Xu Hướng 3/2023 # Lâm Hà: Thi “Tiếng Hót Hay, Dáng Chim Đẹp” # Top 8 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Lâm Hà: Thi “Tiếng Hót Hay, Dáng Chim Đẹp” # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Lâm Hà: Thi “Tiếng Hót Hay, Dáng Chim Đẹp” được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tại Trung tâm Văn hóa huyện Lâm Hà vừa tổ chức cuộc thi “Tiếng hót hay, dáng chim đẹp” lần thứ 2, quy tụ hàng trăm lồng chim từ các đơn vị trong tỉnh về tham dự.

Ban Giám khảo là những nghệ nhân có uy tín, có kinh nghiệm được các CLB Chim Cảnh trong tỉnh bầu chọn. Cuộc thi đã diễn ra vô cùng hào hứng với hàng trăm tiếng hót, hàng trăm thanh điệu véo von, trầm bổng, thanh tao, nhiều cung bậc của chim chích chòe lửa và chim chào mào; thu hút hàng trăm người tham dự và thưởng thức. Đây cũng là dịp chim chích chòe lửa và chim chào mào Tây Nguyên có dịp khoe bộ lông vũ tuyệt mỹ. Đồng thời nói lên công sức của nghệ nhân qua từng lồng chim, đã khéo léo chăm sóc và nuôi dưỡng những “Ca sĩ và hoa hậu” của rừng xanh một cách công phu và kỳ thú. Kết quả cuộc thi chích chòe lửa, giải nhất thuộc về CLB Chim Cảnh Đà Lạt, CLB Chim Cảnh Lâm Hà đoạt giải nhì, giải ba là CLB Chim Cảnh Đức Trọng. Kết quả cuộc thi chim chào mào, giải nhất CLB Chim cảnh xã Đạ Đờn – Lâm Hà. Giải nhì CLB Chim cảnh xã Bình Thạnh – Đức Trọng, giải ba CLB Chim cảnh T/T Đinh Văn. Ngoài ra còn có 6 giải KK dành cho các khu vực trong Huyện Lâm Hà.

NGUYỄN LÂM HÀ

Ban Giám khảo là những nghệ nhân có uy tín, có kinh nghiệm được các CLB Chim Cảnh trong tỉnh bầu chọn. Cuộc thi đã diễn ra vô cùng hào hứng với hàng trăm tiếng hót, hàng trăm thanh điệu véo von, trầm bổng, thanh tao, nhiều cung bậc của chim chích chòe lửa và chim chào mào; thu hút hàng trăm người tham dự và thưởng thức. Đây cũng là dịp chim chích chòe lửa và chim chào mào Tây Nguyên có dịp khoe bộ lông vũ tuyệt mỹ. Đồng thời nói lên công sức của nghệ nhân qua từng lồng chim, đã khéo léo chăm sóc và nuôi dưỡng những “Ca sĩ và hoa hậu” của rừng xanh một cách công phu và kỳ thú.Kết quả cuộc thi chích chòe lửa, giải nhất thuộc về CLB Chim Cảnh Đà Lạt, CLB Chim Cảnh Lâm Hà đoạt giải nhì, giải ba là CLB Chim Cảnh Đức Trọng. Kết quả cuộc thi chim chào mào, giải nhất CLB Chim cảnh xã Đạ Đờn – Lâm Hà. Giải nhì CLB Chim cảnh xã Bình Thạnh – Đức Trọng, giải ba CLB Chim cảnh T/T Đinh Văn. Ngoài ra còn có 6 giải KK dành cho các khu vực trong Huyện Lâm Hà.

Độc Đáo Hội Thi Tiếng Hót Chim Chào Mào Hà Giang Lần Thứ Nhất

HGĐT- Sáng 19.8, tại sân Xi măng (TPHG) Hội Sinh vật cảnh tỉnh đăng cai tổ chức Hội thi tiếng hót chim chào mào Hà Giang mở rộng lần thứ nhất – 2012. Tham dự Hội thi có Câu lạc bộ chim chào mào Cao nguyên đá của Hà Giang cùng với nhiều câu lạc bộ, hội quán chim chào mào của 15 tỉnh miền Bắc.

Với mong muốn tạo ra một sân chơi cho những người yêu chim chào mào, đồng thời kêu gọi mọi người cùng hướng tới cái đẹp, cùng chung tay bảo vệ thiên nhiên và kết giao bè bạn các miền. Trong lần đăng cai tổ chức này, Hội thi của Hà Giang đã thu hút 136 lồng tham dự, trong đó về phía Câu lạc bộ chim chào mào Cao nguyên đá có 20 lồng. Với sự hỗ trợ của Hiệp hội chim chào mào miền Bắc, Hội thi tiếng hót chim chào mào Hà Giang mở rộng đã được tổ chức khá quy mô, chuyên nghiệp, thu hút đông đảo người dân chiêm ngưỡng. Có lẽ, đây là lần đầu tiên tại Hà Giang có một hội thi chim độc đáo, có quy mô và số lượng nhiều như vậy. Không chỉ thu hút được những chủ chim từ nhiều nơi, với những chú chim chất lượng, Hội thi còn thành công về mặt xã hội hóa khi kêu gọi được rất nhiều sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân tổ chức giải. Từ đó, cơ cấu giải thưởng cũng rất lớn với tổng trị giá khoảng 40 triệu đồng.

Ban tổ chức trao giải nhất cho chủ chim thuộc câu lạc bộ Xứ Đoài Sơn Tây

Qua 1 buổi sáng thi đấu với 6 vòng thi, dựa trên các tiêu chí về vóc dáng của chim; giọng hót và phong cách thi đấu của các chú chim, Ban tổ chức Hội thi đã lựa chọn ra giải nhất thuộc về chủ chim Trần Huy Chiến, Câu lạc bộ Xứ Đoài, Sơn Tây; giải nhì thuộc về chủ chim Bùi Đức Huyên, Câu lạc bộ Cao nguyên đá Hà Giang; giải ba thuộc về chủ chim Phạm Văn Nam, Câu lạc bộ Cao nguyên đá Hà Giang; 2 giải khuyến khích thuộc về Hà Giang và Hải Dương. Cùng với đó, Ban tổ chức cũng trao các giải phong cách cho 5 chủ chim.

Độc Đáo Hội Thi Tiếng Hót Chim Chào Mào

(Baonghean.vn) – Lễ hội đền Cờn hàng năm, ngoài những hoạt động mang ý nghĩa tâm linh như lễ khai quang, lễ yết cáo, lễ cầu ngư thì hội thi Tiếng hót chim chào mào cũng là hoạt động thu hút đông đảo người chơi và khách tham quan. Đây cũng là nét độc đáo riêng chỉ có ở lễ hội đền Cờn (Thị xã Hoàng Mai)…

Ngày khai hội lễ hội đền Cờn năm nay trùng với đợt gió mùa về nên nếu xét về “thiên thời” quả là không thuận lợi cho những người chơi chim cảnh. Nhưng mặc cho những cơn gió buốt từ biển thổi vào, mặc cho cái lạnh tê tái làm cho cóng da cóng thịt, gần 250 lồng chim của người chơi ở thị xã Hoàng Mai, Thành phố Vinh, Tân Kỳ, Diễn Châu và một số tỉnh bạn như Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nội vẫn tập trung đông đủ trước sân đền.

Hàng trăm con chim cùng tụ hội cũng khiến cho khoảng sân rộng bỗng chốc trở thành một bức tranh sinh động bởi chú “thí sinh” nào cũng được chủ ủ ấm và trang trí bằng những chiếc khăn rực rỡ sắc màu. Nhìn vào đó, cũng đã thấy được người chơi rất trân trọng cuộc thi, xem đây là một giải đấu thực sự dẫu nhân vật thi thố chính chỉ là… những chú chim.

Các “thí sinh” tham gia hội thi

Là một người chơi có thâm niên khá lâu năm, anh Nguyễn Vinh Quang đến từ phường Vinh Tân, Thành phố Vinh được xem là người chơi “mát tay” nhất trong số những người tham dự. Bởi chỉ riêng con chim chào mào có tên gọi dí dỏm là Toshiba của anh đã 7 lần đăng quang ngôi vô địch ở các giải đấu trong và ngoài tỉnh. Trong đó giải đấu lớn nhất là cuộc thi tổ chức ở Đông Anh, với hơn 500 lồng và có sự tham gia của nhiều tay chơi lão làng của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy đã được trang bị khá toàn diện nhưng đến với hội thi năm nay, anh Quang vẫn không khỏi lo lắng bởi số lượng người tham gia khá đông, có nhiều chú chim rất có tiềm năng. Anh Quang nói rằng: Chơi chim lắm công phu, từ cách làm thức ăn cho chim đến cách chăm sóc, tắm rửa. Mỗi người cũng có những sở thích khác nhau, người thích chào mào, người thích vành khuyên, người lại thích sáo. Ngoài ra cũng như nghe ca sỹ hát, người thích giọng trầm, người thích giọng cao, người lại thích nghe hát chúng tôi cũng có con hót cao, con hót giọng thấp. Chú nào hót bền bỉ, dẻo dai và có giọng trong vút thường là dành được ưu thế.

Để chọn được một con chim chào mào trao giải, các “thí sinh” phải trải qua 10 phần thi, trong đó tối thiểu phải là những chú chú chim không quá nhát, chao chim chưa đứng lồng, chim thiếu quá nhiều lông hoặc chim có tật. Phần thi vòng 1 kéo dài nhất, chừng 20 phút, gọi là vòng loại không hạn chế. Sau vòng này, những con nào đứng yên, xù lông, không thích ứng được với thời tiết sẽ bị loại. Tương tự các vòng sau, mỗi vòng chừng 10 phút sẽ loại dần những con tương ứng để cuối cùng chọn ra 5 con tham gia vòng thi cuối cùng.

Con nào đạt các tiêu chí về giọng và đấu giọng ( ra giọng đều đặn, tối thiểu giọng phải đủ 3 âm tiết trở lên), thái độ thi đấu (linh hoạt, biết nhảy cầu, chuyển cầu, rung cánh), độ bền thi đấu (chim biết hót nhiều giọng), dáng bộ (chim thon gọn, rắn chắc, nhanh…) sẽ là chú chim dành chiến thắng. Đưa đến một đội quân khá hùng hậu, trong đó có “đương kim vô địch” trong cuộc thi Tiếng hót Chim chào mào huyện Tân Kỳ, anh Hoàng Thanh Nam – Hội trưởng Câu lạc Bộ chim cảnh Tân Kỳ cho biết: Vài năm trở lại đây, phong trào chơi chim cảnh ở Tân Kỳ khá phát triển. Đây là thú chơi lành mạnh, ngoài giải trí còn giúp cho người chơi quên đi những tệ nạn, tránh xa các thói hư tật xấu và tạo cơ hội để những người chơi giữa các vùng miền giao lưu học hỏi với nhau.

Điểm qua những chú chim dự thi cũng cho thấy, ngoài những thí sinh đã có thành tích nhất định và có nhiều kinh nghiệm thi đấu cũng đã xuất hiện nhiều thí sinh tiềm năng, có những con chim có giá thị trường đến vài chục triệu đồng. Đây cũng là cơ hội để người chơi giới thiệu đến hội thi những chiếc lồng tinh xảo, có cái được làm bằng gỗ sưa, do nghệ nhân có tay nghề cao thể hiện có giá trên dưới 100 triệu đồng/chiếc.

Trao giải cho các chủ nhân thắng cuộc

Tính đến thời điểm này, cũng đã gần 5 năm, hội thi tiếng hót chim chào mào được tổ chức trong khuôn khổ của Lễ hội đền Cờn. Tuy vậy, những cuộc thi trước đây phần lớn được tổ chức tự phát, do các câu lạc bộ đứng ra vận động. Riêng năm 2014, thị đoàn thị xã Hoàng Mai là đơn vị chủ trì và kêu gọi các câu lạc bộ, các hội quán cùng tham gia. Cũng chính nhờ đó nên quy mô hội thi, công tác tổ chức và các thành viên tham dự đông đủ hơn – anh Lê Văn Lương, Bí thư đoàn thị xã Hoàng Mai cho biết. Thành công của hội thi năm nay cũng là cơ sở để thị xã Hoàng Mai đưa cuộc thi Tiếng hót chim chào mào là cuộc thi thường niên trong lễ hội đền Cờn. Đây cũng là một nét văn hóa, vừa là trò chơi dân gian những cũng là một trào lưu được nhiều người chơi, nhiều thế hệ ưa thích…

Chích Chòe Lửa Con Chim Có Dáng Đẹp

Nếu được hỏi tại sao bạn thích nuôi Chích Chòe Lửa, thì có lẽ trong mười người đã hết chín đều trả lời do con chim có dáng đẹp. Và lý do sau đó là do con chim có giọng hót hay.

Nói đến dáng đẹp thì quả thật chim Chích Chòe Lửa có dáng thanh tú lạ thường, càng nhìn lại càng mê! Đàn ông con trai gì mà dáng hình thon thả, ẻo lả như đàn bà con gái không bằng!

Thì ra người đời nuôi chim hót, không những chỉ thích được nghe giọng hót không thôi, mà còn đời hỏi ở dáng vóc, màu sắc, điệu bộ đẹp đẽ của con chim nữa! Chẳng khác nào người chơi cây kiểng, chọn được cây kiểng quý chưa phải là chuyện đáng hài lòng, mà còn phải chọn cho được cái chậu xưa với nước men và hoa văn vừa ý nữa!

Chích Chòe Lửa là con chim tài sắc vẹn toàn, nên đã đáp ứng được sự đời hỏi của người hâm mộ chơi chim, không hẳn là khó tính, mà là biết am tường nghe thuật!

Chúng tôi được biết có nhièu người cả đời chỉ thích nuôi mỗi một giống Chích Chòe Lửa. Họ nuôi cả chục, vài ba chục con trong nhà, thậm chí còn treo ngay trong phòng ngủ để lúc nào cũng được tận mắt thưởng thức dáng vẻ của con chim, và cũng để tận tai nghe chim hót… Chơi như vậy không còn là… chơi, mà là ghiền! Mà với kẻ ghiền thì làm sao mới thực sự thỏa mãn được?

Tuy cũng là giống Chích Chòe: Than – Đất – Lửa. nhưng Chích Chòe Than và Chích Chòe Đất có nhiều điểm giống nhau (nhất là giọng hót y như khuôn đúc), còn Chích Chòe Lửa thì khác Xa từ dáng hình và giọng hót… Nó gần như là mội giống chim khác…

Chích Chòe Lửa cỏ dáng hình thon thả, mình nhỏ hơn Chích Chòe Than. Chim có dáng đứng xuôi theo chiều giọt nước, đầu như như nào cũng ngẩng cao, mình lại thon, đuôi dài như đuôi phượng hoàng đất, nên trông ra vẻ yểu điệu, mảnh mai, chứ không quê mùa, cục mịch như một số chim rừng khác.

Trên mình Chích Chòe Lửa có ba sắc lông:

Màu đen nhiều nhất, choáng trọn phần đầu, cổ, lưng cánh và phần trên của chiếc đuôi dài.

Màu trắng ít nhất, nằm ở mặt dưới của đuôi, và một đốm nhỏ ở vùng thắt lưng, cận đuôi.

Màu nâu sẫm thì điểm tô ở phần còn lại như ức, bụng.

Với màu sắc này thì nhìn con chim… hơi tối, nhưng do các màu được phân bố hài hòa, nên cũng tạo cho con chim có một vẻ đẹp riêng.

Khi con chim mới thay lông xong, lớp lông mới đã giúp màu đển nổi lên ánh sắc. Ngay màu nâu ở ức, ở bụng cũng ửng đỏ lên át được sắc tối như bầm. Vì thế, con chim mới có tên là Chích Chòe Lửa, để phân biệt với con chim đồng loại là Chích Chòe Than.

Đúng ra, nếu căn cứ vào sắc lông mang trên bụng mà phân hiệt con này là Than, con kia là Lửa, e rằng không đúng lắm. Nhưng Than mà đi chung vứi Lửa âu đó cũng là điều chấp nhận được, dù có chút gượng ép cũng không sao. Lửa và Than tuy hai nhưng vần chung một nhiệm vụ nấu nướng kia mà!

Hiện nay, chưa có tài liệu xác đáng nào nói đến xuất xứ của chim Chích Chòe Lửa, vì vậy, không ai biết đích thực quê hương bản quán của tổ tiên nó thuộc vào nước nào hoặc châu lục nào trên thế giới. Chỉ biết hiện nay giống chim rừng này có mặt ở nhiều nước Á Châu, và chỉ ở những vùng có khí hậu ấm áp quanh năm như ở miền Nam nước ta vậy. Tiếc thay, con chim đẹp lại có giọng hót hay mà xuất xứ lại quá mù mờ, không ai biết đến! (Tên khoa học là COPSYCHUS MALABARIOUS INDICUS).

Tại nước ta, miền Bắc và miền Trung không hề có giống chim này sinh sống, chắc chắn là do khí hậu và thời tiết không thích hợp với chúng đó thôi!

Nhưng, không thể gọi Chích Chòe Lửa là con chim của miền Nam, vì ngay ở trong Nam, nhiều tỉnh cũng không hề có bóng dáng của Chích Chòe Lửa sinh sống, dù là chỉ một đôi con! Thế nhưng, những vùng mà chúng tập trung sinh sống lại sinh sôi nảy nở rất nhiều, quanh năm lúc nào cũng có! Kể ra đó cũng là điều khác lạ, chưa ai tài nào giải thích nổi! Khí hậu giữa miền Đông và miền Tây nào có khác chi nhau (?), thế thì do đâu mà Chích Chòe Lửa chỉ sống được vùng này mà lại không sống được ở vùng khác?

Người ta thấy Chích Chòe Lửa sống tập trung nhiều nhất ở các vùng Trảng Bàng, Trảng Bom, Long Khánh, Bình Dương, Bình Phước, Chơn Thành, Bình Long, Bù Đăng, Bù Đốp… Một vài tỉnh ở miền Tây cũng có, nhưng không được nhiều. Nhưng, dù sao thì cũng có thể cho rằng đây là con chím hót của rừng miền Đông Nam bộ nước ta.

Khác với chim Chích Chòe Than thích sống gần người, và làm lo trong vườn cây trái quanh nhà, con Chích Chòe Lửa lại thích sống trong rừng sâu, rừng già, sống xa người, xa làng mạc.

Nó thích sống ở nơi có nhiều cây cao hóng cả, có thác có suối và làm tổ trên các cháng ba cây dọc theo đường rừng, nơi thính thoảng có người qua lại. Khác với Chích Chòe Than làm tổ ở độ thấp, khoảng vài ba thước cao, Chích Chòe Lửa lại làm tổ ở cao hơn, tới bốn năm thước. Do độ cao không thuận tiện cho việc leo trèo để thăm dò, nên ít khi người ta bắt được chim con. Và điều này rất dễ thấy, đến mùa sinh sản, ra các chợ chim, ta thấy số lượng Chích Chòe Than con bày bán nhiều gấp nhiều lần số lượng Chích Chòe Lửa con.

Hơn nữa, do giống chim này nuôi chim bổi mau dạn, lại dễ thuần hóa hơn Chích Chòe Than bổi, nên nhiều nghệ nhân thích nuôi chim bổi hơn là thuần dưỡng chim con.

Đây là sự tính toán khôn ngoan, vì nuôi Chích Chòe Lửa con đã tốn nhiều công của, mà phải chờ đến vài mùa con chim mới hót được giọng tròn trịa. Nôm na gọi là “ giọng rừng”…

Thế nhưng, có điều lạ là dọc theo các đường mòn trong rừng nhất là các đường xe be (xe chở súc) gần bìa rừng, Chích Chòe Lửa lại thường xuất hiện, và tỏ ra không quá nhát người như nhiều người lầm tưởng. Người ta thấy chúng xuắt hiện cùng lúc với các giống chim khác như Khướu, Bồ Chao… Nhưng bắt gặp chúng đang đứng hót như kiểu gặp Chích Chòe Than hót là chuyện hiếm thấy!

Chỉ những lúc trời còn tò mò sáng, chưa rõ mặt người, chúng mới chịu hiện ra trên các ngọn cây cao và lảnh lót cất tiếng hót vàng rần. Cạnh đó là giọng chim Khướu Bách Thanh oang oang như lệnh vỡ…

Ai được nghe tiếng nhạc rừng buổi sáng, thì dù người đó tâm hồn có bị ma chiết đến đâu chắc chắn cũng cảm thấy lòng mình rạo rực, ham sống một cách lạ thường, và nhận ra được một điều là đời này quá đẹp còn hơn là ta tưởng. Cảnh tĩnh mịch của đêm rừng bỗng nhiên thức giấc hỏi ca đoàn chim hót chào đón bình minh…

Trở lại việc bàn về dáng đẹp của con chim, giới nghệ nhân thích nuôi Chích Chòe Lửa từ trước đến nay, mỗi người một ý. Người thì thích nuôi con chim có hình dáng này, kẻ lại chọn con chim có hình dáng khác.

Xin đừng hỏi họ tại sao, vì đó là ý thích riêng tư của mỗi người. Và cũng không nên lý giải với họ nên chọn con này hơn là con khác! Chúng tôi thưa như vậy, vì trong giới chơi chim, đã có nhiều cuộc tranh luận xảy ra, đôi khi gay gắt, nhưng kết cuộc thì mạnh người nào giữ ý kiến của người nấy.

Do con chim Chích Chòe Lỏa có dáng hình không thuần nhất, mặc dầu chúng vẫn có một vẻ đẹp riêng, tùy theo nhận xét của mỗi người:

Có con thân mình nhỏ (nhỏ con).

Có con lớn con (cũng vừa phải).

Có con đuôi ngắn.

Có con đuôi dài.

Nhưng không nhất thiết là hễ mình nhỏ thì đuôi dài, hoặc là mình to thì đuôi ngắn. Kích cỡ thân hình to nhỏ là tùy từng con, mà đuôi dài hay ngắn cũng tùy từng con. Nghĩa là thực tế:

Có con mình nhỏ mà đuôi dài, hoặc mình nhỏ mà mang đuôi ngắn.

Có con thân mình to mà đuôi ngắn, nhưng cũng có con đuôi dài mà thân hình lại to

Do đó, có người chỉ chọn mỗi cái thân chim cho vừa ý. Cũng có người chỉ lo chọn mẫu đuôi, còn thân chim lo nhỏ không xét đến. Nhưng cũng có người chỉ chọn nuôi chim thân nhỏ đuôi dài, cho như vậy là mảnh mai, chim bay nhảy thướt tha uyển chuyển… Đó là do “hách nhân bách tính”, Irăm người trăm ý mà thôi…

Do bản tỉnh Chích Chòe Lửa khi xoay trở trên cầu thường giựt đuôi (như múa) đồng thời miệng kêu “pặc! pặc!” rất sinh động. Tất nhiên, nếu đuôi ngắn (nhẹ) thì giựt mạnh đuôi lên cao ra đáng mạnh mẽ. còn chim đuôi dài, có thể từ hai mươi đến hăm lăm phân, nên nặng nề mỗi lần giựt đuôi không thể cất cao lên được. Tuy nhiên, chim đuôi dài cũng có vẻ đẹp riêng của nó, nhất là khi chim đậu hoặc lúc đang bay chấp chới trong lồng. Nếu đuôi dài mà mình lại thon nhỏ thì dáng con chim đó lại càng đẹp.

Riêng nhận định Chích Chòc Lửa mình to thì hót giọng lớn, chim mình thon nhỏ thì hót giọng nhỏ là điều không đúng. Giọng to hay nhỏ là tùy ở mỗi con: có con giọng Kim, có con giọng Thổ, có con lại giọng Đồng… Đâu có chất giọng nào giống với chất giọng nào….

Cập nhật thông tin chi tiết về Lâm Hà: Thi “Tiếng Hót Hay, Dáng Chim Đẹp” trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!