Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệp Chọn Nuôi Chim Cảnh được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Suy xét: Hẳn nhiều bạn sẽ buồn cười, có gì mà phải suy xét, thích thì nuôi, vậy thôi! Vâng, đồng ý là như vậy, nhưng vẫn có những vấn đề mà trước khi nuôi chim, chúng ta nên lưu ý tới:
– Sức khoẻ: hãy đảm bảo là bạn và những thành viên trong gia đình bạn không có ai bị bệnh dị ứng, hen suyễn… Bụi lông chim là một trong những tác nhân kích ứng ghê gớm với những căn bệnh này!
– Thời gian: Nếu bạn hay đi công tác xa, nếu bạn thường xuyên vắng nhà, nếu cuộc sống sinh hoạt của bạn không đều đặn, nếu bạn quá vướng bận công việc, hoặc bận chăm lo con cái còn nhỏ… thì không nên nuôi chim. Bạn phải có thời gian, không nhiều, nhưng nhất thiết phải có một khoảng thời gian tương đối đều đặn trong ngày để chăm sóc chim cảnh. Hãy nhớ là cuộc sống, sức khoẻ… của chim phụ thuộc hoàn toàn vào bạn. Nếu bạn quên cho chim ăn, quên cho uống nước, quên trùm áo lồng, lười không dọn vệ sinh…, không sớm thì muộn, bạn sẽ đánh mất chú chim ấy!
2. Vị trí đặt lồng chim: Nguyên tắc chung khi xác định vị trí đặt lồng chim: nơi thoáng mát, tránh gió lùa, ránh mưa hắt, tránh ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu thẳng. Nên đặt lồng chim cạnh tường, cao quá đầu người, để tạo cho chim cảm giác an toàn hơn. Với các loại chim rừng hoặc chim treo ngoài trời, ngoài hiên nhà, nên có áo lồng hoặc lợp mái che chắn cho chim.
3. Lồng chim: Lồng chim nên cố gắng đảm bảo rộng rãi, để chim bay nhẩy được dễ dàng. Nhược điểm của các loại lồng gỗ, lồng tre… là khó chùi rửa, dễ tạo ổ trú ẩn cho các loại rận, mạt kí sinh, gây bệnh cho chim và cho cả con người. Nếu bạn sử dụng loại lồng này, nên cọ rửa bằng xà phòng, phơi nắng thường xuyên.
Nhược điểm của lồng kim loại là nặng, hình dáng không đẹp, dễ bị rỉ sét, nếu sử dụng loại lồng này, nên chọn mua lồng kẽm không rỉ, hoặc lồng sắt tráng nhựa, hoặc tự tay sơn bảo vệ bên ngoài. Nếu tự tay sơn lồng, nên lưu ý chọn loại sơn không có chì, vì chì rất độc hại với chim. Có một kinh nghiệm chống rận mạt kí sinh rất hay, là bạn sử dụng dầu hôi (dầu lửa) bôi lên nan lồng, đáy lồng. Kiến, rận mạt đều không thích mùi dầu này, chúng sẽ bỏ đi ngay.
4. Các phụ kiện: – Cóng thức ăn, nước uống: hãy cố gắng chọn mua các loại cóng tự động, bạn sẽ đỡ mất thời gian thay thức ăn, nước uống hàng ngày cho chim. Mặt khác, cóng tự động sẽ giảm bớt tình trạng chim làm vấy bẩn vào thức ăn, nước uống. Nếu không có cóng tự động, bạn nên chùi rửa cóng hàng ngày để đảm bảo vệ sinh cho chim. Tránh tình trạng thức ăn thừa lên men, nước uống bẩn rất dễ gây ra các bệnh đường ruột.
– Cần đậu: cần đậu cho chim thường làm bằng tre hoặc gỗ. Hãy chọn các loại cây không có nhựa độc! Cần đậu làm từ cành các loại cây ăn quả rất thích hợp, vì thớ gỗ của chúng tương đối mềm, móng chim dễ bám. GC tôi nhận thấy chim rất thích các loại cần đậu bằng cành ổi, cành hồng xiêm (sabuchê), cành táo, cành me… Chặt cành, để nguyên vỏ cây, cọ rửa sạch, ngâm nước muối hay thuốc tím pha loãng, phơi khô: vậy là bạn đã có một chiếc cần đậu rất origin! Và bạn sẽ thấy chim thích thú với cần đậu này hơn hẳn các loại cần đậu bán sẵn ngoài chợ! Ngoài ra, vỏ cây tươi của cần đậu sẽ là món khoái khẩu để chim chùi mỏ (!), và là nguồn cung cấp lượng vitamine, khoáng chất tự nhiên rất tuyệt vời cho chim.
Nên có ít nhất 2 cần đậu, để cách xa nhau và chênh lệnh về độ cao, giúp chim có điều kiện bay, chuyền quãng ngắn-một bài tập thể dục rất cần thiết với chim nuôi nhà. Dĩ nhiên, với các loại lồng tre, lồng gỗ tròn… chật chội, khả năng này là không thể!
– Khay hứng phân: có thể sử dụng khay nhựa, khay tôn, hoặc bố lồng bằng simili, vải dày… Quan trọng là phải được chùi rửa, tẩy trùng sạch sẽ thường xuyên. Bạn có thể lót một lớp cát mỏng, hoặc giấy báo, giấy thấm… để thấm hút phân chim nhanh hơn – Ổ chim: với các loại chim nuôi đẻ, cần phải có chiếc tổ thích hợp. Ngoài ra bạn cẫn chuẩn bị sẵn xơ dừa, rơm, cỏ khô… đã được phơi sạch để làm vật liệu lót ổ cho chim.
– Thùng, lọ, khạp… đựng thức ăn cho chim: Luôn kiểm tra, lau chùi để tránh tình trạng thức ăn bị khô, mốc, mọt…
5. Chọn mua chim: Bạn sẽ đặt câu hỏi: vậy tôi nên mua chim gì?
3 lựa chọn: – Chim rừng: là các loại chim bắt từ rừng về, không có khả năng thuần hoá sinh sản trong điều kiện nuôi nhân tạo: hoạ mi, chích choè, hồng tước, thanh tước, sơn ca, khướu, cu gáy… Bạn là người mới chưa có kinh nghiệm? Hãy mua chim thuộc (chim đã được thuần, đã quen với thức ăn nhân tạo, quen cảnh sống lồng chuồng… ). Không nên mua chim bổi (chim mộc) mới bắt ở rừng về, khả năng sống sót là rất ít!
– Chim biết nói: một số là chim rừng, một số là chim sinh sản trong lồng chuồng: vẹt (két) Alexander (con xít), vẹt xanh VN, vẹt Mã Lai, vẹt châu Úc…; nhồng (yểng), sáo, cưỡng, quạ… Nên chọn mua chim non mới bắt đầu tập ăn, chim mập mạp, nên có tương đối đầy đủ lông, có thể bay chuyền quãng ngắn. Bạn sẽ phải đóng vai bảo mẫu mớm ăn cho chim, nhưng như vậy chim sẽ dễ quen với bạn và học nói nhanh hơn.
– Chim cảnh nhỏ: phần lớn người ta nuôi chim cảnh nhỏ để thưởng thức màu sắc đa dạng của chúng, quan sát cách chúng làm tổ, ấp trứng, nuôi con; gán ghép, lai tạo màu sắc mới. Tiếng hót của chim cảnh nhỏ không lớn (kích thước chúng nhỏ mà lại!), thường đơn điệu, nhưng nghe khá vui tai. Cá biệt là trường hợp Yến hót (canary) thì vừa hót hay, giọng khá lớn và có khả năng sinh sản trong lồng được.
Ở VN hiện nay chim cảnh nhỏ có nhiều loại: yến phụng (vẹt Hồng Kông), vẹt Nhật… chim họ Finch: Bảy màu, Manh manh Nhật, Sắc nhật, Diễm Ấn, Bạc má, Long cơ… Nên chọn mua chim đã thay lông hoàn toàn (chim lứa), chúng sẽ dễ thích nghi với môi trường mới hơn. Với Yến phụng, Vẹt Nhật có thể chọn mua khi chim được 2-3 tháng tuổi; Manh manh, Sắc, Bạc má… từ 3-5 tháng tuổi. Với các loại chim nhạy cảm hơn như Bảy màu, Long cơ, Yến hót Frill, Yến Border… nên chọn mua khi chúng được khoảng 7-10 tháng tuổi.
Các nguyên tắc chọn mua chim: – Chọn chim khỏe mạnh, nhảy nhót vui vẻ, ăn uống dễ dàng – Chọn chim mắt sáng, không chảy nước mắt; mũi sạch, không có nhầy nhớt; không hắt xì – Bộ lông óng mượt, sạch sẽ, ép sát vào thân – Da chân mịn màng là chim tơ (chim còn nhỏ), càng sần sùi chứng tỏ chim càng lớn. – Chân chim sạch sẽ, không nổi u cục, không có vết xước. Móng chân dài vừa phải, thẳng với ngón chân, không cong quặp, không mất ngón. – Hậu môn sạch sẽ, không dính phân nhớt bẩn – Lật ngửa chim trên lòng bàn tay: lườn chim mềm mại, đầy đặn, có lớp mỡ mỏng (chứng tỏ chim được nuôi dưỡng tốt). – Quan sát chim bay nhảy: nhanh nhẹn, không lệch vẹo. Khi đứng, tất cả các ngón chân chim đều cong lại, bám chắc vào cần đậu, chim đứng vững không nghiêng ngả. Đó là các nguyên tắc chung khi chọn mua chim cảnh. Mức độ chim thuần chủng, hót hay… hay không thì người có kinh nghiệm mới có thể nhận biết được. Nếu có thể, hãy mua của người quen hay nghệ nhân có kinh nghiệm, bạn sẽ giảm thiểu được rủi ro hơn.
Lưu ý: chim mới mua tuyệt đối không thả nuôi chung hoặc nuôi quá gần với chim đã có ở nhà. Cần cách li theo dõi một thời gian, thông thường từ 1- 4 tuần tuỳ theo loại chim và khả năng lây bệnh của chúng. Nếu không, rất có thể chú chim mới tuy trông khỏe mạnh nhưng đã là nguồn ủ bệnh, và sẽ lây lan bệnh gây thiệt hại với chim nhà.
Kinh Nghiệm Chọn Mua Chim Cảnh
Với đặc thù khí hậu thuận lợi cùng địa hình rừng núi chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ, nước ta được thiên nhiên trù phú với muôn vàn các loại chim khác nhau, và nhiều loài trong số đó đã được còn người chọn để nuôi làm cảnh. Mỗi một loài chim lại mang những đặc điểm về ngoại hình, màu sắc cũng như giọng hót khác nhau khiến những người yêu chim không khỏi lúng túng không biết chọn loại chim nào về nuôi. chúng tôi đã liệt kê ra đây một số nguyên tắc và kinh nghiệm chọn mua chim, hi vọng sẽ có ích với các bạn mới bắt đầu thú vui tao nhã này.
Hình ảnh một chú chim họa mi
– Hãy chọn một chú chim khỏe mạnh: Có thể dùng mắt quan sát để chọn được một chú chim có sức khỏe tốt. Một chú chim khỏe mạnh sẽ nhảy nhót vui vẻ, bay nhảy khắp lồng chuồng từ vị trí này sang vị trí khác, mắt liên tục đảo quanh nhanh nhảu. Ngoài ra có thể chờ để quan sát chim ăn, nếu chim ăn uống bình thường, ngon miệng thì đấy sẽ là một con chim đáng để chọn.
Một chú chim có đôi mắt sáng thường nhanh nhẹn, hoạt bát
– Vẻ ngoài hoạt bát: Chim có đôi mắt sáng long lanh, không chảy nước mắt, mũi sạch, không có nhầy nhớt rơi từ mũi và mỏ.
– Nên chọn những chú chim có bộ lông mọc đều, phủ kín, bông xốp, mượt mà và sạch sẽ.
Hình ảnh chú chim chào mào với bộ lông óng mượt
– Tuổi chim: Thường chim tơ sẽ có lớp da chân khá mịn màng, trắng trẻo, càng sần sùi thì tuổi đời của chim càng lớn.
– Chân chim sạch sẽ, đủ ngón, không có u cục nổi lên, không trầy xước. Móng chân của chim dài vừa phải, thẳng với ngón chân và không cong quặp quá.
Hãy kiểm tra chân của chim thật kỹ
– Hậu môn của chim sạch sẽ, không mẩn đỏ
– Hãy lật ngửa chim trên bày tay bạn, kiểm tra lườn chim, nếu mềm mại, đầy đặn chứng tỏ chim non đã được nuôi dưỡng tốt, có lực để phát triển sau này.
Kinh Nghiệm Nuôi Chim Yến Phụng Đẻ Nghiệp Dư
Tính đến ngày hôm nay (15/6) mình đã nuôi chim Yến Phụng tròn 8 tháng (14/10/2012- 14/6/2013). Dù yến phụng đã đẻ 3 đợt nhưng tới giờ vẫn chỉ có 9 con chim yến phụng như lúc đầu (6 con mua ở trại nuôi giống chim Yến Phụng, 3 con mua ngoài tiệm bán chim)
Thực ra mình hoàn toàn ko có kinh nghiệm hay kiến thức gì về nuôi chim yến phụng đẻ cả. Đơn giản là ra tiệm nhờ ghép 2 cái lồng lại thành 1 cái lồng lớn 50cm x 60cm x 100cm cho chim thoải mái nhảy nhót. Ăn uống thì thấy trong trại cho ăn gì bắt chước cho ăn cái đó, nhà mình vốn cưng động vật thấy tụi nó khoái gì là mua cho ăn.
Thức ăn chính: hạt kê + nước sạch (chim vừa uống vừa tắm, thay nước mỗi ngày) Thức ăn phụ: vỏ hàu, rau muống (200-300gram cọng rau muống bào, ăn hàng ngày, tụi nó ghiền món này); bắp (mỗi ngày 1 trái ăn tới khi chán thì ngưng, lâu lâu cho ăn lại), xà lách
Sau khi nuôi khoảng 2 tháng cho chim quen lồng (lúc đầu tụi nó còn nhát lắm), ra tiệm mua 2 cái hộp tổ chim yến phụng về gắn vô (giá rẻ lắm, chỉ 10k-12/tổ)
Mấy con chim tự bắt cặp, tự đẻ trứng ấp chim con. Hoàn toàn không can thiệp gì cả. Rất tiếc là lần đầu tiên thất bại thảm hại dẫn đến 2 con chim non phải đem hỏa táng dù đã cố gắng bằng mọi cách nuôi tụi nó ( câu chuyện đau lòng http://chuotnhatbexiu.blogspot.com/2013/02/cau-chuyen-ve-be-yen-phung-bi-me-bo-roi.html )
Lần thứ hai, dư âm nỗi buồn 2 bé chim non nên trong khoảng 2 tháng trời chẳng thèm đếm xỉa tới tụi nó, mỗi ngày chỉ thay nước, châm đồ ăn mới. Hok dè cuối cùng 2 tổ chim cho ra đời 5 bé chim yến phụng xinh đẹp. 3 con màu vàng, 2 con màu xanh dương (tất cả đều là phiên bản copy 99% màu lông của chim bố mẹ) Được 1-2 tuần thì tụi nó lần lượt bay đi hết (9 con chim cũ thì có mở cửa lồng tụi nó cũng chẳng thèm bay ra, trong khi 5 con chim yến phụng con thì mới hở cửa lồng đã bay vù đi hết, thế là công cốc)
Hiện tại mỗi tổ cũng có 2-3 yến phụng con, tụi nó đã mọc lông rồi, chắc khoảng 2 tuần nữa sẽ trưởng thành và rời tổ.
Quan sát 3 lần chim đẻ thì kinh nghiệm của mình tổng kết lại là: – Từ khi đẻ trứng, ấp trứng cho đến khi chim yến phụng con rời tổ khoảng 2-2,5 tháng – Khi thấy vỏ trứng rơi ra khỏi tổ là biết có chim con, từ đó mỗi ngày từ sáng tới tối nhớ thường xuyên thăm lồng, thấy chim con rớt ra khỏi tổ thì ngay lập tức bỏ trở lại vào tổ liền để tránh chim con bị mấy con chim lớn mổ bị thương (lần nào chim non cũng rớt ra 2-3 lần do mình mua tổ nhỏ) – Hạn chế lại gần lồng quá lâu hoặc nhìn vào tổ chim – Cung cấp nhiều thức ăn như rau xanh, vỏ hàu,… – Sau khi rời tổ thì 2-3 ngày đầu chim bố vẫn tiếp tục đút cho chim con ăn
Ngoài tiệm chim thì họ có nhiều kinh nghiệm hơn, ra đó hỏi sẽ được hướng dẫn chi tiết. Mình cũng search đọc rất nhiều tài liệu trên mạng nhưng cuối cùng nuôi chim theo cảm giác riêng, ko làm theo như hướng dẫn lý thuyết được.
Lồng chim yến phụng của mình ngày nào cũng có rau muống, rau xà lách, tụi yến phụng mê rau muống hễ thấy là bu lại ăn liên tục. Xà lách thì treo lên cho tụi nó rỉa chơi Trong lồng chim có 1 cái vòng làm xích đu, lúc mới bắt về thì chỉ con chim xanh lá sọc đen dạn dĩ nhất là leo vô chơi được. 2 con chim xanh dương sọc đen nhút nhát nhất, bây giờ tất cả tụi nó đều chơi xích đu thành thục, suốt ngày giành nhau đứng trong cái vòng đó.
Hai con yến phụng này mua ngoài tiệm, 90k/con, lúc này trong tổ đang có trứng chim
2 tổ chim trong lồng, chỉ là tổ nhỏ đơn giản ko phải loại tổ lớn có 2-3 ngăn
Chim non mới nở bé xíu xiu đỏ hỏn
Mấy con chim nhàn rỗi chuyên phá tổ chim, suốt ngày ngó nghiêng bên trong
Bé rớt ra khỏi tổ rồi nè, mới mọc vài lông măng nhìn lọm khọm xấu xí
Bé này hơn 1 tháng tuổi, lông đã mọc gần đầy đủ, ko hiểu sao cái mỏ đen thui
Chim non mới ra khỏi tổ, lông mượt mà sáng sủa đẹp hơn mấy con chim già
3 con chim non giống y hệt nhau, là bản sao của chim trống
Đây là con chim trống bố của 3 con chim non ở trên
Nghỉ ăn bắp 2 tháng, giờ thấy trái bắp là ôm ăn suốt
Chim yến phụng non trong tổ
Lại gần lồng chim thì chim mái ngay lập tức nhảy vào tổ bảo vệ chim non
Hai con chim yến phụng con trong tổ
Chim trống đứng bên ngoài
Kinh Nghiệm Nuôi Chim Cảnh
I. Chọn mua chim cảnh
Trước tiên bạn phải chọn mua các chú chim khỏe mạnh.Bạn quan sát nếu chú chim mang vẻ ủ rũ, xù lông, mệt mỏi hay rúc đầu xuống dưới cánh, đây không phải là chú chim bạn nên chọn. Nếu chú chim hắt hơi, chảy mũi, ngồi ở đáy lồng, chảy mũ ở phía trên lỗ mũi hay phân dính ở lông đuôi, có thể đó là vấn đề nghiêm trọng. Nếu khi chú chim thở mà gây ra tiếng lách cách hay đuôi của nó vẫy nhẹ, chú chim có thể bị bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp và bạn nên chọn một chú chim khác. Dấu hiệu của một chú chim khỏe mạnh bao gồm mắt sáng, lông sạch sẽ, sáng sủa, ăn ngon miệng và có hoạt động mạnh. Những chú chim khỏe mạnh ăn uống thường xuyên và rất năng động. Để bảo đảm mua được một chú chim khỏe mạnh, bạn nên mua chim ở một cửa hàng hay một người nuôi chim đáng tin cậy.
II. Vị trí đặt lồng chim:
Nguyên tắc chung khi xác định vị trí đặt lồng chim: nơi thoáng mát, tránh gió lùa, tránh mưa hắt, tránh ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu thẳng. Nên đặt lồng chim cạnh tường, cao quá đầu người, để tạo cho chim cảm giác an toàn hơn. Với các loại chim rừng, hoặc chim treo ngoài trời, ngoài hiên nhà, nên có áo lồng hoặc lợp mái che chắn cho chim.
III. Mua lồng chim
Bây giờ bạn chọn căn nhà cho chú chim của bạn như thế nào? Nó phải an toàn và thoải mái. Hãy mua cái lồng lớn nhất bạn có thể để được trong nhà. Phải để ý chú chim không thể ló đầu qua khe giữa 2 thanh chắn của lồng. Cái lồng phải tiện lợi, sạch sẽ và chim dễ tiếp cận thức ăn và nước uống. Thanh gỗ cho chim đậu phải có kích cỡ phù hợp, nên là gỗ thiên nhiên. Những thanh gỗ này có thể dễ dàng mua được ở các cửa hàng bán thú nuôi hay bạn có thể dễ dàng nhặt được. Các loại gỗ an toàn cho chim là gỗ mazanita, gỗ madrona, gỗ bạch đàn (do chim rất hay mổ vào các thanh gỗ trong lồng nên ta cần phải tìm các loại gỗ an toàn cho chim mổ). Làm sạch các thanh gỗ trước khi cho vào lồng. Nếu bạn có chú chim khác, nên để chú chim mới trong 1 căn phòng biệt lập vì nhiều loài chim ngoại quốc có thể mang theo những vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm có thể lây qua đường tiếp xúc. Điều này rất quan trọng đối với tất cả những thú nuôi có lông vũ của bạn. Bác sĩ thú y có thể khuyên bạn cách an toàn để cho 2 chú chim làm quen nhau, khi bạn đi kiểm tra sức khỏe cho chú chim.Tránh dùng lớp lót sàn của lồng bằng gỗ của cây óc chó. Việc này thường mang đến sự truyền nhiễm nấm cúc (aspergillus). Lót đáy lồng bằng khăn giấy hay lõi ngô đều được. Làm sạch hay thay lớp lót mỗi ngày.
IV. Các phụ kiện nuôi chim:
* Thức ăn, nước uống
: Hãy cố gắng chọn mua các loại cóng tự động, bạn sẽ đỡ mất thời gian thay thức ăn, nước uống hàng ngày cho chim. Mặt khác, cóng tự động sẽ giảm bớt tình trạng chim làm vấy bẩn vào thức ăn, nước uống. Nếu không có cóng tự động, bạn nên chùi rửa cóng hàng ngày, để đảm bảo vệ sinh cho chim. Tránh tình trạng thức ăn thừa lên men, nước uống bẩn rất dễ gây ra các bệnh đường ruột.
* Cần đậu
: Cần đậu cho chim thường làm bằng tre, hoặc gỗ. Hãy chọn các loại cây không có nhựa độc! Cần đậu làm từ cành các loại cây ăn quả rất thích hợp, vì thớ gỗ của chúng tương đối mềm, móng chim dễ bám. Theo kinh nghiệm nuôi chim, tôi nhận thấy chim rất thích các loại cần đậu bằng cành ổi, cành hồng xiêm, cành táo, cành me… Chặt cành, để nguyên vỏ cây, cọ rửa sạch, ngâm nước muối hay thuốc tím pha loãng, phơi khô: vậy là bạn đã có một chiếc cần đậu rất tốt! Và bạn sẽ thấy chim thích thú với cần đậu này hơn hẳn các loại cần đậu bán sẵn ngoài chợ! Nên có ít nhất 2 cần đậu, để cách xa nhau và chênh lệnh về độ cao, giúp chim có điều kiện bay, chuyền quãng ngắn – một bài tập thể dục rất cần thiết với chim nuôi nhà. Dĩ nhiên, với các loại lồng tre, lồng gỗ tròn… chật chội, khả năng này là không thể!
* Khay hứng phân
: Có thể sử dụng khay nhựa, khay tôn, hoặc bố lồng bằng simili, vải dày… Quan trọng là phải được chùi rửa, tẩy trùng sạch sẽ thường xuyên. Bạn có thể lót một lớp cát mỏng, hoặc giấy báo, giấy thấm… để thấm hút phân chim nhanh hơn.
* Ổ chim
: Với các loại chim nuôi đẻ, cần phải có chiếc ổ thích hợp. Ngoài ra bạn cẫn chuẩn bị sẵn xơ dừa, rơm, cỏ khô… đã được phơi sạch để làm vật liệu lót ổ cho chim.
* Thùng, lọ, khạp
..
. đựng thức ăn cho chim: Luôn kiểm tra, lau chùi để tránh tình trạng thức ăn bị khô, mốc, mọt…
* Thức ăn tổng hợp dành cho các loại chim cảnh
Cám dạng viên gồm các thành phần: Ngô, Gạo, Khô đậu lạc , thịt bò, tôm, lòng đỏ trứng gà , vitamin, khoáng chất …..
* Bạn có thể tự tạo cám viên cho chim cảnh bằng
máy ép cám chim
quay tay
Hoặc bạn dùng máy ép cám viên bằng điện
Người Phụ Nữ Khởi Nghiệp Kinh Doanh Từ Niềm Đam Mê Chim Cảnh
Cuộc phỏng vấn ngắn với người đứng đầu thương hiệu Cám chim MIO, thương hiệu cám chim cao cấp quen thuộc với người nuôi chim Việt.
Cuối tháng 3 năm 2023, tôi may mắn được tham dự một hội thi chim chào mào lớn tại tỉnh Quảng Trị. Giữa cái nắng chói chang của vùng đất miền Trung khắc nghiệt, tôi được chứng kiến những con người có chung một niềm đam mê kỳ lạ với những chú chim. Bên cạnh hàng nghìn nam giới đang theo dõi cuộc thi, tôi vô tình bắt gặp một người phụ nữ đang tất bật cùng nhân viên tại gian hàng quảng bá sản phẩm tư vấn cho khách hàng. Mỗi lúc vắng khách chị lại không quên theo dõi rất chăm chú và sát sao các lồng chim đang thi trên giàn. Đây là cơ hội để tôi được làm quen và có cuộc trò chuyện ngắn về thú chơi chim cùng chị:
Chào chị, chơi chim cảnh thường là thú chơi của cánh đàn ông, là một người phụ nữ mà chị lại có đam mê chơi chim, không những vậy còn đem chim từ Hà Nội tới các tỉnh khác tham gia thi nữa. Chị có thể chia sẻ thêm về niềm đam mê của mình được không?
Hiện nay phong trào chơi chim phát triển khá mạnh, không chỉ có những bậc chú bác thâm niên mà cả những người trẻ tuổi như tôi cũng có đam mê này. Đối với những người nghệ nhân thực thụ, việc chăm sóc chim không chỉ là chỉ cho chúng ăn mà cần đặt rất nhiều thời gian, tình cảm với chúng. Mình cần phải quan sát để ý mới biết được thói quen của mỗi con chim để điều chỉnh chế độ chăm sóc cho hợp lý nữa.
Lựa chọn được 1 chú chim hay và chăm sóc để nó phát huy được hết khả năng là niềm tự hào của mỗi người chơi chim. Ngoài ra, vào các dịp rảnh rỗi, tôi thường đem chim tới các tụ điểm café để giao lưu. Hội thi ngày hôm nay cũng là 1 dịp rất tốt để anh em nghệ nhân trên khắp cả nước tụ họp về đây giao lưu, học hỏi kinh nghiệm chăm sóc chim đồng thời cho những con chim tiêu biểu nhất của mình tham gia tranh tài tại 1 đấu trường quy mô lớn.
Vậy những yếu tố gì đã giúp chị cùng thương hiệu của mình vượt qua được giai đoạn khó khăn ban đầu?
Là một người nuôi chim lâu năm, tôi luôn đặt mình vào vị trí của các nghệ nhân, hiểu được tình cảm và tâm huyết họ dành cho những chú chim. Chính vì vậy, tôi luôn lựa chọn những nguồn nguyên liệu sạch, đạt chuẩn cho các sản phẩm của mình. Chúng tôi cũng rất tự hào khi sản phẩm của mình đã mang lại giá trị dinh dưỡng cao hơn, nhiều nghệ nhân nuôi chim đã đạt được các thành tích cao trong các hội thi họ tham gia nhờ vào việc sử dụng Cám chim MIO nuôi dưỡng những chú chim của mình.
Cảm ơn chị, chúc chị luôn mạnh khỏe, chúc thương hiệu Cám chim MIO luôn là người bạn thân thiết của mọi nghệ nhan nuôi chim trên khắp cả nước.
Tạm biệt người phụ nữ mê chim – một người phụ nữ trẻ nhưng đã phát triển được một thương hiệu có uy tín, có danh tiếng trong lĩnh vực nuôi chim. Tôi nhìn thấy được một niềm đam mê bất tận và sự tâm huyết của chị với từng chú chim. Hiện tại, thương hiệu Cám chim MIO đã và đang là một cái tên rất quen thuộc với người đam mê nuôi chim. Khách hàng có thể dễ dàng tìm mua các sản phẩm của công ty tại hệ thống đại lý trên toàn quốc hoặc qua website chúng tôi Tôi tin tưởng rằng với tâm huyết trong công việc và đam mê như vậy, chị có thể sớm đưa thương hiệu cám MIO thành thương hiệu cám chim hàng đầu Việt Nam.
van.vn – chuyên trang đánh giá, tư vấn và tin tức về công nghệ, sản phẩm hàng đầu Việt Nam.
Link gốc: http://doanhnhan.net/nguoi-phu-nu-khoi-nghiep-kinh-doanh-tu-niem-dam-me-chim-canh-113976.html
Kinh Nghiệm Chọn Mua Và Chăm Sóc Chim Họa Mi Chuyên Nghiệp (Phần 1)
– Tôi nói điều này nghe có vẻ điên, chọn Họa Mi khỏi cần nhìn dáng gì hết, chim nào cũng y chang nhau, và nhỏ bằng con se sẻ thì dáng dấp chọn thế nào???
– Giờ chọn chim Họa Mi: Tốt nhất ta nên chọn lúc sáng sớm và xẩm tối. Nhưng sáng sớm thì người bán chim chưa mở hàng, đứng đó xon xen chọn rồi không mua thế nào cũng bị chửi. Bạn nên đến trong khoảng từ 4h- 5h30 chiều. Đầy cũng là lúc con Họa Mi nào hay sẽ cất giọng hót.
– Cách tôi chọn chim: Tôi phải ghi là tôi chọn vì có những bạn khác có cách chọn theo tiêu chuẩn của mình. Đầu tiên tôi nhìn vào… chân con Họa Mi. Chú nào ko tật móng, chân có vảy dày, đen (chim già rừng) là tôi để ý.
– Tiếp theo bạn ghi nhớ lồng của các chú Họa Mi đã tuyển, sau đó mở file Họa Mi mái (bạn nào cần thì để lại mail address, tôi send ). Con Họa Mi nào hót đáp lại mới mua. Giả sử có ba con Họa Mi hót lại, bạn nghe giọng nào to, rõ và nhiều giọng ra thì bạn nhìn tiếp đến lông lá, lông không không được thưa, mắt không mù thì mua ngay.
– Thêm 1 kinh nghiệm của tôi, khi đến quầy thì canh lúc ít người dòm ngó thì nên chọn mua. Chứ chọn được con ưng ý mà bị giành thì tiếc lắm.
-Chế độ đấu dợt :
– Để Họa Mi cất giọng hót, bạn chỉ cần làm theo các bước trên. Theo quan điểm của cá nhân tôi, những người yêu giọng ca của Họa Mi khi lần đầu nghe giọng nó hót đã thấy quá tuyệt vời rồi. Chất giọng của nó là hỗn hợp của những âm thanh tự nhiên tựa như tiếng suối chảy, tiếng các loài chim khác như: chim khướu, sâu, …… Điều tôi thích ở giọng hót chim Họa Mi là nó có sự du dương, chuyển từ cao độ xuống thấp rất rõ rệt. Có thể nói mỗi lần Họa Mi cất giọng, tiếng hót véo von phát ra lắp vừa vặn vào một khuôn nhạc, có trầm bổng, có ngân nga và luyến láy. Và hay nhất là không con Họa Mi nào hót y chang con nào, mỗi con cómột cách hát khác nhau bản nhạc tự nhiên, có con ra giọng nhanh, gấp như rock, có con ra giọng dìu, nhẹ, thi thoảng nhấn mạnh như Blues hay Jazz.
Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệp Chọn Nuôi Chim Cảnh trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!