhưng nếu có một con chết thì chim còn lại sẽ tìm & kết bạn với chim yến khác. Điều này đã được nhiều hiệp hội nuôi yến nghiên cứu và khẳng định.

6. Nuôi bò, lấy sữa bò xong thịt luôn con bò. Nuôi dê, lấy sữa dê cũng thịt luôn con dê. Nuôi gà, vịt lấy trứng, rồi cũng ăn luôn thịt gà, vịt…

Chỉ có nuôi yến lấy tổ là không có ăn thịt loài tạo ra nó. Vậy ăn Yến sào so ra là còn nhân đức hơn ăn trứng, uống sữa nữa !!! Nếu nói như bài viết này thì con người chắc phải ngừng nuôi gà, heo, bò, bồ câu, cút… để giết lấy thịt rồi làm ra thịt, bánh và các sản phẩm mà cả thế giới dùng nữa.

7. Con người nuôi yến không thể nào có chuyện giết yến để lấy tổ. Xây nhà nuôi yến là đã bỏ ra 1 số tiền lớn để đầu tư, nếu ai dùng những cách thô bạo để lấy tổ của chim yến, chắc chắn 1 điều là nó sẽ bỏ đi nơi khác. Vậy nên không ai khờ khạo đến mức vì 1 vài cái tổ mà để chim bay hết. Thay vào đó họ sẽ đợi chim non bay đi rồi mới hái, sau này chim mẹ tới thời kỳ sinh sản sẽ làm tổ mới. Đàn chim yến sẽ càng ngày càng tăng lên. Như vậy không phải là có lợi hơn sao ?! Việc gì phải đi làm cái chuyện vừa tội lỗi vừa không có hiệu quả kinh tế như bài viết kia nói vậy ?!

Nếu như là 1 nghiên cứu khoa học của ai đó, có những tư liệu, hình ảnh chứng minh rõ ràng vậy thì cũng còn đáng để nghe và ngâm cứu. Đằng này chỉ là 1 bài viết toàn những chuyện hư cấu tưởng tượng, ” nghe bạn kể lại “… không có lấy 1 tấm hình hay tư liệu nào để làm chứng cứ, như thế thì có gì đáng để tin vậy các bạn ?

Lấy Tổ Yến Là Ác Nếu Không Có Ý Thức

Lấy tổ yến là ác nếu con người khai thác tổ yến vô tội vạ như một vài clip đã lan truyền mạnh mẽ trên internet trước đây. Chúng ta đã nhìn thấy cảnh người khai thác tổ yến ở đảo yến bất chấp có con non và trứng. Họ đã bỏ tất cả để thu cho được tổ yến càng nhiều càng tốt. Hành động này đã được xã hội lên án rất mạnh mẽ, lâu nay không còn thấy sự xuất hiện clip hay hình ảnh tương tự nữa. Hiện nay, con người đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ, phát triển loại chim yến mang lại giá trị lớn này.

Đặc Tính Của Loài Chim Yến Cách Nuôi Yến Lấy Tổ

Chim Yến là loài chim rất độc đáo, chúng không đi bộ hoặc đậu lại bất kỳ ở đâu ngoài tổ của mình. Chúng kiếm mồi trên không trung và phải là mồi đang sống. Hiện nay trên thế giới đang có khoảng 96 đến 100 loài chim Yến. Riêng chim Yến cho tổ “Yến sào” ăn được thì chỉ khoảng 16 loài, chúng có khả năng phát ra âm thanh dò đường để bay lượn trong hang tối như loài dơi.

Đặc tính của loài chim Yến

Chim Yến là một loài rất trung thành 

Một khi chúng đã vào nhà ở và làm tổ thì chúng sẽ gần như ở lại suốt đời trừ khi ngôi nhà đó có những yếu tố làm chim Yến bị bất an như bị phá hoại hay khai thác tổ không đúng cách. Do đó, càng lâu năm, đàn Yến càng đông. Chúng ta cũng tính tới trường hợp mở rộng nhà nuôi sau này. Chim Yến mà chúng ta dụ được chủ yếu là các con chim non. Chim Yến ăn những loại côn trùng nhỏ ngoài tự nhiên.Chim yến bắt côn trùng khi chúng đang bay. Như vậy các bạn không phải tốn tiền mua thức ăn cho chim Yến. Để bổ sung thêm nguồn thức ăn cho chim, xung quanh nhà nuôi chim Yến các bạn có thể trồng những loại cây thu hút côn trùng như keo dậu, sung vả, … hoặc các bạn có thể đập nát quả đu đủ chín xung quanh nhà để thu hút nguồn côn trùng 

Giác quan của chim Yến rất tốt

Chúng thích làm tổ Yến ở những nơi có cường độ sáng, những nơi này có thể giúp chim Yến tránh được kẻ thù như cú mèo, dơi, các loài chim khác. Chim Yến cũng có thính giác và ngửi mùi rất tốt. Chim Yến thường làm tổ Yến ở những nơi có chim Yến từng làm tổ Yến. Đây là đặc tính bầy đàn của chim Yến, chúng ngầm hiểu rằng nơi đó an toàn thích hợp cho việc sinh sản sau này

Chim Yến không bao giờ đậu

Một đặc điểm để phân biệt chim Yến và các loài khác cùng họ với chim Yến như én, se sẻ là chim Yến không bao giờ đậu, chúng chỉ treo mình trên những vách đá dựng đứng hoặc những thanh làm tổ.(Đây có thể là một trong những lý do chim Yến không bị nhiễm cúm gia cầm. Cho đến nay chúng ta chưa phát hiện cá thể Yến nào bị nhiễm cúm gia cầm).

Chim Yến có thể bay rất nhanh

Vận tốc bay tối đa có thể lên tới 130-160 km/h, do đó khoảng cách lý tưởng đến nơi có nguồi thức ăn không nên quá 20km. Bán kính vòng bay tối thiểu của chim Yến 1.5-2 m. Đây là một đặc điểm có ý nghĩa hết sức quan trọng để xây dựng một ngôi nhà Yến thành công. Tức là: nhà Yến phải có chiều rộng tối thiểu là 6m mới phát huy hiệu quả. Một điều rất quan trọng, khi chim non bắt đầu rời tổ và tập bay, chúng bay chưa vững nên dễ va chạm vào các vách xung quanh, rớt và chết. Nếu chúng không chết, chúng sẽ bay khỏi nhà và không bao giờ trở lại. Do đó, một số nhà nuôi có bề rộng nhà nhỏ thường thất bại hoặc không phát triển sau nhiều năm. Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp trong nhà Yến Từ 27-29C. Độ ẩm thích hợp: 80-95% cần phải đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thích hợp trong nhà Yến để chim Yến có thể đến và làm tổ. Chu trình sinh sản của chim Yến từ lúc chim Yến bắt đầu làm tổ cho đến lúc chim con có thể bay là 115~132 ngày. Như vậy trong một năm, một cặp chim Yến có thể làm tổ 2~3 lần. Đó là đặc tính rất đặc biệt của loài chim Yến. 

Do đó, để thành công trong việc làm nhà nuôi Yến, chúng ta sẽ áp dụng những điều đặc biệt này để làm đúng.

Related Post

Ăn Tổ Yến Kỵ Gì, Những Ai Không Nên Ăn Tổ Yến?

Trước khi đến với câu hỏi ăn tổ yến kỵ gì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tổ yến là gì, tổ yến được hình thành như thế nào? Tổ yến là tổ của loài chim yến hoang sống lâu năm trong các vách đá hoặc các hang sâu.

Cũng như đa số các loài chim khác, trước khi sinh con, chim phải tìm nơi kín đáo đủ điều kiện an toàn cũng như khí hậu thuận lợi để làm tổ. Một số loài sẽ làm tổ bằng cây cỏ, hoa lá hay rơm khô,… Tuy nhiên, riêng loài chim yến lại làm tổ từ chính nước bọt của nó.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong tổ yến có chứa rất nhiều các dưỡng chất vô cùng tốt đối với cơ thể. Cũng bởi vậy, nên nó trở thành loại thực phẩm quý hiếm có giá thành đắt đỏ nhưng vẫn được rất nhiều người yêu thích và sử dụng.

Ăn tổ yến kỵ gì

Ăn tổ yến kỵ gì là một trong những câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Theo Đông Y, tổ yến có vị ngọt, tính bình nhưng lại thiên hàn, có tác dụng dưỡng khí, bổ phế, tiêu đờm cũng như bồi bổ sức khỏe. Do đó, chưa có bất cứ báo cáo nghiên cứu nào về việc tổ yến kiêng kỵ với bất cứ loại thực phẩm nào. Có thể thấy, đây là một ưu điểm rất lớn của loại thực phẩm này.

Những đối tượng không nên ăn tổ yến

Tuy rằng tổ yến rất tốt và nó không kiêng kỵ với bất cứ loại thực phẩm nào, tuy nhiên cũng vẫn có những đối tượng không thích hợp để sử dụng tổ yến. Chúng tôi sẽ nêu ra cụ thể như sau:

Người bị đau bụng và đầy bụng

Chứng đau bụng thường gặp do cơ thể bị cảm lạnh hoặc bị viêm nhiễm ở những bộ phận nào đó. Do đó, khi chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng thì người bệnh không nên sử dụng tổ yến vào lúc này.

Tổ yến thường có tính bình, nếu sử dụng nó trong lúc đang đau bụng sẽ chỉ khiến tình trạng này càng thêm nghiêm trọng. Do đó, việc nạp yến sào ở thời điểm này là điều không cần thiết.

Những người mắc bệnh viêm nhiễm cấp tính

Đối với những ai đang mắc các các chứng bệnh như viêm da, viêm nhiễm đường tiết niệu hay viêm phế quản thì cũng không nên sử dụng tổ yến. Lý do là bởi lúc này cơ thể của các bạn đang yếu do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn đi vào cơ thể dẫn đến tình trạng viêm.

Do đó, khi cơ thể còn đang nhiễm bệnh các bạn không nên sử dụng tổ yến. Sẽ thích hộp nhất nếu như bổ sung tổ yến vào thời điểm bệnh đã khỏi để giúp cơ thể phục hồi một cách nhanh chóng.

Những người đau đầu, ho nhiều có đờm

Khi đau đầu kèm theo triệu chứng ho nhiều có đờm là lúc cơ thể đang mệt mỏi, ốm yếu. Chúng ta sẽ chỉ nên sử dụng tổ yến khi cơ thể đã hoàn toàn khỏi bệnh để giúp bồi bổ cơ thể. Còn khi bệnh có dấu hiệu nặng thêm thì đến gặp bác sĩ chính là biện pháp tốt nhất.

Trẻ em dưới 7 tháng tuổi

Dưới 7 tháng tuổi là thời điểm các cơ quan tiêu hoá của trẻ em chưa được hoàn thiện. Do đó, trẻ sẽ không thể hấp thu được toàn bộ các chất dinh dưỡng có trong tổ yến. Nếu cho trẻ ăn tổ yến vào thời điểm này không chỉ gây lãng phí mà còn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Tổ yến rất tốt cho các chị em phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, các thai phụ sẽ chỉ nên sử dụng vào thời điểm từ tháng thứ 5 trở đi. Bởi đây mới là lúc thai nhi trở nên ổn định, việc bồi bổ vào lúc này sẽ trở nên phù hợp và cần thiết để giúp làm tăng hệ miễn dịch cho cả bé và mẹ.

CÔNG TY CỔ PHẦN MISAKO

Nuôi Yến Bao Lâu Thì Có Tổ Yến?

Với việc bỏ ra một số vốn lớn đầu tư xây nhà nuôi Yến thì thời gian bao lâu mới thu hoạch được tổ Yến? bao lâu thì thu hồi được vốn? và bao lâu thì tổ Yến mới mang lại giá trị kinh tế cao? – là mối quan tâm hầu hết của nhiều người nuôi Yến.

Khi đã đầu tư vào nuôi chim yến trong nhà, bạn nên chuẩn bị đầy đủ vốn đầu tư, tâm lý, kiến thức về loài Yến cũng như kỹ thuật, công nghệ nuôi Yến.

Còn những nơi có điều kiện khó khăn thì phải mất tới 5 năm mới có thể thu hồi vốn, nhưng sau thời gian này chắc chắc lợi nhuận kinh tế bạn thu về sẽ vô cùng cao.

Với mức giá bán ra bình quân 30 triệu đồng/kg, thu nhập hàng tháng từ một nhà Yến thành công là một con số không hề nhỏ.

1. Thời điểm lý tưởng để thu hoạch tổ Yến

– Trước khi chim Yến đẻ trứng: đây là thời điểm tổ Yến sạch sẽ nhất, không có quá nhiều bụi bẩn hay lông – phân yến. Thu hoạch yến ở giai đoạn này, các bạn sẽ không mất nhiều thời gian để xử lý vấn đề vệ sinh sau đó.

– Thu hoạch khi chim yến non đã rời tổ: phương pháp hay thời điểm thu hoạch này bạn có thể áp dụng cho cả việc nuôi yến ở ngoài đảo hay trong nhà bởi chúng có ưu điểm: số lượng yến tăng lên vì chứa thêm số lượng lớn chim non.

2. Quy trình thu hoạch tổ Yến

– Phải lên kế hoạch thu hoạch tổ Yến khoa học để tránh làm ảnh hưởng đến nhà yến của bạn.

– Thời gian thu hoạch tổ Yến: Từ khoảng 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều và chỉ được thu tổ trong vòng 2 – 3 tiếng, đó là lúc chim Yến đi kiếm mồi. Tránh thu hoạch vào lúc chim đang nghỉ vì sẽ làm xáo trộn cuộc sống của chúng.

– Thời điểm thu hoạch cũng là lúc kiểm tra và loại bỏ các yếu tố khác gây hại với chim.

– Để cho tổ chim Yến không bị khô, gãy chân tổ thì trước khi thu tổ, phải phun sương gà trước 1 -2 tiếng để tổ yến đạt đến một độ ẩm nhất định thì tổ yến không còn khô và gãy chân tổ mà giữ được giá trị tổ yến cao nhất. Tiếp đến là dùng dao lấy tổ phải khéo léo và dứt khoát để gỡ tổ yến.

– Kế hoạch thu tổ, thời gian lấy tổ và sự đánh giá các yếu tố thu tổ đều cần phải chú ý, cẩn thận để chim không bị hoảng sợ và chim mẹ trở về cho con ăn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Lấy Tổ Yến Có Ác Không? trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!