Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Nuôi Chim Cảnh được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
I. Chọn mua chim cảnh
Trước tiên bạn phải chọn mua các chú chim khỏe mạnh.Bạn quan sát nếu chú chim mang vẻ ủ rũ, xù lông, mệt mỏi hay rúc đầu xuống dưới cánh, đây không phải là chú chim bạn nên chọn. Nếu chú chim hắt hơi, chảy mũi, ngồi ở đáy lồng, chảy mũ ở phía trên lỗ mũi hay phân dính ở lông đuôi, có thể đó là vấn đề nghiêm trọng. Nếu khi chú chim thở mà gây ra tiếng lách cách hay đuôi của nó vẫy nhẹ, chú chim có thể bị bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp và bạn nên chọn một chú chim khác. Dấu hiệu của một chú chim khỏe mạnh bao gồm mắt sáng, lông sạch sẽ, sáng sủa, ăn ngon miệng và có hoạt động mạnh. Những chú chim khỏe mạnh ăn uống thường xuyên và rất năng động. Để bảo đảm mua được một chú chim khỏe mạnh, bạn nên mua chim ở một cửa hàng hay một người nuôi chim đáng tin cậy.
II. Vị trí đặt lồng chim:
Nguyên tắc chung khi xác định vị trí đặt lồng chim: nơi thoáng mát, tránh gió lùa, tránh mưa hắt, tránh ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu thẳng. Nên đặt lồng chim cạnh tường, cao quá đầu người, để tạo cho chim cảm giác an toàn hơn. Với các loại chim rừng, hoặc chim treo ngoài trời, ngoài hiên nhà, nên có áo lồng hoặc lợp mái che chắn cho chim.
III. Mua lồng chim
Bây giờ bạn chọn căn nhà cho chú chim của bạn như thế nào? Nó phải an toàn và thoải mái. Hãy mua cái lồng lớn nhất bạn có thể để được trong nhà. Phải để ý chú chim không thể ló đầu qua khe giữa 2 thanh chắn của lồng. Cái lồng phải tiện lợi, sạch sẽ và chim dễ tiếp cận thức ăn và nước uống. Thanh gỗ cho chim đậu phải có kích cỡ phù hợp, nên là gỗ thiên nhiên. Những thanh gỗ này có thể dễ dàng mua được ở các cửa hàng bán thú nuôi hay bạn có thể dễ dàng nhặt được. Các loại gỗ an toàn cho chim là gỗ mazanita, gỗ madrona, gỗ bạch đàn (do chim rất hay mổ vào các thanh gỗ trong lồng nên ta cần phải tìm các loại gỗ an toàn cho chim mổ). Làm sạch các thanh gỗ trước khi cho vào lồng. Nếu bạn có chú chim khác, nên để chú chim mới trong 1 căn phòng biệt lập vì nhiều loài chim ngoại quốc có thể mang theo những vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm có thể lây qua đường tiếp xúc. Điều này rất quan trọng đối với tất cả những thú nuôi có lông vũ của bạn. Bác sĩ thú y có thể khuyên bạn cách an toàn để cho 2 chú chim làm quen nhau, khi bạn đi kiểm tra sức khỏe cho chú chim.Tránh dùng lớp lót sàn của lồng bằng gỗ của cây óc chó. Việc này thường mang đến sự truyền nhiễm nấm cúc (aspergillus). Lót đáy lồng bằng khăn giấy hay lõi ngô đều được. Làm sạch hay thay lớp lót mỗi ngày.
IV. Các phụ kiện nuôi chim:
* Thức ăn, nước uống
: Hãy cố gắng chọn mua các loại cóng tự động, bạn sẽ đỡ mất thời gian thay thức ăn, nước uống hàng ngày cho chim. Mặt khác, cóng tự động sẽ giảm bớt tình trạng chim làm vấy bẩn vào thức ăn, nước uống. Nếu không có cóng tự động, bạn nên chùi rửa cóng hàng ngày, để đảm bảo vệ sinh cho chim. Tránh tình trạng thức ăn thừa lên men, nước uống bẩn rất dễ gây ra các bệnh đường ruột.
* Cần đậu
: Cần đậu cho chim thường làm bằng tre, hoặc gỗ. Hãy chọn các loại cây không có nhựa độc! Cần đậu làm từ cành các loại cây ăn quả rất thích hợp, vì thớ gỗ của chúng tương đối mềm, móng chim dễ bám. Theo kinh nghiệm nuôi chim, tôi nhận thấy chim rất thích các loại cần đậu bằng cành ổi, cành hồng xiêm, cành táo, cành me… Chặt cành, để nguyên vỏ cây, cọ rửa sạch, ngâm nước muối hay thuốc tím pha loãng, phơi khô: vậy là bạn đã có một chiếc cần đậu rất tốt! Và bạn sẽ thấy chim thích thú với cần đậu này hơn hẳn các loại cần đậu bán sẵn ngoài chợ! Nên có ít nhất 2 cần đậu, để cách xa nhau và chênh lệnh về độ cao, giúp chim có điều kiện bay, chuyền quãng ngắn – một bài tập thể dục rất cần thiết với chim nuôi nhà. Dĩ nhiên, với các loại lồng tre, lồng gỗ tròn… chật chội, khả năng này là không thể!
* Khay hứng phân
: Có thể sử dụng khay nhựa, khay tôn, hoặc bố lồng bằng simili, vải dày… Quan trọng là phải được chùi rửa, tẩy trùng sạch sẽ thường xuyên. Bạn có thể lót một lớp cát mỏng, hoặc giấy báo, giấy thấm… để thấm hút phân chim nhanh hơn.
* Ổ chim
: Với các loại chim nuôi đẻ, cần phải có chiếc ổ thích hợp. Ngoài ra bạn cẫn chuẩn bị sẵn xơ dừa, rơm, cỏ khô… đã được phơi sạch để làm vật liệu lót ổ cho chim.
* Thùng, lọ, khạp
..
. đựng thức ăn cho chim: Luôn kiểm tra, lau chùi để tránh tình trạng thức ăn bị khô, mốc, mọt…
* Thức ăn tổng hợp dành cho các loại chim cảnh
Cám dạng viên gồm các thành phần: Ngô, Gạo, Khô đậu lạc , thịt bò, tôm, lòng đỏ trứng gà , vitamin, khoáng chất …..
* Bạn có thể tự tạo cám viên cho chim cảnh bằng
máy ép cám chim
quay tay
Hoặc bạn dùng máy ép cám viên bằng điện
Kinh Nghiệm Nuôi Chim Họa Mi
Kinh nghiệm nuôi chim họa mi. Những điều cần biết khi bạn đang có ý định nuôi một chú họa mi.
1/ Mùa sinh sản của Họa m i. – Mùa sinh sản của họa mi bắt đầu khoảng tháng 4,tháng 5 âm lịch.đến giữa tháng 8 là đã có chi con rồi. – Tổ của chúng thường làm ở những lùm cây ở các đồi trọc,hay những cây cao.tổ họa mi rất kín đáo,trên những chảng ba của cây hay nơi có nhiều cành nhỏ đan xen nhau. – Mỗi lứa chúng đẻ khoảng 3 – 4 trứng.một điều lạ là chim trống và mái thay nhau ấp đến khi trứng nở.mỗi mùa sinh sản họa mi đẻ được vài ba lứa.họa mi là giống chim rất chung thủy,trống mái lúc nào cũng kề cận nhau như hình với bóng. Sau mùa sinh sản là mùa thay lông của chim chóc và họa mi cũng không nằm ngoài chu kì này. – Mùa thay lông của họa mi kéo dài từ 2 – 3 tháng mới chúng tôi nào yếu thì thay trước,chim nào khoẻ thì thay sau.mùa thay lông của họa mi nuôi nhốt không trùng với chim ngoài trời, – Khi họa mi bắt đầu thay lông ta cần phải có một kế hoạch cho chúng,đảo bảo điều kiện tốt nhất cho chúng có thể hoàn thành việc thay lông của mình. + Lồng chim phải được phủ cả ngảy,treo vào nơi yên tĩnh. + Tuyệt đối không cho nghe hoặc nhìn thấy chim mái. + Nên cho ăn cào cào,loại cào cào già để chúng thay lông cho nhanh. + Vài ba ngày cho chim sưởi nắng sáng khoảng 15 – 20 phút.khi lớp lông mới đã phủ nhiều ta cần tháo bớt khăn chùm lồng. – Điều đặc biệt nguy hiểm là chim mắc phải chứng thay lông bất định kì.có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc này. + Nuôi dưỡng không đúng mức:không đủ chất,bữa đói bữa no,thay đổi thức ăn đột ngột. +Thiếu chăm sóc: lâu không cho chim tắm nắng,tắm nước. + Do di chuyển xa đột ngột.cá nhân tôi đã từng di chuyển một con họa mi từ Hà Nội vào trong Nam.khoảng tuần đầu chim vẫn ăn uống hót.nhưng sau đó suy dần và cuối cùng chết.kể ra chuyện này là muốn những ai chưa nắm nhiều kinh nghiệm về nuôi chim thì có thể tránh khỏi nguy cơ xấu nhất. 3/ Phân biệt chim trống, mái. Thường thì với loài chim con trống thường sặc sỡ,bắt mắt.nhưng với họa mi thì khác. chim trống và mái giống nhau như hai giọt nước.nhưng cũng có một số kinh nghiệm có thể tin cậy được. + Quan sát những sợi râu đen như râu mèo của chúng,nếu là trống thì những sợi này mọc xuôi theo chiều mỏ,còn chim mái thì mọc ngang. + Còn kinh nghiệm nữa là.quan sát tổng thể hình dáng :thường thì chim mái và trống còn có nhiều điểm khác chúng tôi mái thường đầu nhỏ,thân hình mảnh khảnh,chân nhỏ…chim trốg thì vạm vỡ,đầu to… nhưng để quan sát như vậy thì rất khó,vì ta dễ bị hoa mắt với hàng chục hàng trăm con ở trong lồng.quan sát con chim khác quan sát con ngựa,con chó ở chỗ,với ngựa hay chó thì càng nhìn kĩ càng thì sẽ thấy rõ những điểm tốt và xấu.nhưng với chim chóc thì ngược lại,ta càng quan sát nhiều thì càng hoa mắt. kinh nghiệm là khi nào thấy rối mắt ta nên bỏ đi nơi khác một lúc.sau đó mới quay lại quan sát từ đầu. -1 lon tấm gạo (250g) – 1 muỗng cafe đường cát. – 2 muỗng cafe bột sò và xương. – Rang tấm bằng chảo dưới lửa nhỏ,khi nào hơi vàng bắt chảo xuống.đập ngay 5 quả trứng vào tấm,rắc đường bột sò vào.trộn đều sau đó đem phơi khô.có thể tấm bị vón cục lại,ta cần bóp nhuyễn ra.lưu ý:nhiều người chỉ sử dụng lòng đỏ trứng gà nhưng theo quan điểm cá nhân và cũng dựa vào kinh nghiệm của nhiều nghệ nhân nuôi chim thì ta có thể sử dụng cả lòng trắng trứng chim vẫn khoẻ mạnh và còn đẹp mã,bóng lông. – Ngoài ra mỗi ngày cần bổ sung thêm thức ăn tươi cho chim họa mi có thể là cào cào,sâu tươi…tuyệt đối không cho họa mi ăn sâu khô vì giọng chim sẽ hư,khàn. – Cần nói thêm chim họa mi cũng dễ nuôi vì có người cho ăn cả bột đậu. nhưng giọng mi trở nên khàn vì có nhiều chất dầu. Theo giới nuôi chim thì chim “bổi” là chim rừng đánh bẫy về còn nhát người .người ta còn gọi những chim đánh bẫy về được khoảng dăm bữa nửa tháng là chim “bổi” lỡ ,nghĩa là chim đã chịu ăn và tỉ lệ sống khi ta nuôi sẽ cao hơn ,vì vậy giá cả có nhích hơn chút đỉnh. – Tập cho chim dạn dần:họa mi bổi rất nhát người,chúng không như chim chích choè lửa rất mau dạn.với họa mi thì tránh cho chim gặp người trong tuần lễ đầu,trừ khi tiếp tế thức ăn cho chúng.muốn vậy cần trùm áo lồng và treo vào nơi yên tĩnh.ta sẽ hé áo dần trong khoảng 10 ngày sau .nhớ đừng” dục tốc bất đạt”. – Nên cho chim bổi ăn no đủ và bổ dưỡng: bước đầu ta chỉ mong cho chim chịu ăn là mừng rồi,sau đó mới nghĩ tiếp chuyện tập cho dạn dĩ với người.hàng ngày nên cung cấp đủ cào cào, sâu tươi trộn chung với tấm gạo.từ từ chúng sẽ quen mồi.sau đó cắt dần lượng cào cào hoặc sâu tươi.nhưng phải để ý xem con chim bổi của ta đã chịu ăn tấm rang chưa.theo kinh nghiệm riêng thì ta nhìn phân chim thường chúng ăn tấm thì phân có màu trắng hoặc hơi vàng.khác với khi ăn cào cào (sâu tươi) thì phân sẽ còn lại chút ít xác cào cào hay sâu tươi. – Ngoài ra cần chăm sóc chu đáo.họa mi bổi cũng cần tắm nắng và tắm nước nhưng trong khoảng thời gian ngắn khoảng 15 – 20 phút.
Tướng mắt : với con người mắt được coi là cửa sổ tâm hồn, thì chọn họa mi cũng theo cách đó. Nên chọn những con có đôi mắt sáng to, có thần khí, và cảnh giác nhạy bén, màu sắc mắt phải tươi, da mắt mỏng, con ngươi nhỏ, khoen mắt là vệt lông nhỏ màu trắng kéo dài ra sau ót giống mày con ngài. Cái tên chim Hoạ Mi cũng căn cứ cái mày ngài trắng này mà đặt ra. Đánh giá tướng mắt còn phải quan sát kỹ mặt nhãn cầu của chim. Chung quanh con ngươi có một loạt màu, tuỳ từng con, ta thấy có màu vàng, hồng, lam, xanh, tro lợt, trắng xám… gọi là nhãn đế sắc. Nếu quan sát kỹ hơn, ta thấy trong nhãn đế sắc còn có những chấm nho nhỏ khác nằm rời rạc ( cũng xuất hiện chung quanh con ngươi) tiếng trong nghề gọi là xa nhãn.
Xa nhãn thường có 4 loại sau đây:
1. Kim xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu vàng. 2. Thiết xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu xanh ửng đen như màu sắt nguội. 3. Ngân xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu trắng sáng. 4. Huy xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu tro lợt. Nói chung, màu đáy mắt của chim HM phải là màu đậm mới tốt. Khi lựa chim họa mi nên đến gần lồng dùng ngón trỏ nhẹ nhàng làm dấu chữ thập, hoặc vẽ hình vòng tròn một hai lần để xem phản ứng con chim nhốt trong ra sao. Nếu đó là chim nuôi chưa thuộc thì phản ứng của nó là nhảy lung tung trong lồng tìm lối thoát thân. Còn chim thuần thuộc thì nó cứ đứng yên trên cần đậu, đôi mắt và chiếc đầu của nó di chuyễn theo hướng ngón tay ‘vẽ bủa’ của mình, chứng tỏ chim có cá tính mạnh, tự tin và phản xạ nhạy bén.
ĐỂ CHIM HỌA MI HÓT HAY NHIỀU GIỌNG
Để chơi một con chim họa mi hót hay và nhiều giọng, bạn phải luôn luôn cho chim đi dượt, một con chim có có tuổi lồng, già rừng thường thì là giọng rất trong và hay tiếng hót có hồn của núi rừng, giọng có tiếng suối,..tiếng cúc cu, tiếng mèo kêu, có con bắt được giọng bắt cô trói cột…khổ quá, hót được cả giọng chích choè và các giọng khác…đó là con chim hay..bạn có tiền mà không mua được, vì con chim hay ít khi người ta bán. Nếu chim của bạn là chim mộc hoặc mộc dở thì bạn vẫn phải mang đi dượt chim, phương pháp trùm kín áo lồng để dưới đất cho nó nghe ngóng các bậc đại ca hót để bắt giọng, như kiểu hát Karaoke đấy, Trường hợp không đi dượt chim được thì mua CD họa mi trống hót để chim nghe tập giọng. Muốn tập cho chim hót khỏe và hay bạn phải bỏ hết áo lồng, treo chim lên cao hòa nhập với đất trời thiên nhiên, yên tĩnh chim hót rất hay và nhiều giọng. Nếu chim của bạn chỉ nuôi ở nhà cho dù tuổi lồng có đến 6 năm chim hót dở vẫn là dở.
Những lời khuyên hữu ích khi nuôi chi họa mi:
Kinh Nghiệm Nuôi Chim Sơn Ca
Nuôi chim Sơn Ca không khó nhưng để chim sơn ca hót lại không hề dễ. Hãy tham khảo những kinh nghiệm của người chơi chim đối với việc nuôi chim sơn ca hót ngay sau đây.
Cách chọn sơn ca
Chọn nuôi chim sơn ca đẹp và hay thì trên người phải có đốm nổi bật. Hai cánh trường bắt chéo trên lưng không nằm hai bên, giọng hót đòi hỏi phải luyến láy đổi giọng liên tục từ thấp đến cao rồi lại xuống thấp, mỗi lần hót phải kéo dài ít nhất 30 hồi. Những con sơn ca hay đều lên nấm hót, vừa hót vừa búng cánh như chuẩn bị bay lên rất đẹp mắt
Thức ăn cho chim sơn ca
Với nhiều loài chim thay đổi loại cám làm cho chim không ổn định đặc biệt đối với sơn ca càng nên tránh thay đổi cám
Nuôi sơn ca đơn giản hơn các loài chim hót khác, chỉ cần cám con cò thêm tí trứng là đủ không cầu kỳ gì nhiều. Ngoài ra chim còn ăn kê bóc vỏ trộn lòng đỏ trứng. Nếu có điều kiện thì làm ít kê bóc vỏ (loại kê nếp chuyên làm bánh đa kê, cứ mỗi lạng cho hai lòng đỏ trứng trộn đều phơi dưới trời nắng to( lưu ý nếu sao thì phải thật nhỏ lửa) cho vào hộp đậy kỹ để chim ăn dần.
Sơn ca ăn các loại bông cỏ và côn trùng nhỏ, kiến cánh, mối, cào cào non, sâu bột. Vì vậy nên thỉnh thoảng cho thêm ít châu chấu,cào cào non là được. Nhưng quan trọng nhất là phải cho ăn rau. Tốt nhất là dưa chuột hoặc mướp đắng bổ đôi cho vào lồng chim tự rỉa ăn dần. Tránh không cho ăn sâu kể cả sâu khô và sâu tươi có thể làm chim của bạn lông bị xoăn, hỏng lông, phải đến mùa thay lông sau mới hết.
Lúc sơn ca căng lửa có thể cho ăn vài con sâu tươi cũng được nhưng chỉ thời gian căng lửa thôi. Sơn ca nuôi nên treo thêm nang (mai) mực cho chim ăn để mài mỏ và để cung cấp khoáng canxi.
Nuôi sơn ca non đến khi hót được, bạn phải mất một thời gian nuôi và chăm sóc, thường phải qua kỳ thay lông , thường phải 5-7 tháng với điều kiện bạn phải chọn đúng chim trống đặc biệt nuôi sơn ca chúng ta nên kiên trì. Chim sơn ca nuôi rất khó lên , bình quân nuôi 1 bầy chim con khoảng 30 con thì sau 6 tháng chỉ lựa lại được khoảng 5-6 con thôi, 5-6 con này nuôi khoảng 4-6 tháng nữa thì bắt đầu hót, nếu có chim lớn hay thì khoảng 10 tháng là hót tương đối.
Nguồn: sưu tầm
Kinh Nghiệm Nuôi Chích Chòe Than
Chích chòe than (danh pháp hai phần: Copsychus saularis) là một loài chim dạng sẻ nhỏ trước đây là phân loại như là một thành viên của họ Hoét, nhưng nay được xem là thuộc họ Đớp ruồi cựu thế giới nó là các loài chim đặc biệt màu đen và trắng với một cái đuôi dài được giữ thẳng đứng khi kiếm thức ăn trên mặt đất . Phân bố ở nhiều vùng nhiệt đới Nam và Đông Nam Á, chúng là các loài chim phổ biến trong các vườn đô thị cũng như rừng. Chúng đặc biệt nổi tiếng với những giọng hót hay đã từng phổ biến như các loài chim nuôi.
Hôm nay tình cờ đọc được một bài trên mạng chia sẻ kinh nghiệm về cách phân biệt trống hay mái của chích chòe than khi còn non xin chia sẻ lại cho mọi người. Hi vọng sẽ là một thông tin bổ ích
Khi các bạn mà chọn được một con chim có đầy đủ tiêu chuẩn trên thì : Chúc mừng bạn . Chỉ 1 lần lựa chọn mà có 1 con chim sau này làm chòe đá hay hót múa đều ok hết
CÁCH ĐỀ PHÒNG CHÒE THAN CON LỘN MÈO
Nuôi chích chòe lửa để căn nhà của bạn thêm sinh động Nguyên liệu Đậu phộng : 150 g Tôm or tép : 150 g Trứng gà : 10 quả ( lấy lòng đỏ ) Đậu xanh : 100 g Trứng cút : 10 quả
Cách làm
– Đậu chọn loại 1,rang với lửa nhỏ đến khi vàng đều thì ray vỏ,xay nhuyễn! Lót báo rút dầu trong 2 ngày
– Tép còn tươi rửa sạch,để nguyên vỏ cho vào máy sinh tố cùng với 5 lòng đỏ trứng gà + 10 trứng cút rồi xay cho đến khi tép thật nhuyễn thì cho hỗn hợp này vào với đậu đã rút dầu cùng 5 trứng còn lại,trộn đều,cho vào lò vi sóng(nếu không có thì mang lên chảo rang với lửa nhỏ).Sau khi thấy bột không còn dính tay thì mang ra dùng cối ép hạt.
– Trải đều bột đã ép ra báo và đem phơi nắng,liên tục thay báo khi thấy đã thấm dầu,làm vậy trong 3 ngày! Trong trường hợp thời tiết không có nắng các bạn có thể dùng quạt bàn để sấy cho khô bột cũng với cách làm trên.Tuy nhiên khi chuẩn bị cho vào keo thì nên dùng máy sấy tóc sấy sơ qua hoặc dùng 1 cái chảo gác lên 1 nồi nước sôi để rang bột nhằm đảm bảo không còn hơi nước đọng trong bột!
– Nên dùng hũ thủy tinh để bảo quản,kỹ hơn thì cho thêm vào 1 túi hút ẩm! Làm đúng cách này bột có thể bảo quản trong 6 tháng mà chất lượng không hề thay đổi!
Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Nuôi Chim Cảnh trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!