Bạn đang xem bài viết Khướu Mào Trắng ( Bồ Chao) Ăn Cả Rết Độc được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khướu mào trắng hay còn gọi là Bồ chao, (có tên khoa học là Garrulax leucolophus) được tìm thấy trong các khu rừng và cây bụi ở độ cao 1600m, từ dãy Himalaya cho đến Đông Dương.
Nó thích những nơi có rừng cọ dày đặc, ẩm ướt đến những khu rừng thứ sinh rộng rãi. Nơi nó có thể trốn tránh những kẻ săn mồi và trú ẩn từ mặt đất. Ngoài ra nó còn thích ở những khu vực có rừng tre trúc, nơi có thể cung cấp cho chúng một môi trường lý tưởng để làm tổ và nguỵ trang.
Chiều dài cơ thể Khướu mào trắng trung bình khoảng 30cm, trong đó cái đuôi đã chiếm từ 13-15cm. Lưng cánh và đuôi có màu nâu hạt dẻ, đầu cổ và bụng có màu trắng tuyết, ngoài ra nó còn có một vệt đen kéo dài từ mắt bên này sang mắt bên kia.
Chim mái có bề ngoài trông giống hệt như chim trống nhưng cái mào nhỏ hơn một chút, vệt màu đen trên mặt sẽ đậm hơn, ngoài ra màu xám trên cánh cũng đậm nét hơn so với con trống.
Khướu mào trắng thường đi kiếm ăn thành từng đàn nhỏ, những cá thể trong đàn giao động từ 6 – 12 con, cũng có khi bắt gặp mọt đàn khướu lên đến 40 con.
Các nhóm nhỏ này có thể gây ra sự ồn ào khi một con khướu đầu đàn bắt đầu một cuộc gọi. Những âm thanh ồn ào này thường là để báo hiệu cho cả đàn biết có kẻ xâm nhập và chúng đang gặp nguy hiểm.
Thức ăn của khướu mào trắng chủ yếu là côn trùng và các loài động vật không xương sống, như bọ cánh cứng, nhện, ruồi, giun, sâu bướm, ốc sên.
Ngoài ra nó còn ăn trái cây, hạt, mật hoa, thậm chí nó còn ăn các loài bò sát nhỏ và loài lưỡng cư bao gồm rắn, thằn lằn , ếch. Hơn thế một số ghi nhận tại Singapore cho rằng chúng còn ăn cả thịt người.
Nó thường hạ xuống đất dùng chân bới các lá mục nát lên, để tìm kiếm các loài động vật không xương sống.
Sinh sản.
Khướu mào trắng bắt đầu sinh sản khi bước vào tuổi thứ 2. Chúng sinh sản nhiều lần trong khoảng thới gian từ tháng 2 đến tháng 9. Tổ được làm sơ sài có dạng hình cốc trên các nhánh của bụi cây, và nó thường làm ở độ cao từ 2 đến 6m. Nguyên liệu làm tổ được lấy từ lá tre, cỏ và ràng buộc các sợi cỏ vào cành cây để tổ được chắc chắn.
Chim mái sẽ đẻ từ 2 đến 6 quả trứng màu trắng, cả chim trống và mái sẽ ấp trong khoảng từ 13-17 ngày. Sau khi nở cả chim bố và mẹ sẽ cùng nhau chăm sóc chim non, Chim non sẽ mọc đủ lông cánh trong vòng từ 14-16 ngày.
Ngoài ra ở loài khướu mào trắng còn có tính xã hội rất cao, khi làm tổ các con chim khác trong bầy sẽ đến phụ giúp để làm tổ, rồi đến khi ấp, các thành viên trong đàn cũng phụ giúp để ấp, ngay cả đến khi chim non nở các con khướu khác trong đàn cũng vẫn sẽ hỗ trợ chim bố mẹ tìm mồi và chăm sóc các chim non cho đến khi chúng trưởng thành.
Thức Ăn Của Chim Khướu
Nếu nuôi để mà sống thì ta cho Khướu ăn thức ăn gì cũng được. Thậm chí tập cho nó thói quen ăn tạp như ở trong rừng, nay thứ này, mai thứ nọ cũng quen đi.
Nội dung trong bài viết
Còn nuôi để cho con Khướu giữ được sức khỏe dẻo dai, lại hót hay (Chúng ta nuôi Khướu mục đích chính là để khai thắc triệt để giọng hót của nó kia mà?) thì phải tìm cho Khướu một chế độ ăn uống hợp lý, vừa lợi cho nó mà cũng giản tiện cho mình, như vậy mới có lợi.
Thức ăn gọi là lợi cho Khướu là giúp nó giữ được sức khỏe để căng lửa mà hót hay, còn giản tiện cho mình là chỉ bỏ thì giờ ra pha chế một lần là có thể để đành cho chim ăn dần vài tuần hay cả tháng… Đôi khi tìm thức ăn phụ cho chim lại tốn nhiều thì giờ hơn…
Khướu thì dễ nuôi, gần như cho ăn thức ăn gì nó cũng tỏ ra thích khẩu cả. Nhất là về đạm, nó có thể ăn cả thằn lần, cóc nhái, dế, gián và cả thịt bò. Khướu cũng thích ăn chuối như Hoành Hoạch, Chóp mào, Sáo, Cưỡng…
Thức ăn chính của Khướu là gạo rang trộn trứng. Nói là gạo rang, nhưng tốt hơn là dùng tấm để rang, cho Khướu dễ ăn hơn. Hột gạo to, Khướu ăn thường văng ra ngoài vừa phí phạm vừa làm dơ bố lồng.
Cứ một kí lô tấm gạo thì trộn với 20 trứng gà hoặc trứng vịt.
Trước hết, rang tấm cho vàng, sau đó đập vào 20 trứng gà (cả lòng đỏ lẫn tròng trắng) đảo thật đèu đổ trứng bao kín hột tấm. Trộn thêm độ hai muỗng xúp đường cát, hai muỗng xúp sữa bột và hai muỗng xúp hột xương, (bột sò) rồi đem phơi nắng cho thật khô.
Tấm gạo rang trộn trứng này có thể để dành cho Khướu ăn lâu ngày, nhưng mỗi tuần nên đem ra phơi nắng một vài giờ đề tránh bị mốc.
Có người cũng dùng tấm gạo trộn trứng, nhưng lại trộn thêm bột bắp.
Có người lại cho ăn cám hỗn hợp dùng cho gia cầm.
Có người lại nuôi Khướu bằng thức ăn của Chích Chòe, tức là hột đậu phộng trộn trứng. Ăn theo công thức này thco ý chúng tôi vẫn tốt, nhưng phải làm đủ mọi cách để chiết bớt chất dầu trong đậu ra được càng nhiều càng tốt. Vì chất dầu trong đận phộng, Họa Mi và Khướu ăn vào sẽ khản giọng, hót không thanh, giọng không trong trẻo…
Muốn gạn dầu ra khỏi bột đậu phộng thì nên dùng chai cán đậu trên một xấp giấy báo dày để dầu rút hết vào giấy báo. Rồi sau khi trộn bột đậu phộng với trứng đem phơi ra nắng, cũng trải một xấp giấy báo dày ở dưới để dầu rút thêm vào giấy báo thêm một lần nữa. Thậm chí, khi bảo quản bột vào hộp, cũng nên lót kỹ giấy báo dưới đáy và chung quanh hộp để số dầu còn lại trong bột ngắm hết vào giấy báo.
Như phần trên chúng tôi đã trình bày là chim Khướu rất dễ nuôi, rất dễ cho ăn. Nhưng thay đổi thức ăn một cách đột ngột dễ làm cho chim bị sốc một cách đáng tiếc. Một khi chim đã quen với mùi vị của loại thức ăn này thì nó khó chấp nhận mùi vị của thức ăn lạ khác. Khứu giác của loài muông thú rất bén nhạy trong việc này. Nếu do đói quá mà ăn cầm chừng năm ha miếng đó là sự miễn cưỡng, ăn để sống qua cơn đói mà thôi.
Quí vị cũng biết, hễ chim biếng ăn trong vài ngày là bị xuống sức, khó khăn lắm mới vực lên được.
Vì vậy không nên thay đổi thức ăn của chim một cách đột ngột. Nghĩa là hễ trước đây đã cho Khướu ăn thức ăn gì thì nay cứ tiếp tục cho nó ăn mãi thức ăn đó. Với chim bổi thì ta đành chấp nhận, phải tập cho nó quen dần với thức ăn mới, nên có suy cũng phải chịu.
Trong trường hợp cần phải thay đổi một thành phần nào đó trong công thức đã định sẵn thì quí vị nên thay đổi từ từ với tỷ lệ nhỏ, để tập cho chim ăn quen dần dần…
Do đó, khi mua chim của ai về nuôi, để tránh cho chim bị sốc, quí vị nên hỏi han thật rõ về thức ăn của con chim đó ra sao, công thức chế biến thế nào. Ngay cả việc chăm sóc cũng nên hỏi kỹ tường tận… Chắc chắn người bán không vì một lẽ gì mà từ chối trả lời những câu hỏi chính đáng đó của mình.
Ngoài thức ăn chính là tấm gạo rang trộn trứng ra, mỗi ngày ta nên cho Khướu ăn thêm cào cào tươi, thằn lằn, cóc nhái (loại nhỏ) và thịt bò xắt vụn…
Tất nhiên, không phải trong một ngày mà phải cho Khướu ăn tất cả những thứ vừa kể, mà chỉ cần cho ăn một hay vài loại nào đó mà thôi. Có thể là cào cào, hoặc sâu tươi. Nếu không mua được hai thứ đó thì cho ăn vài con dế, hay vài con gián, có thể vài mẩu thịt bò xắt vụn cũng được.
Những thức ăn đạm động vật này có thể thay đổi hằng ngày mà không làm cho Khướu bị sốc. Nghĩa là tiện có thứ gì cho ăn thứ nấy, thậm chí ngày nào không cho ăn cũng không sao. Tuy vậy, nếu lâu ngày quá mà không cho ăn đạm động vật, mà chỉ cho ăn mỗi một món tấm rang trộn trứng không thôi, thì chim dễ bị suy vì khẩu phần thiếu chất bổ dưỡng cần thiết để nuôi cơ thể.
Thức ăn của chim nên tùy vào những thứ sẵn có ở địa phương. Chẳng hạn không có trứng gà thì thay thế bằng trứng vịt; không có sâu tươi thì thay bằng trứng kiến; không có cào cào thì thay thế gián, dế, thằn lằn, thịt bò… Có người còn cho ăn cá thịt (loại cá con dành cho cá Ngân Long ăn) để tạm thay thế vào những ngày không kiếm được cào cào hay sâu tươi chẳng hạn…
Thức ăn đạm là thức ăn phụ của Khướu, vài ngày cho ăn một lần cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của nó.
Khướu cũng thích ăn chuối chín, nhưng ít người cho chim ăn thường xuyên thứ trái cây này. vì một lẽ dễ hiểu phân nó thải ra quá nhiều làm dơ bố lồng, và lôi cuốn ruồi nhặng bu vào…
Xin được lưu ý là chim Khướu mỗi ngày tiêu thụ một lượng thức ăn rất nhiều, uống nước cũng nhiều. Vì vậy ta phải thường xuyên theo dõi thức ăn nước uống của chim còn hết ra sao, để nếu cần thì kịp thời châm thêm, nếu không chim sẽ bị đói khát.
Trong mùa nắng, thời tiết oi bức, Khướu thường thích vục đầu vào cóng nước uống mà tắm, vì vậy cóng nước uống của chim mau cạn. Tốt hơn hết, trong mùa nắng, nên tăng thêm vài cóng nước trong lồng đẻ Khướu uống được đầy đủ.
Có nhiều nghệ nhân nuôi chim vốn có tính cẩn thận nên nuôi chim rất kỹ. Thức ăn tấm rang trộn trứng chỉ cho vào cóng vừa đủ để chim ăn trong ngày; hôm sau nếu còn dư dứt khoát đổ bỏ.
Thức ăn đạm động vật, họ chỉ cho Khướu ăn vào bữa trưa, chiều ăn sợ chim lạnh bụng khó tiêu nên dễ bị bệnh. Đã thế, cào cào mua về không những cắt bỏ chân mà còn rửa lại trong nước vài lần để ngăn ngừa thuốc sát trùng mà nông dân xịt trên ruộng lúa. Thằn lằn trước khi cho Khướu ăn cũng cắt bỏ hểt bốn bàn chân, vì sợ những giác tu làm trầy trụa thực quản của chim…
Kỹ lưỡng như vậy cũng đúng, nhưng, nuôi nấng mà cầu kỳ như vậy cũng làm giảm bớt phần nào sự hứng thú của mình, vì cả ngày cứ cặm cụi lo chọ chim từng tí một thì còn thì giờ rỗi rảnh đâu mà… thưởng thức giọng hót của chim
Tóm lại, nuôi Khướu ít tốn kém hơn một số chim hót rừng khác. Thức ăn của nó cũng chế hiến giản dị, rẻ tiền, chỉ có điều đã cho ăn theo công thức pha chế thế nào thì cứ nuôi mãi với thức ăn đó. Nếu cần sửa đổi chế độ ăn uống cho phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng, hoặc với tình trạng sức khỏe của chim, thì nên thay đổi từ từ, mỗi tuần tăng hay giảm một ít thì mới có kết quả tốt.
Cách Thuần Chim Chào Mào Má Trắng, Chọn Chim Chào Mào Má Trắng
Để ép giọng và kèm được 1 chú chim má trắng tương lai, ngoài yếu tố di truyền, trong nhà phải có chim thầy, nhiều chim kèm càng tốt. Chim má trắng sẽ được lĩnh hội nhiều giọng, và nết đấu của từng chim Thầy. Chim Thầy ngoài chất giọng, nết đấu, các bạn nên chọn chim già mùa, càng nhiều mùa càng tốt ? Vì khi ấy chim má trắng sẽ làm quen được, và sau này không ngán “đối thủ” nào, chứ nhiều con khi gặp chim già lại “khớp cơ”.
Chào mào má trắng đang thay lông để lên má đỏ, con này trên 95% là trống
Có nhiều cách để chim má trắng học giọng, nhưng cơ bản vẫn để gần chim thầy, hoặc để ngay bên cạnh nhưng dùng 1 tầm carton che lại. Trong quá trình kèm giọng, khi các bạn muốn kèm nết đấu thì bỏ miếng ngăn ra, hoặc treo chim thầy đối diện sao cho chim má trắng nhìn thấy và học theo. Ngoài ra chim trắng cũng học qua những lần tắm hoặc phơi nắng.
Trong thời gian này, vì chim má trắng cái tốt học lâu nhưng nét xấu học khá nhanh, ngoài ra hay sợ những thứ linh tinh : màu áo lồng, giấy lót, sào…Việc này người kèm phải thường xuyên theo dõi và uốn nắn, nếu không cũng thành 1 tật, tập bằng cách cho chim làm quen từ từ. Ví dụ : Chim có nết xấu sợ sào thì dùng cây sào để bên cạnh, thời gian chim sẽ quen, hoặc khi treo chim lên ta dùng sào để treo thay vì cầm trên tay. Nhiều con về sang lồng tắm thì tắm ngay, nhưng nhiều lúc gặp con lâu tắm, nên khi gặp những con này thì thường sang cho tắm trước, để bên cạnh các con khác để tập.
Để kèm 1 chú chim tơ từ lúc má trắng cho đến trưởng thành khoảng 5 tháng. Chim má trắng khi đã thuần thì trổ khá nhanh, nhiều con có di truyền từ bố mẹ tốt thường trổ rất sớm. Chim má trắng còn nhát sẽ trổ chậm hơn những con thuần. Chim má trắng khi đã trưởng thành, phải thường xuyên tập dợt để mau cứng, nếu chế độ chăm dợt tốt thì chim má trăng 1 mùa có thể cho đấu trường (dợt cội) hoặc đi bẫy…
Nguồn: Sưu tầm kỹ thuật nuôi chào mào trên internet và nhiều năm nuôi thấy rất đúng
Rắn Trắng Có Độc Không? Mơ Thấy Rắn Bạch Tạng Đánh Con Gì?
Ở các loài bò sát như rắn, trong quá trình sinh tổng hợp các chất và phát triển, chúng thiếu hoặc mất đi một phần hay hoàn toàn melanin, làm cho cơ thể có màu trắng.
2. Đặc điểm ngoại hình của rắn bạch tạng
Rắn bạch tạng là những loài động vật bò sát, có nhiều đặc điểm chung như các loài rắn khác. Đa số, cơ thể của chúng được bao phủ bởi một lớp da có màu trắng bạch hoặc màu vàng nhạt xen kẽ.
Mắt rắn nhỏ, ít phát triển, có màu hồng nhạt, đỏ hoặc màu đen tuyền. Thông thường, đôi mắt này phù hợp để bắt mồi vào buổi tối.
Kích thước cơ thể: Thông thường rắn đực sẽ có kích thước lớn hơn rắn cái. Ở con cái, chiều dài của rắn từ 0,7m – 1,2cm. Con đực có thể dài tới 1,5m – 2m.
Rắn bạch tạng lần đầu tiên được tìm thấy vào năm 1998, tại các bang Texas, Arizona và Louisiana của Mỹ. Chúng được nuôi làm sinh vật cảnh, nhưng sau đó loài rắn này sinh sôi và phát triển ngày một nhiều ở ngoài thiên nhiên hoang dã.
🌟🌟🌟 THAM KHẢO: Bị rắn cạp nia cắn nên làm gì
II. Rắn bạch xà có độc không? Cắn có chết người không?
Tùy vào từng loài khác nhau mà rắn bạch tạng sẽ có lượng nọc độc khác nhau. Có những loài không có nọc độc nên khi cắn người gây cảm giác đau, khó chịu chứ không chết người.
Trước hết khi bị rắn cắn cần xác định được loài rắn thông qua màu sắc, hình dạng,… để có thể nhanh chóng đưa ra biện pháp xử lý phù hợp, đặc biệt đối với các loài rắn độc. Biện pháp sơ cứu như sau:
Cần để nạn nhân nằm yên, cố định vị trí bị cắn thấp hơn tim, tránh cử động để ngăn ngừa máu độc chảy nhanh vào tim.
Bất động cánh tay hoặc chân bị cắn bằng cách băng ép bất động: Sử dụng một dải băng khoảng 10cm, dài ít nhất là 4,5m để tiến hành băng ép cho nạn nhân. Không cần cởi quần áo vì dễ làm chân, tay phải vận động (có thể sẽ làm đẩy nhanh tốc độ dòng chảy của độc tố).
Gỡ bỏ đồ trang sức, vật dụng, nới lỏng quần áo trước khi cơ thể nạn nhân bắt đầu có hiện tượng phù nề.
Đối với các loài có độc tố thần kinh sẽ gây ra hiện tượng khó thở, suy hô hấp, nên cần quan sát theo dõi. Nếu bệnh nhân thở nhanh, yếu cần phải tiến hành hô hấp nhân tạo ngay.
Nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để được tiêm huyết thanh và cứu chữa kịp thời.
IV. Nằm mơ thấy rắn trắng là điềm gì? Nên đánh con gì?
Bạn nằm mơ gặp rắn trắng thì tùy theo trường hợp mà có thể là điềm lành, nhưng cũng có thể là điềm dữ. Theo truyền thuyết cổ xưa, rắn trắng hay còn gọi là “bạch xà” là hình ảnh của câu chuyện “rắn báo ân”.
Ngược lại, có những trường hợp bạn mơ phải rắn cắn hoặc quấn thân thì đó là điềm xấu, báo trước về sự nguy hiểm, khó khăn bạn có thể gặp phải. Bạn cần phải cố hết sức để vượt qua và giải quyết.
Nếu bạn nằm mơ thấy rắn trắng, theo kinh nghiệm của nhiều người bạn nên đánh con 60 – 45 hoặc 87 – 09.
🔥🔥🔥 ĐỌC NGAY: Rắn hổ mang đất
V. Rắn trắng giá bao nhiêu? Mua ở đâu tại Hà Nội và chúng tôi
Hiện nay, trên thị trường rắn trắng khá hiếm và có rất ít, chủ yếu được bán với mục đích làm thú cưng, nuôi làm cảnh bởi màu sắc độc đáo, đẹp mắt của nó.
Nếu bạn muốn mua rắn trắng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể đến tại các trại rắn lớn, hoặc các sở thú cưng để tìm hiểu và đặt hàng trước bởi số lượng những loài này rất ít, lại khá được yêu thích.
Cập nhật thông tin chi tiết về Khướu Mào Trắng ( Bồ Chao) Ăn Cả Rết Độc trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!