Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Nuôi Chim Sâu Xanh Chuẩn Nhất được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tìm hiểu chim sâu xanh
1. Nguồn gốc chim sâu
Chim sâu còn có tên gọi khác là chim chích bông, là một dòng chim có kích thước nhỏ nhưng rất giỏi trong việc bắt sâu trên cái cánh đồng ruộng lúa của nông dân. Mặc khác chim sâu còn được rất nhiều người nuôi để làm chim cảnh bởi tiếng hót của chúng khá hay.
Dòng chim sâu này là một họ nhỏ thuộc bộ Sẻ. Hiện nay có khoảng 44 – 48 loài chim sâu đang sinh sống và phân bố khắp mọi nơi trên thế giới.
2. Đặc điểm chim sâu
Đặc điểm của chim xanh có kích thước khá nhỏ, tỷ lệ phần đầu – thân – đuôi rất cân đối. Khi trưởng thành chim sâu nặng từ 5 – 12 gram, chiều dài cơ thể khoảng 10 -18cm. Phần đầu tròn to và đen nhánh.
Chiếc mỏ ngắn, nhỏ nhưng rất nhọn và cứng, vì vậy việc tìm kiếm mồi của chim sâu rất nhanh nhẹn. Cùng với chiếc lưỡi dài hình ống nhọn, với chiếc lưỡi này giúp chim sâu hot hay và trong hơn.
Bộ lông của chim sâu rất dài, chúng được phân chia thành 2 lớp. Lớp lông bên trong có đặc điểm là mềm và rất mượt. Còn lớp lông bên ngoài dài và dày, tạo nên một bộ lông rất đẹp và bóng mượt.
Điểm nổi bật của chim sâu đực và chim sâu cái thì phần màu lông trên đỉnh đầu chim đực có màu đỏ hoặc màu đen (tùy theo từng dòng và nơi sinh sống của chim sâu).
3. Đặc tính của chim sâu
Mặc dù chim sâu có kích thước rất nhỏ nhưng chúng vô cùng nhanh nhẹn và hoạt bát. Khả năng bay nhảy của chim sâu rất linh hoạt, chỉ cần một tiếng động nhẹ chim sâu có thể nhận biết được nguy hiểm đang rình rập chúng.
Ngoài khả năng bắt sâu siêu tài cùng giọng hót trong và cao của chim sâu. Chúng còn sở hữu đôi mắt tinh anh, có thể nhìn thấy nguy hiểm dù ở rất xa. Hệ tiêu hóa của chim sâu có cấu tạo rất đặc biệt, chim sâu có thể ăn bắt kỳ loại sâu nào dù có độc hay không.
Một điều đặc biệt ở chim sâu mà những loài chim khác không làm được, đó là việc chim sâu mang song thai, vừa trống vừa mái.
4. Tập tính sinh sản của chim sâu
Thường chim sâu sinh sản quanh năm trong năm, nhất vào mùa xuân và đầu mùa hạ. Khi sinh sản, chim sâu sẽ làm tổ trên cái cành cây cao hoặc trên gác mái nhà. Tổ của chim sâu được cấu tạo từ rơm, cành cây khô nhỏ, lá cây khô,… tạo hình tổ chim hình bọng.
Mỗi lẫn sinh sản, chim sâu đẻ từ 1 – 4 trứng. Trứng chim sâu được chim mẹ và chim bố ấp trong khoảng thời gian từ 10 – 12 ngày. Sau khi ấp thành công, trứng chim sâu sẽ trở thành chim sâu non.
Chim sâu non mới nở thường chưa mở mắt được và không có lông. Vì thế chúng chỉ được di chuyển trong tổ mà chờ bố mẹ đang thức ăn tìm kiểm về mớm. Khoảng 15 ngày thì chim sâu non sẽ mọc lông đầy đủ, lúc này chim sâu non được học các kỹ năng sinh tồn từ bố mẹ và có thể rời tổ để tự tìm kiếm thức ăn.
Phân loại chim sâu
1. Chim sâu đầu đỏ
Tên khoa học là Dicaeum trochileum. Loài chim sâu đầu đỏ này bắt nguồn từ Indonesia, phân bố rộng rãi ở các khu rừng ngập mặn, nhiệt đới ẩm hoặc vùng cận nhiệt đới. Loài chim sâu này có màu đỏ rực nổi bật ở phần đầu và cổ cho cả chim trống và chim mái.
2. Chim sâu xanh
Đây là dòng chim phổ biến và phân bố khắp mọi miền đất nước. Chim sâu xanh được miêu tả là bạn đồng hành của người nông dân. Chúng giúp bà con bắt những loài côn trùng gây hại cho mùa màng.
Toàn bộ cơ thể của chim sâu có màu lông xanh non giống màu xanh của lúa mạ. Phần lông cánh và lông đuôi khá ứng và pha ít màu đen thể hiện sự mạnh mẽ và huyền bí của loài chim sâu xanh.
3. Chim sâu ngực đỏ
Tên khoa học Dicaeum ignipectus. Loài chim này có phần đầu màu nâu đen, ngực màu đỏ cam và có một sọc đen chính giữa ngực. Phần cánh và đuôi pha lẫn chút mày đen xanh. Loài chim sâu ngực đỏ này thường sinh sống chủ yếu ở các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.
4. Chim sâu vàng
Tên khoa học Dicaeum aureolimbatum. Loài chim này có đặc tính khá giống với chim sâu xanh, tuy nhiên phần hông và má của chúng có mày vàng tươi rất nổi bật và đẹp. Loài chim này phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á.
Hướng dẫn cách nuôi chim sâu xanh chuẩn nhất
Thức ăn của chim sâu chủ yếu là sâu quy, cào cào non và trứng kiến, bên cạnh đó bạn hãy cho chim ăn thêm cám.
Lồng nuôi chim sâu xanh nên sử dụng từ vật liệu bằng tre hoặc nứa. Lồng nuôi cần phải có đủ cóng nước và cóng thức ăn và giá để chim sâu xanh đậu. Khi nuôi chim sâu xanh, bạn nên để lồng nuôi chim ở những nơi thoáng mát, có ánh nắng nhẹ chiếu vào.
Tốt nhất là để lồng chim ở cành cây trong sân vườn. Để tránh nắng mưa cũng như gió lạnh, bạn nên dùng một tấm vải nhung màu đen hoặc màu đỏ để che xung quanh lồng chim lại.
3. Chọn giống nuôi
Tùy theo mục đích nuôi chim sâu xanh thế nào mà việc lựa chọn giống nuôi hoàn toàn khác nhau. Nếu bạn nuôi chim sâu để chơi cảnh thì tốt nhất nên chọn chim sâu xanh trống. Bởi giọng hót của chúng khá mạnh mẽ và hay, trong cao.
Nếu bạn nuôi chim sâu xanh để bán và mục đích nhân giống sinh sản thì hãy chọn giống chim sâu xanh mái. Bởi thịt của chim sâu xanh mái khá nhiều mà ngọt. Khả năng sinh sản của chim sâu xanh khá nhanh.
4. Kỹ thuật nuôi chim sâu xanh
Đối với chim sâu xanh non, bạn nên tỉ mỉ chăm sóc hơn. Bởi lúc này chim còn khá yếu để sinh tồn, bạn hãy bón thức ăn và cho chúng uống nước thường xuyên.
Hướng Dẫn Cách Nuôi Chim Vành Khuyên
Không khí những ngày Hà Nội đầu đông không chỉ khiến người Hà Nội nôn nao mà còn háo hức với cả những ai ở phương xa tìm đến. Thời tiết khá phù hợp cho những chuyến dạo chơi và một địa điểm mới mẻ luôn là nơi được tìm kiếm. Làng Vác là một gợi ý thú vị.
Chim Vành Khuyên là một giống chim nhỏ tựa như chim sâu, ngườ dâni miền nam gọi là chim “khoen”, có lẽ do vòng khoen màu trắng bao quanh mắt của chim.
Người mình trước đây ít ai nuôi loại chim này, có lẽ vì thấy hình dáng của chim không có vể gì hấp dẫn, hơn nữa chưa ai phát hiện được tiếng líu “nhức nhối” lỗ tai có một không hai của chúng.Chỉ có ngừoi hoa là thích loài chim này, nên sau này người mình mới hay biết mà chọn chơi.
Chim khoen có tên khoa học là “Zosteropidae”, sống ở nhiều nơi trên thế giới. Xuất xứ: Hiện nay, nghệ nhân nuôi bốn loài chim khuyên, hai loài ở miền nam và hai loài ở miền bắc.
1) KHUYÊN VÀNG: người ta đặt cho nó là khoen vàng, vì phần lông ở dưới mỏ, ở ngực và bụng chim có sắc lông vàng óng.
2) KHUYÊN XANH: Loài này lông ngực và bụng có sắc lông màu vàng lục.
Hai vành khuyên vàng và vành khuyên xanh để gần nhau rất dễ phân biệt.
Các loài chim khuyên ở miền bắc
1) KHUYÊN XANH: (Cũng giống với khoen xanh ở miền nam)
2) KHUYÊN XANH TRUNG QUỐC: Ðây là loài chim sống sứ lạnh, từ trung quốc đến tận vùng siberie của Nga. Ở Mông Cổ…
Thường thì người miền nam thích nuôi khuyên vàng hơn, vì dễ nuôi, dễ thuần. Có người lại thích khuyên xanh vì cho rằng dọng líu của khuyên xanh hay hơn.
– Chim khuyên vàng sống nhiều ở vùng rừng Sác đến Cần Giờ, Duyên hải. Giống này thích sống ở độ thấp, và cũng sinh đẻ vào đầu mùa mưa, khoảng tháng tý âm lịch. Ðây là mùa săn bắt, và cũng là lúc nghệ nhân lo sắm lồng để chọn chim nuôi.
– Chim khuyên xanh trái lại chỉ thích nghi ở những cây cao, và làm tổ trên những cây cao. Chúng sống nhiều ngay tại thành phố, ở những con đường có những cây cao.
Kể ra bắt được chim khuyên xanh, vất vả còn hơn bắt cả chục con khuyên vàng! có lẽ cũng do thê mà khuyên xanh có giá cao hơn khuyên vàng.
Mặt khác chim khuyên xanh có giọng líu vượt trội hơn khuyên vàng, giọng trong trẻo và dài hơi hơn, nên ai đã từng nuôi thì ghiền luôn, không thể chê được. Có điều phải nhìn nhận là khuyên xanh nuôi chậm có lửa hơn khuyên vàng. Vì vậy mà nhiều người mới “ngã” theo khuyên vàng và ngại nuôi khuyên xanh.
Nói chung thì từ trước tới nay, điều đè nặng lên tâm lý ngườii nuôi chim hót là “không dám” nuôi chim khuyên, vì thấy khó khăn trong việc nuôi và chăm sóc. Ai cũng nghĩ rằng, nuôi một con chim cho đến nghe “líu” không phải là chuyện dễ dàng gì. Ðiều đó có đúng không?
Hình dáng: Quả thật nhìn phớt qua, con chim khuyên chằng khác gì con chim sâu. Thân hình cũng nhỏ nhít, cũng mang một bộ lông màu vàng lục, mắt cũng có vòng khuyên trắng, cũng nhảy chụp lồng…yếu tố đó cũng đè nặng lên người mới bước, hay định bước vào nuôi giống chim này. Người ta nghĩ bỏ công ra quá nhiều để nuôi một con chim có dòng dõi không ra gì thì thật uổng phí.
Con chim khuyên thân mình có nhỉnh hơn con chim sâu, chân cao hơn và đòn dài hơn.
Và như trên đã nói, muốn phân biệt khuyên vàng và khuyên xanh, người ta chỉ quan sát vào phần lông ở ức và bụng chim.
Khuyên vàng thì ức và bụng có sắc lông óng vàng, còn khuyên xanh là màu vàng lục.
Một trở ngại đáng quan ngại nhất trong việc nuôi chim khuyên là khó phân biệt được trống mái. Chỉ có những người nhiều nãm kinh nghiệm trong nghề nuồi chim này may ra mới điểm mặt được ngay con nào là trống, con nào là mái mà thôi.
Thế nhưng chính họ cũng thú nhận với chúng tôi là không dám cam đoan đúng hẳn. Họ chỉ cho biết chỉ dựa trên những chi tiết sau đây để dự đoán:
Cách phân biệt vành khuyên trống mái : – Chim trống thì mình thon, dài đòn, hàm dưới bạnh ra và chân cao. – Chim mái thì chân thấp, thân hình bầu bĩnh. Có người căn cứ vào tiếng kêu của chim khuyên mà định trống mái. Theo họ thì:
– Chim trống kêu tiếng gắt, âm cao lại siêng kêu. – Chim mái thì kêu tiếng đc, âm trầm và ít kêu.
Tiếng kêu của chim khuyên chỉ có “Chep! chép!”…. đó là tiếng của khuyên mái, nhưng đồng thời cũng là tiếng kêu của con chim trống khi chưa đủ lửa. Thành thử người mới nuôi lần đầu thường bị lầm, do đó mới sinh nản chí.
Cách thuần hóa chim vành khuyên bổi :
Cũng như các loại chim rừng khác, chim khuyên ở rừng mới bắt về rất nhát, chúng cũng bay nhảy để tìm kế thoát thân.
Vài ngày sau ta lại châm thêm cào cào, thay nửa trái chuối tẩm đậu xanh khác…Dần dần, khi chim đã dạn, ta hé áo lồng ra, nếu thấy chim ăn được bột thì ta bớt chuối…
Xin líu ý chim khuyên bổi vẫn thích tắm, vì vậy, ta vẫn cho chim tắm hàng ngày. Ðôi khi nhờ vào sự tắm táp ðó sẽ giúp cho chim thích nghi với môi trường sống mới, chim mau dạn và mau biết ăn thức ăn mới…
Chim bổi không hót cũng không líu, chúng chỉ thường kêu những tiếng ” chip! chíp!”, nên hiểu là chúng sợ hãi và bất ổn tinh thần.
Nuôi vài ba tháng, có khi đến năm sáu tháng ta mới bắt đầu nghe chim “nói chuyện”, nghĩa là hót rỉ rả với nhiều âm điệu líu lo, đó là thời kỳ chim đã thuần hóa rồi.
Thức ăn của chim khuyên: Sống ở ngoài trời, chim khuyên ăn sâu bọ và trái cây chín ngọt, chuối là món ăn khoái khẩu nhất của chúng. Nhưng bắt nhốt vào lồng, ta phải tập cho chim ăn thức ăn mới, vừa bổ dưỡng cho chim, vừa tiện lợi cho mình.
Nghệ nhân thường tập cho khuyên ăn những thức ăn sau đây:
– Bột đậu xanh trộn trứng.
– thỉnh thoảng cho ăn thêm chuối.
Cào cào non là món ăn không thể thiếu hàng ngày, khoảng 10-20 con là đủ, số cào cào này thường được nhốt vào một chiếc lồng nhỏ đặc biệt có bạn tại các tiệm bán lồng chim. Chiếc lồng nhỏ này được gắn vào phía trong lồng khuyên, chim cứ dùng mỏ gắp từng con cào cào ra mà ăn.
Về bột đậu xanh trộn trứng thì chế biến như sau:
– Lấy 100g đậu xanh loại tốt ngâm nước trong 2h, vớt ra đãi vó sạch rồi hấp chín, sau đó đem phơi khô. Ðậu khô thì đem xay nhuyễn, trộn vào bột 6 lòng đỏ trứng gả ( hay trứng vịt) và một muổng cafe đường cảt trắng. Trộn xong ta đem phơi nắng thật khô, hoặc bắc chảo lên sấy trên lửa liu riu, nhớ đảo bôt đều tay bằng cái muỗng lớn, cho đến lúc bột tơi ra. Hoặc nếu cần, sau đó lại xay nhuyễn lại. Xong ta trút bột này vào hộp đậy kín để cho chim ăn dần.
Một điều hết sức lưu ý: Ðó là việc cám cho khuyên ăn các bạn nhớ chỉ cho đúng một loại trong suốt thời gian nuôi chim, chỉ thay đổi chế độ dinh dưỡng trong từng thời kỳ của chim. Tránh việc đổi cám sẽ làm chim bị suy dẫn đến thay lông bất thường, bỏ líu, nặng hơn chim có thể bỏ ăn và chết.
Lồng chim và cách chăm sóc: Người ta nuôi chim khuyên trong những chiếc lồng nhỏ. Lồng này thường làm nan nhỏ và khít hơn lồng nhốt chích chòe và họa my. Nói một cách khác, những nơi làm lồng đã đặc chế ra một loại lồng nhỏ dành riêng cho chim khuyên.
Lồng nhốt chim khuyên thường thì xinh xắn, nan lồng nhỏ nên nhìn con chim nhốt bên trong rất rõ ràng.
Bình thường thì việc chăm sóc cho chim khuyên không có gì đáng quan tâm: nước và thức ăn đầy đủ là được Cũng như đối với các loại chim khác, mỗi lần cho chim tắm(phải sang lồng tắm) thì chúng ta lo làm vệ sinh lồng chim cho sạch sẽ. tắm xong ta cho chim sang lồng rồi tìm chỗ mát mà treo.
Chăm sóc vành khuyên thay lông Ðối với những con chim tới thời kỳ thay lông, thì ta phải để tâm chăm sóc kỹ hơn. Chim thay lông thì có hiện tượng lông vương vãi ở đấy lồng, hoặc khi tắm thì lông rớt vào khay nước tắm. Chim thường thay lông từ vùng mặt, vùng đầu, kế tới vùng cổ, vùng ức bụng rồi mới đến phần cánh và sau cùng là phần đuôi. Lông cũng không rơi rớt từng chùm, mà là từ từ, cái nào rơi trước thì ra lông mới trước. Nhờ vào cách thay lông đó, nên trong thiên nhiên, chim vẫn bay đi kiếm ăn được.Tuy nhiên trong thời gian thay lông chim bị suy yếu về sức khoẻ, do đó ta phải cho chim ăn cào cào nhiều hơn ngày thường, để giữ cho chim được mập mạnh. Chim mạnh thì rút ngắn thời gian thay lông, ngược lại chim suy thì thời gian thay lông kéo dài.
Trong thời gian chim khuyên thay lông, ta nên treo chim vào nơi yên tĩnh, thường xuyên trùm kín áo lồng, để chim tĩnh dưỡng, và cũng để tránh gió độc. Việc cho khuyên tắm trong thời gian thay lông vẫn bình thường, không sao cả.
Ðiều chắc quý vị cũng thừa biết là trong suốt thời gian chim thay lông, chim sẽ không hót vì…”mất lửa”. Khi chim đã bắt đầu hót lai rai, là việc thay lông đã gần xong, “lửa” đã có trở lại. Chỉ khi nào lớp lông đã thực sự mượt mà, mình chim thon nhỏ, là lúc chim đủ lửa để hót to.
Nhân nói về lông, cũng xin nói thêm là có loại dày lông có loại mỏng lông, vì con khuyên mỏng lông trông gọn gàng hơn, còn con dày lông thì trông có vẻ sồ sề một tí. Thức tế cũng cho thấy, con mỏng lông sung hơn con dày lông.
Trong phần chăm sóc chim cũng không thể không bàn đến việc…luyện giọng cho chim. Các nghệ nhận thường treo chim mình gần các lồng chim lạ, trước hết là để chim sung ơn, thích “líu” hơn, và bắt chước giọng chim khác mà líu hay hơn.
Ðiều cần là nên cáp hai con có cùng độ sung như nhau, nếu chim yếu lửa mà treo gần chim mạnh lửa thì chim yếu sẽ sợ sệt và không giám líu và có khi là “rớt” luôn. Vì như chúng ta đã biết, giọng hót của chim, dù là loại chim gì, cũng ðýợc coi là sự biểu dưỡng sức mạnh, để giữ gìn lãnh địa của mình, và để rủ rê chim mái.
Nuôi chim khuyên người ta chịu nhất ở tiếng “líu”của nó. Có thể nói mà không sợ lầm là nuôi chim khuyên mà không biết líu thì không ai nuôi cho uổng công hết, líu được coi là cách hót bài bản, có đủ âm điệu trầm bổng liên tục một hồi dài. con chim khi đã biết líu, được coi là con chim thuần thục, đủ lửa, đó là thời gian đứng Khi líu, con chim chỉ đứng yên một chỗ như tập trung hết trí lực và tâm hồn của mình vào việc biểu diễn âm điệu thiên phú. Trong giây phút gần như xuất thần đó, con chim tí hon như không còn nhỏ bé, tầm thường nữa, mà xứng danh là một nhạc sỹ tài hoa đang gắng công nắn nót cung đàn muôn điệu của mình.
Hướng Dẫn Cách Nuôi Chim Nhồng Nhanh Nói
Nhồng là một trong năm loài chim hay được nuôi để làm cảnh mà có thể nhái được giọng của con người. Nuôi Nhồng để dạy nói và sau này nghe Nhồng ríu rít tiếng người mỗi ngày thực chất không khó nhưng có một số điểm quan trọng cần lưu ý. Bài viết xin giới thiệu tới bạn cách nuôi chim Nhồng nhanh nói trong đó tập trung vào hai mũi nhọn là kỹ thuật nuôi và cách dạy nói cho Nhồng.
Do lượng chim trong tự nhiên không nhiều trong khi Nhồng mẹ thường chỉ đẻ 2 con/ lần/ năm, cộng thêm việc nuôi đẻ trong môi trường nhân tạo rất khó thành công đã kéo giá chim Nhồng lên mức hàng triệu đồng/ chim con tầm 5 – 8 tuần tuổi. Đây cũng là nguyên nhân của việc Nhồng con bị ráo riết săn lùng trong môi trường tự nhiên và đang phải đứng trước nguy cơ tận diệt.
Khi sở hữu những chú Nhồng thì để đảm bảo việc chăm sóc cho Nhồng khỏe mạnh và có thể nói được, bạn cần lưu ý:
Chọn giống: phải chăm sóc chim từ nhỏ (lớn nhất cũng chỉ nên dưới 4 tháng tuổi) thì mới dễ tập luyện, thuần hóa chim để chim nói sõi tiếng người như bạn muốn. Thời điểm vàng để nhận nuôi chim là khi chim còn rất nhỏ, chỉ cần có vài cọng lông ống. Con giống tốt là những con khỏe mạnh, lanh lợi.
Chuồng nuôi: Thông thường, chuồng càng rộng thì càng tạo độ thoải mái cho chim. Một chuồng chim tốt là chuồng cao khoảng 60-80 cm. Bên trong chuồng nuôi, bạn nên bố trí thêm một cái tổ nhỏ hoặc vật dụng nào đó có thể làm tổ ngủ cho chim. Chuồng cần để nơi cao ráo, tránh gió lùa, mưa tạt và nên được trùm áo chuồng khoảng 70 – 80% chu vi hay thậm chí cần chong đèn có ánh sáng vàng vào ban đêm (do Nhồng rất sợ gió, chim non dễ bị trúng gió và chết).
Thức ăn: Với chim Nhồng nhỏ, bạn nên cho chim ăn cơm nóng hoặc nguội đã được nhai kỹ hoặc xay nát, dùng thìa nhỏ để mớm cơm cho chim. Chỉ cần được ăn đầy đủ trong 7 – 10 ngày đầu, Nhồng sẽ lớn lên rất nhanh. Thời gian sau, Nhồng có thể ăn được đa dạng các loại thức ăn (trái cây, côn trùng…), trong đó, Nhồng khoái ăn chuối chín và ớm hiểm. Ớt có thể trộn trong cơm để cho chim ăn.
Lột lưỡi cho chim: mục đích của việc này là để chim có thể phát ra tiếng nói tròn vành rõ chữ và thanh thoát hơn. Tần suất lột lưỡi là một tháng/ lần. Để chim không đau, bạn dùng móng tay khều nhẹ lớp da dày đóng ở chóp lưỡi của chim ra.
Phòng bệnh cho chim: Nhồng có hệ thống ruột non rất dễ bị tổn thương và hay bị đi ngoài. Do đó, trước khi cho chim ăn côn trùng, bạn cần bỏ các phần sắc cạnh và càng; thức ăn và nước uống cần thường xuyên được thay, đặc biệt không dùng lại để tránh vi khuẩn, tật bệnh lây lan. Bên cạnh đó, có thể cho thêm tỏi vào nước uống để tăng đề kháng cho chim, cho muối vào nước tắm để diệt khuẩn trên cơ thể chim và cho chim phơi nắng vào những ngày trời quang, tầm từ 8 – 10 giờ sáng (để tránh Nhồng bị nhiễm lạnh).
Người nuôi dưỡng đón vai trò rất quan trọng trong việc tập luyện cho chim để chim có thể nói tiếng người. Bạn cần nhớ:
Mong rằng một vài chia sẻ nêu trên đã giúp bạn có thêm kiến thức trong việc nuôi dạy được những bạn Nhồng khỏe mạnh, nói hay.
Thông thường Nhồng bắt đầu tập nói lúc được khoảng 6 tháng tuổi, nhưng nó hoàn toàn có thể được cho tập nói sớm hơn. Điểm mấu chốt nằm ở chỗ, khoảng thời gian từ 6-10 tháng tuổi mà không tập cho chim thì chim hầu như không nói được.
Nếu ghép chung chim non với các con Nhồng đã biết nói thì chúng sẽ học từ đồng loại rất nhanh. Tuy nhiên, các chim non cùng một lứa nên được nhốt riêng mỗi con một lồng để không bị lẫn tạp âm của nhau.
Dạy Nhồng tập nói vào buổi sáng sớm. Cách dạy hiệu quả nhất là lặp lại một cụm từ nhiều lần cho đến khi Nhồng bắt chước được (mất trung bình 1-1.5 tháng để chim học được một cụm từ). Tuyệt đối không dạy chim huýt sáo làm chim sao nhãng không chịu học nói nữa.
Hướng Dẫn Cách Nuôi Họa Mi Mùa Sinh Sản
Họa Mi mái nên chọn con nhỏ con, lông nhỏ, mịn, chân thấp và nhất là phải chọn chim Họa Mi dữ, nghĩa là ghép Họa Mi trống khi trống đánh nhau nóphải vừa xùy vừa lăn xả vào mổ Họa Mi đối phương ấy. Đó là con Họa Mi hay. Chọn được con mái như thế nó sẽ cho ra đời những con chim chiến hay.
Cách nuôi Họa Mi sinh sản: Thức ăn của chim mái là 1 phần 4 cám gà đẻ, 2 phần 4 là cám Ba Vì.Còn lại là lòng đỏ trứng gà. Bạn có thể dùng 1đến 2 con tắc kè xay bột hoặc 1 con chuột to hấp chín xay nhuyễn, đánh với lòng đỏ trứng, trộn vào hồn hợp trên, phơi thật khô. Nhớ cho thêm bột vỏ trứng trộn bột vữa tường hả và đất đỏ tổ mối, 1 ít muối, 1 ít đường để làm khoáng. Cho ăn thêm lạc hạt sống để nó mài mỏ tránh mọc ngọn mỏ sau này khó bón cho Họa Mi non ăn.
Không cần con phải thật dữ vì Họa Mi non sau này tính nết giống mẹ sẽ nhiều hơn, còn vóc dáng sẽ giống bố. Chim Họa Mi đực cho ăn theo chế độ Họa Mi chiến thêm VitaHọa Min E. Nhớ là cả đôi thức ăn tươi là cào cào và dế không thể thiếu. Không nên cho ăn sâu tươi và khô.Cho ăn thêm thịt nạc trần tái nữa. Chọn xong cặp bố mẹ ta tiến hành ghép. Đầu tiên để 2 lồng sát nhau khi nào bạn thấy chim mái cứ sán lại cửa lồng cong đuôi, ngóc cổ lên, Họa Mi kêu chúng tôi là ghép được. Đầu tiên là dùng cử công để ghép 2 lồng nhưng không có nan cửa để 2 lồng thông nhau. Lúc đầu có thể Họa Mi cái sẽ hơi hoảng bay loạn xạ. Nếu thấy Họa Mi trống chỉ đứng ngoáy cổ, há Họa Miệng nhìn theo mái thì yên tâm, để đấy bỏ đi chỗ khác vì có thể 5 hoặc 10phút sau Họa Mi trống sẽ đánh chết chim Họa Mi mái ngay. Ghép tăng dần thời gian. Nếu ghép lần ghép đầu tiên phải là buổi chiều. Dần dần mới ghép vào buổi sáng sớm.
Một buổi sáng nào đó sau khi áp lồng và rút cửa bạn sẽ thấy chàng Họa Mi trống nhảy ngay lên lưng mái làm nhiệm vụ cao cả của một chàng trai chân chính. Thế là ăn tiền. Bạn có thể chuyển chúng sang chuồng ghép để đẻ. Bạn phải tiếp tục ghép lồng cho chúng làm nhiệm vụ truyền ZEN thêm dăm ngày nữa. Vì từ khi Họa Mi cái chịu trống cho đến khi chúng nhảy ổ phải chùng 15 ngày. Thời gian này Họa Mi mái ăn ít lắm vì nó nghén trứng.
Thức ăn chính của chim Họa Mi giai đoạn này là cào cào, thịt nạc trần. Nước uống là nước khoáng thì tốt nhất không thì cho uống nước trần giá đậu xanh.
II. Về chuồng :
Đây là 1 yếu tố quan trọng. Chuồng có thể đặt trên tầng thượng, nơi thoáng, mát, có gió.Nếu nóng quá phải có lưới đen che cống nắng nóng cả khoảng sân. Chuồng chỉ cần dài 2,5 mét, rộng 1,2 mét, cao 2 mét. Khung chuồng bằng sắt 6 hàn.Xung quanh chăng lưới sắt, loại mạ kẽm .Sàn chuồng cách mặt đất 0,2mét.Lát bằng gỗ tạp. Trong đặt 1 chậu cây Trúc Mây loại cây cảnh hay bán ở các cửa hàng. Chậu trúc phải có khoảng 10-12 cây và cao khoảng một mét rưỡi. Nhớ đặt sát vào cành chuồng. Nền sàn còn lại để 1 máng đất trộn cát. Cho cóng ăn, cóng nước và cóng khoáng vào.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Nuôi Chim Sâu Xanh Chuẩn Nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!