Xu Hướng 3/2023 # Khám Phá Vẻ Đẹp Chao Đảo Của Cafe Mê Linh Đà Lạt # Top 3 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Khám Phá Vẻ Đẹp Chao Đảo Của Cafe Mê Linh Đà Lạt # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Khám Phá Vẻ Đẹp Chao Đảo Của Cafe Mê Linh Đà Lạt được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mặc dù Đà Lạt có vô vàn các cảnh đẹp cho bạn tham quan, check-in, sống ảo nhưng cafe Mê Linh Đà Lạt vẫn là một trong các điểm đến hàng đầu không thể bỏ qua. Một khi đã tới thành phố sương mù này du lịch thì nhất định phải tới Mê Linh cafe để thưởng thức một tách cafe chồn nóng và chụp vài bức hình selfie nếu không quả là một điều đáng tiếc.

1. Mê Linh cafe nằm ở đâu?

2. Vẻ đẹp mộng mơ của quán cafe Mê Linh Đà Lạt

Mê Linh Coffee Garden không có thiết kế xa hoa, cầu kỳ mà có thể nói là cực kỳ đơn giản, dân dã. Quán sử dụng bàn, ghế gỗ như nhiều quán cafe khác nhưng đều được sơn màu xanh, hòa với màu núi rừng. Bên cạnh đó, vị trí quán tương đối đắc địa, nằm lơ lửng ở giữa lưng chừng đồi, xung quanh toàn là cây cối, núi rừng xanh mướt một màu. Nằm ở dưới chân quán là một trang trại cafe nhỏ, tự trồng và sản xuất cafe. Còn trước mặt quán là con đập Cam Ly lúc nào cũng đầy áp nước.

Khung cảnh xanh tươi, nên thơ, không khí trong lành, gió núi se lạnh, ánh nắng dịu dàng cùng một ly cafe nóng thơm ngon là quá đủ để khiến du khách đã tới là chẳng muốn về. Tại đây, các bạn có thể tìm được một không gian trong lành, yên tĩnh để thư giãn, thả lỏng bản thân và cảm nhận khung cảnh tuyệt đẹp của thiên nhiên, giúp xua tan đi những mệt mỏi cùng bộn bề của cuộc sống.

3. Cafe Mê Linh Đà Lạt có gì ngon?

Ly cafe chồn được pha theo tỷ lệ riêng nên rất thơm và hấp dẫn. Ly có hương thơm quyến rũ khó cưỡng và màu nâu óng ánh chỉ cần nhìn là đã muốn thưởng thức ngay. Nếu có thể thì các bạn nên chọn một ly cafe chồn nóng nguyên chất, không đường không đá để có thể thưởng thức trọn vẹn hương vị tinh túy của loại cafe này.

Ngoài ra, khi tới với quán các du khách còn có cơ hội tham quan và tìm hiểu về quy trình sản xuất cafe chồn như thế nào. Trong quán cũng có bày bán các loại cafe được rang sẵn. Khách hàng có thể mua về để tự pha hoặc tặng cho bạn bè, người thân. Bên cạnh đó, các món quà lưu niệm là những sản phẩm thủ công được người dân vùng núi làm thủ công cũng là những món quà nhỏ rất được lòng du khách.

About The Author

Bùi Hữu Nghĩa Sinh Ra Và Lớn Lên Ở Mảnh Đánh Hồ Chí Minh Việt Nam . Anh Yêu Thích Du Lịch Đó Đây Và Mong Muốn Viết Blog Du Lịch Để Có Thể Chia Sẽ Các Hình Ảnh Du Lịch Cho Các Bạn Gần Xa

Mê Linh Coffee Garden

Đường Đi Mê Linh Coffee Garden:

                                               

Mê Linh Coffee Garden nằm ở địa chỉ tổ 20, thôn 4, xã Tà Nung, TP. Đà Lạt, quán được nhiều khách du lịch yêu thích và tìm đến không chỉ mang hương vị cà phê chồn đúng chất mà còn sở hữu tầm nhìn có một không hai ở Đà Lạt. Mê Linh là một đồn điền nhỏ ở vùng nông thôn miền núi gần Đà Lạt. Nơi này rất phát triển loại cà phê Robusta và Moka. Nhưng đặc biệt hơn cả là cà phê chồn nguyên chất.

Mê Linh Coffee Garden Đà Lạt nằm cách xa trung tâm thành phố khoảng 25km. Một đoạn đường khá dài qua con đèo Tà Nung. Chạy theo con đường xa khoảng 500m nữa mới đến được khu vực này.Vừa để các bạn thoát ra khỏi chốn đô thị về một miền đất nông thôn vừa để các bạn trẻ trải nghiệm cuộc sống xung quanh tràn ngập những màu sắc mới và cũng vô cùng thích thú đối với dân đi phượt.

Mê Linh Coffee Garden

Được thiết kế theo một kiến trúc mở không cầu kì như những quán khác. Bao quanh khu vực là rừng cà phê xanh mướt, chắc ai đó sẽ nghĩ với khí hậu Đà Lạt như thế. Thì cần phải làm thật ấm cúng nhưng không nó thoát ra khỏi cái sự ấm áp kia để mang đến sự gần gũi với thiên nhiên gió lộng. Tất cả mọi thứ đều thuộc về thiên nhiên không gò bó chúng ta trong một cái lồng dưới những ánh đèn rực rỡ xa hoa kia.

Mê Linh coffee

Một địa điểm check in vô cùng lý tưởng chào đón các bạn trẻ, cho những người yêu thiên nhiên, cho những cặp đôi cùng trải nghiệm trong không gian xanh thoáng đãng, cho những bạn đi phượt một góc nhìn mới mẻ tràn đầy thú vị.

Ngay bên cạnh sẽ là xưởng sản xuất ra cà phê chồn cùng nhìn ngắm những chú chồn đang vô tư gặm nhắm những trái cà phê chín đỏ mọng, bạn còn được học hỏi tìm hiểu những cách thức để đưa ra cà phê chồn đúng chất của nó.Cà phê được chồn ăn vào cơ thể và thải ra môi trường theo một cơ chế sinh học riêng. Chồn chỉ lựa và ăn những hạt cà phê tươi ngon, nguyên trái, phải chín mọng và không mùi lạ. Khi ăn, chúng chỉ nuốt lớp mật bên ngoài và không nghiền nát hạt cà phê. Vì vậy, khi hạt cà phê vào cơ thể chồn sau 3 – 4 tiếng, dạ dày chồn tiết ra một loại enzym rất đặc biệt thẩm thấu vào hạt cà phê và cho ra từng thỏi kết những hạt cà phê. Người ta sẽ thu lượm lại và mang đi ủ từ 4 – 6 tháng giúp cho enzym thẩm thấu hoàn toàn vào hạt cà phê. Sau khi ủ xong, cà phê được rửa sạch và phơi khô, sau đó bóc đi lớp lụa bảo vệ nhân cà phê và cho ra đời những hạt cà phê hoàn toàn sạch.

Mê Linh coffee Garden còn là có khu trưng bày và bán các sản phẩm thổ cẩm, quà lưu niệm, và những món ăn mang đặc trưng của người dân ở đây : Cơm Lam gà nướng,thịt xiên nướng…

Khám Phá Thêm Về Chu Kì Sinh Sản Của Loài Chim Yến

Thời gian sinh sản của chim yến đảo phụ thuộc vào vùng, điều kiện khí hậu. Ở Khánh Hòa, chim yến đảo đẻ lần một vào cuối tháng 3 đến giữa tháng 5. 70% chim tập trung đẻ vào giữa tháng 4.

1. Chim yến làm tổ khi chuẩn bị đẻ trứng

1.1 Bước vào kỳ sinh sản chim yến cùng nhau làm tổ

Đối với chim mới trưởng thành chim đực làm tổ trước và kêu gọi chim mái về làm tổ chung, những cặp đã trải qua sinh sản rồi thì việc làm tổ do cả hai con.

Vào thời kỳ sinh sản thì tuyến nước bọt của chim yến phát triển mạnh phình to ra hai bên má.

Khi vào mùa làm tổ, mỗi đôi chim yến chọn cho mình một chỗ thích hợp và cùng nhau xây dựng tổ trên vách đá. Mục đích làm tổ là để đẻ trứng, sau khi đi kiếm ăn về khoảng 19h nghỉ ngơi một lúc khoảng 30 phút rồi bắt đầu làm tổ.

1.2 Thời gian làm tổ đan xen với thời gian tìm thức ăn

Chim yến dùng miệng tiết nước bọt ra để làm tổ, dùng mỏ quẹt kéo thành sợi đan thành tổ. Chim yến làm nhiều nhất vào lúc 21h00 đêm đến 4h00 sáng hôm sau.

Thỉnh thoảng chim yến về lúc giữa trưa và cũng làm tổ vào lúc 11h00 – 13h00, rồi đi kiếm ăn tiếp. Số lần làm tổ và thời gian làm tổ thì khác nhau qua từng giai đoạn.

Khi sắp tới thời gian đẻ trứng thì cường độ tăng lên, khoảng 16 lần trong ngày, thời gian một lần quẹt tổ thấp nhất là 30 giây và cao nhất khoảng 6 phút.

2. Qúa trình hình thành tổ yến mất bao lâu ?

Khi chim yến làm tổ, cơ hàm ép vào tuyến nước bọt làm nước bọt được tiết ra, chúng dùng lưỡi đẩy nước bọt ra khỏi miệng và quẹt qua, quẹt lại lên vách đá, khuôn dầm trần nhà hoặc trên vách tường để định hình dạng tổ.

2.1 Thời gian để nước bọt chim yến khô cứng khá lâu

Nước bọt tiếp xúc không khí sẽ khô ngay sau khoảng 2 – 3 giờ. Dần dần (qua nhiều ngày) một cái lưỡi tổ được hình thành và chim yến đeo lên cái lưỡi tổ này hàng đêm để tiếp tục xây tổ cho đến khi tổ hoàn chỉnh để có thể chứa quả trứng của chúng.

2.2 Thời gian làm tổ chim yến khá dài

Thời gian trung bình chim yến nhà hoàn thành tổ khoảng 50 ngày.

Khi vào mùa làm tổ, mỗi đôi chim yến chọn cho mình một chỗ thích hợp (luôn được cố định trong nhiều năm) và cùng nhau xây dựng tổ.

Đối với chim mới trưởng thành, chim đực làm tổ trước và kêu gọi chim mái về làm tổ chung; việc tìm kiếm bạn tình có thể nhanh hay chậm. Đối với những cặp đã trải qua sinh sản rồi thì việc làm tổ là nhiệm vụ của cả hai.

3. Tập tính của chim yến trong mùa sinh sản

Quan sát qua camera hồng ngoại lắp đặt tại nhà yến thì chim yến nhà làm tổ như sau: Khoảng 18h00 chim yến nhà đi kiếm ăn về, chúng nghỉ ngơi khoảng 30 đến 60 phút rồi bắt đầu làm tổ.

Khoảng thời gian các cặp chim yến làm tổ nhiều nhất là vào lúc 20h00 cho đến 3h00 sáng ngày hôm sau. Số lần làm tổ và thời gian làm tổ khác nhau qua từng giai đoạn.

Giai đoạn đầu khi hình thành tổ trung bình khoảng 12 lần/ngày, khi sắp tới thời gian đẻ trứng thì cường độ tăng lên, khoảng 15 lần/ngày, thời gian một lần quẹt tổ thấp nhất là 25 giây và cao nhất khoảng 7 phút.

Chim làm tổ cho đến khi đẻ trứng thì chúng dừng lại, tuy nhiên thỉnh thoảng chúng vẫn quẹt vào chân tổ để gia cố cho vững chắc.

4. Tổ chim yến có hình dạng như thế nào ?

Tổ làm hoàn toàn bằng nước bọt màu trắng hình bán nguyệt, kích thước tổ trung bình để chim đẻ trứng là R = 40 ÷ 50 mm.

Qua quan sát cho thấy một số tổ có bán kính tối thiểu Rmin = 35 mm, chim đã đẻ trứng. Bán kính tổ tối đa Rmax = 65 mm.

Những tổ yến không khai thác, sau khi chim con rời tổ thì chim bố mẹ sẽ sử dụng lại cho lần đẻ sau. Những lần đẻ sau chim chỉ gia cố thêm, nhiều lần gia cố như vậy tổ yến sẽ dày thêm.

Sau khi làm tổ xong chim bắt đầu giao phối. Chim thường giao phối vào lúc đêm. Có hai khoảng thời gian giao phối: từ 21h đến 23h; từ 1h đến 3h sáng.

Chim giao phối giống như các loại gia cầm khác. Một ngày giao phối khoảng 3 đến 4 lần. Chim giao phối trước khi đẻ trứng 5 đến 8 ngày. Sau khi đẻ trứng đầu tiên, thỉnh thoảng chim vẫn còn giao phối từ 2 đến 3 lần, nhưng sau khi đẻ trứng thứ 2 thì không giao phối nữa.

5. Nhiệm vụ của chim trống và chim mái trong giai đoạn sinh sản

Khi ấp thì chỉ một con ấp trứng, con còn lại bay đi kiếm ăn, khi bay về thì ấp thay cho con đang ấp đi kiếm ăn. Khi ấp, chim thường dùng mỏ để đảo trứng.

Một ngày chim bay ra khỏi tổ 1 – 2 lần, thường vào lúc 8h00 – 10h00 sáng để trứng tiếp xúc với độ ẩm, do đó khi chim con nở ra không bị dính vỏ.

Vào ban đêm thì một con ấp, con còn lại bám trên thành tổ, chúng cũng đổi ca ấp cho nhau, một đêm đổi ca ấp khoảng 4 – 5 lần.

6. Mất bao lâu thì hình thành chim yến con ?

Chim con có thể nở vào bất cứ thời gian nào trong ngày, tùy vào điều kiện ấp của chim bố mẹ. Sau khoảng 22 đến 23 ngày thì trứng đầu tiên nở. Thời gian nở của trứng thứ nhất và trứng thứ 2 cách nhau khoảng 2 đến 3 ngày.

Chim non mới nở chịu ảnh hưởng trực tiếp với môi trường sống bên ngoài. Khi chim con vừa nở ngày đầu tiên thì chim bố mẹ không cho ăn mà nằm ấp để sưởi ấm cho chim con, sau đó đi kiếm mồi về cho chim con ăn.

Khi đi kiếm ăn thì cả chim bố và mẹ đều bay đi hết. Thời gian đầu chim con nhỏ hơn 10 ngày tuổi thì sau khi cho chim con ăn chim bố mẹ vẫn ấp để sưởi ấm cho chim con từ 1 đến 2 giờ. Thời gian sau chim bố mẹ về chỉ còn mớm mồi cho con.

7. Khám phá điều thú vị về chim yến

Ở tuần đầu tiên: Số lần chim bố mẹ cho chim con ăn khoảng 3 lần/ngày.

Ở tuần thứ 2 số lần chim bố mẹ cho chim con ăn khoảng 4 lần/ngày. Giai đoạn này chim con mọc lông tơ nhưng chưa nhiều.

Ở tuần thứ 3 số lần chim bố mẹ cho chim con ăn khoảng 5 lần/ngày. Giai đoạn này chim con mọc lông tơ nhiều hơn và lông đậm hơn.

Ở tuần thứ 4 và 5 số lần chim bố mẹ cho chim con ăn khoảng 6 lần/ngày. Giai đoạn này chim con mọc lông đầy đủ ở các bộ phận (đuôi, cánh,…) và đã đu tổ được, tập bay.

Số lần chim bố mẹ cho chim con ăn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và tùy từng giai đoạn phát triển của chim con. Chim con càng lớn số lần cho ăn tăng lên.

Nghiên cứu qua camera quan sát cho thấy chim mẹ mỗi lần cho ăn thường cho một con ăn, nếu thức ăn kiếm được nhiều thì cho cả hai.

Mỗi tổ có hai chim con, trong khi chim mẹ cho chim con ăn giữa chúng có sự cạnh tranh giành mồi mớm từ mẹ. Giữa hai chim con sự phát triển không đồng đều.

Thời gian nuôi chim con từ khi mới nở đến trưởng thành trung bình khoảng 48 ngày. Có một số chim non rời tổ sớm khoảng 40 ngày (thường xảy ra đối với tổ 1 con do chim bố mẹ cung cấp đầy đủ thức ăn nên chim con trưởng thành nhanh hơn so với chim ở tổ 2 con).

8. Không nên khai thác tổ chim yến quá mức

Sau khi khai thác lấy tổ lần 1 thì chim tiếp tục làm tổ đến khoảng tháng 5 – 6. Tổng chu kỳ sinh sản của chim yến đảo từ khi bắt đầu làm tổ đến khi sinh sản, nuôi chim con trưởng thành là 102 ngày, kết thúc quá trình sinh sản của chim yến trong cuối tháng 8.

Số lần làm tổ và đẻ trứng của chim yến phụ thuộc vào phương pháp thu hoạch tổ, nếu sau khi chim làm xong tổ và chuẩn bị đẻ lần đầu, ta khai thác tổ không cho chim đẻ, ấp nở và nuôi chim con thì chim yến sẽ lập tức làm tổ lại.

Chim yến có thể làm tổ nhiều lần. Tuy nhiên, không nên khai thác tổ quá mức sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tổ yến và đời sống sinh học quần thể đàn chim yến.

9. Tác dụng của bộ lông vũ trên chim yến

Bộ lông vũ của chim có ba tác dụng chính:

Thứ nhất là bảo vệ cơ thể chim tránh tác động cơ học bên ngoài.

Thứ hai, chúng là bộ phận cách nhiệt và điều nhiệt giúp cho chim chống chịu với sự thay đổi thời tiết môi trường.

Và thứ ba (quan trọng nhất) là giúp cho chim bay được. Do luôn bị tác động của môi trường nên lông chim bị hư hỏng, mòn đi theo thời gian.

Vì vậy, tác dụng của chúng cũng giảm mạnh. Để luôn giữ được tác dụng của bộ lông, chim cũng có sự thay lông. Thay lông là sự thay thế theo chu kỳ bộ lông cũ bằng bộ lông mới.

Chu kỳ thay lông thường xảy ra sau chu kỳ sinh sản. Nếu chim có nhu cầu thay lông thì ngừng chu kỳ sinh sản tiếp theo. Khi thay lông, chim có nhu cầu năng lượng rất cao. Chim tăng cường tỷ lệ trao đổi chất.

Khám Phá Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh

Đến với vùng đất hùng vĩ Tây Nguyên, đến với tỉnh Gia Lai trong chuyến hành trình khám phá thiên nhiên hoang dã, du khách ắt hẳn không thể bỏ qua điểm đến Vườn quốc gia Kon Ka Kinh.

Đây là điểm du lịch sinh thái lý tưởng, rất thích hợp với các du khách mong muốn tìm một nơi nghỉ dưỡng với cảnh quan tự nhiên phong phú đa dạng cũng như các nhà nghiên cứu khoa học.

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh được thành lập ngày 25/11/2002 theo Quyết định số 167/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh.

Kon Ka Kinh có tên trong danh sách các khu rừng đặc dụng Việt Nam từ năm 1986 theo Quyết định số 194/CT ngày 9/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nhằm bảo tồn rừng á nhiệt đới núi cao với các loài thực vật hạt trần.

Toàn cảnh vườn quốc gia Kon Ka Kinh được ngắm từ trên cao

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku 50km về phía Đông Bắc, phân bố trên phạm vi ranh giới hành chính của 5 xã: Đắk Roong, Kroong, Kron Pne, huyện K’Bang; Hà Đông, huyện Đắk Đoa; Ayun, huyện Mang Yang.

Kon Ka Kinh là đỉnh núi cao nhất trên cao nguyên Pleiku với độ cao 1.748m so với mặt nước biển.

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum và một phần xã Đắk Rông; phía Nam giáp xã Hà Ra và một phần xã Ayun; phía Đông giáp một phần xã Đắk Rông, xã Krông, xã Lơ Ku, huyện K’Bang; phía Tây giáp một phần xã Hà Đông.

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có nhiều dãy núi có độ cao trung bình 1.200-1.500m, với địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam.

Ngoài ra, Kon Ka Kinh còn nằm trong vùng phân thủy của hai con sông lớn là Sông Ba và sông Đắk Pne. Do địa hình núi cao, dốc nên hệ thống sông suối bắt nguồn từ Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh thường ngắn, hẹp, tốc độ dòng chảy lớn, có nhiều thác ghềnh.

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có diện tích 41.780ha vùng lõi và 118.598ha vùng đệm thuộc địa bàn 7 xã thuộc 3 huyện Mang Yang, Đắk Đoa, K’Bang; trong đó 33.146ha đất có rừng, chiếm gần 80% diện tích.

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh gồm các kiểu rừng chính: rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp (11.837ha, chiếm 28,9%); rừng kín hỗn giao lá rộng – lá kim mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp (1.253ha, chiếm 3,1%) – là kiểu rừng chỉ thấy ở Kon Ka Kinh trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam; rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới (diện tích nhỏ); kiểu phụ thứ sinh nhân tác (rừng kín lá rộng thường xanh nghèo kiệt, rừng kín thường xanh phục hồi, rừng le, nứa, rừng trồng, đất trống, trảng cỏ…)

Với vị trí địa hình nói trên, hệ động thực vật ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh rất phong phú.

Theo thống kê Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có 687 loài thực vật có mạch thuộc 459 chi, 140 họ; 428 loài động vật, trong đó 42 loài thú, 130 loài chim (thuộc 11 bộ, 34 họ), 51 loài bò sát-lưỡng cư; 205 loài bướm thuộc 10 họ trong bộ cánh vây.

Nhiều loài động thực vật ở Kon Ka Kinh là loài đặc dụng (11 loài), loài quý hiếm (34 loài), loài có giá trị kinh tế (234 loài gỗ quý hiếm như pơmu, kim giao; 110 loài dược liệu; 38 loài làm cây cảnh; 85 loài làm thức ăn động vật).

Kon Ka Kinh có một hệ thực vật hội tụ của những luồng thực vật như Luồng thực vật thuộc khu hệ Bắc Việt Nam (bao gồm các loài cây thuộc họ đậu, dâu tằm, na, giẻ, thầu dầu và mộc lan…), Luồng thực vật thuộc khu hệ Vân Nam-Quý Châu và chân dãy núi Himalaya (bao gồm các loài cây lá kim của ngành phụ hạt trần như thông nàng, hoàng đàn giả, kim giao, pơ mu…) Luồng thực vật thuộc khu hệ Malaysia-Indonesia (bao gồm các loài cây thuộc họ dầu như chò chai, chò đen, chò chỉ, cẩm). Luồng thực vật Ấn Độ-Myanmar (bao gồm một số loài cây thuộc họ bàng như choại; họ tử vi như bằng lăng ổi…).

Bên cạnh đó, còn có một số loài đặc hữu như du moóc, hoa khế, bọ nẹt trung bộ, hoàng thảo vạch đỏ, trắc, thông đà lạt, xoay, gõ đỏ, lọng hiệp, song bột và một số loài quý hiếm khác được ghi vào sách Đỏ Việt Nam và thế giới.

Ở Kon Ka Kinh, hệ động vật rừng đặc hữu cho cả Việt Nam và Đông Dương bao gồm 5 loài thú lớn như (voọc vá chân xám, vượn má hung, hổ, mang Trường Sơn và mang lớn. 7 loài chim như (khướu đầu đen, khướu mỏ dài, khướu kon ka kinh-loài mới được phát hiện cho khoa học trong vòng 30 năm trở lại đây ở khu vực châu Á, khướu đầu xám, trèo cây mỏ vàng, gà lôi vằn và thày chùa đít đỏ). 4 loài thuộc lớp bò sát ếch nhái (thằn lằn đuôi đỏ, thằn lằn buôn lưới, chàng Sapa, ếch gai sần).

Gia đình Chà vá chân xám. Ảnh: chúng tôi

Trong số trên, có nhiều loài quý hiếm có giá trị bảo tồn gen và nghiên cứu khoa học được ghi vào sách Đỏ Việt Nam và thế giới như hổ, voọc ngũ sắc, khỉ đuôi lợn, tê tê Java, cầy tai trắng, gà lôi lông tía, giẻ cùi bụng vàng, các loại khướu, các loại kỳ đà, các loại rắn, cóc mày gai mí, cóc mắt chân dài…

Đặc biệt ở Kon Ka Kinh có 8 loài trong lớp thú ghi trong sách Đỏ của IUCN bao gồm 2 loài đang bị đe doạ ở cấp E (Endangered), 4 loài bị đe doạ ở cấp V (Vulnerable), 1 loài gần bị đe doạ Nr (Near-Threatened) và 1 loài ở cấp DD (Data Deficien); có 7 loài trong lớp thú ghi trong sách Đỏ Việt Nam, trong đó có 3 loài đang bị đe dọa ở cấp E, 4 loài ở cấp V và có 4 loài thú đặc hữu cho Đông Dương là vượn má hung, voọc vá chân xám, hổ, mang Trường Sơn; 8 loài bướm mới cho khoa học và 6 loài lần đầu tiên được ghi nhận cho khu hệ bướm Việt Nam.

Ngoài sự phong phú và đa dạng về tài nguyên, Kon Ka Kinh còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lưu vực đầu nguồn của các con sông lớn cung cấp nước tưới cho nông nghiệp và nước sinh hoạt cho các huyện của tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

Hơn thế nữa, Kon Ka Kinh còn có tiềm năng cho việc phát triển du lịch sinh thái.

Đến với Kon Ka Kinh là đến với bản làng của các dân tộc Tây Nguyên, đặc biệt là những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người Ba Na hiện vẫn được lưu giữ như thủa sơ khai.

Sức hấp dẫn, lôi cuốn của khu Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh còn nằm ở hệ thống sông, suối, thác, ghềnh tự nhiên tuyệt đẹp như thác Đak Pooc, suối Knia, Đak Kơ Bưng, thác Đak Pooc, thác 95 nổi tiếng và đẹp nhất có độ cao khoảng 40m.

Vào mùa hè, dòng nước mát lành của các thác nước này làm không khí lúc nào cũng mát mẻ. Leo lên đỉnh Kon Ka Kinh nhìn xung quanh, bạn sẽ cảm nhận được sự hùng vĩ của núi rừng Trường Sơn: những ngọn núi cao bao phủ bởi mây mù, những dòng thác từ trên cao ào ào tung bọt trắng xóa, vọng lại tiếng gầm của thú rừng hoang dã xen lẫn tiếng hót gọi bạn, tìm nhau của loài chim…

Do địa hình đa dạng với nhiều dãy núi cao chia cắt với mây mù bao phủ quanh năm tạo nên một Kon Ka Kinh hùng vĩ và thơ mộng.

Với khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành và dễ chịu, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh là nơi lý tưởng cho nghỉ ngơi, an dưỡng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Khám Phá Vẻ Đẹp Chao Đảo Của Cafe Mê Linh Đà Lạt trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!