Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Ghi Tờ Khai Đăng Ký Nhãn Hiệu Theo Quy Định được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phan Law xin được tiếp tục chuỗi bài viết về sở hữu công nghiệp với chủ đề hướng dẫn ghi tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo quy định của Pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Với mức độ quan trọng của loại tài liệu này trong bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, chúng tôi tin rằng những thông tin được cung cấp trong bài viết dưới dây là vô cùng cần thiết và không thể bỏ qua đối với các chủ sở hữu nhãn hiệu!
Hướng dẫn ghi tờ khai đăng ký nhãn hiệu chính xácMột mẫu tờ khai hoàn chỉnh theo mẫu ban hành của Cục Sở hữu trí tuệ sẽ gồm có 04 trang trong đó:
Trang thứ nhất thể hiện: Mẫu nhãn hiệu, mô tả nhãn hiệu, thông tin chủ đơn;
Trang thứ hai thể hiện thông tin của đại diện chủ đơn, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, phí/lệ phí
Trang thứ ba thể hiện số lượng các tài liệu nộp kèm theo bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, đại diện chủ sở hữu ký tên
Trang thứ tư thể hiện các chủ đơn khác (nếu có) và các loại tài liệu khác
Về nhãn hiệu, mẫu nhãn hiệu cung cấp trong đơn phải đạt kích thước tiêu chuẩn. Tối đa không vượt quá 80mm x 80mm và tối thiểu không được nhỏ hơn 30mm x 30mm. Bạn cần xác định chính xác loại nhãn hiệu của mình thông qua việc đánh dấu “X” vào các ô tương ứng: Nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận. Nếu nhãn hiệu của bạn là nhãn hiệu thông thường, không cần đánh dấu.
Phần mô tả nhãn hiệu là phần hết sức quan trọng trong tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Bạn cần trình bày ngắn gọn nhưng vẫn bộc tả được các đặc điểm, tính chất nổi bật cần được bảo hộ của nhãn hiệu đăng ký.
Về thông tin chủ đơn đăng ký yêu cầu bạn cung cấp các thông tin như họ tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, email. Tương tự đối với phần thông tin đại diện chủ đơn. Tuy nhiên, tại phần đại diện chủ đơn, bạn cần chỉ rõ là đại diện pháp luật của chủ đơn, tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp được ủy quyền của chủ đơn hay người khác được ủy quyền của chủ đơn.
Các thông tin khác như danh mục nhóm sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu, lệ phí và phí, tài liệu kèm theo đơn bạn có thể tham khảo kỹ hơn cách tiến hành tại các bài viết trên trang website của Phan Law nhé!
Hướng dẫn ghi tờ khai đăng ký nhãn hiệu tại Phan LawVới vai trò là tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp hàng đầu Việt Nam, Phan Law đồng hành và hỗ trợ hàng nghìn doanh nghiệp Việt bảo vệ thành công nhãn hiệu thương hiệu của mình trong suốt hơn 10 năm hoạt động.
Chúng tôi không chỉ đơn thuần giúp bạn hướng dẫn ghi tờ khai đăng ký nhãn hiệu của mình mà còn hỗ trợ tất cả các vấn đề pháp lý sở hữu công nghiệp khác liên quan trực tiếp, nhằm một mục đích duy nhất là tạo ra lá chắn pháp lý vững chắc nhất cho nhãn hiệu thương hiệu của bạn khi tiến hành các hoạt động kinh doanh trên thị trường!
Liên hệ ngay với Phan Law trực tiếp tại các văn phòng của chúng tôi ở thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội; để được hướng dẫn ghi tờ khai đăng ký nhãn hiệu cũng như hướng dẫn cách thức bảo hộ nhãn hiệu thương hiệu hiệu quả nhất!
Hướng Dẫn Đăng Ký Nhãn Hiệu Độc Quyền Theo Quy Định Hiện Hành 2023
Nhãn hiệu là yếu tố đại diện cho sản phẩm của doanh nghiệp, là tài sản trí tuệ cần được bảo vệ trong thời đại cạnh tranh khốc liệt của thị trường hiện nay. Tuy vậy, nhiều tổ chức cá nhân vẫn chưa đặt sự quan tâm đúng mực về vấn đề bảo vệ thương hiệu.
Một trong những lý do của sự thiếu quan tâm đó phần nào đến từ tâm lý lo ngại sự phức tạp của các thủ tục trong quy trình đăng ký. Để xua tan đi trở ngại đó, trong bài viết này Phan Law sẽ tiến hành hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu độc quyền một cách chi tiết nhất để bạn có thể dễ dàng nắm bắt được.
Các hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu độc quyền cơ bản về quy trình và những thủ tục cần thiếtCục Sở hữu trí tuệ đã ban hành nhiều thông tư hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu độc quyền, trong đó, bước đầu tiên và không thể thiếu đó chính là chuẩn bị hồ sơ đăng ký thật hoàn chỉnh bao gồm các loại thủ tục, giấy tờ sau:
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Giấy tờ chứng minh quyền nộp đơn hợp pháp của người đại diện chủ đơn
Giấy tờ chứng minh quyền nộp đơn của chủ đơn
Các giấy tờ phân loại nhóm sản phẩm, hàng hóa ,dịch vụ sử dụng nhãn hiệu
Đơn đề nghị được hưởng quyền ưu tiên ( nếu chủ đơn có yêu cầu)
Các tài liệu bổ sung để làm rõ khả năng bảo hộ của nhãn hiệu
Chứng từ nộp phí và lệ phí.
Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu độc quyềnSau khi đã chuẩn bị kỹ lưỡng và điền chính xác các thông tin vào các loại tờ khai và thủ tục ở trên, bạn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký đến địa chỉ của Cục sở hữu trí tuệ tại: 384-386, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của Cục tại: Thành phố Hồ Chí Minh: 17-19 Tôn Thất Tùng, Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng: 135, Minh Mạng, Khuê Mỹ, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Hồ sơ đăng ký có thể nộp theo ba hình thức: Nộp trực tiếp tại Cục hoặc hai văn phòng đại diện, Nộp theo đường bưu tín hoặc nộp trực tuyến trên trang thông tin điện tử của Cục.
Hồ sơ sau khi được Cơ quan đăng ký tiếp nhận sẽ trải qua các vòng thẩm định bao gồm: Thẩm định hình thức, công bố hợp lệ và thẩm định về nội dung trước khi tiến hành công bố và cấp văn bằng bảo hộ.
Toàn bộ quá trình này sẽ tiêu hao rất nhiều thời gian và chưa kể đến nguy cơ hồ sơ sẽ bị trả về liên tục để chỉnh lý, bổ sung các sai, thiếu sót trong quá trình thẩm định. Do đó, để quá trình đăng ký diễn ra suôn sẻ nhất có thể bạn hãy cân nhắc sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu trọn gói của Phan Law.
Chúng tôi sẽ luôn đồng hành, tư vấn chi tiết và hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho khách hàng, đồng thời thay mặt khách hàng tiến hành hoàn thiện tờ khai đăng ký theo dõi quá trình thẩm định và lập tức sửa đổi, bổ sung, giải trình với cơ quan đăng ký nếu phát sinh các vấn đề sai, thiếu sót trong bộ hồ sơ.
Với kinh nghiệm 10 năm công tác trong lĩnh vực này, với phương châm làm việc Nhanh chóng – Tiết Kiệm – Hiệu quả, chúng tôi tự tin đem đến cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối khi sử dụng dịch vụ của Phan Law.
Quy Trình Đăng Ký Nhãn Hiệu Được Tiến Hành Như Thế Nào?
Quy trình đăng ký nhãn hiệu độc quyền trên lãnh thổ Việt Nam được pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định rất cụ thể. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm chính về lĩnh vực Sở hữu công nghiệp chính là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam có trụ sở chính tại Hà Nội.
Vậy chính xác các bước tiến hành thủ tục bảo hộ độc quyền nhãn hiệu thương hiệu diễn ra như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Quy trình đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Cục Sở hữu trí tuệTất cả các nhãn hiệu muốn được bảo hộ độc quyền trên thị trường Việt Nam đều trải qua một quy trình đăng ký nhãn hiệu giống nhau theo quy định của Cục Sở hữu trí tuệ. Bất kể bạn là cá nhân, doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp nước ngoài, đều sẽ trải qua các bước thẩm định/xét duyệt hồ sơ cụ thể như sau:
Thẩm định hình thức Đơn đăng ký:
Đây là thủ tục đầu tiên mà bộ hồ sơ của bạn phải trải qua. Thẩm định hình thức đơn chính là xét duyệt xem đơn đăng ký nhãn hiệu của bạn có đúng theo mẫu hay không? Các hồ sơ, thông tin cung cấp trong đơn có chính xác và trung thực hay chưa?… Tóm lại, đây là bước xét duyệt hình thức của tất cả các tài liệu có trong hồ sơ. Nếu hồ sơ của bạn sai về mặt hình thức, đồng nghĩa với việc nhãn hiệu của bạn sẽ bị từ chối bảo hộ. Nếu hồ sơ của bạn chưa đủ tính trung thực, chính xác.. Cục sẽ ra thông báo bằng văn bản yêu cầu bạn sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hình thức đơn.
Công bố đơn đăng ký hợp lệ:
Nếu bộ hồ sơ vượt qua được vòng thẩm định đơn, Cục sẽ ra thông báo công bố đơn hợp lệ. Đây cũng chính là cơ sở để bạn có thể bắt đầu tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình ra nước ngoài, cũng như được quyền ưu tiên so với các đơn đăng ký khác có nhãn hiệu tương tự.
Thẩm định nội dung:
Đây chính là bước quan trọng quyết định xem nhãn hiệu của bạn có đủ điều kiện được bảo hộ theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện tại hay không.
Cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu độc quyền và công báo trên trang thông tin quốc gia về nhãn hiệu
Rút ngắn quy trình đăng ký nhãn hiệu cùng Phan Law!Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, mà cụ thể là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền; Phan Law tự tin có đầy đủ chuyên môn, kinh nghiệm cùng các mối quan hệ đắc lực có thể giúp hồ sơ của bạn vượt qua quy trình đăng ký nhãn hiệu của Cục sở hữu trí tuệ một cách nhanh chóng và trơn tru nhất!
Ngoài ra, với các hiểu biết chuyên sâu của đội ngũ luật sư cùng các chuyên viên pháp lý của Phan Law, chúng tôi có thể hoạch định cho bạn một cách chi tiết nhất nhãn hiệu của bạn cần những gì để được bảo hộ thành công với mức chi phí tiết kiệm nhất!
Giấy Ủy Quyền Đăng Ký Bảo Hộ Nhãn Hiệu Là Gì?
Khi thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thông qua các đại diện sở hữu trí tuệ, một loại giấy tờ không thể thiếu chính là giấy ủy quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Phan Law xin được cung cấp các thông tin cần thiết khi tiến hành giấy ủy quyền đăng ký nhãn hiệu, cũng như các nội dung cần thiết không thể bỏ qua để bảo vệ toàn diện thương hiệu của bạn trong bài viết ngay dưới đây nhé! Hy vọng, với những thông tin này bạn có thể lập ra một lộ trình hoàn hảo cho việc bảo vệ – xây dưng – phát triển thương hiệu.
Khi nào phải làm giấy ủy quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệuTrước hết, chúng ta xét đến chủ thể có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ là:
Chủ sở hữu nhãn hiệu thương hiệu do bạn tự sản xuất, tự cung cấp
Chủ kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ, hàng có mang thương hiệu do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó
Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể
Một số các chủ thể đặc biệt khác
Các chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu ở trên đều có quyền chuyển giao quyền đăng ký nhãn hiệu cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức giấy ủy quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hợp đồng bằng văn bản để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu thương hiệuKhi bạn phối hợp và nhờ một đơn vị, tổ chức, cá nhân khác đứng ra thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu của mình, cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ sau cho bộ hồ sơ:
Tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền thương hiệu
Giấy ủy quyền đăng ký bảo hộ thương hiệu
Giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu nhãn hiệu
Giấy tờ pháp lý của đơn vị, tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu ủy quyền đăng ký
Giấy tờ pháp lý chứng minh quyền nộp đơn hợp pháp của chủ đơn
Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký bảo hộ
Chứng từ nộp phí và lệ phí đăng ký với cục Sở hữu trí tuệ
Thường thì các mẫu giấy ủy quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ được các đơn vị đại diện đồng hành với bạn soạn sẵn. Việc cần làm là chọn đúng đơn vị nào có đủ trách nhiệm, khả năng và uy tín để đồng hành cùng bạn bảo vệ thương hiệu của mình.
Phan Law là đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp được Cục sở hữu trí tuệ công nhận và cấp phép. Với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động của mình, chúng tôi luôn tự hào là một trong những đơn vị chuyên nghiệp nhất Việt Nam.
Khi phối hợp bảo vệ thương hiệu cùng Phan Law, chúng tôi sẽ chuẩn bị sẵn tất cả các giấy tờ pháp lý kể cả giấy ủy quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, để bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ của bạn trở nên hoàn hảo nhất!
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Ghi Tờ Khai Đăng Ký Nhãn Hiệu Theo Quy Định trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!