Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Nuôi Chim Bồ Câu Sinh Sản Cho Năng Suất Cao được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mô hình nuôi chim bồ câu làm kinh tế hiện đang được nhiều bà con quan tâm. Ở một số tỉnh như Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Trị, Đắk Lắk… nhiều bà con đã mạnh dạn đầu tư nuôi chim bồ câu với quy mô lớn, mang lại thu nhập cao. Nhằm giúp bà con chăm sóc, phát triển đàn bồ câu hiệu quả, bài viết sau đây sẽ giới thiệu tới bà con kiến thức cơ bản về kỹ thuật nuôi chim bồ câu sinh sản cho năng suất cao.
1. Chọn giống chim bồ câu
Chim bồ câu có quy trình nuôi đơn giản, nhu cầu thị trường lớn. Thịt chim bồ câu có tác dụng bồi bổ cơ thể, đặc biệt tốt cho sức khỏe của người già, trẻ em, người bệnh và sản phụ… Trứng chim bồ câu cũng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng.
Con giống tốt là điều kiện đầu tiên để giúp việc chăn nuôi hiệu quả, thuận lợi. Bà con nên mua chim giống đã được ghép đôi, một ổ chim cần một trống và một mái. Khi chọn chim giống cần chú ý chọn chim khỏe mạnh, không bệnh tật, lông bụng dày mượt, đuôi nhọn, mỏ xẻ, lanh lợi… Con trống đầu to, có phản xạ gù mái, khoảng cách giữa hai xương chậu hẹp. Com mái đầu nhỏ và thanh hơn, khoảng cách giữa hai xương chậu rộng. Trung bình, một cặp chim bồ câu giống có giá khoảng 600.000 VNĐ/cặp, chim bồ câu ra ràng có giá 120.000/cặp.
Trong điều kiện nuôi thích hợp, chim mái có thể đẻ 12 – 14 lứa/năm, khoảng cách giữa 2 lứa khoảng 40 ngày. Do chim bồ câu là chim đơn phối nên khi nuôi sinh sản bà con nên nuôi riêng từng cặp. Mỗi cặp bồ câu sinh sản trong 5 năm, tuy nhiên sau 3 năm đẻ, khả năng sinh sản giảm, bà con cần loại bỏ và thay chim bố mẹ mới.
Để mua được chim giống tốt, bà con nên tìm mua tại các đơn vị, trại chăn nuôi có uy tín, quy mô lớn và giàu kinh nghiệm trong việc chăn nuôi chim bồ câu. Tại đó bà con cũng có thể được cung cấp những kiến thức cần thiết cho việc nuôi bồ câu để đạt được hiệu quả cao.
2. Chuồng nuôi chim bồ câu
Để chim phát triển khỏe mạnh, mau lớn, môi trường nuôi nhốt cần phải thoáng mát, có ánh sáng mặt trời, sạch sẽ, tránh gió lùa, tránh ồn ào và có ổ đẻ trứng. Nếu nuôi thả thì chuồng phải có thêm mái che mưa, nắng. Bà con có thể làm chuồng bằng phên tre, nứa hoặc gỗ, lưới kẽm… Chia chuồng thành các ô nhỏ với kích thước sâu 60 cm, rộng 50 cm và cao 40 cm cho mỗi cặp chim sinh sản (từ 6 tháng tuổi trở đi).
Trong mỗi chuồng đặt hai ổ: một ổ đẻ và ấp trứng đặt phía trên, một ổ nuôi con đặt ở dưới. Ổ đẻ thường có đường kính 20 – 25 cm, cao 7 – 8 cm, được làm bằng gỗ, nhựa. Bà con nên vệ sinh và thay rửa ổ thường xuyên cho bồ câu.
Máng đựng thức ăn cho một đôi chim bố mẹ có kích thước: Chiều dài 15 cm, rộng 5cm, sâu 5 -10cm. Nên đặt ở vị trí tránh chim ỉa vào, chim dễ mổ lấy thức ăn, hạn chế ẩm và rơi vãi thức ăn.
Máng đựng nước uống cho một đôi chim bố mẹ có đường kính 5 – 6 cm, cao 8 – 10 cm. Máng uống phải chứa nước sạch, vệ sinh thường xuyên, có thể làm bằng vỏ lon hay cốc nhựa.
Ngoài ra, bà con cần có máng đựng thức ăn bổ sung như chất khoáng, sỏi, muối ăn (kích thước tương tự như máng uống).
3. Dinh dưỡng và thức ăn nuôi chim
Các loại thức ăn: Thức ăn cho chim bồ câu là các loại hạt ngũ cốc như đỗ xanh, độ đen, đỗ tương (cần rang chín), ngô, thóc, gạo… và có thể bổ sung cám viên tổng hợp cho chim. Thức ăn cho chim phải đạt chất lượng tốt, không bị thối hỏng, nấm mốc.
Bà con có thể sử dụng Máy nghiền vỡ ngô hạt 3A2,2Kw để đập vỡ nhỏ ngô, giúp chim dễ mổ thức ăn và dễ tiêu hóa hơn. Hoặc dùng máy ép cám viên để tự sản xuất cám số lượng lớn cho chim tại nhà.
Ngoài ra cần bổ sung một lượng sỏi giúp chim dễ dàng tiêu hóa hơn, chọn sỏi có kích thước đường kính 0.3 – 0.4 mm, dài 0.5 – 0.8 mm, có thể trộn thêm muối ăn và khoáng Premix.
Cách phối trộn thức ăn:
+ Thức ăn chính: 25 – 30% đậu đỗ, 70 – 75% ngô và thóc gạo. Thức ăn luôn có sẵn trong máng.
+ Thức ăn bổ sung: 85% khoáng Premix, 5% NaCl, 10% sỏi. Để một lượng vừa phải thức ăn bổ sung, tránh tồn đọng thức ăn lâu ngày sẽ bị biến chất.
Chế độ ăn: Có thể cho chim ăn 2 – 3 lần/ngày. Nên cho ăn vào thời gian cố định trong ngày, thông thường lượng thức ăn cho chim bằng 1/10 trọng lượng cơ thể. Đối với chim sinh sản (6 tháng tuổi trở đi) bà con có thể tham khảo lượng thức ăn như sau:
+ Khi nuôi con: 125-130g thức ăn/đôi/ngày
+ Không nuôi con: 90-100g thức ăn/đôi/ngày
Nước uống: Cần đảm bảo máng nước của chuồng nuôi phải luôn đầy nước sạch và được thay hàng ngày. Thường xuyên cọ rửa máng uống. Có thể bổ sung vào trong nước Vitamin và kháng sinh để phòng bệnh khi cần thiết, trung bình mỗi chim bồ câu cần 50-90ml/ngày.
4. Cách nuôi dưỡng và chăm sóc chim bồ câu
Sau khi ghép đôi, quen với chuồng và ổ thì chim mái sẽ đẻ. bà con cần chuẩn bị ổ bằng cách dùng rơm khô, sạch, dài để lót. Bệnh một vòng rơm lót vừa khít đường kính của ổ. Nơi ấp tránh ồn ào, giảm tầm nhìn, âm thanh, ánh sáng để chim chuyên tâm ấp trứng.
Chim con nở sau 18 – 20 ngày ấp. Trong thời gian nuôi con (từ khi nở tới 28 ngày tuổi), bà con cần thay lót ổ thường xuyên (2 – 3 ngày/ lần hoặc 1 tuần/lần), đảm bảo ổ nuôi luôn sạch sẽ, hạn chế mầm bệnh phát triển.
Khi chim non được 7-10 ngày mới tiến hành cho ổ đẻ thứ hai vào. Sau khi tách mẹ, ổ đẻ tương ứng được bỏ ra rửa sạch, phơi khô để bố trí lứa đẻ tiếp theo. Sau khi được 28-30 ngày tuổi chúng ta tiến hành tách chim non khỏi mẹ.
Sau khi rời ổ, chim non chuyển sang một giai đoạn mới phải tự đi lại, tự ăn. Giai đoạn này chim còn yếu, khả năng đề kháng và khả năng tiêu hoá kém dễ sinh bệnh. Khi đó, bà con cần chú ý bổ sung vitamin và các chất khoáng vào nước để chống mềm xương, tăng khả năng tiêu hóa và phòng chống dịch bệnh.
*Nuôi vỗ béo chim lấy thịt:
Tiến hành tách mẹ lúc 20-21 ngày tuổi (khối lượng cơ thể đạt 350-400g/con) dùng nhồi vỗ béo với mật độ: 45-50 com/m2, không để không gian cho chim hoạt động nhiều, đảm bảo ngoài giờ ăn, uống thì thời gian ngủ là chính.
6. Phòng và trị bệnh cho chim bồ câu
Chim bồ câu là loài có sức đề kháng tốt nhưng nếu điều kiện nuôi nhốt không hợp lý như không gian hẹp, vệ sinh kém thì chim có khả năng mắc bệnh cao. Vì thế, để chim phát triển khỏe mạnh, bà con cần chú ý chuồng nuôi, cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ, sạch sẽ.
Để phòng tránh dịch bệnh cho bồ câu, bà con cần tiến hành tiêm vắc xin 3 lần/năm. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại (khoảng 2 tháng/lần): Dọn phân, thay ổ đẻ, phun thuốc sát trùng chuồng, sửa chữa và thay mới các thiết bị hỏng.
Vệ sinh máng ăn, máng uống: Thường xuyên cọ rửa máng ăn và máng uống cho chim, tránh cho chim uống nước bẩn, ăn phải thức ăn đóng cặn lâu ngày. Lồng vận chuyển chim cũng phải được lau rửa, sát trùng nhằm tránh mầm bệnh lây lan.
Hạn chế cho chim lạ vào chuồng. Phòng tránh chuột, mèo, chó… tấn công chim. Tránh để phân chim vương vãi ra mọi nơi.
Một số bệnh thường gặp ở chim bồ câu như: Bệnh kẹt trứng, trứng vỏ mềm, bệnh cầu trùng, bệnh đậu mùa, bệnh herpes virus đường hô hấp,… Cần phải theo dõi kỹ nếu chim bị mắc các bệnh đó thì nên đến các cơ sở hỗ trợ chăn nuôi để được tư vấn loại thuốc phù hợp.
Nguồn: Tổng hợp
Mời quý vị và bà con theo dõi video Máy nghiền ngô vỡ mảnh 3A2,2Kw:
Cách Nuôi Chim Bồ Câu Sinh Sản Đúng Kỹ Thuật Đạt Năng Suất Cao Nhất
đã được con người thuần dưỡng từ rất sớm. Ngày trước người ta thường nuôi bồ câu chủ yếu là để làm phương tiện truyền thư. Hiện nay, bồ cầu nhà được nuôi như một loại gia cầm để lấy thịt, hoặc dùng làm bồ câu cảnh.
Trên thị trường, thịt bồ câu được người tiêu dùng tiêu thụ khá nhiều. Bởi lẽ, thịt bồ câu có rất nhiều tác dụng với sức khỏe con người. Vậy để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, cũng như đem lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi. Ở đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bà con những cách nuôi bồ câu sinh sản đạt được hiệu suất cao nhất.
Để các bạn có thêm kiến thức khi nuôi chim bồ câu sinh sản. Thì đầu tiên, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số thông tin cần biết về chim bồ câu giúp bạn nắm rõ hơn về chúng. Từ đó có cách nuôi chúng đạt chất lượng cao hơn.
1.1 Nguồn gốc của chim Bồ CâuTrước khi được thuần dưỡng trở thành bồ câu nhà, thì chim bồ câu có nguồn gốc từ vùng Đông Nam nước Pháp và Đông Nam nước Bỉ. Để đáp ứng nhu cầu nuôi lấy thịt, qua nhiều lần lai tạo loài bồ câu này có kích thước đủ lớn.
1.2 Thức ăn cho chim Bồ CâuThông thường thức ăn cho chim Bồ Câu là các loại cám viên tổng hợp cho chim. Ngoài ra cũng có thể cho bồ câu sử dụng các loại đỗ: đen, tương, xanh,… hoặc các loại ngũ cốc, thóc, ngô,… Đối với các hộ nuôi bồ câu với số lượng lớn cần đảm bảo cung cấp thêm các loại thức ăn có chứa khoáng Premix, Nacl, sỏi ( làm hệ tiêu hóa của bồ câu ổn định hơn).
1.3 Chế độ ăn cho Bồ Câu sinh sảnNgười nuôi nên cho chim ăn vào những giờ cố định, với tần suất 2 đến 3 lần trên ngày. Lượng thức ăn khoảng 1 phần 10 trọng lượng cơ thể của bồ câu. Nhưng đối với bồ câu sinh sản, chế độ ăn này cần có sự thay đổi,cần đảm bảo lượng protein trong thức ăn.
– Sau sinh sản, những chú bồ câu đang trong giai đoạn nuôi con non, bà con cần tăng lượng thức ăn cho bồ cầu khoảng từ 125 đến 130g thức ăn cho một cặp bồ câu trên ngày
– Đối với bồ câu không nuôi con, người nuôi có thể giảm lượng thức ăn hằng ngày của chúng.
1.4 Làm chuồng cho chim Bồ Câu sinh sảnNhà nuôi chim hãy lựa chọn cho những chú chim bồ câu sinh sản nơi thoáng đãng, khô ráo, có ánh sáng mặt trời. Bồ câu ưa sạch sẽ, vì vậy chuồng của chúng cũng nên ở một nơi không ẩm ướt hay dơ bẩn.
– Chọn bồ câu trống: Ưu tiên chọn những con trống đầu thô, thân hình to, linh hoạt. Bộ lông mượt mà, xương chậu có khoảng cách hẹp.
– Chọn bồ câu mái: Để biết chim mái có để nhiều hay không, nên nhìn vào xương chậu của chúng. Ngược lại so với cách chọn chim trống, thì nên chọn những con mái có khoảng cách xương chậu rộng, đầu nhỏ và thân hình thanh.
Để lựa chọn được chim bố mẹ chuẩn, trước tiên các bạn cần phân biệt chim Bồ Câu trống mái chính xác. Khi lựa chọn chim bố mẹ tốt sẽ cho ra đời những lứa chim non có chất lượng cao.
Sau 6 tháng nuôi bồ câu, chúng sẽ bắt đầu bước vào kỳ sinh sản. Mỗi cặp bồ cầu cho ra 7 đến 8 lứa trên một năm, mỗi lứa cách nhau khoảng 40 đến 45 ngày.
Bước đầu tiên trong quá trình sinh sản của bồ câu là cần tiến hành ghép đôi giữa chim mái và chim trống. Chúng cần có thời gian để làm quen với chuồng và ổ.
Người nuôi cần chuẩn bị rơm khô, sạch sẽ để lót trong ổ chuẩn bị cho bồ câu sinh sản. Sau khi để trứng, nên để chim bồ câu ấp ở nơi yên tĩnh, tránh ồn ào, ánh nắng hay gió lùa. Việc này nhằm mục đích tránh để chim xao nhãng việc ấp trứng.
Sau khoảng 16 đến 17 ngày ấp trứng, người nuôi sẽ đón chào những chú bồ câu non. Trong vòng 18 đến 20 ngày chim non đã nở, người nuôi cần thay lót ổ thường xuyên ( 2 đến 3 lần trên ngày). Tác dụng của việc này là giảm tối thiểu những mầm mống gây bệnh cho bồ câu non.
Mỗi lứa bồ câu mẹ chỉ đẻ hai trứng, trứng thứ nhất đẻ vào buổi chiều và cách 2 ngày sau bồ câu sẽ đẻ trứng thứ 2. Cũng có trường hợp bồ câu mẹ đẻ 3 trứng, nhưng rất ít. Chim con được 3 tuần tuổi, thì chim mẹ lại chuẩn bị vào kỳ sinh sản tiếp theo.
Khi sinh sản bồ câu cần có một không gian thật thoải mái, để trong quá trình ấp trứng sẽ hạn chế việc vỡ trứng khi bồ câu mẹ xoay trở. Vì vậy khi tiến hành làm ổ cho bồ câu, người nuôi phải đảm bảo kích cỡ ổ phải đủ lớn.
Có thể làm ổ hộp vuông, mỗi cạnh khoảng 25cm, ổ sâu khoảng 7 đến 8 cm. Hoặc làm ổ với những rổ nhựa tròn với kích cỡ tương tự. Dưới đáy ổ lót 1 lớp rơm, vải vụn đảm bảo ổ phải sạch sẽ và giữ ấm cho bồ câu.
Cách Nuôi Chim Bồ Câu Gà. Kỹ Thuật Nuôi Chim Bồ Câu Gà Năng Suất Cao
Bồ câu gà là một trong những loài chim thương phẩm mang lại giá trị kinh tế cao nhất hiện nay. Mô hình nuôi loài chim này đã giúp nhiều gia đình đổi đời, thay đổi bộ mặt làng quê ở nhiều vùng trên cả nước. Tuy nhiên, cách nuôi chim bồ câu gà hiện vẫn chưa được phổ biến rộng rãi để mang lại năng suất cao. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bà con những kỹ thuật nuôi chim bồ câu gà cơ bản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế nhất.
Chuồng nuôi bồ câu gàChuồng nuôi chim bồ câu gà thường là dạng chuồng nuôi nhốt hoàn toàn (nuôi công nghiệp). Cũng có mô hình nuôi bán công nghiệp (kết hợp nuôi thả và nhốt chuồng) tuy nhiên ít được phổ biế. Chuồng nuôi phải bao gồm những phần sau:
Ô chuồngChuồng nuôi là yếu tố quyết định phần lớn đến năng suất của quá trình nuôi. Khác với những vật nuôi khác như gà, lợn thì chuồng chim bồ câu gà cần phải luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát và đặc biệt là nhiều ánh sáng.
Chuồng nuôi chim bồ câu gà được làm từ khung gỗ hoặc thép và bao bằng thép B40. Mỗi ô chuồng thường có kích thước 50x50x50cm hoặc 40x50x60cm và được làm thành từng dãy nối dài nhau đặt dưới mái che. Chuồng chim cần được phân theo khu vực gồm chim sinh sản và chim thịt, mỗi ô chuồng chim sinh sản là 1 cặp chim và mỗi ô chim thịt là 4 – 5 con. Chuồng nuôi chim cần được đặt ở vị trí có thể tránh được các loài gây hại như rắn, chuột.
Ổ đẻChim bồ câu là loài có tập tính sinh sản rất đặc biệt đó là vừa đẻ trứng vùa nuôi con. Do đó, người nuôi cần chuẩn bị 2 ổ riêng biệt có đường kính 20 – 25cm và cao 8cm để chim sinh sản. Ổ đẻ thường làm từ rơm khô và luôn sạch sẽ. Người nuôi có thể đặt 2 ổ sát nhau nhưng khuyến khích thiết kế 2 tầng với ổ trứng ở trên và ổ con ở dưới.
Máng thức ăn và nướcChim bồ câu gà ăn khá nhiều và chỉ ăn thức ăn sạch sẽ khô ráo. Do đó, máng thức ăn có vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng của chim. Máng thức ăn chia làm 2 ngăn gồm thức ăn chính và thức ăn bổ sung. Kích thước máng dài 10-15cm và rộng 5-7cm nếu làm máng đơn và dài 25-30cm, rộng 5-7cm nếu máng đôi.
Chim bồ câu luôn uống nước sau khi ăn, do đó máng nước cần được đặt kế bên mang thức ăn và có kích thước tương tự hoặc nhỏ hơn 1 tí.
Chọn bồ câu gà giốngĐiều đầu tiên cần quan tâm khi mua chim giống là chọn những cặp chim đã được ghép đôi. Sau đó, bà con chọn đến chim trống và chim mái. Chim giống tốt có lông bụng dày và mượt, lanh lợi, mỏ xẻ, thân hình cân đối, không dị tật, đuôi nhọn.
Bà con nên mua chim từ 2 tháng tuổi trở lên để đảm bảo tỉ lệ sống sót và dễ chọn khi mua vì khi ấy chim đã gần như trưởng thành. Chim bồ câu gà hiện nay phổ biến nhất có các giống của Pháp, Mỹ với mức giá trung bình như sau:
Chim bồ câu gà giống Pháp: 300,000 – 500,000/cặp (2-6 tháng tuổi)
Chim bồ câu gà giống Mỹ: 400,000 – 1,500,000/cặp (2-6 tháng tuổi)
Chăm sóc chim bồ câu gàChim bồ câu gà rất dễ nuôi, mau lớn, sức đề kháng mạnh nên ít bệnh tật. Tuy nhiên, bà con nên nắm vững các kĩ thuật cơ bản trong quá trình chăm sóc chim bồ câu gà để thu được lợi nhuận cao nhất khi xuất bán.
Chế độ dinh dưỡngThức ăn cho chim bồ câu gà bao gồm:
Thức ăn chính: hỗn hợp thóc, ngô, các loại đậu, cám viên. Khối lượng thức ăn vào khoảng 100g/chim trưởng thành và 40g/chim non.
Thức ăn bổ sung: Hỗn hợp sỏi sạn nhỏ, khoáng Premix và muối ăn với tỉ lệ 10:85:5.
Nước uống: Mỗi cặp chim bồ câu uống khoảng 100ml nước/ngày và có thay đổi theo mua nóng hoặc lạnh.
Một điều cần lưu ý là thức ăn và nước uống của chim cần được thay hàng ngày để tránh bị hư hỏng, ẩm mốc và nước bị bẩn.
Phòng ngừa bệnh dịchMặc dù chim bồ câu gà có sức đề kháng mạnh nhưng những biện pháp phòng ngừa bệnh dịch là rất cần thiết.
Vệ sinh chuồng trại: Bồ câu là loại sống rất sạch sẽ nên nếu chuồng trại ẩm thấp, kém vệ sinh sẽ làm ảnh hướng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của chim. Người nuôi cần thường xuyên dọn dẹp chuồng trại, có thể là 2 lần/tuần.
Dùng thuốc phòng bệnh: Các vitamin và khoáng chất có thể được trộn vào thức ăn hoặc nước uống để tăng sức đề kháng cho chim. Ngoài ra, người nuôi cần tiêm vacxin 3 lần/năm cho đàn chim. Tuyệt đối không để chim lạ, không rõ nguồn gốc tiếp xúc với đàn vì điều này có thể phá vỡ không gian nuôi khép kín và lây lan bệnh nếu có.
Như vậy, với những kỹ thuật nuôi chim bồ câu gà như trên thì mỗi cặp chim giống sẽ đẻ 8 – 12 lứa/năm và mỗi lứa khoảng 2 trứng. Số lượng chim con có thể xuất bán sau 30 – 45 ngày với giá thành khá ổn định vào khoảng 100,000 – 120,000/kg.
Kết luậnMô hình nuôi chim bồ câu gà có tiềm năng kinh tế rất lớn, có thể giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo, thậm chí vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình. Tuy nhiên bà con cần nắm rõ các kỹ thuật nuôi chim bồ câu gà để giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình nuôi và nâng cao năng suất cũng như lợi nhuận từ loài chim này. Chúc bà con thành công!
Kỹ Thuật Nuôi Chim Bồ Câu Sinh Sản. Mô Hình Nuôi Bồ Câu Sinh Sản
Những năm gần đây, nuôi chim bồ câu đang dần trở thành hướng đi mới hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Được đánh giá là loài chim dễ nuôi, ít bệnh tật, chim bồ câu đang dần đưa nhiều hộ dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Bên cạnh nuôi bồ câu thịt đang rất phổ biến ở nhiều vùng quê, mô hình nuôi bồ câu sinh sản cũng là một hướng đi bền vững. Bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu những kỹ thuật nuôi chim bồ câu sinh sản để đạt năng suất và lợi nhuận cao nhất cho bà con.
1. Chọn chim giống sinh sản tốtKhi chọn chim giống bà con cần lưu ý các yếu tố như: chim có sức khỏe tốt, không bệnh tật hay dị tật, lông mượt mỏ xẻ, đuôi nhọn và linh hoạt. Việc ghép đôi chim bồ câu trống và bồ câu mái thành từng cặp theo ổ cũng kích thích chúng sinh sản nhiều hơn. Để chim giống có chất lượng tốt bà con nên chọn mua ở các cơ sở uy tín hoặc liên hệ với trung tâm khuyến nông để được tư vấn.
Chọn chim trống: Chim bồ câu trống nên chọn loại có đầu thô, to con, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp.
Chọn chim mái: Chim bồ câu mái thường có khối lượng nhỏ hơn so với chim trống, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng (đẻ nhiều), đầu nhỏ và thanh.
Chim bồ câu mái có thể đẻ quanh năm, mỗi lứa cách nhau khoảng 40 ngày. Trong điều kiện nuôi thả hợp lý mỗi năm 1 cặp chim bồ câu giống có thể sinh sản từ 10 – 14 lứa chim bồ câu non.
2. Xây dựng chuồng trạiNếu như chim bồ câu thịt được nuôi trong môi trường tập trung, không máng ăn, không ổ đẻ, thiếu ánh sáng và với mật độ dày để giúp chim mau lớn, tăng trọng lượng thịt nhanh. Chim bồ câu sinh sản được nuôi theo cặp, mỗi ô chuồng là một cặp chim. Trên mỗi ô chuồng đều được trang bị sẵn máng ăn, ổ đẻ, được vệ sinh sạch sẽ và có ánh nắng mặt trời, tránh ồn ào hay gió lùa. Vào ban đêm có thể thắp thêm bóng đèn 40W để kích thích chim bồ câu sinh sản tốt hơn.
Ổ đẻ: trong từng ô chuồng người ta phân ra một ổ đẻ, một ổ ấp và một ổ nuôi để thuận tiện trong việc theo dõi và chăm sóc. Ổ đẻ của chim bồ câu sinh sản có đường kính khoảng 20 – 25cm, chiều cao khoảng 6 – 8cm, khô ráo, sạch sẽ và phải được vệ sinh thường xuyên.
Kích thước máng ăn cho một cặp chim bồ câu sinh sản có diện tích khoảng 75cm và có độ sâu từ 7 – 10cm.
Máng uống được làm từ vỏ chai nhựa, cốc nhựa có chiều cao khoảng 8- 10cm và đường kính tối đa khoảng 6cm cho 1 cặp chim.
Trong trường hợp bà con nuôi chim bồ câu sinh sản bằng hình thức thả rong thì cần chú ý đến các vấn đề vệ sinh chuồng trại và sắp xếp các ổ đẻ hợp lý. Bên cạnh đó chú ý đến mật độ nuôi trong chuồng khoảng từ 6 -8 con/m 2 để đảm bảo cho chim phát triển và sinh sản hiệu quả nhất.
3. Thức ăn cho chim bồ câu sinh sảnGiai đoạn sinh sản là giai đoạn chim bồ câu cần nhiều dinh dưỡng nhất. Vì vậy, bà con cần đáp ứng đủ nguồn thức ăn cần thiết cho chim. Thức ăn chủ yếu của chim bồ câu là thóc, ngô, đậu xanh… được xay vỡ.
4. Phòng và trị bệnhMặc dù chim bồ câu là loài có sức đề kháng mạnh nhưng khi nuôi sinh sản, bà con cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc, phòng bệnh và chữa bệnh.
Theo chúng tôi
Kỹ Thuật Nuôi Bồ Câu Pháp Sinh Sản. Cách Nuôi Bồ Câu Pháp Sinh Sản
Hiện nay mô hình nuôi chim bồ câu Pháp đang phát triển rất mạnh mẽ và được nhân rộng trên cả nước, mang lại cuộc sống khấm khá cho nhiều cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, để gặt hái nhiều thành công từ mô hình này thì bà con cần nắm vững kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản, đây chính là yếu tố quyết định đến năng suất đàn chim và khả năng mở rộng quy mô trang trại.
Chim bồ câu Pháp có nguồn gốc từ Pháp và du nhập vào Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ 20. Bồ câu Pháp khác với bồ câu ta ở chỗ kích thước lớn hơn và có dáng đi vểnh đuôi. Khi chọn bồ câu Pháp giống cần lưu ý một số điểm sau:
Chọn chim trống: Đầu to, mình cân đối, mỏ xẻ, ngắn, vòng cườm cổ phình to và biết gù mái, khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp. Những vấn đề về dị tật hay chim ủ rũ không lanh lợi thì là điều đương nhiên nên trong bài sẽ không đề cập nhiều.
Chọn chim mái: Lông bụng dày và mượt, đầu nhỏ, xương chậu rộng
Ngoài ra khi chọn giống, bà con nên chọn những cặp chim đã được ghép đôi và có độ tuổi khoảng 3 tháng. Chim bồ câu Pháp giống sinh sản tốt kết hợp với kỳ thuật chăm sóc bài bản thì mỗi năm có thể đẻ từ 8-12 lứa và mỗi lứa 2 trứng.
Bồ câu là loài đặc biệt ưa sáng và chỉ phát triển tốt trong môi trường sạch sẽ, khô thoáng. Do đó việc thiết kế chuồng cần lưu ý 2 yếu tố này. Ngoài ra, chuồng nuôi cần có mái che mưa để giữ cho ổ chim luôn luôn khô ráo và có vách ngăn để tránh gió lùa nếu cần thiết.
Chuồng nuôi bồ câu Pháp sinh sản thường được làm thừ khung thép hoặc gỗ, tre và bao lại bằng lưới thép. Kích thước mỗi ô chuồng cho 1 cặp chim sinh sản khoảng 50x50x50cm. Các ô chuồng có thể được ghép lại thành từng dãy và có thể xếp thành nhiều tầng để tiết kiệm diện tích.
Trang bị trong chuồng nuôi Ổ đẻBồ câu là loại có tập tính đặc biệt đó là vừa nuôi con vừa đẻ trứng. Do đó, mỗi chuồng chim sinh sản cần đặt 2 ổ đẻ có đường kính 20-25cm và cao 8cm. Các ổ đẻ nên làm bằng rơm khô và luôn giữ sạch. Bên cạnh đó, trứng chim bồ câu là món khoái khẩu của chuột nên vị trí đặt ổ cần hạn chế sự xâm nhập của loài gây hại này.
Máng thức ănMáng thức ăn cho chim bồ câu sinh sản gồm có 2 phần, có thê được làm riêng hoặc tách đôi một máng lớn. Mỗi máng có kích thước dài 10-15cm và rộng 5-7cm. Máng thức ăn nên làm bằng nhựa dẻo hoặc vật liệu mềm để tránh gây tổn thương cho chim.
Máng nướcMáng nước được đặt bên cạnh máng thức ăn vì chim bồ câu luôn uống nước sau khi ăn. Kích thước máng có thể bằng hoặc nhỏ hơn máng thức ăn. Tuy nhiên vẫn phải làm bằng vật liệu dẻo, mềm.
Thức ăn cho bồ câu Pháp sinh sảnChim bồ câu Pháp nuôi sinh sản có chế độ dinh dưỡng khác nhau tùy theo giai đoạn:
Giai đoạn nuôi con: 120g/cặp/ngày
Giai đoạn không nuôi con: 100g/cặp/ngày
Thức ăn cho bồ câu gồm có 2 phần:
Thức ăn chính: gồm các loại ngũ cốc như thóc, ngô, các loại đậu, cao lương… và cám viên. Thức ăn được trộn theo nhiều tỉ lệ khác nhau, điều nay có thể do người nuôi tự quyết định. Tuy nhiên công thức khuyến nghị là lúa – ngô – đậu – cám tỉ lệ 3-3-1-3.
Thức ăn bổ sung bao gồm khoáng Premix – Muối ăn – Sạn sỏi nhỏ theo tỉ lệ 85 – 5- 10.
Mỗi ngày chim bồ câu ăn 2 lần, người nuôi nên tập thói quen cho chim ăn đúng giờ. Thông thường sẽ là 7-8h sáng và 2-3 giờ chiều.
Bên cạnh thức ăn là nước uống. Mỗi cá thể bồ câu Pháp trong giai đoạn sinh sản có thể uống 60-80ml/ngày. Người nuôi có thể pha thêm vitamin và khoáng chất bổ sung vào nước để tăng năng suất sinh sản cũng như cải thiện sức khỏe cho chim.
Sau khi quen với chuồng mới và đạt độ tuổi khoảng 6 tháng thì chim sẽ bắt đầu đẻ. Bà con lưu ý dùng rơm khô và sạch sẽ để làm ổ cho chim. Ở vài lứa đầu, trứng có thể bị vỡ do rơm bị rời nên bà con cần dùng một vòng rơm hoặc vải mềm bện lại lót vừa khít vào đường kính ổ. Khi chim ấp trứng thì tránh làm ồn và nên giảm bớt ánh sáng.
Một số trang trại hiện đại đã áp dụng quy trình ấp trứng bằng máy như sau: khi chim đẻ thì thay trứng thật bằng trứng nhựa vào ổ, trứng thật mang vào lò ấp để tăng tỉ lệ nở. Sau đó mang con trở lại ổ cho chim bố mẹ nuôi. Thông thường thì trứng sẽ nở sau khoảng 18 ngày ấp.
Với những kỹ thuật trên, hàng trăm hộ gia đình trên khắp mọi miền đất nước đã vươn lên làm giàu từ mô hình nuôi bồ câu Pháp. Trước khi bắt tay vào nuôi giống chim này, bà con cần nắm vững các kỹ thuật nuôi chim sinh sản để tăng năng suất, nhanh chóng nhân đàn và mở rộng quy mô chăn nuôi. Chúc bà con thành công với mô hình còn khá mới mẻ này!
Chim Bồ Câu Pháp. Kỹ Thuật Nuôi Chim Bồ Câu Pháp Sinh Sản
Bồ câu Pháp là loài sinh trưởng nhanh, khả năng sinh sản đều và cao, chúng cũng thích nghi với điều kiện khí hậu của Việt Nam. Việc nuôi chim bồ câu Pháp cũng mang lại lợi nhuận cao nên những năm gần đây nuôi chim bồ câu Pháp để phát triển kinh tế đang là mô hình phát triển mạnh tại nước ta. Tuy nhiên, để nuôi thành công giống chim này, cần thiết phải biết rõ về đặc điểm và tập tính của chúng.
Về hình thái, dòng VN1 có nhiều màu lông khác nhau, thân hình thấp, béo, ức nở, vai rộng, đầu bằng, chân bóng màu đỏ, không có lông. Dòng VN1 thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, dễ nuôi.
Dòng chim Titan (VN2) có đặc điểm hình thái chân ngắn, vai nở. Màu sắc lông đa dạng: trắng, đốm, xám, nâu. Còn dòng chim Mimas (VN3) có đặc điểm hình thái là vai nở, chân ngắn, chân đỏ hồng, lông màu trắng đồng nhất.
Chuồng nuôi và thiết bị trong chuồngChuồng nuôi phải có ánh sáng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh gió lùa, tránh ồn ào. Có 2 loại chuồng:
Chuồng nuôi riêng từng cặp (dùng nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi)
Mỗi cặp chim sinh sản cần một ô chuồng riêng. Trong 1 ô chuồng có ổ đẻ, máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung. Một ô chuồng thường có kích thước 40 x 60x 50 cm.
Ổ đẻ dùng để chim đẻ, ấp trứng và nuôi con. Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu là dù đang trong giai đoạn nuôi con nhưng chim mái đã đẻ lại, nên mỗi đôi chim cần hai ổ đẻ, ổ ấp trứng đặt ở trên, ổ để nuôi con đặt ở dưới. Ổ đẻ có thể làm bằng gỗ hoặc nhựa nhưng yêu cầu phải khô ráo, sạch sẽ, tiện cho việc vệ sinh thay rửa thường xuyên, có thể sử dụng rơm lót ổ đẻ. Ổ đẻ có đường kính khoảng 20 – 25cm, cao 7 – 8cm.
Máng ăn cho một đôi chim bố mẹ có kích thước dài 10-15cm và rộng 5-7cm. Máng nước được đặt bên cạnh máng thức ăn vì chim bồ câu luôn uống nước sau khi ăn. Kích thước máng có thể bằng hoặc nhỏ hơn máng ăn. Máng ăn và máng uống nên làm bằng nhựa dẻo hoặc vật liệu mềm để tránh gây tổn thương cho chim
Chuồng nuôi nhốt chung: được chia làm 2 loại
Chuồng nuôi chim hậu bị sinh sản (từ 2-6 tháng tuổi):
Một gian chuồng thường có chiều dài khoảng 6m; Chiều rộng: 3,5m; Chiều cao: 5,5m (cả mái). Máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung được thiết kế riêng cho kiểu chuồng này.
Chuồng nuôi dưỡng chim thịt (nuôi vỗ béo chim thương phẩm từ 21-30 ngày tuổi): mật độ nuôi từ 45-50 con/m2, không có máng ăn, ánh sáng dịu.
Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản.
Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6-8 con/m2 chuồng. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ, lúc này nuôi với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10-14 con/m2).
Chọn giống chim bồ câuChim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu: khỏe mạnh, lông mượt, lanh lợi, không có bệnh tật và dị tật.
Do bồ câu là loài đơn phối, khi nuôi chim nên mua loại chim từ 4 – 5 tháng tuổi. Có thể phân biệt trống mái dựa trên ngoại hình: con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng.
Thức ăn cho bồ câu Pháp sinh sảnThức ăn chính: gồm các loại ngũ cốc như lúa, bắp, các loại đậu, cao lương… và cám viên. Thức ăn có thể được phối trộn theo nhiều tỉ lệ khác nhau. Công thức phổ biến là 3 phần lúa, 3 phần bắp, 1 phần đậu và 3 phần cám gạo.
Thức ăn bổ sung: gồm khoáng Premix – Muối ăn – Sạn sỏi nhỏ trộn theo tỉ lệ 85 – 5- 10. Yêu cầu của thức ăn phải đảm bảo sạch, chất lượng tốt, không mốc, mọt.
Mỗi ngày chim bồ câu ăn 2 lần, nên tập thói quen cho chim ăn đúng giờ. Thông thường sẽ là 7-8h sáng và 2-3 giờ chiều. Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của chim mà cho ăn với số lượng thức ăn khác nhau, thông thường lượng thức ăn= 1/10 trọng lượng cơ thể.
Phải cung cấp đầy đủ nước sạch cho chim uống. Mỗi cá thể bồ câu Pháp trong giai đoạn sinh sản có thể uống từ 60 – 80ml nước/ngày. Có thể pha thêm vitamin và khoáng chất bổ sung vào nước để tăng năng suất sinh sản cũng như cải thiện sức khỏe cho chim..
Chim 2-5 tháng tuổi: 40-50g thức ăn/con/ngày.
Chim sinh sản (6 tháng tuổi trở đi): Khi nuôi con: 125-130g thức ăn/đôi/ngày; Không nuôi con: 90-100g thức ăn/đôi/ngày.
Chăm sóc bồ câu pháp trong quá trình sinh sảnSau khi được nuôi tập trung ở giai đoạn chim dò đến 5 tháng tuổi và đã ghép đôi tự nhiên, mỗi đôi được chuyển sang 1 ô chuồng riêng để chăm sóc, nuôi dưỡng riêng.
Khi ghép đôi xong, quen với chuồng và ổ, chim sẽ đẻ. Trước khi chim đẻ, chuẩn bị ổ (chỉ dùng 1 ổ). Dùng rơm khô, sạch sẽ và dài để lót ổ. Chim ấp được 18-20 ngày chim non sẽ nở. Trong thời kỳ nuôi con (từ khi nở đến 28 ngày tuổi), cần thay lót ổ thường xuyên (2-3 ngày/lần hoặc có thể 1 tuần/lần). Khi chim non được 7-10 ngày mới tiến hành cho ổ đẻ thứ hai vào. Sau khi được 28 – 30 ngày tuổi tiến hành tách chim non khỏi mẹ.
Chim dò được nuôi thả ở chuồng quần thể với lứa tuổi tương đương nhau. Sau khi rời ổ, chim non chuyển sang một giai đoạn mới phải tự đi lại, tự ăn. Giai đoạn này chim còn yếu, khả năng đề kháng và khả năng tiêu hoá kém dễ sinh bệnh. Do đó cần chú ý công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Giai đoạn này nên bổ sung Vitamin A, B, D, chất khoáng, các chất kháng sinh… vào nước uống để chống mềm xương, trợ giúp tiêu hoá và chống các bệnh khác.
Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Nuôi Chim Bồ Câu Sinh Sản Cho Năng Suất Cao trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!