Xu Hướng 3/2023 # Hướng Dẫn Cách Thuần Chào Mào Bổi Đúng Kỹ Thuật # Top 3 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Hướng Dẫn Cách Thuần Chào Mào Bổi Đúng Kỹ Thuật # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Thuần Chào Mào Bổi Đúng Kỹ Thuật được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chim chào mào bổi được rất nhiều nuôi yêu thích, nhưng không phải ai cũng biết cách thuần chào mào. Chúng tôi hướng dẫn cách thuần chào mào bổi đúng kỹ thuật, giúp chim căng lửa, hót hay nhất. Bài viết được đúc kết từ kinh nghiệm của tôi mời quý bạn đọc tham khảo.

Hướng dẫn cách thuần chào mào bổi

Chào mào bổi thường rất cứng đầu nên cần mất khá nhiều thời gian để huấn luyện và thuần chúng nghe lời. Người nuôi nên thực hiện các biện pháp sau đây:

1. Phủ lòng chim: Nhiều con chào mào bổi khi mới bắt về không chịu được cảnh nhốt trong lồng thường nhảy dựng lên lao vào song lồng tới sứt đầu mẻ trán. Do đó, bạn nên chọn 2 mảnh vải phủ kín lồng

2. Dùng lồng ép chim bổi: Đây là một trong những cách thuần chào mào bổi loại 15 nan lùn, phần nóc lồng và vanh phía trên phải làm nan sát nhau cũng nhằm mục đích để chim không đâm đầu vào nan lồng mà bị thương.

Thuần chim chào mào bổi như nào

3. Cho chim chào mào bổi ăn: Lúc đầu nên thuần chim chào mào bổi bằng cám, mỗi ngày ăn đều đặn theo bữa. Chim chào mào đang quen ăn mấy loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên như hoa quả, lá cây, giờ tập cho chúng ăn cám sẽ khá khó khăn nên việc thuần chúng phải kiên trì. Cứ 8h sáng mở áo lồng ra rồi cho chúng ăn cám, tầm 11h30 cho ăn tiếp, đến khoảng 15h30 cho ăn tiếp.

4. Cho chào mào đi dợt dãi: Chim chào mào mới bẫy về bị nhốt khoảng 3 tuần thì anh em nên cho chúng đi dợt dãi dần. Vì là chim mới nên anh em vẫn nhớ phải trùm lồng chim. Cho chim đi thi để tập quen với bầu không khí mới. Cứ khoảng 2-3 ngày thì anh em cho chim đi dợt dãi một lần. Nếu có thể hãy nuôi vài con chào mào cùng lúc để chúng quen nhau và thuần nhanh hơn. Sau vài lần chim sẽ tiến bộ hơn thấy rõ.

Hướng Dẫn Thuần Chim Họa Mi Bổi Dạn Người Nhanh

mộc là những con chim được bẫy ở ngoài rừng còn rất nhát người, cái gì cũng bỡ ngỡ và hoảng loạn, đang tự do bên ngoài lại bị nhốt vào trong lồng chật hẹp nên cảm thấy tù túng và chưa thể quen là điều không thể tránh khỏi. Vậy cần phải làm gì để chim cảm thấy thoải mái nhát và quen hơi chủ. Cùng tìm hiểu những kiến thức về cách nuôi chim Họa mi bổi sau đây.

Chọn chim bổi vào thời điểm từ tháng 12 đến tháng 3 Dương lịch. Ở tháng 12, chim rừng thay lông gần như xong, có con vẫn đang thay lông nhưng hầu như đều bắt đầu có lửa, những con đã căng lửa thì rất dễ thuần hóa và vực lửa.

Nuôi chim bổi thì cần phải có một con mái (mái hay và thuần thì càng tốt) thì mới có thể vực được bổi thành công được còn nếu không có mái sẽ rất lâu và không may có thể làm hỏng con chim đi. Nếu như ai đã chơi chim cảnh chuyên nghiệp thì có hai con mái càng tốt. Sau khi vực lên được rồi thì sẽ tách mái dần ra.

Phải có thời gian rảnh để có thể thường xuyên gần gũi với chim.

Nuôi chim bổi bắt buộc phải có không gian riêng, không có bất kì 1 con Họa mi nào khác ở gần vì đặc tính của Họa mi máu đấu đá, đè nhau để chiếm lãnh thổ hoặc chiếm mái.

Nên thuần Họa mi ở lồng hộc kích thước 20 hoặc là 25x25x25, 5 mặt kín trên, dưới, 2 bên mé và đằng sau còn đằng trước để hở để con chim có thể thấy được mọi hoạt động diễn ra hằng ngày của chủ, lồng được thiết kế riêng có 2 cửa trước và sau để khi sang chim mộc sẽ không làm hoảng chim. Chim mộc là những con chim được bẫy ở ngoài rừng còn rất nhát người nếu nhốt luôn vào lồng thì có thể nhảy rất nhiều và sẽ làm cho chim sứt mẻ, yếu lực hoặc bị lỗi mất móng, xước mắt hoặc gãy lông…

Quá trình chuyển từ lồng hộc sang lồng chim sẽ mất khoảng từ 2-3 ngày nên tốt nhất luôn đảm bảo có con mái kè cạnh chim để chim bớt sợ hãi, hoảng loạn và quen dần với mọi thứ xung quanh.

Chỉ cần cho ăn cám của gà (vịt) con hoặc cám Ba Vì, không nên cho ăn cám nóng sẽ làm lông chim xơ xác và màu lông sẽ không đẹp. Từ từ để chim tập làm quen với việc ăn cám thay vì thức ăn tự nhiên ở bên ngoài. Ngoài ra cũng nên bổ sung thêm mồi tười như dế, cào cào…loại thức ăn khoái khẩu của chim để tiếp cận chim nhanh hơn.

Muốn nhanh thuần thì buổi sáng chỉ cần đổ 1 ít cám vào cóng thức ăn tầm 9-10h là cám hết sạch cho chim nhịn đói tầm 2-3 tiếng. Đói, mệt thì chim sẽ bớt nhảy nhót lại lúc đó cầm dế hoặc cào cào non nhử cho chim ăn. Có thể hôm đầu chim chưa dám ra mổ ăn nhưng nếu kiên trì khoảng 3-4 hôm sau chim sẽ quen dần. Sau đó tiếp tục cung cấp cám cho chim.

Lưu ý: đừng cho ăn mồi tươi vào giờ buổi chiều muộn quá. Muộn nhất là tầm 2h chiều đổ lại. Vì chim cho ăn mồi tươi muôn thì đi ra phân lỏng, hơn nữa lại ảnh hưởng đến đường ruột của chim.

Chim mộc cũng không nên quá giữ gìn có thể cho tắm khi về. Nếu chim vận chuyển đường dài thì chỉ đổ 1 chút nước vào khay tắm vừa đủ để ngập phần chân chim sau đó dùng bình xịt để phun nước tưới cây phun xịt vào phần chân và đuôi của chim do chim đi xa, vận chuyển bằng hộc nhỏ, việc ăn ỉa ngay tại chỗ nên phần lông bụng. lông chân và lông đuôi có thể dính phân nên cho vào lồng luôn sẽ mất vệ sinh.

Khi chim đang tắm trong lồng tắm, đặt lồng chim mái bên cạnh vừa để ốp mái vừa để chim đỡ hoảng.

Họa mi chịu lạnh rất tốt nhưng không thể chịu được nóng nên chim rất thích tắm. Càng được tắm nhiều chim càng nhanh dạn.

Khi chim tắm thì nên lưu ý khoảng cách để theo dõi chim, tuyệt đối không được đứng gần chim sẽ hoảng loạn và không thấy thoải mái khi tắm.

Cách Ghép Cặp Cho Chim Chào Mào Sinh Sản Đúng Kỹ Thuật

Ghép cặp chim chào mào để chúng bắt đầu cho thời kỳ sinh sản thì đây là không dễ dàng chút nào, nhất là đối với người mới bắt đầu. Nhưng đây là cách tốt nhất để gầy dựng giống chào mào có gen trội, có chất lượng tốt.

Bước đầu tiên trong là phải chọn giống chim chào mào bố mẹ tốt. Đó là điều không chỉ riêng chào mào mà giống chim nào cũng cần như thế, một việc làm hết sức tuyệt vời. Nếu chọn được cặp trống mái tốt thì khi nhân giống bạn sẽ sở hữu những thế hệ chim con vô cùng chất lượng về sức khỏe lẫn hình thức bên ngoài.

Điều kiện để chọn chim bố mẹ

– Thứ ưu tiên nhất là chim phải thuộc giống thuần chủng và có chất giọng hót hay.

– Chim được chọn để ghép cặp tất nhiên phải có sức khỏe tốt.

– Hình dáng bên ngoài: dáng đẹp, lông mượt, màu sắc lông thu hút.

– Nếu có thể, hãy chọn những cặp chim trống mái thuần chủng ở hai vùng miền khác nhau để ghép cặp. Mục đích là lai ra giống chim con đa dạng, phong phú, có đặc điểm lạ, nổi bật hơn.

Đặc điểm riêng khi chọn chim trống mái

– Chim trống: Siêng hót, hót hay, có kỹ thuật đấu tốt, chim già mùa (nếu trên 3 mùa thì càng tốt).

– Chim mái: Chim hay bổi, chim non nuôi hay má trắng, chim càng tơ càng tốt (hoặc bổi thuần đã sinh sản một mùa ngoài tự nhiên).

Một vài lời khuyên từ nhiều người nuôi chim đẻ thì hãy chọn những giống chim bố mẹ thật hay, thật thuần, thật chuẩn. Những dòng chim quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng như: Kim Phụng – Huế, Bình Dương, Camly Dalat, Khe Vàng – Huế,… để bắt cặp tuyệt vời hơn.

Nếu đã chọn được chim bố mẹ tốt thì bước tiếp theo là chọn lồng chim. Một chiếc lồng chất lượng ưng ý sẽ có thể giúp cho chim bắt cặp với nhau dễ dàng hơn chẳng hạn.

Diện tích lồng nuôi chim sinh sản

Không gian chiếc lồng rộng rãi, thoáng đãng, mát mẻ và đầy đủ thức ăn lẫn các nhánh cành để đậu. Thì đó chính là điều kiện để chim phát triển và sinh nở cực kỳ tốt. Vì thế chọn lồng là việc rất quan trọng.

Lồng chim được chọn để nuôi chim bắt cặp sinh sản phải được chăm chút kỹ càng. Loại lồng này phải được làm từ lưới thép không gỉ. Kích thước lồng nuôi chim vừa phải để tiện theo dõi chăm sóc. Tối thiểu kích thước phải đạt chiều rộng từ 120cm, chiều dài 180cm, chiều cao 150cm.

Các vật dụng trong lồng ghép cặp

Điều đáng để ý lồng chim phải có rãnh để vệ sinh phân chim cho sạch sẽ. Quan trọng phải có giá đỡ để sau này chim làm tổ (có thể làm từ gáo dừa, nan tre…).

Đặt 2 khay thức ăn và 1 máng nước tắm. Nhiều cành để chim đậu cũng như việc chim non dễ dàng tập chuyền cành sau này. Thường xuyên vệ sinh các khay đựng thức ăn của chim và vệ sinh rãnh phân.

Cửa lồng quay mặt về hướng có ánh mặt trời, lồng có mái che. Hai bên lồng phải che chắn kỹ lưỡng bằng mái tôn hoặc gỗ mỏng phòng khi trời nắng gắt hoặc mưa gió nhằm bảo vệ chim. Đặt nơi yên tĩnh, thoáng mát, an toàn, giúp chim giảm stress khi bắt cặp.

Để đảm bảo sức khỏe cặp chim trống mái được chọn là tốt nhất thì cần phải có chế độ nuôi cách ly trước khi bắt cặp.

Dinh dưỡng là thứ thiết yếu giúp chào mào có đủ năng lượng nhất để bước vào thời kỳ bắt cặp sinh sản. Cần một chế độ ăn thích hợp và bổ sung đủ chất cần thiết.

Đối với chim trống cần có chế độ ăn uống đều đặn với các loại cám chim hoặc cám tổng hợp. Bổ sung nhiều trái cây và mồi tươi ngon nhất, đặc biệt là các loài côn trùng: trứng kiến, dế,… để phim tăng thêm phong độ.

Đôi với chim mái ăn uống bình thường như chim trống nhưng vẫn phải cần bổ sung thêm các loại thức ăn có chứa khoáng. Tăng cường thật nhiều trái cây tươi cũng như côn trùng hơn để giúp chim mái bước vào mùa sinh sản thuận lợi nhất. Đồng thời đảm bảo chim có sức khỏe nuôi trứng còn cả nuôi lông vì chim thường vặt lông để làm tổ.

Một trong những điều kiện tốt cho sức khỏe và phong độ ở chim chào mào chính là chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Nên cho chim ngủ từ lúc 18h, lúc mặt trời tắt nắng. Nơi nghỉ ngơi phải yên tĩnh, tránh các động vật gây hại. Giấc ngủ phải đảm bảo đủ giấc để tăng sức đề kháng của chim.

Cho chim bắt cặp để tiếp tục sinh sản ra nhiều giống chim tốt tiếp theo. Chim chào mào thành thục từ khi chúng trưởng thành ngay mùa tuổi đầu tiên. Chim trống sẽ trở nên sung hơn, giọng hót mạnh mẽ gọi bạn tình; chim mái thì kêu suốt ngày và giọng nhỏ nhẹ hơn. Thường mùa đẻ bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau.

Cách ghép cặp chim Chào Mào

Tùy vào hoàn cảnh, tỷ lệ thành công bắt cặp sẽ khác nhau. Ở đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 2 cách tiến hành bắt cặp cho đôi chim bố mẹ đã được chọn trước đó:

– Để bắt cặp tự nhiên (tỷ lệ thành công cao): Cần nuôi hoặc tuyển về 2 đến 3 con chim mái. Trước đó hãy thả chim trống vào lồng trước để chim quen dần với lồng (1-2 tuần). Tiếp theo thả chim mái vào, chim trống sẽ tự lựa chọn con mái phù hợp cho mình để bắt cặp. Cuối cùng tách 2 chim mái còn lại ra riêng.

– Bắt cặp bằng cách ép chim bố mẹ: Cho cặp chim trống mái sống gần nhau một thời gian. Sau một thời gian, cho chúng vào lồng nếu thấy chúng gần gũi, quấn nhau thì thành công.

Lưu ý khi ghép cặp chim Chào Mào

– Nếu trường hợp khi thả chung lồng mà chim trống không chịu mái (ngược lại) thì nên đổi bạn tình cho chim ngay lập tức. Tránh tình trạng chim cắn nhau đến chết.

– Trong quá trình ghép cặp tuyệt đối không được để cho chim trống đấu đá với những chim trống khác. Cần cách ly với tất cả các con chim trống sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của chim. Con trống trở nên hung dữ hơn, dễ dàng quay sang đánh chim mái trong lồng.

– Nên thường xuyên quan sát đôi chim để kịp đưa ra những giải pháp phù hợp khi gặp vài vấn đề không hay.

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Cách Nuôi Chim Chích Chòe Lửa

Chim Chích chòe lửa có tên tiệ́ng Anh là White-rumped Shama, tên khoa học là Copsychus malabaricus. Là một chi nhỏ trong bộ chim Sẻ của gia đình của họ chim Đớp ruồi. Trước đây, nó được xếp loại đứng giữa của họ Chim chích và họ chim Đớp ruồi trong dòng họ Hoét, nhưng nó được biết dưới dạng họ chim Chích nhiều hơn.

Chọn lồng nuôi

Do chim Chích chòe lửa có đuôi khá dài nên để tạo cho chim có một không gian thoải mái nhảy nhót cần phải chọn lồng nuôi khoảng 72 nan tới 90 nan tùy theo đuôi của chim dài hay ngắn và cao từ 60 – 80cm.

Cách chọn chim chích chòe lửa

Cách nuôi chim chích chòe lửa chọn giống là một yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại trong quá trình nuôi chim Chích chòe lửa nên cần phải cực kỳ kỹ tính trong khâu chọn lựa. Thứ nhất phải chọn chim có mỏ dưới càng mỏng càng tốt, nhìn nó và so sánh với những chú kế bên. Mỏ phải thẳng dài, không được dị tật hoặc mỏ nhỏ dài ra.

Họng chim bắt buộc phải đen, màu trắng nhạt. Chú ý khi mua chim Chích chòe lửa về cần bắt chim ra, lấy tay vuốt nhẹ xuôi theo hướng từ đầu đến mỏ của chim cảm thấy bằng phẳng 1 đường thì lấy, đầu xà chứng tỏ chim lì còn đầu gồ cũng không nên lấy. Nên chọn chim mắt méo dài và mắt phải lõm sâu vào trong. Cũng cần phải chọn những chú chim có ngực to, khi đứng ngực ưởng ra ngoài.

Kỹ thuật nuôi chim chích chòe lửa

Cách nuôi chim Chích chòe lửa bớt nhút nhát, khó thuần hóa, phải nhốt chim trong lồng tre hoặc mây lớn, cao, bên trong có cóng nước, cóng cào cào. Sau đó ta theo dõi tình hình sức khỏe của chim, xem chim hợp với thức ăn nào thì cho ăn nhiều. Do chim mớ bắt về chưa quen biết nhiều nên bên ngoài lồng phủ áo kín rồi treo nơi yên tĩnh vài ngày. Đợi đến khi nào chim bớt nhát thì ta có thể hé áo lồng và treo chim nơi có người qua lại để chim quen dần.

Cách tập cho chim chích chòe siêng hót

Vì vốn có giọng hót cực hay ngoài thiên nhiên nhưng do chim thuần hóa ở trong nhà nên cũng có phần bị hạn chế do đó muốn chim Chích chòe hót căng, ta có thể nuôi thêm một con chim mái, nhưng tránh cho chúng nhìn thấy nhau. Chim trống chỉ cần nghe tiếng khẹt khẹt cạch cạch xùy của chim mái là nó sẽ hót ngay.

Ngoài ra chế độ ăn uống của chim đúng tiêu chuẩn và đầy đủ cũng khiến chim sung căng lửa và siêng hót. Do Chích chỏe lửa có tính hay bắt chước tiếng chim khác mà nó nghe được vì vậy cần siêng cho chim nghe băng tiếng sáo, âm nhạc, tốt nhất là đem chim đến những nơi có hội chim hoặc câu lạc bộ nuôi chim để làm giàu âm điệu cho giọng hót của nó.

Cách chăm sóc khi nuôi chim chích chòe lửa

Có thể do quá trình vận chuyển đường xa mà chim mới về thường yếu, dễ bị stress rồi bỏ ăn, bỏ uống, gặp một số vấn đề về đường tiêu hóa và hô hấp. Khi chim bắt đầu về chưa quen với môi trường nuôi nhốt nên giữ nguyên tập tính tự nhiên của chúng.

Thức ăn cho chim chích chòe

Chòe lửa là loại ăn mồi mặt đất nên để mồi trong những cái chén nhỏ để dưới bố lồng. Mới đầu thì nên cho chim ăn mồi tươi những loại chim thích như cào cào, trứng kiến, dế,…rồi mới từ từ vào cám cho chim. Trộn sâu tươi, cào cào vào cóng bột của nó, rắc chút nước lên cho ướt tí thôi. Chim ăn sâu thì miệng sẽ dính bột và dần dần thì chim sẽ ăn bột, sở dĩ ta tập chúng ăn bột là vì khi thay lông thì cần cắt giảm lượng sâu và cắt hẳn cào cào, châu chấu, dế,…

Tắm táp cho chim chích chòe

Chim mới mua mua hoặc ở nơi nào đó về thì chưa tắm liền, khi nào chim có biểu hiện khỏe mạnh rồi hãy tắm.

Cho chim tắm đều đặn, tập tắm bằng cách bỏ vào lồng tắm 1 khay nước để chim tắm, sau đó bỏ vào vài con sâu trong đó, nhớ không đổ nước khay đó. Tiếp theo ta treo ở nơi không có người qua lại, chim thấy sâu sẽ bay vào khay để ăn rồi dần dần ta cho nước vào thì chim sẽ ăn sâu rồi dính nước và sẽ chịu tắm sau 2-3 ngày. Sau khi chim tắm thì nên để chim trong bóng râm để nó rỉa cho khô bộ lông của mình rồi hãy đem ra ngoài nắng phơi khoảng 20-30 phút rồi đem vào.

Lúc mới bắt chim về hoặc có thể do chăm không cẩn thận mà trên mình chim, đặc biệt là trên đầu chim xuất hiện các đốm trắng lấm tấm như bụi hoặc là gầu. Đó chính là mạt chim,tuy không ảnh hưởng nhiều đến chim nhưng về lâu dài không tốt. Lúc này bạn phải tắm cho chim thường xuyên hơn ,khi tắm thì pha 1 chút muối vào nước tắm, khoảng 2-3 lần sẽ hết. Kết hợp thêm việc ngâm áo lồng vào xà phòng, vệ sinh lồng cóng sạch sẽ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Thuần Chào Mào Bổi Đúng Kỹ Thuật trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!