Xu Hướng 6/2023 # Kỹ Thuật Nuôi Bồ Câu Pháp Sinh Sản: Chọn Chim Giống, Thức Ăn &Amp; Chuồng Nuôi # Top 6 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Kỹ Thuật Nuôi Bồ Câu Pháp Sinh Sản: Chọn Chim Giống, Thức Ăn &Amp; Chuồng Nuôi # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Nuôi Bồ Câu Pháp Sinh Sản: Chọn Chim Giống, Thức Ăn &Amp; Chuồng Nuôi được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hiện nay mô hình nuôi chim bồ câu Pháp đang phát triển rất mạnh mẽ và được nhân rộng trên cả nước, mang lại cuộc sống khấm khá cho nhiều cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, để gặt hái nhiều thành công từ mô hình này thì bà con cần nắm vững kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản, đây chính là yếu tố quyết định đến năng suất đàn chim và khả năng mở rộng quy mô trang trại.

Chim bồ câu Pháp có nguồn gốc từ Pháp và du nhập vào Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ 20. Bồ câu Pháp khác với bồ câu ta ở chỗ kích thước lớn hơn và có dáng đi vểnh đuôi. Khi chọn bồ câu Pháp giống cần lưu ý một số điểm sau:

Chọn chim trống: Đầu to, mình cân đối, mỏ xẻ, ngắn, vòng cườm cổ phình to và biết gù mái, khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp. Những vấn đề về dị tật hay chim ủ rũ không lanh lợi thì là điều đương nhiên nên trong bài sẽ không đề cập nhiều.

Chọn chim mái: Lông bụng dày và mượt, đầu nhỏ, xương chậu rộng

Ngoài ra khi chọn giống, bà con nên chọn những cặp chim đã được ghép đôi và có độ tuổi khoảng 3 tháng. Chim bồ câu Pháp giống sinh sản tốt kết hợp với kỳ thuật chăm sóc bài bản thì mỗi năm có thể đẻ từ 8-12 lứa và mỗi lứa 2 trứng.

Bồ câu là loài đặc biệt ưa sáng và chỉ phát triển tốt trong môi trường sạch sẽ, khô thoáng. Do đó việc thiết kế chuồng cần lưu ý 2 yếu tố này. Ngoài ra, chuồng nuôi cần có mái che mưa để giữ cho ổ chim luôn luôn khô ráo và có vách ngăn để tránh gió lùa nếu cần thiết. Chuồng nuôi bồ câu Pháp sinh sản thường được làm thừ khung thép hoặc gỗ, tre và bao lại bằng lưới thép. Kích thước mỗi ô chuồng cho 1 cặp chim sinh sản khoảng 50x50x50cm. Các ô chuồng có thể được ghép lại thành từng dãy và có thể xếp thành nhiều tầng để tiết kiệm diện tích.

Trang bị trong chuồng nuôi Ổ đẻ

Bồ câu là loại có tập tính đặc biệt đó là vừa nuôi con vừa đẻ trứng. Do đó, mỗi chuồng chim sinh sản cần đặt 2 ổ đẻ có đường kính 20-25cm và cao 8cm. Các ổ đẻ nên làm bằng rơm khô và luôn giữ sạch. Bên cạnh đó, trứng chim bồ câu là món khoái khẩu của chuột nên vị trí đặt ổ cần hạn chế sự xâm nhập của loài gây hại này.

Máng thức ăn

Máng thức ăn cho chim bồ câu sinh sản gồm có 2 phần, có thê được làm riêng hoặc tách đôi một máng lớn. Mỗi máng có kích thước dài 10-15cm và rộng 5-7cm. Máng thức ăn nên làm bằng nhựa dẻo hoặc vật liệu mềm để tránh gây tổn thương cho chim.

Máng nước

Máng nước được đặt bên cạnh máng thức ăn vì chim bồ câu luôn uống nước sau khi ăn. Kích thước máng có thể bằng hoặc nhỏ hơn máng thức ăn. Tuy nhiên vẫn phải làm bằng vật liệu dẻo, mềm.

Chim bồ câu Pháp nuôi sinh sản có chế độ dinh dưỡng khác nhau tùy theo giai đoạn:

Giai đoạn nuôi con: 120g/cặp/ngày

Giai đoạn không nuôi con: 100g/cặp/ngày

Thức ăn cho bồ câu gồm có 2 phần:

Thức ăn chính: gồm các loại ngũ cốc như thóc, ngô, các loại đậu, cao lương… và cám viên. Thức ăn được trộn theo nhiều tỉ lệ khác nhau, điều nay có thể do người nuôi tự quyết định. Tuy nhiên công thức khuyến nghị là lúa – ngô – đậu – cám tỉ lệ 3-3-1-3.

Thức ăn bổ sung bao gồm khoáng Premix – Muối ăn – Sạn sỏi nhỏ theo tỉ lệ 85 – 5- 10.

Mỗi ngày chim bồ câu ăn 2 lần, người nuôi nên tập thói quen cho chim ăn đúng giờ. Thông thường sẽ là 7-8h sáng và 2-3 giờ chiều. Bên cạnh thức ăn là nước uống. Mỗi cá thể bồ câu Pháp trong giai đoạn sinh sản có thể uống 60-80ml/ngày. Người nuôi có thể pha thêm vitamin và khoáng chất bổ sung vào nước để tăng năng suất sinh sản cũng như cải thiện sức khỏe cho chim.

Sau khi quen với chuồng mới và đạt độ tuổi khoảng 6 tháng thì chim sẽ bắt đầu đẻ. Bà con lưu ý dùng rơm khô và sạch sẽ để làm ổ cho chim. Ở vài lứa đầu, trứng có thể bị vỡ do rơm bị rời nên bà con cần dùng một vòng rơm hoặc vải mềm bện lại lót vừa khít vào đường kính ổ. Khi chim ấp trứng thì tránh làm ồn và nên giảm bớt ánh sáng.

Với những kỹ thuật trên, hàng trăm hộ gia đình trên khắp mọi miền đất nước đã vươn lên làm giàu từ mô hình nuôi bồ câu Pháp. Trước khi bắt tay vào nuôi giống chim này, bà con cần nắm vững các kỹ thuật nuôi chim sinh sản để tăng năng suất, nhanh chóng nhân đàn và mở rộng quy mô chăn nuôi. Chúc bà con thành công với mô hình còn khá mới mẻ này!

Theo chúng tôi

Kỹ Thuật Chọn Giống Và Cách Nuôi Chim Cút Sinh Sản

Chim cút giống chuyên trứng được nuôi rộng rãi là giống chim cút Nhật Bản, tên khoa học là “Corturnix japonica”. Có đặc điểm dễ nuôi, sức khánh bệnh cao, đẻ nhiều trứng và thời gian khai thác dài, nhiều con đẻ trên 300 quả/năm.

Hiện nay chim cút đang được nuôi rất phổ biến bởi nuôi chim cút rất dễ: vốn đầu tư ít, không cần nhiều diện tích để xây chuồng trại. Thời gian để có sản phẩm bán ra thị trường nhanh:

Phương pháp chọn giống và phối giống:

– Chọn giống: Khi muốn nuôi cút đẻ phải chọn mua con giống ở những cơ sở sản xuất giống bố mẹ vì nơi đây sẽ chọn lọc riêng dòng bố, dòng mẹ để khi nuôi sinh sản giao phối mới không đồng huyết. Sau ngày 25 chọn lọc những con đủ tiêu chuẩn làm giống nuôi riêng. Cút giống chọn nuôi phải khỏe mạnh, không dịch bệnh, dị tật, nhanh nhẹn, háu ăn, da lông bóng mượt… Một số tiêu chuẩn chọn giống như sau:

+ Cút trống: phải có thân hình gọn, nhỏ hơn con cái, đầu nhỏ, mỏ ngắn, cổ dài, ngực nở, lông ngực vàng, 25 ngày tuổi nặng 70-90gr.

+ Cút mái: đầu thanh, cổ nhỏ, lông da bóng mượt, lông ngực có đốm trắng đen, xương chậu rộng, hậu môn nở, đỏ hồng và mềm mại… Trọng lượng lớn hơn cút trống.

+ Lồng úm: Quy cách 1,5 x 1,0 x 0,5m, cách mặt đất 0,5m. Xung quanh làm bằng lưới ô vuông 1cm. Những ngày đầu mới úm, đáy lồng và xung quanh phải lót giấy, che kín, yên tĩnh và không bị lọt chân.

+ Chuồng nuôi: Có thể nuôi lồng hay quây nuôi nền.

+ Quy cách lồng: 1,0 x 0,5 x 0,2m, nuôi được 20-25 cút mái. Nóc lồng làm bằng vật liệu mềm, vì cút hay nhảy dựng đứng làm bể đầu. Đáy lồng dốc 2-3o để trứng lăn ra, làm bằng lưới ô vuông 1-1,5cm, để cút đi đứng thoải mái và phân lọt xuống vì hứng phân. Khi nuôi nhiều thì chồng các lồng lên nhau, cách nhau 10-12cm để đặt vỉ hứng phân.

+ Quy cách quây nuôi nền: đường kính quây 1-1,5m, cao 0,4m, trên có bóng đèn và chụp sưởi, nuôi được 200-250 cút 1 tuần, 150-200 cút 2 tuần, 100-150 cút 3 tuần….

– Máng ăn, máng uống: Có thể làm bằng nhôm hay nhựa treo xung quanh chuồng, quy cách dài 0,5 hoặc 1,0m, rộng 6-7cm, cao 5-6cm. Máng để úm có thể làm nhỏ và thấp hơn đặt trong chuồng.

Thức ăn: Mỗi ngày cút ăn 20-25gr thức ăn hỗn hợp và đẻ 1 quả trứng nặng 10-11gr (bằng 10% cơ thể), cho nên thức ăn của cút phải bảo đảm yêu cầu dinh dưỡng cao, nhất là đạm, khoáng và sinh tố…

Nước uống: Mỗi ngày cút uống 50-100ml nước, nhưng phải cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho cút uống tự do.

– Chăm sóc nuôi dưỡng: Cút con 1-25 ngày: Cút con nở ra phải úm ngay. Có thể úm lồng hoặc úm nền, nhưng phải sưởi nóng lồng hoặc chuồng trước khi cho cút con vào úm.

Nhiệt độ úm: Tuần thứ nhất 34-35oC, sau đó giảm dần mỗi tuần 3oC, đến tuần thứ 4 không phải úm nữa. Trong quá trình úm cần thoáng khí.

Mật độ úm: Tuần 1: 200-250 con/m2, tuần 2: 150-200 con/m2, tuần 3: 100-150 con/m2; tuần 4: 50-100 con/m2.

Thức ăn, nước uống giai đoạn úm: Giai đoạn úm nên đặt máng ăn, uống trong lồng, chuồng. Thức ăn giàu dinh dưỡng, nhất là đạm (26-28%), sinh tố… cho ăn nhiều trong ngày. Nên bổ sung sinh tố… vào nước cho cút uống thường xuyên.

– Chọn giống: Nên mua giống ở những cơ sở có uy tín, hoặc càng xa càng tốt để tránh hiện tượng đồng huyết (lưu ý khi ghép phối trống mái). Lưu ý đặc tính mắn đẻ. (nên lưu ý chọn cút trống tránh anh chị em giao phối sẽ gây hiện tượng đồng huyết nhanh và phải thay cút trống thường xuyên thì mới bảo đảm tỷ lệ có phôi cao).

– Muốn chuyển đổi thức ăn nên thực hiện từ từ, ít nhất 4 ngày mới chuyển đổi hoàn toàn thức ăn khác.

– Nhiệt độ thích hợp cho cút đẻ 24 – 25OC.

– Bảo đảm chuồng nuôi có độ thông thoáng cao, nên có quạt thông gió để tạo luồng không khí lưu thông thường xuyên trong trại.

– Đảm bảo chế độ chiếu sáng từ 16 – 18 giờ/ngày trong chuồng nuôi cút (tính 5w/1m2 chuồng).

– Lồng nuôi cút có đáy (trên) làm bằng lưới nylon để tránh cút bể đầu khi bị kích động nhảy dựng lên.

– Luôn giữ yên tĩnh trong trại, chuồng nuôi vì cút rất dễ bị kích thích do sợ hãi tiếng động.

– Luôn giữ vệ sinh chuồng nuôi, hốt phân hằng ngày và che chắn chuồng trại cẩn thận tránh mèo chuột giết hại.

– Trong quá trình nuôi đẻ, luôn theo dõi thể trọng của cút để tránh quá mập hay quá gầy sẽ làm giảm năng suất đẻ.

– Lưu ý cho cút ăn đủ số lượng thức ăn trong ngày.

– Cút đẻ vào buổi chiều nên thực hiện việc vệ sinh vào buổi sáng.

Kỹ Thuật Nuôi Chim Bồ Câu Pháp

Chế độ chiếu sáng: Chuồng trại 1. Chọn giống Một cặp bồ câu sinh sản có thể dùng sản xuất trong 5 năm. Tuy nhiên, sau 3 năm, khả năng sinh sản có chiều hướng giảm, cần phải thay thế. – Tiêu chuẩn con giống: + Khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi. + Chim đạt từ 4-5 tháng. – Phân biệt trống mái dựa trên ngoại hình: + Con trống: đầu thô, có phản xạ gù mái lúc thành thục, khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp. + Con mái: nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng.

– Chuồng nuôi: 2. Chuồng nuôi và thiết bị nuôi * Chuồng nuôi cá thể( Nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi): Chuồng nuôi bao gồm các ô chuồng. Mỗi một đôi chim trống mái sinh sản được nuôi trong một ô chuồng. Kích thước của một ô chuồng:Chiều cao: 40 cm, chiều sâu: 60 cm, chiều rộng: 50 cm * Chuồng nuôi quần thể( Nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2-6 tháng tuổi): Kích thước của một gian: Chiều dài:6 m, Chiều rộng: 3.5m, Chiều cao: 5.5 m( cả mái). Mật độ nuôi thả là 10-14 con/ m2 Yêu cầu chuồng nuôi: Có ánh nắng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh, tránh được gió lùa, mưa. * Chuồng nuôi dưỡng chim thịt (Nuôi vỗ béo thương phẩm từ 21- 30 ngày tuổi): Chuồng nuôi có cấu tạo tương tự như chuồng nuôi cá thể nhưng mật độ là 40-50 con/ m2. – Thiết bị nuôi:

Yêu cầu: Sạch sẽ, khô ráo, tiện cho việc vệ sinh, thay rửa thường xuyên. Kích thước của ổ: Đường kính: 20-25cm; Chiều cao: 7-8 cm Ngoài ra, trong chuồng nuôi chim bồ câu, cần có máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung. * Ổ đẻ: Do đang trong giai đoạn nuôi con, chim bồ câu đã đẻ lại, nên mỗi đôi chim cần 2 ổ, một ổ để đẻ và ấp trứng đặt ở trên, một ổ để nuôi con đặt ở dưới. Ổ có thể làm bằng gỗ, chất dẻo.

Nhu cầu nước uống của chim bồ câu không lớn, nhưng cần có đủ nước để chim uống tự do. Nước phải sạch sẽ, không màu, không mùi và phải thay hằng ngày. Có thể bổ sung vào trong nước Vitamin và kháng sinh để phòng bệnh khi cần thiết, trung bình mỗi chim bồ câu cần 50-90ml/ngày.

chăn nuôi phải thiết kế thoáng đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho chim. Tuy nhiên ở miền Bắc ban ngày mùa đông ánh sáng ngắn, có thể lắp bóng đèn 40w chiếu sáng thêm vào ban đêm (nếu nuôi theo quy mô lớn) với cường độ 4-5w/m2 nền chuồng với thời gian 3-4h ngày. * Thời kỳ đẻ và ấp trứng 3. Nước uống -Dùng rơm khô, sạch sẽ để lót ổ. -Nơi ấp trứng phải yên tĩnh, giảm tầm nhìn, ánh sáng. -Cần theo dõi ngày chim đẻ bằng cách ghi chép lại, để có thể ghép ấp những quả trứng có cùng ngày đẻ hoặc chênh lệch nhau 2-3 ngày( số lượng trứng ghép ấp tối đa: 3 quả/ ổ) -Khi chim ấp được 18-20 ngày, trứng sẽ nở thành con. Những đôi chỉ nở 1 con thì có thể ghép nuôi vào những ổ 1 con khác cùng ngày nở, hoặc chênh lệch 2-3 ngày. Số lượng con ghép tối đa : 3 con/ ổ. * Thời kỳ nuôi con 4. Chăm sóc và nuôi dưỡng – Thay lót ổ thường xuyên( 2-3 ngày/ lần) – Khi chim non được 7-10 ngày, cho ổ đẻ thứ hai vào. * Thời kỳ nuôi vỗ béo – Khi bồ câu được 20-21 ngày tuổi, khối lượng cơ thể đạt 350-400g/ con, tiến hành tách khỏi mẹ để nuôi vỗ béo. – Thức ăn dùng để nhồi: Ngô (80%)+ Đậu xanh (20%) – Cách nhồi: Thức ăn được nghiền nhỏ, viên thành viên nhỏ ngâm cho mềm rồi sấy khô, đảm bảo tỷ lệ thức ăn/ nước là 1:1 – Chú ý không để có không gian cho chim hoạt động nhiều, đảm bảo ngoài giờ ăn uống thì thời gian ngủ là chính. * Thời kỳ chim dò – Sau khi bồ câu được 28-30 ngày tuổi, tiến hành tách chim non khỏi mẹ, đưa vào chuồng quần thể nuôi. – Bổ sung vitamin, các chất kháng sinh vào nước uống để chống mềm xương, trợ giúp tiêu hóa và phòng chống các bệnh thường gặp ở chim bồ câu.

* Các loại thức ăn thường sử dụng nuôi chim: Thông thường chim ăn trực tiếp các loại hạt thực vật: đỗ, ngô, thóc, gạo… và một lượng cần thiết thức ăn đã gia công chứa nhiều chất khoáng và vitamin. + Đỗ bao gồm: đỗ xanh, đỗ đen, đỗ tơng,…Riêng đỗ tương hàm lượng chất béo nhiều nên cho ăn ít hơn và phải được rang trước khi cho chim ăn. + Thức ăn cơ sở: thóc, ngô, gạo, cao lương,..trong đó ngô là thành phần chính của khẩu phần. Yêu cầu của thức ăn phải đảm bảo sạch, chất lượng tốt, không mốc, mọt. Chim bồ câu cần một lượng nhất định các hạt sỏi, giúp cho chim trong quá trình tiêu hoá của dạ dày (mề). Kích cỡ của các hạt: dài 0,5-0,8mm, đường kính 0,3-0,4mm. Vì vậy nên đa sỏi vào máng dành riêng đựng thức ăn bổ sung cho chim ăn (trộn cùng với muối ăn và khoáng Premix). * Cách phối trộn thức ăn: Thức ăn bổ sung (chứa vào máng ăn riêng): Khoáng Premix: 85%; NaCl: 5%; Sỏi: 10%. Thông thường lượng hạt đậu đỗ từ 25-30%; ngô và thóc gạo: 75-75%. * Cách cho ăn – Thời gian: 2 lần trong ngày buổi sáng lúc 8-9h, buổi chiều lúc 14-15h, nên cho ăn vào một thời gian cố định trong ngày. – Định lượng: Tuỳ theo từng loại chim mà chúng ta cho ăn với số lượng thức ăn khác nhau, thông thường lượng thức ăn = 1/10 trọng lượng cơ thể: – Chim dò (2-5 tháng tuổi): 40-50g thức ăn/con/ngày: – Chim sinh sản: (6 tháng tuổi trở đi) 5. Dinh dưỡng và thức ăn nuôi chim + Khi nuôi con: 125-130g thức ăn/đôi/ngày + Không nuôi con: 90-100g thức ăn/đôi/ngày – Lượng thức ăn/đôi sinh sản/năm: 45-50kg Chim sinh sản (6 tháng tuổi trở đi) Sau khi được nuôi tập trung ở giai đoạn chim dò đến 5 tháng tuổi và đã ghép đôi tự nhiên, mỗi đôi đó được chuyển sang 1 ô chuồng riêng đã được chuẩn bị sẵn sàng về máng ăn, máng uống, ổ đẻ, máng đựng thức ăn bổ sung như đã hướng dẫn ở trên. Giai đoạn này có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng riêng. Thời kỳ đẻ và ấp trứng Khi ghép đôi xong, quen với chuồng và ổ, chim sẽ đẻ. Trước khi chim đẻ, chuẩn bị ổ (chỉ dùng 1 ổ). Dùng rơm khô, sạch sẽ và dài để lót ổ. ở những lứa đầu tiên chim thường có hiện tượng làm vãi rơm gây vỡ trứng, do đó nên bện 1 vòng rơm lót vừa khít đường kính của ổ. – Nơi ấp trứng phải yên tĩnh, đặc biệt với chim ấp lần đầu nên giảm bớt tầm nhìn, âm thanh, ánh sáng để chim chuyên tâm ấp trứng. – Theo dõi ngày chim đẻ bằng sổ sách ghi chép cụ thể hoặc? nếu máng ăn được làm bằng tôn thì dùng bút dạ ghi trực tiếp lên máng. Nhờ vậy chúng ta có thể ghép ấp những quả trứng có cùng ngày đẻ hoặc chênh lệch nhau 2-3 ngày (số lượng trứng ghép ấp tối đa: 3 quả/ổ) – Khi chim ấp nên định kỳ kiểm tra: xem trứng có thụ tinh không (soi trứng khi ấp được 7 ngày) trứng không được thụ tinh thì loại? ngay. Có thể dựa vào kinh nghiệm để nhận biết được trứng có phôi hay không thông qua màu sắc của vỏ trứng. Khi chim ấp được 18 -20 ngày sẽ nở, nếu quả trứng nào mổ vỏ lâu? mà chim không đạp vỏ trứng chui ra thì người nuôi cần trợ giúp bằng cách bóc vỏ trứng để chim non không chết ngạt trong trứng. Những đôi chỉ nở 1 con thì chúng ta cũng có thể ghép nuôi con vào những ổ 1 con khác với ngày nở chênh lệch nhau 2-3 ngày (có cùng ngày nở là tốt nhất), số lượng con ghép tối đa: 3 con/ổ Thời kỳ nuôi con Trong thời kỳ nuôi con (từ khi nở đến 28 ngày tuổi), cần thay lót ổ thường xuyên (2-3 ngày/lần), để tránh sự tích tụ phân trong ổ vì đó là nơi lý tưởng cho ký sinh trùng, vi khuẩn và virus.? Khi chim non được 7-10 ngày mới tiến hành cho ổ đẻ thứ hai vào. Sau khi tách mẹ, ổ đẻ tương ứng được bỏ ra rửa sạch, phơi khô để bố trí lứa đẻ tiếp theo. Chim dò (2-5 tháng tuổi) nuôi hậu bị sinh sản Sau khi được 28-30 ngày tuổi chúng ta tiến hành tách chim non khỏi mẹ. Chim dò được nuôi thả ở chuồng quần thể với lứa tuổi tương đương nhau. Sau khi rời ổ, chim non chuyển sang một giai đoạn mới phải tự đi lại, tự ăn. Giai đoạn này chim còn yếu, khả năng đề kháng và khả năng tiêu hoá kém dễ sinh bệnh. Do đó cần chú ý công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Giai đoạn này nên bổ sung Vitamin A, B, D, các chất kháng sinh…vào nước uống để chống mềm xương, trợ giúp tiêu hoá và chống các bệnh khác. Trong giai đoạn đầu có một số con chưa quen cuộc sống tự lập không biết ăn, uống do đó người nuôi phải kiên nhẫn tập cho chim non. Nuôi vỗ béo chim lấy thịt Tiến hành tách mẹ lúc 20-21 ngày tuổi (khối lượng cơ thể đạt 350-400g/con) dùng nhồi vỗ bé – Địa điểm: Nhà xây, lán trại, khu nuôi riêng, dùng lồng như chuồng cá thể đã trình bày ở trên cần đảm bả sạch sẽ, thoáng mát, tuyệt đối yên tĩnh, chỉ có ánh sáng khi cho chim ăn, uống. – Mật độ: 45-50 com/m2 lồng, không để không gian cho chim hoạt động nhiều, đảm bảo ngoài giờ ăn, uống thì thời gian ngủ là chính. – Thức ăn dùng để nhồi: Ngô: 80%, đậu xanh 20% – Cách nhồi: Thức ăn được nghiền nhỏ, viên thành viên nhỏ ngâm cho mềm rồi sấy khô đảm bảo tỷ lệ thức ăn/nước: 1:1 + Định lượng: 50-80 g/con + Thời gian: 2-3 lần/ngày

– Thực hiện cho chim ăn sạch, uống sạch. – Giữ gìn vệ sinh chuồng trại và môi trường sống của chim, cần làm vệ sinh và tiêu độc theo định kỳ. – Khi có dịch xảy ra: Phát hiện sớm chim bệnh để cách ly điều trị hoặc xử lý, tránh lây nhiễm cho đàn chim. – Tổ chức tiêm vacxin phòng bệnh cho đàn chim trưởng thành khi có vacxin phòng bệnh giả lao. 6. Phòng và trị bệnh

Chúc bà con thành công!

Cách Nuôi Bồ Câu Pháp. Mô Hình &Amp; Kỹ Thuật Nuôi Chim Bồ Câu Pháp

Mô hình nuôi bồ câu Pháp thương phẩm đang là một trong những hướng đi nông nghiệp giàu tiềm năng, giúp cho rất nhiều gia đình vươn lên làm giàu bền vững trong vài năm trở lại đây. Chim bồ câu Pháp dễ nuôi, giá trị kinh tế cao, nhu cầu thị trường lại liên tục tăng trong những năm qua. Hiện nhiều vùng nông thôn trên cả nước đã áp dụng mô hình mới này và cho kết quả rất tích cực. Bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bà con cách nuôi bồ câu Pháp năng suất cao được áp dụng tại các trang trại điển hình trên cả nước.

Dễ nuôi

Bồ câu Pháp là giống chim có sức đề kháng mạnh nên rất ít bệnh dịch. Đặc biệt là khi áp dụng mô hình nuôi nhốt thì bồ câu sẽ được cách ly với môi trường mầm bệnh bên ngoài nên khả năng bệnh dịch càng giảm.

Bên cạnh đó, chim bồ câu Pháp không kén ăn, có thể ăn tất cả các loại ngũ cốc như thóc, gạo, ngô, các loại đậu và đặc biệt là có thể cho ăn xen cám viên để tăng năng suất.

Năng suất cao

Chim bồ câu Pháp được chăm sóc đúng kỹ thuật sẽ phát triển rất nhanh, trung bình mỗi lứa chim non có thể xuất chuồng sau 25 – 30 ngày khi khối lượng đạt 500 – 700g. Ngoài ra, khả năng sinh sản của bồ câu Pháp cũng rất tốt, mỗi cặp bồ câu giống có thể đẻ từ 8 -12 lứa/năm và liên tục trong khoảng 4 năm.

Thị trường tiêu thụ mạnh

Theo thông kê đến cuôi năm 2023 thì nguồn cung cấp chim bồ câu mới chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu của thị trường. Do đó, giá chim bồ câu thịt luôn nằm ở mức cao và ổn định. Ngoài ra, số lượng đặt hàng trực tiếp tại các trang trại cũng tăng đều hàng năm khoảng 10%. Thị trường tiêu thụ bồ câu mạnh nhất là thành phố Hồ Chí Minh với hơn 50% lượng bồ câu nhập về và đặc biệt là khu vực người gốc Hoa.

Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp thương phẩm Chuẩn bị chuồng trại

Bồ câu Pháp là loài chim rất ưa sáng và chỉ sống trong môi trường sạch sẽ. Do đó, khi thiết kế chuồng trại cần phải ưu tiên 2 yếu tố đó là ánh sáng và sự thoáng mát. Nếu chuồng nuôi bị ẩm mốc hoặc thiếu sáng thì chim rất dễ bị bệnh và nhanh chóng lây lan trong cả đàn dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng.

Chuồng nuôi chim được làm bằng khung thép hoặc gỗ và vây quanh bằng thép B40. Mỗi ô chuồng có kích thước trung bình là 50x50x50cm và được đóng thành từng dãy dãi hoặc thậm chí là nhiều tầng để tăng số lượng chim.

Bà con cần phân thành 2 khu:

Khu nuôi chim giống : Mỗi ô chuồng là 1 cặp chim, có 2 ổ đẻ lót rơm sạch đường kính 20-25cm, cao 8cm vì tập tính của bồ câu là vừa nuôi con vừa đẻ trứng

Khu nuôi chim thịt: Mỗi ô chuồng có thể nuôi 4-5 cá thể.

Chuồng nuôi chim bồ câu Pháp thương phẩm hiện nay có 2 dạng:

Chuồng nuôi bán công nghiệp: Mô hình này gồm có chuồng và lưới bao xung quanh như một cái lồng khổng lồ. Đây là sự kết hợp giữa nuôi nhốt và nuôi thả nên sẽ phát huy được ưu điểm của cả 2 mô hình là cải thiện chất lượng thịt chim và dễ dàng quản lý.

Chuồng nuôi công nghiệp: Mô hình này thì chim bồ câu chỉ sinh trưởng khép kín trong phạm vi 1 ô chuồng. Ưu điểm của dạng này là rất dễ quản lý nhưng chất lượng thịt kém hơn 1 tí.

Chọn bồ câu Pháp giống

Khi chọn giống cần lưu ý một số điểm sau:

Con trống: Chọn con đầu to, dáng cao, mỏ xẻ, lanh lợi, xượng chậu hẹp, không di tật

Con mái: Chọn con có lông bụng dày và mượt, lanh lợi, không dị tật, xương chậu rộng

Ngoài ra, bà con nên mua con giống đã được ghép đôi và khoảng 3 tháng tuổi.

Lựa chọn thức ăn

Mặc dù bồ câu Pháp không kén ăn nhưng người nuôi cần phải thực hiện những kỹ thuật cần thiết để đảm bảo sức khỏe và khả năng sinh sản cho đàn chim:

Thức ăn chính: Trộn hỗn hợp lúa – ngô – đậu (đậu xanh hoặc đậu nành) – cám viên theo tỉ lệ 3-3-1-3. Lưu ý là thức ăn cần thay đổi hàng ngày, khối lượng thức ăn trung bình cho mỗi cá thể khoảng 100g.

Thức ăn bổ sung: Trộn hỗn hợp khoáng Premix – muối ăn – sạn sỏi <0,5cm theo tỉ lệ như sau 85 – 5 – 10.

Nước uống: Mỗi cá thể chim sẽ uống 50-90ml/ngày. Nước uống phải sạch sẽ và thay hàng ngày

Chăm sóc và quản lý đàn chim

Trong quá trình nuôi chim bồ câu thì việc vệ sinh chuồng trại hết sức quan trọng. Bà con có thể xếp lịch dọn dẹp theo tần suất 2 lần/tuần để đảm bảo chuồng luôn sạch sẽ khô ráo.

Bên cạnh đó, bà con cần tiêm vacxin cho chim 3 lần/năm để phòng ngừa dịch bệnh. Các bệnh chim bồ câu thường bị như giun sán, cầu trùng, nấm diều… Khi phát hiện có dấu hiệu bị bệnh cần nhanh chóng cách ly cá thể khỏi đàn để tránh bị lây lan.

Kết luận

Mô hình nuôi bồ câu Pháp có tiềm năng lớn để tiếp tục phát triển trên phạm vi cả nước nhờ nhu cầu thị trường được dự báo là tiếp tục tăng cao. Với những kỹ thuật nêu trên, bà con đã có thể bắt đầu trang trại bồ câu Pháp của riêng mình để cải thiện kinh tế gia đình. Chúc bà con thành công!

Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Nuôi Bồ Câu Pháp Sinh Sản: Chọn Chim Giống, Thức Ăn &Amp; Chuồng Nuôi trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!