Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Chim Yến Sinh Sản được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Có thể nói chim Yến là loài có giọng hót hay nhất so với nhiều loài chim khác. Cũng nhờ đó mà loài chim này từ lâu nổi tiếng khắp thế giới và được rất nhiều người giàu có chuộng nuôi làm cảnh. Còn tại Việt Nam, từ lâu kỹ thuật nuôi chim Yến cũng được áp dụng rất nhiều nhất là nuôi chim Yến sinh sản để mang lại lợi nhuận kinh tế cho gia đình.
Thời điểm nuôi
Biểu hiện của chim mái đòi trống chính là lúc chúng thay lông và thường rơi vào tầm tháng 12 là hoàn tất. Sau đó chúng bắt đầu đòi trống. Mùa sinh sản bắt đầu vào tháng giêng dương lịch năm sau. Mỗi mùa cho chim đẻ độ 4 ổ là vừa sức, thời gian sinh trưởng độ 180 ngày (6 tháng) sẽ tách rời chim mái, cho ăn ít hoặc các thức ăn ít vitamin để chim chuẩn bị đi vào thay lông.
Chuồng nuôi
Do nuôi chim Yến sinh sản phải nuôi nhiều nên chuồng nuôi phải đảm bảo 2 phần là phần nhà và phần sân. Phần nhà được xây bằng gạch và được lợp mái kín để chim không thoát ra ngoài, đây là nơi để chim Yến có thể trú ngụ và sinh sản. Phần sân được nối liền với phần nhà chiều cao của khung lưới phải trên 2 m, đây là phần để chim Yến có thể ăn, uống nước và tắm.
Chuồng thường là chuồng hộp có ba ngăn, hai ngăn bìa để nuôi chim đẻ, ngăn giữa để nhốt tạm chim con. Chuồng thường làm bằng dây kẽm hàng chắn song. Đáy chuồng có hai phần, bên dưới là cái mâm bằng nhôm hoặc bằng kẽm để hứng phân và các vỏ hạt chim nhằng rơi vãi trong chuồng. Phần trên là một tấm vỉ bằng dây kẽm hàng chắn song. Nên nhớ cần phải đảm bảo chuồng nuôi chim luôn được sạch sẽ.
Cách ghép chim trống mái
Có nhiều phương pháp ghép trống mái như một trống hai mái hoặc một trống một mái. Chim có thể ghép đôi sau khi được 12 tháng tuổi và đã thay lông. Thường thì bắt đầu những ngày cuối tháng và bắt đầu tháng âm lịch, chim mái sẽ nằm ép trên cầu, xòe cánh đuôi đồng thời ngoảnh cổ lên kêu riu ríu. Lúc đó bỏ trống vào. Tuy nhiên cần nhớ là chim đạp mái vào buổi sáng sớm và chạn vạng tối, không nên thả chim trống vào buổi trưa, chim mái không chịu.
Kỹ thuật nuôi chim Yến sinh sản
Kỹ thuật nuôi chim Yến sinh sản phải biết rằng, mỗi chú chim Yến chỉ ăn khoảng 10gram hạt kê và lúa mỗi ngày do đó tùy theo số lượng chim được nuôi trong nhà mà cung cấp thức ăn một cách đầy đủ và hợp lý.
Đối với máng ăn cần phải được bố chí đủ dài thoải mái cho chim. Ngoài ra, phải cung cấp đầy đủ cho chim về nước uống, rau xanh và các loại khoáng chất cần thiết.
Khi chim Yến bắt đầu ấp, cứ mỗi buổi sáng sớm cần nhẹ nhàng lấy trứng ra sau đó để vào ổ cho ấp. Làm cách này lúc sẽ giúp chim con nở một lượt, có sức mạnh đồng đều nên được chăm bón rất đều. Trái lại, nếu mỗi ngày không lấy trứng ra cứ để nguyên trong ổ, do có sự cách biệt mấy ngày, nên có con nở trước, con nở sau sẽ không đồng đều.
Vệ sinh chuồng trại phòng bệnh
Việc đảm bảo vệ sinh chuồng trại cũng rất cần được lưu ý để đàn chim có được sức khỏe tốt và tránh được những căn bệnh nguy hiểm. Hàng ngày người nuôi phải quét dọn chuồng trại sạch sẽ để loại bỏ hết những phân và thức ăn ,à chim làm rơi vãi ra. Nước uống phải luôn là nước mới, rau cho chim ăn cũng phải được rửa và khử trùng sạch sẽ nhằm việc tránh cho chim khỏi các căn bệnh vè đường ruột. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe của chim để biết được rằng chim có khỏe mạnh không. Nếu bị bệnh kịp thời can thiệp nếu không chim sẽ rất dễ chết.
Nguồn tin: Theo Vietq.vn
Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Chim Bồ Câu Khỏe Mạnh Lớn Nhanh Sinh Sản Tốt
Chim bồ câu là loài chim phổ biến, với tính cách ôn hòa và hiền lành chúng được nhiều người yêu thích. Đặc biệt là những nhà nuôi thì không thể bỏ lỡ giống chim này. Nếu bạn đang có ý định nuôi một chú chim bồ câu để làm cảnh hoặc là mục đích thu lợi nhuận thì đây là bài viết dành cho bạn. Chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một số thông tin về cách nuôi chim bồ câu khỏe mạnh và lớn nhanh tốt nhất.
Để bạn hiểu thêm về , từ đó có cách chăm sóc chúng toàn diện hơn. Thì đầu tiên, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một vài thông tin cơ bản về loài chim này.
Bồ câu là loài chim thuộc bộ Bồ câu có tên khoa học là Columba livia domestica. Phân bố rộng rãi trên khắp thế giới đặc biệt là các vùng có khí hậu ôn hòa, khu vực sinh thái phát triển (Malaysia, Australia). Những vùng khắc nghiệt quá nóng hoặc quá lạnh như sa mạc, châu Nam Cực, Bắc Cực,…
Đối với riêng chim bồ câu Việt Nam thì có nguồn gốc tại nội địa và phân bố khắp đất nước. Là giống bồ câu được nhiều nhà nuôi chim cảnh cũng như nhà nuôi chim sinh sản để kinh doanh thu lại lợi nhuận lựa chọn.
Chim bồ câu là loài động vật hằng nhiệt. Tổng quan về hình thể thì chim có thân hình thoi. Đầu chim vô cùng linh hoạt cùng với cái cổ dài. Mỏ cứng và sừng bao bọc quanh hàm không răng.
Màu lông của chim bồ câu không hề đồng nhất, phổ biến là các màu lông đen, trắng, nâu và xanh nhạt. Ngoài ra, chúng có nhiều cá thể biến dị màu lông, có thêm các màu như: xanh nhạt, khoang, nâu nhạt, xanh thẩm,… Nhìn chung thì chúng có lông cườm màu trắng hoặc lốm đốm trắng.
Khối lượng thông thường của chim là 300-400 gam/con, lớn lên thì khoảng 350-450 gam/con. Chim trống hầu như đều lớn hơn so với con mái, có thịt dày và cơ nhiều hơn. Đầu và chân chim trống cũng to hơn so với bồ câu mái. Bồ câu Việt Nam tuy năng suất thịt thấp nhưng chất lượng luôn bổ và thơm ngon hơn các loại bồ câu khác.
Chim bồ câu nổi tiếng là giống chim chung thủy chứ không giống các loài chim khác như chào mào, chích chòe hay vành khuyên,… Chúng sống với nhau chỉ một trống và một mái trong toàn bộ quá trình giao phối cũng như lúc nuôi con trưởng thành.
Cũng chính vì thế người ta thường chọn giống chim bồ câu để nuôi theo từng cặp. Nuôi cặp chim giống từ khoảng 4-6 tháng tuổi là chim đã đến lúc chim có thể sinh sản được rồi đấy. Một cặp chim giống đạt chuẩn được thể hiện ở việc đẻ đều, ấp trứng tốt và nuôi con một cách khéo léo.
– Khi bắt đầu chọn giống nên lựa chọn những con không bị dị tật, chim phải khỏe mạnh, trông nhanh nhẹn và lanh lợi hơn những chú chim khác,… Đặt biệt là phần lông bụng phải dày và mượt.
– Chọn những con béo tốt: Cầm 2 cánh của chim lên sờ vào lườn bụng nếu lườn bụng phẳng thì chim béo, còn lườn mỏng thì chúng khá gầy.
– Bồ câu chỉ là loài đơn phối với nhau, chung thủy và yêu thương nhau. Nên khi nuôi để đạt hiệu cả tốt nhất thì phải nuôi riêng lẻ từng cặp. Nuôi để chim sinh sản thì mỗi cặp bồ câu có thể dùng để sản xuất lên đến 5 năm. Sau 3 năm nuôi, khả năng sinh sản sẽ có dấu hiệu giảm sút vì thế cần thay đổi cặp chim giống mới.
Đối với các nhà chăn nuôi lấy thịt thì giống bồ câu Pháp lại được ưa chuộng. Chúng được nuôi với quy mô lớn và được nhân giống khá rộng rãi. Với tỉ lệ sống sót dễ dàng ở khí hậu Việt Nam rất cao và ngoại hình thì khá là thấp béo. Năng suất đẻ mỗi năm là 10-12 lứa, chim bồ câu Việt Nam chỉ đạt cao nhất là 8 lứa/năm.
Để giúp chim bồ câu phát triển tốt nhất trong môi trường nuôi dưỡng của con người. Thì người nuôi nuôi cần làm chuồng nuôi đúng kỹ thuật và phù hợp với tập tính của chim. Một số cách làm chuồng nuôi chim bồ câu được nhiều người truyền lại sau đây sẽ có ích cho bạn.
Chuồng chim phải đặt nơi cao ráo, thoáng mát và yên tĩnh. Có ánh sáng mặt trời chiếu rọi và phải đảm bảo vệ sinh nơi đặt chuồng sạch sẽ. Khoảng cách thích hợp nhất là đặt cách mặt đất khoảng 1.5m-1.6m, vô cùng phù hợp cho thói quen ngoài tự nhiên bay lên bay xuống của chim.
Với độ cao thích hợp thế này, chim vừa tránh được độ ẩm thấp dưới mặt đất, tránh mưa hắt vào, tránh côn trùng gây hại cho chim dẫn đến dịch bệnh. Không đặt chuồng những nơi có nhiều gió lùa khiến chim dễ bị cảm lạnh. Tránh những nơi có nhiều người qua lại gây ồn ào làm chim hoảng sợ, tránh sự xâm hại của chó, mèo, chuột,…
Chuồng nuôi chim phải làm rộng rãi thoáng mát để giúp chim có thể sống thoải mái và mau lớn hơn. Cần đủ ánh sáng và không khí dễ dàng lưu thông giúp phòng chống vi khuẩn gây bệnh tốt nhất.
Vật liệu làm chuồng nuôi với mô hình nhỏ thì có thể sử dụng gỗ, tre hay dây thép không gỉ,… Nếu có điều kiện thì làm chuồng bằng những loại gỗ như: keo, gỗ xoan, gỗ liễu, gỗ mít,… để tăng độ bền cho chuồng nuôi lâu hơn. Cũng có thể mua chuồng ở các cửa hàng có phân các ô và tầng nuôi chim sẵn.
Nếu chuồng nuôi chia làm nhiều ô nhỏ thì kích thước của mỗi ô thích hợp nhất là: Chiều cao 50cm, chiều rộng 40cm, chiều cao 40cm. Điều này giúp tiết kiệm diện tích nuôi chim rất hiệu quả.
Nếu bạn xác định nuôi nhiều với mô hình công nghiệp thì cần phải xây dựng chuồng bằng xi măng. Để chuồng nuôi có thể dùng lại nhiều mùa hơn mặt khác giúp người nuôi dễ quản lý chim hơn. Và chắc chắn rằng bạn cần bố trí đầy đủ các vật dụng sinh hoạt cho chim nhất là vào thời kỳ sinh sản.
Nền của chuồng nuôi cũng được lát bằng xi măng. Sau đó lót một lớp trấu hoặc mùn khô để thấm phân chim, giúp cho người nuôi dễ dàng vệ sinh, dọn dẹp chuồng. Xung quanh chuồng phải có tường bao bọc và có cả cửa sổ để dễ lưu thông không khí.
Để góp phần giữ gìn vệ sinh và bảo đảm độ bền của máng ăn thì nhiều người thường sử dụng máng ăn bằng gỗ hay là chất dẻo. Không nên sử dụng kim loại làm máng ăn vì dễ bị gỉ, mất vệ sinh.
Nên đặt máng ăn và bình đựng nước cho mỗi ô của chuồng. Cũng có thể đặt cả máng ăn, máng nước lớn cho tất cả chim bồ câu mà bạn nuôi. Nhưng thông thường theo nhiều chuyên gia nuôi chim bồ câu, thì để thuận tiện cho chim ăn uống và dọn dẹp thì vẫn nên đặt chúng trong từng ô.
Ngoài việc xây dựng đầy đủ các công cụ giúp chim ăn uống thì người nuôi cũng cần xây dựng sân phơi nắng cho chim bồ câu nếu nuôi quy mô lớn. Thông thường nếu nuôi từ 2-3 cặp chim giống thì chỉ cần chim phơi nắng ở sân nhà. Diện tích sân cần xây là từ 1m2 cho một số cặp, nếu nuôi nhiều và có điều kiện hơn thì nên xây sân rộng hơn nữa.
Sân để chim phơi nắng tất nhiên phải có đầy đủ ánh sáng và điều kiện nắng thích hợp nhất. Cần bố trí nhiều cành cây trong sân để chim dễ dàng bay nhảy, chơi đùa, tắm nắng nhiều nhất vào mùa hè. Nếu có điều kiện bạn có thể xây riêng một bể cát, một bể nước nhằm cho chim ăn sỏi và có thể tắm nước thường xuyên.
Đối với những người nuôi có mục đích cho chim bồ câu đẻ thì cần lót nền bằng nhiều trấu, lót rơm hoặc mùn cưa. Thêm nữa, phải chuẩn bị các kệ gỗ lắp đặt tên tường rồi để các rỗ rơm rạ bằng tre hoặc lá, nhựa để chim bay lên đẻ và ấp trứng. Các rỗ làm ổ chim có đường kính khoảng 20cm và phải đặt cố định để tránh bị lật khi chim di chuyển.
Nếu chuồng nuôi được thiết kế theo các ô thì cần bổ sung ổ đẻ trong từng ô. Mỗi ô của chuồng nuôi cần 2 tổ, một tổ để chim đẻ trứng và ấp, một tổ nuôi chim non được đặt phía dưới. Mỗi ô phải có cửa rộng rãi để chim ra vào dễ dàng.
Đối với việc nuôi chim bồ câu khỏe mạnh lớn nhanh thì thức ăn chính là thứ cần quan tâm nhất. Vì thế bạn phải cần nắm rõ các loại thức ăn phù hợp cách cho chim ăn tốt nhất.
Chim bồ câu cũng giống như loài chim cu gáy, chúng đều rất thích ăn các loại hạt, các loại ngũ cốc, đặc biệt là các loại hạt giàu protein. Thức ăn của chúng đa dạng các loại hạt nhưng chủ yếu vẫn là: Gạo, ngô, các loại đậu, hướng dương, hạt kê, cao lương, bo bo,… Khi nuôi chim không tốn kém về thức ăn như gà vịt, vì chúng ăn không nhiều.
Khi ăn những loại hạt này sẽ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho chim. Giúp chim khỏe mạnh, lớn nhanh, tăng cường cơ bắp và khả năng sinh sản tốt. Những người nuôi chim sinh sản thường cho chim ăn kết hợp cám, ngũ cốc, hạt kê, gạo lứt, hạt cao lương để cung cấp năng lượng cho chim phát triển mạnh.
Bên cạnh đó, nên chú ý số lượng các loại hạt như đậu đen, đậu xanh, hướng dương, đậu tương, bo bo,… Những loại hạt này thường chứa nhiều chất béo nên người nuôi chỉ cần cho ăn với một lượng vừa đủ. Để mang lại hiệu quả tốt nhất cho đường tiêu hóa và khả năng hấp thụ dinh dưỡng thì nên đem rang trước khi cho chim ăn.
Khẩu phần ăn của chim bồ câu để mang lại hiệu quả cao và cực kỳ khoa học như sau: 70% lúa gạo, 10% cám con cò (cám công nghiệp), 2% gạo lứt. Nên thêm vào một số loại đậu mà chim yêu thích để chúng ăn. Khối lượng thực phẩm chim được phép ăn chỉ bằng 1/10 khối lượng của cơ thể chúng.
Ngoài ra, cũng nên bổ sung một số muối khoáng, vôi, đặc biệt là muối rất cần thiết cho cơ thể chim. Cần tăng cường chúng vào khẩu phần ăn để giúp chim bồ câu bảo đảm sinh sản khỏe mạnh, luôn giữ được nhiệt độ cơ thể, tiêu thụ thức ăn tốt hơn.
Trong tự nhiên, vì chim bồ câu ăn các loại hạt già và cứng nên chim thường phải ăn thêm cát sỏi để nghiền nát thức ăn, giúp chim dễ tiêu hóa. Bổ sung theo tỉ lệ cần phải lưu ý như sau: sỏi hạt nhỏ (nhỏ hơn 0.5cm) 15%, muối 5-10% và 80% khoáng Premix. Nên bỏ riêng sỏi vào khay đựng thức ăn khác cho chim.
Nước uống dành cho chim bồ câu phải là nước sạch, không có bụi bẩn. Nguồn nước sử dụng cho chim có thể là nước máy, nước giếng khoan dùng để chim tắm và uống đều được.
Một ngày lượng nước mà chim uống rất lớn 50-90ml/ngày. Nên thường thuyên thay nước và vệ sinh khay đựng nước và máng thức ăn sạch sẽ. Để giúp chim tránh các bệnh cho dụng cụ ăn uống bị bẩn, nhiễm khuẩn. Có thể bổ sung vitamin bằng cách pha vào nước sạch cho chim uống.
Vì lúa và ngô là những loại thực phẩm chính của chim bồ câu. Nên người nuôi cần phải biết được các yêu cầu trong khâu chọn lọc thức ăn để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Một số lưu ý khi lựa chọn thức ăn cho chim:
– Hạt không bị ẩm mốc, mối mọt ăn,… Nên dứt khoát không cho chim ăn nếu thấy có dấu hiệu của nấm mốc hay có mùi lạ. Để tránh chim bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
– Các loại hạt cho chim ăn phải đảm bảo sạch sẽ, tự nhiên, không chứa chất bảo quản.
Chế độ ăn hằng ngày của chim là 2 lần/ngày. Người nuôi cần có lịch cho ăn cụ thể. Vào buổi sáng bạn nên cho chim ăn từ khoảng 8-9h, còn buổi chiều thì vào lúc 14h-15h là tốt cho chim nhất.
Lượng thức ăn sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của chim bồ câu và có thay đổi tùy theo trọng lượng cơ thể. Vì thế như đã nói phía trên thì người nuôi chỉ cần đảm bảo số lượng thức ăn hằng ngày của chim là 1/10 trọng lượng của cơ thể chúng.
Nếu lượng thức ăn hôm qua còn dư lại thì phải bỏ đi ngay không nên cho chim ăn lại và phải thay thức ăn mới. Người nuôi phải để ý và thường xuyên dọn dẹp chuồng, máng thức ăn, nước uống sạch sẽ để chim sống thoải mái và an toàn. Từ đó giúp chim tránh các bệnh vặt, phát triển khỏe mạnh lớn nhanh hơn.
Với bất kỳ loài chim nào hay vật nuôi nào thì cũng có một số bệnh mà chúng thường mắc. Điều đó tất nhiên cũng xảy với chim bồ câu. Vậy các bệnh nào chim bồ câu thường gặp? Cách chữa trị cũng như phòng tránh như thế nào mới có hiệu quả? Từ đó giúp chim bồ câu khỏe mạnh và lớn nhanh hơn.
Đây là một loại bệnh vô cùng phổ biến, thường xảy ra ở các loài chim cảnh như cu gáy, vành khuyên, chào mào,… và chim bồ câu cũng thế. Với mỗi loài chim thì mỗi nguyên nhân và cách chữa trị lại khác nhau. Vì thế bạn cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân để có cách xử lý hiệu quả hơn.
– Biểu hiện: Phân chim đi lỏng, không theo khuôn.
– Nguyên nhân: Thức ăn của chim bị ẩm, chứa nấm mốc, lâu ngày không thay đổi thức ăn mới. Chất lượng của cám công nghiệp không được đảm bảo an toàn.
– Cách chữa trị: Bạn có thể mua thuốc Colexin ngoài nhà thuốc hoặc tiệm thuốc thú ý về cho chim uống. Đồng thời cần tăng cường việc bổ sung men tiêu hóa cho chim.
– Biểu hiện: Ở trên mép mỏ, mắt và chân có nổi lên các hạt. Da xuất hiện nốt sần và đóng vẩy. Lúc đầu những hạt này nhỏ như hạt đậu xanh sau đó lớn dần bằng hạt đỗ tương rồi vỡ dần ra thành mủ có màu vàng.
– Cách chữa trị: Nếu là bệnh đậu thì tiêm vacxin chủng đậu cho bồ câu. Còn bị bệnh nấm thì dùng thuốc trị nấm bôi vào những nốt đỏ, cạy vảy đi rồi bôi thuốc sát trùng vào vết thương. Khi đậu có hiện tượng đỏ lên thì nên cạy ra, sau đó bôi thuốc sát trùng Xanhmethylen.
– Cách phòng tránh: Cần tăng cường vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh. Phun thuốc sát trùng thường xuyên để tránh bệnh tái phát trở lại.
– Nguyên nhân: do loại vi khuẩn Salmonella gallinarum và S.enteritidis thuộc họ Enterobacteriaceae gây ra. Chim bồ câu mà bạn nuôi có thể mắc bệnh này do ăn uống không an toàn vệ sinh. Trong đồ ăn, nước uống có vi khuẩn. Hoặc khay nước, khay đựng thức ăn không được bảo đảm vệ sinh có nhiễm khuẩn.
– Biểu hiện: chim đi phân lỏng có màu xanh hoặc là màu xám vàng. Chim bỗng bỏ ăn, lười vận động, chỉ đứng ủ rũ, toàn thân run rẩy. Bồ câu bắt đầu khó thở, sốt và thường xuyên uống nước. Thời gian bệnh biểu hiện rõ ràng nhất là sau 1-2 ngày, nếu 3-5 ngày không chữa trị tốt và kịp thời cho chim thì dễ dẫn đến việc chim tử vong.
– Cách chữa trị: khi thấy chim có biểu hiện thì nhanh chóng mua các loại kháng sinh về sử dụng cho chim.
– Các loại thuốc như: Oracin-pharm cho chim uống với liều lượng 1ml/1.5 – 2 lít nước. Enroflox 5% liều lượng 2g/lít nước. Các loại kháng sinh Pharmequin, Ampicillin cùng liều lượng với nhau 1g/lít nước. Pharcolivet 10g/2.5 lít nước. Pharmequin-max 1g/2 lít nước uống trong vòng 5 ngày.
Cùng với thuốc Dizavit-plus sử dụng kèm theo, với liều lượng 2g/lít nước uống hàng ngày.
Trong quá trình chữa trị bệnh cho chim bồ câu thì nên để chim ăn những loại thực phẩm dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Sau 5 ngày cho uống kháng sinh thì bắt đầu cho chim bồ câu uống men tiêu hóa, giúp chim mau chóng phục hồi sức khỏe.
Cách phòng tránh: phải thường xuyên vệ sinh chuồng chim, không gian sống phải đảm bảo sạch sẽ nhất. Rửa sạch các dụng cụ thức ăn, nước uống có trong chuồng. Cách ly toàn bộ những chú chim bồ câu mà bạn nuôi có dấu hiệu bệnh ra khỏi đàn để tránh lây lan rộng.
Kỹ Thuật Nuôi Yến Phụng Sinh Sản
Chuẩn bị Giống
Vẹt mạnh, thường hay nhảy nhót trong chuồng, Vẹt trống hay hót, màu lông sáng sủa. Vẹt bệnh, lông xơ xác, màu tối không sáng, ít bay nhảy, thời gian thay lông kéo dài. Để theo dõi sức khỏe của Vẹt, hằng ngày xem phân của Vẹt, phân đen, cứng đặc, có một chút giống sáp trắng và có nước bao trùm bãi phân. Đó là dấu hiệu Vẹt khỏe mạnh.
Trái lại, nếu phân Vẹt dính lại ở hậu môn làm rụng lông Vẹt đó là dấu hiệu Vẹt đã bệnh nhiều, phải cách ly để lây qua các con khác. Chuồng không rửa lâu ngày có thể dẫn đến bệnh ở móng và chân Vẹt; đầu ngón chân sưng to, chân bị nấm, Vẹt đứng không vững. Vẹt mái bị bệnh kéo dài thời gian đẻ, thay vì mỗi ngày đẻ một trứng, có thể hai hoặc ba ngày mới đẻ một trứng, do đó mùa sinh sản bị xáo trộn kéo dài đưa đến việc Vẹt trống phá ổ trong lúc Vẹt mái ấp.
Lồng/ChuồngChuồng thường là chuồng hộp có ba ngăn, hai ngăn bìa để nuôi Vẹt đẻ, ngăn giữa để nhốt tạm Vẹt con sau khi bỏ ổ độ một tuần để cho Vẹt cha bón thêm cho đến khi Vẹt con ăn mạnh mới dời qua chuồng nuôi Vẹt con.
Chuồng thường làm bằng dây kẽm hàng chấn song: Đáy chuồng có hai phần, bên dưới là cái mâm bằng nhôm hoặc bằng kẽm để hứng phân và các vỏ hạt Vẹt ăn rơi vãi trong chuồng. Phần trên là một tấm vỉ bằng dây kẽm hàng chấn song. Đáy chuồng và tấm vĩ phải được rửa sạch sẽ hằng ngày.
Chế độ ăn uốngChúng thích ăn rau quả như xà lách, rau cải, rau muống, bắp cải, táo ngọt, thậm chí cả một lát cam vàng cũng đủ cho chúng vui tươi. Ngoài ra chim Yến Phụng thích ăn thóc kết hợp với kê theo tỉ lệ 1:1. Trong thời kì sinh sản thì tỉ lệ thay đổi thóc 1: kê 1,5. Thỉnh thoảng cho ăn ngô và các loại rau như xà lách, rau muống…để cung cấp canxi khi chim non sắp chào đời được cứng cáp.
Chăm sócChim Yến Phụng rất thích tắm nên hãy chăm chỉ tắm cho chúng hàng ngày. Khi tắm cũng là thời gian để bạn tiếp xúc với chim nhiều hơn. Khi tắm xong, Yến Phụng thường chọn nơi có ánh nắng chan hòa mà sưỏi ấm.
Trong mùa Vẹt đẻ, không được xê dịch chuồng, làm động ổ, Vẹt sẽ ngừng đẻ cho đến mùa sau.
Cho vẹt giao phốiKinh nghiệm cho thấy, các nhà nuôi Vẹt đẻ Tây phương hay Đông phương cũng dùng mốc gọi là tuần trăng lên hay chính xác hơn là từ ngày mùng một đến ngày rằm (15) âm lịch.
Khi Vẹt trống mái sẵn sàng để ghép đôi, thì cứ bắt đầu tuần trăng xuống (từ 23 đến 30 âl) tháng 11 âm lịch hoặc tháng 12 âm lịch, đưa Vẹt trống và Vẹt mái lại gần nhau ở hai chuồng ngăn đôi do một vách ngăn.
Đồng thời cũng lót cho Vẹt mái cái ổ. Vẹt mái sẽ bắt đầu tha rác và xoáy ổ.
Bên chuồng kế bên thì Vẹt trống sẽ thi thố tài năng hót reo. Thường thì bắt đầu những ngày cuối tháng và bắt đầu tháng âm lịch, Vẹt mái sẽ nằm ép trên cầu, xòe cánh đuôi đồng thời ngoảnh cổ lên kêu riu ríu. Lúc đó bỏ trống vào.
Tuy nhiên cần nhớ là Vẹt đạp mái vào buổi sáng sớm và chạn vạng tối, không nên thả Vẹt trống vào buổi trưa, Vẹt mái không chịu.
Sau một hai ngày chịu trống (lúc này cũng qua đầu tháng âm lịch là tuần trăng lên, Vẹt mái sẽ đẻ, mỗi ngày một trứng. Mái tơ sung sức có thể đẻ 5, 6 trứng mới ấp, thường khi thấy trứng Vẹt mới đẻ mà có màu xậm, xanh đậm hơn mấy cái trứng trước, thì đó là trứng sau cùng, Vẹt bắt đầu ấp.
Ấp trứngNhư các phần trên đã nói, mỗi ngày sau khi đẻ phải lấy một cái muỗng lấy trứng ra cất một chỗ riêng. Khi biết bắt đầu ấp, thì vào sáng sớm hôm sau, lúc hừng đông 5, 6 giờ sáng cũng nhè nhẹ lấy hết số trứng đã có để vào lòng bàn tay và cùng lúc để vào ổ cho ấp. Cách làm này, trứng sẽ nở cùng một lúc sau 13 ngày và cũng vào hừng đông. Lúc đó Vẹt cha, Vẹt mẹ cũng bắt đầu kiếm ăn nên việc chăm bón cho con được phối hợp cùng lúc. Vẹt con nở một lượt, có sức mạnh đồng đều nên được chăm bón rất đều, Vẹt con lớn đồng đều nhờ đó mà kết quả đạt được rất cao (thường là 100% số Vẹt nở).
Trái lại, nếu mỗi ngày không lấy trứng ra cứ để nguyên trong ổ, do có sự cách biệt mấy ngày, nên có con nở trước được hôm trước đã lớn hơn con nở hôm sau. Sự tranh ăn không đều nên các con nở sau sẽ chết vì thiếu ăn. Lần đầu tiên ghép Vẹt đúng thời điểm ổ Vẹt đẻ thứ hai cũng sẽ ở vào tuần trăng lên.
Mỗi mùa cho Vẹt đẻ độ 4 ổ là vừa sức, thời gian sanh đẻ độ 180 ngày (6 tháng) sẽ tách rời Vẹt mái, cho ăn ít hoặc các thức ăn ít vitamin để Vẹt chuẩn bị đi vào thay lông.
Mùa sanh sản năm sau lại được tiếp tục như năm trước.
Xác định trống mái qua trứngNếu đôi Vẹt cùng lứa tuổi, thường Vẹt mái đẻ một trứng trống rồi ngày sau trứng mái. Mỗi ổ thường có hai trứng mái và hai trứng trống. Tuy nhiên, vì có nhiều cách ghép Vẹt không theo lứa tuổi, có thể trứng trống nhiều hơn trứng mái. Để phân biệt chỉ cần quan sát hình dạng của trứng Vẹt.
Trứng sẽ nở Vẹt trống có một đầu lớn, một đầu nhỏ và nhọn.
Trứng sẽ nở Vẹt mái sẽ có hai đầu tròn như nhau.
Cách điều chỉnh số lượng trống-máiTheo thống kê:
Nếu hai con trống mái cùng một lứa tuổi được ghép đôi sẽ cho số Vẹt con trống mái bằng nhau.
Nếu Vẹt trống già hơn mái, số Vẹt con mái nhiều hơn Vẹt con trống.
Nếu Vẹt trống non hơn Vẹt mái, số Vẹt con trống nhiều hơn Vẹt con mái.
Cách đếm tuổi vẹt
Để biết tuổi của Vẹt, thường xem các vòng đeo ở chân, trên đó thường có ghi năm sinh của Vẹt.
Trường hợp Vẹt không có đeo vòng, thì còn cách đếm lông cánh của Vẹt (lông dài và lớn) để biết tuổi của Vẹt. Thêm 1 tuổi, vẹt sẽ có thêm 1 lông.
Tuy nhiên, cái cần biết là năm đầu và hai năm sau để ghép Vẹt theo ý muốn nói trên. Thời điểm ghép này rất quan trọng, nó sẽ quyết định thành quả của mùa sinh năm đó.
Đeo vòng cho vẹtCác nhà nuôi Vẹt ở Âu châu, có lập Hội nuôi Vẹtvà sản xuất loại vòng đeo ở cổ chân của Vẹt, trên đó có khắc năm sinh và chữ tắt của Hội. Khi gia nhập Hội, mỗi nhà nuôi Vẹt được cung cấp một hộp khoen nhỏ và cái kềm bấm số.
Ở Việt Name cũng có nhiều người cho Vẹt đeo vòng, loại bằng ny-lon có màu khác nhau để đánh dấu Vẹt của nghệ nhân đó sản xuất.
Muốn đeo khoen cho Vẹt, từng bước sẽ thực hiện như sau:
Vẹt con được 7 ngày hay 8 ngày tuổi, bắt Vẹt ra cầm ngửa tay trái, lấy ngón tay trái ngón trỏ chụm ba ngón trước của chân Vẹt vào nhau và cho lọt vô cái vòng cầm ở tay mặt đưa vào.
Sau đó sẽ lấy ngón tay trái đè ngón chân sau của Vẹt vào với phần chân của Vẹt. Tay mặt từ từ cho cái vòng qua khỏi móng của ngón chân sau.
Vòng được đeo vào chân Vẹt. Trả Vẹt vào ổ trở lại.
Kỹ Thuật Nuôi Chim Chào Mào Sinh Sản Và Chăm Sóc Chào Mào Đẻ Tốt Nhất
Để phục vụ cho mục đích kinh doanh chim cảnh từ thú vui của chính bản thân mình và đã thành công, đó là áp dụng kỹ thuật nuôi chim chào mào sinh sản . Nếu như bạn muốn nuôi chim để sinh sản không phải để kinh doanh mà chị để phục vụ cho thú chơi của mình thì cũng hoàn toàn có thể. Nuôi chim chào mào sinh sản cũng không phải là điều gì đó quá khó nhưng cũng cần phải tuân theo một số những bước cơ bản để giúp những bạn đang có ý định có thể nắm bắt được những bước tốt nhất thì ở trong bài viết ngày hôm nay Chú Gióng sẽ giới thiệu đến các bạn những kỹ thuật nuôi chim chào mào đẻ tốt nhất.
Kỹ thuật nuôi chim chào mào sinh sản1. Cần phải chọn và nuôi chim bố mẹ tốt
Trong cách chọn lựa một chú chim chào mào đẹp thì chúng tôi đã có rất nhiều bài viết bạn có thể tham khảo các bài viết này ở trên chuyên mục khác đây là một trong những bước quan trọng trong Kỹ thuật nuôi chim chào mào sinh sản. Điều quan trọng không kém trong việc nuôi chào mào sinh sản là chế độ dinh dưỡng cho bố mẹ của chúng. Điều này rất quan trọng điều này sẽ giúp cho những chú chim khỏe mạnh và chuẩn bị được cho quá trình giao phối của chim được tốt nhất. Còn những chú chim mẹ thì ngoài thức ăn bình thường bạn bổ xung thêm cám chuyên dụng cho chào mào sinh sản được bán trên thị trường. Nói chúng chế độ dinh dưỡng thì không có nhiều điều phải bàn cãi.
Khi chim chào mào trưởng thành thì bạn cho chúng bắt cặp với nhau bạn lựa chọn một con trông và 1 con mái nhốt chung. Bạn nên để ý đến hành động của chúng nếu như bạn thấy một trong haichú chim này không đồng ý với việc bắt cặp với những chú chim còn lại thì có thể tách ra kẻ chúng có thể khác nhau đến chết. Còn nếu như chúng có biểu hiện hòa hợp thì chứng tỏ chúng bắt gặp đã thành công bạn có thể chuyển sang bước tiếp theo. Những lúc mà chim chào mào đã bắt gặp thành công thì trong lồng bắt buộc phải có những vật liệu để cho chúng làm tổ bạn đừng có qua lại nhiều kẻo trúng sợ ảnh hưởng đến tâm lý. Khi chim đã giao phối thành công thì chào mào cái bắt đầu đẻ trứng thông thường những chú chim chào mào sẽ để từ 2 đến 4 quả. Cả chim trống và mái lúc này sẽ thay nhau ấp trứng3. Giai đoạn chim đã nở con
Thông thường một chú chim con được ấp và nở ra trong khoảng từ 12 đến 14 ngày. Lúc này những chú chim mẹ sẽ thường xuyên khỏi tổ. Chúng sẽ đi tìm thức ăn vào những giờ buổi chiều hoặc là buổi sáng bạn phải đảm bảo thức ăn cho chúng lúc này trong lồng đầy đủ nhất sau khoảng thời gian thì những chú chim non đã bắt đầu mở và ra ngoài muốn những chú chim chào mào con có thể phát triển một cách nhanh chó ng nhất thì ngoài hoa quả gia bạn có thể bổ sung cho chúng thêm một số lượng côn trùng. Bạn có thể đi mua sâu khô sau đó để vào lồng mẹ của chúng sẽ bón cho chúng. Lúc này bố mẹ chim chào mào đã trải qua một quá trình ấp trừng dài cho nên chúng tỏ ra yếu sức. Việc của bạn lúc này là sẽ phải bổ sung cho chúng một lượng thức ăn để chim hồi phục được nhanh nhất. Chim chào mào nuôi con chủ yếu phụ thuộc vào nước dãi cho nên càng cho ăn nhiều trái cây càng tốt sẽ giúp cho những chú chim non có thể có sức sức đề kháng từ nước dãi của bố mẹ. Đừng vì quá vui và háo hức mà đến lồng chim của chúng xem thường xuyên nếu không chúng sẽ chẳng nuôi con nữa thậm chí sẽ cảm thấy lo lắng và khiến nên chúng con của chúng bị chết.
Chăm Sóc Và Nuôi Sinh Sản Vẹt Hồng Kông (Yến Phụng)
– Rau và cỏ tươi : Vẹt là loài không kén rau tươi, chỉ cần những loại rau ít vị chat thì hầu hết Vẹt đều dùng được. Phổ biến ở đây chúng ta thường cho Vẹt ăn rau Xà lách, Cải thìa, Cải bắp, một số loại cỏ như Bồ công anh, chân ngỗng, các loại cỏ có hoa trắng…. Và đặc biệt 1 loại rau phổ biến ở nước ta mà vẹt rất thích ăn, đó là rau muống nước. Loại rau này có sẵn quanh năm và là nguồn rau xanh chính được nhiều người nuôi sử dụng. Hãy bổ sung loại thức ăn này quanh năm cho Vẹt. + Hoa Quả : Có một số con Vẹt đặc biệt thích ăn các loại quả, điều này cũng rất tốt và bạn nên đáp ứng nhu cầu chính đáng này của chú chim nhỏ. Táo xanh là thứ quả vẹt rất thích, hãy thái nhỏ và cho vào máng đựng.Tuy nhiên lưu ý hãy thay đi vào cuối ngày tránh để quả bị thối, mốc.
– Các loại thức ăn bổ sung : + Hạt khoáng chất : Đây là nguồn thức ăn không thể thiếu, và đặc biệt cần thiết cho vẹt vào mùa sinh sản. Có thể chúng sẽ không đụng đến trong thời gian dài, nhưng sẽ ăn liên tục nếu vào mùa sinh sản. Bạn có thể đến hỏi mua ở bất kì hàng bán chim cảnh nào.Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung vào khẩu phần ăn của chim bột mai mực hoặc bột vỏ sò.Loại bột này bạn có thể tự làm bằng cách nghiền nang con mực đã sấy khô hoặc vỏ trứng, vỏ sò… Loại bột này cung cấp một lượng lớn canxium cần thiết cho sự tạo thành vỏ trứng và phát triển của chim non. + Hạt sạn : Cũng là thứ nên có trong mỗi lồng chim .Hạt sạn giúp cho chim tiêu hoá được tốt hơn, giúp thức ăn không bị kết vón trong dạ dày và quá trình nghiền thức ăn diễn ra tốt hơn. Nếu ko có thời gian lọc các hạt sạn này, bạn có thể tận dụng những miếng vữa từ các bức tường cũ và treo nó trong lồng chim.Đó sẽ vừa là nguồn cung cấp hạt sạn và cũng là dụng cụ để chim mài mỏ. + Viên Iốt : Không phổ biến những rất cần cho chim sinh sản bởi iốt giúp tuyến giáp hoạt động đúng chức năng, sẽ giúp chim trống có bộ lông đẹp hơn và những con non sẽ phát triển tốt để đạt được tối đa kích thước như bố mẹ. + Muối : Một cách phổ biến là sử dụng loại đất mặn, người ta có thể tự làm bằng cách nghiền đất sét, trộn với dung dịch nước muối nhạt có pha iốt và ép chặt, để khô trong mát.Sau đó đặt vào lồng chim để bổ sung lượng muối cho chim khi cần.
1.2. Chuồng nuôi : Chuồng nuôi cho vẹt HK không cầu kì lắm. Vẹt HK là giống chim quen sống theo bầy nên điều kiện tốt nhất vẫn là gần với tự nhiên nhất, đó là nuôi trong chuồng có trồng cây xanh với một bầy gồm nhiều cá thể. Nhưng trong điều kiện xã hội hiện nay không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện kinh tế cũng như không gian để xây dựng chuồng nuôi nên cách nuôi đơn lẻ hay theo cặp trong lồng cá nhân vẫn phổ biến hơn. Loại lồng được sử dụng cho Vẹt HK là các lồng làm bằng kim loại. Loại này vừa bền,sạch,tiện dụng trong việc làm vệ sinh lồng chim, và đặc biệt là để chịu được cái mỏ khoẻ của họ nhà Vẹt.
Tổ sinh sản của chim không quá cầu kì, thường được đóng bằng gỗ mỏng nhưng phải đủ khả năng chịu được cái mỏ khỏe của chúng.Kích thức khoảng 15 cm* 20cm, có khoét một lỗ tròn làm cửa ra vào cho chim.Ở các tiệm bán thú cảnh có bán những chiếc tổ bằng nhựa, hay kim loại đẹp mắt và tiện dụng, tuy nhiên chim thực sự không thích loai vật liệu này như tổ gỗ,nên Tổ làm bằng gỗvẫn là lựa chọn tối ưu. Vẹt thường không có thói quen tắm đẫm nước, nhưng cũng rất sạch sẽ. Bạn sẽ thấy chúng thích tắm thế nào khi chúng lăn người vào đám rau ướt khi bạn cho chúng ăn. Vì thế hãy chuẩn bị 1 bình sịt nước dạng phun sương. Hãy cho chúng tắm bằng cách xịt nước 2 ngày một lần vào mùa hè và mỗi khi nắng vào mùa đông.
B-Nuôi Vẹt sinh sản:
2.1. Các vấn đề về chọn giống : Hãy xác định rõ mục đích nuôi của bạn là gì, nếu là nuôi chơi thì chỉ cần chọn những con chim khoẻ mạnh, đẹp mã và thân thiện với người. Còn nếu nuôi sinh sản thì bạn cần xem xét một số vấn đề. Vấn đề đầu tiên là chọn con nuôi với màu sắc mong muốn. Hãy lưu ý những màu sắc nào là trội và những con nuôi nào là thuần chủng.Có 4 lựa chọn cho con nuôi thuần chủng và trội, đó là các màu Xanh lá nhạt (Xanh lá chủ đạo và các vân sọc đen )Xanh xám (Xanh da trời chủ đạo và vân sọc đen) Vàng tuyền Lutino (Mắt đen hoặc đỏ) Và Trắng tuyền (Mắt đỏ)… Với các dạng con nuôi này, nếu bạn cho phối giống hai con cùng màu giống hệt nhau chắc chắn sẽ tạo ra các con chim non giống như bố mẹ mà ko có sự đột biến về màu sắc. Tuy nhiên việc chọn giống các cặp giống nhau đôi khi không dễ và không phải người nuôi nào cũng thích các cặp màu giống nhau. Vì thế nếu có thể bạn hãy cố gắng tìm những cặp đôi càng giống nhau càng tốt sẽ cho ra thế hệ sau có màu đẹp.
Việc phối giống ngẫu nhiên cũng mang lại nhiều lựa chọn màu thú vị. Người nuôi bây giờ thích sự lựa chọn ngẫu nhiên này hơn. Chỉ cần chú ý quan sát các cặp đôi nào đặc biệt gần gũi nhau ở các cửa hàng chim cảnh, không quá chú trọng đến màu sắc thì đây cũng là một lựa chọn thích hợp.
Có một lời khuyên cho các bạn chọn cặp sinh sản.Bạn nên chọn những con trống thuần chủng có màu sắc trội như 4 nhóm đã nói ở trên, vì những chim trống này đặc biệt thu hút chim mái. Và bạn nên cho chúng giao phối với con Mái ở 2 dạng màu : Xanh lá mặt vàng và Trắng có đốm. Với sự kết hợp này bạn có thể có được những con chim non giống như bố mẹ lại vừa có khả năng đột biến về màu sắc ở tất cả mỗi lứa chim. Hơn nữa những chim mái ở 2 dạng màu này phần lớn chăm sóc chim non rất tốt.
( VD : Bạn hãy cho giao phối con Trống Xanh lá nhạt với con Mái Xanh lá mặt vàng.Hai con giao phối này có màu gần giống nhau, chim non sinh ra có thể giống bố hoặc giống mẹ, nhưng vẫn sẽ có sự xuất hiện của những chim non có màu lông vàng đốm, vàng tuyền, thậm chí là màu trắng hay xanh lam..)
2.2. Phân biệt chim trống mái : Đây dường như là vấn đề lớn đối với nhiều người, nhưng với Vẹt HK nếu bạn chịu khó chú ý một chút sẽ thấy đây ko là vấn đề lớn. Hãy chú ý đến lớp màng cứng trên mỏ của chim , hay cũng có thể nói là mũi chim. Với những chú chim non dưới 3 tháng tuổi, có thể khẳng định tất cả những con có mũi màu đỏ đều là chim trống, những chim có mũi màu trắng ngà đều là chim mái. Nhưng với chim trưởng thành trên 3 tháng tuổi thì cần chú ý. – Chim có màu lông chủ đạo là xanh lá, xanh lục, xám , chim trống có mũi màu xanh dương. – Chim có màu lông chủ đạo là vàng hoặc trắng thì có mũi màu đỏ tía. – Chim mái hầu như vẫn giữ màu trắng trên mũi, tuy nhiên vào mùa sinh sản, mũi chúng có thể chuyển màu trà hoặc ngả nâu. Nên bạn càng dễ nhận thấy chim mái với những đặc điểm này.
Thậm chí bằng quan sát bạn cũng thấy được vóc người chim mái sẽ nhỏ hơn chim trống cùng loại, đầu cũng nhỏ hơn và có phần thụ động hơn chim trống. Chim trống sẽ siêng hót hơn và có những biểu hiện hoạt bát hơn chim mái rất nhiều. Với 1 con chim có biểu hiện thụ động ,ít bay,mũi sậm màu trà và phần lông gần hậu môn bị rụng, để lộ hậu môn nở rộng , thì bạn hãy chắc chắn mình có 1 chiếc tổ, bởi đây là chim mái đã đến ngày sinh nở. ^ ^
Tổ chim như đã miêu tả, sẽ là các tổ gỗ có khoét lỗ, đủ chỗ cho chim nằm ấp và cho đàn chim non sau này.Vẹt HK không cần vật liệu lót tổ nhưng tập tính “gại ổ” thì vẫn còn.Nếu thấy chim dùng mỏ mổ về 1 góc tổ, thậm chí là cắn phá tổ (đây là lí do cần tổ có đủ độ cứng) thì chúng ta có thể biết chim sắp đẻ trứng. Hãy cho thêm vào một ít mạt bào hoặc mạt cưa, sẽ giúp chim có cảm giác thoải mái và ít phá tổ hơn.
Hãy quan sát mỗi ngày và nếu thấy có 1 thành viên của cặp chim vắng mặt ngày càng nhiều hơn, thậm chí cả ngày không ra khỏi tổ. Quan sát mỗi buổi sáng bạn sẽ thấy phân chim nhiều hơn ,đặc và nặng mùi, thì có thể kết luận rằng chim đã bắt đầu nằm ấp.
Vẹt HK thường đẻ liên tục hoặc có khi cách nhật, từ 4- 8 trứng, thời gian ấp trứng kéo dài từ 18-22 ngày. Tuy nhiên quả trứng đầu tiên trong tổ sẽ không nở khi chưa tới 20 ngày.Bạn có thể dễ dàng biết được chim con đã nở với tiếng kêu “chip chip” vào một buổi sáng, bởi vẹt con có thể kêu ngay từ khi mới nở. Trong suốt quá trình ấp trứng chim mái sẽ không rời khỏi tổ. Đưa “cơm nước” là việc của chim trống.Thậm chí nếu đôi chim khăng khít, đôi khi chim trống cũng sẽ vào ấp “thay ca” cho chim mái. Chim mái sẽ tiếp tục nằm ủ con cho đến khi chim non nở hết và thậm chí là đến khi nào chim non ăn với lượng lớn thức ăn mà chim trống không thể cung cấp đủ.Lúc ấy chim mái mới ra ngoài để cung cấp thêm thức ăn nuôi con. Loại thức ăn nảy mầm và thức ăn xanh đặc biệt cần thiết trong giai đoạn này.
Những chim non sẽ được nuôi dưỡng trong khoảng 1,5 tháng cho tới khi mẹ chúng ko còn cho chúng vào tổ nữa.Lúc ấy hãy sẵn sàng để tách những chú vẹt non và dọn sạch tổ chuẩn bị cho lần sinh sản tiếp theo của chim bố mẹ.
Vẹt HK là giống chim sinh sản quanh năm nên bạn hãy luôn sẵn sàng tổ khi cần đến. Cũng vì thế nếu thấy biểu hiện của những ổ trứng nào đã đến ngày và vẫn chưa nở thì hãy nhanh chóng loại bỏ để chim đẻ lứa mới. Mùa hè vẫn là thời gian tốt nhất cho ra đời những chú chim non khoẻ mạnh.Để tránh chim mái kiệt sức, có thể tách các đôi vào 2 tháng lạnh nhất của mùa đông để chim nghỉ ngơi sẵn sàng cho mùa sinh tiếp theo.
Kỹ Thuật Nuôi Chim Công Sinh Sản
Chim Công là loài chim có bộ lông đẹp nhất trong tất cả các loài chim và được sếp là 1 trong 10 loài chim đẹp nhất hành tinh . Tại Việt Nam chim công là loài chim quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam ( Nhóm 1B ) .
Trước đây chim công phân bố ở hầu hết các cánh rừng trên cả nước . Ngày nay do việc săn bắn , tàn phá rừng , Chim Công còn lại trong tự nhiên với số lượng rất hạn chế .Chủ yếu mọi người chỉ còn nhìn thấy trong các trung tâm bảo tồn quốc gia, Vườn thú Hà Nội , thảo Cẩm Viên Sài Gòn vvv )
Do chim công là loài chim đẹp và quý hiếm nên nhu cầu chơi , nuôi loài này làm cảnh trong 1 số hộ gia đình có điều kiện kinh tế , các khu vina , nhà vườn , khu du lịch sinh thái ngày càng tăng . Nguồn cung cấp hiện nay chủ yếu vẫn là nguồn cung bất hợp pháp ( do săn bắt , nhập lậu , một số cá nhân nuôi sinh sản đơn lẻ không đựợc cấp phép .vv)
Để đáp ứng nhu cầu về con giống cho thị trường một cách ổn định và hợp pháp .Việc thành lập trại nuôi sinh sản loài chim trên là rất cần thiết . Nó không chỉ đem lại giá trị kinh tế ( từ việc bán con giống ) . Mà còn góp phần tích cực vào công tác bảo tồn nguồn gen về loài chim – gà quý hiếm này .
Qua nghiên cứu nuôi thực nghiệm : Anh Trần Nhữ Giáp ( nhà điểu học ) một người chuyên nghiên cứu về các giống chim , gà quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới đã đưa ra những kết quả rất khả quan về việc nuôi sinh sản theo mô hình công nghiệp loài chim này . :
. Hiện nay có 2 loài công được nuôi phổ biến tại Việt Nam ( Công Lục – hay công Má Vàng ) Và Công Lam ( công Ấn Độ : Công xanh , Công trắng )
Về cách nuôi hai loài công này cơ bản không khác nhau . Công Ấn Độ được du nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam từ nhiều năm trước , đến nay đã thích nghi tốt với điều kiện môi trường khí hậu tại Việt Nam .
2 ) Một số đặc điểm cơ thể
Khi chim trưởng thành ( chim trống ) chiều dài cơ thể có thể đạt tới 2,1 m .Trong đó bộ đuôi có thế tới 1,5m (ở thời kỳ 3 – 5 năm tuổi) . Trọng lượng có thể đạt từ 8 – 12 kg / con . Chim trống thường có biểu hiện xoè đuôi ( múa ) vào thời kỳ đầu của chu kỳ sinh sản ( tháng 12 âm lich . Kéo dài cho đến hết chu kỳ đẻ trứng của chim mái ( tháng 6 âm lịch )
. Đây là thời gian mà người nuôi chim công sẽ được ngắm vẻ đẹp hoàn mỹ nhất của loài chim này ( từ cử chỉ , hành động , sắc lông ) . Sau đó Chim Công bắt đầu có hiện tượng rụng đuôi và thay lớp lông mới cho mùa sinh sản tiếp theo .
Với Chim mái , trọng lượng , chiều dài cơ thể nhỏ hơn , màu lông cũng không sặc sỡ và đẹp như chim trống
Cách phân biệt chim trống và chim mái :
Phân biệt chim trống và chim mái dựa vào 1 số đặc điểm sau : Sắc tố lông . chiều dài đuôi , màu da chân , chiều cao của chân , Chiều cao cổ , Số lông chính dựng trên mào . Hoặc dựa vào cách so sánh trọng lượng , kích thước chiều dài cơ thể .
Cách phân biệt rõ nhất là khi chim ở độ tuổi từ 18 tháng tuổi trở lên . Lúc này chim trống có biểu hiện rõ nhất về sự thay đổi ngoại hình ,
Khi chim còn nhỏ ở độ tuổi từ 1 – 5 tháng tuổi rất khó phân biệt trống , mái .Trừ 1 số ít người có kinh nghiệm nuôi lâu năm và nghiên cứu chuyên sâu về chim công mới có thể phân biệt được dựa vào những kinh nghiệm sẵn có và cảm quan nghề nghiệp .
Chim công rất thông minh , rạn người , nếu nuôi thuần và chăm sóc chim từ nhỏ, chim công có thể thả ra mà không bay mất . Tuy nhiên trong điều kiện nuôi sinh sản tập chung theo mô hình công nghiệp chim công vẫn được nuôi trong lồng lớn để tiện theo dõi và quản lý .Tránh các rủi ro có thể sảy ra : mất trộm , bị các loài khác đuổi bắt dẫn đến hiện tượng chim hoảng loạn và bay đi .
3 ) Kỹ thuật làm chuồng trại :
Các vật liệu làm chuồng nuôi Chim Công khá đơn giản chủ yếu được dùng : Lưới mắt cáo ( lưới thép B40 ) quây sung quanh , lưới cước ( làm phần lợp trên lóc ). Một số vật liệu làm mái che khác ( Tấm lợp Proxi mămh . Tâm lợp nhựa ) . Hoặc có thể tận dụng các nhà xưởng , kho có sẵn sau đó cải tạo lại . Nền chuồng thường được dải cát ( loại cát Vàng ) . Để tiện làm công tác vệ sinh , đảm bảo khô , thoáng , hạn chế các loài giun sán ,. Nền cát cũng sẽ đảm bảo cho lông đuôi công không bị dính bẩn mỗi khi di chuyển , đồng thời là chỗ để cho công tắm cát ( tắm nắng ) làm sạch bộ lông .
Với quy trình nuôi công nghiệp : Một ô chuồng tiêu chuẩn đươc thiết kế như sau :
Rộng ngang : 3 ,5 – 4m . Dài 5 – 6 m , Cao 2,7 – 3m . Với diện tích này có thể nuôi từ 4 – 6 cá thể chim trưởng thành ( tỉ lệ 1 đực + 1 cái , hoặc 1 đực + 2 cái ) .Hoặc có thể nuôi được : 10 – 15 cá thể chim công ( 6 – 12 tháng tuổi ) .
Tuỳ thuộc vào điều kiện thực tại của trại nuôi có thể thiết kế theo các kích thước rộng , hẹp ngang khác nhau . Miễn sao đảm bảo các yếu tố : Thoáng về mùa hạ , ấm về mùa đông .
Chim Công trong tự nhiên có sức đề kháng tốt có thể chịu được mưa tạt , gió lùa .Tuy nhiên trong điều kiện nuôi nhân tạo ta nên làm một phần mái che để chim chú ẩn sẽ tốt hơn
Về phần lóc chuồng nuôi có thể lập toàn phần ( trong nhà xưởng ) . Hoặc lập bán phần để đảm bảo cho chim có chỗ chú ấn khi mưa tạt , gió lùa ,.thời tiết thay đổi .vv .
Chim được đánh mã số ( vòng chân ) để tiện theo dõi , tránh hiện trạng đồng huyết )
… Có thể làm nhiều ô chuồng sát nhau ( sử dụng vách ngăn : lưới thép B40 ) .
* Chú ý : không sử dụng vách ngăn bằng luới thép nhỏ , hoặc cuớc li lông vì chim sẽ mổ loại vật liệu này để ăn , dẫn đến hiện tượng tủng , thắt riều
Nên có 1 ô chuồng nuôi ( chuồng phụ ) đẻ tách riêng những cá thể chim bị bênh cho tiện công tác theo dõi , điều trị
4 ) Kỹ Thuật ấp nở
Chim Công sau 2 năm nuôi là đạt đến độ tuổi trưởng thành và bắt đầu có khả năng sinh sản . Tuy nhiên phải từ năm thứ 3 ,. thứ 4 trở đi khả năng sinh sản của chim mới ổn định và cho tỉ lệ ấp nở tốt hơn cả ,
Chim mái bắt đầu đẻ từ đầu mùa xuân đến cuối mùa hạ . Số trứng bình quân :
Công Má Vàng ( 8 – 12 trứng / năm )
Công Ấn Độ ( 25 – 35 trứng / năm )
Thời gian ấp ở trung bình : 26 – 27 ngày
Có 3 cách ấp nở cơ bản : + Để chim mái tự ấp ( tỉ lệ thành công : 40 – 50 % )
+ Dùng chim , gà khác ấp ( gà mái , Ngỗng , Ngan vv ) . Tỉ lệ thành công : ( 50 -60 % )
+ Sự dụng máy ấp :
Cách tốt nhất và cho tỉ lệ ấp nở thành công cao nhất hiện nay là dùng máy ấp công nghiệp ( dùng cho việc ấp trứng gà , trứng vịt ) . Nếu đảm bảo được chất lượng phôi trứng tốt , thực hiện đúng quy trình kỹ thuật có thể đạt 85 %
Vườn Chim Việt đã nghiên cứu thực nghiệm ấp nở Chim công tại Việt Nam cho thấy cách duy trì nhiệt độ ấp nở ổn định tốt nhất như sau :
Trứng sau khi đẻ bảo quản nơi thoáng mát .
Thơì gian chờ để cho vào lò ấp tối đa :
Từ ( 7 – 10ngày ) Với trứng đầu vụ
Từ (3 – 5 ngày ) Với trứng đẻ trung , cuối vụ
* Nhiệt độ ấp :
Từ 1- 7 ngày đầu : Nhiệt độ lò ấp duy trì : 37 – 38,2 C
Từ 7 – 15 ngày : 36,5 – 37 độ C
Từ ngày thứ 15 – 20 : Nhiệt độ : 36,2 – 36 ,5 độ C
Từ ngày 20 – 27 : Nhiệt độ ổn định ở : 36, 2 Độ C
Độ ẩm : 60 – 70% . Có thể điều chỉnh độ ẩm tuỳ theo thời kỳ ấp nở ( Giảm độ ẩm với trứng đầu , giữa vụ , tăng độ ẩm với trứng cuối vụ )
5 ) Chăm sóc chim qua các thời kỳ sinh trưởng .
Chim Công là loại ăn tạp : thức ăn chủ yếu : thóc , ngô , kết hợp với cám tổng hợp dung cho gia cầm .Ngoài ra cho ăn thêm rau xanh .
Sử dụng loại máng ăn , uống dùng cho nuôi gà , vịt để đựng thức ăn , nước uống cho
chim . Thay nước định kỳ 1 lần / ngày ( nếu không có hệ thống uống tự động ) . Thường xuyên vệ sinh máng ăn , uống để trách mầm bệnh gây hại choc him ,
Chim non sau khi lấy từ lò ấp ra được nuôi trong chuồng nhỏ . Nền chuồng được lót giấy báo , hoặc xốp Khi chim mới nở ra duy trì nhiệt độ chuồng nuôi ổn định : 25 – 30 độ C . Khi chim đựợc 20 – 30 ngày tuổi giảm nhiệt độ xuống 24 – 26 độ C.
Sau 30 ngày tuổi ổn định nhiệt độ ở 18 – 20 độ C .Lúc này có thể sử dụng loại chuồng lớn hơn , nền chuồng có thể sủ dụng lưới mắt cáo nhỏ
Chim công mới nở ra có khả năng tự ăn như gà con ,thức ăn sử dụng 100% cám tổng hợp dùng cho gà
Sau 30 ngày tuổi có thể cho ăn kết hợp thêm với ngô , thóc nghiền ( Tỉ lệ cám tổng hợp 70 % ,thực phẩm bổ sung : 30 % ). Sử dụng các loại rau xanh thái nhỏ ( rau muống , rau cải , rau ngót vv )
Khi chim càng lớn tỉ lệ cám tổng hợp sẽ điều chỉnh theo xu hướng giảm dần : Đến khi chim đạt từ 6 – 8 tháng tuổi có thể nuôi ngoài chuồng lớn với nền chuồng bằng cát như đã thiết kế ở mục 3 ) .Lúc này tỉ lệ cám tổng hợp bổ xung chỉ còn khoảng 50 % là hợp lý . Không nên cho ăn quá nhiều cám tổng hợp chim sẽ mất dần sức đề kháng tự nhiên , đồng thời giảm sắc tố bóng đẹp của màu lông .
Đến khi chim đạt độ tuổi trưởng thành dùng cám tổng hợp của gia cầm ( Cám dùng cho gà đẻ ) . Kết hợp với thực phẩm bổ xung : Ngô , thóc nguyên hạt . Tăng cường các loại rau xanh , cho ăn thường xuyên để chim tăng sức đề kháng cũng như có bộ lông đẹp nhất
.
6 ) Các bệnh thường gặp , cách phòng , trị bênh cho Chim Công :
Khi chim non nở ra người nuôi sử dụng một số kháng sinh để phòng trị bệnh cho chim giống như việc phòng, trị bệnh cho gà con
Ví dụ – Từ 1 đến 2 tuần tuổi ngừa bằng : Streptomcin
– Từ 3 – 5 tuần tuổi ngừa bằng : pox Fowl .vv
( cho uống trực tiếp , hoà thức ăn , nước uống , chủng ngừa . vv ,theo tỉ lệ ghi trên bao bì )
Các bệnh thường gặp khi nuôi Chim Công :
+ Bệnh do nhiễm khuẩn đường ruột : ( phân xanh , phân trấng vv ) . Bênh do nhiễm khuẩn ECOLY
+ Bệnh tụ huyết trùng , xã cánh , sù lông , teo chân
+ Bệnh sưng mặt , phù đầu
+ Bềnh về đường hô hấp ( Sưng phổi , thở khò khè )
+ Bệnh do kí sinh ngoài da ( ghẻ ,) : Sử dụng thuốc đặc trị ghẻ của chó , mèo phun trực tiếp lên chim ( tránh phần mắt )
+ Bệnh giun , sán ở Mắt dẫn đến hiện tượng mù mặt ( trích ngừa bằng kháng sinh đặc trị )
* Để tránh dủi do trong quá trình nuôi .Người nuôi nên tiêm phòng cho chim các loại vácin cho gia cầm theo định kỳ mùa , hoặc theo độ tuổi ( ví dụ GUM , H5N1 ) vv
Về cơ bản cách phòng , trị bệnh cho Chim Công giống như việc phòng và trị bệnh cho gia cầm .Hoàn toàn có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh của gia cầm đang bán tạị các tiệm thuốc thú y để để điều trị cho chim theo chỉ dẫn ghi trên bao bì .Hoặc sử dụng liều lượng trị = 1,5 – 2 lần liều lượng phòng
( lưu ý nên mua thuốc của những nhà sản xuất , có uy tín trên thị trường để tránh mua nhầm hàng giả kém chất lượng ). Hiện Vườn Chim Việt đang sử dụng thuốc chủ yếu do TW 1 sản xuất và phân phối
.Một lợi thế trong công tác phòng và trị bệnh là do Chim Công có bản chất là động vật hoang dã ,nên khi nuôi ít gặp bệnh và cách điều trị cũng đơn giản hơn
Trong quá trình nuôi nên chú ý đến việc vệ sinh truồng trại , phun thuốc khử trùng định kỳ tại chuồng nuôi và khu vực phụ cận . Theo dõi diễn biến của thời tiết để có biện pháp bảo vệ chuồng nuôi tốt nhất
6 ) Về Giá Trị Kinh tế :
Do chim công hiện nay chủ yếu được nuôi làm cảnh , đối tượng nuôi là những hộ gia đình , các trang trại , khu vina nhà vườn .Đối tượng khách hàng là những người có thu nhập cao ,kinh tế ổn định . Ngoài ra chim công chủ yếu phục vụ cho các khu du lịch sinh thái , trung tâm bảo tồn . vv
Do nguồn cung trên thị trường Việt Nam còn rất hạn chế , vì vậy giá thành của loài chim này khá ổn định và ở mức cao
Giá thị trường năm 2009 ( theo khảo sát của Vườn Chim Việt )
Chim Công loại
+ 2 – 3 tháng tuổi : 3 triệu vnđ / cặp
+ 4 -6 tháng tuổi : 4 triệu vnđ / cặp
+ 7 – 9 tháng tuổi : 6 triệu vnđ / cặp
Loại trưởng thành đang đẻ : 15 – 20 triệu vnđ / cặp
Với khả năng sinh sản tốt , tỉ lệ ấp nở thành công khá cao .Bình quân 1 chim mái mỗi năm có thể thu về từ 20 – 30 triệu vnđ từ việc bán con giống
Chi phí thức ăn , thú y , nhân công , khấu hao chuồng trại không đáng kể ,rủi ro thấp , giá thành ổn định và có xu hướng tăng trong những năm tới . Không bị cạnh tranh bởi nguồn cung thị trường vì đây là mô hình hoàn toàn mới ở Việt Nam
Kết luận : Nuôi Chim Công không chỉ là một nghề mới mang lại giá trị kinh tế cao ( vào loại siêu lợi nhuận trong các loài vật nuôi hiện nay của Việt Nam ) . Bên cạnh đó còn góp phần tích cực vào công tác bảo tồn nguồn gen loài chim , gà quý hiếm nói riêng , động vật hoang dã , động vật quý hiếm nói chung ,
.
Tài liệu trên đươc trích tóm tắt từ mục 3 chương V ) . Trong đè tài nghiên cứu khoa học về kỹ thuật nuôi sinh sản các loài chim gà quý hiếm ,
Cuốn sách gồm 560 trang giới thiệu về kỹ thuật , quy trình nuôi sinh trưởng , sinh sản , thuần hoá của 50 loài chim , gà quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới
dự kiến sẽ được phát hành ra thị trường vào tháng 11 năm 2010
Tác giả :Trần Nhữ Giáp
Cơ sở 1 : Xã Nhân Thịnh _ Huyện Lý Nhân – Tỉnh Hà Nam Cơ sở 2:Thôn 1B- Xã Đông Mỹ-Thanh Trì- Hà Nội Liên hệ mua hàng : Tại Hà Nội : Thôn 1B-Xã Đông Mỹ-Thanh Trì -Hà Nội Mobile : 0977774677 hoặc 0942712345 Hoặc 0948833556http://vuonchimviet.com Emai :[email protected]
Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Chim Yến Sinh Sản trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!