Xu Hướng 3/2023 # Hướng Dẫn Cách Nuôi Họa Mi Mùa Sinh Sản # Top 3 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Hướng Dẫn Cách Nuôi Họa Mi Mùa Sinh Sản # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Nuôi Họa Mi Mùa Sinh Sản được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Họa Mi mái nên chọn con nhỏ con, lông nhỏ, mịn, chân thấp và nhất là phải chọn chim Họa Mi dữ, nghĩa là ghép Họa Mi trống khi trống đánh nhau nóphải vừa xùy vừa lăn xả vào mổ Họa Mi đối phương ấy. Đó là con Họa Mi hay. Chọn được con mái như thế nó sẽ cho ra đời những con chim chiến hay.

Cách nuôi Họa Mi sinh sản: Thức ăn của chim mái là 1 phần 4 cám gà đẻ, 2 phần 4 là cám Ba Vì.Còn lại là lòng đỏ trứng gà. Bạn có thể dùng 1đến 2 con tắc kè xay bột hoặc 1 con chuột to hấp chín xay nhuyễn, đánh với lòng đỏ trứng, trộn vào hồn hợp trên, phơi thật khô. Nhớ cho thêm bột vỏ trứng trộn bột vữa tường hả và đất đỏ tổ mối, 1 ít muối, 1 ít đường để làm khoáng. Cho ăn thêm lạc hạt sống để nó mài mỏ tránh mọc ngọn mỏ sau này khó bón cho Họa Mi non ăn.

Không cần con phải thật dữ vì Họa Mi non sau này tính nết giống mẹ sẽ nhiều hơn, còn vóc dáng sẽ giống bố. Chim Họa Mi đực cho ăn theo chế độ Họa Mi chiến thêm VitaHọa Min E. Nhớ là cả đôi thức ăn tươi là cào cào và dế không thể thiếu. Không nên cho ăn sâu tươi và khô.Cho ăn thêm thịt nạc trần tái nữa. Chọn xong cặp bố mẹ ta tiến hành ghép. Đầu tiên để 2 lồng sát nhau khi nào bạn thấy chim mái cứ sán lại cửa lồng cong đuôi, ngóc cổ lên, Họa Mi kêu chúng tôi là ghép được. Đầu tiên là dùng cử công để ghép 2 lồng nhưng không có nan cửa để 2 lồng thông nhau. Lúc đầu có thể Họa Mi cái sẽ hơi hoảng bay loạn xạ. Nếu thấy Họa Mi trống chỉ đứng ngoáy cổ, há Họa Miệng nhìn theo mái thì yên tâm, để đấy bỏ đi chỗ khác vì có thể 5 hoặc 10phút sau Họa Mi trống sẽ đánh chết chim Họa Mi mái ngay. Ghép tăng dần thời gian. Nếu ghép lần ghép đầu tiên phải là buổi chiều. Dần dần mới ghép vào buổi sáng sớm.

Một buổi sáng nào đó sau khi áp lồng và rút cửa bạn sẽ thấy chàng Họa Mi trống nhảy ngay lên lưng mái làm nhiệm vụ cao cả của một chàng trai chân chính. Thế là ăn tiền. Bạn có thể chuyển chúng sang chuồng ghép để đẻ. Bạn phải tiếp tục ghép lồng cho chúng làm nhiệm vụ truyền ZEN thêm dăm ngày nữa. Vì từ khi Họa Mi cái chịu trống cho đến khi chúng nhảy ổ phải chùng 15 ngày. Thời gian này Họa Mi mái ăn ít lắm vì nó nghén trứng.

Thức ăn chính của chim Họa Mi giai đoạn này là cào cào, thịt nạc trần. Nước uống là nước khoáng thì tốt nhất không thì cho uống nước trần giá đậu xanh.

II. Về chuồng :

Đây là 1 yếu tố quan trọng. Chuồng có thể đặt trên tầng thượng, nơi thoáng, mát, có gió.Nếu nóng quá phải có lưới đen che cống nắng nóng cả khoảng sân. Chuồng chỉ cần dài 2,5 mét, rộng 1,2 mét, cao 2 mét. Khung chuồng bằng sắt 6 hàn.Xung quanh chăng lưới sắt, loại mạ kẽm .Sàn chuồng cách mặt đất 0,2mét.Lát bằng gỗ tạp. Trong đặt 1 chậu cây Trúc Mây loại cây cảnh hay bán ở các cửa hàng. Chậu trúc phải có khoảng 10-12 cây và cao khoảng một mét rưỡi. Nhớ đặt sát vào cành chuồng. Nền sàn còn lại để 1 máng đất trộn cát. Cho cóng ăn, cóng nước và cóng khoáng vào.

Chim Họa Mi: Hướng Dẫn Cách Nuôi Chim Hót Hay

Chim hoạ mi là một loài chim hoang dã, với bản tính nhút nhát nên nếu không biết cách thuần thì rất khó để chúng cất lên những âm thanh tuyệt vời. Vậy làm cách nào để nuôi chim họa mi lên lửa và luôn căng lửa. Và nên cho họa mi ăn gì để hót nhiều?

Họa Mi tập trung nhiều nhất ở Trung Quốc nơi có nhiều khu rừng núi rậm rạp, nhiệt độ trung bình thấp, luôn mát mẻ. Họa Mi có mặt ở Việt Nam cũng từ rất lâu và phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Bắc.

Ít có loài chim nào được đi vào thơ ca nhiều như chim Họa Mi, điều này cho thấy chúng có nhiều ý nghĩa trong đời sống tinh thần của người Việt mặc dù ngoại hình của chúng không có gì quá đặc biệt.

Nuôi Họa Mi không khó, cái khó là làm thế nào để thuần dưỡng chúng “làm bạn” với chủ nuôi, cất giọng lảnh lót như khi chúng còn ở bên ngoài tự nhiên. Muốn được như vậy, các bạn chú ý những điểm sau:

Khi chọn mua một chú chim Họa Mi bạn cần quan tâm đến các yếu tố sau:

Đầu: theo từ chuyên môn của giới chơi chim là “đầu rắn”, có nghĩa là khi chọn chim bạn hãy nhìn vào phần đầu, nếu thấy phần mỏ phía trên so với đỉnh đầu nhìn ngang như 1 đường thẳng là đúng chuẩn.

Mắt: nên chọn con có đồng tử (phần đen trong con ngươi) nhỏ, nhưng những tia xung quanh phải càng to càng tốt.

Bộ lông: luôn mềm, mượt, không xơ, không xù

Chân: rắn, khỏe, viền của vảy màu tối, ngòn chân không quá dài, bộ vuốt tương tự như vuốt mèo

Chọn lồng nuôi

Lồng là “nhà” của chim do đó phải lựa chọn sao cho có thể mang lại cho chúng một cuộc sống thoải mái nhất.

Vật liệu có thể là mây, tre, không cần thiết phải là lồng sắt

Số lượng nan lồng chỉ là cỡ 60 chiếc

Đường kính phù hợp nhất là 30 – 40 phân

Treo đầy đủ dụng cụ ăn, uống và thanh ngang bên trong lồng

Phải vệ sinh lồng hàng ngày sau khi tắm cho chim (thường vào buổi sáng), không cho chim tắm nắng nhiều và nên đặt lồng ở vị trí tránh gió.

Để thuần dưỡng được một chú Họa Mi dạn dĩ hót nhiều, căng lửa bạn cần phải kiên nhẫn.

Trước tiên, bạn cần phủ kín lồng, treo ở nơi yên tĩnh trong khoảng 1 tuần. Trong quá trình này bạn cần cung cấp đủ thức ăn nước uống cho chim và ít chạm vào lồng chim.

Sau khi chim đã dần quen với môi trường mới thì bạn có thể mở dần vải che để chim có thể tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Và cũng tăng sự “gần gũi” của bạn với chú chim của mình bằng cách cho chúng ăn uống, tắm rửa, vệ sinh để chúng hiểu rằng mình không làm hại nó.

Thời gian khi hé mở vải che lồng chim vẫn sẽ còn sợ, hay bay nhảy khắp lồng vì thế mọi cử chỉ, hành động của bạn phải thật nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh dùng lực mạnh mỗi khi cầm, giữ chim.

Cách tốt nhất để chim nhanh dạn, hót nhiều là đặt một chú Họa Mi mái ở gần (nhưng không cho con trống thấy mặt). Tiếng hót của con mái sẽ kích thích con trống sung lên và hót nhiều hơn và nhanh thuần hơn.

Trường hợp bạn không có chim mái, có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các audio về giọng chim Họa Mi mái trên internet, tuy có thể không hiệu quả bằng nhưng cũng có tác động ít nhiều đến chim trống.

Kinh nghiệm nuôi chim khướu thực tế

Thức ăn cho chim Họa Mi

Khi vừa mới mang chim về, đây là giai đoạn “nhạy cảm” nhất đối với chim, bạn cần cho chim ăn những thức ăn giống như tự nhiên mà chúng vẫn hay ăn như cào cào, trứng kiến, …

Sau khi chim đã dạn hơn bạn cho chim ăn dần dần cám tự pha trộn. Lúc này giảm khẩu phần thức ăn tươi, tăng khẩu phần thức ăn trộn sẵn. Có nhiều công thức trộn cám cho Họa Mi, bạn có thể tham khảo công thức sau:

+ 0,25kg tấm gạo

+ 4 hoặc 5 trứng gà/vịt (lấy cả lòng đỏ và lòng trắng)

+ 1 thìa nhỏ đường trắng

+ 2 thìa nhỏ bột xương

Cho tấm vào rang trên một chảo nóng, nhìn đến khi hạt gạo màu vàng là được, không để quá cháy, tắt bếp, cho trứng, đường và bột vào đảo cho gạo thấm đều rồi mang đi phơi nắng (trường hợp trời âm u có thể bắt lên bếp đảo tiếp cho đến khi hạt tấm không bết lại là được).

Những lưu ý khi cho Họa Mi ăn:

Không được đột ngột thay thế nguồn thức ăn vì rất dễ gây ra hiện tượng chim bỏ ăn, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của chim.

Thức ăn phải luôn đảm bảo là không bị ẩm mốc, hư hỏng.

Nước uống phải luôn đảm bảo sạch, không đục, bẩn.

Thức ăn không được bị mặn.

Trong khẩu phần ăn nên bổ sung các loài côn trùng tươi sống.

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Yến Phụng Sinh Sản

Ngày đăng: 2015-04-12 16:59:08

XÂY DỰNG CHUỒNG NUÔI CHIM

Chuồng nuôi yến phụng sản thường được làm theo hình hộp chữ nhật, tuỳ theo số lượng chim nuôi mà ta làm chuồng lớn hay nhỏ sao cho mật độ phân bố thích hợp. Chuồng được chia làm 2 phần : phần nhà và sân

1. Phần sân nhà nuôi tổ yến:

Phần sân được nối liền với phần nhà , phần này chiếm 2/3 diện tích chuồng, được bao bọc phía trên và xung quanh bằng lưới 1 phân. Chiều cao của khung lưới phải trên 2 m. Yến phụng rất sạch sẽ thích tắm, vì vậy trong sân ta cần thiết kế những rãnh nước hay hồ nhân tạo để chim tắm và uống nước, ngoài ra phải bố trí nhiều sào dài, cây cối để làm chỗ đậu cho chim. Chim yến phụng rất thích chơi đùa đánh đu, leo trèo bay nhảy. Chọn một chỗ thích hợp nào đó trong sân đặt máng ăn cho chim.

2. Phần nhà nuôi tổ yến:

Phần nhà chiếm khoảng 1/3 diện tích chuồng, được xây bằng gạch, lợp mái sao cho thật kín không để kẻ hở để chim thoát ra ngoài đồng thời tránh các tác nhân bên ngoài có thể ảnh hưởng đến yến. Phần nhà là nơi chim trú mưa, trú nắng và sinh sản do đó các tổ đẻ phải đặt trong này, các tổ chỉ cần máng vào vách tường và chia đều khoảng cách các tổ với nhau .

3. Tổ đẻ tập thể của chim yến :

Là 1 hình hộp dựng đứng, bề ngang 12 cm, chiều cao 20 cm. Mặt đáy khoét lòng chảo đường kính độ 9 cm để trứng tụ vào cho chim mẹ dễ ấp. Phần trên là nắp đạy có bản lề đóng mở để dễ kiểm soát chim và vệ sinh tổ. Mặt trước khoét 1 lổ tròn đường kính 4 cm để chim ra vào, dưới cái lỗ tròn đó gắn thẳng góc với tổ 1 khúc cây tròn, để chim đậu trước khi vào tổ. Ưu điểm của kiểu tổ này là chim non khó lọt được ra bên ngoài .

CHĂM SÓC CHUỒNG TRẠI

1. Cung cấp lương thực :

Mỏ Yến phụng khoằm, sắc nhọn, rất thích hợp với việc nhằn gặm các loại hạt ngũ cốc, hạt cỏ… như kê, lúa, lúa mì, hạt hướng dương, hạt yến mạch…

Yến phụng rất thích rau vì vậy phải cho chim ăn thêm rau xanh như: xà lách, rau muống. Rau cho chim ăn cần lựa và ngâm rửa kĩ nếu không chim sẽ bị bệnh tiêu chảy!

Ngoài rau, người nuôi Yến phụng còn phải bổ sung khoáng cho chim để đảm chất dinh dưỡng cho chim khỏe mạnh.

Khi nuôi nhiều chim ta phải bố trí máng ăn sao cho đủ dài để chim được đứng ăn thỏa mái tránh giành giật. Đồng thời phải cung cấp nước uống đầy đủ cho chim.

2. Vệ sinh – Chăm sóc :

Nuôi Yến Phụng tuy không dơ bẩn như gà, vịt nhưng chỗ nào có đồ ăn rơi vãi là có ruồi bọ, vì vậy ta phải quét dọn chuồng trại hằng ngày .

Ngoài ra người nuôi phải thường xuyên theo dõi sức khỏe của bầy chim.

Thường xuyên kiểm tra lưới bao quanh sân có chổ hở nào không để tránh chim bay ra ngoài.

Tổ nào có lứa chim ra ràng sau khi bắt con ra phải rửa sạch sẽ, đem phơi nắng xong đem treo vào chỗ cũ.

Rau cho chim ăn phải rửa sạch sẽ, tránh cho chim bị bệnh đường ruột.

Máng ăn, máng uống luôn được cọ rửa sạch sẽ, luôn thay nước mới.

Vào mùa mưa bão, chim đều trú trong nhà, vì vậy ta phải lo chỗ đậu và ăn uống cho chim ngay trong nhà.

3. Kiểm soát ổ đẻ :

Chim giống thả vào chuồng tập thể lần đầu, nên chọn chim tơ có cùng lứa tuổi, số lượng trống mái bằng nhau, sau này cỡ năm bảy năm ta loại bỏ 1 lần và thay lứa mới vì lúc này chim đã già nên sinh sản kém.

Tuyệt đối không di dời vị trí tổ đẻ vì sẽ làm cho chim bị sốc, và có thể sẽ làm sốc lây những cặp chim khác.

Nhiệm vụ chính của người kiểm soát ổ đẻ là kiểm tra loại bỏ trứng không cồ, rồi tùy theo đó dồn trứng, dồn con sao cho thích hợp, lập sổ theo dõi chất lượng sinh sản, sức khỏe của từng cặp chim.

Khi chim con ra ràng thì bắt nhốt riêng để đem bán sau đó vệ sinh tổ đẻ để chim cha mẹ chuẩn bị đẻ lứa sau .

Trích nguồn: ./.

TIN TỨC KHÁC :

Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Nuôi Khướu Sinh Sản Đạt Hiệu Quả Cao

Để có thể nuôi chim khướu, đặc biệt là nuôi chim khướu sinh sản thì việc làm chuồng như thế nào là điều vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả nuôi chim của chúng ta. Tất nhiên, khi nuôi chim khướu sinh sản thì chúng ta phải nuôi theo đôi, vì thế nên khi làm chuồng thì ta cũng cần chuẩn bị cho hai con chim. Kích thước hợp lý nhất cho chuồng của một cặp chim khướu là cao x rộng x dài khoảng 2m mỗi chiều.

Bên cạnh đó, để một chiếc chuồng chim được hoàn thiện và đảm bảo nhất thì mọi người nên lưu ý rằng bên trong lồng chúng ta cần trồng thêm cây trúc hoặc cây dạ bì và trên chuồng cần phải có mái che. Về mặt vật liệu, các bạn có lựa chọn nhiều loại vật liệu khác nhau, tuy nhiên để có thể sử dụng lâu dài thì chúng ta nên làm bằng inox để tránh trường hợp chuồng bị han gỉ.

Chọn chim khướu để ghép đôi là một phần không thể thiếu trong quá trình nuôi chim khướu sinh sản và đương nhiên quy trình này cần phải được thực hiện một cách cẩn thận, chu đáo nhất có thể ngay từ các giai đoạn đầu tiên. Trước hết, khi nuôi chim khướu sinh sản thì các bạn cần có được những kiến thức cơ bản trong việc chọn giống chim tốt qua một số đặc điểm như: bộ lông dày, xốp, cánh tròn, hai chân chim cao, khỏe, di chuyển tốt, nhanh nhẹn cả trên cây lẫn trên mặt đất. Đặc biệt, khi chọn chim thì các bạn nên đặc biệt chú ý tới tiếng hót của chúng thông qua hình dáng của chim.

Sau khi đã chọn được chim giống thì bước tiếp theo chúng ta cần thực hiện đó là nuôi, chăm sóc. Tuy nhiên, để thực hiện cách nuôi khướu sinh sản chính xác, bạn cần lưu ý rằng ngay khi mua chim giống về chúng ta tuyệt đối không nên nhốt chúng vào chuồng ngay bởi lẽ khi chưa quen nhau thì chim khướu rất dễ đánh nhau. Vậy nên, để hai chú chim làm quen với nhau thì ta nên nhốt chim trống vào chuồng trước và để chim mái ở ngoài, khi bạn thấy những biểu hiện tốt từ hai chú chim thì ta có thể nhốt chúng vào chung một chuồng.

Khi được nhốt chung khoảng vài ngày thì chim trống sẽ đạp mái và sau đó thì các bạn cần phải lót ổ cho chim mái đẻ trứng. Có nhiều cách để chúng ta lót ổ để cho chim mái, bạn có thể sử dụng ổ rơm hoặc cỏ khô hay nhiều vật dụng khác miễn và chúng mềm và có hình dáng phù hợp.

So với việc nuôi chim khướu làm cảnh như thông thường, chắc chắn cách nuôi khướu sinh sản luôn được đánh giá là khó khăn hơn khá nhiều. Nguyên nhân cơ bản gây ra sự khó khăn cho người nuôi chim khướu sinh sản đó chính là do trong thời kỳ sinh sản thì sức khỏe của chim mái sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều và không được ổn định. Thêm vào đó thì chúng ta cũng cần quan tâm nhiều hơn tới chim con nữa.

Nếu muốn đảm bảo sức khỏe cho chim khướu khi nuôi con, đặc biệt là chim cái thì yếu tố quan trọng nhất đó chính là chế độ ăn. Hãy nhớ rằng khi nuôi chim con thì việc chú ý cung cấp đầy đủ nhiều thức ăn hơn là điều tiên quyết. Nó đảm bảo cho chúng có thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất.

Thông thường, thức ăn cho chim khướu rất dễ kiếm, bạn có thể tìm dễ hoặc cào cào cho chúng ta, đó đều là những nguồn thức ăn tươi vô cùng bổ dưỡng cho chim khướu. Đặc biệt, khi chim khướu mẹ đang trong thời gian nuôi con cần bổ sung thêm thức ăn tươi thay vì sử dụng cám thông thường.

Không chỉ có vậy. dù bạn nuôi bất cứ một loại chim gì thì chúng ta cũng cần phải có một chế độ chăm sóc riêng biệt, nhất là đối với cách nuôi khướu sinh sản. Tất nhiên, những điều cơ bản cần phải thực hiện tốt đó là đảm bảo về nguồn thức ăn chất lượng, vệ sinh cùng với môi trường sống sạch sẽ, phù hợp với chim khướu.

Ngoài ra, đặc tính của chim khướu là chúng rất thích tắm bởi trong tự nhiên chúng thường cư trú tại các khu vực có nước như ven song, khe suối… tất nhiên, khi nuôi chim khướu thì bạn cũng nên chú ý cho chúng tắm khi đã nuôi được khoảng nửa tháng bằng cách chuẩn bị thêm một chuồng khác chuyên dùng để cho chim khướu tắm.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Nuôi Họa Mi Mùa Sinh Sản trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!