Bạn đang xem bài viết Làm Chuồng Chim Cảnh Giá Rẻ Tphcm được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Làm chuồng chim cảnh giá rẻ tphcm
0 VND
Cở sở cửa sắt thắng lợi chuyên làm cửa sắt giá rẻ tại hcm, và làm chuồng chim cảnh giá rẻ tphcm, làm chuồng chim bồ câu, làm chuồng chim bằng lưới LH 0937527606. -+ Mua hàng
Cở sở cửa sắt thắng lợi chuyên làm cửa sắt giá rẻ tại hcm, và làm chuồng chim cảnh giá rẻ tphcm, làm chuồng chim bồ câu, làm chuồng chim bằng lưới LH 0937527606. Đa số người nuôi chim, nhất là bạn trẻ rất thích tự mình thuần hóa một chú chim rừng thật dạn dĩ mới hài lòng, trong khi chúng luôn muốn được sống yên tĩnh, tự do. Chim nhốt chung lồng phải môn đăng hộ đối, nếu không các cô cậu sẽ đấu đá nhau để tranh giành lãnh địa. trong những chuồng chim đep giá rẻ tại tphcm. Những người chơi lâu năm thì kiên trì hơn trong việc tìm cách vận dụng kiến thức sinh học để thuần hóa các loài chim hoang dã, cho phối đẻ chim non để phát triển giống. Đây là lợi thế rất lớn của mô hình aviary, hạn chế nạn săn bắt chim vô tội vạ đang hoành hành.
Chuồng chim aviary Kiến thức, kỹ năng cộng với đam mê là những yếu tố quan trọng hàng đầu mà một người chơi aviary cần có, đặc biệt phải nắm rõ tập quán, tính nết của những chú chim nuôi chung trong lồng. Chẳng hạn, họa mi là loài ưa sống gần mặt đất, vì thế nơi ở của chúng khá thấp và ít ánh sáng. Ngoài ra, có những chuồng chim ngoài trời cở lơn cho những chim hay hót như chim trĩ chim trĩ đỏ và
họa mi rất thích bới đất như gà, ăn khoáng chất trong đất nên phải phủ đất nền. Nó cũng không thích làm tổ mà chỉ “ké” tổ của các loài chim khác. Hoặc loài vẹt, bản chất vẹt có mỏ cứng, thích leo trèo và cực kỳ hiếu chiến. Chúng không chịu sống chung và sẵn sàng lao vào đánh nhau với cả những con chim lớn hơn mình. Vì thế, nuôi loài chim này nên cho ở ghép đồng loại nhiều màu lông khác nhau như.
làm chuồng chim bằng lưới,
làm chuồng chim đơn giản làm chuồng nuôi chim trĩ, làm chuồng nuôi chim bồ câu pháp làm chuồng nuôi chim trĩ đỏlàm chuồng chim bồ câu Aviary là cách mà mọi người thường gọi những chuồng chim cảnh lớn, nuôi chim kiểu tập thể, bên trong trang trí cây xanh, hồ nước, tổ chim… Tuỳ theo điều kiện và thẩm mỹ của mỗi người mà các kích thước Aviary có thể to nhỏ và cách bài trí khác nhau. Hình thức Aviary giúp tạo ra một chốn thiên nhiên thu nhỏ cho chim tồn tại giữa cuộc sống con người, khiến chúng vui vẻ hơn là sống đơn độc trong từng chiếc lồng con tù túng. Tôi để ý khi có bạn, lũ chim siêng hót hơn mà lại không mất quá nhiều công để dụ chúng. Khi phải đi xa, về đến nhà nghe chim hót râm ran chào đón là quên hết mệt nhọc Chào mào là giống dễ nuôi và dễ chơi nhưng để có 1 chú chim đấu giàn tốt là 1 điều không đơn giản, chưa nói đến là khó. Ngoài việc chọn được chú chim có bản năng lỳ lợm, yếu tố không kém phần quan trọng là cách chăm chim và dìu chim của người nuôi chim, nói không quá nếu ví người chăm chim giống như 1 huấn luyện viên trong 1 đội bóng đá vậy Khi chim mới vào lửa bắt đầu cho đi đấu giàn thì cũng là lúc bắt đầu chăm chim theo chế độ đấu giàn.làm chuồng chim tại tphcm, Như mình thì khi chim có dấu hiệu vào lửa thì bắt đầu cho đi ra giàn chứ không phải là đấu khi mới ra giàn thì nên chọn những nơi ít người qua lại nhất treo chim cho chim quen với không gian và hót lai rai để xem thái độ nó ntn rồi tính tiếp sau vài hôm ra giàn bằng kinh nghiệm có thể biết chú chim ấy có tố chất như thế nào.
Chó Cảnh Giá Rẻ. Những Giống Chó Cảnh Đẹp, Giá Rẻ Ở Việt Nam
Nuôi chó cảnh hiện đang trở thành một trào lưu của giới trẻ tại các thành phố lớn. Một chú chó không phải chỉ là “vật trang trí” cho sành điệu, mà còn là một người bạn trung thành luôn vui mừng khi bạn về, ở bên khi bạn buồn, lắng nghe bạn tâm sự mà không bao giờ kêu lên “Ôi sao anh ngốc quá sao còn yêu cô ta”,… Một em cún nhỏ đôi khi còn đem lại niềm an ủi lớn hơn cả gấu. Tuy nhiên đa số các giống chó cảnh hiện nay quá đắt đỏ, nằm ngoài khả năng của nhiều người. Nhưng đừng lo lắng, bài viết này chia sẻ cho bạn những giống chó cảnh giá rẻ nhất ở Việt Nam hiện nay, nằm trong khả năng tài chính của tất cả mọi người.
1. Chó Bắc Kinh lai Nhật và Bắc KinhHầu hết người nuôi chó cảnh đều không thích chó lai, tuy nhiên Bắc Kinh lai Nhật (lai giữa chó Bắc Kinh thuần chủng và Nhật lông xù) là một ngoại lệ. Đây là giống chó lai được ưa chuộng nhất ở Việt Nam và cũng là giống chó cảnh giá rẻ nhất hiện nay, với giá bán chỉ từ 800k – 1.5 triệu / em. Bắc Kinh lai Nhật có kích thước khá nhỏ, chỉ cao từ 20 – 25cm, nặng từ 2 – 5kg lại không đòi hỏi được tập thể dục hay đi dạo thường xuyên nên rất thích hợp nuôi trong các phòng hoặc căn hộ nhỏ.
Shih Tzu, một giống chó khác có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là giống chó cổ xưa nhất còn tồn tại trên trái đất, xuất hiện cách đây ít nhất 10.000 năm, còn cổ hơn cả chó Ngao Tây Tạng và Great Dane. Shih Tzu có bộ lông dài, dày và mượt rất quý tộc, tuy nhiên cũng giống như cocker, lông của chó Shih Tzu phải mất gần 1 năm để phát triển đầy đủ. Hiện Shih Tzu ở Việt Nam có giá phổ biến từ 4 – 6 triệu / em.
Chó Lạp Xưởng ( hay Dachshund) là dòng chó săn nổi tiếng của Đức. Lạp Xưởng tuy “nhỏ nhưng có võ”, chúng khá hung dữ, có bản năng săn mồi và bảo vệ lãnh thổ cao nên khó nuôi cùng các loại thú cưng nhỏ khác. Lạp xưởng khá nhỏ, thân dài, 4 chân rất ngắn, cơ bắp phát triển, có nhu cầu vận động cao và đặc biệt rất thích đào đất. Hiện lạp xưởng được bán khá nhiều và một trong những giống chó cảnh giá rẻ nhất ở Việt Nam, với giá phổ biến chỉ từ 3 – 4 triệu / em.
Chuồng Chim Bồ Câu. Cách Làm Chuồng Nuôi Chim Bồ Câu Thả Và Nhốt
Những mô hình nuôi chim bồ câu đang dần trở nên quen thuộc tại nhiều vùng quê trên cả nước. Nhiều gia đình nuôi chim bồ câu đã thoát nghèo, có của ăn của để, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Có 2 mô hình nuôi chim bồ câu đang trở thành hướng đi bền vững giúp các nông hộ cải thiện kinh tế, đó là nuôi bồ câu nhốt và nuôi thả tự nhiên. Mỗi mô hình có cách làm chuồng khác nhau để mang lại hiệu quả cao nhất. Bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bà con cách làm chuồng chim bồ câu tối ưu của theo mô hình.
Hiện nay có 2 mô hình nuôi chim bồ câu phổ biến nhất là nuôi thả vườn và nuôi nhốt.
1. Nuôi chim bồ câu thả vườnMô hình nuôi chim bồ câu thả đã xuất hiện tại Việt Nam từ thế kỉ trước. Khi ấy, mục đích chủ yếu của người nuôi là để làm cảnh và chỉ bắt thịt để đãi khách quý. Dần dần, số lượng bồ câu phát triển mạnh thì nhu cầu thịt bồ câu mới dần được hình thành. Nuôi chim bồ câu thả có đặc điểm là người nuôi chỉ đóng chuồng cho chim sinh sản và nghỉ ngơi, còn lại chim bồ câu được thả tự do như sống ngoài thiên nhiên. Mô hình nuôi này rất ít tốn công chăm sóc và tiết kiệm rất nhiều chi phí thức ăn, thuốc… Tuy nhiên khi phát triển thành mô hình nuôi chim bồ câu thương phẩm thì nó lại bộc lộ nhiều nhược điểm như khó kiểm soát đàn, dễ lây lan bệnh dịch…
Đây là mô hình nuôi bồ câu thương phẩm phổ biến nhất hiện nay. Chim bồ câu được nuôi trong chuồng khép kín. Mặc dù chất lượng thịt kém hơn mô hình nuôi thả nhưng có thể khắc phục được bằng cách bao lưới để tăng không gian hoạt động cho chim. Mô hình nuôi bồ câu nhốt có rất nhiều ưu điểm giúp bà con nông dân thu được hiệu quả kinh tế cao như dễ kiểm soát đàn, nhân giống, dễ chăm sóc và theo dõi tình trạng sức khỏe của chim, tăng khả năng phòng ngừa bệnh do không gian nuôi khép kín, chim phát triển nhanh..
1. Vật liệu làm chuồngChuồng nuôi chim bồ câu thả hầu hết được đóng bằng gỗ và thậm chí là sơn vẽ đẹp như một tòa “chung cư cao cấp”. Người nuôi nên chọn gỗ tự nhiên để đóng chuồng, hạn chế dùng ván ép vì độ bền không được cao.
2. Cấu tạo chuồngChuồng nuôi chim bồ câu thả gồm nhiều ô, mỗi ô có kích thước khoảng 40x40x40. Trong mỗi ô là một cặp chim. Các ô được đóng chắc chắn và chừa 1 lỗ để chim ra vào. Chuồng có mái che có thể được làm bằng tôn nhưng tốt nhất là làm bằng gỗ. Người nuôi có thể chủ động lót ổ hoặc để chim tự làm ổ. Quy mô và cấu tạo chuồng nuôi loại này rất đa dạng với số lượng chim có thể từ vài chục đến vài ngàn cá thể.
Máng thức ăn cho mô hình nuôi chim này có thể là một máng lớn được đặt cạnh chuồng để cả đàn ăn chung và một máng nước để chim uống. Như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian và công chăm sóc.
4. Các yếu tố phụBên cạnh những điều trên thì có các yếu tố ảnh hưởng lớn đến chuồng chim như hướng chuồng thoáng mát, nhận nhiều ánh sáng, vị trí chuồng không nên nhiều tiếng ồn và đặc biệt là tránh được các loài có hại như chuột, rắn.
Cách làm chuồng nuôi chim bồ câu nhốt I. Chuồng chim bồ câu bán công nghiệp 1. Vật liệu làm chuồngMô hình nuôi chim bồ câu bán công nghiệp là hướng đi rất lí tưởng hiện nay. Mô hình này khắc phục được nhược điểm của cả nuôi thả và nuôi nhốt hoàn toàn. Vật liệu làm chuồng theo mô hình này rất đa dạng, có thể là gỗ tạp, lưới thép, tre, sắt…
2. Cấu tạo chuồngChuồng nuôi chim bồ câu bán công nghiệp gồm có 2 phần chính là ô chuồng và lưới vây. Ô chuồng có thể làm theo mô hình nuôi thả hoặc có thể dùng gỗ làm khung và bọc lưới B40 nhưng vẫn chừa lỗ trống choc him ra ngoài. Thiết kế mỗi ô chuồng với kích thước trung bình là 40x50x60cm. Phần lưới vây xung quanh ô chuồng tạo thành một quần thể thu nhỏ, vừa có không gian cho chim hoạt động, vừa có thể quản lý dễ dàng.
Chúng ta có 2 lựa chọn ở mô hình này đó là đặt riêng từng máng thức ăn cho mỗi ô chuồng hoặc đặt 1 máng lớn cho cả đàn. Tuy nhiên, việc đặt riêng từng ô vẫn được khuyến khích hơn. Máng làm bằng nhựa dẻo, kích thước đa dạng, có thể là 5x15cm đến 10x20cm. Đặt máng tại vị trí cho chim dễ ăn và người vệ sinh dễ lấy.
4. Các yếu tố phụChuồng chim bồ câu bán công nghiệp cũng cần được xây dựng ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiều ánh sáng. Một nhược điểm của mô hình này là có nguy có xâm nhập của các loài gây hại như chuột, rắn.
II. Chuồng chim bồ câu công nghiệp 1. Vật liệu làm chuồngMô hình nuôi chim bồ cầu công nghiệp còn gọi là nuôi nhốt hoàn toàn. Đây là mô hình nuôi chim bồ câu thương phẩm phổ biến nhất hiện nay. Vật liệu làm chuồng phổ biến nhất là lưới thép, khung chuồng có thể làm bẳng gỗ hoặc sắt cây.
2. Cấu tạo chuồngChuồng chim bồ câu công nghiệp được xây dựng thành từng dãy dài với rất nhiều ô, mỗi ô có kích thước 40x50x60cm. Chuồng được xây trong nhà và chim chỉ sinh sống khép kín trong từng ô chuồng. Mô hình này giúp người nuôi chủ động phân chia chim sinh sản và chim thịt ra ở riêng. Ô chuồng của chim bồ câu sinh sản có ổ đẻ đường kính khoảng 25cm, chiều 8cm, khô ráo, sạch sẽ và phải vệ sinh thường xuyên.
Máng thức ăn và nước uống được đặt riêng cho từng ô nên rất dễ theo dõi tình trạng chim và vệ sinh hàng ngày. Máng có kích thước khoảng 5x10cm.
4. Các yếu tố phụTheo chúng tôi
Cách làm chuồng nuôi bồ câu thả
cach lam chuonv chjm bo cau conv nghiep
Chuồng Nuôi Chim Trĩ Cảnh
Được biết, giống trĩ dù nuôi với số lượng nhiều cũng không gây phiền hà cho xóm giềng. Chúng không kêu lớn đến nỗi inh ỏi điếc tai như gà sao, ngỗng, hoặc gà tây … Trĩ trống cũng biết gáy, nhưng chỉ siêng gáy vào mùa xuân. Tiếng gáy của trĩ trống có âm lượng vừa phải chứ không gáy to tiếng như gà ta, gà Tàu. Còn trĩ mái ngay lúc đẻ trứng còn không biết la cục tác, thỉnh thoảng nó chỉ phát ra tiếng kêu bầy đàn nho nhỏ mà thôi.
Địa điểm lập chuồng trại nuôi trĩ còn phải là nơi thoáng mát, cách xa khu vực ngập tràn rác rến, ô uế, hoặc nhiều cây tạp và cỏ dại … Đó là nơi có nhiều ruồi nhặng, chuột bọ, rắn rít và nhiều loài thú hoang khác cũng như côn trùng gây hại cho sức khoẻ của trĩ nuôi.
Ngoài việc chọn cho được cuộc đất ưng ý để lập trại, ta còn phải thực hiện những việc sau đây:
Chọn hướng chuồng nuôi chim trĩ cảnh thích hợp: Theo kinh nghiệm ngàn đời của ông cha ta để lại, mà cũng hợp với tính khoa học, hướng chuồng thích hợp nên quay về hướng Đông hoặc hướng Đông Nam mới đón nhận được nhiều sinh khí, giúp vật nuôi sống sởn sơ, mạnh khoẻ, mau lớn, lại tránh được nhiều tật bệnh.
Chuồng gà quay về một trong hai hướng này thì hằng ngày đều đón nhận được nhiều ánh nắng ban mai rọi vào, giúp các ngõ ngách khắp khu trại được ấm áp khô ráo.
Nhờ có ánh nắng ban mai rọi vào nên chim trĩ nuôi trong chuồng mới có cơ hội tốt để hong khô bộ lông vũ, làm ung hết các loại trứng của ký sinh trùng rận mạt không để cho chúng có cơ hội sinh sôi nảy nở, đồng thời giết chết hết rận mạt đang sống bám vào da thịt trĩ để hút máu. Đó là chưa nói các loại vi trùng, vi khuẩn khác vốn là mầm mống gây ra nhiều thứ bệnh tật cho trĩ nuôi cũng bị tiêu diệt hết.
Ánh nắng ban mai như các bạn đã biết, có chứa nhiều tia cực tím giúp cơ thể chim trĩ tự tổng hợp được nhiều vitamin D3 cần thiết cho sự sinh trưởng của trĩ, như giúp khung xương được cứng chắc, sức khoẻ được dồi dào … Cũng nhờ hấp thu vitamin D3 mà trĩ mái để sai, trứng lớn, vỏ trứng dày.
chuồng nuôi chim trĩ cảnh
Nền chuồng: Chuồng nuôi chim trĩ ngoài việc có mái nên lợp bằng tôn lạnh có chiều cao cách nền chuồng khoảng 4 mét mới tạo được sự thông thoáng mát mẻ. Xung quanh là các vách, nếu không xây tường gạch thì cũng dùng tôn để tránh bị mưa tạt gió lùa. Vách cần được trổ nhiều cửa sổ cho thoáng mát. Cửa sổ được bịt kín bằng lưới kẽm để ngăn ngừa trĩ nuôi đào thoát ra ngoài, đồng thời cũng tránh được sự xâm nhập của bọn trộm cắp từ bên ngoài.
Phần nền khu trại nên tráng xi măng hoặc lót gạch Tàu, vừa sử dụng được bền lâu, lại vừa hợp vệ sinh do tiện việc quét dọn.
Nền chuồng nuôi chim trĩ cần có độ bằng phẳng để dễ dàng kê đặt các ngăn chuồng được ngay ngắn, thẳng hàng lối. Đối với những ngăn chuồng nuôi chung nhiều cá thể trĩ lại cần có nền chuồng bằng phải để lót lớp vỏ trấu hoặc cát, dày khoảng 10cm cho trĩ đi được êm chân lại không hại đến bộ móng (trấu hoặc cát này cần phải được thay mới theo định kỳ để giữ vệ sinh cho chuồng trại).
Tạo sân tắm nắng: Khu chuồng trại nuôi trĩ tập thể ta cần phải tạo sân nắng để mỗi sáng các chim hậu bị hay chim sinh sản được tự do ra đó đi lại, vận động ngoài trời dưới ánh nắng ban mai ấp áp. Nhờ hằng ngày được tự do vận động ngoài trời như vậy nên trĩ nuôi mới có cơ hội tốt để tăng thêm sức đề kháng mà sinh trưởng tốt hơn.
Sân nắng là khu đất trống nằm tiếp giáp với chuồng nuôi chim trĩ, có trổ cửa thông nhau. Bao quanh sân nắng, kể cả phần nóc bên trên phải được phủ kín bằng lưới B40 hoặc lưới kẽm, nhờ đó mà trĩ không thể đào thoát ra ngoài.
Diện tích sân nắng rộng hẹp bao nhiêu là còn tuỳ thuộc vào cuộc đất, vào nhu cầu thực tế và tuỳ vào ý thích của chủ nuôi. Có điều sân nắng làm rộng quá sẽ tốn nhiều phí, mà hẹp quá lại không đủ chỗ cho đàn trĩ vận động thoải mái. Điều cần là sân nắng cần phải có độ cao trên 2m mới tốt.
Nền sân nắng có thể tráng xi măng để tiện quét dọn, hoặc là nền đất bình thường. Điều yêu cầu là nên phải cao ráo, không bị úng ngập, bên trong có thể trồng rau cỏ để làm thức ăn cho trĩ, bên ngoài nếu có tàn cây to che phủ bóng mát một phần sân cũng tốt. Nên chọn một góc sân đào cái hố rộng độ vài ba mét vuông, đổ cát xuống đó để chim trĩ vùi mình tắm cát thoả thích. Nhờ được sưởi nắng sớm và tắm cát như vậy, bộ lông của chim trĩ mới sạch sẽ, sáng bóng hơn vì đã tiêu diệt được hết các mầm móng ký sinh trùng, rận mạt sống chui rúc trong đó để chờ cơ hội hút máu.
Nếu bên trong sân nắng có trồng rau cỏ thì thế nào cũng có nhiều côn trùng như trùn, dế, cào cào … xuất hiện. Đây là thức ăn chứa nhiều chất đạm động vật mà chim trĩ rất thích.
II. Kiểu chuồng nuôi chim trĩ
Nhìn chung, chuồng chim trĩ cảnh cũng không khác mấy với chuồng gà. Chuồng cũng có hình khối vuông hay khối chữ nhật (nếu chỉ nuôi một vài cá thể, nhiều lắm cũng độ mươi cá thể trở lại). Còn nuôi tập thể với số lượng nhiều như cách nuôi chim trĩ hậu bị hoặc trĩ thịt thì phải có ngăn chuồng rộng hơn, như vậy chúng mới có chỗ xoay trở, sinh hoạt thoải mái.Sự khác biệt giữa chuồng nuôi chim trĩ và chuồng gà là chuồng trĩ có diện tích rộng hơn, chiều cao cao hơn. Vì như bạn cũng biết, tuy thân mình chim trĩ dù đến tuổi trưởng thành nhưng chỉ có trọng lượng bằng con gà giò, chừng một ký rưỡi, nhưng do cái đuôi dài từ 40 đến 80cm, tuỳ giống, nên phần diện tích chuồng dành cho mỗi cá thể phải rộng rãi mới phù hợp.
Chẳng hạn với một mét vuông chuồng ta có thể nuôi được ba, bốn con gà đẻ công nghiệp, nhưng với chim trĩ thì diện tích đó chỉ nuôi một cá thể trống đã … chật chội rồi!
Đó là chưa nói đến việc phải tuỳ vào từng giai đoạn sinh trưởng của trĩ mà ta nuôi chúng bằng những kiểu chuồng khác nhau để phù hợp với vóc dáng của chúng. Chẳng hạn trĩ con mới bốn, năm tuần tuổi trở lại cần có chuồng úm để nuôi; trĩ trưởng thành nếu số lượng ít thì nuôi chuồng đơn còn số lượng nhiều thì nuôi tập thể trong ngăn chuồng rộng rãi, kề bên có sân nắng mới đúng kỹ thuật. Nuôi chim trĩ sinh sản cũng nuôi theo cách này.
Chuồng úm: Chim trĩ mới nở ra khỏi vỏ rất yếu chịu lạnh không nổi, mà trĩ con được vài ba tuần tuổi cũng không năng động được bao nhiêu. Với sức ươm yếu này, nếu không được nuôi dưỡng trong lồng úm với nhiệt độ ấm áp và được chủ nuôi thường xuyên chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ trong mấy tuần tuổi đầu, chắc chắn trĩ con sẽ bị chết bớt.
Chuồng úm chim trĩ trông cũng không khác gì loại chuồng úm gà con công nghiệp. Chuồng có dạng hình khối vuông hay khối chữ nhật, với kích thước thông thường chừng 0,5 x 1m hoặc 0,6 x 1m. Chiều cao của chuồng úm khoảng 40cm là vừa.
Chuồng úm thường làm đơn sơ bằng khung gỗ, bốn mặt xung quanh đóng bằng ván mỏng hay bìa các tông để che kín gió. Mặt trên được đóng bằng lưới kẽm mắt nhỏ có bề cạnh 1cm, có chừa cửa nhỏ đủ rộng để ta đưa tay vào mỗi khi cần cho trĩ con ăn uống hay chăm sóc chúng. Mặt kẽm phía trên này có công dụng tạo sự thông thoáng cho lồng úm, và là nơi để ta quan sát bầy trĩ sinh sống bên trong … Mặt đáy của chuồng úm, nếu không đóng bằng lưới kẽm mắt nhỏ thì ta có thể ghép bằng những nẹp gỗ được bào láng, sao cho khoảng cách giữa hai nẹp chỉ 1cm, vừa chỗ cho chất thải của trĩ con lọt hết xuống máng phân bên dưới, và chân của trĩ con không bị lọt qua khe hở này.
Với diện tích chuồng khoảng 5 tấc vuông đó ta có thể úm được 50 trĩ con dưới 2 tuần tuổi, hoặc 30 trĩ con dưới 4 tuần tuổi. Nói dễ hiểu hơn, cũng diện tích chuồng úm này, lúc trĩ mới nở ta úm cùng lúc 50 con. Nhưng 2 tuần sau đó, số trĩ con này đã lớn hơn trước nên phải dời bớt sang chuồng úm khác để chúng có đủ chỗ mà sinh trưởng tốt hơn.
Dù đã được che chắn ấm áp, khí lạnh bên ngoài khó lọt vào, nhưng bên trong lồng úm cần được mắc hai bóng đèn tròn, loại 40 watt dùng trong mùa nắng ấm, và loại 60 watt dùng sưởi ấm cho trĩ con trong mùa lạnh hay giông bão.
Hai tuần lễ đầu, đèn được thắp sáng suốt ngày đêm. Qua tuần tuổi thứ ba, trĩ đã có thân nhiệt để sưởi ấm cho nhau nên chỉ ban đêm mới sử dụng đến đèn điện. Đến tuần tuổi thứ tư, ta chỉ cần bật đèn sưởi ấm cho trĩ vào lúc nửa đêm về sáng, nhất là khi bên ngoài thời tiết quá lạnh hoặc đang mưa to gió lớn …
Nói chung, nhiệt độ chuồng úm trong tuần lễ đầu phải đạt từ 32 đến 35 độ C, và những tuần tuổi kế tiếp nên hạ xuống từ 30 đến 32 độ C là vừa …
Tuy trên lý thuyết là vậy, nhưng hàng ngày nếu bất chợt quan sát thấy đàn trĩ con dồn cục chen chúc nằm sát vào nhau để sưởi ấm thì ta nên hiểu là nhiệt độ trong chuồng úm lúc đó không đủ để sưởi ấm và phải tìm cách tăng nhiệt độ lên cao hơn … Ngược lại, nếu thấy bên trong đàn trĩ con tỏ ra uể oải mệt nhọc, con nào cũng há to mỏ ra để thở thì nên hiểu nhiệt độ trong chuồng úm lúc đó đã quá cao, khiến không khí nóng bức đến ngột ngạt khó thở và việc cần làm ngay là tắt bớt đèn …
Kiểu chuồng nuôi chim trĩ lứa: Trĩ lứa là loại chim trĩ từ ba tháng tuổi đến năm tháng tuổi. Ở vào lứa tuổi này (nếu là gà thì gọi là gà giò), mỗi con đã đạt trọng lượng từ 300gr đến 700gr. Đây là cái tuổi ‘mau ăn chóng lớn’ nên nếu được nuôi đúng kỹ thuật, chúng sẽ tăng trọng nhanh.
Trĩ ở vào lứa tuổi này, đa số là trĩ hậu bị, tức là trĩ đã được tuyển chọn qua nhiều đợt để dành làm chim giống sau này. Chuồng nuôi chúng thường là loại chuồng tập thể, nuôi nhiều cá thể chung một chuồng, tính sao cho một mét vuông diện tích chuồng nuôi được vài ba con trĩ lứa là được.
Chuồng tập thể: Chuồng nuôi chim trĩ lứa tập thể, nền chuồng nên tráng xi măng hoặc lót gạch Tàu để tiện cho khâu làm vệ sinh chuồng trại, dù biết như vậy sẽ tốn kém, nhưng bù lại sử dụng được bền lâu. Trên nền chuồng nên lót một lớp dày độ 15cm rơm rạ khô (cắt khúc ngắn 5cm) hoặc thay vào đó là lớp vỏ trấu hoặc mạt cưa … có tác dụng hút ẩm, đồng thời giúp chim đi lại được êm chân và không bị hư móng … Vách chuồng bốn bên nếu không xây gạch thì cũng nên ghép kín bằng ván gỗ hoặc tôn để che chắn mưa tạt gió lùa. Điều không thể thiếu là các vách hông nên trổ nhiều cửa sổ để chuồng lúc nào cũng thông thoáng. các cửa sổ này nên được bít bằng lưới thép B40, có rèm che mưa gió và khí lạnh bên ngoài lọt vào.
Tiếp giáp với khu chuồng là khoảnh sân nắng lộ thiên, nơi hằng ngày trĩ được lùa ra đây tắm nắng, tắm cát, vừa có cơ hội hấp thu được nhiều vitamin D3, vừa diệt được hết các ký sinh trùng rận mạt, như Farmvina đã trình bày ở phần trên.
Xin được lưu ý là hàng ngày lùa trĩ ra sân tắm nắng, ta không phải đặt máng ăn, nhưng cần có nhiều máng nước, phòng ngừa khi khát chúng có sẵn nước mà uống thoả thích. Mặt khác, trong chuồng nuôi cũng như ngoài sân nắng của trĩ ta nên bắc cây làm giàn cho trĩ bay lên đậu, như tập tính sống của chúng ngoài tự nhiên. Giàn làm bằng những cây tầm vông cứng chắc đem gác dọc theo vách chuồng, với độ cao cách nền chuồng khoảng 1,5m, và cách xa vách khoảng 80cm mới tốt, vì với khoảng cách đó trĩ bay lên bay xuống giàn sẽ không bị gãy lông đuôi.
Loại chuồng đơn: Trong trường hợp có cuộc đất hẹp và nuôi với số lượng trĩ không nhiều, ta nên chọn loại chuồng đơn mà nuôi cho tiện. Gọi là chuồng đơn vì đó là chuồng có diện tích hẹp theo từng ngăn riêng lẻ, hoặc chuồng được chia ra thành nhiều ngăn có vách chung, mỗi ngăn như vậy chỉ nuôi nhốt được một hay vài con chim trĩ trưởng thành, hoặc ba, bốn con chim trĩ lứa.
Được nuôi trong loại chuồng này, chim trĩ chỉ ăn ngủ tại chỗ, không thể vận động thoải mái được. Mặc dầu tên gọi là chuồng đơn, nhưng để nuôi trĩ thì diện tích của mỗi ngăn cũng phải khá rộng, hẹp lắm cũng có bề cạnh 1m x 1,5m, chiều cao từ 1,5 đến 2m, đủ nuôi được một đến 2 cá thể chim trĩ.
Loại chuồng đơn này thường được dùng để nuôi chim trĩ kiểng, mà cũng có thể nuôi được một đôi chim trĩ trống mái cho sinh sản.
Để chim trĩ nuôi có chỗ vận động thoải mái hơn, các dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống, máng khoáng đều phải được treo phía ngoài vách chuồng. Mỗi khi cần ăn uống, trĩ biết đưa đầu ra ngoài chuồng, nơi có đặt máng sẵn để ăn uống nên rất tiện lợi. Tất nhiên, những nơi đặt các dụng cụ chăn nuôi này phải có chừa sẵn nhưng khoảng trống ở vách chuồng, đủ chỗ cho trĩ nuôi đưa cả phẩn đầu cổ ra ngoài mà không bị vướng víu mới được.
Thật ra nuôi trĩ theo cách này tốn thêm công cho ăn uống cũng như làm vệ sinh chuồng. Những bù lại ta đỡ tốn công theo dõi hay kiểm soát sức khoẻ của từng cá thể một, nhất là đối với trĩ đẻ. Mái nào sinh sản kém lại có tật ăn trứng sẽ bị phát hiện không mấy khó khăn …
Chuồng nuôi chim trĩ thịt: Chuồng nuôi chim trĩ thịt không cần có khoảnh sân nắng cạnh bên, vì người nuôi cố tình hạn chế sự vận động của chim, để chim khỏi tiêu hao năng lượng, nhờ đó mới mau mập mà xuất chuồng.
Nuôi chim trĩ thịt vì mục đích muốn vỗ béo nhanh để xuất chuồng nên chỉ được nuôi trong diện tích chuồng chật hẹp: một mét vuông nuôi khoảng vài ba cá thể. Chung quanh chuồng nuôi tập thể này là vách bít bùng nên cả ngày trĩ được … ăn no ngủ kỹ.
Để chuồng được thông thoáng cho chim được hít thở dưỡng khí bên ngoài tràn vào, ta nên trổ nhiều cửa sổ. Các cửa sổ này đều được giăng kín lưới kẽm hoặc lưới B40. Mỗi cửa sổ đều được lắp cánh cửa để mở ra vào ban ngày và đêm hôm thì đóng kín lại nhằm ngăn ngừa không khí lạnh tràn vào, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của chim trĩ thịt nuôi bên trong.
Trong chuồng chim trĩ, bên trên ta vẫn làm giàn cho chim đậu ngủ, và khắp nền chuồng nên rải một lớp dày vỏ trấu hoặc cát, mạt cưa để hút ẩm. Các vật liệu dùng rải nền chuồng này cần được thay mới định kỳ. Và mỗi lần tổng vệ sinh như vậy, nền chuồng cần được tẩy rửa kỹ với thuốc sát trùng mới hợp vệ sinh …
Nói chung, chuồng nuôi chim trĩ đòi hỏi phải thông thoáng (trừ chuồng úm trĩ con). Vách chuồng phải xây bằng gạch, hay dùng tôn, ván dừng kín lại, như vậy mới ngăn chặn được trĩ nuôi bên trong đào thoát ra ngoài, mà lũ mèo chuột, chim hoang bên ngoài cũng không thể lọt vào trong để ăn trứng, tranh cướp thức ăn của trĩ lớn và giết hại trĩ con.
Chuồng Nuôi Chim Cảnh Sinh Sản
Chuẩn bị vật liệu xây dựng và cây dự kiến trồng trong chuồng nuôi chim cảnh sinh sản. Lưu ý rằng cây trồng nên nghiên cứu cho phù hợp với tập tính sinh học của loài chim định nuôi. Chuồng chim sinh sản mẫu được xây dựng để thực hiện một bộ sưu tập: các loài cây trồng được chọn là các loại lùm bụi mọc không cao nhưng cành nhánh nhiều, lá nhỏ để không quá che khuất chim nhỏ và khi phát triển sẽ rất rậm rạp:
chuồng nuôi chim cảnh sinh sản
Chuẩn bị gạch xây và cây trồng: Đây là mẫu Hoạch định chỗ đất sẽ làm chuồng chim. Bắt tay thực hiện bờ bao nền: Dựng khung lưới. Khung hàn bằng sắt. Ốp tôn ở các khu vực muốn che chắn gió mưa: Đưa cây vào trồng. Đưa vật liệu trang trí và các vật dụng cần thiết khác vào chuồng:
Và những chim thường được chọn thả trong những loại chuồng như thế này: chuồng chim cảnh sinh sản rất điển hình ở Úc của người nuôi nghiệp dư để nuôi các loài chim. Nền chuồng trải cát hoặc đất và sỏi sạn nhỏ – thường được tận dụng nuôi thả vài ba chú chim cút ở dưới để tận dụng thức ăn và sâu bọ rơi vãi từ trên xuống: Rõ ràng là không cứ phải có diện tích lớn mới làm được chuồng nuôi chim cảnh sinh sản. Sự sáng tạo, quyết tâm và tính toán đầu tư cẩn thận sẽ cho những kết quả bất ngờ với người thân trong gia đình và sự thỏa mãn cho chủ nuôi chim.
Những mẫu thiết kế chuồng nuôi chim cảnh sinh sản nhỏ gọn, đơn giản mà người chơi VN ta hoàn toàn có thể học tập
Với nền sàn xi-măng và cây trồng trong chậu: giúp chủ động xử lí, thay đổi thiết kế nội thất bên trong: Xinh xắn trong sân vườn với mái che dạng mái ngói và nền xi măng. Thiết kế trồng thân cây khô – thích hợp cho các loài chim hay gặm phá lá cây như yến phụng hoặc vẹt cỡ trung: Một mẫu sân sau nhà, có thể đứng từ lan can ban công ngắm ra chuồng chim: Người nuôi đã tận dụng một dụng cụ treo quần áo bằng gỗ trong nhà đã hỏng để sáng tạo thành một thân cây nhân tạo có nhiều cành đậu cho chim:
chuồng chim cảnh sinh sản
Khay thức ăn tự động Một trong những dụng cụ thường được suy nghĩ sử dụng trong chuong nuoi chim sinh sản là những cái cóng, khay thức ăn có khả năng điều tiết tự động lượng thức ăn hàng ngày cho chim.
Lí do: Việc chăm sóc một vườn chim tự nhiên thường không tiến hành qua các bước tỉ mỉ thay cóng ăn uống hàng ngày như chăm sóc lồng chim đơn lẻ. Ngoài ra: tạo điều kiện cho chim có thể ‘tự kiếm ăn’ ở một nghĩa mở rộng phù hợp với aviary cũng là cách để người nuôi triển khai gần đúng ý nghĩa nuôi chim trong điều kiện bán tự nhiên và khiến chim phải vận động tìm tòi thức ăn gần giống với đời sống hoang dã của chúng.
Mặt khác, một vườn chim thường có nhiều cá thể và mỗi con lại có một tính nết, một thói quen ăn uống. Trong đó rất nhiều cá thể có thói quen bươi móc thức ăn: làm phí phạm thức ăn và những thức ăn dư thừa, rơi đổ nếu không được tận dụng nhanh chóng sẽ mời gọi côn trùng, động vật có hại đến vườn chim. Khiến người nuôi mất thì giờ làm vệ sinh và tốn kém chi phí thay thức ăn mới.
Liên hệ tư vấn lắp đặt chuồng chim cảnh sinh sản tại nhà tphcm gọi 0937.527.606 Thắng
Làm Nhà Nuôi Chim Yến Bằng Vật Liệu Giá Rẻ
Nếu sử dụng vật liệu tổng hợp compozit (hay composite) trong xây dựng nhà nuôi chim yến, chi phí đầu tư ban đầu sẽ giảm. Chỉ với 300 triệu đồng, người dân có thể hoàn thiện được một nhà nuôi chim yến, thay vì phải chi tiền tỷ như trước đây.
Nhà nuôi chim yến của anh Nguyễn Văn Anh (ở ấp Bể Bạc, xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ) có chi phí đầu tư ban đầu là 400 triệu đồng theo giải pháp xây dựng mới. Ảnh: H.Yến
Đó là điều mà anh Nguyễn Văn Anh (ấp Bể Bạc, xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ) khẳng định. Tự tin với hướng đi này, gia đình anh đã đầu tư 8 nhà nuôi chim yến ở Đồng Nai và Gia Lai. Anh cũng đã tư vấn và thi công 20 nhà nuôi chim yến cho người dân ở 2 địa phương này.
* Xây nhà nuôi chim yến lắp ráp từng phần
Hiện nay, nghề nuôi chim yến đang có tốc độ phát triển “chóng mặt”. Tổ yến là loại thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng, giá bán cao. Nếu đầu tư nhà nuôi chim yến thành công thì chủ đầu tư có thể “sống khỏe” nhờ việc khai thác tổ yến. Vì thế, không ít người chi tiền tỷ để xây dựng nhà nuôi chim yến, dù biết rằng khả năng thất bại của nghề này cũng rất cao. Bởi lẽ, chim yến là loài rất khó tính: dẫn dụ chưa chắc đã đến ở, đến ở chưa chắc đã làm tổ, làm tổ rồi chưa chắc đã ở lại luôn…
Do chi phí đầu tư cao mà chưa chắc đã thành công nên đến nay nghề nuôi chim yến hầu như chỉ dành cho giới nhà giàu. Những hộ nông dân có thu nhập thấp dù muốn cũng khó lòng theo đuổi nghề này. Xây dựng cơ bản là khoản chi phí lớn nhất khi đầu tư làm nhà nuôi chim yến. Vì vậy, muốn giảm chi phí đầu tư ban đầu thì cách tốt nhất là hạ giá thành xây dựng nhà nuôi chim yến xuống nhưng vẫn phải đảm bảo các tiêu chí để dẫn dụ đàn yến. Giải pháp được anh Nguyễn Văn Anh đưa ra là dùng vật liệu compozit thay thế cho sàn đúc bê tông.
Theo đó, nhà nuôi chim yến thường có thiết kế ít nhất là 2 tầng, sàn thường được đổ bê tông. Ưu điểm của giải pháp xây dựng này là kiên cố, chắc chắn. Nếu đầu tư nuôi yến thất bại thì có thể chuyển sang làm nhà ở. Khuyết điểm là sàn bê tông có thể thấm nước làm cho các thanh gỗ (nơi chim yến đậu để làm tổ) bị ẩm mốc, chim yến dễ bỏ đi.
“Nếu thay thế sàn bê tông bằng vật liệu compozit sẽ có các ưu điểm như: thời gian thi công nhanh hơn, giá thành rẻ, vật liệu không bị thấm nước. Cũng do đặc tính nhẹ của vật liệu nên có thể xây dựng theo kiểu lắp ghép từng phần được, tức là yến về nhiều tới đâu thì làm rộng ra tới đó. Chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn. Nhưng vật liệu này cũng có nhược điểm là không được chắc chắn. Vì vậy, với cách xây dựng này người dân chỉ có thể làm nhà chuyên để nuôi chim yến chứ không làm theo kiểu kết hợp bên dưới làm nhà ở, bên trên làm nhà nuôi chim yến như cách xây dựng sàn bằng bê tông được” – anh Văn Anh giải thích.
Ngoài ra, anh dùng vật liệu gỗ tự nhiên để ráp trần, làm nơi cho yến cư trú và làm tổ. Dàn âm thanh dẫn dụ chim yến được chia làm nhiều loại: loại tiếng ngoài dùng để hấp dẫn chim yến quy tụ lại; loại tiếng hút để thu hút chim chui vào nhà; loại tiếng ở trong để chim yến tưởng rằng nhà này đã có nhiều chim yến ở mà không bỏ đi… Sau quá trình tìm hiểu tại nhiều nơi, hiện tỷ lệ thành công trong quá trình xây nhà yến của anh Văn Anh khá cao, từ trên 70% trở lên.
* “Thuyền nhỏ tiến vào rạch sâu”
Với giải pháp này, anh Nguyễn Văn Anh đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đồng Nai năm 2023 và được lọt vào vòng chung kết. Bà Nguyễn Thị Hoàng, Giám đốc Sở Khoa học – công nghệ cho biết: “Dự án của anh Văn Anh tuy không đoạt giải nhưng lại là dự án duy nhất nhận được khoản đầu tư trị giá 500 triệu đồng”.
Với giải pháp xây dựng nhà nuôi chim yến của anh Nguyễn Văn Anh, trung bình chi phí đầu tư ban đầu cho một nhà nuôi chim yến rộng khoảng 80-100m 2 là 300 triệu đồng. Đây là số tiền mà nhiều hộ nông dân có thể đáp ứng được.
Anh Văn Anh hào hứng nói: “Tôi nghĩ những người đầu tư nhà nuôi chim yến trị giá hàng tỷ đồng cũng giống như những con thuyền lớn. Mà thuyền lớn thì phải đi ở sông rộng, tức là đối tác đầu tư cũng phải nhiều tiền. Còn giải pháp đầu tư của tôi lại giống như con thuyền nhỏ. Tôi không đi ra sông rộng mà sẽ luồn lách vào rạch sâu, là đến với những người nông dân có vốn đầu tư nhỏ. Đây là một thị trường xây dựng nhà nuôi chim yến tiềm năng. Bởi theo tôi, điều kiện ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, thậm chí là cao nguyên, hải đảo thì phù hợp để nuôi chim yến hơn vùng đô thị”.
Sau khi xây dựng cho gia đình thành công, anh Văn Anh đã thành lập công ty, nhận tư vấn, thi công nhà nuôi chim yến cho người dân. Đến nay, anh đã thi công nhà nuôi chim yến cho hơn 20 hộ, chủ yếu ở Đồng Nai và Gia Lai.
Khảo sát kỹ trước khi quyết định xây nhà nuôi chim yến
Theo kinh nghiệm của anh Nguyễn Văn Anh, muốn nuôi yến khâu đầu tiên là phải khảo sát xem khu vực định làm nhà nuôi có yến hay không. Nên quan sát vào mỗi buổi chiều xem chim yến có bay về phía nhà nuôi và hướng bay của chim yến. Nếu chim bay về từ nhiều hướng thì nên chọn hướng có số lượng chim nhiều nhất để xây nhà: lỗ thu chim phải đặt đối diện với đường chim bay để đón trọn đàn chim vào nhà.
Ngoài ra, có thể chuẩn bị loa cùng với một file âm thanh dẫn dụ chim yến, phát tiếng loa thử vào nửa buổi sáng hoặc cuối giờ chiều. Khu vực được coi là khả thi để làm nhà nuôi yến phải có khoảng từ 50 con trở lên bay qua.
Hải Yến
Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Chuồng Chim Cảnh Giá Rẻ Tphcm trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!