Xu Hướng 9/2023 # Kinh Nghiệm Chọn Mua Và Chăm Sóc Chim Họa Mi Chuyên Nghiệp (Phần 1) # Top 18 Xem Nhiều | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Kinh Nghiệm Chọn Mua Và Chăm Sóc Chim Họa Mi Chuyên Nghiệp (Phần 1) # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Chọn Mua Và Chăm Sóc Chim Họa Mi Chuyên Nghiệp (Phần 1) được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

– Tôi nói điều này nghe có vẻ điên, chọn Họa Mi khỏi cần nhìn dáng gì hết, chim nào cũng y chang nhau, và nhỏ bằng con se sẻ thì dáng dấp chọn thế nào???

– Giờ chọn chim Họa Mi: Tốt nhất ta nên chọn lúc sáng sớm và xẩm tối. Nhưng sáng sớm thì người bán chim chưa mở hàng, đứng đó xon xen chọn rồi không mua thế nào cũng bị chửi. Bạn nên đến trong khoảng từ 4h- 5h30 chiều. Đầy cũng là lúc con Họa Mi nào hay sẽ cất giọng hót.

– Cách tôi chọn chim: Tôi phải ghi là tôi chọn vì có những bạn khác có cách chọn theo tiêu chuẩn của mình. Đầu tiên tôi nhìn vào… chân con Họa Mi. Chú nào ko tật móng, chân có vảy dày, đen (chim già rừng) là tôi để ý.

– Tiếp theo bạn ghi nhớ lồng của các chú Họa Mi đã tuyển, sau đó mở file Họa Mi mái (bạn nào cần thì để lại mail address, tôi send ). Con Họa Mi nào hót đáp lại mới mua. Giả sử có ba con Họa Mi hót lại, bạn nghe giọng nào to, rõ và nhiều giọng ra thì bạn nhìn tiếp đến lông lá, lông không không được thưa, mắt không mù thì mua ngay.

– Thêm 1 kinh nghiệm của tôi, khi đến quầy thì canh lúc ít người dòm ngó thì nên chọn mua. Chứ chọn được con ưng ý mà bị giành thì tiếc lắm.

-Chế độ đấu dợt :

– Để Họa Mi cất giọng hót, bạn chỉ cần làm theo các bước trên. Theo quan điểm của cá nhân tôi, những người yêu giọng ca của Họa Mi khi lần đầu nghe giọng nó hót đã thấy quá tuyệt vời rồi. Chất giọng của nó là hỗn hợp của những âm thanh tự nhiên tựa như tiếng suối chảy, tiếng các loài chim khác như: chim khướu, sâu, …… Điều tôi thích ở giọng hót chim Họa Mi là nó có sự du dương, chuyển từ cao độ xuống thấp rất rõ rệt. Có thể nói mỗi lần Họa Mi cất giọng, tiếng hót véo von phát ra lắp vừa vặn vào một khuôn nhạc, có trầm bổng, có ngân nga và luyến láy. Và hay nhất là không con Họa Mi nào hót y chang con nào, mỗi con cómột cách hát khác nhau bản nhạc tự nhiên, có con ra giọng nhanh, gấp như rock, có con ra giọng dìu, nhẹ, thi thoảng nhấn mạnh như Blues hay Jazz.

Cách Chọn Nuôi Và Chăm Sóc Chim Khuyên (Phần 1)

Australasia

. Chúng cũng sinh sống trên phần lớn các hòn đảo của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nhưng có lẽ không có tại khu vực viễn đông của Polynesia. Nhiều loài trong họ này là đặc hữu, chỉ có tại một vài hòn đảo nào đó, trong số đó các loài với lưng nâu chỉ sinh sống trên các hòn đảo, nhưng những loài còn lại thì có sự phân bổ khá rộng. Loài vành khuyên châu Đại Dương (Zosterops lateralis), định cư tự nhiên tại

New_Zealand

Các loài chim trong họ này nói chung rất khó phân biệt theo bề ngoài, bộ lông ở các phần trên của chúng nói chung .hoặc là có màu hơi xỉn như màu ôliu ánh lục, nhưng một số loài có phần lông ở họng, ngực hay các phần dưới màu trắng hay vàng tươi, và một vài loài có phần hông màu vàng sẫm như màu da bò. Nhưng, như được chỉ ra trong tên gọi khoa học của chúng, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại để chỉ cái vành đai quanh mắt, xung quanh mắt của nhiều loài có một vành tròn màu trắng dễ thấy. Chúng có các cánh thuôn tròn và các chân khá khỏe. Chiều dài cơ thể tối đa khoảng 15cm (6 inch).

Tất cả các loài trong họ này đều sống thành các bầy lớn và chỉ tách ra khi tới mùa sinh sản. Chúng làm tổ trên cây và đẻ 2-4 trứng màu lam nhạt không đốm. Thức ăn chủ yếu của chúng là côn trùng, nhưng cũng ăn cả mật hoa và quả của nhiều loài thực vật. Loài vành khuyên châu Đại Dương có thể là vấn đề tại các vườn nho tại

Australia , do chúng khoét các quả nho và do đó làm giảm phẩm cấp của nho.

Họ Vành khuyên được coi là một họ riêng biệt từ khá lâu trong lịch sử phân loại, do chúng là đồng phát sinh khi xem xét về mặt hình thái và sinh thái, dẫn tới ít có sự bức xạ thích nghi và rẽ nhánh trong tiến hóa.

Chi Apalopteron, trước đây được đặt trong họ Hút mật (Meliphagidae), đã được chuyển tới họ Vành khuyên trên cơ sở của các chứng cứ di truyền. Chúng khác biệt một cách rõ nét về bề ngoài với các loài điển hình thuộcchi Vành khuyên (Zosterops), nhưng lại khá gần với một vài chi sinh sống trong khu vực Micronesia; kiểu màu lông của chúng là sự lưu giữ tương đối đơn nhất của vành mắt trắng không hoàn hảo.

Năm 2003, Alice Cibois đã công bố các kết quả trong nghiên cứu của bà về các chuỗi dữ liệu ADN ti thể (mtDNA) cytochrome b và 12S/16S rRNA. Theo kết quả của bà, các loài chim dạng vành khuyên có lẽ tạo thành một nhánh cũng chứa cả chi Khướu mào (Yuhina), là chi mà cho tới thời điểm đó vẫn được đặt trong họ Họa mi (Timaliidae), một họ lớn có thể coi như một “thùng rác” (chứa các loài hổ lốn, vị trí không rõ ràng). Các nghiên cứu ở mức phân tử trước đây (như Sibley & Ahlquist 1990, Barker và ctv 2002) cùng với các chứng cứ hình thái học đã đặt một cách không dứt khoát các loài chim dạng vành khuyên như là các họ hàng gần gũi nhất của họ Timaliidae. Nhưng một số câu hỏi vẫn tồn tại, chủ yếu là do các loài trong họ vành khuyên là rất giống nhau về thói quen và hành vi, trong khi các loài trong họ Họa mi lại khá khác nhau (với những kiến thức hiện nay, người ta đã biết rằng định nghĩa trước đây của họ này là đa ngành).

Vành khuyên họng vàng (Zosterops palpebrosus)

Cùng với các loài khướu mào (và có thể là cả một số chi khác của họ Timaliidae), thì các giới hạn giữa nhánh vành khuyên với nhánh họa mi “thật sự” của Cựu thế giới trở nên không rõ ràng. Vì thế, một số ý kiến khoa học đầu năm 2007 đã nghiêng về phía hợp nhất nhánh chứa vành khuyên vào trong họ Timaliidae, có lẽ dưới dạng của một phân họ có danh pháp là “Zosteropinae” (phân họ Vành khuyên). Tuy nhiên, chỉ có rất ít các loài trong họ Vành khuyên đã được nghiên cứu kỹ lưỡng với các kết quả mới, và gần như tất cả các loài này đều thuộc chi Zosterops mà tại thời điểm hiện nay dường như chúng vẫn ở tình trạng hổ lốn. Ngoài ra, nhiều chi/loài trong họ Họa mi vẫn chưa được giải quyết triệt để về quan hệ phát sinh loài. Có hay không có giới hạn rõ ràng của phân họ Vành khuyên/ họ hợp nhất mới vẫn đang là câu hỏi cần có thêm các nghiên cứu bao hàm toàn diện hơn của cả nhóm này lẫn họ Timaliidae để có thể giải quyết.(Jønsson & Fjeldså, 2006)

Ví dụ, sửa đổi của cả chi Yuhina và chi Stachyris trong công trình nghiên cứu của Cibois và ctv. năm 2002, dựa trên cùng các gen như trong công trình nghiên cứu của Cibois năm 2003, đã cho rằng các loài sinh sống tại khu vực Philippines mà một số tác giả khác cho là thuộc về chi Stachyrisus thì trên thực tế lại thuộc về chi Yuhina. Tuy nhiên, khi bài điểm báo của Jønsson & Fjeldså (2006) được phát hành, thì đã không có nghiên cứu nào được thử nghiệm để đề xuất quan hệ phát sinh loài cho chi Yuhina theo định nghĩa mới. Vì thế, Jønsson & Fjeldså (2006) có thể đã đưa ra quan hệ phát sinh loài một cách sai lầm cho nhóm này. Dường như là chi Yuhina là đa ngành, với khướu mào cổ trắng (Yuhina diademata) có lẽ có quan hệ gần gũi với tổ tiên của chi Zosterops hơn là gần với các loài khướu mào khác, bao gồm cả các loài đã chuyển từ chi Stachyris sang (Cibois và ctv. 2002).

Vành khuyên Mascarene

Zosterops borbonicus borbonicus

Apalopteron – Hút mật đảo Bonin (có lẽ nên gọi là “Vành khuyên đảo Bonin”)

Chlorocharis: Vành khuyên đen miền núi, 1 loài

Cleptornis: Vành khuyên vàng, 1 loài

Heleia: Vành khuyên, 2 loài, Đông Timor

Hypocryptadius: Vành khuyên nâu vàng, 1 loài

Lophozosterops: Vành khuyên 6 loài

Madanga: Vành khuyên họng hung, 1 loài

Megazosterops : Vành khuyên lớn, 1 loài, đôi khi coi là một phần của chi Rukia.

Oculocincta: Vành khuyên lùn, 1 loài

Rukia: Vành khuyên Đông Carolines, khoảng 2 loài

Speirops: Khoảng 4 loài

Tephrozosterops: 1 loài

Woodfordia: Vành khuyên, 2 loài

Zosterops: Vành khuyên điển hình (khoảng 75 loài, 1-3 loài mới tuyệt chủng gần đây); có lẽ là đa ngành.

Chi nghi vấn

Khướu mào gáy trắng (Yuhina bakeri), một họ hàng gần của vành khuyên

o Nhánh cơ sở: Khướu mào cổ trắng (Yuhina diademata)

o Nhánh Philippines: Khoảng 9 loài

o Nhánh chưa giải quyết xong: Khoảng 9 loài

HỌ VÀNH KHUYÊN TRÊN THẾ GIỚI GỒM KHOẢNG 96 LOÀI

VIỆT NAM CÓ 3 LOÀI CHÍNH

(Nói đúng hơn là 3 loài chính – mà các nghệ nhân chơi chim Vành khuyên thường nuôi)

Trong đó một loài xuất xứ từ Trung Quốc. Không kể tới chim Sâu và một số loài khác, tuy chúng thuộc họ Vành khuyên nhưng ở bài viết này tôi không đề cập…

Khu vực phía Nam

1) KHUYÊN VÀNG: phần lông ở dưới mỏ, ở ngực và bụng chim có sắc lông vàng óng.

Khu vực phía Bắc

1) KHUYÊN XANH: Loài này lông dưới mỏ màu vàng lục, lông bụng có sắc màu trắng pha vàng nhạt

Có điều đáng nói là chim ở miền bắc đem vào không rõ có phải do không hợp khí hậu hay không mà nuôi chim không được sung, ít líu

Thường thì người miền nam thích nuôi khuyên vàng hơn, vì dễ nuôi, dễ thuần. Có người lại thích khuyên xanh vì cho rằng giọng líu của khuyên xanh hay hơn.

– Chim khuyên vàng sống nhiều ở vùng rừng Sác đến Cần Giờ, Duyên hải. Giống này thích sống ở độ thấp, và sinh sản vào đầu mùa mưa, khoảng tháng 5 dương lịch. Đây là mùa săn bắt, và cũng là lúc nghệ nhân lo sắm lồng để chọn chim nuôi.

– Chim khuyên xanh trái lại chỉ thích nghi ở những cây cao, và làm tổ trên những cây cao. Mùa sinh sản tháng 5 dương lịch Chúng phân bố khắp nơi kể cả ngay tại thành phố, những con đường có những cây cao.

Kể ra bắt được chim khuyên xanh, vất vả còn hơn khuyên vàng! có lẽ cũng do ở điểm ấy mà khuyên xanh có giá cao hơn khuyên vàng.

Mặt khác theo đánh giá chung, chim khuyên xanh có giọng líu vượt trội hơn khuyên vàng. Giọng trong trẻo và dài hơi hơn, nên ai đã từng nuôi thì “ghiền” luôn, không thể chê được. Có điều phải nhìn nhận là khuyên xanh nuôi chậm có lửa hơn khuyên vàng.

Nói chung thì từ trước tới nay, điều đè nặng lên tâm lý người nuôi chim hót là “ngại” nuôi chim khuyên, vì thấy khó khăn trong việc nuôi và chăm sóc. Bởi nuôi một con chim cho đến lúc nghe “líu” không phải là chuyện dễ dàng gì. Mà sở hữu được con chim hay, bóng bộ đẹp thì lại càng muôn vàn khó khăn…

Về hình dáng con chim khuyên, thân mình có nhỉnh hơn con chim sâu, chân cao hơn và đòn dài hơn một chút.

Chim sâu một số vùng phía Bắc còn gọi là chim “tanh tách” ( màu lông sắc xám nhạt – chân trắng hồng…)

Và như trên đã nói, muốn phân biệt khuyên vàng và khuyên xanh, người ta chỉ quan sát vào phần lông ở họng và bụng chim.

Một điều đáng quan ngại nhất trong việc nuôi chim khuyên nữa là khó phân biệt được trống mái. Chỉ có những người nhiều năm kinh nghiệm trong nghề nuồi chim này may ra mới điểm mặt được ngay con nào là trống, con nào là mái mà thôi.

Thế nhưng, chính họ cũng thú nhận là không dám cam đoan đúng hẳn. Thành thử người mới nuôi lần đầu thường bị lầm, do đó mới sinh nản chí.

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN BIỆT CHIM KHUYÊN MÁI VÀ TRỐNG

Phân biệt khuyên bằng tiếng kêu:

+ Khuyên trống thì có nhiều loại tiếng gọi: gọi đôi, gọi đơn, gọi giật . Khuyên mái thì chỉ có một tiếng gọi đơn. Khuyên trống âm thường đanh hơn và có âm vực cao cuối tiếng, mái thì tiếng kêu tắt dần (chiu…ịu) và thường kéo dài.

– Chim trống kêu tiếng gắt, âm cao lại siêng kêu.

– Chim mái thì kêu tiếng đục, âm trầm và ít kêu.

Thế như đó cũng lại là một điều khó. Vì tiếng kêu của chim khuyên chỉ có “Chep! chép!”…. đó là tiếng của khuyên mái, nhưng đồng thời cũng là tiếng kêu của con chim trống khi chưa đủ lửa.

+ Mùa chim đi theo đôi nếu con nào mà cứ kêu creee creee (tiếng rế) giậm chân trên cành rồi bành bành cái cổ, xòe xòe cái cánh là con đực đang ve mái. nhưng loại âm thanh này không chỉ riêng con đực có…

+ Chim hót chuyện là chim trống (100%)

– Phân biệt theo vóc dáng :

+ Chim trống thì mình thon, dài đòn, hàm dưới banh ra và chân cao.

+ Chim mái thì chân thấp, thân hình bầu bĩnh.

– Phân biệt theo phong thái:

Theo họ thì: con đực thường có dáng đứng cao hơn con mái và tư thế chân choãi ra như hình ( / ), còn khuyên mái thì thế đứng gần như song song. Chim trốnng hay bay, nhảy và kêu nhiều hơn chim mái.

– Phân biệt bằng cách xem tu: ( Tu là : phần lông vàng ở hậu môn ). Phương pháp này phải phân biệt theo mùa.

Đầu mùa xuân chim ghép đôi và sau khi sinh sản xong tu của chim mái cũng vẫn to gần như chim đực. Nên tỉ lệ chính xác sẽ ko cao cho vì thế chúng ta hay bị nhầm. Vào mùa thu, tu con mái sẽ nhỏ và ngắn thấp hơn so với con đực. Thông thường tu con đực cao nhọn và xuôi về phía đuôi. Kết hợp quan sát hai bên lườn chim, nếu thấy có lông tơ mọc nhiều đa phần là đực.

– Phân biệt theo màu lông:

Chim trống thì có mầu lông khác hơn chim mái ở những điểm sau: Lông trên lưng tươi và sáng hơn, lông cổ và phía dưới vàng tươi (chim mái vàng nhạt). Hoạ dày và trắng hơn chim mái. Lông bụng màu trắng sáng còn chim mái thì mầu trắng hơi xỉn. Lông sườn con đực đậm và vạch vàng dưới bụng (có khi suất hiện ở cả con mái) nhưng ở con trống thì to hơn và đậm hơn.

– Khuyên con nào nhìn sáng, lông mượt, bó sát người và lông đuôi có bản to, cuối đuôi tẽ ra 2 bên, lõm vào ở giữa thì tỉ lệ để có khuyên trống là rất cao.

THUẦN HÓA CHIM KHUYÊN BỔI – MỘC

Cũng như các loại chim rừng khác, chim khuyên ở rừng mới bắt về rất nhát, chúng cũng bay nhảy để tìm kế thoát thân.

++ Với chim già, không cách thuần nào nhanh hơn bằng cách đặt xuống đất, trùm 1/2 áo lồng và để ở chỗ đông người qua lại, ít người tò mò và không mèo không chó. Trong thời gian khoảng 15 ngày đầu tiên, hạn chế tối đa tiếp xúc với chim, đừng nghĩ va chạm nhiều với chim già mà nó đã dạn dĩ hơn, nuôi chim già đòi hỏi 1 quá trình công phu và vất vả, người nuôi chim già phải kiên nhẫn và biết chờ đợi, sau khi chim đã quen với chế độ mới, bạn nâng dần độ cao đặt lồng và vẫn hạn chế tiếp xúc với chim . Sau một thời gian khoảng tầm 1 tháng, nâng độ cao lên tầm 1m30, và liên tục để ở vị trí này. Khi chim đã bắt đầu quen với chế độ nuôi nhốt, nếu áp dụng cách này có 2 cái lợi rất lớn, chim không bị sốc mạnh do khủng hoảng về tâm lý và lông lá vẫn ngon lành chứ ít khi bị tan nát .

++ Với chim bánh tẻ, loại này dễ nhằn hơn, bạn nên cho vào lồng tập thể từ 2-3 con và cùng một lồng, với 1 con đã thuần hóa, biết ăn cám thành thục. Lồng chim thuần hóa cần chọn loại lồng rộng, là loại lồng kỹ. Tránh tình trạng thuần hóa chim xong thì lông lá cũng xác xơ…

Nên áp dụng nhốt chung vào sáng sớm khi chim bổi còn đói. Chú chim đã thuần của ta sẽ chỉ cho lũ chim bổi cái thứ trong cóng có thể ăn được. Nhanh đạt được kết quả mà không hại chim. Thời gian đầu cứ khoảng 2-3 giờ ta lại cho một miếng hoa quả ( chuối , dưa hấu…) to nhỏ thuỳ theo số chim mình thuần.(trung bình 1 con 1 miếng to bằng đầu ngón tay cái).Chim bổi sẽ thích nghi dần dần với việc ăn cám. Khoảng 30 phút ta lại bỏ hoa quả ra 5 đến 10 phút, rồi lại cho vào…dần dần tăng thời gian lên. Nhằm cho chim bổi làm quen dần với cám. Chú ý để lồng chim nơi thoáng mát ít người qua lại. Vì khi đó chim bổi rất nhát. Nếu để nơi không yên tĩnh chúng không có thời gian học ăn. Nhanh thì chỉ trong một đến hai ngày lâu nhất khoảng một tuần là lũ chim bổi có thể ăn cám, khi đó ta có thể tách và nhốt riêng.

– Khoảng một tuần đầu chim bổi còn ăn rất vụng về ( hay rơi cám ) nên ta có thể nghiền nhỏ cám để cho chim dễ ăn hơn. Nhưng khi nghiền cám nhỏ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nước uống. Bởi khi chim ăn rồi uống nước, sẽ dẫn tới tinh trạng cám vương vãi vào cóng nước. (Kể cá khi bạn sử dung cóng mút lỗ nhỏ, sẽ làm thối hỏng nước uống nếu để quá lâu). Bạn nên thường xuyên thay nước ít nhất là 1 ngày 1 lần, hoặc cho 1 lượng vừa đủ trong một ngày.

– Chim bổi vẫn thích tắm, ta vẫn nên cho chim tắm. Đôi khi nhờ vào sự tắm táp đó sẽ giúp cho chim thích nghi với môi trường sống mới, chim mau dạn, lông lá sạch sẽ và mau biết ăn thức ăn mới hơn.

– Chim bổi không hót cũng không líu, chúng chỉ thường kêu những tiếng ” chip! chíp!”, nên hiểu là chúng sợ hãi và bất ổn tinh thần.

Nuôi một vài tháng, có khi đến ba bốn tháng ta mới bắt đầu nghe chim ” hót chuyện ” Nghĩa là hót rỉ rả với nhiều âm điệu líu lo, đó là thời kỳ chim đã ổn định rồi.

TIÊU CHUẨN CỦA MỘT CON CHIM KHUYÊN

BỘ MÌNH THON – ĐẦU RẮN

Thân hình nhỏ dài cao, thường những con nhỏ thì vai của nó hẹp hơn chú ý điểm này là sẽ thấy. Đầu mặt nhỏ nhọn nhìn con chim sẽ dữ tướng hơn, họa mắt có 2 loại họa đơn và họa kép, họa kép. Mỏ con chim nhỏ trông như gai bưởi là đẹp, mắt con chim đóng sát đỉnh đầu trông sẽ dữ tướng hơn.

Bộ này còn hiếm hơn bộ nhỏ dài – tướng chim : mỏ ngắn, vóc dáng ngắn, chân ngắn, cổ ngắn, đuôi ngắn…

Những con này cũng được liệt vào bộ dạng cổ quái sẽ có những điểm hay riêng của nó .

Những con khuyên to dài cũng được coi là ít gặp, vóc dáng to như con khuyên nâu. Có những con to gần bằng con thạch yến. Dòng này đa phần là tiếng líu ngắn, líu không đảo giọng – tuy nhiên, cũng có thể có những kiệt suất.!

BỘ VAI TO – ĐẦU TRÒN

Những con chim này thường thì nhìn không được đẹp. Nhìn sẽ ko dữ chim, vóc dáng con chim xấu, người chơi hay gọi là mình ” củ đậu ” . Theo kinh nghiệm thì những con chim này nuôi khá mau líu, dễ chơi. Tất nhiên là cũng có con hay con dở.

*Lông đuôi của con chim đủ 12 cái là chuẩn. Có những con 11 cái thì vẫn được, có những con chỉ có 9 cái, sau này chim căng đuôi tóp lại sẽ mất cân đối.

Hàm con chim rộng cổ con chim dài hơn gọi là cổ thừa theo kinh nghiệm thì những con chim này sẽ máu. Đầu con chim nhìn ngang (chú ý vào đỉnh đầu và mỏ) trông như một đường thẳng thì đầu và mặt của con chim sẽ rất đẹp. Nhưng nếu một con chim tiếng hay dễ nuôi mà vóc dáng có xấu một tí thì vẫn chấp nhận được. Những con chim có vóc dáng đẹp thường thì nuôi rất “õng ẹo” mà chưa chắc tiếng đã hay hơn những con xấu, Để tìm được một con chim đẹp mà tiếng lại hay nữa thì quả thực là rất khó và mất nhiều thời gian. Có khi còn cần tới cả cái duyên của người chơi chim nữa .

Kinh Nghiệm Chăm Sóc Để Chim Họa Mi Hót Hay, Hay Hót

Trong giới chơi chim đại gia chắc hẳn sẽ chẳng thể thiếu những chú chim họa mi hót hay. Chúng là một loài chim khá độc đáo khi khoác trên mình một bộ cánh với màu nâu sẫm và được tô điểm thêm bằng màu vàng hung của lông ngực và bụng.

Mộc mạc đơn sơ đúng chất “rừng” họa mi khá giản dị khi không đòi hỏi quá nhiều về thức ăn. Chỉ cần một chút gạo trắng trộn với lòng đỏ trứng gà hoặc có điều kiện hơn thì vài chú cào cào là đủ với gu ẩm thực của chúng.

Giản dị trong thức ăn là vậy nhưng trải qua bao kinh nghiệm những tay chơi chim lão làng đã đặc biệt khám phá ra thứ thức ăn để chim luôn khỏe mạnh đặc biệt là cải thiện hỗ trợ cho giọng ca oanh vàng của loài chim đặc biệt này.

Cách chế biến thức ăn cho họa mi hót hay và hay hót

Công thức này đã từng là bí kíp được nhiều người tìm kiếm, để chế biến được món gạo trưng thì người nuôi chim chỉ cần lấy một lượng gạo nhất định khoảng 300 gam cho lên chảo rang vàng.

Việc rang gạo cũng phải rất tỉ mỉ vì nếu không đều tay thì gạo không vàng đều còn quá lửa thì sẽ bị cháy khét. Sau khi gạo rang đã đạt được yêu cầu bạn cần bắc chảo xuống rồi trộn lòng đỏ trứng gà.

Thông thường với lượng gạo như trên thì cần 4 quả. Đều tay để trứng và gạo quện vào nhau sau đó đem ra phơi nắng khoảng vài tiếng đồng hồ là đươc.

Nếu gặp phải những ngày trời âm u không nắng thì nên cho gạo trộn với trứng lên trảo ủ với lửa nhỏ. Khi nào hạt gạo và trứng tách rời nhau là đã đã yêu cầu.

Chim họa mi tuy có ngoại hình không hề nhỏ nhưng nết ăn lại chẳng đáng bao nhiêu. Một ngày nó chỉ ăn một muỗng nhỏ là đủ nội lực để để hoạt động, bay nhảy và hót những giọng hót hay. Nếu muốn chim sung và khỏe mạnh hơn nữa thì cho chim ăn cào cào.

Thức ăn đóng vai trò cực kì quan trọng đối với giọng hót của họa mi và bạn cần phải ổn định nguồn thức ăn cho chim để chim luôn khỏe mạnh để cất cao tiếng hót.

Muốn họa mi hót hay- không thay đổi thức ăn đột ngột: Cho dù họa mi ăn tạp khi được sinh sống trong môi trường tự nhiên nhưng khi chúng ta đã nuôi thì chim phải mất một thời gian cần thiết để làm quen với cám gạo.

Nên cho chim ăn mãi mãi thức ăn này vì chim rất nhạy bén với mùi thức ăn, rất dễ bị dị ứng nếu thức ăn khác với hàng ngày. Chúng sẽ dễ bị thay lông vì cơ thể suy nhược và khi đó chẳng thể nào cất cao được giọng hót.

Vì đây là một giống chim quý không phải ai cũng có cơ hội sở hữu nhất là đối với những chú chim có giọng hót hay. Thức ăn không tốt sẽ khiến chim bị bệnh hay đơn giản là làm giọng hát chẳng còn hay như trước nữa.

Nếu gạo mốc phải bỏ ngay không được tiếc mà làm hỏng chim. Theo như một số kinh nghiệm mà những người chơi chim lâu năm để lại, không nên cho chim ăn mặn khi đã ăn cám hoặc thỉnh thoảng nên bổ sung cho chim bằng một số loại thức ăn sống như côn trùng hoặc thịt bò.

Tóm lại chim hoạ mi ăn gì không quá khó để trả lời nhưng cho chim họa mi ăn gì để hót nhiều để giữ được giọng thì đỏi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm và một tinh yêu lớn với loài chim đặc biệt này.

Nếu bạn kiên trì tỉ mỉ và cẩn thận trong việc làm thức ăn chắc chắn sẽ được trả ơn bằng những giọng ca tuyệt vời

Kinh Nghiệm Chọn Mua Chim Cảnh

Với đặc thù khí hậu thuận lợi cùng địa hình rừng núi chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ, nước ta được thiên nhiên trù phú với muôn vàn các loại chim khác nhau, và nhiều loài trong số đó đã được còn người chọn để nuôi làm cảnh. Mỗi một loài chim lại mang những đặc điểm về ngoại hình, màu sắc cũng như giọng hót khác nhau khiến những người yêu chim không khỏi lúng túng không biết chọn loại chim nào về nuôi. chúng tôi đã liệt kê ra đây một số nguyên tắc và kinh nghiệm chọn mua chim, hi vọng sẽ có ích với các bạn mới bắt đầu thú vui tao nhã này.

Hình ảnh một chú chim họa mi

– Hãy chọn một chú chim khỏe mạnh: Có thể dùng mắt quan sát để chọn được một chú chim có sức khỏe tốt. Một chú chim khỏe mạnh sẽ nhảy nhót vui vẻ, bay nhảy khắp lồng chuồng từ vị trí này sang vị trí khác, mắt liên tục đảo quanh nhanh nhảu. Ngoài ra có thể chờ để quan sát chim ăn, nếu chim ăn uống bình thường, ngon miệng thì đấy sẽ là một con chim đáng để chọn.

Một chú chim có đôi mắt sáng thường nhanh nhẹn, hoạt bát

– Vẻ ngoài hoạt bát: Chim có đôi mắt sáng long lanh, không chảy nước mắt, mũi sạch, không có nhầy nhớt rơi từ mũi và mỏ.

– Nên chọn những chú chim có bộ lông mọc đều, phủ kín, bông xốp, mượt mà và sạch sẽ.

Hình ảnh chú chim chào mào với bộ lông óng mượt

– Tuổi chim: Thường chim tơ sẽ có lớp da chân khá mịn màng, trắng trẻo, càng sần sùi thì tuổi đời của chim càng lớn.

– Chân chim sạch sẽ, đủ ngón, không có u cục nổi lên, không trầy xước. Móng chân của chim dài vừa phải, thẳng với ngón chân và không cong quặp quá.

Hãy kiểm tra chân của chim thật kỹ

– Hậu môn của chim sạch sẽ, không mẩn đỏ

– Hãy lật ngửa chim trên bày tay bạn, kiểm tra lườn chim, nếu mềm mại, đầy đặn chứng tỏ chim non đã được nuôi dưỡng tốt, có lực để phát triển sau này.

Kinh Nghiệm Nuôi Chim Họa Mi

Kinh nghiệm nuôi chim họa mi. Những điều cần biết khi bạn đang có ý định nuôi một chú họa mi.

1/ Mùa sinh sản của Họa m i. – Mùa sinh sản của họa mi bắt đầu khoảng tháng 4,tháng 5 âm lịch.đến giữa tháng 8 là đã có chi con rồi. – Tổ của chúng thường làm ở những lùm cây ở các đồi trọc,hay những cây cao.tổ họa mi rất kín đáo,trên những chảng ba của cây hay nơi có nhiều cành nhỏ đan xen nhau. – Mỗi lứa chúng đẻ khoảng 3 – 4 trứng.một điều lạ là chim trống và mái thay nhau ấp đến khi trứng nở.mỗi mùa sinh sản họa mi đẻ được vài ba lứa.họa mi là giống chim rất chung thủy,trống mái lúc nào cũng kề cận nhau như hình với bóng. Sau mùa sinh sản là mùa thay lông của chim chóc và họa mi cũng không nằm ngoài chu kì này. – Mùa thay lông của họa mi kéo dài từ 2 – 3 tháng mới chúng tôi nào yếu thì thay trước,chim nào khoẻ thì thay sau.mùa thay lông của họa mi nuôi nhốt không trùng với chim ngoài trời, – Khi họa mi bắt đầu thay lông ta cần phải có một kế hoạch cho chúng,đảo bảo điều kiện tốt nhất cho chúng có thể hoàn thành việc thay lông của mình. + Lồng chim phải được phủ cả ngảy,treo vào nơi yên tĩnh. + Tuyệt đối không cho nghe hoặc nhìn thấy chim mái. + Nên cho ăn cào cào,loại cào cào già để chúng thay lông cho nhanh. + Vài ba ngày cho chim sưởi nắng sáng khoảng 15 – 20 phút.khi lớp lông mới đã phủ nhiều ta cần tháo bớt khăn chùm lồng. – Điều đặc biệt nguy hiểm là chim mắc phải chứng thay lông bất định kì.có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc này. + Nuôi dưỡng không đúng mức:không đủ chất,bữa đói bữa no,thay đổi thức ăn đột ngột. +Thiếu chăm sóc: lâu không cho chim tắm nắng,tắm nước. + Do di chuyển xa đột ngột.cá nhân tôi đã từng di chuyển một con họa mi từ Hà Nội vào trong Nam.khoảng tuần đầu chim vẫn ăn uống hót.nhưng sau đó suy dần và cuối cùng chết.kể ra chuyện này là muốn những ai chưa nắm nhiều kinh nghiệm về nuôi chim thì có thể tránh khỏi nguy cơ xấu nhất. 3/ Phân biệt chim trống, mái. Thường thì với loài chim con trống thường sặc sỡ,bắt mắt.nhưng với họa mi thì khác. chim trống và mái giống nhau như hai giọt nước.nhưng cũng có một số kinh nghiệm có thể tin cậy được. + Quan sát những sợi râu đen như râu mèo của chúng,nếu là trống thì những sợi này mọc xuôi theo chiều mỏ,còn chim mái thì mọc ngang. + Còn kinh nghiệm nữa là.quan sát tổng thể hình dáng :thường thì chim mái và trống còn có nhiều điểm khác chúng tôi mái thường đầu nhỏ,thân hình mảnh khảnh,chân nhỏ…chim trốg thì vạm vỡ,đầu to… nhưng để quan sát như vậy thì rất khó,vì ta dễ bị hoa mắt với hàng chục hàng trăm con ở trong lồng.quan sát con chim khác quan sát con ngựa,con chó ở chỗ,với ngựa hay chó thì càng nhìn kĩ càng thì sẽ thấy rõ những điểm tốt và xấu.nhưng với chim chóc thì ngược lại,ta càng quan sát nhiều thì càng hoa mắt. kinh nghiệm là khi nào thấy rối mắt ta nên bỏ đi nơi khác một lúc.sau đó mới quay lại quan sát từ đầu. -1 lon tấm gạo (250g) – 1 muỗng cafe đường cát. – 2 muỗng cafe bột sò và xương. – Rang tấm bằng chảo dưới lửa nhỏ,khi nào hơi vàng bắt chảo xuống.đập ngay 5 quả trứng vào tấm,rắc đường bột sò vào.trộn đều sau đó đem phơi khô.có thể tấm bị vón cục lại,ta cần bóp nhuyễn ra.lưu ý:nhiều người chỉ sử dụng lòng đỏ trứng gà nhưng theo quan điểm cá nhân và cũng dựa vào kinh nghiệm của nhiều nghệ nhân nuôi chim thì ta có thể sử dụng cả lòng trắng trứng chim vẫn khoẻ mạnh và còn đẹp mã,bóng lông. – Ngoài ra mỗi ngày cần bổ sung thêm thức ăn tươi cho chim họa mi có thể là cào cào,sâu tươi…tuyệt đối không cho họa mi ăn sâu khô vì giọng chim sẽ hư,khàn. – Cần nói thêm chim họa mi cũng dễ nuôi vì có người cho ăn cả bột đậu. nhưng giọng mi trở nên khàn vì có nhiều chất dầu. Theo giới nuôi chim thì chim “bổi” là chim rừng đánh bẫy về còn nhát người .người ta còn gọi những chim đánh bẫy về được khoảng dăm bữa nửa tháng là chim “bổi” lỡ ,nghĩa là chim đã chịu ăn và tỉ lệ sống khi ta nuôi sẽ cao hơn ,vì vậy giá cả có nhích hơn chút đỉnh. – Tập cho chim dạn dần:họa mi bổi rất nhát người,chúng không như chim chích choè lửa rất mau dạn.với họa mi thì tránh cho chim gặp người trong tuần lễ đầu,trừ khi tiếp tế thức ăn cho chúng.muốn vậy cần trùm áo lồng và treo vào nơi yên tĩnh.ta sẽ hé áo dần trong khoảng 10 ngày sau .nhớ đừng” dục tốc bất đạt”. – Nên cho chim bổi ăn no đủ và bổ dưỡng: bước đầu ta chỉ mong cho chim chịu ăn là mừng rồi,sau đó mới nghĩ tiếp chuyện tập cho dạn dĩ với người.hàng ngày nên cung cấp đủ cào cào, sâu tươi trộn chung với tấm gạo.từ từ chúng sẽ quen mồi.sau đó cắt dần lượng cào cào hoặc sâu tươi.nhưng phải để ý xem con chim bổi của ta đã chịu ăn tấm rang chưa.theo kinh nghiệm riêng thì ta nhìn phân chim thường chúng ăn tấm thì phân có màu trắng hoặc hơi vàng.khác với khi ăn cào cào (sâu tươi) thì phân sẽ còn lại chút ít xác cào cào hay sâu tươi. – Ngoài ra cần chăm sóc chu đáo.họa mi bổi cũng cần tắm nắng và tắm nước nhưng trong khoảng thời gian ngắn khoảng 15 – 20 phút.

Tướng mắt : với con người mắt được coi là cửa sổ tâm hồn, thì chọn họa mi cũng theo cách đó. Nên chọn những con có đôi mắt sáng to, có thần khí, và cảnh giác nhạy bén, màu sắc mắt phải tươi, da mắt mỏng, con ngươi nhỏ, khoen mắt là vệt lông nhỏ màu trắng kéo dài ra sau ót giống mày con ngài. Cái tên chim Hoạ Mi cũng căn cứ cái mày ngài trắng này mà đặt ra. Đánh giá tướng mắt còn phải quan sát kỹ mặt nhãn cầu của chim. Chung quanh con ngươi có một loạt màu, tuỳ từng con, ta thấy có màu vàng, hồng, lam, xanh, tro lợt, trắng xám… gọi là nhãn đế sắc. Nếu quan sát kỹ hơn, ta thấy trong nhãn đế sắc còn có những chấm nho nhỏ khác nằm rời rạc ( cũng xuất hiện chung quanh con ngươi) tiếng trong nghề gọi là xa nhãn.

Xa nhãn thường có 4 loại sau đây:

1. Kim xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu vàng. 2. Thiết xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu xanh ửng đen như màu sắt nguội. 3. Ngân xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu trắng sáng. 4. Huy xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu tro lợt. Nói chung, màu đáy mắt của chim HM phải là màu đậm mới tốt. Khi lựa chim họa mi nên đến gần lồng dùng ngón trỏ nhẹ nhàng làm dấu chữ thập, hoặc vẽ hình vòng tròn một hai lần để xem phản ứng con chim nhốt trong ra sao. Nếu đó là chim nuôi chưa thuộc thì phản ứng của nó là nhảy lung tung trong lồng tìm lối thoát thân. Còn chim thuần thuộc thì nó cứ đứng yên trên cần đậu, đôi mắt và chiếc đầu của nó di chuyễn theo hướng ngón tay ‘vẽ bủa’ của mình, chứng tỏ chim có cá tính mạnh, tự tin và phản xạ nhạy bén.

ĐỂ CHIM HỌA MI HÓT HAY NHIỀU GIỌNG

Để chơi một con chim họa mi hót hay và nhiều giọng, bạn phải luôn luôn cho chim đi dượt, một con chim có có tuổi lồng, già rừng thường thì là giọng rất trong và hay tiếng hót có hồn của núi rừng, giọng có tiếng suối,..tiếng cúc cu, tiếng mèo kêu, có con bắt được giọng bắt cô trói cột…khổ quá, hót được cả giọng chích choè và các giọng khác…đó là con chim hay..bạn có tiền mà không mua được, vì con chim hay ít khi người ta bán. Nếu chim của bạn là chim mộc hoặc mộc dở thì bạn vẫn phải mang đi dượt chim, phương pháp trùm kín áo lồng để dưới đất cho nó nghe ngóng các bậc đại ca hót để bắt giọng, như kiểu hát Karaoke đấy, Trường hợp không đi dượt chim được thì mua CD họa mi trống hót để chim nghe tập giọng. Muốn tập cho chim hót khỏe và hay bạn phải bỏ hết áo lồng, treo chim lên cao hòa nhập với đất trời thiên nhiên, yên tĩnh chim hót rất hay và nhiều giọng. Nếu chim của bạn chỉ nuôi ở nhà cho dù tuổi lồng có đến 6 năm chim hót dở vẫn là dở.

Những lời khuyên hữu ích khi nuôi chi họa mi:

Đặc Điểm Chọn Và Cách Chăm Sóc Chim Họa Mi

Bạn rất thích nuôi chim họa mi vì bạn thấy nhà hàng xóm có một chú họa mi hót rất tuyệt. Nhìn là vậy thôi, nhưng bạn biết không, chim họa mi là loài chim rừng bản tính nhút nhát. Để thuần hóa và luyện họa mi hót cần rất nhiều thời gian và công sức.

Chim họa mi tên tiếng anh là nightingale, chúng phân bố rộng rãi ở các khu rừng rậm núi cao tại Trung Quốc và Việt Nam. Tại Việt Nam bạn có thể tìm loài chim họa mi tại các khu vực như lạng sơn, lai châu, sơn la… những nơi có khí hậu mát mẻ. Ngoài ra khu vực miền nam cũng có chim họa mi, nhưng chim ở khu vực này thường có màu lông sẫm hơn vì thế chim họa mi ở nơi đây còn được gọi là chim họa mi đất.

Mình xin bật mí 1 bí quyết chọn chim non trống đó là quan sát chòm lông ở cổ của chim, khi chim hả mỏ đòi ăn sau tiếng kêu choe choe, ở phần cổ chim trống non sẽ có chòm lông rung rung hoặc có kèm tiếng kêu khác rất nhỏ.

Với những chú chim trưởng thành khi nghe chim họa mi kêu bạn có thể phân biệt được chim trống mà chim mái ngay. tiếng kêu của chim họa mi trống thường rất thanh và âm dài trong khi chim họa mi mái kêu chỉ thanh âm nhỏ và ngắn.

Tiêu chuẩn chim họa mi đẹp bao gồm các yếu tố sau:

Đầu chim: Nên chọn những chú chim có đầu như đầu rắn, cụ thể là nhìn ngang thấy mỏ trên với trán và đỉnh đầu tạo thành một đường thẳng. Nghe có vẻ hơi mơ hồ chút nhưng khi bạn quan sát kĩ bạn sẽ thấy được điều này. Mắt chim không có giác mạc, chỉ có lòng đen có nhiều màu. Chim có chấm đen ởđồng tử nhỏ, từ đồng tử lóa ra 4 tia mắt, tia càng to, càng rõ thì thể hiện chim càng đẹp, chim họa mi mắt đỏ là một giống chim rất đẹp và được nhiều người tìm mua. Mỏ chim thẳng, có gờ cạnh. Ở chim trống sẽ có phần râu đen xuôi theo chiều mỏ.

Lông chim: Một chú chim đẹp phải sở hữu bộ lông tơi xốp và mềm mại. Lông ở phần đầu mỏng và ôm sát da đầu. Lông đuôi thẳng là nhiều.

Chân chim: Cẳng chân to, các vảy chân có viền thẫm, ngón ngắn, móng quặp như móng mèo. Chân chim thường có màu vàng.

Thức ăn của chim họa mi thường là những loại thức ăn dễ tiêu hóa như các loài côn trùng, các loài sâu… Ngoài ra muốn họa mi hót căng hơn bạn có thể làm cám công kích cho họa mi. Cám cần chứa các loại dinh dưỡng như: vitamin A, A13, D3, axit phosphoric, canxi, kali…

Cách làm cám cho họa mi hót căng

Bước 1: rang lạc chín, bỏ vỏ, xay nhỏ và cho ra 1 chiếc bát. Kỷ tử trộn lẫn lòng đỏ trứng gà cũng xay nhuyễn và đổ ra bát. Gan lợn thái nhỏ, xay nhuyễn.

Bước 2: trộn lẫn các loại trên với cám gà con, bóp khoảng 10 phút cho hỗn hợp trộn đều với cám.

Bước 3: đổ cám trộn ra 1 chiếc rổ, dùng tay trà cho cám rơi xuống (nên dùng chậu hoặc giấy để hứng) sau đó mang ra phơi từ 1 tới 2 nắng để cám khô ròn (nếu trời không có nắng bạn có thể rang khô với lửa nhỏ).

Bước 4: Cho vào hộp đựng có nắp đạy kín.

Nếu bạn chỉ có 1 chú chim thì bạn nên làm cám vừa phải để tránh tình trạng thức ăn để lâu có thể bị ẩm mốc gây hại cho đường ruột của chim. Điều quan trọng nữa là không nên đổi thức ăn đột ngột bởi chúng có thể bị dị ứng trước thức ăn lạ khiến chim họa mi bị suy và dẫn tới việc thay lông.

Với những chú chim mới chuyển nhà, việc chúng không hót là chuyện khá bình thường. Bạn hãy giúp chim làm quen môi trường từ từ bằng cách phủ vải lên lồng chim và mỗi ngày hé từ từ.

Sử dụng chim mái kích trống: cách ốp mái cho họa mi hót là cách được nhiều người sử dụng. Với những chú chim trống mới nuôi, chúng vẫn có tính cảnh giác cao, có một chú chim mái ở bên sẽ giúp chúng bớt hoảng sợ và thích nghi nhanh hơn.

Để chim chưa thuần gần chim họa mi mồi: Chim họa mi khác với các loài chim khác vì thế nếu bạn để 1 chú chim chưa thuần cạnh một chú chim thuần để nó tập giọng hót của nhau chỉ đem lại kết quả tiêu cực mà thôi.

Khi chim bắt đầu hót bạn nên mua đĩa CD về để kích giọng cho chúng. Ngoài ra có thể cho chúng đi dượt hoặc treo lồng lên cao để chim được thể hiện hết khả năng.

Cách nhận biết họa mi căng lửa : khi bạn thấy họa mi xù lông người lên, mắt méo xệch méo xạc, hót hét nhiều, mổ lan lồng.. thì khi đó họa mi rất căng lửa.

Cách lấy lại lửa cho họa mi:

Họa mi căng lửa nhưng cũng dễ bị tụt lửa. Để khắc phục họa mi tụt lửa bạn cần tuân thủ các biện pháp sau đây.

Duy trì chế độ dinh dưỡng cố định cho chim. Việc thay đổi đột ngột thức ăn sẽ khiến chim bị ảnh hưởng.

Thường xuyên vệ sinh cho chim và lồng chim một cách hợp lý.

Thường xuyên buông áo lồng, di chuyển vị trí treo chim kết hợp với việc cho chim đi dãi dợt định kỳ để chim có thể quen với việc chơi giàn sau này.

Với các loại chim chơi theo cặp thì cần điều mái hợp lý đúng thời điểm.

Họa mi bị xù đầu: Đây là vấn đề thường thấy của những chú chim yếu lửa hoặc tuổi đời ít. cách chữa họa mi bù đầu là nên để chúng đủ tuổi và tập các bài tập giúp chúng căng lửa.

Họa mi bị rụng lông đầu: Chim họa mi bị rụng lông đầu sẽ mất đi vẻ “đẹp trai” để lấy lại phong độ cho em nó bạn có thể cho chim ăn cám bavi kết hợp với mồi tươi đều đặn và tắm nước thường xuyên.

Họa mi bị hoảng: Họa mi bị hoảng có thể là chim mới chưa quen lồng, chim mộc hoặc do chim bị các loài vật khác tấn công. Cách chữa họa mi bị hoảng là bạn nên tách nó ra một khu vực riêng, có vải che lồng chỉ để hở một chút, treo phần hở về phía ánh sáng mặt trời buổi sáng. Để nhiều thức ăn trong lồng, vài ngày thăm nó 1 lần, không cần phải vệ sinh lồng quá kĩ (1 tuần 1 lần cũng được). Thi thoảng mang ốp mái để chim nhanh tĩnh tâm.

Chim họa mi bị đè: Khi chim mộc ở cùng những con chim thuần nó sẽ dễ bị đè bởi những tiếng hót điếc tai của những con chim kia. Cách chữa họa mi bị đè là bạn chuyển nó tới một khu vực yên tĩnh và tập cho nó các bài tập căng lửa. Sau một thời gian hãy mang nó lại gần khu vực chim thuần kia.

Họa mi bị bó lông: Bất cứ ai khi nuôi chim họa mi đều quan tâm vấn đề họa mi thay lông tháng mấy? Vâng thưa các bạn, chim họa mi cũng như một số loại chim khác, chúng sẽ thay lông vào tháng 7 hoặc tháng 8 âm lịch. Tuy nhiên một số chú chim lại gặp vấn đề khó thay lông (bó lông), với những chú chim bổi mùa đầu sẽ thường không thay hết lông đâu do đó bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này. Bạn có thể cho chúng ăn thêm cám bavi để chúng tăng thêm dinh dưỡng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Chọn Mua Và Chăm Sóc Chim Họa Mi Chuyên Nghiệp (Phần 1) trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!