Xu Hướng 12/2023 # Làm Thế Nào Để Chim Họa Mi Hót Được Nhiều Giọng? # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Làm Thế Nào Để Chim Họa Mi Hót Được Nhiều Giọng? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

+ Đầu: Đầu của chim Họa Mi thường có rất nhiều hình dạng, ta nên chọn loại xà đầu dáng giống đầu rắn, tức là nhìn ngang thấy mỏ trên với trán và đỉnh đầu tạo thành một đường thẳng.

+ Mắt: Mắt chim Họa Mi không có giác mạc, cụ thể là lồng đen mà có nhiều màu. Nên chọn con có chấm đen ở đồng tử nhỏ hơn những con chim khác. Từ đồng tử lóe ra 4 tia mắt, nên chọn tia càng to, càng rõ, càng dày càng tốt.

+ Chân: Chọn cẳng chân to, các vảy chân có viền thẫm, ngón ngắn, móng mèo.

+ Lông: Chọn lông tơi, xốp, mỏng và mềm mịn. Đầu lông chim Họa Mi mỏng, ôm sát da đầu và có lông cánh mềm.

Để có được một con chim Họa Mi hót hay và nhiều giọng, bạn phải luôn luôn cho chim Họa Mi đi dượt, một con chim có tuổi lồng, già rừng thường thì là giọng rất trong và hay tiếng hót chim Họa Mi có hồn của núi rừng, giọng như tiếng suối… tiếng cúc cu, tiếng mèo kêu, có con bắt được giọng bắt cô trói cột và còn hót được cả giọng của chim chích choè và các giọng khác thì đó là con chim hay. Nuôi được con chim Họa Mi này rất quý, ta có tiền cũng chưa chắc đã mua được vì ít người chịu bán chim Họa Mi quý hiếm như thế này.

Nếu chim Họa Mi của bạn là chim mộc hoặc mộc dở thì bạn vẫn phải mang chim đi dượt, bằng cách trùm kín áo lồng để dưới đất cho nó nghe ngóng các con khác hót để bắt giọng. Trường hợp không đi dượt chim được thì ta nên mua đĩa CD Họa Mi trống hót để chim nghe tập theo giọng. Muốn tập cho chim Họa Mi hót khỏe và hay cần bỏ hết áo lồng ra và treo chim lên cao, để nơi yên tĩnh chim Họa Mi sẽ hót rất hay và nhiều giọng. Những con chim Họa Mi không được tập dượt thường xuyên thì có nuôi lâu trong nhà thì vẫn hót dở.

Vậy nếu Họa Mi không hót thì phải làm sao? Bạn cần chỉnh lại chế độ tập luyện cho phù hợp với con chim của mình. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống, tắm rửa cũng cần xem xét và điều chỉnh lại, vì mỗi con chim sẽ có một chế độ sinh học khác nhau. Cách thức chăm có thể giống nhau nhưng về giờ giấc, địa điểm thì nên thay đổi cho phù hợp với từng con.

Nuôi Dưỡng Như Thế Nào Để Họa Mi Hót Nhiều? (Phần 1)

– Tổ của chimHọa Mi hótthường làm ở những lùm cây ở các đồi trọc, hay những cây cao. Tổ Họa Mi rất kín đáo, trên những cành của cây hay nơi có nhiều cành nhỏ đan xen nhau.

– Mỗi lứa chúng đẻ khoảng 3 – 4 trứng, một điều lạ là chim Họa Mi trống và chim Họa Mi mái thay nhau ấp đến khi trứng nở, mỗi mùa sinh sản Họa Mi đẻ được vài ba lứa. Chim Họa Mi là giống chim rừng rất chung thủy, trống mái lúc nào cũng kề cận nhau như hình với bóng.

2/.Mùa thay lông.

Sau mùa sinh sản là mùa thay lông của chim chóc và chim Họa Mi hót cũng không nằm ngoài chu kì này.

– Mùa thay lông của Họa Mi hót kéo dài từ 2 đến 3 tháng mới xong, chim nào yếu thì thay trước, chim nào khoẻ thì thay sau. Mùa thay lông củachim Họa Mi nuôi không trùng với chim Họa Mi ngoài rừng.

– Khi chim Họa Mi bắt đầu thay lông ta cần phải có một kế hoạch cho chúng, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho nó có thể hoàn thành việc thay lông của mình.

+ Lồng chim phải được phủ cả ngảy, treo vào nơi yên tĩnh.

+ Không nên cho nghe hoặc nhìn thấy chim mái.

+ Nên cho chim ăn cào cào, loại cào cào già để chúng thay lông cho nhanh.

+ Hai ba ngày cho chim Họa Mi sưởi nắng sáng khoảng 15 – 20 phút, khi lớp lông mới đã phủ nhiều ta cần tháo bớt khăn chùm lồng.

– Nguy hiểm nhất là chim mắc phải chứng thay lông bất định kì.có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc này.

+ Nuôi dưỡng không đúng mức: không đủ chất, bữa đói bữa no, thay đổi thức ăn đột ngột.

+ Chăm sóc sơ xài: ít khi cho chim tắm nắng, tắm nước.

+ Do di chuyển xa đột ngột. Tôi đã từng di chuyển một con Họa Mi từ Hà Nội vào trong miền Nam. Khoảng tuần đầu chim vẫn ăn uống hót. Nhưng sau đó nó suy dần và cuối cùng chết. Những người chưa nắm nhiều kinh nghiệm về nuôi chim thì có thể tránh khỏi nguy cơ xấu nhất.

Nuôi Dưỡng Như Thế Nào Để Họa Mi Hót Nhiều? (Phần 2)

+ Quan sát những sợi râu đen như râu mèo của chúng, nếu là Họa Mi trốngthì những sợi này mọc xuôi theo chiều mỏ, còn chim Họa Mi mái thì mọc ngang.

+ Còn kinh nghiệm nữa là.quan sát tổng thể hình dáng : thường thì chim mái và trống còn có nhiều điểm khác nhau. Chim mái thường đầu nhỏ, thân hình mảnh khảnh, chân nhỏ…chim trốg thì vạm vỡ, đầu to… Chúng ta để quan sát như vậy thì rất khó, vì ta dễ bị hoa mắt với hàng chục hàng trăm con ở trong lồng. Quan sát con chim Họa Mi khác quan sát một con ngựa,con chó ở chỗ,với ngựa hay chó thì càng nhìn kĩ thì ta sẽ thấy rõ những điểm tốt và xấu. Tuy nhiên với chim chóc thì ngược lại, ta càng quan sát nhiều thì càng dễ bị hoa mắt. Theo kinh nghiệm, khi nào thấy rối mắt ta nên bỏ đi nơi khác một lúc.sau đó mới quay lại quan sát từ đầu.

4/.Thức ăn và cách làm thức ăn cho chim Họa Mi.

-1 lon gạo tấm (250g)

– 5 quả trứng gà hay vịt.

– 1 muỗng cafe đường cát.

– 2 muỗng cafe bột sò và xương.

– Rang tấm, gạo bằng chảo dưới lửa nhỏ,khi nào thấy hơi vàng thì bắt chảo xuống. Cho 5 quả trứng vào tấm, rắc đường bột sò vào và trộn đều sau đó đem phơi khô, có thể tấm bị vón cục lại, ta cần bóp nhuyễn ra. Lưu ý: Có nhiều người chỉ sử dụng lòng đỏ của trứng gà nhưng theo quan điểm cá nhân và cũng dựa vào kinh nghiệm của nhiều nghệ nhân nuôi chim Họa Mi thì chúng ta có thể sử dụng tất cả lòng trắng trứng, chim Họa Mi ăn vẫn khoẻ mạnh và còn đẹp mã, bóng lông nữa.

– Ngoài ra mỗi ngày ta cần bổ sung thêm thức ăn tươi cho chim Họa Mi hót ăn như là cào cào, sâu tươi, không nên cho Họa Mi ăn sâu khô vì giọng chim sẽ hư,khàn.

– Cần nói thêmchim Họa Mi hótcũng dễ nuôi vì có người cho ăn cả bột đậu. nhưng giọng mi trở nên khàn vì có nhiều chất dầu.

Nuôi Dưỡng Như Thế Nào Để Họa Mi Hót Nhiều? (Phần 3)

– Tập cho chim dạn dần: Chim Họa Mi bổi rất nhát người, nó không như chim chích choè lửa rất mau dạn người. Với Họa Mi thì tránh cho chim gặp người trong tuần lễ đầu, trừ khi tiếp tế thức ăn cho nó, muốn vậy cần trùm áo lồng và treo ở nơi yên tĩnh ta nên hé áo dần trong khoảng 10 ngày sau, không nên ” dục tốc bất đạt”.

– Nên cho chim bổi ăn no đủ và bổ dưỡng: bước đầu chứng ta chỉ mong cho chim chịu ăn là mừng rồi, sau đó mới tập cho dạn dĩ với người.hàng ngày nên cung cấp đủ cào cào, sâu trộn chung với tấm gạo. Từ từ chúng sẽ quen mồi, rồi ta cắt dần lượng cào cào hoặc sâu tươi. Thường xuyên để ý xem con chim bổi của ta đã chịu ăn tấm rang chưa. Theo kinh nghiệm riêng thì ta nhìn phân chim thường chúng ăn tấm thì phân có màu trắng hoặc hơi vàng. Khác với khi chim ăn cào cào (sâu tươi) thì phân sẽ còn lại chút ít xác của cào cào hay sâu tươi.

– Ngoài ra cần chăm sóc chu đáo. Họa Mi bổi cũng cần tắm nắng và tắm nước nhưng trong khoảng thời gian ngắn khoảng 15 đến 20 phút. Với chim mà bị trầy đầu do nhảy thì ta nên tập cho tắm cóng vì vết thương mau lành.

6/.Kỹ thuật nuôi Họa Mi hót

Để nuôi một con chim Họa Mi hót hay và nhiều giọng, bạn phải luôn luôn cho chim đi dượt, một con chim có có tuổi lồng, già rừng thường thì là giọng rất trong và hay tiếng hót có hồn của núi rừng, giọng có tiếng suối,..tiếng cúc cu, tiếng mèo kêu, có con bắt được giọng bắt cô trói cột, khổ quá, hót được cả giọng chích choè và các giọng khác, đó là con chim hay bạn có tiền mà không mua được, vì con chim hay ít khi người ta bán.

Nếu chim Họa Mi của bạn là chim mộc hoặc mộc dở thì vẫn phải mang đi dượt chim, phương pháp trùm kín áo lồng để dưới đất cho nó nghe ngóng các bậc đại ca hót để bắt giọng. Trường hợp không đi dượt chim được thì mua đĩa nhạc chim Họa Mi trống hót để chim nghe tập giọng. Muốn tập cho chim Họa Mi hót nhiều giọng và hay bạn phải bỏ hết áo lồng, treo chim ở trên cao, phong cảnh thoáng mát, yên tĩnh chim hót rất hay và nhiều giọng. Nếu chim Họa Mi của bạn chỉ nuôi ở nhà cho dù tuổi lồng có đến 6 năm chim hót dở vẫn là dở.

Giọng Hót Tuyệt Vời Của Chim Họa Mi

Có nhiều người cả đời chưa một lần được nghe chim Họa Mi hót, thế nhưng họ vẫn tin rằng chỉ có Hỏa Mi là giống chim có giọng hót vượt trội hon tất cả các chim cảnh khác trong rừng mà thôi!

Và, điều mà ai cũng biết, Yến hót là giống chim hót nổi tiếng, được đánh giá là cao cấp nhất, suốt mấy trăm năm naỵ được các nhà điểu học tài ba trên thế giới hết lời tán tụng là có giọng hót du dưong nhất, tuyệt vời nhất. Thế mà tại vương quốc Bỉ khi lại tạo được giống Yến Malinois, có giọng hót đặc sắc nhất, người ta lại không ngần ngại đặt cho nó cái tên là “Rossignol de Paris”! (chữ Rossignol tiếng Pháp có nghĩa là chim Họa Mi).

Cả trong đời thường, xưa nay ca sĩ nào có giọng hót lảnh lót nhất, truyền cảm nhất, người ta thường “thưởng” cho danh hiệu là: “Con chim Họa Mi của Đoàn hát… hay Nhà hát…”.

Tiếng hót của Họa Mi hay đến độ nào mà có thể vượt cả không gian và thời gian như vậy?

Câu hỏi này, thú thật, rất khó trả lời một cách thỏa đáng vì mỗi giống chim đều có một giọng hót hay riêng. Hơn nữa, còn tùy vào sự cảm nhận, tùy vào trình độ thưởng thức của mỗi người mà đánh giá giọng giống chim này hay, giống chim khác dở… ra sao nừa! Nhưng, dù sao thì giọng hót của Họa Mi cũng có một sự vượt trội nào đó đối với các giống chim hót rừng khác, nên mới được người đời chú ý và ngợi khen.

Theo sự đánh giá của chúng tôi và cũng của nhiều nghệ nhân khác thì, giọng hót của chim Họa Mi ngoài âm tiết lảnh lót và thanh trong ra, còn toát ra được tính tự tin cao. Nhờ đó mà giọng hót của Họa Mi có sức truyền cảm mạnh gây được sự chú ý cao độ ở người nghe và có tác dụng dọa nạt hữu hiệu đốì với chim đồng loại.

Trong một căn phòng, ít khi ta được thưởng thức giọng hai con Họa Mi cùng song hót, vì thường con căng lửa nhiều hót “đè” con căng lửa ít. Con chim khi đã bị đè thì suốt ngày cứ im thin thít, nêu có gắng hót cũng chỉ cất lên một vài tiếng rời rạc nào đó rồi thôi!

Giọng hót của Họa Mi vừa sang vừa đanh thép. Tiếng hót đầy vẻ hiên ngang, thách thức, có khi như một khúc nhạc quân hành hùng tráng gây cho người nghe một sự hứng khởi, yêu đời. Họa Mi vốn có giọng hót thật to, thật vang, và lại siêng hót. Sau mùa thay lông xong, chim căng lửa có thế hót suốt nơày cơ hổ không biết mỏi mệt.

Họa Mi hót rất có bài bản, âm thanh réo rắt, ít có sự trùng lắp nên nghe rất sướng tai. Tuy nhiên, không phải con chim Họa Mi nào cùng có giọng hót hay cả. Giống này cũng có con hay con dỡ, con giọng nhỏ con giọng to… Hót hay hoặc dở là tính bẩm sinh đã có từ lúc nhỏ, cũng như con người khi sinh ra cũng có người khôn kẻ dại vậy. Nhưng, nêu chủ nuôi biết cách tập luyện cho chim thường xuyên học tập được giọng hót của các chim bậc thầy hoặc cho nghe báng cassette (thâu giọng hót của chim Họa Mi) hay đi dượt chim thường xuyên tại các tụ điểm chơi chim… thì có thể giúp chim hót dở trở thành chim hót hay được. Vấn đề đòi hỏi là phải bỏ ra nhiều công sức và thời gian.

Riêng giọng to hay nhỏ cũng do đặc tính bẩm sinh của mỗi con, khó lòng sửa đổi được. Thế nhưng, điều này không gây một trở ngại nào cho thú chơi chim Họa Mi của người đời. Vì thực tế cho thấy có nhiều nghệ nhân chỉ thích nuôi chim Họa Mi có giọng hót nhỏ, cho rằng hót vừa đủ nghe như vậy chất giọng của chim mới trong trẻo và thanh tao hơn.

Người ta chỉ có thể thay đổi giọng khàn thành giọng thanh, bằng cách hạn chế thức ăn có nhiều chất dầu, hoặc quá “nóng”, và cho chim uống nước chanh đường thay nước lã trong một thời gian…

Con chim hót hay được đánh giá là con chim khôn. Vì khôn nên nó mới tiếp thu nhanh những âm thanh khác lạ và hay ho xảy ra chung quanh nó. Nhờ đó mà giọng hót của nó mới khởi sắc hơn, bài bản hơn. Chẳng hạn trong những buổi dượt chim tại các tụ điểm chơi chim, chim được nghe giọng hót của nhau. Con Họa Mi khôn, do nhạy cảm và sáng ý để chớp lấy cơ hội tốt này mà học hỏi ngay những làn điệu mới của chim khác, để tạo thêm vốn liếng cho giọng hót vốn nghèo nàn của mình được hay hơn.

Còn con chim dở vốn là con chim tối. dạ, do đó tiếp thu chậm, nên nó hót rất ít giọng.

Với chim tôi dạ thì cần phải nuôi mái Mi thúc để cho nó siêng hót hơn. Và từ đó, nó mới tự biến đổi giọng hót để càng ngày càng được khơi sắc hơn.

Giọng hót cùa chim, như quí vị đã biết, ngoài mục đích dùng làm lợi khí sắc bén dọa nạt kẻ thù, còn để ve vãn chim mái. Khi nghe tiếng chim Họa Mi mái xùy, chắc chắn Họa Mi trống sẽ lấy hết sức bình sinh ra trổ tài để thuyết phục “người đẹp” để ý đến mình. Lời tỏ tình đó hy vọng không phải là những lời tầm thường cục mịch hàng ngày, mà phải pha chút lãng mạn bay bướm… Cũng như người ta vậy, dù có quê mùa dốt nát đến đâu mà khi đứng gần người yêu, ai cũng phải cố gắng “nặn” ra một số câu nói văn hóa nào đó để mong làm vừa lòng người đẹp. Chim chóc, muông thú ngoài đời cũng vậy mà thôi…

Có lẽ cùng xin được nhắc nhở điều mà quí vị cũng thừa biết đến, là trong mùa động dục, các loài chim thú khi giống đực giống cái gần nhau, chúng đều biết tỏ những cử chỉ cũng như tiếng kêu rên khác lạ mà bình thường chứng ta không hề thấy được. Chẳng hạn chúng biết nhảy múa bên nhau, trửng giỡn với nhau hàng giờ liền. Và thay vì kêu hay hót thì chúng kèu rên khe khẽ… Chẳng lẽ con chim Họa Mi trỏng đứng gần con chim Họa Mi mái lại không biết “sửa giọng” quê kệch của nó sao?

Nuôi chim Họa Mi còn có cái thú nữa là buôi trua được nằm nghe chim “đi chuyện”. Đây không phải là hót mà là “đi chuyện” hay “kể chuyện”. Giọng chim chỉ phát ra nho nhỏ trong cổ họng một cách đều đều và trầm buồn. Cái lối “đi chuyện” của Họa Mi cũng giống như cách kể chuyện đời xưa của ông bà kể cho các cháu nghe, để giúp các cháu lịm vào giấc ngủ một cách êm đềm…

Cái chất giọng giữa cách đi chuvện và hót lớn của Họa Mi gần như không giống nhau. Hót thì có bài bản hẳn hoi, còn đi chuyện thì như một bản nhạc hòa tấu với nhiều hợp âm, có lúc trầm buồn, có lúc sôi nổi. Trong đó ta dễ đàng nhận ra đirợc tiếng chuông reo, thác đổ, mưa tuôn… Càng lắng tai nghe càng cảm thấy thích thú vì khám phá ra được nhiều âm thanh lạ.

Nhiều nghệ nhân ghiền lối đi chuyện này của Họa Mi, đến nỗi buổi trưa nào không được nghe thì không tài nào chợp mắt được. Chim dù bình thường hót lớn hay nhỏ giọng, nhưng khi đi chuyện vẫn cứ đều đều một giọng rĩ rả nho nhỏ vừa đủ nghe, kéo dài một vài giờ liên tục. Và, hình như chính nó cũng đang ngái ngủ vì cái giọng “kể lể” trầm buồn của nó…

Khi nghe chim Họa Mi đi chuyện vào lúc giữa trưa, mới biết giọng nó quá phong phú và đa dạng, nhiều nghệ nhân lấy làm tiếc là nếu chim phát huy được những giọng ri rả êm đềm này thành giọng hót lớn thì còn thú vị biết chừng nào!

Dù sao thì giọng hót của Họa Mi cũng đã được nhiều người đánh giá là giọng hót tuyệt vời, ai đã được nghe một lần thì không tài nào quên nổi!

Cách Nuôi Chim Họa Mi Lên & Căng Lửa. Họa Mi Ăn Gì Để Hót Nhiều?

Họa Mi là một loài chim hoang dã, với bản tính nhút nhát nên nếu không biết cách thuần thì rất khó để chúng cất lên những âm thanh tuyệt vời. Vậy làm cách nào để nuôi chim họa mi lên lửa và luôn căng lửa. Và nên cho họa mi ăn gì để hót nhiều?

Họa Mi tập trung nhiều nhất ở Trung Quốc nơi có nhiều khu rừng núi rậm rạp, nhiệt độ trung bình thấp, luôn mát mẻ. Họa Mi có mặt ở Việt Nam cũng từ rất lâu và phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Bắc.

Ít có loài chim nào được đi vào thơ ca nhiều như chim Họa Mi, điều này cho thấy chúng có nhiều ý nghĩa trong đời sống tinh thần của người Việt mặc dù ngoại hình của chúng không có gì quá đặc biệt.

Nuôi Họa Mi không khó, cái khó là làm thế nào để thuần dưỡng chúng “làm bạn” với chủ nuôi, cất giọng lảnh lót như khi chúng còn ở bên ngoài tự nhiên. Muốn được như vậy, các bạn chú ý những điểm sau:

Chọn chim Họa Mi

Khi chọn mua một chú chim Họa Mi bạn cần quan tâm đến các yếu tố sau:

Đầu: theo từ chuyên môn của giới chơi chim là “đầu rắn”, có nghĩa là khi chọn chim bạn hãy nhìn vào phần đầu, nếu thấy phần mỏ phía trên so với đỉnh đầu nhìn ngang như 1 đường thẳng là đúng chuẩn.

Mắt: nên chọn con có đồng tử (phần đen trong con ngươi) nhỏ, nhưng những tia xung quanh phải càng to càng tốt.

Bộ lông: luôn mềm, mượt, không xơ, không xù

Chân: rắn, khỏe, viền của vảy màu tối, ngòn chân không quá dài, bộ vuốt tương tự như vuốt mèo

Chọn lồng nuôi

Lồng là “nhà” của chim do đó phải lựa chọn sao cho có thể mang lại cho chúng một cuộc sống thoải mái nhất.

Vật liệu có thể là mây, tre, không cần thiết phải là lồng sắt

Số lượng nan lồng chỉ là cỡ 60 chiếc

Đường kính phù hợp nhất là 30 – 40 phân

Treo đầy đủ dụng cụ ăn, uống và thanh ngang bên trong lồng

Phải vệ sinh lồng hàng ngày sau khi tắm cho chim (thường vào buổi sáng), không cho chim tắm nắng nhiều và nên đặt lồng ở vị trí tránh gió.

Cách chăm sóc

Để thuần dưỡng được một chú Họa Mi dạn dĩ hót nhiều, căng lửa bạn cần phải kiên nhẫn.

Trước tiên, bạn cần phủ kín lồng, treo ở nơi yên tĩnh trong khoảng 1 tuần. Trong quá trình này bạn cần cung cấp đủ thức ăn nước uống cho chim và ít chạm vào lồng chim.

Sau khi chim đã dần quen với môi trường mới thì bạn có thể mở dần vải che để chim có thể tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Và cũng tăng sự “gần gũi” của bạn với chú chim của mình bằng cách cho chúng ăn uống, tắm rửa, vệ sinh để chúng hiểu rằng mình không làm hại nó.

Thời gian khi hé mở vải che lồng chim vẫn sẽ còn sợ, hay bay nhảy khắp lồng vì thế mọi cử chỉ, hành động của bạn phải thật nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh dùng lực mạnh mỗi khi cầm, giữ chim.

Cách tốt nhất để chim nhanh dạn, hót nhiều là đặt một chú Họa Mi mái ở gần (nhưng không cho con trống thấy mặt). Tiếng hót của con mái sẽ kích thích con trống sung lên và hót nhiều hơn và nhanh thuần hơn.

Trường hợp bạn không có chim mái, có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các audio về giọng chim Họa Mi mái trên internet, tuy có thể không hiệu quả bằng nhưng cũng có tác động ít nhiều đến chim trống.

Thức ăn cho chim Họa Mi

Khi vừa mới mang chim về, đây là giai đoạn “nhạy cảm” nhất đối với chim, bạn cần cho chim ăn những thức ăn giống như tự nhiên mà chúng vẫn hay ăn như cào cào, trứng kiến, …

Sau khi chim đã dạn hơn bạn cho chim ăn dần dần cám tự pha trộn. Lúc này giảm khẩu phần thức ăn tươi, tăng khẩu phần thức ăn trộn sẵn. Có nhiều công thức trộn cám cho Họa Mi, bạn có thể tham khảo công thức sau:

+ 0,25kg tấm gạo

+ 4 hoặc 5 trứng gà/vịt (lấy cả lòng đỏ và lòng trắng)

+ 1 thìa nhỏ đường trắng

+ 2 thìa nhỏ bột xương

Cho tấm vào rang trên một chảo nóng, nhìn đến khi hạt gạo màu vàng là được, không để quá cháy, tắt bếp, cho trứng, đường và bột vào đảo cho gạo thấm đều rồi mang đi phơi nắng (trường hợp trời âm u có thể bắt lên bếp đảo tiếp cho đến khi hạt tấm không bết lại là được).

Khẩu phần ăn của Họa Mi rất ít, mỗi ngày chúng chỉ ăn khoảng 1 thìa cà phê và ăn thêm một ít cào cào để bổ sung lượng đạm động vật và để chúng sung hơn.

Những lưu ý khi cho Họa Mi ăn:

Không được đột ngột thay thế nguồn thức ăn vì rất dễ gây ra hiện tượng chim bỏ ăn, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của chim.

Thức ăn phải luôn đảm bảo là không bị ẩm mốc, hư hỏng.

Nước uống phải luôn đảm bảo sạch, không đục, bẩn.

Thức ăn không được bị mặn.

Trong khẩu phần ăn nên bổ sung các loài côn trùng tươi sống.

Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Thế Nào Để Chim Họa Mi Hót Được Nhiều Giọng? trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!