Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Nuôi Chim Cảnh Làm Giàu được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thú nuôi chim cảnh đã có từ rất lâu, đầu tiên nó xuất phát từ những nhà quý tộc, sau đó lan rộng ra mọi từng lớp. Ngày nay thú chơi chim cảnh vừa là cách để giảm stress, vừa là 1 mô hình kinh tế làm giàu. Bài viết sau sẽ tổng hợp những kinh nghiệm trong chọn mua và kỹ thuật nuôi chim cảnh giúp bạn có được những kiến thức với thú vui làm giàu này.
1. Bước đầu trong nuôi chim cảnh 1.1 Suy xétHẳn nhiều bạn sẽ buồn cười, có gì mà phải suy xét, thích thì nuôi, vậy thôi! Vâng, đồng ý là như vậy, nhưng vẫn có những vấn đề mà trước khi nuôi chim, chúng ta nên lưu ý tới:
Sức khỏe: Hãy đảm bảo là bạn và những thành viên trong gia đình bạn không có ai bị bệnh dị ứng, hen suyễn… Bụi lông chim là một trong những tác nhân kích ứng ghê gớm với những căn bệnh này!
Thời gian: Nếu bạn hay đi công tác xa, nếu bạn thường xuyên vắng nhà, nếu cuộc sống sinh hoạt của bạn không đều đặn, nếu bạn quá vướng bận công việc, hoặc bận chăm lo con cái còn nhỏ… thì không nên nuôi chim. Bạn phải có thời gian, không nhiều, nhưng nhất thiết phải có một khoảng thời gian tương đối đều đặn trong ngày để chăm sóc chim cảnh. Hãy nhớ là cuộc sống, sức khỏe… của chim phụ thuộc hoàn toàn vào bạn. Nếu bạn quên cho chim ăn, quên cho uống nước, quên trùm áo lồng, lười không dọn vệ sinh…, không sớm thì muộn, bạn sẽ đánh mất chú chim ấy!
Với những loại chim cao cấp đắt tiền, không chỉ cần có tiền, bạn còn cần phải có kinh nghiệm nuôi, vì chúng đòi hỏi chế độ chăm sóc đặc biệt hơn. Nếu không, bạn sẽ tốn tiền vô ích!
1.2 Vị trí đặt lồng chim:Nguyên tắc chung khi xác định vị trí đặt lồng chim: nơi thoáng mát, tránh gió lùa, tránh mưa hắt, tránh ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu thẳng. Nên đặt lồng chim cạnh tường, cao quá đầu người, để tạo cho chim cảm giác an toàn hơn. Với các loại chim rừng, hoặc chim treo ngoài trời, ngoài hiên nhà, nên có áo lồng hoặc lợp mái che chắn cho chim.
1.3 Lồng chim:Lồng chim nên cố gắng đảm bảo rộng rãi, để chim bay nhảy được dễ dàng. Nhược điểm của các loại lồng gỗ, lồng tre… là khó chùi rửa, dễ tạo ổ trú ẩn cho các loại rận, mạt kí sinh, gây bệnh cho chim và cho cả con người. Nếu bạn sử dụng loại lồng này, nên cọ rửa bằng xà phòng, phơi nắng thường xuyên.
Nhược điểm của lồng kim loại là nặng, hình dáng không đẹp, dễ bị rỉ sét, nếu sử dụng loại lồng này, nên chọn mua lồng kẽm không rỉ, hoặc lồng sắt tráng nhựa, hoặc tự tay sơn bảo vệ bên ngoài. Nếu tự tay sơn lồng, nên lưu ý chọn loại sơn không có chì, vì chì rất độc hại với chim. Có một kinh nghiệm chống rận mạt kí sinh rất hay, là bạn sử dụng dầu hôi (dầu lửa) bôi lên nan lồng, đáy lồng. Kiến, rận mạt đều không thích mùi dầu này, chúng sẽ bỏ đi ngay.
1.4 Các phụ kiện:* Cóng thức ăn, nước uống: Hãy cố gắng chọn mua các loại cóng tự động, bạn sẽ đỡ mất thời gian thay thức ăn, nước uống hàng ngày cho chim. Mặt khác, cóng tự động sẽ giảm bớt tình trạng chim làm vấy bẩn vào thức ăn, nước uống. Nếu không có cóng tự động, bạn nên chùi rửa cóng hàng ngày, để đảm bảo vệ sinh cho chim. Tránh tình trạng thức ăn thừa lên men, nước uống bẩn rất dễ gây ra các bệnh đường ruột.
* Cần đậu: Cần đậu cho chim thường làm bằng tre, hoặc gỗ. Hãy chọn các loại cây không có nhựa độc! Cần đậu làm từ cành các loại cây ăn quả rất thích hợp, vì thớ gỗ của chúng tương đối mềm, móng chim dễ bám. Theo kinh nghiệm nuôi chim, tôi nhận thấy chim rất thích các loại cần đậu bằng cành ổi, cành hồng xiêm, cành táo, cành me… Chặt cành, để nguyên vỏ cây, cọ rửa sạch, ngâm nước muối hay thuốc tím pha loãng, phơi khô: vậy là bạn đã có một chiếc cần đậu rất tốt! Và bạn sẽ thấy chim thích thú với cần đậu này hơn hẳn các loại cần đậu bán sẵn ngoài chợ! Nên có ít nhất 2 cần đậu, để cách xa nhau và chênh lệnh về độ cao, giúp chim có điều kiện bay, chuyền quãng ngắn – một bài tập thể dục rất cần thiết với chim nuôi nhà. Dĩ nhiên, với các loại lồng tre, lồng gỗ tròn… chật chội, khả năng này là không thể!
* Khay hứng phân: Có thể sử dụng khay nhựa, khay tôn, hoặc bố lồng bằng simili, vải dày… Quan trọng là phải được chùi rửa, tẩy trùng sạch sẽ thường xuyên. Bạn có thể lót một lớp cát mỏng, hoặc giấy báo, giấy thấm… để thấm hút phân chim nhanh hơn.
* Ổ chim: Với các loại chim nuôi đẻ, cần phải có chiếc ổ thích hợp. Ngoài ra bạn cẫn chuẩn bị sẵn xơ dừa, rơm, cỏ khô… đã được phơi sạch để làm vật liệu lót ổ cho chim.
* Thùng, lọ, khạp… đựng thức ăn cho chim: Luôn kiểm tra, lau chùi để tránh tình trạng thức ăn bị khô, mốc, mọt…
1.5 Có mấy dạng chim cảnh và nên chọn loại chim nào?Bạn sẽ đặt câu hỏi: Vậy tôi nên mua chim gì? Câu trả lời nằm ở phía bạn. Bạn thích nuôi loại chim nào thì bạn mua chim đó. Trước khi mua chim, bạn nên cân nhắc kỹ, hỏi người bán xem thói quen của loài chim mà bạn định mua, cách chăm sóc chúng như thế nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của những người chơi chim có kinh nghiệm. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại chim. Đại để có thể phân vào 3 loại:
* Chim rừng: Là các loại chim bắt từ rừng về, chưa được thuần hoá, sinh sản trong điều kiện nuôi nhân tạo: hoạ mi, chích choè, hồng tước, thanh tước, sơn ca, khướu, cu gáy… Bạn là người mới, chưa có kinh nghiệm. Hãy mua chim thuộc (chim đã được thuần, đã quen với thức ăn nhân tạo, quen cảnh sống lồng chuồng…), không nên mua chim bổi (chim mộc) mới bắt ở rừng về, khả năng sống sót là rất ít!
* Chim nói: Một số là chim rừng, một số là chim sinh sản trong lồng chuồng: vẹt xanh Việt Nam, vẹt Mã Lai, vẹt châu Úc…; nhồng (yểng), sáo, cưỡng, quạ… Nên chọn mua chim non mới bắt đầu tập ăn, chim mập mạp, nên có tương đối đầy đủ lông, có thể bay chuyền quãng ngắn. Bạn sẽ phải đóng vai bảo mẫu mớm ăn cho chim, nhưng như vậy chim sẽ dễ quen với bạn và học nói nhanh hơn.
* Chim cảnh nhỏ: Phần lớn người ta nuôi chim cảnh nhỏ để thưởng thức màu sắc đa dạng của chúng, quan sát cách chúng làm tổ, ấp trứng, nuôi con; gán ghép, lai tạo màu sắc mới. Tiếng hót của chim cảnh nhỏ không lớn, thường đơn điệu, nhưng nghe khá vui tai. Cá biệt là trường hợp Yến hót (Canary) thì vừa hót hay, giọng khá lớn và có khả năng sinh sản trong lồng được. Ở Việt Nam hiện nay, chim cảnh nhỏ có nhiều loại: Yến phụng (vẹt Hồng Kông), vẹt Nhật… chim họ Finch: Bảy màu, Manh manh Nhật, Sắc nhật, Diễm Ấn, Bạc má, Long cơ… Nên chọn mua chim đã thay lông hoàn toàn (chim lứa), chúng sẽ dễ thích nghi với môi trường mới hơn. Với Yến phụng, Vẹt Nhật có thể chọn mua khi chim được 2-3 tháng tuổi, Manh manh, Sắc, Bạc má… từ 3-5 tháng tuổi. Với các loại chim nhạy cảm hơn như Bảy màu, Long cơ, Yến hót Frill, Yến Border… nên chọn mua khi chúng được khoảng 7-10 tháng tuổi.
1.6 Nguyên tắc, và kinh nghiệm chọn mua chim về nuôi* Chọn chim khỏe mạnh, nhảy nhót vui vẻ, ăn uống dễ dàng
* Chọn chim mắt sáng, không chảy nước mắt; mũi sạch, không có nhầy nhớt; không hắt xì
* Bộ lông óng mượt, sạch sẽ, ép sát vào thân
* Da chân mịn màng là chim tơ (chim còn nhỏ), càng sần sùi chứng tỏ chim càng lớn.
* Chân chim sạch sẽ, không nổi u cục, không có vết xước. Móng chân dài vừa phải, thẳng với ngón chân, không cong quặp, không mất ngón.
* Hậu môn sạch sẽ, không dính phân nhớt bẩn
* Lật ngửa chim trên lòng bàn tay: lườn chim mềm mại, đầy đặn, có lớp mỡ mỏng (chứng tỏ chim được nuôi dưỡng tốt).
* Quan sát chim bay nhảy : nhanh nhẹn, không lệch vẹo. Khi đứng, tất cả các ngón chân chim đều cong lại, bám chắc vào cần đậu, chim đứng vững không nghiêng ngả.
Đó là các nguyên tắc chung khi chọn mua chim cảnh. Mức độ chim thuần chủng, hót hay… hay không thì người có kinh nghiệm mới có thể nhận biết được. Nếu có thể, hãy mua của người quen hay nghệ nhân có kinh nghiệm, bạn sẽ giảm thiểu được nhiều rủi ro hơn.
Lưu ý: Chim mới mua, tuyệt đối không thả nuôi chung hoặc nuôi quá gần với chim đã có ở nhà. Cần cách li theo dõi một thời gian, thông thường từ 1-4 tuần tuỳ theo loại chim và khả năng lây bệnh của chúng. Nếu không, rất có thể chú chim mới tuy trông khỏe mạnh nhưng đã là nguồn ủ bệnh, và sẽ lây lan bệnh gây thiệt hại với chim nhà
2. Kinh nghiệm chăm sóc thuần dưỡng chim cảnh 2.1 Phân loại chim cảnh Việt Nam:Chim cảnh được chia làm 3 loại chim bổi, chim chuyền và chim con:
Chim bổi: Là những con chim đã trưởng thành bắt được từ thiên nhiên nhược điểm của loại này là rất khó nuôi, khó thuần dưỡng, cơ hội sống sót của loài chim này không cao nhưng lại có giọng hót hay và giữ được giọng của chim rừng.
Chim chuyền: Là những con chim vừa mới trưởng thành loại này có ưu điểm dễ nuôi và dễ tập cho quen người tuy nhiên có nhược điểm là giọng rừng và phải siêng mang chim đi dợt thì chim mới hót hay.
Chim con: Được nuôi từ nhỏ tuy nhiên trong thời gian đầu nuôi rất vất vả nhưng chim rất khôn và dạn dĩ giống chim chuyền.
2.2 Chọn loại chim cảnh hót:Hãy xác định bạn nuôi chim cảnh hót là để nghe chim hót, nhiều người mua chọn chim cảnh hót thường chọn những loại màu sắc sặc sỡ sau một thời gian sẽ chán vì đó là những loại chim chỉ để nuôi làm cảnh. Chim chỉ hót được khi được nuôi riêng một lồng và thông thường chỉ có chim trống mới hót hay chính vì thế bạn nên chọn lựa cho kỹ và xác định mình nuôi chim với tiêu chí gì.
2.3 Chọn lồng cho chim hót:Việc chọn lồng cho chim cảnh hót hay cũng rất quan trọng bởi tùy từng loại chim mà ta chọn kích cỡ lồng khác nhau. Nếu lồng rộng quá chim sẽ nhát và khó thuần, ngược lại nếu lồng chật quá sẽ làm hư lồng và chim không được thoải mái. Theo những người có kinh nghiệm nuôi chim lâu năm thì chim mới mua về nên có áo lồng để chim không bị nhát và áo lồng sẽ được mở từ từ cho tới khi chim thật sự dạn.
2.4 Nuôi và thuần dưỡng chim cảnh hót:Khi nuôi chim cảnh hót cần chăm sóc kỹ lưỡng như cần cho chim được ăn, tắm, tắm nắng thì mới khỏe và hót hay:
Không nên huýt sáo để tập cho chim hót theo bởi thường những người mới nuôi chim hay huýt sáo để chim hót theo.
Không nên phơi nắng cho chim ở hướng mặt trời chiếu thẳng vào, hạn chế phơi nắng ở thời gian 12 giờ trưa và phơi chim quá lâu.
Không nên cho chim cảnh tắm trong lồng hoặc cho nước vào lồng để chim tắm mà hãy cho chim ra lồng tắm để tắm, điều này giúp cho chim biết được nơi nào là nơi tắm nào nơi nào là nước uống. Thời gian để thích hợp cho chim tắm khoảng tời 12 tới 13h chiều. Cũng có nhiều trường hợp khi cho chim qua lồng tắm và quên không đóng cửa lồng vì thế có chỗ hở để chim bay về thiên nhiên bạn nên chú ý điều này.
2.5 Chế biến thức ăn cho chim cảnh:Mỗi loài chim cảnh thích hợp với loại thức ăn khác nhau. Vì vậy cần tìm hiểu kỹ trước khi cho ăn. Khi chim ăn no đủ sẽ có đủ “sức” để hót nhiều và hay.
3. Nuôi chim cảnh làm giàuTừ lâu đã trở thành nghề của một số địa phương. Điển hình là ở Tân Lập người ta nhắc tới chim cảnh là nhắc tới anh Tưởng vì anh đã biến thú chơi chim thành nghề kinh doanh mỗi năm hàng tỷ đồng.
Anh Trần Mạnh Tưởng thôn Trà Khê, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư quyết định trở về quê sinh sống và nghĩ cách làm giàu ngay trên quê hương của mình bằng nghề nuôi chim cảnh và nuôi chim cảnh hót.
Con số lợi nhuận 500 triệu đồng/năm không hề nhỏ đối với kinh tế hộ gia đình ở nông thôn như anh Tưởng. Anh đã tạo việc làm cho 6 lao động với mức thu nhập từ 2 – 3 triệu đồng/người/tháng. Hiện anh đang sở hữu trên 1.000 con chim cảnh, từ loại có giá thấp 100 – 200 nghìn đồng/con đến loại giá cao 5 – 7 triệu đồng/con.
Ðể có thể mang bán, hầu hết các loại chim nói trên đều phải qua quá trình thuần hóa, chăm sóc bằng chế độ đặc biệt trong thời gian từ 2 đến 3 tháng hoặc hàng năm tùy theo loại chim. Khi chim chưa qua thuần dưỡng thường có giá từ 30 – 100 nghìn đồng/con, nhưng khi được thuần dưỡng, chăm sóc để chim thích nghi với điều kiện nuôi nhốt và chế độ ăn thì giá tăng lên gấp 4 – 5 lần, thậm chí có con lãi gấp chục lần.
Chim sơn ca được chuyển từ Ðà Nẵng về nuôi tập trung đến khi tách riêng ra lồng có giá từ 500 – 550 nghìn đồng/con; chào mào có giá từ một đến vài triệu đồng/con, đặc biệt chào mào Huế có giá cao hơn rất nhiều; chim cu gáy nuôi từ bé có giá từ 1-2 triệu đồng/con; chích chòe nếu nuôi được hai năm cũng có giá khoảng 800.000 – 1 triệu đồng/con… Mỗi loại chim có tiêu chí đánh giá riêng.
Với những người chơi chim lâu năm trong hội chim cảnh Hà Nội, có kinh nghiệm thì chỉ nhìn qua dung mạo của chim như màu lông, vảy chân, sải cánh, mỏ… là có thể biết được “cá tính”, giá trị của từng con. Ngoài ra, tô điểm thêm cho chim là lồng chim. Gia đình anh Tưởng đã nhập nguyên liệu, mẫu mã ở Huế và làng Vác (Hà Nội) để làm ra những chiếc lồng chim vừa đẹp mắt vừa có giá trị từ vài trăm, đến tiền triệu, thậm chí 10-15 triệu đồng một chiếc lồng cổ và có hoa văn cầu kỳ, độc đáo.
Kinh Nghiệm Chọn Mua Chim Cảnh
Với đặc thù khí hậu thuận lợi cùng địa hình rừng núi chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ, nước ta được thiên nhiên trù phú với muôn vàn các loại chim khác nhau, và nhiều loài trong số đó đã được còn người chọn để nuôi làm cảnh. Mỗi một loài chim lại mang những đặc điểm về ngoại hình, màu sắc cũng như giọng hót khác nhau khiến những người yêu chim không khỏi lúng túng không biết chọn loại chim nào về nuôi. chúng tôi đã liệt kê ra đây một số nguyên tắc và kinh nghiệm chọn mua chim, hi vọng sẽ có ích với các bạn mới bắt đầu thú vui tao nhã này.
Hình ảnh một chú chim họa mi
– Hãy chọn một chú chim khỏe mạnh: Có thể dùng mắt quan sát để chọn được một chú chim có sức khỏe tốt. Một chú chim khỏe mạnh sẽ nhảy nhót vui vẻ, bay nhảy khắp lồng chuồng từ vị trí này sang vị trí khác, mắt liên tục đảo quanh nhanh nhảu. Ngoài ra có thể chờ để quan sát chim ăn, nếu chim ăn uống bình thường, ngon miệng thì đấy sẽ là một con chim đáng để chọn.
Một chú chim có đôi mắt sáng thường nhanh nhẹn, hoạt bát
– Vẻ ngoài hoạt bát: Chim có đôi mắt sáng long lanh, không chảy nước mắt, mũi sạch, không có nhầy nhớt rơi từ mũi và mỏ.
– Nên chọn những chú chim có bộ lông mọc đều, phủ kín, bông xốp, mượt mà và sạch sẽ.
Hình ảnh chú chim chào mào với bộ lông óng mượt
– Tuổi chim: Thường chim tơ sẽ có lớp da chân khá mịn màng, trắng trẻo, càng sần sùi thì tuổi đời của chim càng lớn.
– Chân chim sạch sẽ, đủ ngón, không có u cục nổi lên, không trầy xước. Móng chân của chim dài vừa phải, thẳng với ngón chân và không cong quặp quá.
Hãy kiểm tra chân của chim thật kỹ
– Hậu môn của chim sạch sẽ, không mẩn đỏ
– Hãy lật ngửa chim trên bày tay bạn, kiểm tra lườn chim, nếu mềm mại, đầy đặn chứng tỏ chim non đã được nuôi dưỡng tốt, có lực để phát triển sau này.
Hướng Dẫn Nuôi Chim Cảnh Sinh Sản Làm Giàu
Mô hình nuôi chim cảnh sinh sản làm giàu Cách nuôi chim trĩ làm giàu
– Chim trĩ được đánh giá là một giống chim mang lại hiệu quả nền kinh tế cao nhất trong tất cả các loại gia cầm, với hai thị trường tiêu thụ hiệu quả: cung cấp thương phẩm và con giống cho các trang trại.
– Một câu chuyện có thật từ nhân vật đã thành công với mô hình làm giàu bằng hình thức nuôi chim trĩ đó là anh Tuấn ngụ tại thành phố Cần Thơ bắt đầu với mô hình này vào năm 2023.
– Với các thông tin thông thường từ loài chim này bạn có thể áp dụng một số “tuyệt chiêu” này để tăng cao hiệu quả kinh tế:
+ Chuồng chim được xây dựng một cách thoáng mát và được rào lại bằng lưới B40, trên nên lợp mái tôn để hạn chế việc chim bay ra ngoài, nên đầu tư các hệ thống ống cấp nước sạch cho chim uống và máng ăn luôn được sạch sẽ hạn chế vi khuẩn gây bệnh. Mỗi tháng nên vệ sinh chuồng trại 2 lần, và nên sử dụng các chế phẩm vi sinh để “xứ lí” phân chim. Một yếu tố khác cũng quyết định đến hiệu quả kinh tế rất cao đó chính là vấn đề giao phối, bảo quản trứng và ấp trứng. Tỉ lệ ghép đôi để có thành công cao nhất với tỉ lệ là 1 trống 3 mái và được diễn ra trong một chuồng có diện tích 1.5 m2, được chia sẻ đây chính là tỉ lệ đẹp nhất để dẫn đến việc thành công 100%.
+ Khi trứng bắt đầu nở và nuôi được từ độ 3-4 tháng tuổi thì có thể xuất bán thịt và độ tuổi từ 6-7 tháng có thể cho sinh sản. Đặc điểm của loài này chỉ sinh sản theo mùa, được chia thành 2 đợt như sau: đợt đầu từ tháng 3-4, đợt hai là từ tháng 9-10. Mỗi đợt như thế chim mái có thể đẻ được số trứng lên đến 80 trứng, thế nhưng số trứng còn tùy thuộc vào kĩ thuật nuôi của chủ nữa và kể cả cách chăm sóc chúng.
+ Kĩ thuật để chim có thể đạt tỉ lệ nở cao nhất, các bạn nên dùng một ống nhiệt kế để bên dưới lườn trứng của con mái đang ấp, chỉ nên để thời gian là 15 phút thôi, sau đó cài đặt nhiệt độ của lò ấp bằng với nhiệt kế đã đo được.
+ Về thức ăn của chim trĩ chủ yếu là gạo, lúa, cám, thức ăn chế biến sẵn và có thể bổ sung thêm các loại rau xanh. Biện pháp cho ăn một cách hợp lí nhất là trong tháng đầu tiên và tháng thứ 2 là cám công nghiệp dành cho gà con. Thường xuyên kiểm tra chuồng trại nếu thấy chim trĩ ở gần bóng đèn tản ra hai bên thì chim bị nóng, cần phải kéo bóng đèn lên, nếu thời tiết lạnh quá thì hạ đèn xuống.
– Với cách tính cụ thể như sau: nếu bạn nuôi 100 con chim bố mẹ, và mục đích để bán giống. Gía chim trĩ được 1 tuổi là 35.000/con, chim được 1 tháng tuổi là 100.000/con, chim xanh bán kiểng là 1.2 triệu/cặp, chim đỏ là 1.5 triệu/cặp. Trừ tất cả các chi phí thì mỗi năm có thể thu về 200.000 triệu.
Chim chào mào nuôi làm giàu– Chim chào mào là loài chim được ưa chuộng và nuôi rất nhiều, chim có giọng hót hay sống khỏe phù hợp với khí hậu nước ta. Chim chào mào trong tự nhiên đang bị thu hẹp môi trường sống vì vậy khả năng sinh sản giảm dần. Nhiều người nuôi tự cho chúng sinh sản tại nhà giúp duy trì nòi giống của chim chào mào.
– Chim chào mào có vẻ ngoài rất đặc trưng đó là mào đen rất nổi bật, má trắng, lưng màu nâu, bụng màu trắng, cái đuôi màu trắng có đầu dài. Con đực và cái bộ lông đều hệt như nhau trong khi với chim non là màu nhạt hơn hẳn. Chim chào mào trong tự nhiên thích ăn trái cây, một số loại côn trùng.
– Thời điểm sinh nở của Chào mào bắt đầu mùa xuân chủ yếu thời điểm tháng 1 và tháng 2. Đặc tính của chim chào mào là chung thủy, khi ghép đôi thì sống bên nhau gắn bó. Chào mào hay làm tổ ở cây có tán rộng, không cần rậm rạp, trung bình có độ cao từ 3m – 5m.
– Để chuẩn bị cho quá trình sinh sản của chim chào mào tại nhà bạn có thể chuẩn bị.
Chim bố mẹ: lựa chọn những con chim bố mẹ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, có giọng hót hay.Nếu bạn có thời gian hãy chọn chim bố mẹ từ nhiều nơi để phối với nhau sẽ tốt hơn nhiều.
Vị trí đặt chuồng: đặt chuồng đúng hướng giúp chim khỏe. Nên đặt chuồng ở nơi yên tĩnh, thoáng mát, tránh gió lùa vào mùa đông và không nên để ánh nắng trực tiếp vào chuồng.
Chuồng nuôi: để giúp chim bố mẹ sinh sản tốt cần biết làm chuồng nuôi, kích thước vào khoảng cao 1,2m; rộng 1,5m, sâu 1,5m. Bên trong chuồng có thể trang trí thêm cây cảnh, non bộ để chìm cảm giác như đang sinh sống trong môi trường thiên nhiên. Khung chuồng nên làm bằng ống thép hoặc gỗ, nhớ phải quây lại bằng lưới mắt nhỏ.
Thức ăn và dinh dưỡng: thường nuôi chim chào mào sinh sản nên chọn thức ăn tươi như côn trùng, sâu bọ, trái cây…, bổ sung thêm các thức ăn tổng hợp.
Cách kiểm tra trứng nở: bạn sẽ thấy những động thái khác thường của chim bố, chim bố thường bay nhảy xung quanh tố như lo lắng điều gì đó. Khi đó bạn hãy kiểm tra thử trứng nở hay chưa?
– Hiện nay việc săn bắt chim chào mào nhiều để phục vụ việc nuôi chim cảnh nên số lượng chim ngoài tự nhiên còn rất ít. Một số kinh nghiệm nuôi chim cảnh sinh sản làm giàu làm kinh nghiệm quan trọng trước khi bạn tiến hành nuôi chim duy trì nòi giống.
Bài viêt về hướng dẫn cách nuôi chim cảnh làm giàu mà đặc biệt hai loài chim được nhắc đến trong bài này là chim trĩ và chim chào mào thì có thể giúp ích cho bạn phần nào về thao tác tìm kiếm và thu nhận thông tin một cách ngắn ngọn đơn giản lại hiệu quả nhất cho công việc nuôi chim mà bạn đang theo đuổi.
Bí Quyết Kiếm Đồng Tiền T��� Nhờ Nuôi Chim Cảnh Làm Giàu
Nuôi chim cảnh làm giàu từ xa xưa đời đã phát triển thành nghề của một số địa phương. tiêu biểu là tại Tân Lập người ta đả động là nhắc tới anh Tưởng vì anh đã biến thú chơi chim thành nghề mua bán mỗi năm hàng tỷ vnđ.
Anh Trần Mạnh Tưởng quê tại thôn Trà Khê, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư quyết định quay lại quê định cư và nghĩ ra cách làm giàu ngay trên cố hương của mình bằng nghề nuôi chim cảnh và nuôi chim cảnh hót.
Kỹ thuật nuôi chim cảnh tại nhà
Các loại chim cảnh thường nuôi
Con số tiền lãi đạt tới 500 triệu đồng/năm là không hề nhỏ đối với kinh tế hộ gđ ở nông thôn như anh Tưởng. Anh đã tạo việc làm cho 6 cần lao với mức lương thuởng từ 2 đến 3 triệu đồng/người/tháng. Hiện anh đang nắm trong tay trên 1.000 con chim cảnh, từ loại đưa ra giá thấp 100 đến 200 nghìn đồng/con đến loại giá cao 5 đến 7 triệu đồng/con.
Ðể có thể mang đi bán, hầu hết các loại chim nói trên hầu hết đều phải trải qua quá trình thuần hóa, chăm sóc bằng chế độ đặc biệt trong quãng thời gian từ 2 đến 3 tháng hoặc hàng năm tùy thuộc loại chim. khi các con chim chưa qua thuần hoá thường có giá từ 30 đến 100 nghìn đồng/con, cơ nhưng mà khi được thuần dưỡng, coi ngó để chim thích ứng được với điều kiện nuôi giam giữ và chế độ ăn thì giá tăng thêm gấp 4 đến 5 lần, thậm chí có con mức lãi gấp chục lần.
Với những người nuôi chim cảnh làm giàu trong hội chim cảnh hà nội, có kỹ năng thì chỉ nhìn qua diện mạo của chim như màu lông, vảy chân, sải cánh, mỏ… là có thể biết được “cá tính”, trị giá của từng con. Ngoài ra, điểm tô thêm cho chim là lồng chim. gia đình anh Tưởng đã nhập vật liệu, hình trạng ở Huế và làng Vác (Hà Nội) để làm ra nhiều chiếc lồng chim vừa đẹp mắt vừa có giá trị ý nghĩa từ vài trăm, đến tiền triệu, thậm chí 10 đến 15 triệu vnđ một chiếc lồng cổ và có hoa văn cầu kỳ, độc đáo – khác lạ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Nuôi Chim Cảnh Làm Giàu trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!