Bạn đang xem bài viết Kính Vạn Hoa 11: Theo Dấu Chim Ưng được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Số lần đọc/download: 4370 / 99
Cập nhật: 2023-10-05 05:55:43 +0700
– Ôi, anh đi đâu mà giờ này mới về? Em và anh Tiểu Long đợi anh dài cổ luôn!
– Ðợi anh lâu quá, ảnh về rồi! Ảnh bảo là chiều ảnh qua!
Rồi Mạnh cầm tay ông anh lắc lắc:
– Nãy giờ anh đi đâu thế?
– Tao đi truy lùng “đảng Chim Ưng”!
– Thôi mà! Anh cứ chọc em hoài!
– Mày không tin thì thôi! Tao đi tắm đây!
Nói xong, Quý ròm bước vụt vào nhà.
Từ đó cho đến lúc ngồi vào bàn ăn, Mạnh cứ tò tò đi theo Quý ròm. Nhưng mặc cho nó hỏi, Quý ròm không đáp, chỉ nhe răng cười ruồi.
Cho đến khi leo lên giường nằm ngủ trưa thì Mạnh không nhịn được nữa. Nó giật mạnh chiếc gối dưới đầu Quý ròm:
– Làm gì anh cứ úp úp mở mở thế?
Quý ròm giằng chiếc gối lại, mắt hấp háy:
– Úp mở gì đâu! Tao đã nói là tao đi truy lùng “đảng Chim Ưng”, ai bảo mày không tin chi!
– Em không tin! – Mạnh vùng vằng.
Không tin thì kệ mày!
Nói xong, Quý ròm vòng tay lên đầu giữ khư khư chiếc gối, nhắm mắt vờ ngủ.
Thấy không làm gì được ông anh, Mạnh lạ giọng năn nỉ:
– Anh kể em nghe đi! Hồi trưa anh đi đâu vậy?
– Thằng này lạ thật! – Quý ròm dập chân xuống giường – Khi mày hô hoán là có một cái “đảng Chim Ưng” đang hoạt động, tao không tin thì mày giận tao, bây giờ đến lượt tao tin thì mày lại không tin tao!
Cho đến lúc đó, Mạnh vẫn tưởng Quý ròm cố tình giễu cợt nó. Chính nó là người đầu tiên nghi vấn về những tấm hình chim ưng trên cặp sách của tụi học trò trường Hoạ Mi nhưng từ khi tận mắt mục kích cảnh thằng Khánh bị bọn Bò Trổng Bò Lục cho “đi tàu bay” thì Mạnh đâm ra nghi ngờ chính những nghi ngờ của mình. Vì vậy, nghe Quý ròm cứ một điều “đảng Chim Ưng” hai điều “đảng Chim Ưng”, Mạnh nhột nhạt khôn tả. Nó có cảm giác nó bị nhạo báng.
Ấm ức và giận dỗi, Mạnh không thèm hỏi han nữa. Quý ròm nằm im, nó cũng nằm im. Quý ròm vờ ngủ, nó cũng vờ ngủ. Một lát Quý ròm ngủ thật, nó cũng ngủ thật lúc nào không hay.
Tiểu Long đến khi cả hai còn ngáy khò khò.
Biết Quý ròm là “vua ngủ”, đụng đến nó thế nào cũng bị nó cằn nhằn nhức óc, Tiểu Long quay sang khều Mạnh, miệng kêu khẽ:
Mạnh mở mắt và khi nhận ra Tiểu Long, nó chồm dậy:
– A, anh Tiểu Long!
Tiểu Long đưa tay lên miệng:
– Khẽ thôi! Anh Quý ròm về nhà khi nào thế?
– Hồi trưa! – Mạnh hạ giọng – Anh đi khoảng mười lăm phút thì ảnh về!
– Em hỏi ảnh nhưng ảnh không nói.
– Không nói? – Tiểu Long giương mắt ếch.
– Ảnh chỉ trêu em thôi! – Mạnh nhăn nhó – Ảnh bảo là ảnh đi… truy lùng “đảng Chim Ưng”.
– Tao trêu mày làm cái cóc gì! – Giọng Quý ròm đột ngột vang lên, vừa nói nó vừa ngồi bật dậy trước ánh mắt sửng sốt của Tiểu Long và Mạnh – Cái vụ “đảng Chim Ưng” do chính miệng thằng Khánh nói ra chứ đâu phải tao bịa.
– Thằng Khánh? – Miệng Mạnh há hốc.
– Thì ra vậy! – Tiểu Long gật gù – Té ra hồi trưa mày bám theo thằng Khánh!
– Dĩ nhiên là vậy chứ “té ra té vô” gì nữa! – Quý ròm hừ mũi – Nếu không phải bám theo nó thì chẳng lẽ tao chui xuống đất?
Tiểu Long đưa tay quẹt mũi:
– Thế thằng Khánh thú nhận những tấm hình chim ưng dán trên cặp sách của tụi học trò là dấu hiệu của một băng đảng bí mật thật à?
– Ðây là một băng “bảo kê”, do một đứa có tên là Dũng cò làm thủ lĩnh. Bọn học trò đứa nào chịu nộp “lệ phí” cho nó mỗi tuần hai ngàn sẽ được nó cho phép dán dấu hiệu chim ưng lên cặp.
– Và bọn trấn lột khi thấy dấu hiệu của Dũng cò sẽ không dám gây sự?
Quý ròm chưa kịp gật đầu thì Mạnh đã hí hửng vọt miệng:
– Thấy chưa? Ngay từ đầu em đã đoán trúng phóc!
– Mày đoán giỏi lắm! – Quý ròm bật ngón tay cái lên khen Mạnh – Nhưng có một chuyện mày không đoán ra! Ðó là thằng Khánh đã sử dụng con chim ưng giả!
– Chim ưng giả? – Cả Mạnh lẫn Tiểu Long cùng bật hỏi.
– Ðúng vậy! Thằng Khánh không chịu nộp tiền cho Dũng cò nhưng vì sợ tụi Bò Trổng Bò Lục quá mức nên tự động mua hình chim ưng lén lút dán lên cặp. Thế là nó bị “lòi đuôi”!
– Hèn gì! – Mạnh mừng rỡ – Thế mà hồi trưa thấy tụi Bò Lục Bò Trổng hè nhau véo tai thằng Khánh, em cứ tưởng là mình đoán sai. Hóa ra có thật! – Rồi nó vỗ vỗ trán – Bây giờ em mới hiểu tại sao tụi thằng Tùng bảo em về Vũng Tàu hẳng mua cặp. Tụi nó sợ em xách chiếc cặp có hình chim ưng đi lơn tơn ngoài phố, rủi đụng đầu Dũng cò hoặc tụi Bò Lục Bò Trổng sẽ sinh chuyện rắc rối!
Ðang cơn hào hứng, Mạnh chồm người tơi trước thò tay đập đập lên đầu gối ông anh:
– Vậy ngày mai ba anh em mình đi kiếm Dũng cò đi!
Nhưng Quý ròm làm Mạnh xuôi xị:
– Ngày mai chưa được!
– Sao lại chưa được? – Mạnh gãi gáy.
– Thứ nhất là mình không biết Dũng cò đang trú ngụ ở đâu, thậm chí cả mặt mũi nó mình cũng chưa biết! Thứ hai, mình cũng chưa có bằng chứng gì về những hoạt động “ngoài vòng pháp luật” của nó!
– Sao lại không có bằng chứng! – Mạnh kêu lên – Bằng chứng chính là thằng Khánh! Mình sẽ lôi thằng Khánh ra đối chất…
– Vô ích! – Quý ròm cắt ngang – Chắc chắn lúc đó thằng Khánh sẽ chối phăng những gì nó nói!
– Sao thế? – Mạnh chưng hửng.
– Bộ mày tưởng thằng Khánh “oai hùng” lắm chắc! – Quý ròm cười khảy – Hồi trưa nó đâu có chịu hé môi về “đảng chim Ưng”. Tao phải dò hỏi vòng vèo cả buổi nó mới chịu vô tình hở ra một tẹo.
– Như vậy rõ ràng tụi nhóc đã bị Dũng cò hăm dọa.
– Bọn học trò trường Họa Mi đứa nào cũng nhát cáy. Ngay cả tụi thằng Tùng khi thấy ba đứa mình xuất hiện ngăn cản bọn trấn lột cũng sợ hãi chạy dài. Tụi nó sợ hai thằng Bò Lục Bò Trổng phát hiện ra sự quen biết giữa hai bên sẽ tìm cách trả thù tụi nó.
– Thế bây giờ mình phải làm sao?
Quý ròm chém tay vào không khí:
– Tiếp tục theo dõi tụi Bò Lục Bò Trổng! Khoan đụng đến “đảng Chim Ưng”! Hễ tụi mình “triệt” được bọn trấn lột, hoạt động “bảo kê” của Dũng cò sẽ không còn lý do để tồn tại, lúc ấy “đảng Chim Ưng” sẽ tự động tan rã.
– Hay đấy! – Tiểu Long đấm hai tay vào nhau – Tao cũng đang định đi tìm tụi Bò Lục Bò Trổng đây.
Thế là trưa hôm sau tụi Quý ròm bốn đứa tiếp tục bí mật bám theo tụi thằng Tùng. Sở dĩ tác giả viết “bốn đứa” bởi vì lần này ngoài Quý ròm, Tiểu Long và Mạnh ra còn có thêm một nhân vật mới: Văn Châu.
Văn Châu có mặt là do yêu cầu của Tiểu Long. Hôm trước, sau khi bàn bạc đâu đó xong xuôi, Tiểu Long thình lình quẹt mũi “cảm thán”:
– Cuộc đụng độ kỳ này với bọn trấn lột sẽ rất ác liệt!
– Dĩ nhiên rồi! – Mạnh phấn khởi hùa theo.
Thấy Mạnh không hiểu ý mình, Tiểu Long gãi cổ, “cụ thể”:
– Tụi nó chắc chắn sẽ không chỉ có hai đứa!
– Thì bên mình cũng đâu phải hai đứa! Tụi mình ba người lận mà!
Chẳng lẽ bảo bên mình ba người nhưng hết hai người chuyên làm rối chân rối cẳng người thứ ba, Tiểu Long đành nhăn nhó nói lòng vòng:
– Nhưng tụi nó chắc gì đã ba đứa! Biết đâu ngoài Bò Lục Bò Trổng ra, còn có thêm sáu, bảy đứa khác!
Thằng Mạnh hăng tiết vịt có thể không hiểu tâm sự của Tiểu Long nhưng tinh ý như Quý ròm chỉ nghe thoán qua đã biết Tiểu Long muốn gì. Nó tủm tỉm nhìn bạn:
– Mày sợ đánh không lại tụi nó hả?
– Hai thằng Bò Lục Bò Trổng đều có võ! – Biết Quý ròm đi guốc vào bụng mình, Tiểu Long đỏ mặt phân trần – Nhỡ những đứa kia…
– Thôi, đủ rồi! – Quý ròm láu lỉnh ngắt lời – Tóm lại mày muốn kêu thêm “viện binh” chứ gì?
– Ừ! – Tiểu Long hít vào một hơi – Tao muốn rủ thêm Văn Châu!
– Văn Châu? – Quý ròm há hốc miệng:
– Văn Châu thì sao?
– Chả sao cả! – Quý ròm liếm môi – Nhưng làm sao nó có thể chuồn ra khỏi nhà đi theo tụi mình được?
Thắc mắc của Quý ròm khiến Tiểu Long bất giác thộn mặt ra. Ừ nhỉ, hoàn cảnh của Văn Châu đâu có giống tụi mình! Ba mẹ nó khó ơi là khó, suốt ngày cứ giữ rịt nó trong nhà, chẳng cho đi chơi đâu. Lại thêm chị Ngọc Diệu và thằng Bạch Kim kè kè bên cạnh, Văn Châu có muốn lỉnh ra ngoài cũng chẳng dễ. Tiểu Long trầm ngâm mộ thoáng rồi khẽ tặc lưỡi:
– Chiều nay cứ đi gặp nó thử xem! Biết đâu nó có thể chuồn ra khỏi nhà vào buổi trưa. Tao nghĩ giờ đó mọi người trong nhà nó đã đi ngủ cả.
Ba đứa kéo nhau tới nhà Văn Châu ngay trong chiều hôm đó. Cả bọn đứng thập thò trước cánh cổng sắt một lát đã trông thấy chị Thắm.
Chị Thắm cũng vừa thấy bọn trẻ. Quý ròm chưa kịp lên tiếng gọi, chị đã tất tả bước ra:
– Ôi, lâu quá mới thấy các em đến chơi!
Tiểu Long nhoẻn miệng cười:
– Văn Châu có nhà không chị?
Chị Thắm đánh mắt về phía tòa biệt thự:
– Có! Ðể chị đi kêu!
Văn Châu vô cùng mừng rỡ khi gặp lại bọn Quý ròm. Nó vừa phóc ra cổng vừa toét miệng cười, chả giống chút nào với nhỏ Văn Châu lạnh lẽo thường ngày:
– Ô, các bạn đi đâu đây?
Quý ròm không buồn nhập đề theo lối “lung khởi” quen thuộc, nó trầm giọng:
– Tụi này tính rủ bạn đi đánh nhau.
– Ðánh nhau? – Cặp mắt Văn Châu tròn xoe.
Văn Châu lắc mái tóc ngắn ngủn:
– Ðánh nhau với ai vậy?
– Ðánh nhau với bọn trấn lột học trò.
Rồi không đợi Văn Châu hỏi tiếp, Tiểu Long phẫn nộ kể tội hai “hung thần” Bò Lục và Bò Trổng. Câu chuyện của Tiểu Long làm Văn Châu nổi gan. Nó nghiến răng ken két:
– Không thể để cho bọn này lộng hành như vậy được!
– Dĩ nhiên rồi! – Văn Châu hăm hở.
– Thế nhỡ ba mẹ bạn…
– Không sao! – Văn Châu so vai – Buổi trưa tôi đi chẳng ai biết đâu!
Mình đoán mò hóa ra trúng phóc! Nghe Văn Châu nói vậy, Tiểu Long sung sướng nhe răng cười. Quý ròm đứng cạnh mặt cũng tươi như hoa.
Trong bọn chỉ có Mạnh là ngơ ngác. Cho đến khi về tới tận nhà nó vẫn ngẩn ngơ tự hỏi: “Chả rõ thằng Văn Châu này võ nghệ giỏi đến cỡ nào mà hai ông anh mình có vẻ ưu ái thế không biết”.
11 Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Qua Phân Chim
Để chẩn đoán bệnh của chim nhanh nhất là dựa vào tình trạng phân chim. Việc kiểm tra lồng chim hàng ngày có thể cho bạn biết chim bị căng thẳng hoặc sắp bị bệnh, để báo động cho bạn chuẩn bị những biện pháp chăm sóc đúng đắn và kịp thời.
Từ đó, bạn có thể biết rõ tình trạng phân chim có bình thường hay không? Và nếu có gì bất thường thì nhanh chóng tìm cách chữa trị.
Phân là những chất thải rắn được thải ra từ hệ thống tiêu hoá của chim.
Cũng như động vật có vú, nước tiểu được tạo ra từ thận.
Thận của loài chim cũng thải ra chất urate, tức là axit uric cô đặc (là một chất thừa tạo ra trong quá trình bẻ mạch protein)
Phân, nước tiểu và urate được tập hợp ở lỗ huyệt, là điểm tận cùng của hệ thống tiêu hoá, nước tiểu và đường sinh sản. Ba chất thải thường đi ra ngoài cùng một lúc như là một đống phân.
Mặc dù, phân chim nhanh chóng bị lão hoá và khi phân bị lão hoá các chất hoà vào nhau làm cho chúng ta khó mà chẩn đoán đúng.
Những đặc tính của phân chim bình thường là:
Phân chim không có mùi
Tuỳ theo loại chim và chế độ ăn uống mà phân đặc và có màu nâu sậm hoặc xanh. Nếu bữa ăn chính là hạt thì phân sẽ có màu xanh đậm, trong khi nếu bữa ăn chính là thức ăn công nghiệp (thức ăn chế biến sẵn dạng viên), phân sẽ có màu của hạt thức ăn. Khi phân khô, nó thường có màu đen.
Nước tiểu trong suốt
Thông thường chim vẹt đuôi dài thải 35 đến 50 đống phân một ngày, trong khi loài chim lớn hơn lại thải ra ít hơn. Chim ăn phấn hoa như loài vẹt Lory (Ấn Độ, Úc) có số lượng lớn là phân lỏng hơn.
Bạn cần có khả năng phân biệt được giữa sự thay đổi nhiệt độ, ví dụ như về bệnh tiêu chảy. Cũng như sự thay đổi màu sắc, khối lượng, độ đặc và số lượng phân chim thải.
Một vài dấu hiệu bất thường của phân chim bao gồm:
Phân có màu hơi nhạt, màu vàng mù tạt, màu nâu gỉ sét, hoặc có lẫn máu.
Phân lớn khác thường hoặc phân có kết cấu không mịn, nhiều nước hoặc mềm xốp
Phân có chứa thức ăn không tiêu hoặc có mùi hôi
Nước tiểu có màu
Urate có màu vàng hoặc xanh lá
Có sự tăng, giảm đáng kể số lượng phân mà chim thải ra
Thay đổi màu sắc của sạn urat (phần thường có màu trắng chứa trong phân chim), nước thiểu (phần trong suốt), hoặc phần phân còn lại.
Thay đổi trong độ rắn: lỏng (lượng nước tiểu tăng), phân lỏng (tiêu chảy), phân rắn (táo bón)
Phân có chứa máu
Phân có chứa thức ăn chưa được tiêu hoá
Sạn urate tăng
Để tránh hiểu những dấu hiệu sai, cần phải kê khai bữa ăn gần nhất của chim:
Cây việt quất hoặc cây củ cải đường sẽ thay đổi đáng kể màu sắc của phân chim cảnh. Thức ăn có nhiều nước như trái cây, rau củ sẽ gia tăng lượng nước tiểu.
Sotaynongnghiep.com mong rằng các bạn đã có được những kinh nghiệm cảnh báo bệnh của chim qua việc quan sát phân chim hàng ngày.
10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao
10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao
Phần 9
Tại sao chim bay được?
Con người chúng ta luôn luôn mơ ước được bay trong không trung. Trong nhiều thế kỷ qua, nhiều phát minh đã phối hợp chế tạo ra những máy móc mô phỏng theo sự quan sát của con người về các loài chim. Nhưng tất cả các cỗ máy này đều thất bại vì không có được các cánh như chim để rời khỏi mặt đất. Thân chim hoàn toàn phù hợp với khả năng bay được của nó, xương chim lại nhẹ nhàng còn đẩu chim có một cấu tạo khoang chứa đẩy không khí tạo cho chim giảm được trọng lượng. Sự hô hấp nhanh đảm bảo cung cấp một lượng ôxy cho những cơ bắp ở lồng ngực chim tác động đến hoạt động của đôi cánh, có được như vậy thì chúng mới có thể cung cấp được nhiều năng lượng hơn. Nếu các cơ bắp và các lá phổi của chúng ta cũng hoạt động như vậy thì chúng ta sẽ mạnh lên hàng chục lẩn.
Những lông cánh sơ đẳng: Đó là những chiếc lông lớn ở đẩu cánh chim, ở chim bồ câu là những chiếc lông dài nhất, chúng bảo đảm tạo ra được sức đẩy và hướng bay cho chim.
Những chiếc lông cánh thứ yếu: Phẩn sau cánh chim tạo nên bởi những chiếc lông này. Những lông cánh thứ yếu lại được bao phủ bởi những lông mình.
Những chiếc lông làm bánh lái: Chim sử dụng lông dưới để điều khiển đường bay của chúng cũng như để hãm lại. Khi một con chim bồ câu bay qua bay ngang qua một vùng nhiều cây cối nó sẽ xoè lông đuôi ra để bay ngoằn nghèo giữa những cây cối đó. Trên vùng cây thưa, chúng sẽ gập những chiếc lông đuôi lại.
Lông chim và xương chim: Nói cho đúng, mỗi chiếc lông chim là một chiếc ống trung tâm với hàng trăm những sợi tơ. Những sợi tơ này liên kết lại với nhau trên các lông cánh nhờ những chiếc móc tạo nên một mặt nhẵn. Trên mình chim là lông chim và những sợi tơ rời móc lại với nhau trông bù xù có tác dụng chống rét cho chim.
Những loài chim bay xa nhất cũng là những con có trọng lượng của cơ thể nhẹ nhất. Xương của cánh một con chim rất nhẹ nên cũng giảm được trọng lượng cơ thể. Những xương này lại được tăng cường bởi một mạng xương ngang khiến cho độ cứng chắc của chim càng được tăng cường. Những loại chim lặn chân viền và những loài chim lặn khác đều có bộ xương đặc nên chúng có thể chìm sâu dưới nước một cách dễ dàng, những con không có khả năng bay cũng vì thế mà không thể cất cánh được.
Vì sao có động vật ngủ đông, có động vật không ngủ đông?
Hàng năm cứ vào đẩu mùa đông rất nhiều con vật biến mất khỏi mắt chúng ta. Một số con di cư, một số con khác thì chìm vào giấc ngủ sâu. Các nhà khoa học đặt tên cho giấc ngủ mùa đông là “sự ngủ đông”. Thế nhưng vẫn có một số loài như: chuột đồng, chim sẻ. lại đi kiếm ăn khắp nơi như không hề hay biết mùa đông?
Người ta chia động vật làm hai loại: máu lạnh và máu nóng. Loài máu lạnh là động vật có nhiệt độ thay đổi, là các động vật ngủ đông. Theo như tên gọi, loài động vật có nhiệt độ thay đổi có đặc tính là thân nhiệt của chúng thay đổi theo nhiệt độ bên ngoài. Khi nhiệt độ bên ngoài cao, nhiệt độ cơ thể của chúng cũng cao, các hoạt động sinh lý do đó cũng mạnh và biểu hiện khá sôi động. Vào mùa thu khi nhiệt độ hạ thấp, các hoạt động sinh lý của chúng yếu dẩn, thậm chí không cẩn hoạt động. Do vậy chúng trốn đi ngủ. Đối với loài gấu thì một sự nghỉ ngơi kéo dài không tương đương như một trạng thái thực sự của một giấc ngủ lịm mà nói đúng hơn đó chỉ là sự nghỉ ngơi lười biếng trong mùa đông mà thôi. Suốt trong thời gian này nói đúng hơn là con vật đã thiu thiu ngủ nhưng không hề giảm bớt bất cứ một chức năng trọng yếu nào và nó cũng chẳng từ bỏ việc khuấy động đôi chân, đôi tay của nó để khỏi bị chết cóng hoặc thực hiện cả những việc làm còn quan trọng hơn đó là đẻ con. Cả con mac-mot cũng vậy, trong trường hợp nó đang ngủ thực sự, vẫn thỉnh thoảng động đậy cơ thể. Ngược lại con sóc phải ngủ liên tục không ngừng từ bảy đến tám tháng. Phải nói kỷ lục ngủ thế giới thuộc về loài sóc bé nhỏ ở châu Á nó là con sóc túi má ngủ trong bảy tháng mùa đông cộng với hai tháng hè để sống qua những mùa hạn hán.
Đối với loài vật có nhiệt độ cơ thể không thay đổi, để giữ nhiệt độ cơ thể không đổi, chúng phải hoạt động liên tục trong mùa đông hoặc di cư đến những vùng có nhiệt độ ấm áp để trú qua mùa đông, để giảm sự tổn thất nhiệt lượng do sự lạnh lẽo của mùa đông. Vì vậy có những con vật như chó chẳng hạn, một giống ở vùng đồng cỏ Bắc Mỹ chỉ ngủ một tuẩn lễ.
Loài vật có thể nhịn ăn bao lâu?
Trong những trường hợp đặc biệt loài vật không thể tìm được thức ăn cho chúng. Vậy chúng sẽ nhịn đói được bao lâu?
Ta đã biết đến loài rệp giường và hải quỳ. Loài rệp giường nhiều khi để cái bụng rỗng của chúng tới nửa năm hoặc hơn thế nữa. Nhưng các con của nó, những ấu trùng rệp (khi sống trong nhà thường gây cho con người ta khó chịu cũng không kém gì rệp trưởng thành) khi cẩn thiết, tức là nhà không có ai ở, có thể nhịn ăn tới một năm rưỡi.
Hải quỳ không giống rệp nhưng cũng có thể nhịn đói lâu được tới ba năm. Người ta đã nhiều lẩn thấy được điều đó trong các bể nuôi. Trong trường hợp như vậy hải quỳ “gẩy đi” rất nhanh; trọng lượng giảm xuống tới mười lẩn. Nhưng chỉ cẩn cho nó ăn là lập tức nó tham lam nuốt vội vàng ngay. Chỉ sau mấy ngày là hải quỳ béo lên rất nhanh, đến mức có thể trông thấy được. Ta khó có thể tin được là nó có thể nhịn ăn lâu đến như vậy được.
Khi hải quỳ thèm ăn, nó nuốt bất kỳ thứ gì, thậm chí cả những thứ không ăn được hoặc sẽ hại đối với nó. Một con hải quỳ bị đói có lẩn đã nuốt cả một cái vỏ chai lớn. Cái vỏ chai bị nuốt vào bụng nằm ngang chia dạ dày thành hai phẩn trên và dưới. Thức ăn ở miệng vào không xuống được phẩn dưới dạ dày. Người ta nghĩ rằng hải quỳ sẽ chết. Nhưng nó đã tìm ra lối thoát: ở cái đế đúng chỗ “bông hoa” biển bám trên đá mở ra một cái họng không răng, một cái mồm mới một cái lỗ ở bên hông con hải quỳ. Nhưng chẳng bao lâu sau chung quanh cái lỗ đó đã mọc lên các xúc tu. Thế là con hải quỳ đó có hai mồm, hai dạ dày.
Khó có loài động vật phàm ăn nào sánh kịp được với loài bét. Chúng hút máu đủ các loài động vật khác nhau, hút nhiều đến nỗi to phình ra không biết bao nhiêu mà kể. Con bét chó sau khi hút máu no nặng hơn lúc nó còn đói tới hai trăm hai mươi lẩn. Còn con bét bò trong ba tuẩn, kể từ khi phát triển từ ấu trùng đến bét trưởng thành đã tăng đến một vạn lẩn.
Nhưng cũng rất lạ là sau khi ăn uống phàm phu đến mức độ như vậy mà các con bét có thể nhịn đói tới hàng năm trời. Để kiểm tra xem chúng có thể không ăn được bao nhiêu lâu: các nhà bác học đã đem cắt các vòi miệng của nó đi; triệt điều kiện hút máu. Nhưng con bét bò sau khi qua phẫu thuật đã sống tại phòng thí nghiệm một năm, hai năm, ba năm. Người ta quên mất đi không buồn chờ thêm bao giờ chúng mới chết. Nhưng chúng vẫn chưa chịu chết. Vẫn sống sang năm thứ năm, rồi năm thứ sáu và thứ bảy. Thậm chí còn hơn thế nữa.
Vậy là người ta biết đến tổ tiên nhỏ bé của các chú bét nhỏ phá kỷ lục thế giới.
Loài Khủng long có thật hay không?
Những con Khủng long sống trên Trái đất cách đây tới hai trăm triệu năm và đã biến mất khỏi Trái đất của chúng ta khoảng chừng sáu mươi lăm triệu năm.
Con người chỉ xuất hiện sau đó một vài nghìn thế kỷ cho nên cũng chưa bao giờ có thể tận mắt nhìn thấy một con khủng long sống. Tuy vậy những con thằn lằn to lớn khủng khiếp vẫn luôn luôn là một phẩn của trí tưởng tượng của chúng ta nếu như xét đoán qua hàng nghìn loài sinh vật Rồng sinh sống ở những miền khí hậu khác nhau và cũng là thế giới về những câu truyện thẩn thoại, truyền thuyết.
Vậy tại sao loài khủng long này không còn tồn tại nữa? Có rất nhiều giả thuyết. Một số người cho rằng ngày xưa trên Trái đất đã xảy ra sự lạnh lẽo ghê ghớm, ngược lại một số khác lại cho rằng sự biến mất của loài khủng long là hậu quả của sự va chạm giữa Trái đất với một tiểu hành tinh lớn gây ra một đám cháy khổng lồ trên mặt đất.
Tuy vậy cũng có nhiều thông tin có giá trị của các nhà khoa học cho chúng ta những hiểu biết nhất định về chúng. Như phát hiện về một mảnh xương sọ của một con khủng long khổng lồ ăn thịt ở phía Tây Nam Maroc của nhà cổ sinh vật học Paul Sereno thuộc trường Đại học Chicago. Đây là một hoá thạch của loài khủng long lớn nhất sống ở châu Phi cách đây chín mươi triệu năm khi ở miền này nằm rải tác những cây tùng bách và bị chia cắt bởi nhiều dòng sông. Ông đã thông báo về kích thước bộ xương sọ là 152,4 cm, chiều dài 101,6 cm về con Carcharo dontosaurus saharicus, loài khủng long có cấu tạo bộ răng ăn thịt ở sa mạc Sahara. Con này có đẩu to bằng hoặc to hơn đẩu con Tyranosaurus gẩn đây được công nhận là con khủng long chúa tể ăn thịt trên Trái đất thuộc họ thằn lằn rất to lớn và nguy hiểm sống ở Địa Trung Hải giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. (Khủng long Carcharo dontosaurus saharicus nặng chừng 8 tấn, dài 13,71 m).
Các nhà khoa học cổ sinh vật học Tây Ban Nha và Pháp thuộc Viện Khoa học tiến hoá Montfellier đồng thời cũng tìm thấy 300 quả trứng ở tỉnh Lerida của Tây Ban Nha. Đây là nơi thằn lằn cái thường tìm đến đẻ trứng, một trong những phát hiện quan trọng nhất tìm thấy trên thế giới nằm trên bờ biển kề liền với đại dương. Trên một lớp sành rất nông màu đỏ có 19 tổ trứng, mỗi tổ cách nhau khoảng 2,5 m cách đây khoảng 70 triệu năm. Trong mỗi tổ có từ 1 đến 7 quả trứng chỉ có một quả còn nguyên vẹn, những quả khác đã vỡ thành nhiều mảnh. Một số quả có dạng hình cẩu kích thước 20 cm. Trong tình trạng bị vỡ thành nhiều mảnh nhỏ thì không còn quả trứng nào còn giữ được phôi nữa, theo dòng thời gian phẩn bên trong đã bị tiêu tan.
Vì sao mùa xuân và mùa thu lại thích hợp với việc câu cá?
Ở các thuỷ vực gẩn bờ biển Nhật Bản có rất nhiều loại cá thích sống ở vùng nước ấm 16 – 25 độ C
Vào mùa xuân nước ở gẩn bờ biển ấm dẩn, các loài cá ưa nước ấm thích điều đó, trong khoảng từ mùa hè đến mùa thu đối với các loại cá này rõ ràng là thời gian sống lý tưởng.
Sau khi trời chuyển lạnh, các loài cá như cá đục, cá bơn, cá hoạt, cá hàm tìm đến vùng biển sâu để tránh lạnh. Sau khi biển ấm trở lại chúng lại tìm quay về vùng biển cạn. Khi mùa đông lạnh lẽo đến, cá lẩn hồi đi kiếm ăn ở khắp mọi nơi, vừa đi vừa tìm kiếm vùng biển ấm thích hợp với cuộc sống của chúng hơn.
Vì các lý do vừa kể trên, đại đa số các loài cá từ mùa xuân đến mùa thu hay bơi gẩn bờ, vì đó là lúc đại đa số các loài cá đang đi kiếm ăn nên đi câu thì sẽ được nhiều cá. Còn nếu muốn câu được nhiều cá đục vào mùa đông, nên đi thuyền câu ở vùng biển nước sâu. Còn vào lúc trời ấm, tốt nhất nên đi câu gẩn bờ, vì thường lúc này, cá thường quay về vùng bờ biển cạn để kiếm ăn và sinh đẻ. Cho nên khi đi câu thì phải tuỳ tình hình mà dùng các phương pháp khác nhau.
Tại sao hoa Ngu Mỹ Nhân được coi là tuyệt sắc giai nhân?
Ngu Mỹ Nhân là thảo mộc sống 1 2 năm, thân thẳng, phân cành tơ nhỏ, thân cao 30 – 90 cm. Lá hỗ sinh, mùa hè nở hoa, hoa bao hình vát tròn, mọc đơn ở ngọn cành. Trước lúc chưa nở, nụ hoa gục xuống, thân cây gẩy yếu như không chịu nổi sức nặng nên uốn cong, đến khi hoa nở, thân hoa vút đứng thẳng, lúc này hai nhánh lá dài mềm như lông tự động rụng xuống.
Cánh hoa Ngu Mỹ Nhân thường có bốn cánh, hai lớn hai nhỏ tạo nên một sự đùm bọc khéo léo và khăng khít, cánh hoa mỏng như sa, dạng nửa trong suốt, mẩu sắc diễm lệ: hồng, tím đỏ, tím sẫm, trắng… chóp cành hoa màu trắng lấp lánh ánh bạc. Trừ cánh hoa đơn ra còn có giống hoa cánh chồng và có rất nhiều các màu sắc biến hoá pha trộn, như hoa đỏ viền trắng, hoa trắng viền đỏ.
Thân hoa rất mềm yếu, bông hoa lại hơi to. Chỉ một làn gió nhẹ nó đã đu đưa như những cánh bướm chập chờn. Mỗi cành chỉ có một hoa và hoa chỉ rực rỡ có hai ngày nhưng vì cây của nó có rất nhiều cành cho nên có rất nhiều hoa. Nụ hoa Ngu Mỹ Nhân cúi đẩu trông như thiếu nữ cúi đẩu trẩm tư. Mỗi độ hoa nở thì đúng là trăm hoa đua sắc đẹp như tiên nữ giáng trẩn vậy.
Hoa Ngu Mỹ Nhân còn mang các tên khác như: Lệ Xuân Hoa, Lệ Xuân Thảo, Tiên Nữ Hoa… Người ta đã đem nó để so sánh với Ngu Cơ, người đẹp tuyệt sắc giai nhân thời cổ với Mẫu Đơn quốc sắc thiên hương. Vì vậy nó mang tên là Ngu Mỹ Nhân.
Nguồn gốc của loài hoa Ngu Mỹ Nhân này là ở vùng bắc ôn đới châu Âu, là cây họ Anh Túc, hình thái tập tính và quả thực cũng giống với hoa Anh Túc. Trong cơ thể chúng cũng có “chất sữa”. Nhưng chất sữa của hoa Ngu Mỹ Nhân và chất sữa của hoa Anh Túc khác nhau, khác nhau ở chỗ là nó không có chất thuốc phiện. Toàn bộ thân cây có thể làm thuốc, lấy hoa trưng cất hoặc pha trà uống có thể trị ho, quả của nó có thể dùng để chế thuốc trị tả.
Tại sao hoa Tulip có tên gọi là Uất Kim Hương?
Hoa Tulip có vẻ đẹp sang trọng và lịch sự, hoa nổi hình kim hoặc hình chén, bông to và rất đẹp, hoa bọc sáu cánh, chia làm ra hai hàng trong ngoài; hoa có nhiều màu sắc khác nhau và hương thơm ngào ngạt, bên ngoài hoa giống như hoa sen, lại giống hoa Mẫu đơn. Trong thế giới các loài hoa chắc không có loài hoa nào so bì được với màu sắc kỳ diệu của hoa Tulip.
Hoa Tuliplà hình ảnh tượng trưng cho đất nước Hà Lan. Ngoài ra nó còn được trồng nhiều ở Thổ Nhĩ Kỳ, Hungari và Iran.
Thật ra quê hương của hoa Tuliplà ở cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc, nó được gọi là hoa Uất Kim Hương, ở đó đến nay vẫn sinh trưởng không ít loài hoa Uất Kim Hương hoang dã. Hơn 2000 năm về trước, Uất Kim Hương được truyền đến từ vùng Trung Á và được trồng ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tương truyền, vào thế kỷ XVI, một vị sứ giả người Áo tại Thổ Nhĩ Kỳ nhìn thấy hoa Uất Kim Hương có sắc màu diễm lệ, bèn lấy một số cây mang về Virana và từ trong cung đình Virana một người thợ vườn Hà Lan lại lấy mang về Hà Lan.
Hoa Uất Kim Hương đẹp và có màu sắc diễm lệ, tao nhã và quý phái. Sau khi người Hà Lan phát hiện và say mê trước vẻ đẹp của chúng, hoa Uất Kim Hương đã rất được yêu thích và ưa chuộng và nó được nổi tiếng trên khắp đất nước Hà Lan với tên gọi Tulip. Hoa Tuliptrở thành loại hoa có giá trị rất cao. Có chuyện ở một đường phố Amutstan, vào thời hoa đắt nhất, giá ba cây hoa Tulipbằng một căn phòng đẹp!
Hiện nay, đất nước Hà Lam đã trở thành nước xuất khẩu hoa Tuliplớn nhất trên thế giới, nó được xuất tới những 125 quốc gia trên thế giới.
Tại sao Trầm Hương là loại cây danh giá?
Trẩm Hương là cây kiều mộc xanh quanh năm dòng Thuỵ hương, cũng có tên là “Già nam hương”, “Kỳ nam hương”, lá da thuộc, dạng trứng hình kim tẽ ra, nhẵn bóng, hoa mẩu trắng, hoa xếp hình dù.
Nguồn gốc của Trẩm Hương là ở Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam v.v… và một số vùng khác nữa, ruột gỗ là một trong những hương liệu đậm đà rất nổi tiếng. Học thuật Đông y dùng dẩu rễ cây có màu cọ đen hoặc cành sau khi gia công thành vị thuốc, tính ấm, vị đắng, có công hiệu trị giáng khí chỉ đau, chủ trị hen xuyễn, buồn nôn, đay dạ dày v.v… và nhiều chứng bệnh khác.
Xưa Trẩm Hương có nhờ nhập khẩu, giá trị rất đắt. Sau thời Tống, Nguyên, ở Đông Quản tỉnh Quảng Đông đã xuất hiện một giống Trẩm Hương khác gọi là Thổ Trẩm Hương, vì nó chủ yếu sản xuất ở Đông Quản, nên cũng có tên là “Quản hương”. Người ta trồng cây này dùng để lấy trẩm, phương pháp lấy trẩm là cưa đi một đoạn cây thích hợp, chỉ còn để lại mặt cắt của phẩn rễ, để cho vài năm bắt đẩu khai thác trẩm. Khi đục trẩm dùng cây đục gỗ dài, chỉ đục thành hoa văn như răng ngựa, sau đó dùng đất phủ lên, để cây tiếp tục lớn. Mỗi năm vào kỳ thu đông lại đục trẩm một lẩn, cây càng già, hương càng tốt, hương tốt nhất là ở các mảnh vụn khi đục. Quản hương từ Quảng Châu xuất khẩu ra nước ngoài qua cảng Cửu Long (Hồng Kông) nên cảng này có tên là Hương Cảng.
Trẩm Hương là giống cây nhiệt đới, chỉ có ở một số vùng nhất định. Trẩm Hương sản xuất ở đảo Hải Nam có chất lượng tốt nhất.
Tên Trẩm Hương vì đâu mà có? Nếu bỏ Trẩm Hương xuống nước thì bị chìm ngay, khi đốt cháy có mùi thơm nồng nàn, nên có tên này. Sáp gỗ thơm cất thành cao, mẩu đen, thơm ngát, cho vào nước bị chìm, nên gọi là Trẩm Hương, có loại nửa nổi nửa chìm thì gọi là Hương.
Trẩm Hương còn có một tên khác là “Ưng mọc” do hoa của nó có hình giống chim ưng.
Tại sao khi mỗi độ thu về thì lá cây xanh lại ngả màu vàng và rơi rụng?
Xưa nay vẫn cho rằng vì mùa thu khô ráo dẫn đến lá bị mất nước. Nhưng các nhà khoa học mới đây phát hiện ra rằng: sự biến màu của các lá cây có quan hệ đến sự biến hoá của các kích thích tố nào đó cùng với sự thay đổi về vật chất hoá học. Vào đẩu mùa thu, kích thích tố tách rời chất A-xít và các chất khác tích tụ vào lá cây, lá bắt đẩu biến màu vàng, lá cây mang diệp lục tố, nước, đạm, prôtit và các hợp chất hữu dụng về cho cành, cho rễ để rồi tự mình nhận sự khô héo và diệt vong. Cũng như vậy, tế bào đặc thù của cuống lá cũng dẩn dẩn suy yếu, thế là mỗi khi có mưa, gió, chúng dễ dàng bị đứt lìa.
Các nhà thực vật học cho biết: màu sắc lá mùa thu có lúc nhạt, lúc đậm, nó phụ thuộc vào lượng mưa và tuyết rơi. Nếu như gặp năm hạn hán, thì sự thay đổi của lá không lớn lắm, lá sẽ rụng sớm hơn, đó là do chúng muốn giữ nước cho cây, tích trữ chất dinh dưỡng cho cây, rụng lá có thể là nước cờ “thí tốt giữ xe” của loài cây. Đấy là một trong những thủ đoạn giữ mình của các loài thực vật và đấy cũng là một trong những đặc điểm của tạo hoá. Có một số lá xanh lại biến thành màu đỏ sau khi trời lạnh dẩn. Người Bắc Kinh (Trung Quốc) chỉ chờ những ngày thu tới để đến Hương Sơn ngắm lá đỏ, toàn bộ một vùng núi non trải một màu vàng đỏ rực rỡ.
Làm thế nào để xác định tuổi của cây?
Tại những vùng có khí hậu có tính biến hoá rõ ràng về mùa vụ, ở trong bộ mộc chất thứ sinh trong cây thực vật họ mộc bản sống lâu năm, mỗi năm đều hình thành đường viền hoa văn có biên giới rõ ràng, gọi là vòng đời, cũng có tên là vòng sinh trưởng hay tẩng sinh trưởng, là căn cứ để xác định tuổi của cây.
Sự hình thành của bộ thứ sinh mộc chất, là kết quả của hoạt động hình thành tẩng mà hoạt động của tẩng hình thành lại chịu ảnh hưởng của khí hậu có tính mùa vụ, đặc biệt là ở những vùng ôn đới và nhiệt đới có thời tiết khô, ẩm. Ví dụ như ở vùng ôn đới, từ mùa xuân đến mùa hạ, khí hậu lúc này rất thích nghi cho sự phát triển của cây cối, tế bào của tẩng hình thành phân biệt rất nhanh chóng, sinh trưởng mau chóng, hình thành tế bào bộ mộc chất, rỗng xốp vách mỏng, sợi tơ ít, ống dẫn chuyên chở thuỷ phân rất nhiều, gọi là gỗ mùa xuân. Đến mùa thu, hoạt động của tế bào bộ mộc chết, chặt chẽ vách dày, tơ sợi nhiều, ống dẫn ít, gọi là gỗ mùa thu hoặc là gỗ muộn.
Chất gỗ mùa xuân xốp mềm, màu hơi nhạt, chất gỗ mùa thu chắc chắn, màu sắc đậm hơn. Gỗ xuân và gỗ thu, ôm nhau thành một vòng tròn, đấy chính là “vòng đời” vòng của một năm tuổi của cây gỗ. Cứ mỗi một năm là một vòng, đếm bao nhiêu vòng là biết ngay tuổi của chúng là bao nhiêu.
Không phải tất cả các cây gỗ đều có vòng đời, như thực vật lá đơn chẳng hạn, vì không hình thành tẩng, nên không có vòng đời. Ở các vùng nhiệt đới do mùa vụ không đủ nên tế bào sản sinh của tẩng hình thành rất nhỏ, nên vòng đời thường không rõ ràng, có lúc có nơi do địa tẩng hoạt động dữ dội. Tẩng hình thành khác đi, mỗi năm có thể sinh ra mấy vòng đời, đây gọi là vòng đời giả, như cam quýt, mỗi năm có thể sinh ra ba vòng đời, có những khi do khí hậu đột biến, chịu ảnh hưởng của sâu hại, cũng có thêm các vòng đời giả. Vậy thì nếu cứ tính vòng đời mà ra tuổi của cây thì phải trừ đi các vòng đời giả và thế là chúng ta chỉ có được một con số gẩn đúng về tuổi của cây.
Tại sao nói “Cây to rễ sâu”?
Đối với loài thực vật, rễ cây có sâu thì lá mới dày, lá dày thì hoa mới nở rộ. Rễ của loài thực vật Kiều mộc có thể cắm sâu dưới lòng đất từ 1 2 m; cây Bồ Công Anh sống nơi hoang dã, khi thân cao tới 20 cmthì rễ cây đã cắm sâu xuống hơn 1 m đất rồi. Rễ cây cổ Linh lăng sống ở sa mạc thì sâu những 12 m. Rễ cây Bồ Pa-ácba ở châu Phi chu xuống đất địa tẩng sâu những 30 m.
Rễ của thực vật không những cắm rất sâu mà còn rất rộng nữa. Rễ rất nhiều đồng thời diện tích bao phủ cũng tương đối lớn. Loại cây Mạch đen sống ở Xibêri có những 14.000 rễ nhỏ, chiếm 225 m2 đất. Trên các rễ nhỏ còn có mọc hàng 15 tỷ rễ tu, tính sự tiếp xúc của diện tích rễ tu với đất thì phải đến 400 m2.
Hệ thống rễ của cây gỗ cũng rất vĩ đại. Tổng diện tích của chúng vượt xa so với diện tích che phủ của lá và cành. Thường là gấp 5 đến 15 lẩn diện tích che phủ.
Tất cả những rễ to, rễ con, rễ tu đều giống như triệu triệu bàn tay nhỏ, nắm chặt lấy đất, giữ cho thân cây đứng vững chắc trên mặt đất, đồng thời giữ cho đất khỏi bị nước cuốn trôi. Ngoài tác dụng giữ vững cây, chúng còn có nhiệm vụ tìm kiếm, hấp thụ chất dinh dưỡng để nuôi cây.
Rễ của thực vật bị thu hút bởi sức hút của quả đất nên sinh trưởng trong đất gọi là tính hướng địa, rễ có đặc tính mọc theo hướng nước ẩm gọi là tính hướng thuỷ. Thực vật hút được thuỷ phẩn và dinh dưỡng là hoàn toàn nhờ vào các rễ tu (mao). Chúng không ngừng mở rộng, cắm sâu xuống lòng đất tìm kiếm thức ăn, nước uống cho cây.
Rễ tu rất bé, dài nhất cũng chỉ 7 8 mm, nhưng chúng lại rất nhiều, người ta tính trên 1 mm2 rễ, đậu Hà Lan có hơn 220 rễ tu. Những chiếc rễ tu này như những chiếc “máy bơm” nhỏ, không ngừng hút nước và dinh dưỡng từ trong lòng đất, cung cấp sự sống cho cây, cành, lá, cho hoa và quả.
Chúng ta phải làm sao để bảo vệ môi trường?
Khí hậu nóng lên, tẩng ozon bị thủng, những cơn mưa axit, các chất thải có hại, những sinh vật sống hoang dã đã bị huỷ diệt cũng như bẩu khí quyển, nguồn nước, đất đai bị ô nhiễm. Những vấn đề kể trên đều là hàng loạt những vấn đề về ô nhiễm môi trường toàn cẩu mà hiện nay chúng ta đang phải đối mặt. Đứng trước những vấn đề trên, chúng ta phải làm gì?
Vì sao trong sa mạc có nấm đá?
Trong sa mạc, thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp từng hòn nham thạch cô độc nhô lên như những cây nấm đá, có hòn cao đến 10 mét. Ngắm cái “bụng” thon và cái “đẩu” nặng nề của chúng thật là thú vị. Chúng là kiệt tác của nhà điêu khắc nào vậy? Của nhà điêu khắc vô danh – gió trong sa mạc.
Những khối nham thạch kỳ lạ này là do bị gió cát cọ sát, mài mòn ngày này qua ngày khác mà nên. Những hạt cát nhỏ bị gió cuốn lên rất cao, trong khi những hạt cát tương đối thô nặng thì chỉ bay là là gẩn mặt đất. Trong điều kiện tốc độ gió bình thường, hẩu như toàn bộ sỏi đều tập trung ở tẩm cao chưa tới 2 mét. Có người đã làm một thực nghiệm thú vị ở phẩn nam Đại sa mạc Takla Makan, thì thấy khi tốc độ gió là 5,7 m/giây thì có tới 39% sỏi chỉ bay tới độ cao dưới 10 centmét, trong đó phẩn cực lớn hẩu như bay sát mặt đất.
Vì vậy khi những cơn gió cuốn sỏi cát bay qua, phẩn dưới của tảng nham thạch cô lập giữa sa mạc bị rất nhiều hạt sỏi cát không ngừng mài mòn, phá huỷ tương đối nhanh. Còn phẩn trên, vì gió mang theo tương đối ít sỏi cát nên sự mài mòn sẽ diễn ra chậm hơn. Ngày qua tháng lại, quá trình này dẩn dẩn hình thành nên “nấm đá” có phẩn trên thô lớn, phẩn dưới nhỏ.
Nếu phẩn dưới của nham thạch mềm, phẩn trên cứng chắc thì thậm chí ở những chỗ không bị gió cát mài mòn, chỉ dưới tác dụng phá hoại của các lực trong tự nhiên khác, tảng nham thạch cũng sẽ bị tạc thành nấm đá.
Tiếng hát từ sa mạc do đâu?
Cách đây 1.200 năm, nhiều văn bản của Trung Quốc đã tường thuật về những âm thanh quái lạ được phát ra từ sa mạc Gobihoang vắng mênh mông của xứ Mông Cổ. Sa mạc Đơn Hoàng của Trung Quốc cũng có những âm thanh lạ lùng, khi thì giống tiếng nhạc, tiếng hát, có lúc lại giống tiếng trống, tiếng sấm.
Đến nay, theo các nhà nghiên cứu, trên thế giới có khoảng 30 sa mạc biết “hát” ở châu Mỹ, châu Phi và châu Á. Những tiếng vọng này có nhiều âm điệu khác nhau, chưa thống kê được loại âm điệu nào có nhiều hơn, vì vậy các nhà nghiên cứu khi thì gọi là tiếng hát, khi thì gọi là âmvang, tiếng rền. Nhưng nói chung, gọi là tiếng “hát” thì nhiều hơn. Nhưng điều gì đã tạo nên những tiếng “hát” này?
Từ một thế kỷ nay, các nhà khoa học đã cố gắng đưa ra nhiều lời giải thích về hiện tượng “sa mạc phát âm” này. Qua nhiều so sánh nghiên cứu tính chất những loại cát tại sa mạc phát âm và loại cát tại sa mạc không phát âm, các nhà khoa học đã đưa ra giả thiết rằng hạt cát là nguyên nhân tạo nên âm thanh. Ngay khi dẫm chân đi trên bãi biển, bạn có thể nghe được những âm thanh nho nhỏ.
Đặc điểm của những hạt cát sa mạc phát âm:
-Kích thước của chúng đều nhau, bình quân một hạt cát có 0,3 mm đường kính
– Bề mặt của những hạt cát này không hoàn toàn tròn trịa, trơn láng.
-Độ ẩm của cát rất thấp. Nếu độ ẩm lên cao đến một mức nào đó, cát sẽ không “hát” được nữa.
– Cung bậc âm thanh có tẩn số từ 50 đến 300 Hz. Vì vậy, người ta có thể nghe được nhiều loại âm thanh khác nhau như tiếng nhạc, tiếng hát, tiếng trống, tiếng sấm rền, có khi lại giống như tiếng những binh khí va chạm.
Các loại cát biết hát có tỷ lệ silic lên đến 95%. Các loại cát “câm” có tỷ lệ 50% silic lẫn vào các chất khoáng khác.
Nhiều tác động tạo nên âm thanh của sa mạc
Độ ẩm: Ban đêm cát giữ độ ẩm, kết dính hạt cát này với hạt cát khác. Sự kết dính này chỉ là tạm thời. Gió nóng thổi xuyên qua các lớp cát phủ làm khô chúng đi và rung động đồng loạt. Sự kết hợp các dao động trong không khí và trong cát tạo thành những âm thanh kỳ lạ. Tuỳ loại cát, tuỳ sức gió mà có những loại âm thanh khác nhau. Sức gió: Vai trò của gió cũng không kém phẩn quan trọng. Vận tốc gió phải từ 22 km/ giờ trở lên. Ở vận tốc chuẩn này, những hạt cát trong đụn cát bắt đẩu bị rung động và nảy lên hàng loạt. Đến khi gió tăng vận tốc, các hạt cát va chạm vào nhau mạnh hơn làm thay đổi hình dạng của đụn cát. Khi đụn cát có độ dốc 25 độ theo hướng nghịch với hướng gió thổi, mỗi khi rung động sẽ gây nên hiện tượng cát lở, tạo ra những âm thanh vang dội.
Trong khi cát lở, tuỳ theo sức gió và kích thước của hạt cát, khối không khí xen kẽ có thể tăng giảm tạo nên những âm thanh cao thấp trẩm bổng khác nhau.
Mặt đất rung động: Nếu khối cát sạt lở là rất lớn, mặt đất sẽ bị rung động, làm cho âm thanh từ sa mạc thêm vang động, nghe được rất xa và lâu. Có trường hợp âm thanh vang trong bán kính 10 kmvà lâu đến 5 phút.
Vì sao trong samạc có ốc đảo?
Giữa sa mạc mênh mông cát trắng, không một giọt nước, thỉnh thoảng lại thấy xuất hiện những ốc đảo xanh tươi với nhiều loại động thực vật rất đa dạng. Tại sao ở đây lại có nhiều nước đến như vậy, dù rất ít mưa?
Đa số các ốc đảo đều dựa vào núi cao, hướng ra sa mạc. Vào mùa Đông, băng tuyết thường đọng lại trên các đỉnh núi. Đến mùa hè, băng tan ra thành nước, chảy thành sông. Do địa thế dốc nên nước chảy xiết, mang theo bùn đất, thậm chí có cả các tảng đá lớn từ trên núi. Nhưng khi đến cửa sông, địa thế đột nhiên bằng phẳng, bùn đất lắng đọng lại hai bên bờ, tích tụ dẩn thành những khu vực đất đai màu mỡ.
Đa số các dòng nước ấy không đủ mạnh để chảy ra biển, mà chỉ chảy một đoạn rồi thấm vào đất cát thành các mạch nước ngẩm. Ở hai vùng bờ sông, gẩn các mạch nước ngẩm, cây cối mọc lên xanh tươi. Đó chính là các ốc đảo.
Sương muối hình thành như thế nào?
Những đêm giá rét, bẩu trời đẩy trăng sao, không hề có gió lay động những ngọn lá. Sáng dậy ra ngoài cửa thấy khắp trên các ngọn cỏ, mái nhà, thậm chí là cả ở dưới mặt viên ngói phủ đẩy sương muối trắng muốt. Người ta gọi tiết đó là “sương giáng”, nghĩa là “sương muối rơi”. Nhưng thật ra, chưa ai thấy sương muối “rơi” bao giờ.
Giở quyển lịch ra xem thấy hàng năm, vào tẩm hạ tuẩn tháng 10 luôn có một tiết gọi là “sương giáng”.
Ban ngày, mặt đất nhận được ánh sáng Mặt trời, nhiệt độ tăng cao hơn, làm cho nước ở đó không ngừng bốc hơi, khiến lớp không khí sát mặt đất lúc nào cũng có lượng hơi nước nhất định.
Sang cuối thu, trong mùa Đông và đẩu mùa Xuân, vào những đêm tiết trời rất giá rét, nhất là vào những đêm không có mây, gió. Khí lạnh đọng lại sát mặt đất, khi tiếp xúc với những vật thể có nhiệt độ lạnh dưới 0 độ C thì một phẩn hơi nước sẽ bám vào bề mặt vật đó mà ngưng kết thành tinh thể băng nhỏ. Đó chính là sương muối.
Vì sương muối là hơi nước ở sát mặt đất ngưng kết thành những tinh thể băng nhỏ nên nó không thể là từ trên trời rơi xuống được. Khi ấy bắt gặp bất cứ nơi nào, chỉ cẩn đủ điều kiện là nó ngưng kết lại đó. Do vậy đôi khi chúng ta có thể phát hiện sương muối đọng ở cả mặt dưới viên ngói hoặc hòn gạch. Có lẽ cái từ “sương giáng” cũng cẩn phải sửa lại cho chính xác. Nhưng vì cái tên này đã được dùng quen, truyền từ bao đời nay, nên để nguyên cũng chẳng sao, miễn là bạn hiểu chính xác nguyên lý tạo ra nó.
Không phải chỗ nào cũng có Đối với các vật thể để ngoài trời ban đêm giá rét, mỗi vật lại có điều kiện ngưng kết sương muối khác nhau. Như đồ sắt chẳng hạn, do ti nhiệt thấp, sau khi khuyếch tán nhiệt lượng rất dễ trở nên lạnh giá, nên dễ dàng xuất hiện sương muối.
Gạch ngói do có nhiều lỗ xốp nhỏ, sự cách nhiệt giữa các bộ phận của chúng là rất tốt nên một khi đã bị lạnh rồi chúng sẽ khó nóng lên bởi nhiệt độ từ chỗ khác truyền tới. Trong thời tiết giá rét, đó cũng là vật để đọng sương muối. Lá cỏ cây vì mỏng lại có cả hai mặt cùng tản nhiệt nên cũng dễ làm lạnh, có đủ điều kiện để xuất hiện sương muối. Đất ruộng chỗ đã cày tơi so với chỗ chưa được cày cũng vì độ dẫn nhiệt khác nhau mà điều kiện ngưng kết sương muối cũng khác nhau, vì thế sương muối thường xuất hiện ở những chỗ đã được cày trước rồi sau đó mới có ở những chỗ chưa được cày.
Vì sao băng ở Nam Cực nhiều hơn ở Bắc Cực?
Nam cực và Bắc cực đều là hai mỏm tận cùng của Trái đất, ở cùng một vĩ độ giống nhau, thời gian chiếu và góc độ chiếu của Mặt trời cũng giống nhau, vậy mà chúng lại khác nhau đến kỳ lạ. Nếu như lớp áo băng Nam cực dẩy trung bình khoảng 1.700 mét, thì ở cực Bắc, lớp vỏ lạnh giá này chỉ dày từ 2 đến 4 mét mà thôi.
Vốn là vùng Nam cực có một màng lục địa rất lớn gọi là “đại lục thứ bảy” của thế giới, có diện tích khoảng 14 triệu km2. Năng lượng giữ nhiệt của lục địa rất kém, vì thế , nhiệt lượng thu được trong mùa hè bức xạ hết rất nhanh khiến băng tích lại nhiều. Sông băng trên lục địa từ trên cao di động xuống bốn phía bị vỡ thành nhiều tảng băng rất lớn ở trên bờ biển, trôi nổi trên đại dương bao quanh lục địa, tạo nên những vật cản là những núi băng cao lớn.
Ngược lại, Bắc băng dương ở vùng Bắc cực có diện tích rất lớn khoảng 13,1 triệu km2, nhưng chỉ toàn là nước. Nhiệt dung của nước lớn, có thể hấp thụ tương đối nhiều nhiệt lượng nhưng rồi từ từ toả ra, nên băng ở đây ít hơn ở Nam cực. Hơn nữa, tuyệt đại bộ phận băng lại tích tụ ở trên đảo Greenland.
Người ta đã tính được rằng diện tích băng che phủ trên toàn Trái đất là khoảng gẩn 16 triệu km2, mà Nam cực chiếm tới 4/5. Tổng thể tích băng ở Nam cực ước khoảng 26 triệu km3, còn ở Bắc cực chỉ bằng gẩn 1/10 mà thôi. Nếu toàn bộ băng ở Nam cực tan hết thì mực nước biển trên thế giới sẽ dâng cao khoảng 70 mét.
Bãi đá khổng lồ hay khu vườn đồ chơi của Chúa?
Ở vùng cận Kaspir của Kazakhstan, trên hoang mạc rộng lớn thuộc khu vực heo hút của tỉnh Turysh, người ta mới phát hiện hàng nghìn hòn đá tròn như những hòn bi khổng lồ nằm rải rác trên một diện tích khá lớn, có niên đại khoảng 8 -9 triệu năm.
Không ai biết vì sao chúng xuất hiện ở đó.
Sân chơi cũng người khổng lồ?
Bất cứ ai lẩn đẩu tiên đặt chân đến bãi đá khổng lồ này đều có cảm giác như lạc vào một khung cảnh không có thực. Hàng nghìn hòn đá như những hòn bi, lớn nhất thì có đường kính hơn 2 m, nhỏ nhất cỡ viên đạn súng thẩn công, cứ như thể được bàn tay khổng lồ nào đố rải xuống khu vực rộng khoảng vài km2. Bãi đá lạ lùng được người dân địa phương biết đến từ ngàn đời nay, gọi đó là “mặt sân của những người khổng lồ” và coi đó là nơi linh thiêng nên chẳng ai dám đến canh tác hoặc sinh sống. Thời Xô Viết Kazakhstanlà vùng trọng tâm của phong trào hợp tác hoá nông nghiệp, nhưng vùng đát có bãi đá kỳ lạ do nằm ở nơi quá hẻo lánh nên đã không lọt vào diện tích quy hoạch, vì vậy, ngoài dân chúng sở tại, chẳng ai biết tới khu vực đặc biệt này. Mãi đến gẩn đây, nhờ một tờ báo địa phương gợi chuyện, thế giới bên ngoài mới biết đến “mặt sân của những người khổng lồ”.
Nhưng sự kỳ bí không chỉ có thế
Nhiều hòn đá lớn trong bãi đá còn bị bổ làm đôi đều chằn chặn như thể bị chia cắt bằng lưỡi cưa mà đường cưa luôn nằm đúng hướng Bắc -Nam. Điều này khiến người ta liên tưởng đến việc Trái đất bị bổ làm đôi bởi một mặt phẳng trùng khớp với đường sức của địa từ trường. Cũng cẩn nói thêm, số lượng viên “bi” ở bãi đá không chỉ có vài nghìn như hiện thấy, vì ở một vài nơi, người ta còn thấy những chòm bi nhô lên không cao lắm, vậy có thể còn có những viên như vậy đang vùi mình trong lòng đất.
Ngoài ra, nếu ở Kazakhstancác viên bi đá được phân bố rải rác, không đồng đều, thì ở Costa Rica, chúng lại được sắp xếp một cách rất có ý thức, tạo thành những dạng hình học như tròn, vuông, chữ nhật, tam giác, lục giác đều, hình thang cân. Cùng một hiện tượng nhưng cách lý giải lại khác xa nhau. Trong những trường hợp như thế này, rất có thể những gì hiện nay được gọi là chân lý, thì mai đây lại bị coi là truyền thuyết.
Không phải do con người chế tác
Trước hết cẩn nói rằng đá hình cẩu là một hiện tượng hiếm, nhưng cũng có mặt ở một số nơi trên thế giới như ở Costa Rica, ở Mexico, ở Brazilvà ở Rumani. Ai rải chúng xuống những nơi đó? Cho đến nay đã có rất nhiều giả thuyết về hiện tượng này, nhưng chưa có giả thuyết nào đủ sức thuyết phục. Thời Xô Viết, các nhà khoa học hàng huyện đã từng ” trộ” dân chúng sở tại rằng xung quanh các hòn đá tròn nọ tồn tại một ” trường dị thường”, có thể làm sai lạc các loại máy móc và khiến cho cơ thể mọi sinh vật hoạt động không bình thường, vì thế người dân càng ít dám đến gẩn khu vực này. Còn ở thời điểm tiền Xô Viết và hậu Xô Viết thì đủ kiểu lý giải giật gân, đại loại những viên đá tròn chính là những con mắt vũ trụ, có chức năng xác định, thu phát sóng, gửi thông tin đến “đấng tội cao tối thượng”.
Dù lý giải thế nào đi nữa, người ta cũng chỉ biết chắc rằng : những viên bi khồng lồ này không thể là ” tác phẩm của con người”. Hàng triệu năm trước, khi số lượng người ( hay người vượn) trên hành tinh còn quá ít ỏi và phương tiện lao động còn quá thô sơ, không ai có thể chế tác và vận chuyển một khối lượng đá khổng lồ như thế từ đâu đó đem đến đây để rải một cách hẩu như không có mục đích.
10 hòn đảo lớn nhất thế giới
1. Greenland, Bắc Đại Tây Dương (Đan Mạch) 2.175.600 km2
2. NewGuinea, Tây Nam Thái Bình Dương (Indonesia, Papua New Guinea) 808.510 km2
3. Borneo, Tây Thái Bình Dương (Indonesia, Brunei và Malaysia) 751.100 km2
4.Nước cộng hoà Madagascar, Ấn Độ Dương 587.041 km2
5. Baffin, Bắc Đại Tây Dương, (Canada) 507.451 km2
6. Sumatra, Đông Bắc Ấn Độ Dương, (Indonesia) 473.605 km2
7. Honshu, Thái Bình Dương, (Nhật Bản) 230.455 km2
8.Anh quốc 229.870 km2
9. Ellesmere, Bắc Băng Dương, (Canada) 212.688 km2
10. Victoria, Bắc Băng Dương, (Canada) 212.199km2.
Tại sao Greenland là hòn đảo khổng lồ?
Xét về địa lý, điểm khác nhau duy nhất giữa đảo và lục địa là kích thước. Lục địa nhỏ nhất Australia, có tổng diện tích khoảng 7,6 triệu km2, vẫn rộng hưn nhiều so với hòn đảo lớn nhất. Ấy thế mà hòn đảo lớn nhất lại còn rộng gấp khoảng 40 lẩn diện tích nước ta. Đó là đảo gì vậy?
Kỷ lục về kích thước thuộc về đảo Greenland, lãnh thổ tự trị của Đan Mạch – 2.175.600 km2. Phía Bắc, Greenlandgiáp với Bắc Băng Dương; phía Đông, với biển Greenland; phía Nam, với Đại Tây Dương và phía Tây, giáp với eo biển Davis và vịnh Baffin. Thủ phủ của đảo là Nuuk.
Gẩn như nằm trọn trong Bắc Băng Dương, Greenlandcó địa hình và khí hậu rất khắc nghiệt. Ngoại trừ vùng duyên hải rộng khoảng 410.450 km2, bề mặt toàn đảo phủ một lớp băng, khá nhiều nơi là băng vĩnh cửu và sông băng. Ở một số nơi, lớp băng này dày tới 4.300 mét. Thời tiết trên đảo không ổn định, nhiều sương mù. Dòng hải lưu chạy dọc sườn Đông của đảo xuống phía nam cuốn theo những tảng băng lừng lững trôi, khiến cho việc đi lại trên vùng biển quanh đảo rất nguy hiểm.
Greenlandkhông có rừng. Thực vật trên đảo đều là những loài “lùn tịt” như rêu, địa y, cỏ và lách. Động vật chủ yếu là gấu trắng, bò xạ, sói Bắc cực, thỏ rừng, tuẩn lộc.
Xấp xí 85% số dân cư trên đảo là người Inuit, số còn lại người Đan Mạch và người gốc Kavbaz (Capbase). Ngành kinh tế quan trọng nhất là nghề đánh bắt cá. Trong vòng 24 năm, từ năm 1953, Greenlandlà thuộc địa của Đan Mạch. Hòn đảo này đã giành được quyền tự trị vào năm 1979.
Đảo hình thành như thế nào?
Nằm xa lắc ngoài khơi, một hòn đảo xinh đẹp với cây cối xanh rờn nhưng cô độc giữa bốn bề nước mênh mông. Cách nó hàng trăm km, một vòng tròn san hô trắng muốt lằn trên nền đại dương xanh ngắt cũng đang một mình chống chọi với sóng gió đại dương. Vì sao chúng lẻ loi vậy nhỉ?
Một số đảo vốn là bộ phận của lục địa. Do vỏ Trái đất vận động, giữa chúng và lục địa xuất hiện dải đất đứt gãy chìm xuống do đó mà thành đảo ngăn cách với lục địa bằng biển. Các đảo Đài Loan, Hải Nam ở Trung Quốc đều được hình thành như vậy. Cũng có khi do sông băng tan, mực nước biển dâng lên làm nhấn chìn các phẩn lõm ở bên bờ đại lục, chỉ còn lại một số vùng đất cao, đỉnh núi biến thành đảo.
Ngày nay, người ta còn phát hiện được do chịu tác dụng của lực trường, lục địa xảy ra những vết đứt gãy rất sâu, rất lớn và các vật chất trong lòng đất tràn ra theo vết nứt hình thành đáy biển mới, có một số mảnh vỡ từ lục địa phân tách tạo ra đảo ở cách xa lục địa. Theo nghiên cứu, hòn đảo lớn nhất thế giới Greenlandđã phân tách từ lục địa châu Âu.
Từ núi lửa Trong biển cũng còn rất nhiều hòn đảo vốn không phải là lục địa, mà là do các dung nham và vật chất vụn khác từ núi lửa phun ra tích tụ dưới đáy biển tạo nên. Quẩn đảo Hawaiiở giữa Thái Bình Dương là một minh chứng điển hình. Chúng là một dãy núi lửa nhô lên khỏi mặt nước.
Những đảo hình thành theo cách này nếu không có dung nham và các vật chất núi lửa tiếp tục bồi đắp thì có thể bị sóng biển va đập mà sụt lở cho đến khi mất hẳn dấu vết trên mặt biển. Tuổi thọ của chúng chỉ kéo dài vài năm thậm chí chỉ mấy tháng. Nhưng nếu vật chất không ngừng phun ra và tích tụ lại làm cho các đảo có thể tích tương đối lớn thì chúng có thể tồn tại lâu dài.
Đến san hô
San hô cũng là những người “thợ xây” đảo tích cực. Chúng tụ hợp lại với nhau, tiết ra chất đá vôi, tạo nên những “cây” san hô không ngừng sinh sôi nảy nở. Sóng gió có thể làm vỡ một bộ phận của chúng, nhưng những mảnh vụn đó lại lấp đẩy khoảng trống trong “rừng san hô” làm cho chúng càng thêm chắc chắn. Cùng với xương của các sinh vật khác, chúng tích tụ lại thành những tảng đá ngẩm và hòn đảo mọc đứng thẳng trong biển. Mặc dù diện tích của các đảo san hô không lớn, độ cao nhô lên mặt biển cũng có hạn, thường chỉ từ vài đến vài chục mét, nhưng chúng vẫn có thể tồn tại vững vàng giữa đại dương.
San hô cư trú ở vùng nước biển ấm, trong và có hàm lượng muối thích hợp. Chúng chỉ có thể sống ở những vùng nước nông, độ sâu vài chục mét. Chúng cẩn bám vào đáy biển có đá để mọc lên, vì thế rất nhiều đảo san hô được phân bố tại đường giáp giới với lục địa, như những đảo san hô ở bên bờ Đông Bắc Australia kéo dài tới hơn 2.000 km. Ở những nơi biển sâu, san hô không thể sinh trưởng, nhưng ở những nơi tồn tại núi lửa thì chúng có thể lấy núi lửa làm cơ sở, xoay quanh núi lửa để sinh sôi. Nếu phẩn giữa của núi lửa chìm xuống nước mà san hô vẫn tiếp tục sinh sôi hướng lên trên, một đảo san hô có hình vòng tròn mà ở giữa là nước. Đó chính là các vòng tròn trắng đặc biệt trên biển.
Đứng trước tình trạng nhiệt độ toàn cầu tăng lên, chúng ta phải có biện pháp gì?
Các nhà khoa học đã đưa ra hai biện pháp “thích ứng” và “hạn chế”. Thích ứng chính là áp dụng mọi biện pháp để thích ứng với sự thay đổi của khí hậu, ví dụ như xây đập ở những vùng bị ngập nước biển để đề phòng thiên tai do mực nước biển dâng cao, thay đổi giống nông nghiệp để thích ứng với sự thay đổi của khí hậu. “Hạn chế” chính là áp dụng mọi biện pháp để hạn chế sự phá hoại của con người đối với khí quyển như: hạn chế số lượng thải cacbonic, thay đổi chất đốt như than và dẩu, ra sức phát triển nguồn năng lượng như năng lượng Mặt trời, năng lượng hạt nhân, năng lượng gió,. Bên cạnh đó cẩn phải ra sức trồng cây tạo rừng, tăng thêm thảm cây để hút khí cacbon đioxit, cũng có thể làm giảm hàm lượng cacbon đioxit trong khí quyển. Từ đó có thể phòng ngừa nhiệt độ tiếp tục tăng lên trên Trái đất.
Tại sao khí hậu toàn cẩu lại nóng lên? Nhân tố làm thay đổi khí hậu rất phức tạp, nhưng có thể chia làm 2 nhân tố con người và nhân tố tự nhiên.
Nhân tố tự nhiên có:
Hoạt động của Mặt trời bao gồm: vết đen Mặt trời, tia lửa Mặt trời, vệt sáng.
Của dải băng hà và sự thay đổi của luồng khí lạnh, luồng khí ấm, núi lửa.
Nguyên nhân của vũ trụ như sự thay đổi tốc độ xoay chuyển của Trái đất.
Nhân tố con người:
Chỉ các hoạt động không hợp lí của nhân loại
Ví dụ: Theo đà phát triển của công nghiệp các nhiên liệu đốt như: than, dẩu, khí thiên nhiên trong nhà máy đã làm cho hàm lượng cacbonic trong không khí tăng nhanh. Sự tàn phá rừng và thảo nguyên của con người làm cho khí cacbonic tăng cao và lượng oxy mà rừng và thảo nguyên tạo ra ít đi rất nhiều. Khí cacbonic càng ngày càng tăng là trở ngại ngăn không cho nhiệt độ giảm xuống.
Hàm lượng cacbonic trong tẩng khí quyển tăng mạnh sẽ gây ra hiệu ứng nhà kính. Kết quả ánh Mặt trời có thể chiếu xuống Trái đất trong khi nhiệt độ giảm xuống và nhiệt độ trên Trái đất càng ngày càng nóng lên.
Hiện nay, mỗi năm lượng khí cacbonic trên Trái đất tăng với tốc độ 0,7 ppm. Từ đây chúng ta cóthể tính được đến thập kỷ 30 của thế kỷ XXI, nhiệt độ bình quân trên Trái đất sẽ tăng từ 1,5 đến 4,5 độ C so với hiện nay. Lúc đó nước biển sẽ trở nên rất nóng, mặt nước biển sẽ tăng 0,2 đến 0,4 mét cộng thêm dải băng hà tan ra, mực nước biển sẽ càng tăng cao, có khả năng các vùng ven biển sẽ bị lụt, làm cho môi trường tự nhiên và hệ sinh thái bị phá hoại, mọi thiên tai như bão, mưa rào, sóng thẩn, sức nóng,… sẽ liên tiếp xảy ra và đem lại tổn thất không thể lường trước được cho các ngành sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và đánh bắt cũng như cuộc sống của toàn nhân loại. Có người coi đó là “Thiên tai của chiến tranh hạt nhân”.
11 Loại Chim Đẹp Nhất Hành Tinh
Chim là loài duy nhất có lông vũ, và tuyệt đại đa số loài lông vũ đều biết bay. Đó là đặc điểm để phân biệt chim với các loài khác. Thế giới có 10.000 loài chim, trong số này người ta đã bình chọn 11 loài có bộ cánh sặc sỡ nhất, tô điểm cho vẻ đẹp của thiên nhiên.
1. Trĩ vàng (Chrysolophus pictus)Trĩ vàng châu Á được nuôi như một loại chim cảnh. Quê hương của chúng ở vùng rừng núi miền Tây Trung Quốc, nhưng ở Anh và vài nơi khác còn có những quần thể hoang dã.
2. Hồng hạc (Phoenicopteridae)Hồng hạc sống cả ở Bắc và Nam bán cầu. Chúng thường chỉ đứng trên một chân thôi. Người ta cũng chưa rõ vì sao chúng có thói quen này. Lưỡi của chúng được xem như một món ăn trân quý của người La Mã cổ. Còn những người thợ mỏ làm việc trên dãy Ande lại săn lùng hồng hạc vì họ tin rằng mỡ của chúng chữa được bệnh lao.
3. Hoàng oanh phương Bắc (Icterus galbula)Hoàng oanh phương Bắc là một loài chim không to lắm với bộ lông đen và vàng xen kẽ, chỉ nặng chừng 34g và dài 18cm. Là một trong những loài chim màu rực rỡ, hoàng oanh không chỉ đẹp mà còn hót rất hay. Chẳng thế, người ta thường dùng thành ngữ “thỏ thẻ giọng oanh vàng” để chỉ người phụ nữ.
4. Chào mào Hồng y giáo chủ (Cardinalis cardinalis)Chắc bạn đã biết vì sao người ta mệnh danh loài chim này là Hồng y giáo chủ rồi chứ? Chú chim mang bộ cánh đỏ rực rỡ có cả chiếc mũ đỏ đội đầu, thân hình cũng nhỏ bé, chiều dài chừng 21-23cm. Chúng lại có chiếc mặt nạ đeo trước mặt, chim trống mặt nạ đen, chim mái mặt nạ xám.
5. Uyên ương (Aix sponsa)Uyên ương thực ra chỉ là một loài chim di trú, thuộc gia đình vịt trời. Chúng luôn luôn có đôi và hình ảnh ấy được người ta ví với những cặp vợ chồng hạnh phúc. Chim trống đẹp hơn chim mái, bộ lông nhiều màu, chuyển từ màu nọ sang màu kia rất hài hoà, mắt đỏ. Chim mái không sặc sỡ như chim trống, vòng quanh mắt và cổ màu trắng.
6. Bói cá (Halcyonidae)Có đến 90 loại bói cá cả thảy. Hình dáng bói cá không cân đối lắm: đầu to, mỏ dài, nhọn, chân ngắn, đuôi cộc. Chỉ được bộ áo là đẹp. Mắt bói cá rất tinh và tốc độ bổ nhào thì nhanh phi thường. Bói cá có mặt trên toàn thế giới.
7. Sẻ đất màu (Passerina ciris)Sẻ đất màu được xem như loài chim đẹp nhất Bắc Mỹ, trông như tấm bảng pha màu của các họa sĩ, khiến có người nghĩ rằng chúng bị sơn vẽ chư không phải ” tác phẩm” của thiên nhiên. Toàn là những màu tươi. Chính vì thế, sẻ đất dễ bị phát hiện và săn đuổi vì không ” hội nhập ” vào đâu được.
8. Tucan mỏ lục (Ramphastos sulfuratus)Loài chim này sống trong các rừng Nam Mỹ, từ nam Mehico đến Honđuras. Chúng dài chừng 50cm, quanh mắt màu xanh lá cây. Mỏ lớn, cũng xanh lá cây nhưng mép mỏ màu da cam và đầu mỏ màu đỏ. Mỏ tucan trông to thế nhưng lại nhẹ vì xốp.
9. Vẹt Macao (Ara macao)Vẹt Macao to và lông pha trộn các màu rực rỡ. Quê hương chúng ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ, nhiều nhất là ở Braxin và Peru. Chắc chúng chỉ được các nhà sinh học biết đến khi người Bồ Đào Nha bắt về Macao nuôi nên mới có tên gọi này.
10. Công (Pavo)Công là loài chim lớn, thuộc họ trĩ. Công trống có bộ lông rất đẹp. Khi công trống múa (để quyến rũ công mái), đuôi xoè to như một chiếc quạt và cực đẹp. Ở châu Á nhiều nước nuôi công trong gia đình giống như nuôi gà để lấy thịt và trứng.
11. Chim Thiên đườngChim thiên đường được tìm thấy ở New Guinea và các đảo xung quanh. Hai loài chim khác thuộc họ chim thiên đường có tên “manucodes” và “riflebirds” phát triển ở Úc. Phần lớn chim thiên đường sống trong các khu rừng nhiệt đới (bao gồm rừng nhiệt đới, đầm lầy và rừng rêu). Một số loài từng được phát hiện sinh sống ở rừng ngập mặn ven biển.
Bộ lông có màu sắc sặc sỡ là lý do khiến chim thiên đường trở thành mục tiêu hàng đầu của những người thợ săn, chính điều này đã dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài trong họ chim thiên đường. Các bộ tộc bản địa ở New Guinea thường dùng lông của chim thiên đường trong trang phục và nghi thức.
Trong nhiều thế kỷ qua, lông của loài chim này cũng được sử dụng phổ biến ở châu Âu như một món trang sức dành cho nữ. Việc này đã tàn sát một số lượng lớn chim thiên đường. Đồng thời nạn phá rừng đã phá hủy môi trường sống của chim dẫn đến việc loài chim này đang nằm trong danh sách cần được bảo vệ của nhiều quốc gia.
Chim thiên đường được tìm thấy ở New Guinea và các đảo xung quanh.
Chim thiên đường có một điệu nhảy độc đáo giúp tôn lên vẻ ngoài độc đáo của chúng. Điệu nhảy này của chim đực không chỉ giúp chúng lôi cuốn sự chú ý của chim cái mà còn khiến những người ở gần đó không thể rời mắt khỏi loài chim thú vị này.
Một điều nữa đó là chim đực dành phần lớn thời gian trong quãng đời của chúng để thu hút bạn tình. Chim thiên đường xây tổ của chúng từ những vật liệu mềm, chẳng hạn như lá, dương xỉ, dây leo cây nho. Loài chim này có thói quen thường đặt tổ trong các hốc cây.
Số lượng trứng mà chim thiên đường đẻ ra thay đổi tùy theo kích thước của mỗi loài. Những loài có kích thước lớn thường chỉ đẻ một quả trứng, nhưng các loài nhỏ hơn có thể đẻ từ 2 tới 3 trứng mỗi lứa. Trứng nở sau từ 16 tới 22 ngày. Sau đó, chim non sẽ rời tổ từ 16 đến 30 ngày tuổi.
Mũi Khoằm (Két, Chim Ưng, Quặp) Là Mũi Gì Theo Tướng Số? Sửa Thế Nào?
(**Trong dân gian có rất nhiều cách gọi dáng mũi này như mũi két, mũi dòm/nhòm mồm, mũi khoằm, mũi diều hâu, mũi chim ưng hoặc mũi Do Thái. Tùy vào từng vùng miền mà cách gọi có sự khác biệt rõ rệt.)
I – Mũi khoằm (mũi quặp, két, chim ưng) là gì?Mũi khoằm là khuyết điểm mũi tương đối ít gặp, chỉ chiếm tỷ lệ 1/1000 dân số. Đặc điểm nhận dạng là sống mũi to, gồ cao, chóp mũi dài và nhọn, cong quặp xuống như mỏ chim ưng.
Khi nhìn nghiêng bạn sẽ dễ dàng nhận thấy rõ các khuyết điểm này hơn.
II – Nguyên nhân mũi khoằm ( quặp, két, chim ưng)Sự thay đổi cấu trúc xương mũi bất thường khiến phần sống mũi không được thẳng: quá dài, biến dạng, gãy khúc, …. Trụ mũi yếu, ngắn khiến hình thành mũi quặp, chim ưng.
Vùng đầu mũi tăng sinh quá phát theo chiều dọc
Xương sống mũi phát triển không đồng đều, chỗ gồ chỗ lõm
Hơn 93% các trường hợp mũi chim ưng là do cấu trúc gen di truyền.
Những người có chiếc mũi bị khoằm thường có khuôn mặt mất cân đối, dữ dằn, góc cạnh và tạo cho người đối diện cảm giác khó gần.
Sự mất thiện cảm từ những ánh nhìn đầu tiên gây khó khăn trong các mối quan hệ đối tác, bạn bè hằng ngày.
III – Xem tướng mũi khoằm đoán vận mệnhChúng tôi xin phân tích sự ảnh hưởng của mũi khoằm trên 2 phương diện: tướng số và thẩm mỹ
Trong sách “Thủy Kính tướng số” có đoạn nói về người mũi két như sau:
“Tị lương lộ tích chuẩn đầu tiêm Hựu như ưng chủy toả thần biên Gián đài đình úy câu đoản sóc Trác nhân tâm tủy ác gian tân”
(Dịch nôm na là: Đầu mũi nhọn quặp vào môi, hai cánh mũi co rút là mũi chim ưng moi gan moi ruột người, ăn mất cả phần chồng phần con)
3.1 Nữ mũi diều hâu trong nhân tướng học tốt hay xấu?Có thể thấy phụ nữ mũi khoằm trong nhân tướng học được đánh giá không tốt. Họ là người thông minh nhưng chi li tính toán, cố gắng đạt được mục tiêu bằng tất cả thủ đoạn, bất cận thân tình.
Trong quan hệ hôn nhân, những người phụ này sẽ lấn át chồng con trong mọi khía cạnh. Thời gian dài dẫn đến gia đình đổ nát, mỗi người một phương, con cái hư hỏng.
Đàn ông mũi bị khoằm là người có tư tưởng lớn, thông minh, biết mình phải làm gì.
Tuy nhiên, tính cách thủ đoạn, mưu mô, để ý những lợi ích nhỏ nhặt và quá quan tâm đến người khác là yếu tố gây cản trở sự nghiệp của họ.
Trong cuộc sống gia đình, người con trai có mũi nhòm mồm rất gia trưởng, nóng tính, đào hoa, hay ghen tuông và đặc biệt rất vũ phu.
👉👉👉 ĐỌC NGAY: Xem bói Đàn ông mũi hếch sướng hay khổ
Cả về phương diện thẩm mỹ và tướng số thì người có mũi két đều không được hoan nghênh. Bạn nên sửa tướng mũi này vừa để giúp mình trông xinh hơn, nhìn thân thiện hơn vừa giúp thay đổi tướng số.
Trên thị trường có rất nhiều công nghệ nâng mũi khác nhau nhưng không phải phương pháp nào cũng có thể chỉnh sửa triệt để dáng mũi khoằm.
Lựa chọn sai công nghệ không chỉ khiến bạn không đẹp hơn mà còn mang lại những rủi ro đáng tiếc.
4.1 Kỹ thuật sửa mũi khoằm, chim ưng
Với phần sống mũi bị gồ bác sĩ sẽ thực hiện hạ xương mũi gồ bằng máy Ultra Sonic 3D chuyên dụng. Bác sĩ sẽ đưa máy siêu âm này vào trong khoang mũi và cắt gọt phần xương thừa một cách nhẹ nhàng nhanh chóng để tạo sống mũi thon gọn.
Sau đó sẽ tiến hành dựng 2/3 sống mũi bằng sụn sinh học định hình cao cấp Hàn Quốc.
Loại bỏ phần đầu mũi dư thừa, tái cấu trúc lại với sụn tai mềm mại.
Dựng trụ mũi phù hợp với tổng thể khuôn mặt bằng sụn vách ngăn.
Đây là một trong những công nghệ hỗ trợ hiện đại nhất của phẫu thuật chỉnh hình, cho phép xem trước dáng mũi mô phỏng. Khách hàng có thể biết trước mũi của mình sau khi nâng sẽ như thế nào?
Có thể nói nâng mũi cấu trúc 4D siêu âm không chỉ giúp chỉnh sửa mũi khoằm mà còn giúp bạn sở hữu chiếc mũi cao đẹp và hài hòa với tổng thể khuôn mặt. Mũi sau chỉnh sửa đẹp tự nhiên và duy trì kết quả lâu dài.
4.2 Hình ảnh trước sau sửa mũi quặp, két
IV – Địa chỉ chuyên sửa mũi khoằm, quặp, tẹt, hếch uy tínTại Việt Nam, có rất nhiều địa chỉ thẩm mỹ mũi nhưng tìm được cơ sở sửa mũi khoằm, chim ưng, diều hâu đẹp, an toàn không phải đơn giản.
Là đơn vị đã thực hiện thành công hơn 90.000 ca nâng mũi, 10.000+ ca sửa mũi, bệnh viện thẩm mỹ Kangnam tự hào là cơ sở sửa mũi tốt, uy tín hàng đầu cả nước.
Kangnam được xây dựng theo tiêu chuẩn Hàn từ điều kiện cơ sở vật chất tới công nghệ nâng mũi đều được kiểm định chuyển giao từ thương hiệu thẩm mỹ hàng đầu tại Hàn Quốc.
Tất cả các dáng mũi kém duyên: mũi khoằm, quặp, két, chim ưng, ngắn hếch, … đều được thực hiện tại chuyên khoa chỉnh hình mũi trực tiếp bác sĩ hơn 10 năm kinh nghiệm phẫu thuật khắc phục tái tạo chiếc mũi đẹp chuẩn Hàn.
100% khách hàng hài lòng sau khi sửa mũi tại Kangnam:
Được thăm khám chuyên sâu, kiểm tra sức khỏe tổng quát đảm bảo can thiệp tối ưu, an toàn cao
Cập nhật toàn bộ công nghệ nâng, sửa mũi mới nhất, tốt nhất tại Hàn Quốc
Quy trình sửa mũi khép kín, đạt tiêu chuẩn quốc tế
Hậu phẫu chu đáo cho khách hàng: phục vụ 24/7 khi lưu viện, hướng dẫn chăm sóc chi tiết, nhắc nhở tái khám định kì
Bảo đảm kết quả lâu dài cho khách hàng qua chế độ bảo hành trọn đời.
GỬI HÌNH ẢNH TÌNH TRẠNG MŨI CỦA BẠN NGAY! Bác sĩ chuyên khoa mũi hàng đầu tư vấn giải pháp sửa mũi tốt nhất!
Chim Ưng Peregrine Chim Ưng
Nơi săn bắn yêu thích của chim ưng peregrine là những khu vực mở, như than bùn, thảo nguyên và bán hoang mạc. Ở Trung Âu, chim ưng peregrine sinh sống chủ yếu ở vùng núi. Anh ta sắp xếp tổ trên những bức tường đá tuyệt đẹp ở thung lũng sông hoặc trong các mỏ đá cũ. Vào mùa đông, chim ưng Peregrine sống gần những vùng nước lớn, nơi nó săn những con chim sống ở đó – những con mòng biển. Tên loài chim ưng peregrine trong tiếng Latin có nghĩa là “kẻ lang thang” hoặc “người hành hương”. Sapsan cũng có thể được nhìn thấy trong chuyến đi đến khu vực trú đông và trở lại, gần các hồ và cửa sông trong năm. Ở Trung Âu, chỉ có chim ưng peregrine trẻ là di cư, những con già là ít vận động. Chim từ các khu vực phía bắc di cư trên một khoảng cách dài.
SAPSAN VÀ MANNhững con chim săn mồi như chim ưng peregrine là đầu của chuỗi thức ăn. Người ta đã chứng minh rằng các thành phần thức ăn (côn trùng – chim nhỏ – động vật ăn thịt có lông) có thành phần độc hại của DDT và các loại thuốc trừ sâu khác tích lũy trong cơ thể chim ưng peregrine, ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản của nó (tỷ lệ trứng được thụ tinh rơi) và chuyển hóa canxi (vỏ trứng mỏng hơn và nứt vỡ). Điều này gây ra sự giảm số lượng sapsana. Các biện pháp được thực hiện trong 60-70 năm của thế kỷ trước để bảo tồn chim săn mồi và cấm sử dụng DDT có tác động tích cực đến dân số của nó.
Sapsana từ lâu đã được thuần hóa để sử dụng như một con chim săn mồi trong chim ưng. Không phải tất cả các loài chim thuộc họ chim ưng đều có thể được dạy săn bắn một số loài động vật. Ví dụ, kestrel có tên của nó ngay cả khi chim ưng chỉ được đánh giá bởi sự phù hợp của chúng để săn bắn.
Sinh sảnPeregrine Falcons tạo cặp cho cuộc sống. Theo quy định, chúng làm tổ trên các mỏm đá khó tiếp cận hoặc mái hiên đá. Tổ khá rộng rãi, nó chứa được bố mẹ và gà con, nó được bảo vệ một cách đáng tin cậy khỏi những kẻ săn mồi. Những con chim ưng này không làm tổ, trên mặt đất chúng đẻ trứng trong những hóa thạch có móng vuốt nông, trên những cái cây chúng chiếm giữ tổ của những con chim khác. Con cái bắt đầu đẻ trứng vào cuối tháng ba. Hầu hết 2-4 trứng màu nâu đỏ với các chấm đỏ được đặt. Việc nở chỉ bắt đầu khi tất cả trứng được đẻ. Cả bố và mẹ đều chăm sóc gà con.
THỰC PHẨM VÀ HUNTINGSapsan ăn chủ yếu là chim. Vào mùa đông, những con chim này sống ở các khu vực xung quanh cửa sông và săn mồi chủ yếu là mòng biển và vịt. Hầu hết các nạn nhân là chim ưng peregrine trong không khí. Nhận thấy nạn nhân, anh ta tăng tốc đột ngột và trong một chuyến bay lặn lao tới con mồi, túm cổ cô ta, nghiền nát đốt sống cổ. Với một con mồi nhỏ, nó bay vào tổ, và giết chết những con chim lớn trong không khí và hạ thấp nó xuống đất. Sapsan ăn khoảng 100 g thức ăn mỗi ngày. Trong thời gian nuôi và cho gà con ăn, nhu cầu của anh tăng lên. Lãnh thổ săn chim ưng dao động từ 40 đến 200 km 2. Chim ưng Peregrine rất hiếm khi săn thú, tuy nhiên, đôi khi ngay cả thỏ cũng trở thành nạn nhân của chúng.
QUAN SÁT CỦA SAPSANThời gian tốt nhất để quan sát chim ưng peregrine là thời kỳ làm tổ. Lúc này, những con chim không bay ra khỏi tổ. Falcons đang bay cao trên bầu trời, sau đó nhanh chóng vỗ cánh, sau đó bay lượn trong một chuyến bay suôn sẻ. Kích thước của chim ưng peregrine có phần lớn hơn chim bồ câu trong nước. Thật dễ dàng để phân biệt loài chim này trong chuyến bay trên một cơ thể mạnh mẽ, đôi cánh dài nhọn và một cái đuôi tương đối ngắn. Vào những thời điểm khác, chim ưng peregrine có thể được quan sát gần cửa sông hoặc gần những vùng nước lớn khác, nơi chúng săn vịt và các loài chim khác. Một dấu hiệu rõ ràng về sự hiện diện của chim ưng Peregrine là tiếng nói đáng báo động và sự nhanh nhẹn, bất ngờ của những con chim sợ hãi bởi loài chim ưng này.
THÔNG TIN CHUNGChim ưng thực sự, được hát trong các bài hát tiếng Ukraina và tiếng Nga, thường được gọi là Falcon Peregrine Falcon, sống ở nhiều nơi trên thế giới. Nó có thể được tìm thấy từ các vách đá Bắc cực của Scandinavia và Taimyr ở phía bắc đến các vịnh hẹp Tierra del Fuego ở phía nam. Falcons xây dựng tổ trên mái hiên của vách đá hoặc trong tổ bị bỏ hoang của quạ và đại bàng. Chúng ăn chủ yếu là các loài chim (chim nhám, quạ, mòng biển, quạ và vịt, ít ngỗng), chúng bị bắt khi đang bay. Theo đuổi con mồi, chim ưng Peregrine tại thời điểm lặn có thể đạt tốc độ rất lớn! Tốc độ tối đa được ghi nhận của chim ưng peregrine ở đỉnh cao là 389 km / h! Không phải máy bay nào cũng bay nhanh như vậy! Kỷ lục này được ghi nhận vào năm 2005.
Sự theo đuổi của con người và sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu trong nông nghiệp đã dẫn đến việc loài chim xinh đẹp này ở khắp mọi nơi trở nên hiếm hoi hoặc biến mất hoàn toàn. Chỉ có người Bắc cực Sapsans là may mắn. Ở miền Bắc, chim ưng được gọi là người chăn ngỗng và vì lý do chính đáng: ngỗng hoang dã sẵn sàng định cư gần tổ của nó. Rốt cuộc, trên trái đất, anh ta không làm tổn thương bất cứ ai. Nhưng trên bầu trời những cuộc tấn công điên rồ không thể chịu đựng được ai!
SỰ THẬT QUAN TRỌNG, THÔNG TIN.
Trong Thế chiến II, chim ưng peregrine đã bị giết vì chúng săn bắt chim bồ câu, mang thông điệp quân sự.
Sapsana đực nhỏ hơn gần một phần ba so với con cái, hơn nữa, nó được phân biệt bằng bộ lông sẫm màu trên đỉnh đầu, ở hai bên của những con roi tối màu đen mà khác biệt rõ ràng.
Chim ưng này có đôi mắt lớn và thị lực sắc nét. Chim ưng peregrine có thể nhận ra sự hy sinh của nó ngay cả từ độ cao 300 mét.
Sapsanov từ lâu đã được sử dụng để săn bắn. Trong thời đại của chúng ta, săn bắn với chim ưng chỉ là một môn thể thao.
Sapsan đối mặt với sự tuyệt chủng. Dân số của những con chim này đang giảm dần.
BAY MARRIA SAKAN SAKANTrong phần đầu của chuyến bay giao phối, chim ưng Peregrine truyền con mồi cho con cái. Con cái lúc này bay xuống sườn núi và bắt con mồi từ móng vuốt của con đực.
– Nơi chim ưng peregrine sống liên tục – Địa điểm trú đông – Trang web làm tổ
Nó sống ở đâu
Khu vực phân phối có ý nghĩa: từ Bắc Cực đến Nam Á và Úc, từ phần phía tây của Greenland gần như khắp Bắc Mỹ.
BẢO VỆ VÀ BẢO QUẢN
Các cặp vợ chồng sinh sản trong khu vực nguy hiểm cho sự tồn tại đang được bảo vệ. Khoảng 5.000 cặp vợ chồng sinh sống ở châu Âu ngày nay.
Chim ưng Video (00:02:23)Chim ưng peregrine săn mồi với tốc độ nhanh như chớp: sau khi nhìn thấy con mồi trong lúc đang bay vút lên, nó lao thẳng lên nó và nhanh chóng, gần như thẳng đứng, rơi xuống từ trên cao. Từ sự nảy của nạn nhân không may, đầu thường rơi ra. Nếu cô cố giữ vững trên vai, con chim săn mồi sẽ bẻ cổ người bạn tội nghiệp bằng cái mỏ của mình hoặc dùng móng vuốt sắc nhọn.
Chim ưng chim ưng Loài chim nhanh nhất thế giới. Video (00:03:53)Loài vật nhanh nhất trên Trái đất là chim ưng Sapsan. Trong một lần lặn, nó đạt tốc độ đáng kinh ngạc – 90 m / s (hơn 320 km / h). Năm 2005, kỷ lục đã được đăng ký – sapsan đã lặn với tốc độ 389 km / h. Anh ta ngã vào người nạn nhân từ trên trời và hạ gục cô ta bằng một cú vuốt móng vuốt. Cú đánh mạnh đến nỗi nạn nhân thường xuyên ra khỏi đầu. Sapsan là một con chim ưng lớn và trong nhóm của nó, nó chỉ kém về kích thước so với cá mú. Kích thước của một cánh là từ 30 đến 40 cm, sải cánh đạt 120 cm. Tổng chiều dài của chim là từ 40 đến 50 cm, trọng lượng của nó lên tới 1200 g. Điều đáng chú ý là chim ưng cũng có tầm nhìn nhạy bén nhất trên thế giới.
Bảng 2. Diện tích bề mặt của cánh và tải trọng trên chúngDiện tích cánh, dm2
Tải trọng cánh, kg / m2
Để so sánh – mô hình của khung máy bay có tải trọng trên cánh 2,5 kg / m2.
Bảng 4. Tốc độ bay tối đaTốc độ bay, km / h
Chim càng nhỏ, càng cần nhiều thức ăn cho mỗi gram trọng lượng cơ thể. Với sự giảm kích thước của động vật, trọng lượng của nó giảm nhanh hơn diện tích bề mặt của cơ thể thông qua đó xảy ra mất nhiệt. Do đó, động vật nhỏ mất nhiệt nhiều hơn những con lớn. Chim nhỏ mỗi ngày ăn lượng thức ăn, bằng 20-30% trọng lượng của chính chúng, lớn – 2-5%. Một con tít có thể ăn nhiều côn trùng mỗi ngày khi nó nặng và một con chim ruồi nhỏ bé có thể uống một lượng mật hoa gấp 4 – 6 lần trọng lượng của nó.
Lặp lại các giai đoạn phân chia thức ăn và đặc điểm của hệ hô hấp của chim, điền vào từng bước sơ đồ số 1.
Tiến độ hoàn thành đề án Bảng 5. Khối lượng tim và nhịp timKhối lượng tim tương đối,%
Tần suất giảm trong 1 phút
Là kết quả của quá trình oxy hóa (đốt cháy) chất dinh dưỡng, năng lượng được tạo ra. Cô ấy đang tiêu vào cái gì? (Chúng tôi đang hoàn thành việc điền vào sơ đồ số 1).
Kết luận.Một quá trình oxy hóa hoạt động giúp duy trì nhiệt độ cơ thể không đổi. Nhiệt độ cơ thể cao cung cấp mức độ trao đổi chất cao, giảm nhanh cơ tim và cơ xương, cần thiết cho chuyến bay. Nhiệt độ cơ thể cao cho phép chim làm giảm thời gian phát triển của phôi trong trứng nở. Xét cho cùng, nở là một giai đoạn quan trọng và nguy hiểm trong cuộc sống của các loài chim. Nhưng nhiệt độ cơ thể không đổi có nhược điểm của nó. Những loại nào? Điền vào sơ đồ số 2.
Săn cúNhư bạn đã biết, cú săn vào ban đêm. Đôi mắt của những con chim này rất lớn, với một con ngươi rất giãn. Thông qua một học sinh như vậy và với ánh sáng kém, đủ ánh sáng đi vào. Tuy nhiên, để nhìn thấy con mồi – nhiều loài gặm nhấm nhỏ, chuột và chuột đồng – từ khoảng cách trong bóng tối là không thể. Do đó, con cú bay thấp trên mặt đất và trông không sang hai bên, mà thẳng xuống. Nhưng nếu bay thấp, tiếng xào xạc của đôi cánh sẽ khiến con mồi sợ hãi! Do đó, con cú có bộ lông mềm và lỏng, khiến chuyến bay của nó hoàn toàn im lặng. Tuy nhiên, phương tiện định hướng chính trong cú đêm không phải là nghe, mà là nghe. Với sự giúp đỡ của nó, con cú sẽ biết được sự hiện diện của loài gặm nhấm bằng cách rít lên và xào xạc và sẽ xác định chính xác vị trí của con mồi.
Trang bị đáỞ Châu Phi, trong khu bảo tồn Serengeti, các nhà sinh học đã quan sát cách kền kền thu hoạch thức ăn của chúng. Lần này thức ăn là trứng đà điểu. Để đi đến điều trị, con chim lấy một hòn đá bằng cái mỏ của nó và ném nó vào quả trứng bằng vũ lực. Một cái vỏ chắc chắn có thể chịu được những cú đánh của mỏ của những con chim lớn như kền kền đã nứt ra từ đá, và có thể ăn trứng. Thật vậy, kền kền đã ngay lập tức bị đẩy ra khỏi bữa tiệc của kền kền, và anh ta đã lấy một quả trứng mới. Hành vi thú vị này sau đó đã được ghi nhận nhiều lần trong thí nghiệm. Kền kền đã ném trứng và mong đợi những gì sẽ xảy ra. Nhận thấy sự đáng yêu, con chim lập tức nhặt một hòn đá phù hợp, đôi khi nặng tới 300 g. Kền kền kéo nó trong cái mỏ của nó hàng chục mét và ném nó vào quả trứng cho đến khi nó nứt ra. Có lần kền kền đã đẻ trứng gà giả. Anh ta lấy một trong số chúng và bắt đầu ném nó xuống đất. Sau đó, anh ta mang quả trứng đến một tảng đá lớn và ném về nó! Khi điều này không mang lại kết quả mong muốn, kền kền bắt đầu tuyệt vọng đập một quả trứng vào quả trứng khác. Nhiều quan sát đã chỉ ra rằng những con chim đã cố gắng cắt bất kỳ vật thể nào có hình trứng bằng đá, ngay cả khi nó có kích thước khổng lồ hoặc được sơn bằng màu sắc khác thường – xanh lá cây hoặc đỏ. Nhưng trên một khối lập phương màu trắng, họ hoàn toàn không chú ý. Hơn nữa, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, kền kền non không biết cách phá trứng và học điều này từ những con chim già.
Câu cá OspreyChim Osprey là một ngư dân xuất sắc. Khi nhìn thấy một con cá, cô nhanh chóng ném mình xuống nước và cắm móng vuốt dài sắc nhọn của mình vào cơ thể nạn nhân. Và cho dù con cá cố gắng trốn thoát khỏi móng vuốt của kẻ săn mồi như thế nào, nó gần như không bao giờ thành công. Một số nhà quan sát lưu ý rằng một con chim bắt được một con cá giữ đầu theo hướng bay. Có thể đây là một tai nạn, nhưng nhiều khả năng là chim ưng đang cố gắng bắt cá theo cách mà nó sẽ dễ dàng mang theo sau này. Thật vậy, trong trường hợp này, sức cản không khí là ít hơn.
Tốc độ, phạm vi, độ cao của các loài chimVề tốc độ bay của chim, các nhà nghiên cứu có ý kiến khác nhau. Nó bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các hiện tượng khí quyển, do đó, với các chuyển động đường dài, chim bay nhanh hơn, đôi khi chậm hơn, sau đó nghỉ dài để nghỉ ngơi.
Khi đã thả một con chim ở một nơi nào đó, rất khó để nói khi nào nó sẽ bay đến điểm đến điểm, bởi vì nó có thể bay xa khỏi mọi thời điểm vắng mặt.
Tốc độ, được tính bằng cách đơn giản là chia khoảng cách cho thời gian bay của chim, thường bị đánh giá thấp. Trong những khoảnh khắc đặc biệt “có trách nhiệm” – theo đuổi con mồi hoặc chạy trốn khỏi nguy hiểm – chim có thể phát triển tốc độ rất cao, nhưng, tất nhiên, chúng không thể chịu đựng được trong một thời gian dài.
Chim ưng lớn trong các cọc – sự truy đuổi của một con chim trên không – đạt tốc độ 280-360 km / h. Thông thường, tốc độ trung bình hàng ngày của các loài chim có kích thước trung bình ít hơn nhiều – 50-90 km / h.
Tốc độ của chuyến bay trượt cũng khó đo. Sở thích được cho là ở tốc độ 150 km / h, cừu có râu là 140, và cổ thậm chí là 250 km / h.
Nói chung, những con chim dừng lại trên đường của chúng khá thường xuyên, và các chuyến bay thẳng của chúng là nhỏ. Điều này không thể nói về lối đi qua hàng rào nước, nơi những con chim không có chỗ để ngồi. Kỷ lục về khoảng cách của chuyến bay thẳng thuộc về những người lính cát, loài chim cánh cụt vàng, hàng năm bay qua đại dương từ Alaska đến Hawaii và lùi lại 3.000 km.
Chim bay mà không hạ cánh qua Vịnh Mexico (1300 km), Biển Địa Trung Hải (600-750 km), Biển Bắc (600 km), Biển Đen (300 km). Điều này có nghĩa là khoảng cách trung bình của một chuyến bay không ngừng của các loài chim là khoảng 1000 km.
Theo quy định, độ cao bay của chim không đạt 1000 m.
Nhưng một số động vật ăn thịt lớn, ngỗng, vịt có thể tăng lên tầm cao lớn hơn nhiều.
Tốc độ bay của chim và côn trùng (km / h)Vào tháng 9 năm 1973, một con kền kền châu Phi đã va chạm với một chiếc máy bay dân sự ở độ cao 12.150 m so với Bờ Biển Ngà. Гриф вывел из строя один из моторов, но самолет благополучно приземлился. Это, видимо, абсолютный рекорд высоты полета птиц. До этого бородач был отмечен в Гималаях на высоте 7900 м, пролетные гуси там же на высоте 9500 м, кряква столкнулась с самолетом над Невадой на высоте 6900 м.
Скорость птицСамая быстрая птица
Самая быстрая в мире птица, не считая вымерших птеродактилей – это сапсан (Fаlсо peregrinus). На коротких участках во время охоты он способен развивать скорость до 200км/ч. Подавляющее же большинство пернатых не в состоянии передвигаться быстрее 90 км/ч.
Điều này không có nghĩa là họ không có khả năng hồ sơ khác. Ví dụ, một con vẹt đen (Apus apus) có thể ở trên không trong 2-4 năm. Trong suốt thời gian này, anh ngủ, uống, ăn và thậm chí là bạn tình khi đang bay. Một Swift trẻ, người đã bay lên cánh, bay khoảng 500.000 km trước khi hạ cánh lần đầu tiên.
Black Swift có một số kỷ lục từ thế giới của các loài chim.
Con chim có thể ở trên không mà không dừng lại trong 2-4 năm, tất cả thời gian này nó ở đó, uống và giao phối, trong thời gian đó nó có thể bay 500.000 km. Black và iglohvostogo swift có tốc độ bay ngang cao nhất, nó đạt 120-180 km / h. Chuyến bay của Needletail nhanh đến mức, ngoài tiếng kêu nhỏ, người quan sát còn có thể nghe thấy một tiếng vo vo – đây là âm thanh của không khí bị con chim cắt.
Ở một số phần của chuyến bay, đuôi có thể đạt tốc độ lên tới 300 km / h.
Swift Ảnh: F Địa Trung Hải
Loài chim bay chậm nhất được coi là một con chó rừng. Trong các trò chơi giao phối, loài chim nhỏ màu nâu này, được nhắc đến trong từ điển Dahl không khác gì “Krarouun”, có thể ở trên không với tốc độ 8 km / h.
Đà điểu châu Phi hoàn toàn không có khả năng bay, nhưng nó chạy rất nhiều khiến nhiều người bay phải ghen tị.
Trong trường hợp nguy hiểm, nó có thể tăng tốc lên 72km / h.
Một con chim có khả năng thực hiện không chỉ các chuyến bay dài, mà thực hiện nó cực kỳ nhanh chóng, đã được phát hiện bởi các nhà nghiên cứu chim ưng Thụy Điển.
Theo họ, độ bền như vậy chỉ có thể được so sánh với máy bay. Để giữ tốc độ gần 100 km / h trong hơn 6500 km không phải là một trò đùa.
Các nhà sinh học từ Đại học Lund đã bảo đảm các máy định vị địa lý đặc biệt chỉ nặng 1,1 gram vào tháng 5 trên lưng của 10 hốc nam (phương tiện truyền thông Gallinago).
Một năm sau, họ rút ra ba trong số chúng và trích xuất dữ liệu thu thập được. Vì vậy, hóa ra những con chim đi từ Thụy Điển đến Trung Phi và trở lại.
Một trong những cá nhân đã bay 6.800 km trong ba ngày rưỡi, 6.170 km thứ hai trong ba ngày và cuối cùng, sau đó họ đã đi được 4.620 km trong hai ngày.
Đồng thời gió không giúp chim. Các nhà sinh học đã phân tích dữ liệu từ các vệ tinh và phát hiện ra rằng không có luồng gió nào trong đường bay.
Điều đáng ngạc nhiên là snipe không dừng lại trên đường đi của họ, vì chuyến bay của họ chủ yếu nằm trên đất liền. Thông thường chim đất ngồi xuống để nghỉ ngơi và bổ sung dự trữ năng lượng của chúng (trên bề mặt có rất nhiều giun đất, côn trùng và động vật không xương sống khác).
Một con chim có thể bay nếu trọng lượng cơ thể của nó không quá 20kg.
Một số loài chim phân tán trước khi bay, chẳng hạn như bán thân và gà.
Nhiều số liệu đã được công bố mô tả tốc độ bay của nhiều loài chim, nhưng có rất nhiều sự bất đồng giữa các nhà khoa học về điều này, và không phải tất cả đều coi dữ liệu này là chính xác.
Ví dụ, ở Ấn Độ, trong việc xác định tốc độ của một trăm bảy mươi dặm bay nhanh chóng nhận được trong một giờ, ở vùng Lưỡng Hà – một trăm dặm một giờ. Tốc độ bay của Falcon châu Âu được đo bằng đồng hồ bấm giờ tại thời điểm lặn, và kết quả – 165-180 dặm một giờ. Nhưng hầu hết các nhà khoa học đặt câu hỏi về những con số này. Một chuyên gia tin rằng kỷ lục ở các loài chim là một pigeon vận chuyển, và ông không thể đạt được một tốc độ vượt quá 94,2 mph.
Sapsan. Ảnh: Jerry Kirkhart
Tốc độ bay của chimHơi kém với anh ta trong vịt và ngỗng tốc độ mà có thể nhận được lên đến tốc độ và 65-70 dặm một giờ.
Tốc độ bay của Swift châu Âu đạt 60-65 dặm một giờ, khoảng giống nhau ở con chim bò vàng và chim bồ câu tang. Chim ruồi, được coi là một loài chim rất nhanh, đạt đến 55-60 dặm một giờ.
Chuyến bay tốc độ chim sáo đá – 45-50 dặm một giờ. Chim sẻ thường bay với tốc độ hai mươi lăm dặm một giờ, mặc dù họ có thể nhanh chóng: 45-50 dặm một giờ. Ravens thường bay với tốc độ 20-30 dặm một giờ, nhưng có thể phát triển 40-50 dặm một giờ.
Tốc độ bay của diệc – 35-40 dặm một giờ, chim trĩ – 35-40 dặm một giờ. Và, kỳ quặc đủ, gà tây hoang dã có thể làm 30-35 dặm một giờ. giẻ cùi tốc độ pigeon – 20-35 dặm một giờ.
Loài chim nhìn thấy tốt nhất của chúng tôi ở nước ta đang sống ở TranscarpathiaDường như Naukovtsi, chỉ dành cho tiếng sấm của giới trẻ, không chỉ giữa những ngọn núi, mà là sự kế thừa đầu tiên của các ngôi sao.
“Sapsan zdatny rozvivati Shvidkist lên tới 300 km / năm, – rozpovіdaє Nhà nghiên cứu về loài chim ăn thịt Victor Palinchak.
– Yogo vvazhayut những người không tốt như giữa Ptakh, và đại diện của vzagal Sered của ánh sáng chung. Rozmas Yogy kryl syagak gần đồng hồ pécvtora, tôi sẽ không vượt quá 50 cm. “.
Sokil-Sapsan là một quốc gia quyền lực và tham gia vào cuốn sách Chervona của Ukraine.
Tốc độ của chim di cưTrong Transcarpathia, đằng sau những lời của nhà thần học, bạn có thể đi trực quan trên núi. Ở đây ptahi gnіzdatsya là Poleyut. Người bắt chước giả sapsani không dễ tiếp cận đối với người dùng nệm để nhìn xung quanh không gian mở, – cũng là Pan Viktor.
– Naychastishe zustrichuyutsya trong các thung lũng của gіrskih rіchok, ở đây cho họ những cống thoát nước dồi dào nhất để sinh sống. Ngoài ra, chim ưng peregrine là duy nhất, vì nó là, với các băm quan trọng nhất, cũng như không có không gian. Nó không chỉ là một con chim ưng peregrine đã sống trong tổ của những người làm tổ, quạ quạ và quận. Nhà Vlasnam sẽ là abi-yak: từ cuối năm nay. Nếu bạn vui lòng làm điều gì đó, thì bạn có thể sống ở đó và kiếm được nhiều tiền.
Mayge là một cặp da thuộc tại cơ quan chính quyền, mỗi tổ có 2-3 tổ, được cho là một phần phụ của tàn tích chính.
“Lebedina Vіrnіst” prittamanna và peregrine falcons. Tất cả cuộc sống của Ptah sống trong một cặp duy nhất. Cúc Shlyubnі іgri tsykh Hijakіv dosit tsikavі, – mỗi naukovets. Một giờ đầu tiên của việc đối mặt với ptahs đang tạo ra những pha nhào lộn trong môn thể thao polo, ghi điểm trong zdobichchyu.
Sapsani là tsy hizhі ptakhi, mà chim bồ câu, ném bóng, gorobtsi, thrushes, lastovki, іnkoli – ngôi sao lisov: thỏ rừng, bilki thường phải chịu đựng chúng.
Các lĩnh vực chiếm ưu thế vào ban đêm. Theo giờ, tình yêu của mọi người được đặt tại ngôi đền (trên cây, hoặc trên bầu trời). Pomitivi zdobich, sapsani bay để bay đến nez, zneshkodzhuyut їх nhờ sự giúp đỡ của krill abo gostrich pazurіv mạnh mẽ. Quy tắc Yak là đủ một cú đánh và nạn nhân không phải là vizhivaє.
Ngoài ra, scho sapsani nayshvdshі, stink chỉ là volodіyut nykrashim zor.
Ptahi dễ dàng tập trung vào sự hy sinh, hải quân, là kết quả của các sự kiện lớn. Điều này có thể có nghĩa là một cái gì đó nên được thực hiện với một nút thắt đặc biệt từ bản ghi vinyl, để nó có thể được thu hoạch bởi độ cong âm thanh của một tinh thể.
Trước mắt của peregrine falcon vodovіv dvoma “zhovtimy plyamy”, người bạn zavydyaki plyam giác ptah mozh zbіlshuvati, được cho là đang ở trên vidstan giác (giống như loại b “)
Đằng sau những lời của naukovtsіv, sapsansіv teper phổ biến đâm vidrodzhuvatsya.
Znizhennya sposterіgalosya ở vị trí rất nhỏ, nếu thời trang đã được xử lý bằng thuốc trừ sâu. Sapsani dosuzhi chịu đựng qiu sweetie. Vì mùi hôi thối của mùi hôi thối của masovoy, họ đã phạm tội và con cái không thể nhìn thấy quả trứng với chim con. Và bây giờ khí hậu của ptakhiv suttovo zbіilsila, igh nizda có thể pobochiti điều hướng tuyệt vời m_stah.
Olga Biley, Green Transcarpathia
Chim ưng Peregrine là một loài chim mạnh mẽ và nhanh nhẹn, không có ai sánh bằng giữa các loài săn mồi. Sapsan từ lâu đã được sử dụng trong chim ưng.Khu vực phân bố của chim ưng rất có ý nghĩa: nó sống ở toàn bộ châu Âu, cả trên bờ biển đá và trong các khu vực núi non khắc nghiệt. Báo cáo chim với video và hình ảnh
Tiểu đội – Chim săn mồi
Gia đình – Chim ưng
Thanh / Loài – Peregrinus Falco
Dữ liệu cơ bản:
Sải cánh: 92-110 cm.
Khối lượng: nam 600-750 g, nữ 900-1300 g.
Tuổi dậy thì: từ 3 tuổi.
Thời gian làm tổ: Tháng 3-tháng 5, tùy theo khu vực.
Masonry: mỗi năm một lần.
Kích thước của ly hợp: 2-4 quả trứng.
Thời gian nở: 30 – 35 ngày.
Nuôi dưỡng gà con: 35-42 ngày.
Thói quen: Peregrine Falcons được tổ chức theo cặp.
Thức ăn: chủ yếu là các loài chim khác.
Tuổi thọ: lên đến 20 năm.
Phân loài khác nhau về kích thước.
Các phân loài lớn nhất của chim ưng peregrine sống ở Bắc Cực, nhỏ nhất trong các sa mạc.
Săn chim ưng peregrine chim ưng. Video (00:02:03)Chim ưng peregrine chim ưng (xem ảnh) là một trong những thợ săn khéo léo nhất trong số các loài chim. Vì lý do này, từ lâu nó đã bị truy đuổi bởi chim ưng, kẻ đã tàn phá tổ chim ưng peregrine.
Kết quả là, số lượng dân số của nó giảm mạnh.
Tốc độ bay của một số động vật, km / hNhững con chim ưng này không làm tổ, trên mặt đất chúng đẻ trứng trong những hóa thạch có móng vuốt nông, trên những cây chúng chiếm giữ tổ của những con chim khác. Con cái bắt đầu đẻ trứng vào cuối tháng ba. Hầu hết 2-4 trứng màu nâu đỏ với các chấm đỏ được đặt.
Việc nở chỉ bắt đầu khi tất cả trứng được đẻ. Cả bố và mẹ đều chăm sóc gà con.
Sapsan – loài chim nhanh nhất thế giới, 300 km / h không phải là giới hạnSinh vật sống nhanh nhất trên thế giới là gì? Cheetah? Đừng đoán! Người lãnh đạo trên hành tinh Trái đất về tốc độ di chuyển là chim ưng chim ưng, hay còn gọi là chim ưng Peregrinus Falco, trong cuộc tấn công cơ động, nó có thể tăng tốc tới tốc độ hơn 300 km / h! Đồng thời, một lần lặn tìm con mồi, cũng có khả năng đang bay trong yếu tố tính toán rất chính xác của thể dục nhịp điệu.
Vậy làm thế nào để con chim săn mồi này đạt được tốc độ tương đương với các mẫu xe thể thao tốt nhất trên thế giới? Đó là tất cả về khí động học, cấu trúc đặc biệt của cơ thể của chim ưng peregrine và khả năng phát triển thành một hình dạng khí động học lý tưởng.
Chim ưng peregrine nặng khoảng 1,6 kg, sải cánh của nó lên tới 1,1 mét. Để chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào con mồi, chim ưng peregrine giảm tốc độ xuống mức tối thiểu, sau đó nó đi đến góc tấn công và bắt đầu tăng tốc với đôi cánh mạnh mẽ và nhanh chóng. Sau khi tốc độ đạt đến một giới hạn nhất định và đôi cánh dang rộng không cho phép phát triển thêm, anh ta gập chúng lại, ấn hai chân và ấn đầu mình sát vào cơ thể. Trong một tập hợp tốc độ cao với khả năng tăng tốc và ổn định tối đa khi điều động trong bộ xương của chim ưng peregrine, có một keel lớn mà các cơ ngực mạnh mẽ được gắn vào. Vỏ lông vũ của cánh được thiết kế để chống lại luồng không khí tối thiểu.
Để không bị con mồi khuất tầm nhìn, chim ưng peregrine không thể nhắm mắt, do đó, nó có mí mắt thứ ba hoặc màng chớp, trong quá trình lặn ở tốc độ cao bảo vệ mắt khỏi bụi và côn trùng.
Có một mẹo tự nhiên khác mà loài chim này không thể làm mà không có. Lỗ mũi chim ưng Peregrine có hình sừng đặc biệt hình nón, bằng cách giảm lưu lượng không khí, cho phép chim thở với tốc độ tối đa. Không có loài động vật nào khác trên thế giới có thể thở, tăng tốc lên 300 km / h. Các bàn giao tiếp tương tự được sử dụng trong động cơ máy bay và mang cùng chức năng.
Để ngăn không cho kẻ săn mồi khỏi quá tải, bị quá tải, trái tim của nó tạo ra từ 600 đến 900 nhịp mỗi phút.
Trong một lần lặn, con chim đạt tốc độ 80 mét mỗi giây (nó giống như chạy một sân bóng đá trong 1,2 giây)!
Do đó, loài săn mồi lông vũ này có thể nhanh chóng tăng tốc đến tốc độ có thể đạt tới Lamborghini, Noble, Zonda, Koenigsegg, McLaren và Bugatti.
Tuy nhiên, đại diện của hệ động vật này thậm chí còn dốc hơn cả máy móc, bởi vì nó giống như một tên lửa dẫn đường có thể giáng một đòn chính xác và nguy hiểm đến con mồi, không gây nguy hiểm đến tính mạng, kiểm soát cơ thể một cách tinh tế và giảm tốc độ quá mức trước khi va chạm.
Bugatti có thể như vậy? Không, nó không thể và không bao giờ có thể! Ngay cả những chiếc máy bay hiện đại và tinh vi nhất do con người tạo ra cũng không có khả năng như vậy. Do đó, Falcon Sapsan sẽ mãi mãi là con ma mạnh nhất và nhanh nhất trên bầu trời xanh của thế giới tươi đẹp của chúng ta.
Cập nhật thông tin chi tiết về Kính Vạn Hoa 11: Theo Dấu Chim Ưng trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!