Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Chăm, Nuôi Chào Mào Thay Lông. được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đối với chim nhốt lồng được chủ nuôi chăm sóc với một chế độ chăm sóc đặc biệt trong quá trình thay lông chúng trở nên gần gủi và thân thiện hơn với con người. Để có một chú chim ra trường đấu tốt, chơi giàn thì anh em sẽ dễ dàng nhận thấy sau mỗi mùa thay lông chúng trở nên dày dạn kinh nghiệm và đầu gấu hơn rất nhiều. Bắc đầu từ mùa lông thứ 3 trở đi phong cách chơi của con chim sẽ dần trở nên bản lĩnh hơn nếu chủ nuôi thường xuyên cho đi giao lưu, đấu dợt. Giai đoạn này cũng là l túc mà chúng ta thường gọi cái nết chơi của nó bắt đầu đầm chim. Còn đối với chúng ta thời điểm chim thay lông là giai đoạn mà chúng ta cảm thấy buồn chán nhất. Buồn chán vì phải nuôi chúng vài tháng, suốt ngày phải dọn phân cho chúng mà chẳng được nghe giọng hót cũng như độ uy nguy, lịch lãm của chúng như thường ngày. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thôi thì sẽ chẳng có chuyện để bàn ở đây. Vì đó mới chỉ là sự rèn luyện tính kiên trì trong cái thú chơi này mà thôi. Nếu bỏ công, bỏ sức ra rồi nhận lại thành quả thì lại càng không có gì đáng buồn và phiền muộn cả. Nhưng khổ nỗi đã hết mình và hết sức rồi nhưng lại phải thất vọng vì không nhận được cái gì từ những vất vả đó thì thật là đáng buồn. Quá trình giao lưu, tôi đã gặp rất nhiều trường hợp, được nghe và nhận được rất nhiều câu hỏi đại loại như : “Mùa trước chim em chơi hay lắm, sao mùa này nó yếu thế này?” – “Trước khi thay lông em ấy chét kinh khủng lắm, vậy mà khi xong lông muốn nghe được tiếng chét của em nó thật khó?” . . v v . .và v v … Chuyện gì cũng có nguyên nhân của nó cả. Nhưng cái mấu chốt ở đây là chúng ta đã tìm ra nguyên nhân, thật sự hiểu nó và tìm ra được phương hướng giải quyết hiệu quả hay chưa? Vạn vật đều nằm trong vòng tròn thiên địa và chỉ biết chống chọi với sự bất bình thường của Trời – Đất. Đó chính là sự thay đổi thất thường , khắc nghiệt của thời tiết. Đó là sự quái ác của cái gọi là giao mùa của tự nhiên gây bao nhiêu khó khăn cho thú chơi mà chúng ta đang theo đuổi. Bài viết trước tôi có đưa vấn đề lông chim lên hàng đầu để các bạn hiểu được giá trị của bộ lông chim là hết sức quan trọng. Vì theo tôi thì quá trình chim thay lông quyết định cho thời gian còn lại trong năm rằng chim có chơi tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào cách nuôi lông của các bạn. Nếu duy trì được cách nuôi như trên tôi tin rằng không quá 2 tháng chim của các bạn sẽ có bộ lông mới đẹp.
Ba điều bất thường nếu mà chúng ta hay chủ quan khi nuôi chim thường gặp do thiên nhiên tác động hoặc do chúng ta chưa biết cách chăm nuôi:
1.
Thay lông rải rác
3 – 4 – 5 tháng không xong: Trường hợp này thường biểu hiện như chim đang rớt lông rồi dừng lại quá lâu rồi lại rơi tiếp nhưng mỗi lần rơi chỉ lơ thơ một vài cọng lông nhỏ. Khi nuôi chim thay lông đúng cách mà mình đã nói ở trên mà các bạn thấy cách nhật từ 5-10 ngày mới thấy rơi lông tiếp thì áp dụng theo cách sau. Anh em nên tranh thủ thời gian hứng những giọt nước mưa đầu mùa hoặc những cơn mưa bất chợt để
tắm cho chim chào mào
nếu tắm đến ngày thứ 2 mà vẫn chưa thấy chim rơi lông thì anh em lấy 1 chiếc khăn sạch để lọc nước mưa rồi kết hợp với tắm và cho chim uống. Chim sẽ lại rơi lông đều, nếu thấy chim rơi lông đều thì giữ nguyên chế độ chăm đó. Ngược lại nếu chim ngừng rơi lông thì anh em lại quay về chế độ tắm và uống nước thường ngày. Chim sẽ lại đổ lông đều đặn cho đến khi thay xong.
2. Chim đang thay lông bỗng dưng dừng lại không thay nữa dẫn tới tình trạng Lẫn Lông (Tỉ lệ lông cũ và mới : 50/50 – 60/40 – 30/70 thậm chí 90/10): Trường hợp này phần lớn bị tác động bởi thời tiết bất thường. Tôi quan sát và thấy rõ nhất ở giai đoạn mùa chim thay lông những năm do thời tiết nắng nóng kéo dài khiến chân lông của chim khô và co lại dẫn tới tình trạng rơi lông rải rác khó rớt lông. Mùa lạnh ập xuống bất ngờ khiến chim đang thay lông dở dang co mình lại và chấp nhận giữ nguyên lông cũ tránh rét. Nếu để trường hợp này xảy ra thì vô cùng nguy hại. Hậu quả đã có rất nhiều chú chim cực hay đã được thừa nhận qua những hội thi lớn của các anh em dính phải khiến cả năm sau không chơi được. Cả 1 năm qua chim chơi nhát gừng, nhấm nhẳng. Thường thì người nuôi không hay soi xét và bao quát hết để nhận biết được rằng thực sự chim đã xong lông hay chưa. Cứ thấy chim không rơi lông nữa là nghĩ rằng chim đã thay xong rồi . Do đó ở bài viết này tôi muốn các anh em thật nghiêm ngặt mỗi khi
nuôi chim chào mào thay lông
với cách nuôi đã nói ở trên. không nên để chim rơi vào trường hợp này.
3. Chim bị sốc do thay đổi vùng miền , chủ nuôi , dinh dưỡng: Con người chúng ta khi di chuyển đến nơi khác, vùng miền khác mà khí hậu nơi ấy khác hẳn với nơi chúng ta đang ở trước đây thì rất dễ dẫn đến bệnh. Con vật nuôi cũng thế, Khi thay đổi chủ nuôi, chuyển vùng miền anh em nên yêu cầu chủ cũ gửi theo 1 chai nước to cho chim đủ uống trong vòng 10 ngày. Có được điều này chim sẽ không bị sốc đến độ rớt lông. Vì ai cũng biết rõ 1 điều tất cả thức ăn nuôi chim chào mào 3 miền hiện nay hầu hết được làm từ
Ngũ Cốc
hoặc
Cửu Cốc Thực
. Nếu đã qua các cách làm ở trên mà vẫn không giúp chim thay lông được nghĩa là lông chim còn quá chắc khiến không thể tác động vào.
Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết, mọi ý kiến đóng góp xin được để lại lời bình bên dưới bài viết.
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Chăm Sóc Chào Mào Thay Lông Xong Vẫn Giữ Lửa
Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc chào mào thay lông xong vẫn giữ lửa
Thời gian chào mào thay lông thường không cố định. Đối với chim ngoài thiên nhiên thì chào mào thường thay lông vào khoảng tháng 8 – 11 dương lịch và thay 1 lần trong năm. Với những chim nuôi nhốt thời gian thay lông có thể rơi vào tháng 1 hoặc tháng 2 dương lịch. Nguyên nhân này thường do thay đổi cám, thời tiết, môi trường sống. Quá trình thay lông của chào mào kéo dài trung bình từ 60 – 80 ngày.
Dưỡng chất cần thiết là thứ cần rất quan trọng trong quá trình thay lông của chào mào. Thức ăn cho chào mào thay lông phải có tính mát, chứa nhiều trái cây và khoáng chất để bổ xung cho quá trình thay lông. Các nghệ nhân cần chú ý là không cho chào mào ăn cám lên lửa. Trong cám lửa có hàm lượng đạm cao, gây nóng không tốt cho chim và sẽ gây hỏng lông của chúng.
Một số loại cám dưỡng thay lông dành cho chào mào trên thị trường được đánh giá cao có thể sử dụng như cám Thắng Mẹo, Hiển Bảo Khánh, Nam Đà Nẵng,.. Chào mào thay lông nếu không cung cấp đủ dưỡng chất sẽ khiến màu dỏ trên má (má đỏ) và màu đỏ ở đuôi nhạt dần và chuyển thành màu cam. Kinh nghiệm nuôi chim của các nghệ nhân cho thấy, trong quá trình chim đang thay lông, nếu sử dụng các loại cám dưỡng tốt sẽ giúp giữ được màu lông nguyên thủy của chim, lông sẽ mượt và óng như khi mới ở rừng về.
Trong quá trình thay lông, chào mào tiêu tốn rất nhiều năng lượng và dưỡng chất, vì vậy các nghệ nhân cần phải cung cấp đồ tươi có chứa nhiều đạm và can xi cho chào mào. Có thể sử dụng cào cào non, châu chấu non, hoặc trứng kiến, những thức ăn này có tính mát. Tuyệt đối không sử dụng sâu gạo làm thức ăn cho chào mào khi thay lông vì gây nóng và làm xoắn lông.
Chế độ vệ sinh, phơi phóng dành cho chào mào thay lông
Để chào mào có một bộ lông đẹp thì việc nghỉ ngơi và tắm táp là rất quan trọng. Đa số chim chào mào đang thay lông không chịu tắm. Tuy nhiên Nghệ nhân vẫn cần có một chế độ và tắm táp cho chim một cách hợp lý. Cho chim tắm nắng, tắm nước 2-3 ngày/1 lần.
Tắm nước giúp cho lông cũ rụng nhanh. Và giúp cho lông ống nhanh ra hơn. Tắm nắng thì nên hạn chế, vì nắng làm cho bộ lông mới còn yếu sẽ bị khô. Tuy nhiên trong ánh nắng mặt trời có chứa Vitamin D sẽ giúp bộ lông chim phát triển nhanh hơn. Nếu cho tắm thì nên phơi khoảng 15 phút vào lúc mặt trời mới lên.
Trong quá trình chào mào thay lông, phải giữ ổn định về điều kiện sống, không đổi lồng, chuyển vùng. Đối với chim bổi thì không sao, nhưng với chim có 1-2 mùa có thể làm dừng quá trình thay lông. Rồi 1 – 2 tháng sau lại bắt đầu rụng lại làm thể trạng chú chim yếu đi và bộ lông không được đẹp.
Chú ý chim đang thay lông không mang chi đi dợt, và kè chim. Chim sẽ không có sức chơi, và do lông đuôi còn mới, chưa cứng kè chim sẽ làm cho lông đuôi bị xòe như cánh quạt. Nghỉ ngơi thì nghệ nhân cần có một lịch trình đầy đủ và hợp lý cho chim. Thời điểm tốt nhất cho chim đi ngủ là 6h tối chứ đừng cho chim ngủ trễ quá.
Để quá trình thay lông nhanh hơn, nghệ nhân có thể dùng đậu phộng rang xay nhuyễn trộn chung với cám cho chim ăn, cho ăn nhiều đu đủ. 2 ngày mở áo lồng 1 lần. Ngoài ra nên lấy vỏ cam, quýt để dưới đáy lồng. Vỏ quýt, cam bốc hơi lên làm nhiệt độ bên trong lồng cao hơn bên ngoài giúp chim thay lông nhanh hơn. Khi chim thay lông xong thì nghệ nhân bắt đầu phơi nắng, dợt dãi để chào mào lên lửa.
Chào Mào Thay Lông – Cách Chăm Sóc
Với các loại chim cảnh nói chung và chào mào nói riêng,cứ 1 năm 1 lần chào mào bắt đầu thay lông, thời gian thay lông kéo dài từ 1 – 3 tháng. Thời gian thay vào khoảng tháng 8 – 11 dương lịch. Cũng không ít trường hợp chào mào thay lông trái mùa hoặc thay lông 2 lần/ 1 năm. Do thay đổi thời tiết, thức ăn, môi trường sống.
Dấu hiệu là dưới đáy lồng rụng nhiều lông. Thường rụng lông mình,lông cánh trước rồi mới tới lông đuôi. Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ. Lúc lông mào, tách đỏ mọc lên là chuẩn bị hoàn thành quá trình thay lông.
Quá trình thay lông là thời kỳ chim yếu nhất, vì phải tập trung chất để tạo lông mới. Nên cần bồi bổ nhiều chất dinh dưỡng cho chim. Và đây cũng là thời kỳ quyết định sau khi thay lông xong chim chơi tốt hay không.
Cách chăm sóc chào mào thay lông
Thức ăn cho chào mào thay lông
Lông chim được hình thành từ chất đạm và 1 phần canxi nên cần bổ sung các chất trên như : cào cào, trứng kiến, dế…
Cho chim ăn các loại trái cây có tính mát và chứa nhiều sắc tố đỏ để giúp cho chim có lông tách,đít đỏ như ngoài thiên nhiên như : cam, quýt, đủ đủ, cà chua, cà rốt…
Các loại thức ăn trên thì nên thay đổi theo ngày,trái cây thì ngày nào cũng có và mỗi ngày mỗi loại khác nhau.
Tuyệt đối không cho chim ăn sâu khô hoặc sâu tươi. Sâu làm cho lông chào mào mọc ra bị xoắn trông rất xấu. Hạn chế ăn chuối và các loại cám chứa chất nóng để chim thay lông nhanh hơn.
Chăm sóc chim thay lông
Cho chim tắm nắng, tắm nước 2-3 ngày/1 lần. Tắm nước giúp cho lông cũ rụng nhanh. Và giúp cho lông ống nhanh ra hơn. Tắm nắng thì nên hạn chế, vì nắng làm cho bộ lông mới còn yếu sẽ bị khô. Nếu cho tắm thì nên phơi khoảng 15 phút vào lúc mặt trời mới lên. Chim tắm xong thì để 1 lát cho khô rồi trùm áo lồng lại ( 24/24h ban ngày trùm áo lồng thời gian chim mọc lông sẽ rất nhanh)
Trong quá trình chào mào thay lông, phải giữ ổn định về điều kiện sống,không đổi lồng, chuyển vùng. Đối với chim bổi thì không sao, nhưng với chim có 1-2 mùa có thể làm dừng quá trình thay lông. Rồi 1 – 2 tháng sau lại bắt đầu rụng lại làm thể trạng chú chim yếu đi và bộ lông không được đẹp.
Chú ý chim đang thay lông không mang chi đi dợt, và kè chim. Chim sẽ không có sức chơi, và do lông đuôi còn mới, chưa cứng kè chim sẽ làm cho lông đuôi bị xòe như cánh quạt.
Để chào mào lông nhanh hơn, anh em có thể dùng đậu phộng rang xay nhuyễn trộn chung với cám cho chim ăn, cho ăn nhiều đu đủ. 2 ngày mở áo lồng 1 lần. Ngoài ra anh em lấy vỏ quýt, cam để dưới đáy lồng .Vỏ quýt, cam bốc hơi lên làm nhiệt độ bên trong lồng cao hơn bên ngoài giúp chim thay lông nhanh hơn.
Khi chim thay lông xong thì anh em bắt đầu phơi nắng, dợt dãi để chào mào lên lửa.
Chúc anh em có chú chim đẹp.
Cách Chăm Sóc Chim Chào Mào Thay Lông
Xin chào các bạn! Hôm nay Petcare24h sẽ cùng các bạn tìm hiểu “Cách chăm sóc chim chào mào thay lông”- quá trình quan trọng đánh dấu mốc trưởng thành của chim chào mào.
Khi chú chim chào mào của bạn có biểu hiện đuối sức, hót ít đi và kèm theo đó là những dấu hiệu như lông đuôi, cánh rụng dần, lông khô và sơ thì đã đến mùa rụng lông của chào mào rồi đấy. Ở giai đoạn này, chúng ta cần có những cách nuôi chim chào mào thay lông đặc biệt, phù hợp để bảo vệ sức khỏe cho vật cảnh.
Chế độ dinh dưỡng: Trong thời kỳ chào mào thay lông, chúng ta nên cho chúng ăn mồi tươi là tốt nhất. Ví dụ: châu chấu, cào cào, trứng kiến, trái cây, …
Đặc biệt là những loại hoa quả màu đỏ, có vai trò rất quan trọng trong việc bổ sung vitamin để bổ sung sắc tố giúp chim giữ được màu đỏ nơi tách má và lông hậu môn của chào mào. Không những thế, bổ sung hoa quả trong thực đơn của chào mào còn giúp chúng có bộ lông mới óng mượt, mướt hơn.
Chế độ tắm táp cho chào mào thay lông
Tắm nắng cho chim và tắm nước cách 2-3 ngày một lần để tạo điều kiện cho lông mới ra nhanh hơn. Khi tắm nước, nước sẽ ướt phần vỏ bọc chân lông và làm mềm chúng khiến các sợi lông nhanh chóng làm bục lớp vỏ bọc và trồi ra.
Một vài lưu ý trong quá trình chăm sóc chào mào thay lông
Quá trình thay lông cũng tùy theo thể chất từng chú chim, lượng chất dinh dưỡng ta bổ sung mà diễn biến nhanh chậm khác nhau. Trong quá trình thay lông của chim nên giữ ổn định điều kiện sống cũng như môi trường sống, tránh những thay đổi, biến động bất ngờ khiến những chú chim ngừng thay lông.
Chim đã có trên 1-2 mùa lồng thì rất nhạy cảm. Lúc này chim chào mào vẫn thay lông theo mùa nhưng với những thay đổi đột ngột về thành phần bột cám, khí hậu, hoàn cảnh sống ..vv..v. cũng khiến chim đổ lông bất chợt!
Nguồn: https://camnangthucung.com/cach-cham-soc-chim-chao-mao-thay-long/
Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Chăm, Nuôi Chào Mào Thay Lông. trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!