Xu Hướng 3/2023 # Khai Mạc Hội Trưng Bày Sinh Vật Cảnh Lần Thứ 26 # Top 5 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Khai Mạc Hội Trưng Bày Sinh Vật Cảnh Lần Thứ 26 # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Khai Mạc Hội Trưng Bày Sinh Vật Cảnh Lần Thứ 26 được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong không khí tưng bừng phấn khởi cùng cả nước chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2) và chuẩn bị đón tết nguyên đán cổ truyền của dân tộc, sáng 20/1, tại Thành Cổ Sơn Tây, UBND thị xã tổ chức khai mạc Hội trưng bày sinh vật cảnh nghệ thuật xuân Canh Tý.

Đại biểu cắt băng khai mạc Hội trưng bày sinh vật cảnh

Hội trưng bày sinh vật cảnh xuân Canh Tý diễn ra khoảng 15 ngày (từ ngày 20/1 đến 3/2/2020). Đây là lần trưng bày sinh vật cảnh thường niên lần thứ 26 của thị xã được tổ chức vào mỗi dịp tết đến xuân về. Ban tổ chức đã lựa chọn và tập hợp được 559 tác phẩm tiêu biểu của các câu lạc bộ, chủ nhà vườn trong và ngoài thị xã. Trong thời gian diễn ra hội trưng bày sinh vật cảnh còn có hội thi tiếng hót chim chào mào, chim sơn ca, cũng như tiến hành tiếp thị, trao đổi, mua bán các sản phẩm, xây dựng các mối quan hệ với các tổ chức cá nhân cùng nghề ở TP Hà Nội và các tỉnh bạn.

Đại biểu tham quan các tác phẩm nghệ thuật

Trưng bày sinh vật cảnh (SVC) hàng năm đã trở thành nét đẹp văn hóa tô đẹp thêm văn hóa xứ Đoài, cổ vũ, nhân rộng nhiều đối tượng theo nghề sinh vật cảnh góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho hiệu quả cao. Hội trưng bày SVC không chỉ là dịp để các nghệ nhân giao lưu, học hỏi mà còn là dịp để những người yêu thích SVC tìm được những điều kỳ thú, học tập cách làm sáng tạo của nghệ nhân, là sân chơi lành mạnh, bổ ích để du khách gần, xa đến thưởng ngoạn, vui xuân. 

HOẢNG PHƯƠNG  – PHẠM HẢO

Hoàng Kim Phương

Hội Sinh Vật Cảnh Tây Ninh Tiến Hành Đại Hội Đại Biểu Nhiệm Kỳ 2022

Đại hội đại biểu Hội Sinh vật cảnh tỉnh Tây Ninh lần thứ II (nhiệm kỳ 2016-2021) diễn ra hôm 10.12.

Hội Sinh vật cảnh Tây Ninh, tiền thân là Hội Hoa lan cây cảnh tỉnh, được thành lập vào năm 2012. Trước đại hội nhiệm kỳ I (2012-2015) Hội có 78 hội viên và chưa có câu lạc bộ Sinh vật cảnh thành viên hay trực thuộc.

Đến nay, toàn tỉnh có 33 CLB Sinh vật cảnh đang hoạt động với hơn 1.000 hội viên; trong đó thành phố Tây Ninh có số CLB Sinh vật cảnh nhiều nhất tỉnh với 14 CLB.

Các loại hình CLB Sinh vật cảnh khá đa dạng, như CLB Chim chào mào, CLB Hoa lan, CLB Bonsai, Diễn đàn cây cảnh thiên nhiên Việt Nam…

Trong nhiệm kỳ qua, Hội Sinh vật cảnh đã tổ chức trưng bày, hội thi cấp tỉnh vào các dịp lễ, tết, qua đó từng bước nâng cao tay nghề của hội viên, thể hiện qua số lượng, tác phẩm, chủng loại tác phẩm dự thi. Hội cũng tổ chức cho hội viên tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại các tỉnh bạn; tham gia các hội thảo do Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh tổ chức; tổ chức hội thi tay nghề về cây cảnh nghệ thuật cho hội viên.

Năm 2013 Hội kết hợp với Hội Sinh vật cảnh tỉnh Bình Phước thực hiện chương trình thử nghiệm vật nuôi và cây trồng trên quần đảo Trường Sa. Qua đó, các thành viên Hội đã đóng góp, gửi ra đảo 300 chậu giống hoa cảnh các loại cùng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Việc làm này của Hội đã được Trung ương Hội Sinh vật cảnh Việt Nam ghi nhận là đơn vị tiên phong mở đường cho phong trào trồng cây cảnh trên đảo Phú Quý, quần đảo Trường Sa.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015, với sự giúp đỡ của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh, Hội Sinh vật cảnh Tây Ninh đã mở nhiều lớp dạy nghề cho người dân ở các huyện Trảng Bàng, Hòa Thành, Tân Châu, Châu Thành và thành phố Tây Ninh.

Một số bộ môn như nuôi trồng hoa lan, nuôi cá hồng vện sinh sản, cây cảnh mãng cầu được hội chọn làm đề tài nghiên cứu thử nghiệm, thể hiện sự sáng tạo, tâm huyết của hội viên. Năm 2013, đề tài “Làm cây cảnh nghệ thuật từ cây dâu tằm” đã đạt giải nhì của Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật của tỉnh; đề tài “Nuôi trồng bonsai trong môi trường nước” cũng được chuẩn y làm đề tài nghiên cứu cấp cơ sở.

Trong nhiệm kỳ qua, có 20 hội viên được nhận Kỷ niệm chương vì sự nghiệp sinh vật cảnh Việt Nam của Trung ương hội; nhiều hội viên đạt các giải vàng, bạc, đồng và nhiều giải khuyến khích trong các lần tham gia trưng bày, tổ chức hội thi khu vực Đông Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh, có 18 hội viên được xét tặng danh hiệu nghệ nhân theo từng chuyên ngành riêng biệt.

Đại hội đã tiến hành bầu Ban chấp hành mới với 17 thành viên; ông Nguyễn Thế Long tái đắc cử chức Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2016-2021.

Hội Thi Chim Chào Mào Quảng Nam Lần Thứ I: Sân Chơi Mới Cho Nghệ Nhân Chim Cảnh

Hội thi chim Chào mào Quảng Nam lần thứ I: Sân chơi mới cho nghệ nhân chim cảnh

Ngày 24.3, Hội Sinh vật cảnh Quảng Nam, Hội chim Chào mào Quảng Nam phối hợp cùng CLB chim Chào mào thành phố Tam Kỳ tổ chức Hội thi tiếng hót chim Chào mào các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên lần thứ I. Hoạt động này được giới nghệ nhân chơi chim cảnh đánh giá là một sự kiện quan trọng, đánh dấu sự trở lại của phong trào chơi chim Chào mào đã bị lãng quên trước đó.

Niềm đam mê của những nghệ nhân xứ Quảng

Các nghệ nhân đưa chim vào khu vực thi đấu.

Gặp anh Lê Duy Khang- hội viên CLB chim Chào mào thành phố Tam Kỳ, cho biết, những năm trước đây, thú chơi chim Chào mào rất được các nghệ nhân chơi chim cảnh ưa chuộng, nhưng vì nhiều nguyên nhân, thú chơi đó đang dần bị lãng quên. Anh cho biết thêm, Chào mào là giống chim thân thiện với con người lại rất dễ nuôi. Không giống các loại chim cảnh khác, chim Chào mào chỉ cần ăn hoa quả và bột, quá trình sinh trưởng nhanh, ít bệnh tật. Đồng thời, giá thành lại phù hợp với tất cả các tầng lớp có thú chơi chim. Hơn thế, Chào mào là loài được giới chuyên môn đánh giá có tiếng hót hay, lảnh lót , có phong thái chiến đấu đẹp. Do đó, anh cùng với một số anh em trong CLB chim Chào mào thành phố Tam Kỳ với mong muốn khôi phục lại phong trào chơi chim Chào mào đã tổ chức Hội thi này, qua đó, tạo một sân chơi mới cho anh em nghệ nhân.

Tổ trọng tài chấm điểm để lựa chọn chú chim đạt tiêu chí.

Khi được hỏi về nguồn kinh phí để tổ chức Hội thi lần này, anh Khang cho biết: “Mọi chi phí đều do các anh em tự bỏ tiền túi ra, từ chi phí thuê địa điểm tổ chức, cho đến chi phí lo ăn ở cho các CLB chim cảnh ở các tỉnh bạn về tham dự. Anh cùng với anh Huỳnh Ngọc Diệp, Nhật Linh mỗi người bỏ ra 10 triệu đồng, và một số anh em trong CLB chim Chào mào thành phố Tam Kỳ góp vào được 40 triệu. Với số tiền đó, để tổ chức Hội thi chuyên nghiệp là rất khó nhưng với niềm đam mê chim cảnh, mong muốn được giao lưu, học hỏi với các nghệ nhân tỉnh bạn, anh em chúng tối đã quyết tâm tổ chức thành công Hội thi”.

Đối với các anh em trong CLB chim Chào mào thành phố Tam Kỳ, sự kiện lần này không chỉ tạo sân chơi mang tính chuyên nghiệp lần đầu tiên được tổ chức tại Quảng Nam, mà còn rất ý nghĩa khi Hội thi được diễn ra đúng ngày Chào mừng kỉ niệm 38 năm ngày giải phóng thành phố Tam Kỳ và tỉnh Quảng Nam ( 24/3/1975-24/3/2013).

Một sân chơi chuyên nghiệp mới

Hội thi tiếng hót chim Chào mào các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên lần thứ I đã diễn ra thành công, tạo dấu ấn đẹp cho các CLB chim cảnh tỉnh bạn. Hội thi lần này thu hút 247 lồng chim đến từ 19 CLB các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Ngãi, Phú Yên, Ninh Thuận. Trong đó, các CLB đều mang tới Hội thi hàng chục lồng chim, như CLB chim Chào mào thành phố Tam Kỳ có gần 50 lồng chim, Hội Chim cảnh Huế có 40 lồng chim tham dự.

Hội thi thu hút đông đảo người dân đến xem.

Cách thức tổ chức chấm thí được thực hiện theo vòng loại, gồm 8 vòng thi đấu, qua mối vòng sẽ loại trực tiếp 10 lồng. 10 lồng bị loại ở vòng 6 sẽ đạt top 30, 10 lồng loại ở vòng 7 sẽ lọt top 20. 10 lồng còn lại sẽ vào vòng chung kết và thi đấu theo hình thức đảo lồng yếu loại dần. Tham dự Hội thi lần này, ông Nguyễn Đức Linh- thành phố Quảng Ngãi, cho biết: “Anh em nghệ nhận chơi chim cảnh chúng tôi rất vui mừng vì đã có một sân chơi chuyên nghiệp mới, có cơ hội giao lưu, học hỏi về những kỹ thuật nuôi chim cảnh. Bên cạnh đó, công tác tiếp đón và cách tổ chức thi của BTC rất chuyên nghiệp. Chúng tôi mong Hội thi sẽ được tổ chức vào những năm sau để có thêm nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi”.

Không chỉ thu hút nhiều nghệ nhân từ các CLB thuộc các tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên tham dự, Hội thi lần này còn thu hút sự quan tâm của nhân dân thành phố Tam Kỳ. Người xem thích thú với những chú chim cảnh đẹp, những màn ghanh nhau từng tiếng hót, từng thế chiến đấu, tấn công dọa nạt kẻ thù của các chú chim Chào mào. Những cảm xúc đan xen lẫn lộn tại Hội thi, có cảm xúc vui sướng khi lồng chim được lọt vào vòng trong, hay cảm xúc buồn, thất vọng khi lồng chim bị loại của các nghệ nhân chơi chim cảnh. Một nghệ nhân chơi chim cảnh ở Huế cho biết, dù không đạt giải cao tại Hội thi, nhưng vẫn rất vui vì được giao lưu, học hỏi, biết thêm nhiều kỹ thuật, chăm nuôi chim cảnh. Nếu năm sau, Hội thi tiếp tục được tổ chức, chúng tôi vẫn sẽ tham gia thi đấu”.

Ông Vũ Ngọc Sơn -Trưởng Ban Giám khảo Hội thi, một trong những trọng tài có nhiều kinh nghiệm về chấm thi tại các hội thi chim cảnh trên toàn quốc, cho biết : để chọn ra chú chim đạt giải nhất phải dựa vào nhiều tiêu chí khắt khe, như: Chào mào trường chim, mào dày và cao, chim thon gon, rắn chắc, nhanh nhẹn, không tật, lỗi. Chim mau mỏ ra giọng đều đặn, bền bỉ trong suốt quá trình thi đấu, chim hót đổ nhiều giọng, đảo giọng, luyến láy âm tiết rõ ràng, chim ra giọng quát hoặc giọng ché (chét) thị uy, dọa nạt đối thủ, phải đủ 3 âm tiết trở lên, không có âm tiết trùng lắp. Thái độ thi đấu của chú chim đó phải linh hoạt, nhảy cầu, chuyển cầu, dáng đứng vươn mình, trong quá trình thi đấu chim rê cầu (xà cầu) búng cánh rung dọa đối thủ, chim sục sạo tìm đánh ra giọng ché thị uy dọa nát đối thủ. Đánh giá về chất lượng Hội thi tiếng hót chim Chào mào các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên lần I, ông Sơn nói: ” Chất lượng chim của các CLB tương đối đồng đều, chất lượng tốt. Mặc dù được tổ chức lần đầu tiên, nhưng Hội thi mang tính chuyên nghiệp cao”.

Ông Vũ Ngọc Trưởng bên chú chim đạt giải nhất của mình.

Chung kết cuộc thi, Giải nhất thuộc về lồng chim của ông Trịnh Ngọc Trưởng – huyện Phú Ninh, giải nhì thuộc về lồng chim của ông Hồ Ngọc Phú- Tam Kỳ, giải ba thuộc về Trần Vũ Quốc- Tam Kỳ. Trong niềm vui bất ngờ khi giành chiến thắng tại Hội thi, ông Trịnh Ngọc Trưởng nói: “Sở thích nuôi chim cảnh của tôi được bắt đầu cách đây hai năm. Hiện nay, tôi đã có 5 lồng chim cảnh, với nhiều loại chim khác nhau. Tuy nhiên, Chào mào là loại chim mà ông vẫn thích nuôi nhất”.

Hội thi tiếng hót chim Chào mào các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên lần I kết thúc để lại nhiều dấu ấn đẹp cho các nghệ nhân đến từ các CLB chim cảnh các tỉnh bạn, và những người dân thành phố Tam Kỳ, đánh dấu bước ngoặt lớn đối với phong trào chơi chim Chào mào của giới nghệ nhân chơi chim cảnh. Hứa hẹn một sân chơi chuyên nghiệp, làm tiền đề phát triển mạnh hơn nữa thú chơi chim cảnh tao nhã này./.

Thúy Hằng

Lượt xem: 10,721

{{NguoiGui}} ({{Email}})

gửi lúc {binding NgayGui, convert=dateConverter}

{{ HienThiNoiDung(NoiDung,TrangThai)}}

Bản đồ tỉnh Quảng Nams

Văn bản điện tử

Một cửa điện tử

Portal Quảng Nam – Giấy phép số: 14/GP-TTĐT cấp ngày 26/6/2015. Đơn vị quản lý: Sở Thông tin Truyền thông – Số 50 – Hùng Vương – Thành phố Tam Kỳ Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Hồng Quảng – Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông Điện thoại:0235.3818333 – Fax:0235.3811759 – Email:cttdtqnam@quangnam.gov.vn Ghi rõ nguồn chúng tôi khi sử dụng thông tin trên website này

Bình Dương Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Sinh Vật Cảnh Năm 2022

Ngày 11/1/2018, Hội Sinh Vật cảnh tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2017. Trong năm 2017, Hội Sinh vật cảnh tỉnh Bình Dương đã tổ chức Hội Hoa Xuân Đinh Dậu 2017 và tham gia trưng bày SVC tại Đường hoa Bạch Đằng Thủ Dầu Một để nhân dân tham quan, vui xuân đón tết . Ngoài ra các nghệ nhân Bình Dương còn tham gia Hội hoa xuân Tao Đàn TP. HCM; tham gia Lễ hội Trái cây Nam bộ suối Tiên TP. HCM. T ỉnh hội phối hợp với CLB Chào mào Bình Dương t ổ chức Hội thi Chào mào mở rộng tỉnh Bình Dương lần thứ III/2017; với CLB Gà cảnh Bình Dương tổ chức Hội thi gà tre đẹp mở rộng toàn quốc.

Nhân Kỷ niệm 42 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2017) Quốc tế Lao động 1/5 và Quốc khánh 2/9, Tỉnh hội đã tổ chức Hội thi sinh vật cảnh tại CLB Hưu trí Bình Dương. Ngoài ra các đơn vị thành viên như Hội SVC Thuận An, Phú Giáo và Dầu Tiếng cũng đã phối hợp với Phòng Văn hóa tổ chức Hội Hoa Xuân tại địa phương.

Năm 2017, UBND tỉnh Bình Dương xét phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân tỉnh Bình Dương”, “Thợ giỏi tỉnh Bình Dương” và “Người có công đưa nghề mới về địa phương” lần thứ I năm 2017 (3 năm một lần). Ngành Sinh vật cảnh được công nhận 12 Nghệ nhân và 02 Thợ giỏi.

Tại Hội nghị tổng kết năm 2017, 08 cá nhân được trao Giấy chứng nhận danh hiệu “Nghệ nhân sinh vật cảnh tỉnh Bình Dương”; 02 tập thể và 15 cá nhân được nhận Bằng khen của Hội Sinh vật cảnh Việt Nam; 07 tập thể và 59 cá nhân được tặng Giấy khen của tỉnh Hội.

Ông Huỳnh Minh Đảnh, đại diện Sở Nội vụ Bình Dương trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho ông Đỗ Thanh Phong – Phó Chủ tịch TT Hội SVC Bình Dương.

Cập nhật thông tin chi tiết về Khai Mạc Hội Trưng Bày Sinh Vật Cảnh Lần Thứ 26 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!