Xu Hướng 11/2023 # Lạ Mà Hay: Dùng Chim Chào Mào Đầu Đàn Dụ Chim Rừng Về Hót Quanh Nhà # Top 20 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Lạ Mà Hay: Dùng Chim Chào Mào Đầu Đàn Dụ Chim Rừng Về Hót Quanh Nhà được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sinh ra và lớn lên giữa bốn bề núi rừng bản Chừn, từ nhỏ anh Sâm được theo chân người lớn đi khắp núi rừng, được nghe tiếng chim hót véo von. Khiến anh Sâm rất thích thú và có niềm đam mê đặc biệt với chim, nhất là chim chào mào.

Chào mào là loại chim rừng được rất nhiều người yêu thích vì tiếng hót của chúng rất hay.

Không giống như những kẻ chuyên săn bẫy chim để vụ lợi, mua bán hoặc giết thịt, anh Sâm chỉ bẫy chim đầu đàn làm “chim mồi”, dùng tiếng hót dụ đàn chim rừng về đậu quanh vườn nhà để thưởng thức tiếng hót.

Anh Sâm nói rằng: Để bắt được con chim đầu đàn không hề đơn giản chút nào, bởi chúng là những con chim tinh ranh nhất, khôn nhất trong đàn. Để bẫy được chúng, đầu tiên phải nhận biết được mùa, thời kỳ chim sinh trưởng, điều quan trọng là phải có chim đầu đàn khác làm mồi nhử, dẫn dụ chim đầu đàn trên rừng về. Người xưa thường nói “chim tức nhau tiếng gáy”, khi chim đầu đàn bị con chim khác khiêu khích bằng tiếng hót, sẽ rất phấn khích, tức giận, lập tức bay đến để chọi, rồi bị mắc bẫy.

Chim chào mào đầu đàn của anh Quàng Văn Sâm.

Theo anh Sâm, tháng 3 đến tháng 5 là thời điểm thích hợp nhất để bẫy chim đầu đàn, bởi thời gian này là mùa chim giao phối, những con chim chào mào đực đầu đàn rất hung hăng, dễ bị khiêu khích khi có con chim khác hót quấy nhiễu. Ngoài ra, vào những tháng khác thường chỉ bắt được các loại chim mới lớn, chim non, tiếng hót chưa hay. Khi bẫy chim phải chọn nơi vắng vẻ, bụi rậm hoặc bóng cây to đặt bẫy, dụ chim.

Dụng cụ bẫy chim đầu đàn của anh Sâm.

Tuy có sở thích chơi chim nhiều năm nhưng trong nhà anh Sâm lúc nào cũng chỉ lác đác 2 – 3 lồng nuôi chim, những con chim này đều tự tay anh bẫy được, chúng hót rất hay. Ngày nào cũng hót dụ cả đàn chim rừng bay về đậu quanh vườn nhà, nhìn thích mắt, nghe vui tai, không biết chán.

Chim chào mào đầu đàn của anh Sâm.

“Không như trước đây nuôi chim là để nghe chúng hót, bây giờ nhiều người bẫy chim để để bán, để thịt, khiến chim chào mào rừng giảm đi rất nhiều. Mấy năm trước, Nhà nước đã cấm sử dụng súng kíp, súng tự chế, trong bản nhà nào cũng giao nộp súng không còn ai sử dụng nữa. Nhưng bây giờ lại xuất hiện lưới bẫy chim, bán la liệt ngoài chợ với giá rất rẻ, tác hại của chúng còn hơn cả dùng súng săn, cả đàn chim bị sa bẫy chỉ trong chốc lát. Nếu tình trạng này tiếp diễn thì rừng sẽ chẳng còn chim hót nữa”, anh Sâm tâm sự.

Cách Dụ Chim Yến Về Nhà Và Tăng Bầy Đàn Nhanh Chóng

Phải chăng dụ chim yến khó khăn lắm nhỉ. Xây nhà nuôi chim yến luôn phải đảm bảo được môi trường sinh cảnh lẫn một số đặc tính chim yến như Âm, ẩm, khí, sáng, nhiệt, mùi, an toàn. Ngoài ra, thiết kế nhà yến dùng loại đà nào tăng không gian yến làm tổ cũng như vận hành nhà yến làm sao dụ được chim non lại và tăng bầy đàn một cách nhanh chóng theo từng năm.

Có cách nào dụ chim yến về nhà làm tổ không nhỉ ?

Phần lớn mọi người tìm hiểu nguồn kiến thức từ nguồn sách vở, internet (Facebook, Youtube, Diễn đàn, Web), người không có chuyên môn dẫn dụ yến. Rất ít người chịu kiểm chứng các thông tin “gọi yến về nhà” rồi mới áp dụng. Ngay từ lúc bắt đầu dụ chim yến về nhà, mọi người phải nắm bắt được các yếu tố :

Sở dĩ người có tâm gọi yến luôn kêu các bạn phải tìm hiểu nắm bắt các yếu tố trên là giúp cho bạn có thể tự vận hành nhà nuôi yến mình một cách dễ dàng, tiết kiệm được chi phí, giảm thời gian làm việc qua lại xuống nhiều. Một khi đã nắm rõ các yếu tố đó, bạn có thể hiểu thêm một số bí mật cách dụ chim yến về nhà theo 3 nguyên tắc chính anh em kỹ thuật nuôi yến hay sử dụng

DỤ 👉 GIỮ + DỤ 👉 TĂNG ĐÀN

Tất nhiên, nhà nuôi yến trước khi dụ chim yến vào nhà phải đáp ứng được những yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật ban đầu từ lúc khảo sát cho đến thiết kế, thi công, lắp đặt thiết bị.

Đồng bộ âm lượng, loa : Mua loa phải đồng nhất từ loa dẫn, loa ru cho tới loa phóng để khi phát sẽ tốt hơn và bảo trì cũng dễ dàng hơn. Âm thanh yến luôn có 1 quy trình kiểm tra rồi mới ứng dụng vào nhà nuôi yến. Hạn chế sử dụng các âm thanh yến lạ gây nhiễu loạn. Càng không nên sử dụng các âm yến pha SOS (âm ) tưởng rằng có nhiều chim bay cho rằng là âm tốt. Bí mật nhỏ tìm file âm thanh chất lượng “Hỏi xin âm những nhà nuôi yến thành công gần khu vực của mình qua các hiệp hội, cộng đồng, hợp tác tại địa phương đó”

📢 Tham khảo : Âm thanh dụ yến – Chiêu trò mua bán

Đồng bộ khí : Nhà ban đầu phải sạch không có mùi hoá chất hay bất kỳ gì hết. Còn nếu áp dụng mùi vào thì bạn phải hiểu được về nó kỹ (Lưu ý : Khí ở đây không phải là gió đâu mà đưa gió vào nhà là tiêu)

Độ ẩm : Tương thích với chim non vào nhà. Thường độ ẩm của nhà gọi chim non sẽ cố độ ẩm bằng với môi trường ở đó là hay nhất

Đồng bộ sáng : Đặc điểm của loài chim yến là thích trong hang có chỗ tối, lờ mở, ít sáng hạn chế thiên địch nên ánh sáng chỉ bố trí hai nơi đó là lõ ra vào và lỗ thông gió. Các phần còn lại ngôi nhà nên hạn chế nguồn ánh sáng, nghiên cứu thật kỹ để bố trí dẫn dụ chim.

An toàn : Hạn chế các thiên địch từ các thú ăn thịt và gây rối loạn chim yến. Kiểm tra nhà yến bằng camera quan sát. Tránh các loài khác coi nhà yến là nơi làm tổ. Đặc biệt là dơi, chim yến cỏ v.v…

Tóm gọn cách dụ chim yến vào nhà những năm đầu, chủ nhà chỉ cần chỉnh âm thanh phù hợp kèm yếu tố giữ nhà sao cho thoáng khí sạch sẽ tránh tác động của con người là được. Quá trình này, các bạn cân nhắc ứng dụng các kỹ thuật dụ yến. Thường xuyên tham khảo nhờ sự giúp đỡ miễn phí của các chuyên gia đã trải nghiệm dẫn dụ yến ở khu vực đó

Một khi chim yến đã vào, việc vận hành nhà yến lại càng hết sức quan trọng trong vai trò vừa dụ chim non vừa giữ chim bố mẹ ở lại. Nếu nhà nuôi yến đã đạt được số lượng tổ yến trên 100 thì các bạn cần phải thận trọng này hơn để bước qua giai đoạn tăng đàn (Giai đoạn này mất 1 đến 3 năm) . Giai đoạn dụ yến, giữ yến cần quan tâm các yếu tố sau

Âm yến : Không được thay đổi nếu đã ổn định ngay từ bước đầu dụ yến. Vì giai đoạn này, bản thân chim mẹ bay ra bay vào là đường dẫn tốt nhất cho các chim con. Có chăng đi nữa là bạn bố trí lại một số loa yến bên trong cho những chỗ chưa vào hay bay vào quá ít. Song song, các bạn nên kiểm tra các thiết bị có hỏng hóc hoặc cường độ âm thanh db gọi yến không.

Độ ẩm : Thay đổi 2 đến 3 đơn vị so với môi trường bên ngoài. Tránh hạn chế thay đổi độ ẩm quá nhanh tạo ra sự bất ổn khiến chim cho khó chịu đi nhiều

Khí : Luân chuyển khí phù hợp ở các phòng như ban đầu thiết kế. Thường xuyên dọn dẹp phân chim sạch sẽ và các yếu tố đọng nước làm cho bắt mùi khó chịu.

An toàn : Số lượng chim yến tăng sẽ làm gia tăng các loài thú ăn thịt từ bên ngoài cũng như các loài bò sát, thằn lằn, côn trùng phá chim yến. Bên cạnh đó là tổ yến là sản phẩm có giá trị cao lên đến hàng trăm triệu đồng nên sẽ có sự dòm ngó của những kẻ trộm tham lam làm ảnh hưởng việc giũ dụ chim yến là tất yếu.

Nói thật chim yến đã vào nhà rồi, mọi người chỉ cần vận hành nhẹ nhàng những yếu tố cân bằng môi trường sống về “độ ẩm, nhiệt, khí” theo quy trình là được.

CÁCH TĂNG ĐÀN CHO NHÀ YẾN

Ít ai nhận ra việc tăng đàn không khó sau khi đã qua được giai đoạn dụ, giữ thành công. Thường việc tăng đàn không được, phần lắm nằm ở ngôi nhà yến do chủ đầu tư yêu cầu

Mô hình nhà nuôi yến : Lời khuyên của những người có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề nên chọn nhà yến kiên cố thay cho nhà cấp 4, nhà tiến chế được xây dựng trong khu dân cư sinh sống. Nhà yến kiên cố sẽ cho tuổi thọ cao hơn, dễ quản lý trong vấn đề theo dõi chim yến và truy xuất nguồn gốc của tổ

Chọn đà làm nhà yến sao cho phù hợp tăng được diện tích mặt sàn và tuổi thọ sử dụng lâu của đà. Thông dụng các loại đà đáp ứng là đà gỗ Meranti (Malaysia), đà đá, đà bê tông đúng tiêu chuẩn Mac.

Nắm bắt tập tính sinh học của loài theo sơ đồ la bàn có nguồn gốc từ Malaysia hoặc nên tham khảo một số ý kiến của những người nuôi yến đi trước kèm ý kiến của các chuyên gia ở Việt Nam là các bạn có thể biết cách tăng đàn một cách đáng kể từ năm thứ 5 trở đi

Hàng năm, theo dõi các tác động ngoại cảnh từ bên ngoài mang tính yếu tố khí hậu thời tiết để điều chỉnh các yếu tố trong nhà yến cho phù hợp. Nạn săn bắt trộm, phóng sanh, làm thịt hoặc cạnh tranh ở các nhà yến với nhau là yếu tố mang tính con người nên cần đặc biệt quan tâm tránh tình trạng mất chim sau một thời gian dẫn dụ, giữ thành công. Nên tham gia vào một số liên kết từ hiệp hội yến sào Việt nam hoặc những anh em ở địa phương để cùng nhau đưa ra các giải pháp phát triển tránh được các tình trạng mất chim.

Cách tăng đàn chim yến hiệu quả lên 300%

Như đã đề cập ở phía trên, tôi cũng chia sẻ cho các bạn một số bí quyết tăng đàn bằng cách áp dụng kỹ thuật xây đà bê tông đa tầng do chính công ty PIMIRA sáng chế. Đây là loại đà yến được nâng cấp từ đà bê tông truyền thống. Ưu điểm đà yến Pyramid có độ bền cao, tận dụng tối đa toàn bộ diện tích mặt sàn v.v.. mà chưa có đà nhà yến nào cùng loại nào có.

Ảnh sơ đồ la bàn chim yến bên Malaysia

Video hé lộ bí mật cách làm đà PYRAMID bê tông đa tầng cho nhà yến

⚠ Lưu ý : Một số thông tin bài viết trên mang tính sưu tầm từ các anh em chủ nhà yến, anh làm nghề gọi yến cộng thêm các nguồn tư liệu nước ngoài ở Malaysia, Indonesia v.v… . Có gì sơ sót hoặc sai, anh em có thể bỏ qua và góp thêm 1 tí kiến thức cho nền yến sào nước nhà Việt Nam

Luyện Chào Mào Hót Sáng Hót Hay Dùng Để Thúc Bổi Căng Hót Luyện Chào Mào Căng Lửa, Chào Mào Hót Đấu

Luyện chào mào hót sáng hót hay Dùng để thúc bổi căng hót Luyện chào mào căng lửa, chào mào hót đấu Chim Chào mào: có tên khoa học là (Pycnonotus jocosus) là một loài chim thuộc bộ Sẻ phân bố ở châu Á. Luyện chào mào hót sáng hót hay Dùng để thúc bổi căng hót, chào mào hót đấu Luyện chào mào căng lửa luyện chào mào hót sáng 2023, luyện giọng chào mào hót sáng, luyện giọng chào mào hót hay, luyện giọng chào mào, luyen giong chao mao, luyện chào mào hót sáng, chào mào hót hay, chào mào, bird, chim chao mao, luyen chao mao hot sang, chao mao, chim chào mào, luyện chào mào hót căng lửa, chaomao, chao mao hot, chào mào hót, chào mào giọng kép, chào mào giọng xoắn, CHÀO MÀO, Luyện chào mào hót sáng, luyện chào mào căng lửa, chào mào hót đấu, Luyện chào mào hót sáng 2023, birds, Luyện chào mào hót sáng 2023, luyen giong chao mao, luyện chào mào hót sáng, luyện chào mào hót buổi sáng, chào mào hót hay, chào mào, bird, chim chao mao, luyen chao mao hot sang, chao mao, chim chào mào, chaomao, chao mao hot, chào mào hót, 2023, luyen chao mao hot sang 2023, chao mao 2023, luyện chào mào hót 2023, luyện giọng chào mào 2023, luyen giong chao mao 2023, CHÀO MÀO, birds, luyện giọng chào mào hót hay, luyện giọng chào mào hót sáng,luyện giọng chào mào chào mào có chiều dài khoảng 20 cm. Nó có phần trên màu nâu và phần dưới màu trắng với hai bên sườn bóng và một cái cựa sẫm màu chạy trên bầu ngực ngang vai. Nó có mào đen nhọn cao, mặt đỏ và đường viền đen mỏng. Đuôi dài và có màu nâu với các đầu lông màu trắng, nhưng vùng lỗ thông hơi có màu đỏ. Con non thiếu mảng đỏ phía sau mắt và vùng lỗ thông hơi có màu cam đỏ.

Tiếng gọi lớn và gợi nhiều sức gợi là một tiếng kink-a-joo sắc nét (còn được phiên âm là pettigrew hoặc kick-pettigrew hoặc rất vui được gặp bạn[7]) và bài hót là một cuộc tán gẫu mắng mỏ. Chúng thường được nghe nhiều hơn là được nhìn thấy, nhưng chúng thường dễ thấy đậu vào buổi sáng khi chúng kêu từ ngọn cây. Tuổi thọ khoảng 11 năm.[8] Yêu Chim làm những tiếng chim mồi hay nhất, để mọi người dùng những tiếng chim này có thể các bạn dùng để luyện chim, bẫy chim hoặc săn bắt thú rừng tùy vào sở thích của mỗi người. Yêu Chim hay làm tiếng chim mồi chuẩn nhất luyện giọng chào mào, chào mào, luyện giọng chào mào hót sáng, luyện giọng chào mào hót, luyện giọng chào mào hót hay, luyen giong chao mao, luyện chào mào hót sáng, chào mào, chao mao, chim chào mào, bird, birds Facebook: https://sum.vn/RUn5V Fanpage Chào mào hót hay: http://pesc.pw/EQ4PQ #chimchaomaohot #chaomaohot #luyengiongchaomaohot Yêu Chim làm những tiếng chim mồi hay nhất, để mọi người dùng những tiếng chim này có thể các bạn dùng để luyện chim, bẫy chim hoặc săn bắt thú rừng tùy vào sở thích của mỗi người. Yêu Chim hay làm tiếng chim mồi chuẩn nhất

Luyện chào mào hót sáng hót hay Dùng để thúc bổi căng hót Luyện chào mào căng lửa, chào mào hót đấu

Nguồn chia sẻ tại: https://xanhsky.com/

Luyện Chào Mào Hót Giọng Hay Chuẩn, Giọng Rừng 15 Âm Kép, Luyện Giọng Chim Chào Mào Giọng Rừng

Đang xem: Luyện chào mào hót giọng hay chuẩn, giọng rừng 15 âm kép

Cách luyện chim chào mào hót hayKhi chim cất tiếng hót nghĩa là nó đã cảm thấy được bình yên trong cuộc sống, lấy lại được sự tự chủ, không còn sợ hãi gì nữa.Chào mào (chóp mào) là một loài chim thông dụng nuôi hót ở Việt NamNhư bạn đã biết giọng hót của chim (tất nhiên là chim trống) biểu tỏ sức mạnh của nó trước kẻ thù. Mỗi con chim hùng cứ một vùng, theo kiểu “rừng nào cọp nấy”. Nó chiếm cứ một vùng rừng núi nào đó, trọn quyền kiếm ăn trong lãnh địa của mình, không cho một đồng loại nào tranh cướp. Vì vậy, chim dùng tiếng hót làm một lợi khí để dọa nạt kẻ thù. Do đó, chỉ khi nào chim thật dạn dĩ, lấy lại được sự tự chủ nó mới siêng hót và hót hay. Giọng hót của chim cũng nhằm mục đích “chọc gái” trong mùa sinh sản. Trong mùa sinh sản, chim mái thường chọn cho mình những anh chàng hót hay để “gá nghĩa” một mùa. Vì vậy, để được người yêu ghé mắt xanh đến, chim trống chỉ còn cách cố hót thật hay để quyến rũ.Loài chim có khả năng bắt chước những âm thanh vừa lạ vừa hay để làm giàu cho âm điệu làn hơi của mình, do đó, chim càng sống lâu năm càng có giọng hót hay. Vì vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy giọng hót của chim ảnh hưởng sâu đậm từ môi trường sống của chúng. Một con Chích Chòe Lửa sống ở rừng rậm cây cao bóng cả, có giọng hót véo von như gió ngàn xào xạc. Trong khi đó những con Chích Chòe Lửa sống cạnh vùng có núi cao thác lớn, giọng của chúng lại hơi nhặt rồi thôi thúc như tiếng nước réo gọi ầm ầm…Lợi dụng chim biết bắt chước mọi thứ âm thanh lạ quanh môi trường sống của chúng, nên từ xa xưa các nhà điểu học châu Âu đã dùng nhiều nhạc cụ như kèn đồng, đàn sáo thổi lên cho chim bắt chước, và họ đã thành công.Ngày nay, chúng ta có nhiều cách để tập cho chim có giọng hót vừa hay, vừa giàu âm điệu, siêng hót :- Năng tập dượt: Mỗi tuần vài lần, ta nên đem chim đến các câu lạc bộ nuôi chim hót, hoặc có các tụ điểm nuôi chim do một số nghệ nhân tổ chức… để chim được dịp “học hỏi” những âm điệu của chim khác mà làm giàu cho giọng hót trầm bổng của mình. Nếu gặp được tay “kỳ phùng địch thủ”, chim sẽ hăng say đấu giọng hàng giờ, khiến chim sung sức lên, về nhà hót mãi…- Nuôi chim “giáo sư”: Hầu hết các loại chim hót như Họa Mi, Chích Chòe, Sơn Ca … nếu có chim “giáo sư” dẫn dắt sẽ siêng hót và hót hay. Chim “giáo sư”, con chim hót bậc thầy (maitre de chante) khi cất tiếng hót lên sẽ khiến cho cả đàn chim chú ý bắt chước.

Chỉ có những con chim đủ lửa mới “cả gan” đấu tay đôi với chim bậc thầy, còn những chim khác thì bị “đe” không dám mở mồm hó hé. Thế nhưng, dẫu sợ chúng vẫn lắng tai học hỏi những âm điệu mới lạ để bắt chước sau này. Việc tập luyện này không nên kéo dài quá lâu, vì những con còn non lửa sẽ bị “đè” mãi sinh nhát, khó “nổi” lên được ! Sau thời gian luyện tập, ta có thể gửi chim “giáo sư” đến một nơi khác, hoặc treo thật xa để giọng hót của nó không làm cho bầy chim non “yếu lửa” khiếp sợ.- Băng cassette: Thay vì nuôi con chim “giáo sư” tốn kém, ta có thể thâu giọng nói của chim bậc thầy này vào băng cassette, để thỉnh thoảng chạy băng phát cho chim nghe. Phương pháp này đôi khi lại hiệu nghiệm nếu ta biết điều chỉnh volume xuống mức thấp, để chim non lửa khỏi khiếp sợ.- Nuôi chim mái : Chim mái không biết hót, nó có giọng “sùy nhè nhẹ, nhưng có tác dụng lớn là kích thích sự hăng say của chim trống.Một chim mái có thể kích thích được bốn năm con trống. Cứ mỗi lần nghe tiếng mái sùy là chim trống cất cao giọng hót.Chim mái rẻ tiền, nhưng cũng ít người chịu nuôi. Vì cứ nuôi mái mãi trong nhà thì con trống sẽ có thói quen tệ hại là nghe mái sùy nó mới hót. Đó là một sự phiền phức.Chim mái khôn bao giờ nên để gần chim trống, và nên treo chỗ khuất, tuyệt đối không cho trống thấy mặt, như vậy trống mới sung và chịu hót.Thường, gặp những con trống suy ta mới cho mái sùy độ một tuần để “vực” lên. Còn trống đã đủ lửa thì không cần đến chim mái.Vì vậy, chim mái chỉ dùng trong một giai đoạn, đúng ra, mỗi tháng chỉ cần có mặt vài ba ngày, sau đó tìm cách gửi nơi khác hoặc treo thật xa, như nhà trước nhà sau, hoặc dưới nhà trên lầu chẳng hạn.Với nhà chật chội, người ta ngại nuôi thêm chim mái, cũng vì lẽ này.Nhưng, với chim đá, nhất là Họa Mi, chim mái đóng vai trò quan trọng trong sự thắng bại của chim trống. Có con mái hay đến độ khi cất giọng “sùy” thúc giục con trống điên tiết lên, chỉ còn biết lăn xả vào kẻ thù mà đấu đá. Đấu chim Họa Mi mà thiếu lồng chim mái kèm theo thì khó lòng thắng được địch thủ.Tóm lại, mỗi con chim đều có giọng hót rừng tự nhiên của nó. Nhưng để cho giọng hót đó giàu âm điệu hơn, ta phải tập luyện cho chim có giọng hót hay hơn, ta phải tập luyện cho chim có giọng hót hay hơn. Cách tập luyện cơ bản như đã trình bày, có nhiều cách và không khó khăn vất vả gì. Chỉ cần chúng ta áp dụng do đúng phương pháp là sẽ đạt được kết quả như ý.

Cách Dụ Chim Yến Về Nhà Yến Mới Xây Dựng

Ngày đăng: 04-06-2023 09:14:26 AM – Đã xem: 2302

Sau khi đầu tư một khoảng vốn lớn để xây dựng mô hình nhà nuôi Yến, việc làm tiếp theo mà hẳn ai cũng thắc mắc đó là làm thế nào để có thể dụ được chim Yến về ngôi nhà mình mới vừa xây xong.

Chúng tôi xin chia sẻ vài kinh nghiệm như sau:

Cần phải vệ sinh một cách sạch sẽ, khử mùi xi măng và các tạp chất khác bám trong nhà.

Bước tiếp theo là việc lựa chọn trang thiết bị để lắp đặt trong nhà yến vì nó quyết định tới sự thành công của ngôi nhà yến. Trang thiết bị phải phù hợp với từng vùng miền và cấu trúc của ngôi nhà yến.

Các thiết bị cần thiết cần trang bị

Vật liệu gỗ làm giá tổ chim Yến

Mua những vật liệu gỗ có chất liệu, hình dạng, kích thước, màu sắc… phù hợp với loài chim Yến. Thanh giá gỗ này phải đảm bảo độ bám cho chim Yến trong quá trình sinh sống và làm tổ.

Máy loa phát ra âm thanh đa năng

Trong nhà Yến luôn được gắn hệ thống thiết bị âm thanh để tạo tiếng chim theo tập tính sống, phù hợp với bản năng của chim yến, được tạo môi trường âm thanh như hang yến tự nhiên. Mỗi hệ thống loa sử dụng âm thanh tiếng gọi chim khác nhau và âm lượng khác nhau.

Máy loa phát ra âm thanh đa năng có chức năng tạo ra âm thanh giống như tiếng kêu của chim Yến giúp dẫn dụ chim Yến về nhà sinh sống.

Lắp đặt hệ thống phun sương tạo độ ẩm thích hợp cho chim Yến

Hệ thống này sẽ giúp tạo ẩm và bổ sung nguồn nước cần thiết cho đời sống hàng ngày của chim Yến. Hệ thống phun sương sẽ tạo ra những hạt sương như những con mồi để dẫn dụ chim Yến tới vào lúc chim Yến đi kiếm ăn về.

Lắp đặt hệ thống thiết bị ổn định nhiệt độ bên trong nhà Yến

Hệ thống tạo nhiệt trong quá trình hoạt động phải phối hợp được với hệ thống tạo ẩm trong nhà để đảm bảo độ ẩm của ngôi nhà Yến vì trong quá trình giảm nhiệt thì độ ẩm sẽ giảm xuống. Mặt khác, trong quá trình hoạt động hệ thống tạo nhiệt cần phải đóng hệ thống thông gió. Hệ thống thông gió đối với các nhà Yến ở khu vực này được thiết kế có cửa (nắp) để đóng lại vào mùa đông.

Sử dụng các hợp chất chuyên dụng tạo mùi để dẫn dụ chim Yến

Sau khi nhà yến đã tiến hành lắp đặt đầy đủ các trang thiết bị cần thiết thì cần phải xử lý mùi nhà yến và tạo mùi cho nhà yến mới để dẫn dụ chim yến về sinh sống và làm tổ.

Nếu bạn còn đang băn khoăn trong việc tìm kiếm một đơn vị uy tín trong lĩnh vực xây dựng nhà yến chuyên nghiệp tại TPHCM để hỗ trợ bạn xây dựng nhà nuôi yến có quy mô và hiệu quả cao thì bạn hãy đến với chúng tôi. Công ty với nhiều năm kinh nghiệm thiet ke xay dung nha yen cam kết sẽ mang tới các bạn những công trình nha nuoi yen tại TPHCM phù hợp và những thiết bị hỗ trợ việc nuôi yến có chất lượng tốt nhất với chi phí hợp lý, giúp các bạn dễ dàng có được thành công.

Địa chỉ: 161B/62-64 Lạc Long Quân, P.3, Q.11, chúng tôi

Tel: (028).626 40659 – Fax: (028).384 61739

Tổng Quan Về Chim Chào Mào, Cách Chăm Sóc Chào Mào Khỏe Hót Hay?

Chim Chào Mào còn có tên gọi khác là chim Râu đỏ, chim Hoành Hoạch Mồng, chim đít đỏ hay chim chóp mũ đỏ. Tên khoa học của chim Chào Mào là Red-whiskered Bulbul nằm trong bộ chim sẻ biết hót, thường sống ở khắc các khu vực Châu Á.

Chim Chào Mào là loài chim thuộc bộ Sẻ và thuộc họ Chào Mào. Chim Chào Mào được miêu tả và đặt tên bởi Linnaeus vào năm 1758. Hiện nay trên thế giới có khoảng 149 loài chim Chào Mào.

Chào Mào là loài chim có kích thước nhỏ bé. Một chú chim chào mào trưởng thành chỉ nặng khoảng 60 – 80 gram. Chiều dài cơ thể của chúng dao động trong khoảng 17 – 23cm. Chào Mào cái thường có cân nặng nhẹ hơn chào mào đực, chúng chỉ to bằng 2/3 con đực. Một chú Chào Mào có tuổi thọ lên đến 11 năm.

Chim Chào Mào thường có phần đầu khá nhỏ, hơi dài. Phần mỏ của chúng nhọn, màu đen và khá cứng. Đôi mắt của chúng đen nhánh, tròn, được bố trí ở gần đỉnh đầu và mào của chúng. Điểm đặc biệt ở những chú chim này chính là chiếc mào lớn trên đỉnh đầu. Vì đặc điểm này chúng có tên gọi là Chào Mào.

Phần thân của chim Chào Mào thuôn dài, chắc khỏe, lưng thẳng và phần bụng hơi phệ. Chân của chúng khá nhỏ, khô. Bàn chân của chúng được chia thành các ngón nhỏ có móng sắc nhọn. Điều này giúp chúng bám vào các cành cây được chắc hơn.

Bộ lông của chim Chào Mào có khá nhiều màu sắc. Màu lông đầu chủ đạo của chúng là mà đen. Phần lông má và yếm ngực của chúng có màu trắng, phần lông ở gần mắt có màu đỏ. Phần mào của chúng thường có màu đen nhánh. Toàn bộ phần lông lưng và cánh của chúng có màu nâu. Phần đuôi của chúng khá dài thường có màu nâu, điểm xuyết màu đỏ hoặc trắng.

Thông thường, chim Chào Mào thường thay lông vào mùa ấm. Khi chúng thay lông, bộ lông cũ sẽ bị xơ, thưa và rất dễ bị ngấm nước mưa. Dấu hiệu cho biết chim thay lông đó chính là chào mào rỉa lông ngực nhiều.

Thời gian sinh sản ở chim Chào Mào thường bắt đầu từ cuối đông cho tới giữa mùa hè. Tức là từ tháng 12 năm trước đến hết tháng 5 năm sau. Và từ mùa xuân đến đầu đông từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm. Thời gian sinh sản của chim chào mào phụ thuộc vào môi trường sống. Trung bình 1 năm, 1 cặp chim chào mào đực cái có thể sinh sản được 2 lần/năm.

Chào Mào mái kích (thúc) trống. Đây là hiện tượng thường thấy ở những chú chim Chào Mào cái và trống đến mùa sinh sản. Những chú Chào Mào trống thường cúi đầu, cánh rủ xuống để thu hút con cái. Khi chim đực và cái kết đôi, chúng sẽ cùng nhau xây dựng tổ. Tổ của chim Chào Mào thường được làm từ các thân cây nhỏ, rễ cây và cỏ khô.

Trung bình một lần sinh sản, Chào Mào cái có thể đẻ được từ 2 – 5 trứng. Trứng của Chào Mào thường có màu nâu kem và điểm xuyết thêm các đốm màu nâu. Chim bố và chim mẹ sẽ ấp trứng trong khoảng 10 – 12 ngày thì con non bắt đầu nở. Khi trứng nở thành con, chim Chào Mào bố mẹ sẽ cùng nhau chăm sóc chim con và kiếm mồi cho con non ăn.

Về chế độ dinh dưỡng cho chúng là rất quan trọng cho cả chim trống và chim mái. Chim mái cần dinh dưỡng để tạo hệ trứng non. Chim sẽ ăn nhiều một cách đột biến do ngoài phải nuôi trứng thì chim mái còn phải nuôi lông. Chúng thường tự nhổ lông bụng của mình để lót ổ khi đẻ. Nên bạn nhớ chuẩn bị kỹ thức ăn cho chim để chim luôn đảm bảo sức khỏe.

Chim trống: Vẫn giữ chế độ ăn uống bình thường tức cám tổng hợp, trái cây & côn trùng. Đặc biệt là tăng cường thêm nhiều loại côn trùng như: dế, superworm, trứng kiến, sẽ giúp chim khỏe mạnh.

Chim mái: Có khẩu phần gần như chim trống nhưng phải bổ sung thêm các loại khoáng tổng hợp dành cho chim ăn quả trong mùa sinh sản có sẵn trên thị trường (Đã thay lông, có phong độ tốt).

Bạn biết không, chào mào có thể ăn được hầu hết các loại trái cây mà con người ăn được. Như đu đủ, cam, chuối, xoài, ráy, cà chua, ớt… Hoa quả trái cây là loại thức ăn không thể thiếu đối với Chào mào. Trong quá trình bạn nên luân phiên thay đổi nhằm giúp cho chim đỡ phải nhàm chán thức ăn. Ngoài ra việc luân phiên trái cây còn giúp cho chim hấp thụ được nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết.

Mào của chim phải to và gốc phải dày, tách to và phải xệ xuống.

Mỏ lớn và rộng, hầu và yếm lớn.

Mình thon dài, đuôi ngắn và cánh chắc khỏe, chân cao và phải to.

Trước khi cho cặp chim chào mào sinh sản bạn phải đảm bảo rằng cặp chim được chọn làm bố mệ phải được cách ly riêng và sức khỏe của chúng phải được đảm bảo.

Lồng nuôi chim sinh sản là loại lồng làm bằng lưới thép không rỉ. Kích thước nhỏ hoặc lớn tùy ý người nuôi. Nhưng tối thiểu chiều dài từ 180 cm, chiều rộng 120 cm, chiều cao 150 cm. Có rãnh để vệ sinh phân chim. Trong lồng còn bố trí giá thể thường làm bằng vỏ gáo dừa cắt ngang, bình gốm, rọ tre để chim làm tổ.

Hai khay nước và thức ăn, một máng tắm nhỏ, nhiều cành đậu cho chim non tập chuyền. Không đặt quá cao sẽ tăng nguy cơ chim non trượt chân khi chuyền. Lồng phải có ái che mưa, gió, mặt tiền quay về phía đón nắng sớm là tốt nhất. Vào những ngày nắng to, ta dùng lưới lan che chắn bớt lại mặt tiền lồng. Hai bên lồng che chắn bằng tôn hoặc gỗ để tạo cảm giác thôi mái & an toàn cho chim. Giảm stress khi chim bắt cặp và đẻ trứng.

Chào Mào là loài chim có thể ăn được cả động vật và thực vật. Thức ăn chủ yếu của chim Chào Mào thường là các loại trái cây như đu đủ, xoài, cam, dâu, chuối. Bên cạnh hoa quả, các loại củ như cà rốt, củ cải đường cũng là những món ăn chúng vô cùng yêu thích.

Ngoài các món ăn từ thực vật, chim chào mào còn có thể ăn các loài côn trùng nhỏ. Như sâu gạo, sâu xanh, châu chấu, cào cào. Lưu ý, không nên cho Chào Mào ăn dế. Loài côn trùng này có vị cay de de, mùi hăng không thích hợp cho hệ tiêu hóa của chim Chào Mào.

Ngoài những thức ăn kể trên, những người chuyên nuôi Chào Mào còn cho chúng ăn thêm cám chuyên dành cho mèo. Đặc biệt, không nên cho Chào Mào ăn thịt bò, thịt lợn, hải sản tươi sống. Vì chúng rất nguy hiểm cho hệ tiêu hóa của chúng.

Chào Mào chân huyết thường có đôi chân màu đỏ tươi.

Chào Mào yếm khít thường có phần yếm thưa. Ở một số cá thể sẽ xuất hiện yếm khít. Hình thức của những chú chim Chào Mào yếm khít sẽ đẹp hơn so với Chào Mào yếm thưa.

Chào Mào xám khói thường có bộ lông lưng, cánh và đuôi màu xám khói.

Chào Mào bạch tạng là những chú chim bị biến đổi gen. Chính vì vậy, chúng thường có màu trắng toàn bộ lông.

Chào Mào xòe là loại để chỉ phần đuôi của chúng thường xòe rộng. Một số con xòe và căng cứng, một số con khi xòe lông thì lại hơi rủ xuống.

Chào Mào ngũ đoản có phần mào, mỏ, thân, chân, đuôi của chúng tương đối ngắn.

Chào Mào ngũ trường thường có màu sẫm, thân hình dài, chân khá dài, mỏ và đuôi rất dài

Chim Chào Mào xanh có đặc điểm giống hệt với những chú chim Chào Mào thông thường. Tuy nhiên, những chú chim Chào Mào xanh thường có đầu đen. Và phần lông lưng và cánh thường có màu xanh lá cây non.

Chim Chào Mào má trắng là dòng chim được rất nhiều người yêu thích. Những chú chim Chào Mào má trắng thường có vệt trắng cân xứng ở 2 bên má của chúng

Chim Chào Mào lân tê thường có phần mào to và xù xì hơn so với những loài Chào Mào thông thường.

Chào Mào vàng thường có phần lông ức màu vàng và phần mào màu vàng tươi. Phần lưng, cánh và đuôi của chim Chào Mào vàng thường có màu đen sẫm.

Chào Mào bổi là những chú Chào Mào nhỏ chưa phát triển hết cả về thể chất và tiếng hót.

Chào Mào ché là những con có đã được huấn luyện và chiến đấu nhiều. Hơn nữa do cấu tạo thanh quản của chúng hơn những con thông thường. Những chú Chào Mào ché thường hót được rất nhiều bản nhạc và giọng rất hay. Giá thành của giống này khá cao.

Chào Mào Khe Sanh ở Quảng Trị hiện nay trên thị trường còn khá ít. Chính vì vậy giá thành của chúng tương đối cao.

Chào Mào núi rừng hay còn gọi là Chào Mào Dak Lak, giống này có thân hình nhỏ. Tuy nhiên tiếng hót của chúng khá cao và thanh. Chúng được mệnh danh là chú Chào Mào hót hay nhất. Chào mào núi Gia Lai cũng là giống chim được yêu thích. Cơ thể của chúng rất săn chắc và tiếng hót rất thanh.

Hầu hết những người nuôi chim thường lựa chọn những chú chim non. Giai đoạn này là giai đoạn khó khăn nhất. Những chú chim Chào Mào bổi phải được nhốt trong lồng, che kín bằng vải chỉ để một khe hở. Khi Chào Mào đã quen, các bạn dần kéo ánh sáng để cho chúng tiếp xúc.

Phương thức này giúp những chú Chào Mào làm quen với môi trường nuôi nhốt. Nếu như chú chim quen với môi trường sống trong lồng, các bạn đã thuần hóa chào mào bổi thành công. Sau khi cho chúng làm quen môi trường, các bạn nên tiếp xúc nhiều với chúng và thường xuyên tắm cho chúng.

Để những chú Chào Mào được căng lửa, việc chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho chúng là điều vô cùng cần thiết. Nuôi Chào Mào các bạn nên cho chúng ăn cám và các loại thức ăn tươi. Một số loại thức ăn tươi bào gồm: các loại trái cây như táo, cam, xoài, đu đủ, cà chua… Ngoài các loại thức ăn thông thường, những chú chim Chào Mào cũng rất thích ăn sâu gạo.

Để có một sức khỏe tốt thì ngay chính con người cũng cần có giấc ngủ đúng giấc. Thì để một chú Chào Mào có thể hót căng lửa và phát triển toàn diện. Chúng phải có chế độn nghỉ ngơi và rèn luyện sức khỏe đúng cách.

Các bạn nên tập luyện cho chim đi ngủ đúng giờ và tắm vào một khung giờ. Điều này sẽ tạo ra thói quen tốt cho chúng. Khi tắm, các bạn nên tắm từ 8h – 10h sáng thời điểm thích hợp nhất hay đây chính là hình thức tắm nắng.

Khi tắm nước, các bạn nên tắm cho chúng trong khoảng từ 12 – 13h chiều. Tắm bằng nước ấm và trước khi tắm phải đem chúng đi phơi nắng tầm 5 phút.

Việc luyện giọng cho Chào Mào là một trong những công việc vô cùng quan trọng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc chú Chào Mào của bạn có giọng khỏe và căng lửa hay không. Cách đơn giản nhất chính là tải các đoạn clip chim Chào Mào hót, sau đó cho chim Chào Mào của các bạn nghe. Hoặc cũng có thể mượn 1 chú Chào Mào có giọng hay, cho chim của bạn nghe theo và tập luyện.

Sau khi thường xuyên cho chúng tập luyện ở nhà, các bạn nên cho chim đi cọ sát và thi đấu nhiều với những chú chim chào mào khác. Việc làm này giúp những chú chim Chào Mào tăng giọng hát rất nhanh.

Bệnh tiêu chảy là bệnh thường gặp nhất ở chim Chào Mào. Khi bạn nhìn dưới đáy lồng thấy phân chim loãng, nát, hoặc ướt là chim đang có dấu hiệu bị tiêu chảy. Chim tiêu chảy lâu ngày sẽ bị mất nước, chim yếu dần, bỏ ăn và chết.

Khi thấy chim có dấu hiệu kêu ” chắt chắt “, lười hót, khó thở thì bạn phải nghĩ ngay chim đang bị bênh ho gió.

Khi bạn thấy chim đứng không vững, đứng không được, chim bay nhảy khó khăn, hoặc chim nhảy được 1 chân. Đó là những dấu hiệu cho thấy chim đang bị yếu chân, đau chân hoặc bại chân.

Khi thấy chim đậu dưới đáy lồng, di chuyển khó khăn, không bay nhảy được thì có thể do chim bị trúng gió.

Chim bị ngứa ngáy, rỉa lông liên tục. Chim cắn vào mình, vào cánh hay chim bị rụng lông theo từng vùng, nhìn như nấm da. Là những dấu hiệu chú chim đang bị rận, mạt sống trân người làm chim ăn ít, lười bay nhảy, còi cọc hơn.

Chào mào thay lông không được óng mượt, lông xơ xác, xoắn, lông mới mọc ra bị gãy…Đó chính là chim đang bị sâu lông.

Chim Chào Mào là một loại chim quý. Chính vì vậy, việc mua và lựa chọn giống là điều khá khó khăn. Để mua một chú chim Chào Mào, bạn nên đến những cửa hàng chuyên kinh doanh chim tại Đà Nẵng, Daklak, Huế, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Nam để đặt mua.

Nếu là chim Chào Mào khi còn non, thì giá chỉ có 100.00 – 500.000 đồng/con. Còn đối với chim Chào Mào bối thì giá sẽ từ 300.000 – 1.500.000 đồng/con.

Cập nhật thông tin chi tiết về Lạ Mà Hay: Dùng Chim Chào Mào Đầu Đàn Dụ Chim Rừng Về Hót Quanh Nhà trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!