Bạn đang xem bài viết Khởi Nghiệp Từ Mô Hình Nuôi Chim Yến Phụng được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tham quan mô hình nuôi chim yến phụng của anh Võ Thanh Đoàn.Năm 2014, được một người bạn ở xã Tân Phong định hướng cho anh Đoàn tiếp cận với mô hình nuôi chim yến phụng. Đây là loài chim được nhiều người mua về làm cảnh vì màu sắc của chúng rất đa dạng, đẹp mắt lại có giọng hót hay. Anh Đoàn đến tỉnh Tiền Giang mua 60 cặp với giá 6 triệu đồng về nuôi. Anh Đoàn cho biết, chim yến phụng thuộc loại dễ nuôi, ít tốn thời gian chăm sóc, chi phí thấp nhưng hiệu quả kinh tế khá cao. Sau khi nuôi hơn 3 tháng, chim bắt đầu sinh sản, mỗi chim mẹ cho ra từ 7 – 8 trứng với tỷ lệ nở hơn 50%. Tức là, mỗi cặp chim bố mẹ cho ra khoảng 2 cặp chim con. Chu kỳ sinh sản của cặp chim bố mẹ tiếp tục sau gần một tháng rưỡi.
Từ 60 cặp chim giống ban đầu, đến nay, anh Đoàn đã phát triển được 200 cặp chim yến phụng bố mẹ với đủ các màu sắc sặc sỡ, như: xanh, vàng, trắng, xám… Hiện nay, với giá bán dao động từ 150 – 200 ngàn đồng/cặp, mỗi tháng anh Đoàn bán ra thị trường khoảng 100 cặp, trừ đi chi phí anh còn lãi hơn 7 triệu đồng. Chim yến phụng được anh bán cho các cửa hàng chim cảnh tại các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Long An và cả TP. Hồ Chí Minh…
Thức ăn chính của chim yến phụng là hạt kê và lúa. Mỗi tuần, anh Đoàn bổ sung thêm chất xơ bằng bắp tươi, rau xanh, khoai mì… Thêm vào đó, để bổ sung can-xi cho vỏ trứng chắc khi chim sinh sản, anh cho chim ăn thêm nang mực. Về nguồn nước, anh Đoàn lưu ý, nước cho chim uống phải sạch và được theo dõi thường xuyên. Theo anh, nên cho chim uống nước lọc đóng bình, không nên cho chim uống nước mưa vì dễ bị tiêu chảy.
Trong các khâu nuôi chim, khâu sang chim khá quan trọng. Mỗi lồng nuôi chim yến phụng của anh có 30 ô nhỏ chứa 30 cặp chim. Theo đó, khi chim đến thời điểm tách mẹ, cần chọn những cặp chim cùng kích cỡ bỏ vào cùng một ô để chim mau lớn.
Để nhân rộng mô hình, gần đây anh cung cấp giống cho một thanh niên tại xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam 50 cặp để nuôi. Trong quá trình nuôi chim yến phụng, anh Đoàn tận tình chia sẻ về kỹ thuật, hướng dẫn các khâu chăm sóc để chim sinh trưởng, phát triển tốt. Đầu ra của chim yến phụng được anh Đoàn đảm bảo cho các thanh niên cùng thực hiện mô hình.
Cùng với việc nuôi chim yến phụng, hiện anh Đoàn còn nuôi thêm 20 cặp chim manh manh sinh sản. Chim có màu sắc đẹp, hót hay và dễ nuôi. Tuy nhiên, người nuôi cần có sự kiên trì, chăm sóc kỹ càng. Một cặp chim manh manh được nuôi hoàn toàn khỏe mạnh thì chỉ cần khoảng 3 tháng sau là chúng có thể đẻ trứng và ấp nở ra chim con. Chim có thể đẻ đến 10 quả trứng. Chim manh manh có giá trị cao gấp đôi chim yến phụng, mỗi cặp chim bố mẹ có giá khoảng 500 ngàn đồng.
Chị Nguyễn Thị Hồng Hoa – Bí thư Xã Đoàn Hòa Lợi cho biết, ngoài làm kinh tế, với vai trò là Phó bí thư Chi đoàn của ấp, anh Đoàn còn năng nổ tham gia các hoạt động của địa phương; tích cực vận động đoàn viên, thanh niên tham gia các hoạt động của đoàn các cấp phát động.
Khởi Nghiệp Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Chim Trĩ Thương Phẩm
Chim trĩ có đặc điểm rất riêng. Có bộ đuôi dài và nhỏ, bộ lông có nhiều màu sắc đẹp, cơ thể của nó được tạo nên bởi những màu sắc khác nhau, rất đẹp mắt. Chính vì vậy, từ lâu, chim trĩ được coi là loài chim đẹp trong tự nhiên và là chim cảnh hấp dẫn. Ngoài việc nuôi làm thương phẩm, chim trĩ còn được nuôi làm cảnh, có giá trị kinh tế và thẩm mỹ cao.
Tại xã Thạnh Ngãi, huyện Mỏ Cày Bắc, anh Dương Văn Sang là người tiên phong nuôi chim trĩ thương phẩm và đã thành công với mô hình này. Nhờ nuôi theo kiểu “cuốn chiếu”, mỗi tháng trại nuôi chim trĩ của anh Sang xuất bán ra thị trường khoảng 150 chim thịt. Sau khi trừ chi phí anh có lãi trên 10 triệu đồng.
Mô hình nuôi chim trĩ của anh Dương Văn Sang, xã Thạnh Ngãi, Mỏ Cày Bắc
Anh Sang bắt đầu nuôi chim trĩ khoảng 02 năm nay. Anh tự tìm tòi học hỏi trên mạng về cách nuôi, anh Sang đến tận Vĩnh Long để mua con giống. Lúc đầu anh mua 200 con với giá 50.000/con. Với kinh nghiệm trên 10 năm nuôi gà thả vườn, anh Sang áp dụng vào nuôi chim trĩ và đã đạt hiệu quả. Vụ đầu tiên, anh Sang lợi nhuận rất cao. Mỗi con bán từ 250.00 – 260.000 đồng. Thấy hiệu quả hơn nuôi gà thả vườn lại nhẹ công chăm sóc, ít tốn thức ăn, anh Sang quyết định tăng số lượng đàn. Hiện nay, anh nuôi từ 400 – 500 con. Anh Sang cho biết: nuôi chim trĩ cũng giống như nuôi gà thả vườn. Phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm phòng các loại bệnh như gà. Tuy nhiên, người nuôi nhẹ công chăm sóc hơn nuôi gà thả vườn.
Nuôi chim trĩ phải làm chuồng chắc chắn, phía trên nóc phải vừng kín để chim không bay ra ngoài. Mỗi chuồng nuôi có diện tích khoảng 40 m 2, anh thả nuôi khoảng 150 con. Thức ăn thì cho ăn thức ăn của gà, uống nước, bổ sung thêm cỏ, thân cây chuối để chim có đủ lông, đẹp. Sau hai vụ nuôi, anh để chuồng trống cách vụ, xử lý môi trường để trách dịch bệnh. Theo anh Sang, chim trĩ dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc, thức ăn thì chỉ bằng một nữa so với nuôi gà thả vườn. Chim có sức đề kháng mạnh nên rất ít khi mắc bệnh, nếu có cũng chủ yếu là bệnh phổi, bệnh Ecoli và cũng dễ điều trị.
Nuôi chim trĩ thương phẩm thời gian từ 4 – 4,5 tháng là đạt trọng lượng từ 1 – 1,2 kg đối với con mái và từ 1,4- 1,5kg đối với con trống. Giá chim thịt hiện nay khoảng 140.000/kg được thương lái tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đến tận nhà để thu mua. Ngoài nuôi thương phẩm, anh Sang còn nuôi chim giống. Khi chim được khoảng 3 tháng, anh bắt đầu tách mái nuôi riêng để lấy trứng. Chuồng nuôi chim đẻ trứng để với tỷ lệ 4 con mái, 1 con trống. Chim trĩ đẻ trứng theo mùa, kéo dài khoảng 6 tháng từ tháng 10 đến tháng 6 năm sau. Nhưng chim đẻ đạt nhất từ tháng 1 đến tháng 5. Khi đó, tỷ lệ ấp nở đạt từ 80% trở lên.
Anh Sang cho biết, hiện nay, mỗi tháng anh ra một vụ chim thịt khoảng 150 con với giá khoảng 140.000/kg. Chim con, anh bán với giá 50.000/cặp. Trừ đi chi phí, anh còn lãi hơn 10 triệu đồng/tháng. So với nuôi gà thả vườn thì lợi hơn rất nhiều.
Hiện nay, tại ấp Chợ Mới, xã Thạnh Ngãi, đã có 10 hộ nhân rộng mô hình này. Bước đầu cho thấy chim trĩ tương đối thích hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu địa phương, tỷ lệ sống, tăng trọng tương đối cao. Giá chim thương phẩm luôn giữ ở mức cao và người nuôi có lãi. Mô hình là một lựa chọn mới cho người dân huyện trong việc phát triển kinh tế gia đình góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế địa phương.
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Yến Trong Nhà Theo Kỹ Thuật Tiên Tiến
Th.S Nguyễn Trọng Lực, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ (UDCGCN) tỉnh vừa báo cáo kết quả thực hiện dự án: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nhà nuôi chim yến và quy hoạch vùng, làng nghề nuôi chim yến tại Phú Yên”. Dự án vừa kết thúc trong tháng 9/2017, gồm có 4 mô hình nuôi chim yến áp dụng kỹ thuật tiên tiến, cho hiệu quả cao lần đầu tiên được cơ quan có chuyên môn phối hợp với Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa (gọi tắt là Công ty Yến sào Khánh Hòa) khảo sát, chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Ứng dụng kỹ thuật tiên tiến
Công ty Yến sào Khánh Hòa là đơn vị đi đầu trong việc áp dụng các kỹ thuật tiên tiến để nuôi chim yến đảo thiên nhiên và trong nhà. Trước hiện trạng người dân phát triển xây dựng nhà yến mang tính tự phát, tự làm, không nắm vững kỹ thuật và không mang lại hiệu quả kinh tế, công ty đã cùng với Trung tâm UDCGCN chuyển giao kỹ thuật nuôi chim yến tiên tiến, giúp các hộ nuôi yến đạt hiệu quả cao.
Trước khi lựa chọn vị trí hộ tham gia mô hình, Trung tâm UDCGCN và Công ty Yến sào Khánh Hòa đã điều tra tổng thể vùng có khả năng nuôi chim yến để lựa chọn các hộ đăng ký trong vùng có tiềm năng và tiềm lực kinh tế. Qua quá trình khảo sát thực tế từ tháng 8-9/2014 về điều kiện tự nhiên khí hậu, vùng kiếm ăn của chim, đường bay kiếm ăn hàng ngày, sự phân bố nhà yến hiện hữu… Công ty Yến sào Khánh Hòa đã đề xuất các khu vực, vị trí được xếp vào thứ tự các vùng ưu tiên để việc xây nhà yến cho hiệu quả cao nhất và chọn 4 hộ tham gia mô hình có các điều kiện như: nằm trên đường chim bay, gần khu kiếm ăn thường xuyên của chim yến, có đồng ruộng và dọc các dòng sông lớn…
Bên cạnh việc chọn vị trí xây dựng và môi trường phù hợp để đàn chim yến phát triển, đơn vị tư vấn còn xác định diện tích xây dựng nhà yến để đạt hiệu quả kinh tế; thiết kế điều kiện kỹ thuật, lắp đặt đầy đủ các trang thiết bị hỗ trợ chuyên dụng cho nhà yến do chính Công ty Yến sào Khánh Hòa nghiên cứu chế tạo như: hệ thống giá tổ bằng gỗ cho chim, hệ thống âm thanh dẫn dụ chim yến, hệ thống phun sương và các hợp chất dẫn dụ tạo mùi bầy đàn cho nhà yến. Các trang thiết bị này được lắp đặt theo quy trình và tạo môi trường thuận lợi tối ưu cho sự phát triển của chim yến.
Sau khi hoàn thành việc xây dựng nhà yến, phía cơ quan chủ trì và chủ nhiệm dự án đã cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với cơ quan chuyển giao công nghệ (Công ty Yến sào Khánh Hòa) và hộ tham gia mô hình vận hành, theo dõi nhà yến. Mỗi mô hình dự án, trung tâm cử 1 cán bộ kỹ thuật giám sát, theo dõi và định kỳ, cơ quan chủ trì cùng với chủ nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung công việc của dự án.
Kết quả khả quan
Chúng tôi đến nhà yến của ông Phạm Huỳnh Nam (thôn Phú Vang, xã Hòa Kiến, TP Tuy Hòa) vào một buổi trưa nắng gay gắt, cũng là thời điểm nhiều chim bay ra khỏi tổ để đi kiếm ăn. Nhà yến của ông Phạm Huỳnh Nam được xây dựng từ tháng 8/2015, với diện tích nuôi 400m 2 và đi vào hoạt động không lâu sau đó. Để tạo môi trường sinh thái phù hợp cho sự phát triển đàn yến, ông Nam đã trồng các loại cây xanh như chuối, mãng cầu, cỏ, cây keo lai và xây hồ nước… xung quanh khu vực nhà yến. Khi điều kiện sống được chuẩn bị kỹ lưỡng, phía đơn vị chuyển giao công nghệ đã di đàn chim yến ấp nở nhân tạo vào nhà yến 3 đợt với số lượng 183 con. Sau khi di đàn 2 tháng, chim yến đã ở và bắt đầu làm tổ và sau 24 tháng, đã xây được 97 tổ. Trong đó, nhiều tổ chim bắt đầu làm lớp tổ thứ 2 trên lớp tổ cũ. Các tổ yến này bắt đầu khai thác được khi chim không còn sử dụng tổ để sinh sản hoặc sau khi chim con đã bay hết.
Với sự nỗ lực của cơ quan chủ trì, chủ nhiệm dự án, cơ quan chuyển giao công nghệ và các hộ dân, sau hai năm hoạt động, các nhà yến đều có chim ở lại sinh sống và sinh sản. Số lượng tổ đạt được từ 15-97 tổ/nhà, lượng chim từ 50-300 con/nhà. Trong đó, có 2 nhà yến được đánh giá số lượng chim yến phát triển nhanh; hai nhà yến còn lại mức độ phát triển ở mức trung bình. Dự án đã đạt, vượt quy mô và số lượng thuyết minh phê duyệt.
Theo ông Nguyễn Trọng Lực, hiện tại chưa đánh giá hiệu quả kinh tế nhưng đến khi mô hình phát triển ổn định thì mỗi năm 1 cặp chim yến có thể làm tổ, đẻ trứng từ 3-4 đợt, các chú chim non sau này lớn lên thường tìm về nơi sinh ra để làm tổ. Vì vậy, sau khi xây nhà yến, cần 1-2 năm để gầy dựng đàn yến và phải chờ 3-5 năm sau, khi đàn chim yến phát triển tốt thì mới mang lại lợi nhuận. Theo kết quả điều tra khảo sát, nếu nuôi chim yến thành công, chỉ khoảng 5-7 năm là có thể thu hồi vốn.
Nhận xét về ý nghĩa mà dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nhà nuôi chim yến và quy hoạch vùng, làng nghề nuôi chim yến tại Phú Yên” mang lại, bà Đặng Thị Thủy, Giám đốc Trung tâm UDCGCN cho rằng, nuôi chim yến lấy tổ đóng góp vào nguồn thu ngân sách cho nền kinh tế của tỉnh nhà, mở thêm hướng mới cho phát triển kinh tế bền vững ở tỉnh Phú Yên, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động ở địa phương và góp phần đa dạng hóa vật nuôi, tạo ra thêm sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao, góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân.
Thái Nguyên: Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Chim Cu Gáy
Ông Mâu Tiến Lĩnh, xóm Ngò, xã An Khánh, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) sau nhiều năm nuôi chim cu gáy đã vươn lên làm giàu. Hiện tại, đàn chim của gia đình ông Lĩnh đã có trên một nghìn con, góp phần bảo tồn nguồn giống quý, mang lại thu nhập cao cho gia đình.
Từ lâu ông Lĩnh đã đam mê với nghề nuôi chim cảnh, đặc biệt nuôi chim cu gáy. Trước đây, người nuôi chim cảnh chủ yếu bẫy chim trưởng thành hoặc bắt chim non về nuôi; tuy nhiên nguồn cung này ngày càng trở nên khan hiếm.
Từ năm 2000 ông Lĩnh quyết tâm nuôi chim cu gáy sinh sản. Mới đầu ông đầu tư nuôi 50 cặp chim giống. Vốn bản tính cần cù, ham học hỏi, ông Lĩnh đã tự tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm nuôi chim sinh sản của những người đi trước; cộng với việc có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực nuôi nuôi chim cảnh nên việc nuôi chim cu sinh sản của ông thuận lợi, đàn chim không ngừng được tăng lên. Từ số giống ban đầu, giờ đây đàn chim của gia đình ông Lĩnh sinh sôi lên 1200 con, trong đó có 300 đôi chim sinh sản.
Ông Lĩnh chăm sóc đàn chim cu gáy của gia đình
Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, ông Lĩnh cho biết, nuôi chim cu gáy không khó, vì là động vật có nguồn gốc hoang dã nên chim có sức đề kháng tốt, ít mắc bệnh, tỷ lệ nuôi sống cao; thức ăn đơn giản, dễ kiếm, chủ yếu là các loại hạt như thóc, ngô, vừng, đỗ xanh… Chuồng trại cho chim cũng rất đơn giản, chỉ cần dùng lưới sắt vây thành những ngăn nhỏ, mỗi ngăn nuôi một đôi, bên trong tạo ổ bằng rơm, rạ để làm chỗ cho chim mẹ đẻ. Chuồng trại nuôi chim được ông Lĩnh đặt trong vườn cây ăn quả tạo ra phong cảnh gần gũi với thiên nhiên.
Chim gáy sống từng đôi, mỗi năm chỉ đẻ được 6-8 lứa; mỗi lứa chỉ đẻ 1- 2 quả trứng, thời gian ấp khoảng 14 – 15 ngày. Sau khi chim non nở bắt đầu cho chim bố, mẹ ăn cám gà con để đảm bảo dinh dưỡng; chim bố, mẹ ăn xong ợ lên mớm cho chim con. Sau khi nở khoảng 23 – 25 ngày chim non biết mổ thức ăn thì cho ăn cả cám trộn lẫn thóc; được một tháng tuổi thì tách chim non và cho chim bố mẹ ăn ngô, thóc trở lại. Phải luôn có nước sạch cho chim uống, nhất là giai đoạn chim gáy đang mớm thức ăn cho con. Thông thường nuôi khoảng 6 tháng tuổi chim cu gáy trưởng thành và bắt đầu sinh sản được.
Ông Lĩnh cho biết, chim cu gáy là loài chim có tiếng hót hay được người chơi chim cảnh ưa chuộng, nên đầu ra khá ổn định. Đàn cu gáy của gia đình ông được nhiều người chơi chim yêu thích và dần chiếm lĩnh thị trường. Một con chim gáy khi mới tách bố mẹ, ông bán được 250 nghìn đồng; chim trưởng thành khoảng 6 tháng tuổi có giá khoảng 01 triệu đồng; những con lông đẹp, tiếng hay có giá 4 -5 triệu đồng. Những con chim gáy có bài, có lối, có đủ chu, lèo, dặm, vấp… có giá trên 10 triệu đồng; đặc biệt chim cu gáy có chất giọng thổ bầu, thổ đồng thì có giá 30 – 40 triệu đồng/con. Từ năm 2013 đến nay mỗi năm gia đình ông Lĩnh bán và thu lãi khoảng 200 triệu đồng.
Hiện nay vườn nuôi chim cu gáy của gia đình ông Mâu Tiến Lĩnh là điểm đến giao lưu, trao đổi kinh nghiệm của Câu lạc bộ Chim cu gáy Thái Nguyên; cũng là điểm đến tham quan, học tập, mua bán của những người nuôi chim cảnh trong và ngoài tỉnh. Từ đam mê nuôi chim cảnh ông Lĩnh đã thành công nuôi chim cu gáy sinh sản, cung cấp chim giống và chim cảnh cho thị trường mang lại thu nhập cao, ổn định cho gia đình. Trong thời gian tới ông Lĩnh sẽ nhân thêm 100 cặp chim cu gáy bố mẹ, mở rộng quy mô chăn nuôi, để tăng thu nhập cho gia đình./.
Cán bộ khuyến nông huyện thăm mô hình nuôi chim cu gáy của ông Lĩnh.
Nguồn: chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Khởi Nghiệp Từ Mô Hình Nuôi Chim Yến Phụng trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!