Bạn đang xem bài viết Làm Giàu Từ Mô Hình Bồ Câu Pháp Của Hội Viên Phường Phước Long được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong khi tình hình chăn nuôi gà đang gặp khó khăn do giá thành sản phẩm hạ, thức ăn chăn nuôi lại tăng cao và dịch bệnh lại thường xuyên tấn công khiến người chăn nuôi thua lỗ hoặc không có lãi thì nghề nuôi chim bồ câu Pháp theo hướng công nghiệp- đầu tư ít mà lại nhanh thu hồi vốn, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đang là một hướng đi mới đầy tiềm năng.
Gia đình anh Trương Đặng Thành Văn ở tại 404/17 Lê Hồng Phong – Phường Phước Long- Tp Nha Trang là một trong những hộ đi tiên phong và đã thành công với mô hình còn khá mới mẻ này. Anh Văn bắt đầu nuôi bồ câu từ năm 2012 với số lượng lúc đầu chỉ 42 cặp. Đến nay trong cơ sở chăn nuôi của anh đã có hơn 200 cặp bồ câu sinh sản và gần 100 cặp chim bồ câu giống để bán.
Loài bồ câu anh đang nuôi thuộc giống bồ câu Pháp, là giống chuyên nuôi lấy thịt, mỗi năm mỗi cặp có thể đẻ từ 8- 9 lứa, mỗi lứa đẻ 02 trứng, trọng lượng chim xuất chuồng bán thịt đạt từ 500- 550 gram. Giống chim này có ưu điểm là dễ thích ứng khí hậu và ít bị bệnh.
Anh Văn cho biết để nuôi bồ câu có hiệu quả, khâu chọn giống là quan trọng nhất, chọn chim bồ câu có lộng bụng dày mượt, không dị tât, lanh lợi. Ngoài ra yếu tố chuồng nuôi cũng hết sức quan trọng. Chuồng nuôi phải đáp ứng điều kiện thông thoáng, có đủ ánh sáng mặt trời, có mái che, có ổ cho chim đẻ trứng và cần vệ sinh chuồng trại thường xuyên. Nếu nuôi chim làm giống thì tiến hành tách chim non ra khỏi chim mẹ khi chúng được 30 ngày tuổi; đối với chim lấy thịt thì tách từ 18 ngày tuổi. Mật độ nuôi chim sinh sản 6con/1 mét vuông, chim trưởng thành thì 10 con/1 mét vuông.
Về thức ăn cho chim, tùy thuộc từng giai đoạn sinh trưởng của chim mà cho nhiều loại thức ăn như: lức, bắp, thức ăn công nghiệp và khoáng để bổ sung thêm vitamin cho chim. Cho chim ăn 2 lần trong ngày, buối sáng lúc 8h và buổi chiều lúc 14h. Nước uống cho chim phải sạch sẽ và thay hằng ngày. Vào đếm có thời tiết lạnh phải thắp thêm đèn để sưởi ấm cho chim. Chim bồ câu ít bị bệnh nhưng chú ý phải tẩy giun cho chim 02 lần/1 năm.
Theo anh Văn, chim bồ câu dễ nuôi, không tốn nhiều thời gian chăm sóc, chi phí nuôi thấp mà lợi nhuận thu về cũng khả quan, thời gian xoay vòng vốn nhanh. Với hơn 300 cặp đang gầy giống hiện nay thì thu nhập bình quân của gia đình anh từ 5- 6 triệu đồng /1 tháng sau khi trừ hết các chi phí. Với nét mặt phấn khởi, anh tâm sự: được sự quan tâm giúp đỡ sâu sát của Hội nông dân địa phương và Hội Nông dân thành phố, cuối năm 2013 này, mô hình của anh đã được Quỹ Hỗ trợ nông dân thành phố Nha Trang cho vay thêm 25 triệu để đầu tư mở rộng mô hình, góp phần cung cấp thêm cho thị trường về con giống nhằm giúp đỡ các hội viên, nông dân địa phương học tập mô hình này.
Ngoài mô hình nuôi chim bồ câu Pháp, anh Văn đang thử nghiệm mô hình nuôi gà Đông Tảo, là giống gà mới, thịt thơm ngon, giá thành sản phẩm cao từ 300.000- 400.000 đồng/1kg. Giống gà này hiện đang được nông dân phía Bắc do dễ nuôi, kháng bệnh tốt, tăng trưởng nhanh, 08 tháng đã trưởng thành và đạt từ 5- 6 kg/ 1 con. Với 10 cặp gà đang nuôi thử nghiệm anh Văn cho biết trong vòng 2 tháng gà đã tăng trọng 2kg. Hy vọng mô hình mới về gà Đông Tảo của anh thành công mở thêm một hướng đi mới cho bà con hội viên nông dân. Hiện anh Văn đang là nơi cung cấp giống Bồ câu Pháp cho bà con trong thành phố và các huyện thị lân cận. Số điện thoại liên hệ : 0935.264.649
Nguyễn Lê Ái Vũ
Hội Nông dân thành phố Nha Trang
Thái Nguyên: Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Chim Cu Gáy
Ông Mâu Tiến Lĩnh, xóm Ngò, xã An Khánh, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) sau nhiều năm nuôi chim cu gáy đã vươn lên làm giàu. Hiện tại, đàn chim của gia đình ông Lĩnh đã có trên một nghìn con, góp phần bảo tồn nguồn giống quý, mang lại thu nhập cao cho gia đình.
Từ lâu ông Lĩnh đã đam mê với nghề nuôi chim cảnh, đặc biệt nuôi chim cu gáy. Trước đây, người nuôi chim cảnh chủ yếu bẫy chim trưởng thành hoặc bắt chim non về nuôi; tuy nhiên nguồn cung này ngày càng trở nên khan hiếm.
Từ năm 2000 ông Lĩnh quyết tâm nuôi chim cu gáy sinh sản. Mới đầu ông đầu tư nuôi 50 cặp chim giống. Vốn bản tính cần cù, ham học hỏi, ông Lĩnh đã tự tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm nuôi chim sinh sản của những người đi trước; cộng với việc có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực nuôi nuôi chim cảnh nên việc nuôi chim cu sinh sản của ông thuận lợi, đàn chim không ngừng được tăng lên. Từ số giống ban đầu, giờ đây đàn chim của gia đình ông Lĩnh sinh sôi lên 1200 con, trong đó có 300 đôi chim sinh sản.
Ông Lĩnh chăm sóc đàn chim cu gáy của gia đình
Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, ông Lĩnh cho biết, nuôi chim cu gáy không khó, vì là động vật có nguồn gốc hoang dã nên chim có sức đề kháng tốt, ít mắc bệnh, tỷ lệ nuôi sống cao; thức ăn đơn giản, dễ kiếm, chủ yếu là các loại hạt như thóc, ngô, vừng, đỗ xanh… Chuồng trại cho chim cũng rất đơn giản, chỉ cần dùng lưới sắt vây thành những ngăn nhỏ, mỗi ngăn nuôi một đôi, bên trong tạo ổ bằng rơm, rạ để làm chỗ cho chim mẹ đẻ. Chuồng trại nuôi chim được ông Lĩnh đặt trong vườn cây ăn quả tạo ra phong cảnh gần gũi với thiên nhiên.
Chim gáy sống từng đôi, mỗi năm chỉ đẻ được 6-8 lứa; mỗi lứa chỉ đẻ 1- 2 quả trứng, thời gian ấp khoảng 14 – 15 ngày. Sau khi chim non nở bắt đầu cho chim bố, mẹ ăn cám gà con để đảm bảo dinh dưỡng; chim bố, mẹ ăn xong ợ lên mớm cho chim con. Sau khi nở khoảng 23 – 25 ngày chim non biết mổ thức ăn thì cho ăn cả cám trộn lẫn thóc; được một tháng tuổi thì tách chim non và cho chim bố mẹ ăn ngô, thóc trở lại. Phải luôn có nước sạch cho chim uống, nhất là giai đoạn chim gáy đang mớm thức ăn cho con. Thông thường nuôi khoảng 6 tháng tuổi chim cu gáy trưởng thành và bắt đầu sinh sản được.
Ông Lĩnh cho biết, chim cu gáy là loài chim có tiếng hót hay được người chơi chim cảnh ưa chuộng, nên đầu ra khá ổn định. Đàn cu gáy của gia đình ông được nhiều người chơi chim yêu thích và dần chiếm lĩnh thị trường. Một con chim gáy khi mới tách bố mẹ, ông bán được 250 nghìn đồng; chim trưởng thành khoảng 6 tháng tuổi có giá khoảng 01 triệu đồng; những con lông đẹp, tiếng hay có giá 4 -5 triệu đồng. Những con chim gáy có bài, có lối, có đủ chu, lèo, dặm, vấp… có giá trên 10 triệu đồng; đặc biệt chim cu gáy có chất giọng thổ bầu, thổ đồng thì có giá 30 – 40 triệu đồng/con. Từ năm 2013 đến nay mỗi năm gia đình ông Lĩnh bán và thu lãi khoảng 200 triệu đồng.
Hiện nay vườn nuôi chim cu gáy của gia đình ông Mâu Tiến Lĩnh là điểm đến giao lưu, trao đổi kinh nghiệm của Câu lạc bộ Chim cu gáy Thái Nguyên; cũng là điểm đến tham quan, học tập, mua bán của những người nuôi chim cảnh trong và ngoài tỉnh. Từ đam mê nuôi chim cảnh ông Lĩnh đã thành công nuôi chim cu gáy sinh sản, cung cấp chim giống và chim cảnh cho thị trường mang lại thu nhập cao, ổn định cho gia đình. Trong thời gian tới ông Lĩnh sẽ nhân thêm 100 cặp chim cu gáy bố mẹ, mở rộng quy mô chăn nuôi, để tăng thu nhập cho gia đình./.
Cán bộ khuyến nông huyện thăm mô hình nuôi chim cu gáy của ông Lĩnh.
Nguồn: chúng tôi
Bồ Câu Pháp: Cách Nuôi Chim Sinh Sản, Làm Giàu Hiệu Quả Nhất
Ngoài chim bồ câu thuần chủng, thị trường đã xuất hiện giống chim bồ câu lai. Trong đó, chim bồ câu Pháp là một trong những loài chim được lai tạo từ quy trình chọn lọc giống chất lượng cao. Chúng vừa có giá trị dinh dưỡng, vừa giúp làm giàu nên được nhiều người nuôi nhân rộng theo mô hình công nghiệp. Ngay sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về giống chim bồ câu lai. Đặc biệt là cách nuôi chim cho hiệu quả sinh sản cao nhất.
Chim bồ câu Pháp là loài chim được tạo ra bằng cách lai ghép nhân tạo. Những chú chim này có được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp về Việt Nam. Sau quá trình chọn lọc giống chất lượng và lai tạo theo kỹ thuật hiện đại, bồ câu đã cho sản lượng thịt lớn hơn.
Cũng vì vậy trên mà chim bồ câu Pháp mang lại hiệu quả chăn nuôi khá tốt cho chủ đầu tư. Có rất nhiều người nuôi chim bồ câu thành công nhờ chịu khó đầu tư tìm hiểu kinh nghiệm nuôi chim.
Đối với chim trống: Chim bồ câu trống có kích thước cơ thể lớn so với các loài chim bồ câu thịt khác. Kích thước của con trống cũng to lớn hơn con mái khá nhiều. Ngoài ra, phần đầu của chim bồ câu trống sẽ thô hơn và có phản ứng gù mái vô cùng nhuần nhuyễn. Ở hai xương chậu của chim đực sẽ có khoảng cách hẹp nên trông dáng dấp khá gọn gàng, oai vệ.
Đối với chim mái: Chim bồ câu mái có kích thước cơ thể nhỏ hơn chim trống rõ rệt. Tuy nhiên, chúng có dáng vẻ nhanh nhẹn, khả năng nhận biết và trí thông minh khá cao.
Về đặc tính sinh sản: Chim bồ câu Pháp được nuôi giống bắt đầu sinh sản khi đạt 4 tháng tuổi. Giai đoạn này, trọng lượng của chúng sẽ nằm trong khoảng 650g đến 850g/con. Trọng lượng của chim bồ câu sẽ thay đổi tùy thuộc vào số lượng con trống, mái và kỹ thuật chăn nuôi được bà con nông dân ứng dụng.
Trong vòng 5 năm, những chú chim bồ câu giống sẽ sinh sản liên tục. Trong khoảng 3 năm đầu, hiệu quả sinh sản đạt mức cao nhất và giảm dần ở hai năm tiếp theo.
🔔🔔🔔 THAM KHẢO THÊM: Chim Chào Mào Bông
Chim bồ câu Pháp thường có tốc độ sinh trưởng và phát triển khá nhanh. Chúng có thể sinh sản liên tục từ 8 đến 10 lứa/năm.
Khi chim non đã nở, chim trống sẽ đảm nhận nhiệm vụ nuôi dưỡng con của mình. Đây là thời điểm chim mái nghỉ ngơi để chuẩn bị cho lần sinh sản tiếp theo
Sau 7 – 10 ngày, chim mái lại có thể giao phối và tiếp tục sinh sản. Theo tập tính của loài chim này, chúng có thói quen đẻ trứng từ 3 giờ đến 5 giờ chiều.
👉👉👉BẠN BIẾT GÌ VỀ: Chim Vành Khuyên
Trước giá trị kinh tế cao, chim bồ câu Pháp đã được nuôi công nghiệp và nhân giống rộng rãi. Nhưng để có được hiệu quả sinh sản cao nhất, bạn phải đầu tư tìm hiểu kỹ thuật nuôi chim ngay từ đầu.
Tùy theo từng giai đoạn phát triển của chim, nhu cầu dinh dưỡng cũng sẽ thay đổi khác nhau.
Thức ăn cơ sở bao gồm các loại gạo, thóc, ngô, cao lương,… sạch khuẩn và không bị mốc. Trong đó, ngô vẫn luôn là thành phần chính được bà con sử dụng trong khẩu phần ăn của con giống.
Người nuôi lưu ý là chỉ nên chọn lượng thức ăn một cách vừa phải để chim ăn vừa đủ trong vòng 2 ngày.
Lưu ý, trong quá trình trộn thức ăn cho chim, bạn phải sử dụng nhiều thành phần khác nhau để đảm bảo tỷ lệ dinh dưỡng. Tốt nhất là pha trộn từ 25 – 30% hạt ngô và từ 70 – 75% hạt gạo.
Bí quyết chọn chuồng nuôi chim bồ câu phápNgoài thức ăn, điều kiện chuồng trại cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chim.
Chuồng trại phải sạch sẽ yên tĩnh và tránh được tình trạng nắng, mưa
Mỗi chuồng chỉ được nuôi một cặp chim sinh sản và được làm bằng tre, gỗ hoặc lồng sắt 2 tầng.
Bên trong chuồng cũng phải có đầy đủ máng ăn, máng uống và ổ đẻ cho chim.
Các bệnh thường gặp ở chim bồ câu phápChim bồ câu Pháp sẽ dễ mắc phải các căn bệnh thường gặp nếu không được chăm sóc cận. Một số căn bệnh điển hình nhất cần phải kể đến ở loài chim này là:
Bệnh nhiễm khuẩn chúng tôi và Salmonella thường không có biểu hiện rõ ràng, nên rất dễ bị bỏ qua các triệu chứng. Bệnh lý này khiến cho chất lượng trứng được sinh sản giảm thiểu đáng kể. Theo đó, trứng sẽ bị ung, bị chết và thậm chí là bị thối khi chim ấp.
Bệnh Newcastle do virus gây ra khiến cho chim bị ủ rũ và đi ngoài phân lỏng có màu trắng. Khi mắc phải căn bệnh này, chim bồ câu sẽ bị khô ở chân, bị vặn cổ, mặt thường ngửa lên trời và bầu diều hơi căng. Dáng đi của chim bồ câu không vững và có tỷ lệ tử vong đến 90%.
Muốn phòng tránh căn bệnh này, bạn hãy tiêm vắc xin ND-Emulsion. Liều lượng sử dụng từ 0.3 đến 0.4ml/con.
🔥🔥🔥 CÓ THỂ BẠN MUỐN TÌM HIỂU: Chim Công
Theo khảo sát, giá chim bồ câu Pháp trên thị trường được chia ra thành rất nhiều loại
Giá chim thịt ra ràng 1 tháng tuổi: Từ 65K – 85K/con.
Giá chim giống từ 2 đến 3 tháng tuổi: 210K – 260K/cặp.
Giá chim giống đạt trên 6 tháng tuổi: Từ 410K – 510K/cặp.
Tại khu vực Hà Nội và TPHCM, nhu cầu mua bán chim bồ câu Pháp đang tăng mạnh trong vài năm trở lại đây. Vì vậy, có rất nhiều cơ sở cung cấp giống chim hot cho cả người nuôi công nghiệp lẫn thực khách thưởng thức.
Với những con giống có nguồn gốc từ trang trại kém chuyên nghiệp, chúng sẽ có sức đề kháng yếu và rất dễ bị bệnh.
Nếu không muốn lâm vào cảnh “tiền mất tật mang”, bạn hãy tìm mua chim bồ câu Pháp tại các trang trại uy tín như chúng tôi
Chúng tôi là nơi chuyên mua bán chim bồ câu Pháp thương phẩm và chim giống đạt chuẩn. Mỗi một chú chim được xuất bán đều có sức khỏe tốt và tiêm phòng đầy đủ. Chất lượng chim thịt được khách hàng đánh giá thơm ngon và ăn rất ngọt.
Cách Nuôi Chim Bồ Câu Nhốt Chuồng. Mô Hình Nuôi Chim Bồ Câu Nhốt
Chim bồ câu được đánh giá là một trong những loài chim có giá trị thương phẩm cao nhất hiện nay. Nuôi chim bồ câu đã trở thành hướng đi thoát nghèo và làm giàu bền vững mới cho bà con nông dân. Cùng với mô hình nuôi thả truyền thống, mô hình nuôi chim bồ câu nhốt chuồng ngày càng chứng minh được hiệu quả trong việc nâng cao năng suất và sản lượng. Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết kỹ thuật nuôi bồ câu nhốt chuồng đem lại hiệu quả kinh tế cao tới bà con.
Khác với mô hình nuôi thả, mô hình nuôi chim bồ câu nhốt lại được phân chia theo từng nhóm và được nuôi trong môi trường khép kín hoàn toàn.
Nếu như bồ câu nuôi thả sống trong chuồng có kích thước 30 x 30 x 30cm thì bồ câu nuôi nhốt được nuôi trong chuồng có kích thước khá rộng rãi 50 x 50 x 50cm. Sở dĩ, kích thước chuồng nuôi bồ câu rộng hơn là để chim có được không gian sống thoáng mát, tránh bệnh tật và dễ vệ sinh.
Mô hình nuôi chim bồ câu nhốt đang đang được rất nhiều bà con áp dụng vì những ưu điểm mà nó mang lại như tiết kiệm chi phí, dễ quản lý, ít bệnh tật. Nếu như mô hình nuôi thả khó kiểm soát số lượng, các mầm bệnh thì phương pháp nuôi này khắc phục được các nhược điểm trên. Ngoài ra, mô hình này còn giúp bà con dễ dàng phân chia khu vực nuôi chim như: chim giống, chim sinh sản, chim thịt…
Tuy nhiên, việc nuôi chim bồ câu nhốt cũng khiến cho thịt của chúng kém săn chắc và giảm độ thơm ngon so với chim bồ câu thả. Nhược điểm này có thể được khắc phục bằng cách giăng lưới thép quanh chuồng nuôi để tăng không gian vận động cho chim.
Cách nuôi chim bồ câu nhốt đạt hiệu quả caoCó 4 yếu tố tiên quyết trong kỹ thuật nuôi chim bồ câu theo mô hình nhốt chuồng mà bà con cần lưu ý:
1. Chuẩn bị con giốngVới bất kỳ loại hình chăn nuôi nào, con giống cũng đều giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Chim bồ câu giống phải là chim khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không có dị tật và có bộ lông mượt mà. Thời điểm chọn mua chim giống tốt nhất là khi chim được 4 – 6 tháng tuổi.
Để đảm bảo về nguồn giống tốt, bà con nên chọn các cơ sở uy tín hoặc liên hệ trung tâm khuyến nông để mua được chim giống có chất lượng cao. Tránh mua chim giống không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc được bán đại trà ngoài chợ. Mặc dù có giá thành rẻ hơn nhưng lại tiềm tàng nhiều nguy cơ như chim bệnh hay giống lai tạp.
Tùy vào mục đích nuôi mà bà con có cách chọn chim bồ câu khác nhau. Nếu bà con mua giống chim bồ câu sinh sản thì nên chọn các cặp chim đã được ghép sẵn với nhau (1 trống, 1 mái). Nếu bà con chọn chim giống để nuôi lấy thịt thì nên chọn chim trống, vì chim bồ câu trống khỏe mạnh hơn và phát triển nhanh hơn.
2. Xây dưng chuồng trạiĐiều đầu tiên cần chú ý khi xây dựng chuồng trại trong mô hình này là hướng chuồng. Chuồng nuôi chim bồ câu phải có nhiều ánh sáng, khô ráo, thoáng mát và tránh gió lùa. Bà con cần lưu ý dọn dẹp và giữ gìn vệ sinh chuồng trại thật tốt, thường xuyên thay rơm lót trong chuồng để chim phát triển khỏe mạnh và không bệnh tật.
Kích thước, không gian chuồng nuôi không nên quá chật hẹp. Nếu không gian sống quá bí bách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của chim. Kích thước chuồng nuôi được khuyến nghị như sau:
Chuồng chim bồ câu thịt (chim thương phẩm) nên có kích thước lớn hơn khoảng 50 x 50x50cm, nuôi khoảng 4 con/chuồng.
Vật liệu làm chuồng có thể bằng gỗ hoặc lưới thép. Làm chuồng bằng lưới thép sẽ dễ vệ sinh hơn và tiết kiệm chi phí.
3. Thức ăn và thuốc phòng chữa bệnhĐối với mô hình nuôi chim bồ câu nhốt, bà con nên tập cho chúng thói quen ăn đúng giờ, thường là 6 giờ sáng và 2 giờ chiều. Các loại thức ăn yêu thích của chim bồ câu gồm có các loại đậu, ngô, thóc và một lượng nhỏ sỏi. Thức ăn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ khoáng chất thiết yếu cho chim phát triển.
Về nước uống, bà con không cần cho quá nhiều nước vì nhu cầu nước của chim bồ câu là rất ít chỉ khoảng 50 – 90ml/ngày. Nước cho chim uống nên là nước sạch pha với vitamin và được thay hàng ngày. Máng đựng thức ăn và nước uống nên làm bằng vật liệu mềm dẻo, dễ vệ sinh.
Bên cạnh việc đảm bảo nguồn thức ăn và nước uống được đầy đủ và hợp vệ sinh thì bà con cũng nên tiêm vắc xin cho chim theo định kỳ (3 lần/năm). Vệ sinh chuồng trại, phòng tránh chó, mèo, chuột hay chim lạ tấn công và có biện pháp đối phó với mầm bệnh như phun thuốc khử trùng.
Kết luậnMô hình nuôi chim bồ câu nhốt chuồng đã và đang đem lại năng suất và lợi nhuận cao cho bà con. Trong tương lai đây chắc chắn sẽ là một trong những mô hình chăn nuôi hiệu quả, có khả năng giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu bền vững.
Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Giàu Từ Mô Hình Bồ Câu Pháp Của Hội Viên Phường Phước Long trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!