Xu Hướng 3/2023 # Kỷ Thuật Nuôi Vẹt Xám Sanh Sản Trong Moi Trường Nuôi Nhốt # Top 7 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Kỷ Thuật Nuôi Vẹt Xám Sanh Sản Trong Moi Trường Nuôi Nhốt # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Kỷ Thuật Nuôi Vẹt Xám Sanh Sản Trong Moi Trường Nuôi Nhốt được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Quy trình lựa con giống : Để nuôi vẹt con tới lúc trưởng thành sanh sản được mất khoảng thời gian từ bốn năm tới sáu năm . Trong quá trình nuôi từ con con là chúng ta phải nuôi moi trường tập thể ( thả tập thể các cá thể vẹt con ) sao ba năm thì chúng nó tự lựa bạn đời của nó ( gọi là bắt cập). Sau đó chúng ta tách nó ra theo đúng từng cập chính xác . Vấn đề này khá quan trọng vì nuôi đẻ thành công phụ thuộc vào nó có đúng cặp không .Còn không thì chúng ta đem xét nghiệm DNA cho nó có phải là trống mái .vì cá thể vẹt có ngoại hình rất giống nhau . Còn trong trường hợp bất khả khán như trong quá trình nuôi nhốt bị bay mất hoặc bệnh chết một trong hai con .Trong trường này các bạn phải xác định coi cá thể còn lại là cá thể trống hay mái, sau đó tìm cá thể khác cáp vào nhưng quá trình cáp cặp mất khá nhiều thời gian . Trước tiên các bạn nhốt hai cá thể ở hai chuồn riêng biệt nhưng ở cạnh nhau cho hai cá thể nhìn thấy nhau khoảng từ sáu tháng tới một năm mới tiến hành cáp cặp . Lúc cáp cặp các bạn phải theo giỏi xác để phát hiện chúng có chịu nhau không , nó không chịu nhau chúng sẻ đánh nhau phải can thiệp ngay .Tỷ lệ thành công khá thấp .

Quá trình chăm sóc cho tới lúc sanh sản:

Sao khi bắt cặp song chúng ta đưa vô lồng riêng biệt bắt đầu quá trình nuôi sanh sản . Moi trường phải nơi thoáng khí có ánh nắng sáng chiếu vào là tốt nhất . Phải bổ sung thêm các vitanim và ADE .

Dấu hiệu cho biết vẹt xám chuẩn bị đẻ là vẹt xám mái sẻ vào ổ nằm ban ngày và ban đêm sẻ ra ngoài . Tới lúc thấy lông tơ trong ổ là khoảng một tuần sau là đẻ trứng coi như là đã thành công được 50% . Một điều các bạn lưu ý trong quá trình nuôi vẹt sanh sản phải ở nơi gần với tự nhiên và ít tiếng ồn nhất và hạn chết người lạ ra vào . Tránh ra vào chuồn vẹt thường xuyên để tránh tình trạng vẹt bị hoảng sợ.

Chế độ ăn của vẹt xám :

Các bạn cho vẹt ăn theo khẩu phần hàng ngày không nên cho ăn nhiều chất đạm gây ra cho con chim mập không thể sanh sản. Thông thường các bạn cho ăn một bửa hạt một bửa trái cây là tốt nhất .

THÔNG TIN LIÊN HỆ :

MAI HOÀNG NAM

SỐ ĐIỆN THOẠI : 0977044714 GẶP NAM HOẶC 0902898666 GẶP LỘC

ĐỊA CHỈ :ẤP THẠNH HÒA, XÃ THẠNH HỘI,THỊ XÃ TÂN UYÊN ,TỈNH BÌNH DƯƠNG

EMAIL : hoangnamthanhhoi@gmail.com

Kỹ Thuật Nuôi Dê Nhốt Chuồng

Dê là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, có hàm lượng đạm cao. Thị trường tiêu thụ rộng lớn kéo theo nghề nuôi dê ngày càng phát triển.

Kỹ thuật nuôi dê không khó, chỉ cần bỏ tâm huyết quan tâm đến đàn dê thì bà con sẽ được trả công xứng đáng. Trong bài viết này, #wikiohana sẽ gửi tới bà con kỹ thuật nuôi và chăm sóc đàn dê hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao.

1. Chuẩn bị trước khi nuôi dê thịt

Trước khi bắt tay vào nuôi dê, cần tìm hiểu có những giống dê nào trên thị trường. Hiện nay, có 2 giống dê được nhiều địa phương lựa chọn chăn nuôi là dê Bách Thảo và dê Boer. Mỗi giống có những ưu nhược điểm, và phù hợp với từng vùng riêng.

Dê Boer hay còn gọi là Dê Nam Phi, có nguồn gốc từ Nam Phi du nhập vào nước ta. Đặc điểm của loài dê này là lớn rất nhanh, cho lượng thịt lớn, đồng thời thịt chứa lượng mỡ cao. Trung bình, một con dê Boer trưởng thành nặng khoảng 100kg và cho ra hơn 40kg thịt.

Một đặc tính nữa của loại dê này là mắn đẻ và nuôi con khá giỏi. Dê cái động đực lần đầu tiên từ khi 5-7 tháng tuổi. Tuy nhiên, để phối giống phải chờ đến khoảng 15 tháng tuổi, lúc này trọng lượng của dê cái khoảng 30-40kg. Chu kỳ động đực kéo dài khoảng 18-21 ngày.

Thời gian mang thai từ 145 – 155 ngày. Lần đầu tiên thường sinh 1 con, những lần sau sinh khoảng 2-3 con tùy theo. Trung bình trong 1 đàn, 1 con dê đực có thể quản lý và phối giống 25-30 con dê cái.

Dê Bách Thảo được cho là có nguồn gốc từ tỉnh Ninh Thuận. Là loài dê thuần Việt, có khả năng cung cấp cả thịt và sữa.

Dê Bách Thảo có kích thước lớn hơn so với dê cỏ. Một con đực trưởng thành nặng khoảng 75 – 80kg, chiều cao khoảng 85 – 90cm. Con cái nhỏ hơn, có trọng lượng 40 – 45kg, cao khoảng 65 – 70cm.

Để có một đàn dê khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển đàn nhanh thì việc lựa chọn dê giống khá quan trọng.

Đối với dê đực, bà con nên lựa chọn những con có ngoại hình khỏe mạnh, vạm vỡ. Đồng thời 4 chi vững chắc, hăng hái, nhanh nhẹn và có 2 quả tinh hoàn to đều.

Đối với dê cái, chọn những con có thân hình nở nang cân đối, bộ lông bóng mềm, có ngực sâu kèm bầu vú nở rộng. Ưu tiên chọn những con mà quanh khu vực bầu vú có nhiều mạch máu nổi nhìn rõ được. Nếu có thể, hãy chọn những con dê cái có quá trình sinh trưởng và phát triển vượt trội hơn từ lúc sinh đến khi trưởng thành.

Nhìn chung, làm chuồng nuôi dê thịt hay dê sinh sản đều có đặc điểm chung về hướng chuồng, nền và sàn chuồng.

Chuồng nên xoay hướng Đông Nam hoặc hướng chính Nam, nơi mát mẻ về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Không nên làm chuồng xoay hướng Bắc, dễ làm dê bị nhiễm lạnh. Nên làm mặt chuồng cách sàn khoảng 0,7m – 1m. Mặt sàn làm bằng tre hoặc nứa, để tạo những khe hở đủ để phân dê lọt xuống khe. Cố gắng giữ nền chuồng luôn sạch sẽ, khô thoáng.

Về mật độ thả dê, bà con lưu ý với dê con nên để mật độ 0,5m2/con. Đối với dê trưởng thành nên để 3m2/con. Lắp đặt các dụng cụ cho dê ăn uống, đảm bảo thức ăn thừa không bị rơi vãi ra mặt sàn dẫn đến ẩm mốc và bệnh tật phát sinh.

2. Kỹ thuật nuôi dê nhốt chuồng hiệu quả

Thức ăn và khẩu phần ăn chính là yếu tố quyết định đến sản lượng thịt đầu ra. Bà con cần nắm rõ và chủ động nguồn thức ăn để dê ổn định phát triển.

Nguồn thức ăn chủ yếu của dê chính là lá cây các loại, các loại cỏ, rau củ hay các loại đậu, các loại củ chứa tinh bột như khoai, ngô, sắn, … Ngoài ra còn có các loại thức ăn bổ sung khác như bã đậu, giá hay thức ăn công nghiệp.

Đối với dê thì thức ăn thô xanh chiếm khoảng 70% tổng lượng thức ăn. Bà con nên chủ động tìm hiểu cách thức trồng cỏ voi, để chủ động nguồn thức ăn trong những ngày thời tiết không thuận lợi kéo dài.

Là thức ăn chính cung cấp năng lượng cho cơ thể, đồng thời cũng giúp đảm bảo dạ cỏ hoạt động bình thường. Thức ăn thô có thể chia làm 3 nguồn chính:

Thức ăn thô xanh: là các loại cỏ mọc tự nhiên, thân cây ngô hay dây khoai lang, lá sắn, mía, lá mít, chuối, … Ngoài ra còn một số loài lá cây chứa độc tố như lá xoan, lá chàm tai tượng, lá xà cừ, …

Thức ăn thô khô: như rơm khô, cỏ phơi khô.

Thức ăn củ quả: khoai lang, củ sắn tầu, củ cải hay bí ngô, ..

Có thể kể đến như hạt ngũ cốc, các loại củ khoai sắn phơi khô, hay bột ngô, bột cám gạo,…

Ngoài ra còn có các loại thức ăn bổ sung khoáng như bột sò, bột xương, bột cacbonat canxi, …

Lượng nước uống cho dê mỗi giai đoạn sẽ cần lượng nước khác nhau. Đối với dê con, từ lúc mới sinh đến 2 tháng tuổi cần 0,5lit/ngày. Còn với dê trưởng thành có thể cần đến 5 lít nước / ngày.

Theo kinh nghiệm của một số hộ chăn nuôi thì việc thiến giống dê là cần thiết. Mục đích giúp dê nhanh lớn và tiết ra ít mùi hôi hơn. Tuy nhiên, cũng có một số luồng ý kiến cho rằng đó là không cần thiết.

Bà con có thể đưa ra những quyết định riêng cho việc thiến hay để. Nếu tiến hành thiến thì nên làm sớm, sau khi dê sinh được mấy ngày để dê nhanh hồi phục.

3. Kỹ thuật chăm sóc dê theo từng giai đoạn

Ngay sau khi dê con được sinh ra, cần tiến hành lau khô đồng thời cắt rốn và cho dê bú mẹ. Việc cắt rốn cần người có kinh nghiệm, phải vuốt cho sạch máu và để lại 3-5cm cuống rốn.

Dê con sau khi sinh cần được giữ ấm ngay (đặc biệt vào mùa lạnh). Tránh để dê con tiếp xúc với môi trường bẩn, vi khuẩn tấn công gây bệnh cho dê sơ sinh.

Cho dê con bú mẹ khoảng 1 lít sữa / ngày, và bú vào ban ngày trong khi đó ban đêm cần tách dê con ra khỏi mẹ. Cũng trong giai đoạn này, chỉ cần cho dê con theo mẹ là bú đủ sữa, không cần phải cho dê uống thêm sữa ngoài.

Trong giai đoạn này, dê con cũng có thể ăn thêm một số thức ăn mềm như chuối chín, bột đậu nành hay một số loại cỏ non.

Đây chính là giai đoạn dê phát triển nhanh chóng, bà con cần phải bổ sung thêm thức ăn. Mỗi ngày nên cho dê ăn thêm thức ăn tinh từ 50-100g, và tăng dần theo sự phát triển của dê. Vào giai đoạn này, cũng nên cho dê con cai sữa mẹ và cho ăn phủ thêm các thức ăn rau củ, ngũ cốc, …

Sau 3 tháng từ ngày sinh, dê đã đủ tuổi để đi theo đàn hoặc tách ra ở riêng chuồng.

Như vậy là #wikiohana đã cùng bà con tìm hiểu kỹ thuật nuôi dê nhốt chuồng hiệu quả. Cùng với đó là những lưu ý trong quá trình chăm sóc đàn dê nhanh lớn, ít bệnh tật.

Trong bài viết còn nhiều thiếu sót, tác giả sẽ bổ sung sau khi có dịp. Nhìn chung, nuôi dê là một trong những nghề rất tiềm năng và mang lại giá trị kinh tế cao.

Chúc bà con thành công!

Cập nhật 14/06/2020

Kỹ Thuật Nuôi Chim Công Sinh Sản

Chim Công là loài chim có bộ lông đẹp nhất trong tất cả các loài chim và được sếp là 1 trong 10 loài chim đẹp nhất hành tinh . Tại Việt Nam chim công là loài chim quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam ( Nhóm 1B ) .

Trước đây chim công phân bố ở hầu hết các cánh rừng trên cả nước . Ngày nay do việc săn bắn , tàn phá rừng , Chim Công còn lại trong tự nhiên với số lượng rất hạn chế .Chủ yếu mọi người chỉ còn nhìn thấy trong các trung tâm bảo tồn quốc gia, Vườn thú Hà Nội , thảo Cẩm Viên Sài Gòn vvv )

Do chim công là loài chim đẹp và quý hiếm nên nhu cầu chơi , nuôi loài này làm cảnh trong 1 số hộ gia đình có điều kiện kinh tế , các khu vina , nhà vườn , khu du lịch sinh thái ngày càng tăng . Nguồn cung cấp hiện nay chủ yếu vẫn là nguồn cung bất hợp pháp ( do săn bắt , nhập lậu , một số cá nhân nuôi sinh sản đơn lẻ không đựợc cấp phép .vv)

Để đáp ứng nhu cầu về con giống cho thị trường một cách ổn định và hợp pháp .Việc thành lập trại nuôi sinh sản loài chim trên là rất cần thiết . Nó không chỉ đem lại giá trị kinh tế ( từ việc bán con giống ) . Mà còn góp phần tích cực vào công tác bảo tồn nguồn gen về loài chim – gà quý hiếm này .

Qua nghiên cứu nuôi thực nghiệm : Anh Trần Nhữ Giáp ( nhà điểu học ) một người chuyên nghiên cứu về các giống chim , gà quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới đã đưa ra những kết quả rất khả quan về việc nuôi sinh sản theo mô hình công nghiệp loài chim này . :

. Hiện nay có 2 loài công được nuôi phổ biến tại Việt Nam ( Công Lục – hay công Má Vàng ) Và Công Lam ( công Ấn Độ : Công xanh , Công trắng )

Về cách nuôi hai loài công này cơ bản không khác nhau . Công Ấn Độ được du nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam từ nhiều năm trước , đến nay đã thích nghi tốt với điều kiện môi trường khí hậu tại Việt Nam .

2 ) Một số đặc điểm cơ thể

Khi chim trưởng thành ( chim trống ) chiều dài cơ thể có thể đạt tới 2,1 m .Trong đó bộ đuôi có thế tới 1,5m (ở thời kỳ 3 – 5 năm tuổi) . Trọng lượng có thể đạt từ 8 – 12 kg / con . Chim trống thường có biểu hiện xoè đuôi ( múa ) vào thời kỳ đầu của chu kỳ sinh sản ( tháng 12 âm lich . Kéo dài cho đến hết chu kỳ đẻ trứng của chim mái ( tháng 6 âm lịch )

. Đây là thời gian mà người nuôi chim công sẽ được ngắm vẻ đẹp hoàn mỹ nhất của loài chim này ( từ cử chỉ , hành động , sắc lông ) . Sau đó Chim Công bắt đầu có hiện tượng rụng đuôi và thay lớp lông mới cho mùa sinh sản tiếp theo .

Với Chim mái , trọng lượng , chiều dài cơ thể nhỏ hơn , màu lông cũng không sặc sỡ và đẹp như chim trống

Cách phân biệt chim trống và chim mái :

Phân biệt chim trống và chim mái dựa vào 1 số đặc điểm sau : Sắc tố lông . chiều dài đuôi , màu da chân , chiều cao của chân , Chiều cao cổ , Số lông chính dựng trên mào . Hoặc dựa vào cách so sánh trọng lượng , kích thước chiều dài cơ thể .

Cách phân biệt rõ nhất là khi chim ở độ tuổi từ 18 tháng tuổi trở lên . Lúc này chim trống có biểu hiện rõ nhất về sự thay đổi ngoại hình ,

Khi chim còn nhỏ ở độ tuổi từ 1 – 5 tháng tuổi rất khó phân biệt trống , mái .Trừ 1 số ít người có kinh nghiệm nuôi lâu năm và nghiên cứu chuyên sâu về chim công mới có thể phân biệt được dựa vào những kinh nghiệm sẵn có và cảm quan nghề nghiệp .

Chim công rất thông minh , rạn người , nếu nuôi thuần và chăm sóc chim từ nhỏ, chim công có thể thả ra mà không bay mất . Tuy nhiên trong điều kiện nuôi sinh sản tập chung theo mô hình công nghiệp chim công vẫn được nuôi trong lồng lớn để tiện theo dõi và quản lý .Tránh các rủi ro có thể sảy ra : mất trộm , bị các loài khác đuổi bắt dẫn đến hiện tượng chim hoảng loạn và bay đi .

3 ) Kỹ thuật làm chuồng trại :

Các vật liệu làm chuồng nuôi Chim Công khá đơn giản chủ yếu được dùng : Lưới mắt cáo ( lưới thép B40 ) quây sung quanh , lưới cước ( làm phần lợp trên lóc ). Một số vật liệu làm mái che khác ( Tấm lợp Proxi mămh . Tâm lợp nhựa ) . Hoặc có thể tận dụng các nhà xưởng , kho có sẵn sau đó cải tạo lại . Nền chuồng thường được dải cát ( loại cát Vàng ) . Để tiện làm công tác vệ sinh , đảm bảo khô , thoáng , hạn chế các loài giun sán ,. Nền cát cũng sẽ đảm bảo cho lông đuôi công không bị dính bẩn mỗi khi di chuyển , đồng thời là chỗ để cho công tắm cát ( tắm nắng ) làm sạch bộ lông .

Với quy trình nuôi công nghiệp : Một ô chuồng tiêu chuẩn đươc thiết kế như sau :

Rộng ngang : 3 ,5 – 4m . Dài 5 – 6 m , Cao 2,7 – 3m . Với diện tích này có thể nuôi từ 4 – 6 cá thể chim trưởng thành ( tỉ lệ 1 đực + 1 cái , hoặc 1 đực + 2 cái ) .Hoặc có thể nuôi được : 10 – 15 cá thể chim công ( 6 – 12 tháng tuổi ) .

Tuỳ thuộc vào điều kiện thực tại của trại nuôi có thể thiết kế theo các kích thước rộng , hẹp ngang khác nhau . Miễn sao đảm bảo các yếu tố : Thoáng về mùa hạ , ấm về mùa đông .

Chim Công trong tự nhiên có sức đề kháng tốt có thể chịu được mưa tạt , gió lùa .Tuy nhiên trong điều kiện nuôi nhân tạo ta nên làm một phần mái che để chim chú ẩn sẽ tốt hơn

Về phần lóc chuồng nuôi có thể lập toàn phần ( trong nhà xưởng ) . Hoặc lập bán phần để đảm bảo cho chim có chỗ chú ấn khi mưa tạt , gió lùa ,.thời tiết thay đổi .vv .

Chim được đánh mã số ( vòng chân ) để tiện theo dõi , tránh hiện trạng đồng huyết )

… Có thể làm nhiều ô chuồng sát nhau ( sử dụng vách ngăn : lưới thép B40 ) .

* Chú ý : không sử dụng vách ngăn bằng luới thép nhỏ , hoặc cuớc li lông vì chim sẽ mổ loại vật liệu này để ăn , dẫn đến hiện tượng tủng , thắt riều

Nên có 1 ô chuồng nuôi ( chuồng phụ ) đẻ tách riêng những cá thể chim bị bênh cho tiện công tác theo dõi , điều trị

4 ) Kỹ Thuật ấp nở

Chim Công sau 2 năm nuôi là đạt đến độ tuổi trưởng thành và bắt đầu có khả năng sinh sản . Tuy nhiên phải từ năm thứ 3 ,. thứ 4 trở đi khả năng sinh sản của chim mới ổn định và cho tỉ lệ ấp nở tốt hơn cả ,

Chim mái bắt đầu đẻ từ đầu mùa xuân đến cuối mùa hạ . Số trứng bình quân :

Công Má Vàng ( 8 – 12 trứng / năm )

Công Ấn Độ ( 25 – 35 trứng / năm )

Thời gian ấp ở trung bình : 26 – 27 ngày

Có 3 cách ấp nở cơ bản : + Để chim mái tự ấp ( tỉ lệ thành công : 40 – 50 % )

+ Dùng chim , gà khác ấp ( gà mái , Ngỗng , Ngan vv ) . Tỉ lệ thành công : ( 50 -60 % )

+ Sự dụng máy ấp :

Cách tốt nhất và cho tỉ lệ ấp nở thành công cao nhất hiện nay là dùng máy ấp công nghiệp ( dùng cho việc ấp trứng gà , trứng vịt ) . Nếu đảm bảo được chất lượng phôi trứng tốt , thực hiện đúng quy trình kỹ thuật có thể đạt 85 %

Vườn Chim Việt đã nghiên cứu thực nghiệm ấp nở Chim công tại Việt Nam cho thấy cách duy trì nhiệt độ ấp nở ổn định tốt nhất như sau :

Trứng sau khi đẻ bảo quản nơi thoáng mát .

Thơì gian chờ để cho vào lò ấp tối đa :

Từ ( 7 – 10ngày ) Với trứng đầu vụ

Từ (3 – 5 ngày ) Với trứng đẻ trung , cuối vụ

* Nhiệt độ ấp :

Từ 1- 7 ngày đầu : Nhiệt độ lò ấp duy trì : 37 – 38,2 C

Từ 7 – 15 ngày : 36,5 – 37 độ C

Từ ngày thứ 15 – 20 : Nhiệt độ : 36,2 – 36 ,5 độ C

Từ ngày 20 – 27 : Nhiệt độ ổn định ở : 36, 2 Độ C

Độ ẩm : 60 – 70% . Có thể điều chỉnh độ ẩm tuỳ theo thời kỳ ấp nở ( Giảm độ ẩm với trứng đầu , giữa vụ , tăng độ ẩm với trứng cuối vụ )

5 ) Chăm sóc chim qua các thời kỳ sinh trưởng .

Chim Công là loại ăn tạp : thức ăn chủ yếu : thóc , ngô , kết hợp với cám tổng hợp dung cho gia cầm .Ngoài ra cho ăn thêm rau xanh .

Sử dụng loại máng ăn , uống dùng cho nuôi gà , vịt để đựng thức ăn , nước uống cho

chim . Thay nước định kỳ 1 lần / ngày ( nếu không có hệ thống uống tự động ) . Thường xuyên vệ sinh máng ăn , uống để trách mầm bệnh gây hại choc him ,

Chim non sau khi lấy từ lò ấp ra được nuôi trong chuồng nhỏ . Nền chuồng được lót giấy báo , hoặc xốp Khi chim mới nở ra duy trì nhiệt độ chuồng nuôi ổn định : 25 – 30 độ C . Khi chim đựợc 20 – 30 ngày tuổi giảm nhiệt độ xuống 24 – 26 độ C.

Sau 30 ngày tuổi ổn định nhiệt độ ở 18 – 20 độ C .Lúc này có thể sử dụng loại chuồng lớn hơn , nền chuồng có thể sủ dụng lưới mắt cáo nhỏ

Chim công mới nở ra có khả năng tự ăn như gà con ,thức ăn sử dụng 100% cám tổng hợp dùng cho gà

Sau 30 ngày tuổi có thể cho ăn kết hợp thêm với ngô , thóc nghiền ( Tỉ lệ cám tổng hợp 70 % ,thực phẩm bổ sung : 30 % ). Sử dụng các loại rau xanh thái nhỏ ( rau muống , rau cải , rau ngót vv )

Khi chim càng lớn tỉ lệ cám tổng hợp sẽ điều chỉnh theo xu hướng giảm dần : Đến khi chim đạt từ 6 – 8 tháng tuổi có thể nuôi ngoài chuồng lớn với nền chuồng bằng cát như đã thiết kế ở mục 3 ) .Lúc này tỉ lệ cám tổng hợp bổ xung chỉ còn khoảng 50 % là hợp lý . Không nên cho ăn quá nhiều cám tổng hợp chim sẽ mất dần sức đề kháng tự nhiên , đồng thời giảm sắc tố bóng đẹp của màu lông .

Đến khi chim đạt độ tuổi trưởng thành dùng cám tổng hợp của gia cầm ( Cám dùng cho gà đẻ ) . Kết hợp với thực phẩm bổ xung : Ngô , thóc nguyên hạt . Tăng cường các loại rau xanh , cho ăn thường xuyên để chim tăng sức đề kháng cũng như có bộ lông đẹp nhất

.

6 ) Các bệnh thường gặp , cách phòng , trị bênh cho Chim Công :

Khi chim non nở ra người nuôi sử dụng một số kháng sinh để phòng trị bệnh cho chim giống như việc phòng, trị bệnh cho gà con

Ví dụ – Từ 1 đến 2 tuần tuổi ngừa bằng : Streptomcin

– Từ 3 – 5 tuần tuổi ngừa bằng : pox Fowl .vv

( cho uống trực tiếp , hoà thức ăn , nước uống , chủng ngừa . vv ,theo tỉ lệ ghi trên bao bì )

Các bệnh thường gặp khi nuôi Chim Công :

+ Bệnh do nhiễm khuẩn đường ruột : ( phân xanh , phân trấng vv ) . Bênh do nhiễm khuẩn ECOLY

+ Bệnh tụ huyết trùng , xã cánh , sù lông , teo chân

+ Bệnh sưng mặt , phù đầu

+ Bềnh về đường hô hấp ( Sưng phổi , thở khò khè )

+ Bệnh do kí sinh ngoài da ( ghẻ ,) : Sử dụng thuốc đặc trị ghẻ của chó , mèo phun trực tiếp lên chim ( tránh phần mắt )

+ Bệnh giun , sán ở Mắt dẫn đến hiện tượng mù mặt ( trích ngừa bằng kháng sinh đặc trị )

* Để tránh dủi do trong quá trình nuôi .Người nuôi nên tiêm phòng cho chim các loại vácin cho gia cầm theo định kỳ mùa , hoặc theo độ tuổi ( ví dụ GUM , H5N1 ) vv

Về cơ bản cách phòng , trị bệnh cho Chim Công giống như việc phòng và trị bệnh cho gia cầm .Hoàn toàn có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh của gia cầm đang bán tạị các tiệm thuốc thú y để để điều trị cho chim theo chỉ dẫn ghi trên bao bì .Hoặc sử dụng liều lượng trị = 1,5 – 2 lần liều lượng phòng

( lưu ý nên mua thuốc của những nhà sản xuất , có uy tín trên thị trường để tránh mua nhầm hàng giả kém chất lượng ). Hiện Vườn Chim Việt đang sử dụng thuốc chủ yếu do TW 1 sản xuất và phân phối

.Một lợi thế trong công tác phòng và trị bệnh là do Chim Công có bản chất là động vật hoang dã ,nên khi nuôi ít gặp bệnh và cách điều trị cũng đơn giản hơn

Trong quá trình nuôi nên chú ý đến việc vệ sinh truồng trại , phun thuốc khử trùng định kỳ tại chuồng nuôi và khu vực phụ cận . Theo dõi diễn biến của thời tiết để có biện pháp bảo vệ chuồng nuôi tốt nhất

6 ) Về Giá Trị Kinh tế :

Do chim công hiện nay chủ yếu được nuôi làm cảnh , đối tượng nuôi là những hộ gia đình , các trang trại , khu vina nhà vườn .Đối tượng khách hàng là những người có thu nhập cao ,kinh tế ổn định . Ngoài ra chim công chủ yếu phục vụ cho các khu du lịch sinh thái , trung tâm bảo tồn . vv

Do nguồn cung trên thị trường Việt Nam còn rất hạn chế , vì vậy giá thành của loài chim này khá ổn định và ở mức cao

Giá thị trường năm 2009 ( theo khảo sát của Vườn Chim Việt )

Chim Công loại

+ 2 – 3 tháng tuổi : 3 triệu vnđ / cặp

+ 4 -6 tháng tuổi : 4 triệu vnđ / cặp

+ 7 – 9 tháng tuổi : 6 triệu vnđ / cặp

Loại trưởng thành đang đẻ : 15 – 20 triệu vnđ / cặp

Với khả năng sinh sản tốt , tỉ lệ ấp nở thành công khá cao .Bình quân 1 chim mái mỗi năm có thể thu về từ 20 – 30 triệu vnđ từ việc bán con giống

Chi phí thức ăn , thú y , nhân công , khấu hao chuồng trại không đáng kể ,rủi ro thấp , giá thành ổn định và có xu hướng tăng trong những năm tới . Không bị cạnh tranh bởi nguồn cung thị trường vì đây là mô hình hoàn toàn mới ở Việt Nam

Kết luận : Nuôi Chim Công không chỉ là một nghề mới mang lại giá trị kinh tế cao ( vào loại siêu lợi nhuận trong các loài vật nuôi hiện nay của Việt Nam ) . Bên cạnh đó còn góp phần tích cực vào công tác bảo tồn nguồn gen loài chim , gà quý hiếm nói riêng , động vật hoang dã , động vật quý hiếm nói chung ,

.

Tài liệu trên đươc trích tóm tắt từ mục 3 chương V ) . Trong đè tài nghiên cứu khoa học về kỹ thuật nuôi sinh sản các loài chim gà quý hiếm ,

Cuốn sách gồm 560 trang giới thiệu về kỹ thuật , quy trình nuôi sinh trưởng , sinh sản , thuần hoá của 50 loài chim , gà quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới

dự kiến sẽ được phát hành ra thị trường vào tháng 11 năm 2010

Tác giả :Trần Nhữ Giáp

​ Cơ sở 1 : Xã Nhân Thịnh _ Huyện Lý Nhân – Tỉnh Hà Nam Cơ sở 2:Thôn 1B- Xã Đông Mỹ-Thanh Trì- Hà Nội Liên hệ mua hàng : Tại Hà Nội : Thôn 1B-Xã Đông Mỹ-Thanh Trì -Hà Nội Mobile : 0977774677 hoặc 0942712345 Hoặc 0948833556http://vuonchimviet.com Emai :vuonchimviet@gmail.com

Kỹ Thuật Nuôi Chào Mào Sinh Sản

Kỹ thuật nuôi chào mào sinh sản

Trong vài năm gần đây , ở nước ta đã có một số phân loài Chào Mào có nguy cơ bị tuyệt chủng , do nạn săn bắt quá độ…, điều này không chỉ gây hại cho hệ trường sinh tái mà còn đe dọa nghiêm trọng đến nguồn đa dạng sinh học Việt Nam . Chính vì thế, mà việc lai tạo & nhân giống các dòng chim Chào Mào , trở nên cấp thiết và có vai trò ngày càng trọng như hiện nay …

Bài viết đã ghi nhận lại , các giai đoạn từ khi bắt đầu chọn cặp chim bố mẹ đến khi các lứa Chào Mào non trưởng thành :

1 ) Trước khi cho sinh sản , cặp bố mẹ cần được cách li để chăm sóc đặc biệt .

A ) Dinh dưỡng trước sinh sản :

– Chim trống : Vẫn giữ chế độ ăn uống bình thường tức cám tổng hợp , trái cây & côn trùng . Đặc biệt là tăng cường thêm nhiều loại côn trùng như : dế , superworm , trứng kiến , sẽ giúp chim khỏe mạnh ( Đã thay lông , có phong độ tốt ) .

– Chim mái : Có khẩu phần gần như chim trống nhưng phải bổ sung thêm các loại khoáng tổng hợp dành cho chim ăn quả trong mùa sinh sản có sẵn trên thị trường ( Đã thay lông , có phong độ tốt ) .

B) Về giấc ngủ trước sinh sản :

– Giấc ngủ của chim cực kì quan trọng , lúc nắng tắt , chạng vạn thì ta cho cặp bố mẹ đi ngủ , treo nơi yện tĩnh tránh mèo chuột , gây hại . Ngủ đủ giấc và không bị làm phiền giúp chim tăng cường sức khỏe cũng như sức đề kháng .

2 ) Tiến hành cho sinh sản nhân tạo : A ) Lồng nuôi chim sinh sản :

– Lồng nuôi chim sinh sản là loại lồng làm bằng lưới thép không rỉ có kích thước nhỏ hoặc lớn tùy ý người nuôi . Nhưng tối thiểu là từ 180 cm ( chiều dài ), 120 cm ( chiều rộng ) , 150 cm ( chiều cao ) . Có rãnh để vệ sinh phân chim . Ngoài ra , trong lồng còn bố trí giá thể cho chim làm tổ , thường làm bằng vỏ gáo dừa cắt ngang , bình gốm , rọ tre chẳng hạn .

– Và 2 khay nước và thức ăn , một máng tắm nhỏ , nhiều cành đậu cho chim non tập chuyền , không đặt quá cao sẽ tăng nguy cơ chim non trượt chân khi chuyền . Lồng phải có ái che mưa , gió , mặt tiền quay về phía đón nắng sớm là tốt nhất , vào những ngày nắng to , ta dùng lưới lan che chắn bớt lại mặt tiền lồng , 2 bên lồng che chắn bằng tôn hoặc gỗ để tạo cảm giác thôi mái & an toàn cho chim , giảm stress khi chim bắt cặp và đẻ trứng .

B ) Cho chim bắt cặp :

– Chim Chào Mào , bắt đầu thành thục ở năm tuổi đầu tiên , mùa đẻ của chúng thường bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau . Chim trống thành thục có biểu hiện như hót nhiều hơn mọi ngày , sung mãng . Chim mái phát ra nhiều tiếng kêu nhỏ , kêu suốt ngày để tìm bạn tình .

– Trước khi , cho sinh sản , ta cần cho chim bắt cặp . Đầu tiên con trống vào lồng trước , rồi cho lồng nuôi chim mái vào sau . Khi chim trống hót to , cố sức ve vãn con mái đến lúc chim mái ve cánh cúi đầu , múa đuôi miệng kêu liên tục thì ta tiến hành thả chim mái và chuẩn bị các giai đoạn tiếp theo .

– Trường hợp chim mái không chịu trống ( hoặc ngược lại ) . Ta nên đổi bạn tình cho nó , tránh thả chung có thể cắn nhau tới chết .

C ) Giai đoạn làm ổ của cặp bố mẹ :

– Khi đã chịu trống chim mái sẽ chủ động đi tìm vật liệu làm tổ ( đa phần là chim mái ) . Khi này ta cần cung cấp các vật liệu làm ổ như : gơm , giấy báo cắt nhỏ , cành cây khô vv… Tốt nhất là nên thả lúc chạng vạng để tránh làm chim sợ .

– Cả chim trống mái thay phiên nhau làm ổ chúng mất khoảng 3-4 ngày cho một chiếc tổ trung bình . Một lứa chim đẻ từ 2- 4 quả , trứng có màu đỏ sẫm , và có khá nhiều hoa văn .

D ) Giai đoạn ấp trứng & nở con :

– Chim bố mẹ ấp trứng trong khoảng từ 12 -14 ngày thì nở , thời gian nở thường là buổi sáng hoặc xế chiều , và bạn phải đảm bảo rằng có đủ lượng thức ăn tươi , để tránh chim trống phá tổ , hoặc giết chết chim con của nó , do không đủ nguồn thực phẩm .

– Cách theo dõi chim nở khá đơn giản , khi bạn nghe một tiếng :” Chíp” lớn , chắc chắn rằng một chú chim non đã chào đời . Ngoài ra , bạn còn có thể dựa vào thái độ lo lắng bồn chồn , bay tới bay lui của chim cha . Nó sẽ phát ra những âm thanh nghe rất lạ ..

– Tuy là một loài chim ăn hoa quả , nhưng khi còn non , chim chỉ ăn côn trùng và sâu bọ , loại có nhiều protein giúp chúng tăng trưởng một cách chống mặt .

– Ta cần cho chim bố mẹ ăn hoa quả đầy đủ như : chuối , bầu , cà chua . Nếu được có thể bổ sung thêm trái cây dại như Coccinia grandis ( Qủa lục bát ),để đảm bảo chúng khỏe mạnh để nuôi con và có nước dãi tốt , nước dãi có tác dụng như một loại sữa non giúp tăng sức đề kháng cho chim . Chim bố mẹ sẽ luân phiên nhau gắp mồi về nuôi con .

– Lưu ý : Không nên rình xem tổ chim quá lâu , làm chúng cảm thấy stress và có thể thả rơi chim non .

E ) Giai đoạn chuyền cành :

– Khi này chim non đã có đủ lông cơ bản để theo mẹ . Ta không nên bắt chim con trong giai đoạn này , vì như thế chim sẽ bị yếu xương . Nên để cho bố mẹ chúng dạy cách học bay là cách tốt nhất “

Cập nhật thông tin chi tiết về Kỷ Thuật Nuôi Vẹt Xám Sanh Sản Trong Moi Trường Nuôi Nhốt trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!