Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Nuôi Và Chọn Giống Bồ Câu Pháp được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Do bồ câu là loài đơn phối, khi nuôi chim nên mua loại chim từ 4-5 tháng tuổi. Có thể phân biệt trống mái dựa trên ngoại hình: con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Tuy nhiên, lúc bé rất khó phân biệt, ngay cả khi trưởng thành độ chính xác cũng khó đạt 100% nên khi mua cần tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, các chuyên gia có kinh nghiệm.
Một cặp bồ câu sinh sản có thể dùng sản xuất trong 5 năm, nhưng sau 3 năm đẻ, khả năng sinh sản có chiều hướng giảm, do vậy cần phải thay chim bố mẹ mới.
Thông thường chim bồ câu được nuôi thả tự do trong nhân dân, chim tự kiếm mồi, tự xây tổ. Sự can thiệp của con người là rất ít. Hiện
nay, Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương khuyến cáo một phương pháp nuôi mới đã cho kết quả khả quan: phương pháp nuôi nhốt bán công nghiệp.
Môi trường là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong chăn nuôi, do vậy chuồng nuôi chim phải có ánh sáng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh, tránh được gió lùa, mưa, ồn ào quá mức, tránh phiền nhiễu của mèo, chuột, có độ cao vừa phải… Đặc biệt chuồng nuôi chim ấp trứng và chim sữa càng cần được yên tĩnh. chuồng nuôi được chia làm 2 loại: chuồng nuôi cá thể và quần thể.
Mỗi cặp chim sinh sản cần một ô chuồng riêng, tùy theo điều kiện cụ thể mà có thể làm bằng tre, gỗ, hay lưới sắt… Trong chăn nuôi công nghiệp dùng lồng 2 tầng bằng lưới sắt, cũng có thể đóng bằng gỗ, tre…
Ô chuồng là một đơn vị sản xuất, trên đó được đặt các ổ đẻ, máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung và một đôi trống mái sinh sản. Kích thước của một ô chuồng:
Chiều cao: 5,5m (cả mái).
Máng ăn, máng uống, ổ đẻ, máng đựng thức ăn bổ sung được thiết kế riêng cho kiểu chuồng này.
2.1.3. chuồng nuôi dưỡng chim thịt (nuôi vỗ béo chim thương phẩm từ 21-30 ngày tuổi).
Tương tự như chuồng nuôi cá thể nhưng mật độ dày hơn 45-50 con/m2, không có ổ đẻ, không có máng ăn (phải nhồi trực tiếp cho chim ăn), ánh sáng tối thiểu.
ổ dùng để chim đẻ, ấp trứng và nuôi con. Do đang trong giai đoạn nuôi con, chim bồ câu đã đẻ lại, nên mỗi đôi chim cần hai ổ, một ổ đẻ và ấp trứng đặt ở trên, một ổ để nuôi con đặt ở dưới. ổ có thể làm bằng gỗ, chất dẻo nhưng yêu cầu phải khô ráo, sạch sẽ, tiện cho việc vệ sinh thay rửa thường xuyên. Kích thước của ổ:
Đây là những máng cung cấp thức ăn cho chim hàng ngày, những máng ăn này nên đặt ở những vị trí tránh chim ỉa vào, tránh các nguồn gây ẩm ướt và đặc biệt hạn chế thức ăn không rơi vãi (do chim bồ câu có đặc tính chọn thức ăn cao). Tùy theo điều kiện có thể dùng máng ăn bằng tre hoặc bằng tôn. Kích thước máng ăn cho một đôi chim bố mẹ:
Chiều sâu: 5cm x 10cm.
Máng uống phải đảm bảo tiện lợi và vệ sinh. Có thể dùng đồ hộp (lon nước giải khát, lon bia…), cốc nhựa… với kích thước dùng cho một đôi chim bố mẹ:
Do chim bồ câu được nuôi nhốt theo phương pháp công nghiệp nên chúng rất cần chất khoáng, sỏi, muối ăn. Kích thước của máng đựng thức ăn bổ sung như máng uống, nên dùng gỗ hoặc chất dẻo, không nên làm bằng kim loại.
Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6-8 con/m2 chuồng. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ (giai đoạn về sau này được gọi là chim dò). Nuôi chim dò với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10-14 con/m2).
Chim bồ câu rất nhạy cảm với ánh sáng. Sự đẻ trứng chỉ phụ thuộc vào một phần ánh sáng nhưng sự ấp trứng lại phụ thuộc chặt chẽ vào yếu tố ánh sáng. Bản năng ấp trứng của bồ câu phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng ban ngày tối thiểu là 13 giờ. Do đó chuồng trại thiết kế thoáng đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho chim. Tuy nhiên, ở miền Bắc, ban ngày mùa đông ánh sáng ngắn, có thể lắp bóng đèn 40W chiếu sáng thêm vào ban đêm (nếu nuôi theo quy mô lớn) với cường độ 4-5W/m2 nền chuồng với thời gian 3-4h ngày.
Chim Bồ Câu Pháp Giống Chuẩn
– Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu: khỏe mạnh , lông mượt , không có bệnh tật , dị tật , lanh lợi.
– Trong một ổ chim cần phải có một con trống và một con mái.
– Muốn chim bố mẹ đẻ nhiều , nuôi con tốt phải chọn chim có lông bụng dầy mượt , khoẻ mạnh , mỏ xẻ , không có dị tật , lanh lợi , đuôi nhọn… Nên mua chim đã được ghép đôi.
– Chim bồ câu mái có thể đẻ trải dài trong năm , lứa nọ tiếp lứa kia , khoảng cách giữa hai lứa khoảng 40 ngày. Như vậy , trong những điều kiện nuôi thả hợp lý , một cặp bồ câu có thể sản sinh ra 10-11 lứa chim bồ câu con trong một năm.
– Phân biệt trống mái: Con trống to hơn , đầu thô , có phản xạ gù mái ( lúc thành thục ) , khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn , đầu nhỏ và thanh , khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Tuy nhiên , lúc bé rất khó phân biệt. Nên mua loại chim từ 4-5 tháng tuổi
– chuồng nuôi chim bồ câu yêu cầu phải thoáng mát thì chim mới nhanh lớn.
– Nếu là nuôi thả tự do thì chuồng nuôi yêu cầu không được quá trống trải , có mái che nắng , mưa , có ổ cho chim mái đẻ trứng.
– Nếu nuôi chim để sinh sản và khai thác thịt thì cần có chuồng nuôi khác nhau.
– Làm chuồng nên lấy tre chẻ ra thành nan , sau đó làm thành phên ghép lại.
– chuồng nuôi phải có ánh sáng mặt trời , khô ráo , thoáng mát , sạch sẽ , tránh gió lùa , tránh ồn ào.
– Nên chia chuồng thành các ô nhỏ cho mỗi cặp chim: Chiều cao 40cm , chiều sâu 40cm , chiều rộng 50cm.
+ Mỗi ô chuồng cần 2 ổ đẻ trứng và ấp trứng đặt ở trên , 1 ổ nuôi con đặt ở dưới.
+ Phía trước ô khoét lỗ to bằng miệng bát ăn cơm để chim có thể ra vào.
+ Máng ăn và máng uống cho chim nên dùng bằng gỗ hoặc chất dẻo , không nên làm bằng kim loại để đảm bảo vệ sinh.
– Vệ sinh chuồng trại cho chim bồ câu sạch sẽ. Nên định kỳ 2-3 tháng dọn dẹp làm vệ sinh chuồng , sửa chữa và làm mới chỗ hư hỏng , cạo sạch phân , thay ổ đẻ , phun thuốc sát trùng chuồng.
– Vệ sinh máng ăn , máng uống: hàng ngày nên rửa máng uống để tránh cho chim uống nước bẩn , đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng.
– Lồng vận chuyển chim bồ câu cũng là nguồn lây nhiễm bệnh cho chim , vì ở chuồng có chim bị bệnh và chết thì dễ dàng lây nhiễm bệnh sang chuồng khác. Vì thế lồng khi dùng để vận chuyển chim mới cần phải được lau rửa sát trùng cẩn thận.
– Hạn chế cho chim lạ vào chuồng. Tránh để phân chim vương vãi ra mọi nơi. Phòng tránh chuột , mèo , chó… tấn công chim
– Chim non ( 0-28 ngày tuổi ) chim mới nở rất yếu , ít lông , chưa mở mắt và tự ăn được , việc nuôi dưỡng hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ , nên chăm sóc nuôi dưỡng có tính chất quyết định ,
– Chim dò ( 2-6 tháng tuổi ) sau 28 ngày chim con tách mẹ gọi là chim dò , sau khi rời tổ chim còn yếu khả năng đề kháng và khả năng tiêu hoá kém dễ bị bệnh nên phải nuôi riêng.
– Chim sinh sản: giai đoạn này phải theo dõi kịp thời khi chim đẻ , bổ sung lót ổ bằng rơm sạch sẽ và dài để chim ấp trứng đảm bảo , khi nuôi con cần thay ổ thường xuyên 2lần/tuần và tránh tích tụ phân tại ổ đẻ.
– Một năm nên tiêm vắc xin phòng bệnh 3 lần cho chim.
– Nhu cầu về dinh dưỡng tùy theo từng giai đoạn phát triển của chim. Thức ăn cho chim có thể dùng ngô , đậu xanh , thóc… Ngoài ra chim còn có thể tự tìm kiếm những thức ăn trong tự nhiên nếu không nuôi nhốt.
– Nên cho chim ăn vào giờ đã quy định để tạo thói quen , thông thường 1 ngày cho chim ăn 2 lần vào 6 giờ sáng và 1 giờ chiều.
– Thức ăn cho chim còn nhỏ là gạo xay trộn , còn với chim bồ câu đã trưởng thành thì thức ăn là thóc trộn với ngô ( hay các hạt khác ) xay vỡ.
– Bồ câu nuôi nhốt rất cần chất khoáng , đặc biệt là muối ăn , do đó phải bổ sung thường xuyên vào các máng ăn riêng cho chim ăn tự do. Thức ăn khoáng bổ sung được trộn theo công thức sau: Khoáng Premix 85% , muối ăn 5% , sỏi nhỏ 5%.
– Nước rất cần thiết cho chim bồ câu. Trong các loại chim , chim bồ câu là một trong những loài tiêu thụ nhiều nước. Một cặp chim tiêu thụ trung bình 200ml nước mỗi ngày , có lúc tăng lên 300ml vào ngày nóng và ít nhất 150ml vào lúc lạnh. Chim bồ câu thường nhúng mỏ vào nước trong suốt thời gian chúng uống nước.
– Đặc biệt , chim bồ câu rất thích tắm , nhất là trong thời gian thay lông , chim non thích tắm quanh năm.
Khi Bồ Câu Pháp Được Chọn
Chỉ mới du nhập vào địa bàn tỉnh một vài năm trở lại nay, nhưng chim bồ câu Pháp đã trở thành đối tượng được nhiều người quan tâm đầu tư nuôi.
Tốt nghiệp đại học ngành điện năm 2003, Thân Ngọc Trí ở xã Phong Hiền (huyện Phong Điền) không chọn con đường tìm kiếm việc làm ở các thành phố lớn mà trở về quê lập nghiệp. Nơi Trí chọn ở ngay trên chính đất quê hương. Trí cho rằng, ở quê mình vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi, trồng trọt để vươn lên làm giàu. Trăn trở đối với Trí là chọn loài vật nuôi nào phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở địa phương và có giá trị kinh tế cao để sản xuất. Trong một chuyến vào Nam tham quan, Thân Ngọc Trí thấy nhiều hộ nuôi chim bồ câu Pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nảy sinh ý tưởng mua loài vật mới này về quê nuôi thử. Chuyện bắt đầu từ năm 2010.
Sau khi học tập được những kỹ thuật ở một số tỉnh miền Nam và tìm tòi từ sách báo, Trí đầu tư hơn 40 triệu đồng để mua 20 cặp giống và xây dựng chuồng nuôi; chưa đầy hai tháng sau số bồ câu sinh sản tăng lên 80 cặp. Số bồ câu trên chủ yếu để cho sinh sản, chưa bán ra thị trường. Trong quá trình nuôi, động thái quan trọng của Trí là xây dựng cho mình một blog trên mạng để quảng bá sản phẩm và tìm hiểu thị trường tiêu thụ. Sau một năm, số bồ câu tăng lên khoảng 300 cặp, kể cả bồ câu thịt và sinh sản. Sản phẩm lúc này được xuất bán ra thị trường, chủ yếu ở trong tỉnh và một số tỉnh lân cận. Thịt bồ câu Pháp rất thơm ngon, được nhiều người lựa chọn để chế biến ẩm thực nên số lượng nuôi chưa đáp ứng nhu cầu. Trí cho biết, chỉ với 300 cặp bồ câu, bình quân mỗi năm cho thu nhập khoảng 160 triệu đồng, trừ mọi chi phí lãi trên 100 triệu đồng.
Thân Ngọc Trí làm giàu nhờ nuôi bồ câu Pháp
Một gương mặt trẻ khác cũng chọn nuôi chim bồ câu Pháp để phát triển kinh tế gia đình là Nguyễn Văn Nhân ở thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc). Thấy nhiều người nuôi bồ câu Pháp lãi cao, năm 2012, Nhân vào tỉnh Quảng Nam mua 30 cặp giống về nuôi thử, mỗi cặp khoảng 350 ngàn đồng. Bất ngờ, loài vật nuôi mới này phát triển và sinh sản rất nhanh, Nhân không ngần ngại tiếp tục đầu tư kinh phí mở rộng thêm 100 lồng, nuôi 100 cặp. Giá sản phẩm tuy khá cao, khoảng 170 ngàn đồng/cặp bồ câu thịt vẫn có nhiều khách hàng đặt mua. Đối tượng tiêu thụ không chỉ có các nhà hàng, khách sạn mà còn có cả người dân ở địa phương. Số lượng chim nuôi hiện có của Nhân còn quá khiêm tốn so với nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn. Nói về thu nhập, Nhân khiêm tốn: “Mới bước đầu nuôi số lượng ít nên thu nhập chưa cao. Bình quân, mỗi tháng lãi khoảng 7 triệu đồng từ bán chim thương phẩm và giống”.
Trên địa bàn tỉnh hiện nay còn có khá nhiều hộ ở huyện Quảng Điền, thị xã Hương Thủy… nuôi chim bồ câu Pháp, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bình quân mỗi hộ nuôi từ 200 con đến 700 con, thu nhập từ 50 triệu đến 160 triệu đồng/hộ. Ưu điểm của việc nuôi bồ câu là chuồng trại không chiếm diện tích lớn, có thể tận dụng nuôi ngay tại vườn nhà và chi phí đầu tư thấp…
Những người như Thân Ngọc Trí, Nguyễn Văn Nhân… đều cho rằng, kỹ thuật và quy trình nuôi chim bồ câu Pháp rất dễ. Khác hẳn với các loại gia súc, gia cầm khác là mấy năm qua chim bồ câu Pháp hầu như chưa xảy ra dịch bệnh. Yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo tuân thủ các kỹ thuật nuôi, như diện tích chuồng trại, lồng nuôi, máng đựng thức ăn, nước uống, xử lý phân thải, phòng ngừa dịch bệnh. Chuồng trại phải theo quy trình khép kín, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, diện tích mỗi lồng nuôi phải đảm bảo cho số lượng bồ câu theo quy định. Hằng ngày, phải xử lý phân thải trong chuồng trại, lồng nuôi, rửa sạch máng đựng thức ăn, nước uống đảm bảo vệ sinh môi trường; tiêm vắc xin, tiêu độc khử trùng phòng ngừa dịch bệnh theo định kỳ.
Nguồn thức ăn chim bồ câu Pháp cũng rất dễ tìm kiếm ngay tại địa phương, chủ yếu là các loại đậu, bắp, lúa, gạo… Mỗi ngày chỉ cho ăn hai lần, tránh dư thừa thức ăn, hạn chế chi phí đầu tư và nguy cơ ô nhiễm môi trường. Người nuôi có thể cho ăn dặm thêm thức ăn công nghiệp, giàu chất dinh dưỡng để kích thích chim chóng lớn. Nguồn thức ăn này được bán rộng rãi ở hầu hết các đại lý kinh doanh thức chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh. Áp dựng đúng quy trình, kỹ thuật nuôi, bồ câu Pháp chóng lớn so với bồ câu địa phương và nhiều loại gia cầm khác. Chỉ sau khoảng bốn tháng nuôi, chim đến tuổi sinh sản, trọng lượng bình quân mỗi con từ 1kg đến 1,2kg. Ưu điểm nữa là, chim đẻ liên tục trong năm, vừa ấp nở vừa đẻ trứng.
Không chỉ dễ nuôi mà còn dễ bán là điều kiện thuận lợi lớn đối với những người nuôi chim bồ câu Pháp. Anh Nguyễn Quang Thọ ở xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy) cho biết, thị trường tiêu thụ sản phẩm rất rộng, không chỉ các nhà hàng, khách sạn, mà còn người dân tại địa phương. Nhiều hộ trên địa bàn tỉnh còn có nhu cầu nuôi chim bồ câu Pháp để phát triển kinh tế gia đình. Vì vậy, không chỉ bán chim thương phẩm, các hộ nuôi trên còn sản xuất và bán chim giống. Với số lượng giống của các hộ hiện có trên địa bàn tỉnh vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Các hộ trên đang đẩy mạnh sản xuất giống để cung ứng nhu cầu nuôi chim bồ câu Pháp của bà con.
Theo Báo Thừa Thiên Huế
Mua Giống Chim Bồ Câu Pháp Loại Tốt Giá Bao Nhiêu? Chi Tiết Giá Bồ Câu Pháp Giống Hiện Nay
Những điều cần biết trước khi mua giống chim bồ câu Pháp.
Giống chim bồ câu Pháp đang trong thời kỳ trưởng thành.
Với việc được mang từ Pháp về và qua một thời gian lai tạo nhiều năm. Hội khoa học về gia cầm ở nước ta đã công bố những kết quả khả quan về loài chim này và đã thêm vào danh sách những giống chim có thể đầu tư mang lại kết quả tốt.
Điều đó được thể hiện qua các báo cáo về kích thước của chim qua từng ngày tuổi, khả năng sinh trưởng ra sao? Khả năng thích nghi với khí hậu thời tiết ở nước ta ra sao? Và may mắn thay tất cả chỉ số đều được đánh giá rất tốt và nhanh chóng được hội chăn nuôi Việt Nam công nhận giống chim này là một trong những vật nuôi cần được các hộ nuôi quan tâm và đầu từ làm giàu.
Hiện tại Việt Nam có 2 giống bồ câu Pháp nổi tiếng nhất là.
Giống Mimas: Nổi bật với bộ lông trắng muốt, giống chim này có khả năng đẻ cực nhanh với số liệu được thống kê từ 8 – 12 lứa/ năm và có thể được đưa ra sử dụng chỉ với 4 tuần chăm sóc bởi lúc đó chim đã có trọng lượng lên đến 600g/ cá thể.
Dòng chim bồ câu Pháp Mimas
Giống Titan: Với bộ lông đa dạng về màu sắc, đây chắc chắn là giống chim sẽ giúp rất nhiều hộ nông dân có khiếu về thẩm mỹ tăng thêm thu nhập nếu biết cách chăm sóc là đầu tư chu đáo. Tuy khả năng sinh sản kém hơn Minas bởi chúng chỉ có thể đẻ từ 6-8 lứa/năm nhưng khối lượng khi chim được xuất chuồng cao hơn, có thể lên đến 700- 800g/ cá thể.
Dòng chim bồ câu Pháp Titan.
Những ưu điểm khi mua giống bồ câu Pháp ở Hợp tác xã Duy Đạt:
Về chăn nuôi:
Với đội ngũ kỹ sư đã có kinh nghiệm chăm nuôi và chăm sóc giống bồ câu Pháp này chúng tôi tự tin cung cấp những con giống có khả năng sinh trưởng nhanh, ít ốm đau bệnh tật bởi kỹ thuật nuôi đã được áp dụng đúng như tiêu chuẩn của bộ khoa học về chăn nuôi của Việt Nam.
Về giá cả:
Chúng tôi cam đoan cung cấp giá cả tốt nhất cho quý khách hàng có nhu cầu mua giống chim bồ câu Pháp với số lượng lớn. Miễn phi vận chuyển với các đơn hàng từ 50km đổ xuống. Hiện nay mức giá của Hợp tác xã Duy Đạt là : Chim thịt ra ràng (khoảng 1 tháng tuổi): 65,000 – 68,000/con Chim giống 2- 3 tháng tuổi: 200,000 – 250,000/cặp Chim giống trên 6 tháng tuổi: 400,000 – 500,000/cặp Mọi chi tiết xin liên hệ:
HỢP TÁC XÃ CHĂN NUÔI VÀ SẢN XUẤT DUY ĐẠT Địa chỉ: thôn Yên Thịnh, xã Thành Tâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Văn Phòng Tại Hà Nội: Số 12B ngõ 236 Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội. Hotline: 0964.045.078 Email:bocauduydat@gmail.com
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Nuôi Và Chọn Giống Bồ Câu Pháp trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!